You are on page 1of 2

SÓNG DỪNG – SÓNG ÂM

Sóng dừng – Dạng 1: Điều kiện để có sóng dừng


Bài 1: Trong TN sóng dùng trên dây, người ta đo được khoảng cách giữa 4 nút sóng liên tiếp
là 9 cm. Hỏi bước sóng là bao nhiêu?
Bài 2: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng
sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100Hz. Hỏi tốc độ truyền sóng?
Bài 3: Sóng dừng trên dây đàn hồi dài 2m, hai đầu cố định. Quan sát trên dây người ta thấy
ngòi hai đầu có định còn 3 điểm khác cũng đứng yên không dao động. Biết khoảng thời gian
liên tiếp giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là 0,1s. Hỏi vận tốc truyền sóng?
Bài 4: Khi có sóng dừng trên dây với tần số 42Hz thì trên dây có 7 nút sóng (A,B đều là nút
sóng). Để trên dây có 5 nút sóng, hỏi tần số phải là bao nhiêu?
Bài 5: Một sợi dây đàn hồi dài 60cm, tốc độ truyền sóng trên dây 8m/s, treo lơ lửng trên một
cần rung, cần dao động theo phương ngang với với tần số f thay đổi từ 40 đến 60Hz.
Trong quá trình thay đổi tần số, có bao nhiêu giá trị tần số có thể tạo sóng dừng trên dây?

Sóng dừng – Dạng 2: Trạng thái của các điểm khi có sóng dừng
Bài 1: Trên một sợi dây dài 2m, 1 đầu CĐ – 1 đầu TD, xảy ra hiện tượng sóng dừng và người
ta đếm được có 13 nút sóng (kể cả đầu cố định). Biết biên độ dao động tại điểm M cách đầu cố
định một đoạn 4cm là 8mm. Hỏi bụng sóng dao động với biên độ bao nhiêu?
Bài 2: Sóng dừng trên sợi dây OB=120, 2 đầu cố định. Ta thấy trên dây có 4 bó và biên độ dao
động bụng là 2 cm. Tính biên độ dao động tại điểm M cách O là 65cm?
Bài 3: Một sợi dây AB dài 1m, có đầu A cố định, đầu B gắn với một cần rung với tần số f có
thể thay đổi được. B được coi là một nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng. Khi tần số f
tặng thêm 30 HZ thì số nút trên dây tăng thêm 5 nút. Hỏi tốc độ truyền sóng trên sợi dây?
*Bài 4: Một sợi dây đàn hồi căng ngang với đầu A cố định đang có sóng dừng. B là một phần
tử trên dây tại điểm bụng thứ hai tính từ đầu A, C là phần tử trên dây nằm giữa A và B. Biết A
cách vị trí cân bằng của B và vị trí cân bằng của C những khoảng lần lượt là 30cm và 5cm, tốc
độ truyền sóng trên dây là 50 cm/s. Trong quá trình dao động điều hòa, “khoảng thời gian
ngắn nhất giữa hai lần li độ của B có giá trị bằng biên độ dao động của C” là bao nhiêu?
Sóng âm:
Nhắc lại công thức:
P
 Cường độ âm: I = 2 với P là công suất, r là khoảng cách từ điểm đang xét so với nguồn âm
4πr
I I
 Mức cường độ âm: I = log (B) = 10log (dB) với I: c.độ âm, I0 là c.độ âm chuẩn (= 10 -12
Io Io
W/m2)
Bài 1: Một người đứng gần chân núi bắn một phát súng, sau 6,5s thì nghe thấy tiếng vang từ
núi vọng lại. Biết vận tốc sóng âm trong không khí là 340m/s. Hỏi khoảng cách từ chân núi
đến người đó là bao nhiêu?
Bài 2: Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB. Hỏi tỉ số cường độ âm của chúng
là bao nhiêu?
Bài 3: Một sóng âm truyền trong môi trường. Biết cường độ âm tại một điểm gấn 100 lần
cường độ âm chuẩn của âm đó thì mức cường độ tại điểm đó là bao nhiêu?
Bài 4: Khi mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm tặng thêm 70 dB thì
cường độ âm tại điểm đó tăng bao nhiêu lần?
Bài 5: Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm và
phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồi âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là
L. Khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9 cm thì mức cường độ âm thu được là L –
20 (dB). Tính khoảng cách d ban đầu?

Đáp án Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5


S.Dừng 1 6cm 60m/s 5m/s 28Hz 3
S.Dừng 2 8√ 2 1cm 15m/s 0,2s
Sóng âm 1105m 100 20dB 107 lần 1m

You might also like