You are on page 1of 5

CẢM ỨNG Ở TV

1. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ
một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?

Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì: - Auxin được
sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm
lượng auxin. - Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh
trưởng 2 phía thân không có sự chênh lệch lớn.

2.a, Trong các phản ứng sau phản ứng nào là hướng động, phản ứng nào là
ứng động?

1.Cây nắp ấm bắt sâu bọ.

2.Hoa dạ hương nở lúc 7 giờ tối.

3.Rễ cây lan rộng về phía có nguồn nước.

4.Hạt có thể không trao đổi chất trong một thời gian dài.

5. Thân cây sắn dây quấn quanh cây gỗ.

b, Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa động vật và thực vật về khả năng
nhận biết và phản ứng với những thay đổi của điều kiện môi trường?

a.Hướng động: 3,5

Ứng động: 1,2,4

b.

Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật

- chưa có cơ quan chuyên hóa Có cơ quan chuyên hóa là hệ thần kinh

-do hooc môn thay đổi trạng thái trương - do hoạt động của hệ thần kinh
nước của tế bào
- Phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình
-Phản ứng chậm, khó nhìn thấy, hình thức đa dạng.
thức kém đa dạng.
- Biểu hiện bằng phản xạ
- Biểu hiện bằng hướng động và ứng
động

3. Cho các hiện tượng sau: vận động khép lá, xòe lá của cây trinh nữ khi có va
chạm cơ học; vận động nở hoa của cây bồ công anh khi sáng và chạng vạng
tối.

a. Các hiện tượng trên thuộc những kiểu vận động cảm ứng nào ở thực vật?

b. Nêu sự khác nhau giữa các kiểu vận động cảm ứng đó?

a. - Ứng động sinh trưởng: vận động nở hoa của cây bồ công anh khi sáng và
chạng vạng tối..

- Ứng động không sinh trưởng: vận động khép lá, xòe lá của cây trinh nữ khi có va
chạm cơ học. .

b. Phân biệt:

Nội dung Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng

Đặc điểm Các tế bào ở hai phía đối diện nhau ở Không có sự phân chia và
cơ quan (lá, cánh hoa,...) có tốc độ lớn lên của các tế bào……
sinh trưởng khác nhau.

Cơ chế Do tác động của auxin dẫn đến sự sinh Do sự thay đổi sức trương
trưởng không đồng đều ở các bộ phận nước của tế bào chuyên hóa
trên cơ thể thực vật.......... nằm ở cuống lá......

Tính chất Biểu hiện chậm, có tính chu kỳ Biểu hiện nhanh hơn, không
biểu hiện có tính chu kỳ

4. Hãy mô tả vận động nở hoa của cây hoa Súng. Cho biết đây là hình thức
ứng động gì? Cơ chế của hiện tượng này?
Hoa súng nở vào buổi sáng, khi chiều đến chúng khép cánh lại và sẽ mở ra tiếp tục
vào sáng hôm sau. Đây là ứng động không sinh trưởng, do sự thay đổi trạng thái
trương nước của TB.

Cơ chế: + Buổi sáng: Ánh sáng và nhiệt độ tăng dần, sự trương nước không đồng
bộ ở tế bào mặt trên và mặt dưới cánh hoa => cánh hoa dẫn mở ra.

+ Buổi chiều: ánh sáng và nhiệt độ giảm dần, các TB mặt trên cánh hoa không còn
trương nước như các TB mặt dưới => cánh hoa khép dần lại

5. Phân biệt hướng động và ứng động không sinh trưởng ở thực vật? Cho một
ví dụ về ứng động không sinh trưởng và giải thích cơ chế của ứng động đó?
Cho biết hiện tượng hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn?
Hướng động Ứng động không sinh trưởng
- Là Phản ứng của cơ quan thực - Là Phản ứng của thực vật đối với tác nhân
vật đối với tác nhân kích thích từ kích thích không định hướng
một hướng xác định
- Cơ chế: Do sự sinh trưởng - Cơ chế: không phải do sinh trưởng mà do sự
không đồng đều tại hai phía của biến đổi trương nước trong tế bào và trong cấu
cơ quan. (phía bị kích thích và trúc chuyên hóa hoặc xảy ra do sự lan truyền
phía không bị kích thích) do kích thích cơ học hay hóa chất.
- Phản ứng diễn ra chậm - Phản ứng diễn ra nhanh
- VD. Tính hướng sáng của thân - VD cây trinh nữ cụp lá khi va chạm.
- Ví dụ cụp lá ở cây trinh nữ khi va chạm là sức trương nước của nửa dưới chỗ
phình ở cuống lá và gốc lá chét bị giảm do nước di chuyển sang mô lân cận

6. Trong rừng nhiệt đới có nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để
vươn lên cao, đó là kết quả của hiện tượng gì? Giải thích cơ chế gây nên hiện
tượng này.

* Đó là kết quả của hiện tượng hướng động tiếp xúc.

* Giải thích: Sự tiếp xúc đã kích thích sự phân bố auxin không đều ở hai phía (tiếp
xúc và không tiếp xúc) làm cho sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào ở phía không
tiếp xúc của tua cuốn, làm cho nó quấn quanh giá thể

7. So sánh hiện tượng cảm ứng khép lá của cây trinh nữ và hiện tượng đóng
mở khí khổng ở lá cây?
* Giống: Đều là những phản ứng của cơ thể trước tác nhân của môi trường, đều do
sự thay đổi nồng độ ion trong tế bào làm ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu làm
thay đổi sức trương nước của tế bào.
* Khác:

Khép lá cây trinh nữ Đóng mở khí khổng

Tác nhân cơ học: Vật lạ chạm vào hoá học: Lượng nước hấp thụ vào
cây nhiều hay ít

Ý nghĩa Giúp cây tự vệ, tránh bị tổn Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng →
thương cơ học. điều tiết sự thoát hơi nước của cây
phù hợp với lượng nước trong tế bào

8. Hiện tượng xếp lá cây trinh nữ khi có va chạm và hiện tượng xếp lá “thức,
ngủ” của cây có gì giống và khác nhau?

* Giống nhau: Đều thực hiện do sự thay đổi trạng thái trương nước của các tế bào
thể gối, khi tế bào trương nước lá sẽ mở, khi tế bào không trương nước lá sẽ khép
lại

* Khác nhau: - Khép lá của cây Trinh nữ: thuộc loại ứng động không sinh trưởng,
do va chạm cơ học.

- Sự xếp lá “thức, ngủ” của cây thuộc loại ứng động sinh trưởng, bởi sự thay đổi
ánh sáng theo chu kì

9. Phân biệt cử động lá ở cây trinh nữ về tác nhân kích thích,cơ chế, tính chất
biểu hiện, ý nghĩa trong 2 trường hợp sau:

- Khi va chạm cơ học


- Buổi sáng- buổi chiều

Tiêu chí Cử động buổi sáng và chiều tối Cử động lá va chạm cơ học
so sánh
Tác nhân Ánh sáng Va chạm tác động cơ học
kích thích

Cơ chế Do tác động của Auxin dẫn đến sự sinh Do sự thay đổi sức trương nước
trưởng không đồng đều ở mặt trên và của tế bào chuyển hóa (tế bào
mặt dưới của lá thể gối) nằm ở cuống lá và gốc lá
chét, không liên quan đến sựu
sinh trưởng.

Tính chất Biểu hiện chậm hơn, có tính chu kì Biểu hiện nhanh hơn, không có
biểu hiện tính chu kì

Ý nghĩa Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để Giúp lá không bị tổn thương khi
quang hợp và khép lại vào đêm để giải có tác động cơ học.
thoát hơi nước

You might also like