You are on page 1of 35

Nhà xuất bản sách: SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Người soạn bài: Nguyễn Lê Ngọc Trâm

BÀI 16: THỰC HÀNH: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

PHẦN 1: NỘI DUNG

Khái niệm về cảm ứng ở thực vật:

- Cảm ứng là khả năng của thực vật phản ứng đối với sự kích thích của môi trường.

- Cơ quan tham gia phản ứng có thể là cuống lá, thân… Có thể hướng tới hoặc tránh xa kích
thích. Kích thích có thể là ánh sáng, hóa chất…

A. HƯỚNG ĐỘNG

I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG

- Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một
hướng xác định.

- Có 2 kiểu hướng động:

+ Hướng động dương là vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.

+ Hướng động âm là vận động sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích.

II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG

1. Hướng sáng

- Hướng sáng là sự sinh trưởng của thân (cành) cây hướng về phía ánh sáng.

- Tính hướng sáng của thân, cành là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn
sáng Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại Hướng sáng âm.

- Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn
làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích.
- Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế
sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.

2. Hướng trọng lực (Hướng đất)

- Hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực.

- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm.

3. Hướng hóa

- Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.

- Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng…

- Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó…

- Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm
khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.

4. Hướng nước

- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.

- Hướng hóa và hướng nước có vai trò giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong
đất.

5. Hướng tiếp xúc

- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

- Cơ sở của sự uốn cong trong tiếp xúc:

+ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan.

+ Các tế bào tại phía không được tếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn
cong về phía tiếp xúc.

III. VAI TRÒ HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT

- Hướng động giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Ví dụ: cây ở bên cửa sổ luôn vươn ra ánh sáng để nhận ánh sáng.

B. ỨNG ĐỘNG

I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG

- Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích
không định hướng.

+ Ví dụ: Hoa của cây nghệ tây và hoa tulip nở vào buổi sáng và khép lại lúc chạng vạng tối.

- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và
mặt dưới của cơ quan

+ Ví dụ: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì cơ quan uốn cong xuống (hoa nở) và
ngược lại (hoa đóng).

- Tùy thuộc vào các tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, hóa ứng
động, nhiệt ứng động, điện ứng động, thủy ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương…

II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG

1. Ứng động sinh trưởng

- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ
quan (như lá, cánh hoa…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không
định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…).

a) Quang ứng động

- Ứng động nở hoa: Hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối.

- Ứng động của lá: lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối.

⇒Tác nhân: ánh sáng đến từ mọi phía.

⇒Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào
những thời điểm khác nhau.

b) Nhiệt ứng động

- Ví dụ: Hoa Tulip


+ Giảm 10C hoa khép lại

+ Tăng 30C hoa nở ra

⇒Tác nhân: nhiệt độ môi trường

⇒Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn hoa nở. Ngược
lại, hoa khép.

2. Ứng động không sinh trưởng

- Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào trên cơ quan thực
vật.

a) Ứng động sức trương

- Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa
của các cơ quan.

+ Ví dụ: phản ứng cụp lá của cây trinh nữ Nguyên nhân: sức trương của nửa dưới chỗ phình bị
giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.

+ Ví dụ: phản ứng đóng mở khí khổng của lá Nguyên nhân: do sự biến động hàm lượng nước
trong tế bào khí khổng.

b) Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

- Ví dụ: Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.

- Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích
thích cơ học). Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic.
Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích Cơ chế: sóng lan truyền kích thích.

- Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn trùng
là tác nhân kích thích hóa học. Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích Phản ứng: Bằng cách
gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi.

3. Vai trò của ứng động: Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường,
bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.

PHẦN 2: BÀI TẬP


PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là nhận định SAI về cảm ứng ở thực vật?

A. Có 2 hình thức cảm ứng ở thực vật

B. Hướng động là sự vận động theo hướng của tác nhân kích thích từ một phía

C. Trong ứng động, thực vật phản ứng lại với tác nhân kích thích từ một phía

D. Có nhiều ứng dụng trong thực tế nhờ vào tính cảm ứng ở thực vật.

Câu 2: Thí nghiệm bên dưới chứng minh kiểu hướng động/ứng động nào của cây?

A.Hướng tiếp xúc

B. Hướng hóa

C. Ứng động sinh trưởng

D. Ứng động không sinh trưởng

Câu 3: Hướng dương mọc hướng về phía ánh sáng mặt trời là nhờ tác dụng của chất nào?

A. Auxin

B. Ethylene

C. Gibberellin

D. Cytokinin

Câu 4: Hiện tượng dây mướp bò theo cọc hướng lên trên là ví dụ cho kiểu ứng động nào?
A. Hướng sáng

B. Hướng tiếp xúc

C. Hướng trọng lực

D. Hướng hóa

Câu 5: Đâu là ví dụ về tính hướng trọng lực ở thực vật?

A. Cây mọc trong bóng râm, thân cây hướng về phía ánh sáng

B. Chậu cậu bị đổ, thân cây hướng lên trên, rễ hướng xuống đất

C. Dây leo quấn quanh cọc hướng lên trên

D. Rễ cây phát triển hướng về phía nguồn nước

Câu 6: Đây là ví dụ về kiểu hương động nào của thực vật?

A. Hướng sáng

B. Hướng tiếp xúc

C. Hướng hóa

D. Hướng trọng lực

Câu 7: Hình bên dưới minh họa cho một kiểu hướng động của thực vật. Đâu là ứng dụng của
kiểu hướng động này?
A. Làm đất tơi xốp, thoáng khí, tưới nước quanh gốc để tăng kích thước bộ rễ
B. Làm giàn thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển
C. Bón phân nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng
D. Làm tăng chiều dài của thân cây giá đỗ
Câu 8: Chọn nhận định ĐÚNG về tính cảm ứng của cây trong hình dưới đây.

A. Có hai kiểu hướng động: hướng sáng và hướng trọng lực


B. Auxin đóng vai trò quan trọng trong tính hướng động của cây
C. Tính hướng động này được ứng dụng trong thúc đẩy sự phát triển của cây thân leo như
mướp, mồng tơi
D. Cây phản ứng theo hướng tác nhân kích thích không định hướng
Câu 9: Thí nghiệm bên dưới chứng minh tính hướng động nào của thực vật?
NPK Fluorua

A. Hướng hóa
B. Hướng tiếp xúc
C. Hướng sáng
D. Hướng hóa và hướng nước
Câu 10: Có bao nhiêu nhận định ĐÚNG trong các nhận định dưới đây?
(1) Hướng động là sự vận động của thực vật dưới tác nhân kích thích từ nhiều phía
(2) Vận động nở hoa của bồ công anh là một ví dụ về tính hướng sáng (trong hướng động)
(3) Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ là ví dụ về tính hướng động của thực vật
(4) Ứng dụng tính hướng sáng để làm kéo dài thân cây giá đỗ
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 11: Chọn câu đúng nhất.

Hình dưới đây minh họa cho một tính hướng động của thực vật. Đâu là vai trò lớn nhất của tính
hướng động này?
A. Tính hướng dương giúp cây tìm nguồn dinh dưỡng phù hợp trong đất

B. Tính hướng dương giúp thúc đẩy quá trình quang hợp

C. Giúp rễ cây tìm nguồn nước trong đất

D. Giúp cây bám vào giá thể

Câu 12: Hiện tượng leo giàn của dây bầu, bí thuộc kiểu hướng động/ứng động nào?

A. Hướng hóa

B. Hướng ánh sáng

C. Ứng động sinh trưởng

D. Hướng tiếp xúc

Câu 13: Hoa mười giờ nở hoa vào buổi sáng và cụp lại vào buổi tối là kiểu hướng động/ứng
động nào?

A. Hướng ánh sáng

B. Nhiệt ứng động

C. Quang ứng động

D. Hướng nước

Câu 14: Cho các hiện tượng sau:

(1) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng


(2) Khí khổng đóng mở
(3) Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(4) Sự khép lại và xòe ra của lá cây trinh nữ
(5) Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3)

B. (2) và (4)

C. (3) và (5)
D. (2), (3) và (5)

Câu 15: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào KHÔNG thuộc hình thức ứng động theo
đồng hồ sinh học?

A. Lá bàng rụng vào mùa đông

B. Lá cụp xuống khi chạm tay vào

C. Hoa mười giờ vào khoảng 9-10 giờ

D. Hoa nở vào ban đêm, tàn vào ban ngày

Câu 16: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

B. Quang ứng động và hóa ứng động

C. Nhiệt ứng động và quang ứng động

D. Ứng động tiếp xúc và nhiệt ứng động

Câu 17: Có bao nhiêu ví dụ về tính hướng động trong các ví dụ bên dưới?

(1) Hoa quỳnh nở về đêm, tàn vào buổi sáng

(2) Chậu hoa cẩm tú cầu đặt trong phòng có thân hướng về phía cửa sổ

(3) Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ

(4) Rễ cây ở sa mạc cắm sâu vào trong đất để tìm nguồn nước

(5) Đặt chậu cây úp ngược, thân cây hướng lên phía trên

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 18: Có bao nhiêu ví dụ về tính ứng động trong các ví dụ bên dưới

(1) Hoa tulip nở khi nhiệt độ môi trường phù hợp

(2) Cây hướng dương hướng về ánh sáng mặt trời

(3) Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại


(4) Một hạt thóc ở trên mặt đất sau thời gian nảy mầm thì rễ đâm xuống đất

(5) Hoa thanh long nở vào buổi tối, cụp lại vào buổi sáng

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 19: Đâu là kiểu hướng động âm của rễ?

A.Hướng sáng, hướng nước

B. Hướng sáng, hướng hóa (chất độc)

C. Hướng tiếp xúc, hướng hóa (chất độc)

D. Hướng tiếp xúc, hướng hóa (phân bón)

Câu 20: Đâu là ví dụ về tính ứng động không sinh trưởng?

A. Hoạt động nở của hoa nghệ tây

B. Lá me khép lại khi chiều tối

C. Hoạt động nở của hoa mười giờ

D. Hoa cây nắm ấp bắt côn trùng

Câu 21: Hãy dự đoán kết quả đúng nhất sau 1 tuần của thí nghiệm này.

A. Rễ cây đặt trong buồng tối hướng về phía nguồn sáng

B. Thân cây trong buồng tối hướng âm so với hướng của tác nhân kích thích

C. Hạt đậu trong buồng tối không thể nảy mầm do thiếu ánh sáng
D. Thân cây đặt trong buồng tối dài hơn thân cây đặt ở môi trường ngoài

Câu 22: Tính hướng đất của rễ chủ yếu là do ảnh hưởng của hormone nào?

A. Cytokinin

B. Auxin

C. Gibberellin

D. Ethylene

Câu 23: Chọn thông tin ĐÚNG về đặc điểm của loài thực vật dưới đây:

A. Có tính hướng tiếp xúc

B. Có tính ứng động không sinh trưởng

C. Có tính ứng động sinh trưởng

D. Có tính hướng ánh sáng

Câu 24: Chọn thông tin SAI về đặc điểm của loài thực vật dưới đây:

A. Hoạt động khép/nở của hoa do sự thay đổi sức trương của nước
B. Có tính ứng động không sinh trưởng

C. Có tính ứng động tương tự như hoạt động bắt mồi của cây gọng vó

D. Rất dễ quan sát thấy tính ứng động của cây khi chạm và lá cây

Câu 25: Chọn thông tin ĐÚNG về đặc điểm của loài thực vật dưới đây:

A. Tính hướng động của thân cây là hướng âm

B. Tính hướng động là hướng ánh sáng

C. Có thể thấy tính hướng động tương tự ở các loài cây như mướp, mồng tơi

D. Tính hướng động này giúp thúc đẩy quá trình quang hợp của cây

Câu 26: Chọn thông tin ĐÚNG về đặc điểm của loài thực vật dưới đây:

A. Có tính hướng tiếp xúc

B. Có tính hướng đất


C. Có tính hướng trọng lực

D. Có tính hướng ánh sáng

Câu 27: Có bao nhiêu loài hoa sau đây có cùng tính ứng động như loài thực vật trong hình

(1) Hoa trinh nữ


(2) Hoa mười giờ
(3) Hoa thanh long
(4) Hoa bồ công anh
(5) Họ hoa cúc
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 28: Có bao nhiêu vận động hướng dương trong các tình huống sau:

(1) Rễ cây vươn ra xa vùng đất chứa fluorua


(2) Hướng của rễ cây thân mầm đặt trong phòng tối
(3) Hướng của thân cây đặt trong chậu bị đổ
(4) Hiện tượng leo giàn của thân cây mồng tơi
(5) Hiện tượng nở, cúp của hoa mười giờ
A. 1 B. 2 C. 3 D.4

Câu 29: Có bao nhiêu loài thực vật sau đây có tính nhiệt ứng động

(1) Tulip
(2) Hoa mười giờ
(3) Hoa nghệ tây
(4) Hoa quỳnh
(5) Hoa bồ công anh
A.2 B. 3 C.4 D. 5

Câu 30: Có bao nhiêu loài thực vật sau đây có tính quang ứng động

(1) Hoa mười giờ


(2) Hoa cây thanh long
(3) Hoa bồ công anh
(4) Cỏ 3 lá
(5) Hoa quỳnh

A.2 B. 3 C.4 D. 5

Câu 31: Thân giá đỗ quay về phía ánh sáng chỉ trong trường hợp:

A. Ánh sáng với khuếch tán

B. Ánh sáng phân kỳ

C. Ánh sáng từ nhiều phía

D. Ánh sáng từ một phía

Câu 32: Chọn câu SAI về đặc điểm của tính ứng động

A. Ứng động là phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích từ một phía

B. Được gọi là ứng động nếu thực vật phản ứng lại với tác nhân kích thích không định hướng

C. Hoạt động khép nở của một số loài hoa là những ví dụ về tính ứng động

D. Quang ứng động là phản ứng của cây với tác nhân kích thích là ánh sáng đến từ mọi phía

Câu 33: Chọn tính ứng động đúng cho các loài thực vật bên dưới
1 2

3 4

A. (1) Hóa ứng động; (2) Quang ứng động; (3) Ứng động sức trương (4) Nhiệt ứng động

B. (1) Nhiệt ứng động; (2) Quang ứng động (3) Ứng động sức trương (4) Hóa ứng động

C. (1) Nhiệt ứng động; (2) Hóa ứng động; (3) Ứng động sức trương; (4) Quang ứng động

D. (1) Hóa ứng động; (2) Ứng động sức trương; (3) Quang ứng động; (4) Nhiệt ứng động

Câu 34: Chọn nhận định ĐÚNG về đặc điểm của ứng động không sinh trưởng

A. Ứng động không sinh trưởng liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào

B. Là phản ứng của cây trước các tác nhân định hướng

C. Hoạt động nở của hoa theo chu kỳ ngày đêm là một ví dụ về ứng động không sinh trưởng

D. Bao gồm ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

Câu 35: Có bao nhiêu nhận định SAI về đặc điểm của tính hướng sáng
(1) Là sự sinh trưởng của thân (cành) hướng về phía nguồn sáng từ một phía
(2) Thân cây và rễ cây hướng sáng dương
(3) Tế bào phía sáng có nồng độ auxin cao hơn nên kích thích các tế bào ở đây sinh trưởng,
phát triển nhanh hơn
(4) Thân/cành mẫn cảm với nồng độ auxin hơn là rễ cây
(5) Có vai trò thúc đẩy quá trình quang hợp, trao đổi chất dinh dưỡng ở cây
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 36: Có bao nhiêu nhận định ĐÚNG về đặc điểm của tính hướng hóa

(1) Tính hướng nước là một trong những dạng hướng hóa ở cây
(2) Thực vật đều hướng hóa dương đối với các chất hóa học
(3) Đặt một bình xốp chứa fluorua và arsenat cạnh các cây giá đỗ, sau một thời gian sẽ thấy
rễ cây mọc hướng về bình xốp này
(4) Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 37: Điền vào chỗ trống đáp án đúng:

(1)………………….xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích
không đều nhau. (2)…………………. là do các tế bào ở phía không được kích thích phân chia
và sinh trưởng nhanh hơn bên được kích thích. Ngược lại, (3)…………………. là do các tế bào
phía được kích thích phân chia và sinh trưởng (4)…………………. phía không có kích thích.

A. (1) Hướng động; (2) Hướng dộng âm; (3) Hướng động dương; (4) nhanh hơn

B. (1) Ứng động; (2) Hướng dộng âm; (3) Hướng động dương; (4) nhanh hơn

C. (1) Ứng động; (2) Hướng động dương; (3) Hướng động âm; (4) chậm hơn

D. (1) Hướng động; (2) Hướng động dương; (3) Hướng động âm; (4) nhanh hơn

Câu 38: Có bao nhiêu ví dụ sau đây KHÔNG minh họa tính hướng động

(1) Trong rừng bạch đàn với mật độ cây dày đặc thì thân cây cao, tán lá hẹp hơn so với các
cây trong rừng có mật độ thưa hơn.
(2) Khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân
cong lên.
(3) Cây dừa trồng gần sông có rễ cây lan về phía nguồn nước
(4) Lá me cụp lại vào buổi tối
(5) Hoa tulip chỉ nở ở nhiệt độ thích hợp
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 39: Điền vào chỗ trống đáp án đúng:

(1)…………………. là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
(2)………………….là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có
tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng. Cơ sở tế bào học là
do tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía (3)…………………. của các cơ
quan lá và cánh hoa.

A. (1) Ứng động; (2) Ứng động không sinh trưởng; (3) trên và dưới

B. (1) Hướng động; (2) Ứng động không sinh trưởng; (3) được kích thích và không được
kích thích

C. (1) Hướng động; (2) Ứng động sinh trưởng; (3) trên và dưới

D. (1) Ứng động; (2) Ứng động sinh trưởng; (3) được kích thích và không được kích thích

Câu 40: Đâu là nhận định SAI về đặc điểm của tính hướng động bên dưới

A. Đây là kiểu ứng động không sinh trưởng

B. Loài cây này có cùng tính hướng động với cây nắp ấm (ứng động không sinh trưởng)

C. Nguyên nhân có hiện tượng trên là do sức trương của nước dưới chỗ phình bị giảm do
nước di chuyển vào các mô bên cạnh.

D. Các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác
động của kích thích không định hướng.

Câu 41: Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa ứng động với hướng động là gì?

A. Ứng động đáp ứng với tác nhân kích thích không định hướng, hướng động là đáp ứng với
tác nhân kích thích có định hướng
B. Ứng động đáp ứng với tác nhân kích thích vô hướng, hướng động là đáp ứng với tác nhân
kích thích từ hai hướng

C. Ứng động đáp ứng với tác nhân kích thích định hướng, hướng động là đáp ứng với tác
nhân kích thích không định hướng

D. Ứng động là đáp ứng với tác nhân liên quan đến phân chia tế bào, hướng động là đáp ưng
với tác nhân không liên quan đến phân chia tế bào

Câu 42: Cơ chế chung của ứng động sinh trưởng là:

A. Sự thay đổi theo chu kỳ của đồng hồ sinh học

B. Tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích theo
hướng xác định

C. Tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích không
định hướng

D. Sự thay đổi xuất hiện khi tiếp xúc vào cơ thể thực vật

Câu 43: Cho các thông tin sau

1. Loại ứng động liên quan đến sinh trưởng tế bào

2. Bao gồm: quang ứng động, nhiệt ứng động, biến đổi theo mùa

3. Sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh

4. Các vận cộng cảm ứng có liên quan đến thay đổi sức trương nước

5. Cây nắp ấm bắt mồi

6. Là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào

7. Sự đóng mở của khí khổng

Có bao nhiêu thông tin liên quan đến ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng?

A. sinh trưởng: 3; không sinh trưởng: 4

B. sinh trưởng: 4; không sinh trưởng: 3

C. sinh trưởng: 2; không sinh trưởng: 5


D. sinh trưởng: 5; không sinh trưởng: 2

Câu 44: Tình huống nào sau đây là ứng động sức trương?

A.Thân cây bám vào giá thể vươn lên

B. Thân cây giá đỗ hướng về phía ánh sáng

C. Hoa bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại khi chạng vạng tối

D. Cây nắp ấm bắt côn trùng

Câu 45: Ví dụ về ứng dụng thực tiễn nhờ vào tính ứng động của thực vật

A. Trồng giá đỗ trong tối giúp thân cây vươn dài hơn

B. Bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây

C. Giảm nhiệt độ để kéo dài thời gian ngủ của củ, hạt

D. Làm đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ cây hấp thu nước và khoáng chất

Câu 46: Khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống
còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.

Đâu là giải thích đúng cho hiện tượng trên?

A. Do trọng lượng phần rễ cây lớn hơn nên làm rễ cong xuống, đẩy phần thân hướng lên

B. Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích
hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất.

C. Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt dưới có lượng auxin thích
hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất.

D. Do auxin tập trung nhiều ở phần thân làm thúc đẩy sự phát triển, kéo dài ra của thân và
hướng thân về phía ánh sáng

Câu 47: Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự tác động chủ yếu của yếu tố môi trường nào?

A. Ánh sáng

B. Độ ẩm không khí

C. Nguồn nước
D. Ánh sáng và nhiệt độ

Câu 48: Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ cúp lại là do cơ chế:

A. Sự thay đổi hoạt động của khí khổng

B. Tăng cường quá trình quang hợp

C. Sự chênh lệch nồng độ auxin của mặt trên và dưới lá

D. Sự thay đổi nồng độ Ion K+ nội bào

Câu 49: Vai trò của hiện tượng ứng động là:

A. Giúp cây thích nghi với sự biến đổi đa dạng của môi trường bên ngoài

B. Giúp thúc đẩy quá trình quang hợp, trao đổi chất của cây

C. Giúp cây trữ nước vào trời lạnh hoặc thời tiết khô hạn

D. Giúp cây thích nghi theo nhịp ngày đêm

Câu 50: Cử động bắt mồi của cây nắm ấp tương tự với cơ chế của hoạt động nào dưới đây?

A.Sự xòe lá của cây họ đậu vào buổi sáng sớm

B.Sự ra hoa phụ thuộc nhiệt độ của hoa nghệ tây

C. Sự cụp lại của lá cây trinh nữ khi có tiếp xúc

D. Thân cây bám vào giá thể để vươn lên cao

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Sự khác biệt giữa hướng động và ứng động là gì?

Câu 2: Có các dạng hướng động nào? Đặc điểm của mỗi dạng và cho ví dụ chứng minh.

Câu 3: Liệt kê 3 ứng dụng của tính hướng động và 2 ví dụ về ứng dụng của tính ứng động ở thực
vật.

Câu 4: Cho 5 ví dụ về tính hướng động và 5 ví dụ về tính ứng động của thực vật.

Câu 5: Vai trò của tính ứng động ở thực vật. Cho ví dụ chứng minh.
Câu 6: Vì sao trồng cây giá đỗ để trong phòng tối với một nguồn ánh sáng sẽ có thân dài hơn
cây được trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên?

Câu 7: Hướng động dương là gì? Hướng động âm là gì? Cho một ví dụ mình họa.

Câu 8: Sự khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Cho một ví dụ
với mỗi loại ứng động.

Câu 9: Cho 3 ví dụ minh họa về quang ứng động, nhiệt ứng động và tính ứng động theo mùa.

Câu 10: Cho ví dụ về hướng hóa âm và hướng hóa dương. Ứng dụng của tính hướng hóa trong
nông nghiệp là gì?

PHẦN 3: ĐÁP ÁN

1. Đáp án trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp C B A B B D D B A A
án

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp B D C B B A C C B D
án

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đáp D B C A C C C A A D
án

Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Đáp D A B D C B D A C D
án

Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
Đáp A C A D C B D D A C
án

HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong ứng động, thực vật phản ứng lại với tác nhân kích thích không định hướng 🡪 nhận
định C sai

� Đáp án C

Câu 2: Rễ cây phát triển hướng về phía nguồn nước 🡪 hướng nước. Hướng nước là một dạng
đặc biệt của hướng hóa.

� Đáp án B

Câu 3: Auxin có vai trò quan trọng trong tính hướng sáng của thực vật. Auxin di chuyển từ phía
bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích (phía tối). Kết quả: phía không bị kích
thích (phía tối) có nồng độ auxin cao hơn, tế bào sinh trưởng nhanh hơn.

� Đáp án A

Câu 4: Hiện tượng dây mướp bò theo cọc hướng lên trên là ví dụ cho tính hướng tiếp xúc: tác
nhân kích thích định hướng là giá thể.

� Đáp án B

Câu 5: Chậu cậu bị đổ, thân cây hướng lên trên, rễ hướng xuống đất là ví dụ về tính hướng trọng
lực

� Đáp án B

Câu 6: Thân cây trong chậu úp ngược phát triển vươn lên 🡪 hướng trọng lực

� Đáp án D
Câu 7: Đây là ví dụ về tính hướng sáng. Tính hướng sáng dương của thân cây giúp cây phát
triển vươn dài về phía nguồn sáng 🡪 ứng dụng làm tăng chiều dài của thân cây giá đỗ.

� Đáp án D

Câu 8: Auxin đóng vai trò quan trọng trong tính hướng động của cây: giúp tế bào ở thân cây
sinh trưởng, phát triển hướng về phía ánh sáng; giúp tế bào ở rễ cây sinh trưởng, phát triển cắm
xuống sâu hơn trong lòng đất.

� Đáp án B

Câu 9: Rễ cây phát triển hướng về phía phân bón (NPK) và phát triển ra xa chất độc (fluorua) 🡪
tính hướng hóa.

� Đáp án A

Câu 10:

(1) Hướng động là sự vận động của thực vật dưới tác nhân kích thích từ nhiều phía 🡪 tác
nhân kích thích chỉ từ một phía.
(2) Vận động nở hoa của bồ công anh là một ví dụ về tính hướng sáng (trong hướng động) 🡪
vận động nở hoa theo nhịp ngày đêm của bồ công anh là ví dụ vê tính ứng động.
(3) Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ là ví dụ về tính hướng động của thực vật 🡪 đây là ví
dụ về tính ứng động.
(4) Ứng dụng tính hướng sáng để làm kéo dài thân cây giá đỗ 🡪 đúng

� Chỉ có 1 nhận định đúng

� Đáp án A

Câu 11: Đây là ví dụ về tính hướng sáng của thực vật. Tính hướng động này giúp thân cây vươn
về phía nguồn sáng 🡪 có vai trò chủ yếu là thúc đẩy quá trình quang hợp của cây.

� Đáp án B

Câu 12: Hiện tượng leo giàn của dây lèo là ví dụ về tính hướng động với tác nhân kích thích có
định hướng là giá thể 🡪 tính hướng tiếp xúc.
� Đáp án D

Câu 13: Hoạt động nở của hoa mười giờ phụ thuộc vào thời gian. Hoa thường nở rộ vào buổi
sáng lúc 9h – 10h 🡪 tính ứng động, thuộc kiểu quang ứng ứng động.

� Đáp án C

Câu 14: Có 2 tình huống là tính ứng động không sinh trưởng vì không liên quan đến sự phân
chia, sinh trưởng và phát triển của tế bào:

(2) Khí khổng đóng mở

(4) Sự khép lại và xòe ra của lá cây trinh nữ

� Đáp án B

Câu 15: Hiện tượng lá cụp xuống khi chạm tay vào là ứng động không sinh trưởng, không liên
quan đến sự thay đổi theo ngày giờ, mùa.

� Đáp án B

Câu 16: Hoạt động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

(1) Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân
kích thích cơ học). Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit
phoocmic. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Cơ chế: sóng lan truyền kích thích.

(2) Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn
trùng là tác nhân kích thích hóa học. Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích. Phản ứng bằng
cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi.

� Đáp án A

Câu 17: Có 3 ví dụ về tính hướng động:

(2) Chậu hoa cẩm tú cầu đặt trong phòng có thân hướng về phía cửa sổ 🡪 tính hướng sáng

(4) Rễ cây ở sa mạc cắm sâu vào trong đất để tìm nguồn nước 🡪 tính hướng nước

(5) Đặt chậu cây úp ngược, thân cây hướng lên phía trên 🡪 tính hướng trọng lực (hướng đất)
2 tình huống còn lại là ví dụ về tính ứng động

� Đáp án C

Câu 18: Có 3 tình huống về tính ứng động:

(1) Hoa tulip nở khi nhiệt độ môi trường phù hợp 🡪 nhiệt ứng động

(3) Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại 🡪 quang ứng động

(5) Hoa thanh long nở vào buổi tối, cụp lại vào buổi sáng 🡪 quang ứng động

2 tình huống còn lại là ví dụ về tình hướng động.

� Đáp án C

Câu 19: Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây
ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất 🡪 tính hướng sáng âm.

Rễ cây có xu hướng phát triển tránh xa các chất độc trong đất 🡪 ngược hướng với tác nhân kích
thích 🡪 tính hướng hóa âm

� Đáp án B

Câu 20: Hoa cây nắm ấp bắt côn trùng là ví dụ cho tính ứng động không sinh trưởng vì không
liên quan đến sự phân chia, sinh trưởng của tế bào. Các ví dụ còn lại là tính ứng động sinh
trưởng vì liên quan đến sự phân chia, sinh trưởng của tế bào.

� Đáp án D

Câu 21: Thân cây đặt trong buồng tối có tính hướng sáng dương nên thân sinh trưởng, phát triển
vươn dài về phía có nguồn sáng. Trong khi đó, cây đặt ngoài ánh sáng do không có tính hướng
sáng (phản ứng với tác nhân kích thích định hướng) nên không có hiện tượng vươn dài này.

� Đáp án D

Câu 22: Vận động hướng đất là do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt
trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống
đất. Rễ có hướng đất dương, chồi ngọn thì hướng đất âm.
� Đáp án B

Câu 23: Hoạt động nở của hoa tulip phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường 🡪 nhiệt ứng động
trong ứng động sinh trưởng.

� Đáp án C

Câu 24: Hoạt động cụp/mở của lá do sự thay đổi sức trương của nước 🡪 không phải hoạt động
cụp/nở của hoa.

� Đáp án A

Câu 25: Thân cây bám vào và vận động theo hướng của tác nhân kích thích (tường nhà) 🡪
hướng tiếp xúc. Đặc điểm này cũng được tìm thấy ở các loài dây leo với hiện tượng leo giàn như
mồng tơi, mướp, bí.

� Đáp án C

Câu 26: Cây trồng trong chậu úp ngược thì thân cây có xu hướng vươn lên trên 🡪 hướng trọng
lực

� Đáp án C

Câu 27: Hoa quỳnh có tính quang ứng động. Có 4 loài hoa có tính quang ứng động: hoa mười
giờ, hoa thanh long, hoa bồ công anh, họ hoa cúc.

� Đáp án C

Câu 28:

Hiện tượng (1) là hướng hóa âm vì rễ cây phát triển về hướng ngược với tác nhân kích thích
(chất độc).

Hiện tượng (2) là hướng sáng âm của rễ cây trong tính hướng sáng

Hiện tượng (3) là hướng trọng lực âm của thân cây vì thân cây hướng lên trên 🡪 ngược hướng
trọng lực.

Hiện tượng (4): sự leo giàn của thân cây mồng tơi là tính hướng động hướng dương vì thân cây
vận động về hướng của tác nhân kích thích (giá thể).
Hiện tượng (5): hoạt động nở, cụp của hoa theo chu kỳ đồng hồ sinh học là tính ứng động.

� Chỉ có 1 tình huống thỏa

� Đáp án A

Câu 29: Có 2 loài hoa có tính nhiệt ứng động gồm hoa tulip và hoa nghệ tây vì sự nở hoa phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường

Hoa quỳnh, bồ công anh và hoa mười giờ có tính quang ứng độngvì sự nở hoa phụ thuộc chu kỳ
ngày đêm.

� Đáp án A

Câu 30: Cả 5 loài thực vật đều có tính quang ứng động

- Hoa mười giờ nở rộ vào 9 – 10h sáng


- Hoa cây thanh long, cỏ ba lá, bồ công anh và hoa quỳnh nở vào ban đêm – sáng sớm
� Đáp án D

Câu 31: Thân cây giá đỗ chỉ quay về hướng có ánh sáng nếu nguồn sáng đến từ một phía 🡪 đặc
điểm của tính hướng ánh sáng trong hướng động.

� Đáp án D

Câu 32: Nhận định A sai vì ứng động là phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích không
định hướng

� Đáp án A

Câu 33:

(1) Hoạt động nở hoa của hoa nghệ tây phụ thuộc vào nhiệt độ 🡪 nhiệt ứng động;

(2) Hoạt động nở hoa của hoa quỳnh theo chu kỳ ngày đêm 🡪 quang ứng động

(3) Sự cụp lá của cây hoa trinh nữ là do thay đổi sức trương của nước khi tiếp xúc 🡪 làm lá mất
nước và cụp lại 🡪 ứng động sức trương
(4) Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn
trùng là tác nhân kích thích hóa học. Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích. Phản ứng bằng
cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi.

� Đáp án B

Câu 34:

Nhận định đúng: ứng động không sinh trưởng gồm: ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và
hóa ứng động.

Nhận định A sai vì ứng động không sinh trưởng không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của
tế bào.

Nhận định B sai vì ứng động không sinh trưởng là phản ứng của cây trước các tác nhân không
định hướng

Nhận định C sai vì hoạt động nở của hoa theo chu kỳ ngày đêm là một ví dụ về ứng động sinh
trưởng

� Đáp án D

Câu 35: Có 3 nhận định sai:

(2) Thân cây và rễ cây hướng sáng dương 🡪 trong tính hướng sáng, thân/cành hướng sáng
dương, rễ hướng sáng âm.

(3) Tế bào phía sáng có nồng độ auxin cao hơn nên kích thích các tế bào ở đây sinh trưởng,
phát triển nhanh hơn 🡪 tế bào phía tối có nồng độ auxin cao hơn.
(4) Thân/cành mẫn cảm với nồng độ auxin hơn là rễ cây 🡪 rễ cây mẫn cảm với nồng độ
auxin hơn thân/cành.
� Đáp án C

Câu 36:

(1) Tính hướng nước là một trong những dạng hướng hóa ở cây

(4) Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó

Nhận định (2) sai vì thực vật có thể hướng hóa dương hoặc hướng hóa âm

Nhận định (3) sai vì fluorua và arsenat là các chất độc nên rễ cây sẽ phát triển ra xa các chất này.
� Đáp án B

Câu 37: (1) Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích
thích không đều nhau. (2) Hướng động dương là do các tế bào ở phía không được kích thích
phân chia và sinh trưởng nhanh hơn bên được kích thích. Ngược lại, (3) Hướng động âm là do
các tế bào phía được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía không có kích thích.

� Đáp án D

Câu 38:

(1), (2), (3) là ví dụ về tính hướng động

(4) và (5) là ví dụ về tính ứng động

� Đáp án A

Câu 39: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan
có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng. Cơ sở tế bào học
là do tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía (3) trên và dưới của các cơ
quan lá và cánh hoa.

� Đáp án C

Câu 40: Tính ứng động của cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng nên không liên quan đến
sự sinh trưởng của các tế bào ở cơ quan cây.

🡪 Đáp án D

Câu 41: Ứng động đáp ứng với tác nhân kích thích không định hướng. Ví ụ: hiện tượng nở hoa
về đêm của hoa quỳnh là ứng động, do tác nhân ánh sáng tự nhiên không đến từ một phía cụ thể
nà. Hướng động là đáp ứng với tác nhân kích thích có định hướng. Ví dụ: hoa hướng dương
hướng về phía nguồn sáng là hướng mặt trời mọc.

� Đáp án A

Câu 42: Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế
bào trên cơ quan thực vật. Tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân
kích thích không định hướng.
� Đáp án C

Câu 43:

Ứng động sinh trưởng: 1, 2, 3

Ứng động không sinh trưởng: 4, 5, 6, 7

� Đáp án A

Câu 44: Hiện tượng cây nắp ấm bắt côn trùng là ứng đông không sinh do sự giảm sức trương
nước. Khi con mồi chạm vào lá làm kích thích giảm sức trương ở các gai, nắp đậy lại giữ chặt
con mồi.

� Đáp án D

Câu 45: Việc giảm nhiệt độ môi trường là ứng dụng tính nhiệt ứng động, từ đó làm thay đổi tốc
độ sinh trưởng, phát triển của hat giống 🡪 kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ.

� Đáp án C

Câu 46: Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích
hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Đây là tính hướng
trọng lực hay hướng đất của thực vật.

� Đáp án B

Câu 47: Vận động nở hoa chịu sự chi phối của nhiệt độ (tính nhiệt ứng động) và ánh sáng
(quang ưng động).

� Đáp án D

Câu 48: Sự thay đổi áp suất trương nước là do thay đổi nồng độ ion K+ nội bào. Nồng độ K+
thấp, tế bào bị mất nước làm cho lá cụp lại.

� Đáp án D
Câu 49: Tính ứng động giúp cây có thể thích nghi tốt với những biến đổi từ môi trường bên
ngoài.

� Đáp án A

Câu 50: Cử động bắt mồi của thực vật là ứng động không sinh trưởng tương ứng với hiện tượng
xếp lá cây của cây trinh nữ khi có va chạm.

� Đáp án C

2. Đáp án tự luận

HƯỚNG DẪN GIẢI TỰ LUẬN

Câu 1: Sự khác biệt cơ bản giữa hướng động và ứng động:

- Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ
một hướng xác định.

- Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích
thích không định hướng.

Câu 2:

1. Hướng sáng: là sự sinh trưởng của thân (cành) cây hướng về phía ánh sáng. Ví dụ: hóa
hướng dương hướng vê phía mặt trời.

2. Hướng trọng lực (Hướng đất): Hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng của cây đối
với trọng lực. Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm. Ví dụ: chậu câu đổ
ngang, thân cây phát triển vươn lên trời.

3. Hướng hóa: Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.
Ví dụ: rễ cây phát triển vươn về phía có ổ phân bón.

4. Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước. Ví dụ: cây dừa mọc
gần bờ sông có rễ vươn ra ngoài lấy nước.

5. Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc (tường, giàn dây leo, cọc).
Ví dụ: dây mồng tơi quấn quanh cộng phát triển vươn lên trên theo cọc.

Câu 3:
1) 3 Ứng dụng về tính hướng động

- Làm đất tơi, xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.

- Tưới nước đều, nước thấm sâu, rễ đâm sâu.

- Trồng các cây leo cần các giá thể có hình theo nhu cầu làm cây cảnh nghệ thuật.

2) 2 Ứng dụng về tính ứng động:

- Hạ nhiệt độ để kéo dài thời gian ngủ của củ, hạt.

- Kích thích giống, hạt, củ nảy mầm bằng cách tăng nhiệt độ môi trường.

Câu 4: 1) Ví dụ về tính hướng động:

- Cây cẩm tú cẩu trồng trong bóng râm thì thân mọc hướng về phía có ánh sáng 🡪 hướng
sáng.

- Cây mướp được trồng cạnh một cái cọc thì một thời gian thân quấn quanh cọc mọc cao lên
🡪 hướng tiếp xúc.

- Cây bí trồng cạnh một hố ủ phân có rễ mọc hướng về vùng đó 🡪 hướng hóa.

- Cây dừa mọc gần bờ sông có rễ vươn ra ngoài lấy nước 🡪 hướng nước.

-Một hạt thóc ở trên mặt đất sau thời gian nảy mầm thì rễ đâm xuống đất 🡪 hướng trọng lực
(hướng đất).

2) Ví dụ về tính ứng động:

- Khi chạm tay vào cây hoa trinh nữ thì lá của cây cụp lại.

- Hoa mười giờ nở hoa vào buổi sáng 10h, cụp lại vào buổi tối.

- Hoa thanh long nở vào buổi tối, cụp lại vào buối sáng.

- Khi ruồi đậu vào cây bắt ruồi thì cây cụp lại nhốt ruồi bên trong.

- Hoa tulip nở phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.


Câu 5: Vai trò của tính ứng động ở thực vật: Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến
đổi của môi trường, bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Mùa đông chồi bàng cây bàng ngủ, không sinh trưởng phát triển do nhiệt độ thấp, ánh
sáng yêu. Mùa xuân ánh sáng mạnh, nhiệt độ tăng lên, thời gian chiếu sáng kéo dài làm chồi cây
sinh trưởng.

Câu 6: Tác nhân kích thích là ánh sáng đã gây ra sự tái phân bố auxin và dẫn đến hiện tượng dài
ra của thân cây. Khi bị kích thích bởi ánh sáng, auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng)
đến phía không bị kích thích (phía tối) 🡪 phía không bị kích thích (phía tối) có nồng độ auxin
cao hơn, tế bào sinh trưởng, phát triển nhanh hơn.

Câu 7:

+ Hướng động dương (Hướng thuận): Là sự vận động của cây về phía tác nhân kích thích. VD:
rễ cây phát triển hướng về phía hố phân (hướng hóa dương).

+ Hướng động âm (Hướng nghịch): Là sự vận động của cây tránh xa tác nhân kích thích. VD: Rễ
cây phát triển vươn ra xa vùng đất chúa fluorua (hướng hóa âm).

Câu 8:

1. Ứng động sinh trưởng

- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ
quan (như lá, cánh hoa…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không
định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…).

- Ví dụ: Ứng động nở hoa của hoa bồ công anh: nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối. Ứng động
của lá: lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối.

2. Ứng động không sinh trưởng

- Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào trên cơ quan thực
vật.

- Ví dụ: phản ứng cụp lá của cây trinh nữ khi có chạm vào lá.

Câu 9:

1) Quang ứng động: hoa thanh long nở vào ban đêm, tàn vào buổi sáng
2) Nhiệt ứng động: hoa nghệ tây chỉ nở ở nhiệt độ thích hợp

3) Ứng động theo mùa: chồi cây bàng ngủ vào mùa đông, sinh trưởng phát triển vào mùa
xuân.

Câu 10:

Trồng cây giá đỗ cạnh một túi phân NPK và một túi chứa fluorua. Sau một thời gian quan sát
thấy rễ cây giá đỗ mọc hướng về phía túi phân (hướng hóa dương) và tránh xa túi chứa chất độc
fluorua (hướng hóa âm).

Ứng dụng trong nông nghiệp: bón phân đầy đủ về đều nhằm giúp cây trồng phát triển tốt nhất,
tăng năng suất.

You might also like