You are on page 1of 11

CHỦ ĐỀ: ÂM THANH

Câu 1. Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động
thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe
được.
C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
Câu 2. Tần số dao động càng cao thì
A. âm nghe càng trầm B. âm nghe càng to
C. âm nghe càng vang xa D. âm nghe càng bổng
Câu 3. Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:
A. 2Hz B. 0,5Hz C. 2s D. 0,5s
Câu 4. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.
B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz.
C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.
D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng?
A. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.
B. Đơn vị tần số là giây (s).
C. Tần số là đại lượng không có đơn vị.
D. Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.
Câu 6. Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng
A. to B. bổng C. thấp D. bé
Câu 7. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Câu 8. Một vật dao động với tần số 50Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là:
A. 10 B. 55 C. 250 D. 45
Câu 9. So sánh tần số dao động của các nốt nhạc RÊ và MI, của các nốt nhạc RÊ và FA:
A. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ bằng FA.
B. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ lớn hơn FA.
C. Tần số của nốt nhạc RÊ lớn hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
D. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
Câu 10. Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Thời gian để vật thực hiện được 200 dao động là
A. 2,5s B. 4s C. 5s D. 0,25s
Câu 11. Tần số là:
A. Khoảng thời gian vật thực hiện được một dao động
B. Số dao động trong một giây
C. Số dao động trong một phút
D. Khoảng thời gian vật thực hiện được 60 dao động
Câu 12. ……….là số dao động trong một giây.
A. Vận tốc
B. Biên độ
C. Chu kì
D. Tần số
Câu 13. Dao động càng nhanh thì tần số dao động:
A. Không thay đổi
B. Càng nhỏ
C. Càng lớn
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 14. Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau:
A. Dao động càng nhanh thì tần số dao động không thay đổi
B. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng nhỏ
C. Dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 15. Đơn vị của tần số là:
A. Ki-lô-mét (km)
B. Giờ (h)
C. Héc (Hz)
D. Mét trên giây( (m/s)
Câu 16. Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị
là:
A. 20Hz
B. 250Hz
C. 5000Hz
D. 10000Hz
Câu 17. Trong 2 phút, một vật thực hiện được 4000 dao động. Tần số dao động của vật có giá trị là:
A. 33,3Hz
B. 250Hz
C. 2000Hz
D. 333,3Hz
Câu 18. Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số lớn nhất?
A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động.
C. Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động
D. Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động
Câu 19. Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số nhỏ nhất?
A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động
B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động
C. Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động
D. Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động
Câu 20. Độ cao của âm phụ thuộc vào?
A. Tần số
B. Biên độ
C. Độ to
D. Cường độ
Câu 21. Chọn câu đúng:
A. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
B. Độ cao của âm phụ thuộc vào biên độ
C. Độ cao của âm phụ thuộc vào độ to
D. Độ cao của âm phụ thuộc vào cường độ
Câu 22. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:
A. Trầm
B. Bổng
C. Vang
D. Truyền đi xa
Câu 23. Chỉ ra kết luận đúng trong các câu sau:
A. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng trầm
B. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng bổng
C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng vang
D. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng truyền đi xa
Câu 24. Tần số âm càng thấp thì:
A. Âm nghe càng trầm
B. Âm nghe càng to
C. Âm nghe càng vang xa
D. Âm nghe càng bổng
Câu 25. Âm phát ra càng cao (càng bổng) thì tần số dao động…….
A. Càng lớn
B. Càng nhỏ
C. Càng mạnh
D. Càng yếu
Câu 26. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) thì tần số dao động…….
A. Càng lớn
B. Càng nhỏ
C. Càng mạnh
D. Càng yếu
Câu 27. Một vật dao động với tần số 8Hz. Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
A. 7,5 dao động
B. 8 dao động
C. 480 dao động
D. 60 dao động
Câu 28. Một vật dao động với tần số 12Hz. Hỏi trong 20 phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
A. 14400 dao động
B. 240 dao động
C. 480 dao động
D. 60 dao động
Câu 29. Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể kết luận nào sau
đây?
A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn
B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ
C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng nhỏ
D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng to
Câu 30. Tai con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
A. 2Hz-2000Hz
B. 20Hz-20000Hz
C. 20Hz-2000Hz
D. 2Hz-20000Hz
Câu 31. Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số:
A. Nhỏ hơn 20Hz
B. Lớn hơn 20000Hz
C. Trong khoảng 20Hz – 20000Hz
D. Kết hợp cả A, B, C
Câu 32. Hạ âm là:
A. Các âm có tần số trên 20000Hz
B. Các âm có tần số dưới 20000Hz
C. Các âm có tần số trên 20Hz
D. Các âm có tần số dưới 20Hz
Câu 33. Siêu âm là:
A. Các âm có tần số trên 20000Hz
B. Các âm có tần số dưới 20000Hz
C. Các âm có tần số trên 20Hz
D. Các âm có tần số dưới 20Hz
Câu 34. Cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó, có thể kết luận gì
về tần số dao động của cái que?
A. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20Hz
B. Tần số dao động của cái que nhỏ hơn 20Hz
C. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20000Hz
D. Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu Hz
Câu 35. Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau:
A. Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm
B. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn
C. Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao
D. Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh
Câu 36. Chọn câu sai:
A. Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định
B. Đơn vị của tần số là héc (Hz)
C. Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau
D. Căn cứ vào tần số chưa thể so sánh độ cao của âm
Câu 37. Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?
A. Khi biên độ dao động lớn hơn B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Khi tần số dao động nhỏ hơn.
Câu 38. Âm phát ra càng to khi
A. nguồn âm có kích thước càng lớn.
B. nguồn âm dao động càng mạnh.
C. nguồn âm dao động càng nhanh.
D. nguồn âm có khối lượng càng lớn.
Câu 39. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:
A. 60 dB B. 100 dB C. 130 dB D. 150 dB
Câu 40. Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
A. Biên độ và tần số dao động của âm.
B. Tần số dao động của âm.
C. Vận tốc truyền âm.
D. Biên độ dao động của âm.
Câu 41. Biên độ dao động của vật là:
A. số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.
B. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
C. đại lượng đặc trưng cho mức độ cao, thấp của âm.
D. độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
Câu 42. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn?
A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.
B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.
C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.
D. dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.
Câu 43. Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
A. 40 dB B. 50 dB C. 60 dB D. 70 dB
Câu 44. Có 4 con lắc đơn giống nhau, lần lượt kéo con lắc lệch 300, 400, 450, 600 so với vị trí cân bằng rồi
thả nhẹ. Biên độ dao động của con lắc nào là lớn nhất?
A. Con lắc lệch 300 B. Con lắc lệch 400
C. Con lắc lệch 450 D. Con lắc lệch 600
Câu 45. Khi biên độ dao động càng lớn thì:
A. âm phát ra càng to B. âm phát ra càng nhỏ
C. âm càng bổng D. âm càng trầm.
Câu 46. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao động và phát ra âm
thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau:
A. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to.
B. Gõ càng nhiều âm thanh phát ra càng to.
C. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng cao.
D. Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn.
Câu 47. Biên độ dao động của vật là:
A. Tốc độ dao động của vật
B. Vận tốc truyền dao động
C. Độ lệch lớn nhất khi vật dao động
D. Tần số dao động của vật
Câu 48. Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là:
A. Tần số
B. Vận tốc truyền dao động
C. Biên độ dao động
D. Tốc độ dao động
Câu 49. Khi biên độ dao động càng lớn thì:
A. Âm phát ra càng to
B. Âm phát ra càng nhỏ
C. Âm càng bổng
D. Âm càng trầm
Câu 50. Rắc một ít cát lên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm
lớn hơn?
A. Cát nảy lên cao, rời xa mặt trống
B. Cát nảy là mặt trống
C. Cát văng ra ngoài mặt trống
D. Cả A và C đều đúng
Câu 51. Khi gõ trống, để có âm lớn phát ra ta phải:
A. Gõ chậm rãi và đều vào trống
B. Gõ mạnh vào mặt trống
C. Chọn rùi trống chắc, khỏe
D. Gõ nhanh và đều
Câu 52. Trong các đơn vị sau, đơn vị nào là đơn vị của độ to:
A. Ampe (A)
B. Đexiben (dB)
C. Vôn/mét (V/m)
D. Oát/mét vuông (m2)
Câu 53. Ngưỡng đau làm đau nhức tai và có thể làm điếc tai có độ to là?
A. 130dB
B. 10dB
C. 50dB
D. 180dB
Câu 54. Gõ búa vào kẻng thì:
A. Gõ càng mạnh kêu càng trầm
B. Gõ càng mạnh kêu càng bổng
C. Gõ càng mạnh kêu càng to
D. Gõ càng mạnh kêu càng nhỏ
Câu 55. Khi biên độ dao động càng lớn thì:
A. Âm phát ra càng to
B. Âm phát ra càng nhỏ
C. Âm càng bổng
D. Âm càng trầm
Câu 56. Một người bình thường nghe tin tức qua radio với độ to của âm vào khoảng 35dB đến 55dB.
Như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe người nghe không?
A. Làm người nghe nhức đầu
B. Âm nhỏ quá, không nghe thấy gì
C. Không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
D. Âm quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng
Câu 57. Vì sao tàu lá dừa dao động với biên độ lớn mà ta không nghe được âm thanh do nó phát ra?
A. Vì âm thanh nó phát ra quá nhỏ
B. Vì âm nó phát ra thuộc loại hạ âm
C. Vì âm do nó phát ra thuộc loại siêu âm
D. Vì âm nó phát ra quá lớn
Câu 58. Chọn câu trả lời đúng.
Bật quạt số (1) Quyên nghe iếng gió vi vu. Bật số (2) bạn nghe tiếng gió lớn hơn, bật tiếp số (3)
bạn nghe tiếng gió lớn nhất. Quyên khẳng định khi bật số (3) cánh quạt quay nhanh nhất. Theo
em đúng hay sai?

A. Đúng, vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt
quay nhanh nhất
B. Đúng, vì số (3) bao giờ cũng lớn hơn số (1)
C. Sai, vì tùy theo sự quy định của nhà sản xuất
D. Cả ba câu trên đều sai
Câu 59. Chọn câu trả lời đúng.
Khi phơi áo quần thông thường người ta thường vẩy cho áo quần thẳng hơn và sạch bụi. Khi
vẩy mạnh ta thường nghe âm thanh lớn hơn là khi vẩy yếu, em hãy giải thích tại sao?

A. Vì khi vẩy mạnh sẽ làm cho các lớp khí xung quanh dao động mạnh và phát ra âm lớn
B. Vì khi vẩy mạnh áo quần tự va chạm với nhau mà sinh ra âm lớn
C. Cả 2 câu trên đều đúng
D. Cả 2 câu trên đều sai
Câu 60. Chọn câu trả lời đúng.
Hãy sắp xếp độ to của các âm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

A. Tiếng xe cộ ngoài đường phố, tiếng trẻ đọc Câu, tiếng thì thầm, tiếng máy móc nặng trong
công xưởng
B. Tiếng thì thầm, tiếng trẻ đọc Câu, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng máy móc nặng trong công
xưởng
C. Tiếng máy móc nặng trong công xưởng, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng trẻ con đọc Câu, tiếng
thì thầm
D. Tiếng trẻ con đọc Câu, tiếng thì thầm, tiếng xe cộ, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
Câu 61. Hãy sắp xếp độ to của âm theo thứ tự giảm dần?
A. Tiếng động cơ phản lực, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường, tiếng sét.
B. Tiếng động cơ phản lực, tiếng sét, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường.
C. Tiếng sét, tiếng động cơ phản lực, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường.
D. Tiếng sét, tiếng động cơ phản lực, tiếng nói chuyện bình thường, tiếng ồn rất to ngoài phố.
Câu 62. Chọn phương án sai
A. Những âm có tần số dưới 20 dB gọi là hạ âm
B. Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm
C. Những âm có độ to trên 130 dB gây đau nhức tai
D. Độ to của âm được đo bằng đơn vị dB
Câu 63. Chọn phương án đúng:
A. Những âm có tần số dưới 200dB gọi là hạ âm
B. Những âm có tần số trên 2000Hz gọi là siêu âm
C. Những âm có độ to trên 130dB gây đau nhức tai
D. Độ to của âm được đo bằng đơn vị Hz
Câu 64. Chọn câu trả lời đúng:
A. Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người không nghe
được
B. Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
C. Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe
đau nhức
D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 65. Chọn câu trả lời sai:
A. Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người vẫn có thể
nghe được
B. Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
C. Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe
đau nhức
D. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là 130dB
Câu 66. Chọn câu trả lời đúng.
Tại sao khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn?

A. Vì đánh mạnh làm cho tần số dao động của mặt trống tăng
B. Vì đánh mạnh làm cho tần số dao động của mặt trống giảm
C. Vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống tăng
D. Vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống giảm
Câu 67. Làm thế nào để có tiếng trống vừa cao vừa to?
A. Kéo căng mặt trống
B. Gõ mạnh vào mặt trống
C. Làm đồng thời A và B
D. Tất cả đều sai
Câu 68. Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Vận tốc truyền âm
B. Tần số dao động âm
C. Biên độ dao động âm
D. Cả ba đại lượng trên
Câu 69. Chọn câu trả lời đúng:
A. Khi truyền đi xa, vận tốc truyền âm thay đổi.
B. Khi truyền đi xa, tần số âm không đổi.
C. Khi truyền đi xa, biên độ âm không đổi.
D. Tất cả đều sai.
Câu 70. Chọn câu trả lời sai.
A. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to
B. Cùng một động tác gảy đàn như nhau, dây đàn càng căng thì âm phát ra càng cao và ngược
lại
C. Không thể thay đổi độ to của âm phát ra khi đánh trên một dây đàn
D. Khi gảy đàn ở các dây khác nhau thì chúng ta có thể nghe được các âm khác nhau
Câu 71. Chọn câu trả lời đúng.
A. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng bổng
B. Cùng một động tác gảy đàn như nhau, dây đàn càng căng thì âm phát ra càng cao và ngược
lại
C. Không thể thay đổi độ to của âm phát ra khi đánh trên một dây đàn
D. Khi gảy đàn ở các dây khác nhau thì chúng ta có thể nghe được các âm giống nhau
Câu 72. Câu phát biểu nào đúng?
A. Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to
B. Đơn vị đo độ to của âm là dexiben (dB)
C. Dao động càng yếu âm phát ra càng nhỏ
D. Tất cả đều đúng
Câu 73. Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất.
Câu 74. Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn
C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng
Câu 75. Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân
không, cao su?
A. Tấm nhựa B. Chân không
C. Nước sôi D. Cao su
Câu 76. Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm
trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 340 m/s B. 170 m/s C. 6420 m/s D. 1500 m/s
Câu 77. Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí ở cùng điều kiện
nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:
A. t1 < t2 < t3 B. t3 < t2 < t1
C. t2 < t1 < t3 D. t3 < t1 < t2
Câu 78. Trong môi trường nào mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét?
A. Nước B. không khí C. Thép D. Nhôm
Câu 79. Nước có thể tồn tại ở ba thể là: rắn, lỏng, khí. Hãy chỉ ra nội dung nào sai trong các nội dung
dưới đây?
A. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất.
B. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất
C. Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.
D. Vì cùng là nước nên tốc độ truyền âm như nhau.
Câu 80. Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nước B. Sắt C. Khí O2 D. Chân không
Câu 81. Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau 1/20 giây kể từ khi nó reo. Biết
đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước, hỏi khoảng cách giữa nó và người thợ lặn lúc này là bao nhiêu?
A. 35 m B. 17 m C. 75 m D. 305 m
Câu 82. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động trong sân ga sau khi dừng ở đấy một thời gian. Hỏi bao lâu
sau thì một người ở cách ga 2km và áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng tàu chạy? Biết vận tốc âm
truyền trong đường ray là 6100 m/s.
A. 1200 s B. 3050 s C. 3,05 s D. 0,328 s
Câu 83. Vân và Trang bày một trò chơi, hai bạn nói chuyện với nhau qua một ống dài 268m. Trang nghe
thấy âm thanh từ Vân, một lúc sau lại nghe thấy từ đó một lần nữa. Khoảng thời gian giữa hai lần Trang
nghe được từ đó là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s và vận tốc truyền âm
trong ống là 2680m/s.
A. 0,69s
B. 0,98s
C. 1,02s
D. 1,56s
Câu 84. Chọn câu đúng. Âm thanh:
A. Chỉ truyền được trong chất khí.
B. Truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
C. Truyền được trong chất rắn, lỏng, khí và chân không.
D. Không truyền được trong chất rắn.
Câu 85. Điền vào chỗ trống: Trong các môi trường ……………… âm truyền đi với …………… khác
nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vận tốc của âm truyền đi trong không khí là ………… và trong thép
là ……………
A. Như nhau, vận tốc, 340m/s, 6100m/s
B. Khác nhau, tần số, 20Hz, 20000Hz
C. Khác nhau, vận tốc, 6100m/s, 340m/s
D. Khác nhau, vận tốc, 340m/s, 6100m/s
Câu 86. Chọn câu trả lời đúng:
Tốc độ truyền âm:
A. Có giá trị cực đại khi truyền trong chân không
B. Tăng khi mật độ vật chất của môi trường giảm.
C. Giảm khi mật độ vật chất của môi trường càng lớn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 87. Chọn câu trả lời sai:
A. Môi trường càng loãng thì âm truyền đi càng nhanh
B. Môi trường càng dày đặc thì âm truyền đi càng nhanh
C. Để nghe được âm thanh cần có môi trường truyền
D. Sự truyền âm là sự lan truyền dao động âm
Câu 88. Chọn câu trả lời đúng:
A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng
B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp
C. Âm không thể truyền trong chân không
D. Âm không thể truyền qua nước.
Câu 89. Một người quan sát sau khi thấy tia chớp 5s thì nghe được tiếng sét. Biết khoảng cách từ nơi sét
đánh đến chỗ nguời quan sát là 1700m. Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu?
A. 170m/s
B. 340m/s
C. 170km/s
D. 340km/s
Câu 90. Một người đứng áp tai vào đường ray. Một người thứ hai đứng cách đó một khoảng 1700m gõ
mạnh búa vào đường ray. Người thứ nhất nghe thấy tiếng búa truyền trong thanh ray sớm hơn tiếng búa
truyền trong không khí là 2/3s.Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Tốc độ truyền âm trong
thép là:
A. 175,86m/s
B. 318,75m/s
C. 392,3m/s
D. 3100m/s

You might also like