You are on page 1of 3

Dạng tần số dưới đây thì chỉ có một công thức cần chú ý.

Tần số dao động của


vật là số dao động mà nó thực hiện được trong vòng một dây. Ví dụ đơn giản
như trong 1 s bánh xe có thể quay được 100 vòng . Cứ lấy số dao động chia
cho số giây tương ứng là ra được tần số dao động

Bài 1. Vật A thực hiện 1200 dao động trong 80 giây, vật B thực hiện 1800 dao
động trong 20 giây.
a) Tính tần số dao động của vật A, B. Vật nào dao động nhanh hơn? So sánh
âm thanh phát ra giữa hai vật?
b) Âm nào tai ta nghe được? Vì sao?

Giải
a. Tần số dao động của vật A: 1200:80 = 15 (Hz)
Tần số dao động của vật B : 1800:20 = 90(Hz)
Vật B có tần số dao động lớn hơn nên vật B sẽ là vật dao động nhanh hơn.
Vì vật B có tần số dao động lớn hơn nên vật B phát ra âm cao hơn vật A hay
nói cách khác vật A là vật có âm trầm hơn vật B.
b. Âm của vật B là âm được tai ta nghe được vì nó nằm trong phạm vi nghe
được của tai người (20Hz – 20000 Hz)
Bài 2. Khi bay con Ong và con Muỗi đều phát ra âm. Người ta biết được âm thanh
phát ra từ sự dao động cánh của các vật này. Cho biết rằng con Muỗi phát ra âm có
tần số 600 Hz, con Ong trong 1 phút cánh của Ong dao động 24000 lần.
a) Tính tần số dao động của con Ong phát ra khi bay?
b) Con Ong và con Muỗi, con nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
c) Tai người bình thường có nghe được những âm do các con vật này phát ra
không? Tại sao?
Giải
a. Tần số dao động của con Ong phát ra: 24000:60 = 400 (Hz)
b. Con Muỗi phát ra âm cao hơn vì tần số dao động của Muỗi khi bay phát ra là
600Hz còn con Ong là 400Hz
c. Tai người nghe được những âm do các con vật này phát ra tại vì nó nằm
trong phạm vi tần số nghe được của tai người (20Hz -2000Hz)
Bài 3. Đàn nhị là loại dụng cụ âm nhạc dân tộc lâu đời ở nước ta. Một nghệ nhân
kéo đàn nhị phát ra âm thanh có tần số 300Hz.
a) Hãy tính số dao động của dây đàn trong 1 phút.
b) Khi kéo đàn, bộ phận nào của đàn dao động và phát ra âm thanh?
c) Ngoài đàn nhị thì đàn tranh cũng là một dụng cụ âm nhạc dân tộc được sử
dụng phổ biến. Một người gảy đàn tranh thấy trong 10 giây dây đàn thực
hiện được 1200 dao động. Hãy tính tần số dao động của đàn tranh và hãy
cho biết đàn tranh và đành nhị trên, đàn nào phát ra âm trầm hơn, đàn nào
phát ra âm bổng hơn.
Giải
a. Số dao động của cây đàn trong một phút là:
N = 300.60 =18000 (dao động )
b. Dây đàn là bộ phận của đàn dao động và phát ra âm thanh
c. Tần số dao động của đàn tranh là: 1200:10 =120 (Hz).
Đàn tranh là đàn phát ra âm trầm hơn và đàn nhị thì có âm bổng hơn vì tần
số âm thanh của đàn tranh nhỏ hơn tần số âm thanh của đàn nhị.

Bài 5. Vì sao khi đi câu cá, những người có kinh nghiệm thường đi nhẹ nhàng và
giữ im lặng?...

- Vì tiếng động đi lại và tiếng nói có thể truyền qua đất, không khí và nước
nên cá ở dưới nước nghe được tiếng động và bơi đi chỗ khác.

Bài 6. Một vụ nổ xảy ra trên mặt nước, gần bờ biển. Một người đang lặn ở dưới
nước và một người đang ở trên bờ, cả hai người đều cách nơi xảy ra vụ nổ 1km.
Hỏi người nào nghe được tiếng nổ trước ? Vì sao

 Người đang lặn ở dưới nước nghe được tiếng nổ trước. Vì tốc độ sóng âm
truyền trong nước nhanh hơn trong không khi.
Đối với dạng bài vận tốc như dưới đây thì chỉ cần biến đổi xoay quanh công
thức S = v.t là ra . Chú ý phải đổi đơn vị cho đúng về một đơn vị thời gian như
giờ thì là giờ hết không chứa phút. Quãng đường khi tính với đơn vị giờ là km
chứ không phải mét
Bài 6: Một ô tô khỏi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút. Tính
vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 154 km.
Đổi 10 giờ 15 phut = 10.25 h
7 giờ 30 phút = 7.5 h
- Thời gian đi từ A đến B là: 10.25 – 7.5 = 2.75h
- Vận tốc của ô tô là : v = s/t = 154/2.75 = 56km/h
Bài 7: Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 12 km/h hết 20 min. Tính
quãng đường từ nhà bạn B đến trường.
Đổi 20 phút = 1/3 giờ
- Quãng đường của bạn từ nhà đến trường là:
S = v.t = 12.1/3 = 4km
Bài 8: Lúc 8 h 30 min, bạn A đi bộ từ nhà đến siêu thị với tốc độ 4,8km/h. Biết
quãng đường từ nhà bạn A đến siêu thị dài 2,4km. Hỏi bạn A đến siêu thị lúc mấy
giờ?
Đổi 8 giờ 30 phút = 8.5 giờ .
Thời gian phải mất để đi đến siêu thị từ nhà là: t = s/v = 2.4/4.8 = 0.5 (h)
Vậy khi đến siêu thị thì đó là lúc 8.5+0.5 = 9h.
Bài 9: Trong một cơn giông, sau khi nhìn thấy tia chớp 5 giây người ta mới nghe
được tiếng sấm. Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa? Biết rằng âm truyền trong
không khí với vận tốc 340m/s.
Chú ý : ở đây đề cho vận tốc dưới dạng là m/s thì chúng ta để thời gian đơn vị là s
và quãng đường là mét luôn cho dễ tính toán nếu đổi sang giờ thì đơn vị vận tốc
phải là km/h khi ấy thời gian là giờ và quãng đường phải là km
- Sét xảy ra cách nơi quan sát một đoạn là:
S =v.t = 340. 5= 1700 (m)
Bài 10: Một người gõ búa mạnh xuống đường ray xe lửa tại M làm âm truyền đến
điểm N cách M 1590 m. Hỏi thời gian truyền âm từ M đến N là bao lâu? Nếu:

a) Âm truyền qua đường ray.

b) Âm truyền trong không khí.

Cho tốc độ truyền âm trong đường ray là 5 300 m/s, tốc độ truyền âm trong không
khí là 340 m/s.

You might also like