You are on page 1of 3

Thành phần kĩ năng

Ví dụ minh họa về Tính cảm ứng ở sinh vật (Bài 32 - Chủ đề 8, Khoa học tự
nhiên 7, bộ sách Chân trời sáng tạo)
1. Kĩ năng nhận thức
- Nhận biết được hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.
- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ
hướng sáng).
- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích được một số hiện
tượng trong thực tiễn.
2. Kĩ năng tiến trình
- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề
Khi quan sát cây hướng dương, ta thấy hoa hướng về phía có ánh sáng Mặt Trời. Vậy
vì sao hoa của cây hướng dương luôn hướng về phía Mặt Trời?
- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết
- Ở thực vật lá và hoa là cơ quan tiếp nhận ánh sáng mặt trời, lá và hoa hướng ánh
sáng giúp cây thu được nhiều ánh sáng hơn dựa trên hiện tượng cảm ứng ở thực vật.
- Lập kế hoạch thực hiện
- Nghiên cứu tài liệu:
+ Tìm hiểu các bài báo khoa học, video liên quan.
+ Tham khảo một số thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật.
- Thực hiện kế hoạch
Thực hiện thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng.
- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ: Cốc để trồng cây, hộp bìa carton có đục lỗ và có nắp mở để quan sát.
+ Hóa chất: Nước.
+ Mẫu vật: Hạt đỗ nảy mầm, đất ẩm.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Trồng vài hạt đỗ đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.

Hình 1. Minh họa bước 1

+ Bước 2: Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên
ngoài trong điều kiện thường.
Hình 2. Minh họa bước 2
+ Bước 3: Đặt cả hai hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có
ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.
+ Bước 4: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong
hai cốc sau 2 tuần.
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận
- Kết quả thí nghiệm sau 2 tuần:
+ Cốc A: Cây con mọc nghiêng hướng hết về phía được đụng lỗ (phía có ánh sáng).
+ Cốc B: Cây mọc thẳng toả đều về các phía.
- Bên cạnh đó, khi tiến hành thí nghiệm với các loại cây khác cũng cho kết quả tương
tự.
- So sánh kết quả với các thí nghiệm đã tìm hiểu.
- Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton kín
có đục lỗ để tập trung ánh sáng về một phía thành cốc, từ đó kết quả quan sát được sẽ
rõ ràng hơn.
- Kết luận:
+ Đây là hiện tượng cảm ứng ở thực vật.
+ Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích
từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
+ Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để
tồn tại và phát triển.
+ Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích
từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan. Các hình thức cảm ứng của thực
vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa...
- Ra quyết định và đề xuất ý kiến
- Dựa vào khả năng cảm ứng của thực vật, vận dụng vào thực tiễn giúp nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
+ Ứng dụng tính hướng sáng của thực vật để tạo hình cây bon sai, trồng xen canh các
cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng...
+ Ứng dụng tính hướng nước để trồng cây thủy sinh, cây gần bờ ao, mương nước...
+ Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây dây leo như: bầu, bí, mướp...
3. Kĩ năng mềm
- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật về các tính hướng
khác như: tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc...
- Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát khả năng cảm ứng
của thực vật.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải
pháp giải quyết vấn đề.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được, trong sách báo và từ các nguồn tin
cậy khác vào học tập, thí nghiệm.

You might also like