You are on page 1of 15

TRUYỀN TIN QUA XINÁP

I. KHẢI NIỆM XINÁP


1. Khái niệm:
Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào
thần kinh với tế bào thần kinh, giữa
tế bào thần kinh với loại tế bào khác.

2. Phân loại
Dựa vào vị trí tiếp xúc:
Xináp thần kinh - thần kinh.
Xináp thần kinh – cơ.
Xináp thần kinh - tuyến.

Dựa vào cấu tạo:


Xináp điện.
Xináp hóa học.

II. CẤU TẠO CỦA XINÁP HÓA HỌC


Gồm 3 thành phần:
Chùy xináp: Ti thể, bóng chứa chất trung gian hóa học, màng trước xináp.
Khe xináp: Khoảng cách giữa màng sau và màng trước xináp.
Màng sau: Chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP HÓA HỌC
1. Quá trình truyền tin qua xináp
Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp. (1)
Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng
axêtincôlin vào khe xináp. (2)
Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan

truyền đi tiếp. (3)

2. Quá trình phân giải tái tổng hợp các chất trung gian hóa học
Enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin.
Axêtat và côlin quay trở lại màng trước vào chùy xináp, tái tổng hợp thành axêtincôlin
chứa trong các bóng màng xináp.
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?
Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong
hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

STT Đặc điểm Tập tính bẩm sinh Tập tính học được

Tập tính học được là loại tập


Tập tính bẩm sinh là loại tập
1 Khái niệm tính được hình thành trong quá
tính sinh ra đã có.
trình sống của cá thể.

Di truyền từ bố mẹ, đặc Thông qua học tập và rút kinh


trưng cho loài. nghiệm, đặc trưng cho cá thể.
Do gen qui định, bền vững, Do quá trình hình thành các
2 Tính chất
không thay đổi, trả lời kích mối liên hệ mới giữa các
thích theo một trình tự nhất nơron, không bền vững, có
định. thể thay đổi.

3 Cở sở Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

Số lượng
4 tế bào Ít Nhiều
thần kinh

III. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT


1. Quen nhờn:
Là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời kích thích lặp lại
nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm.
2. In vết
Dễ thấy ở chim.
Sau khi mới nở, con non có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng
thấy đầu tiên.
3. Điều kiện hoá
a. Điều kiện hoá đáp ứng
Thí nghiệm:
Thức ăn + rung chuông  tiết nước bọt.
Rung chuông  tiết nước bọt.
Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương
dưới tác động của các kích thích đồng thời.
b. Điều kiện hoá hành động

Thí nghiệm:
Chuột vô tình đạp bàn đạp – có thức ăn.
Sau nhiều lần, đói - chủ động đạp bàn đạp – có thức ăn.
Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần
thưởng (hình phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
4. Học ngầm:
Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu
cầu kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được tình huống tương tự.

5. Học khôn
Học khôn là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết các tình huống
mới.
Có ở động vật có hệ thần kinh phát triển.
IV. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT
1. Tập tính xã hội
a. Tập tính thứ bậc

Trong mỗi bầy đàn đều có phân chia thứ bậc.


Đặc điểm chọn con đầu đàn: hung hăng, thắng trận trong các trận đấu.
Đặc quyền: giành quyền ưu tiên hơn về thức ăn và sinh sản.
b. Tập tính vị tha: hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh
tồn của bầy đàn.

2. Tập tính kiếm ăn


Đa số các tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa
phát triển là tập tính bẩm sinh. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập
tính.
Kiếm ăn là tập tính học được từ bố mẹ, đồng loại hoặc do kinh nghiệm bản thân.
3. Tập tính sinh sản:
Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.

4. Tập tính di cư
Thời tiết thay đổi, khan hiếm thức ăn  chim, cá, thú… di cư thông qua sự định hướng
nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình (chim, thú), thành phần hóa học của nước,
hướng dòng chảy (cá).

5. Tập tính bảo vệ lãnh thổ


Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ
nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau.
V. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT VÀO ĐỜI SỐNG VÀ
SẢN XUẤT
Trong nông nghiệp

Bắt ong chúa để gây tổ nuôi ong lấy mật  tập tính xã hội.
Làm bù nhìn, phát tiếng kêu báo động của nhiều loài chim ở ruộng nương để đuổi
chim  tập tính lãnh thổ, tự vệ và kiếm ăn của chim.
Trong chăn nuôi:

Đánh kẻng gọi cá, gọi trâu về chuồng, dùng chó chăn cừu… điều kiến hoá.

Trong an ninh quốc phòng:

Dùng ong bò vẽ đánh giặc Pháp ở Bến Tre  Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

Trong giải trí:

Khỉ làm xiếc, vẹt nói tiếng người…  Điều kiện hoá.
SINH TRƢỞNG Ở THỰC VẬT
I. KHÁI NIỆM SINH TRƢỞNG
Sinh trƣởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng
và kích thước của tế bào.

II. SINH TRƢỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƢỞNG THỨ CÂP


1. Mô phân sinh
a. Khái niệm mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng
nguyên phân.
b. Các loại mô phân sinh

2. Sinh trƣởng sơ cấp và sinh trƣởng thứ cấp


III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH TRƢỞNG Ở THỰC VẬT

Nƣớc tác động lên hầu hết các giai đoạn: nảy mầm, ra hoa, tạo quả.
Ánh sáng ngoài việc ảnh hưởng đến quang hợp cũng tác động đến sự điều tiết của
hoocmôn thực vật ảnh hưởng đến nhiều quá trình như: sự tạo lá, hình thành chồi,
hình thành hoa…
Nhiệt độ: ở mỗi giống cây khác nhau, mỗi thời kì sinh trưởng khác nhau nhiệt độ ảnh
hưởng lên sinh trưởng là khác nhau. Ví dụ: ngô sinh trưởng chậm ở 10 – 37O C, sinh
trưởng nhanh ở 37 – 44O C.
Nồng độ O2 giảm dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.
Dinh dƣỡng khoáng thiết yếu: cây thiếu nitơ sinh trưởng bị ức chế, thậm chí bị
chết, cây thiếu kali gây rối loạn các hoạt động trao đổi chất ở cây…
HOOMÔN THỰC VẬT
I. KHÁI NIỆM HOOCMÔN THỰC VẬT
1. Hoocmôn thực vật
Khái niệm: Hoocmôn thực vật (còn gọi là phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể
thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

2. Đặc điểm chung của hoocmôn


Được tạo ra ở 1 nơi, nhưng gây ra phản ứng ở 1 nơi khác. Vận chuyển theo mạch gỗ
và mạch rây.
Nồng độ thấp → biến đổi mạnh.
Tính chuyên hóa thấp.

3. Phân loại hoocmôn

II. HOOCMÔN KÍCH THÍCH


III. HOOCMÔN ỨC CHẾ

IV. TƯƠNG QUAN HOOCMÔN


Tương quan hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế: GA/AAB.
Tương quan giữa hoocmôn kích thích: Auxin/xitôkinin.
V. CÂN BẰNG HOOCMÔN
Các chất kích thích sinh trưởng thường được hình thành ở các cơ quan non, chi phối sự
hình thành cơ quan sinh dưỡng. Ngược lại, các chất ức chế sinh trưởng thường được
hình thành và tích luỹ ở các cơ quan già, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, làm già hoá
cây hay gây chết từng bộ phận hay toàn bộ cây.
Sự cân bằng hoocmôn ảnh hưởng theo quy luật: từ khi sinh ra đến khi cây chết ảnh
hưởng kích thích giảm dần và ảnh hưởng ức chế tăng dần.
VI. ỨNG DỤNG HOOCMÔN THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP
Nồng độ thích hợp:
GA ở nồng độ 5 – 40 ppm  tăng năng suất nho gấp đôi.
2, 4 D (chất diệt cỏ) ở nồng độ 5 – 10 ppm  kích thích dứa ra quả trái vụ.

Tính đối kháng, hỗ trợ giữa các hoocmôn thực vật:


AAB/GA  sự ngủ nghỉ của hạt.
AAB/xitôkinin  sự trẻ hoá và già hoá trong cây.
Auxin/xitôkinin  phân hoá mô callus, ưu thế ngọn.

Tính chọn lọc riêng biệt đối với chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ
Khái niệm: Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo
chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: Sinh trưởng, phân hóa, phát sinh
hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sinh trưởng gắn liền với phát triển và phát triển được thực hiện trên cơ sở của sinh
trưởng.

III. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA


1. Tuổi cây
Điều tiết ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Tùy giống và loài đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
Tuổi cây 1 năm được tính bằng số lá.

2. Nhiệt độ thấp
Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
Nhiệt độ xuân hoá càng thấp thì thời gian tiếp xúc càng ngắn và ngược lại.

3. Quang chu kì
Khái niệm: Quang chu kì là sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài
ngày và đêm.
Phân loại thực vật dựa vào quang chu kì

Thực chất của cây ngày dài là cây đêm ngắn.


Thực chất của cây ngày ngắn là cây đêm dài.
4. Phitôcrôm
Là sắc tố cảm nhận quang chu kì, cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng
để nảy mầm.
Ánh sáng đỏ ( = 660 nm)  kích thích
cây ngày dài ra hoa, kìm hãm cây ngày
ngắn
ra hoa.
Ánh sáng đỏ xa ( = 730 nm)  kích
thích cây ngày ngắn ra hoa, kìm hãm cây
ngày dài ra hoa.

5. Hoocmôn ra hoa
Florigen hợp chất gồm GA và antezin (kích thích sự ra mầm hoa - chất giả thiết)
là hoocmôn kích thích ra hoa.
Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen, hoocmôn này di chuyển từ lá
vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.

IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN


1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
Trong nông nghiệp: Auxin/Xitôkin  nuôi cấy mô callus  gây dựng lại một số
giống lan quý.
Ngừng tưới nước cho xoài khi đâm chồi để chồi bung ra thành chồi hoa.

2. Ứng dụng kiến thức về phát triển


Xuân hoá: biến lúa mùa đông thành lúa mùa xuân  tiết kiệm thời gian, tăng năng
suất.
Quang kì, phitôcrôm: ra hoa trái vụ.
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1. Sinh trưởng ở động vật
Là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

2. Phát triển ở động vật:


Là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các

cơ quan và cơ thể.

3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển


Sinh trưởng và phát triển có mối liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau đảm

bảo sự duy trì thế hệ của loài, thích nghi với điều kiện sống.

Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại.

II. KHÁI NIỆM BIẾN THÁI


1. Khái niệm biến thái:
là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra

hoặc nở từ trứng ra.

2. Phân loại
Phát triển không qua biến thái.

Phát triển qua biến thái.

 Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

 Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.


III. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI VÀ PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI

Phát triển Phát triển qua biến thái


Chỉ tiêu
không qua Phát triển qua Phát triển qua biến
phân biệt
biến thái biến thái hoàn toàn thái không hoàn toàn

Nhóm động Đa số ĐVCXS, Đa số côn trùng và


Một số loài côn trùng
vật rất nhiều ĐVKXS lưỡng cư

Giai
đoạn Hợp tử - phân chia – phôi – phân hoá và tạo thành cơ quan.
phôi

Đặc Con non có đặc

điểm điểm hình thái, Con non có đặc

của cấu tạo và sinh lý điểm hình thái, cấu


Con non có đặc
Giai khác hoàn toàn tạo và sinh lý gần
các điểm hình thái,
đoạn với con trưởng giống con trưởng
giai cấu tạo và sinh
hậu thành. thành.
đoạn lý giống với con
phôi Con non phát triển Con non - lột xác
trưởng thành.
thành nhộng nhiều lần thành con
thành con trưởng trưởng thành.
thành.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. NHÂN TỐ BÊN TRONG
1. Giới tính
Trong cùng một loài, sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có thể khác
nhau.
Thường thì con cái có tốc độ lớn nhanh và sống lâu hơn.

2. Các hoocmôn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của động vật có
xƣơng sống

Hoocmôn Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí

Kích thích phân chia tế bào và tăng kích


Hoocmôn
sinh thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.
Tuyến yên
trƣởng Kích thích phát triển xương.
(GH)

Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích


Tirôxin Tuyến giáp thích quá trình sinh trưởng và phát triển
bình thường của cơ thể.

Ơstrôgen Buồng Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở


(ở nữ) trứng giai đoạn dậy thì nhờ:

+ Tăng phát triển xương.


Hoocmôn
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành
sinh dục Testostêr
Tinh các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
ôn (ở
hoàn Riêng testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng
nam)
hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.

3. Các hoocmôn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của động vật không
xƣơng sống
Nơi sản
Hoocmôn Tác dụng sinh lí
xuất
Tuyến Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng
Ecđixơn
ngực và bướm.

Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế
Juvenin Thể allata
quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
II. NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
1. Thức ăn
Là nhân tố quan trọng nhất.
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số
lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh
dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.
Ví dụ: Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh…

2. Nhiệt độ
Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường
thích hợp.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển
của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt.
Ví dụ: cá rô phi lớn nhanh ở nhiệt độ 30oC, nếu nhiệt độ hạ xuống 16 – 18oC chúng
ngừng lớn và ngừng đẻ…

3. Ánh sáng
Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D  chuyển hoá canxi
hình thành xương.
Những ngày trời lạnh, động vật mất nhiệt  phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm
mất nhiệt.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
VÀ NGƢỜI
1. Cải tạo giống
Chọn lọc nhân tạo.
Lai giống.
Công nghệ phôi.

2. Cải thiện môi trƣờng sống của động vật


Chế độ dinh dưỡng.
Chuồng trại.
Vệ sinh…

3. Cải thiện chất lƣợng dân số


Nâng cao đời sống.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng.
Luyện tập thể dục thể thao.
Tư vấn di truyền.
Ngăn ngừa các tệ nạn xã hội…

You might also like