You are on page 1of 10

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: SINH HỌC 11


(Kèm theo Công văn số 636/SGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2022 của Sở GDĐT Quảng Nam)
I. TRẮC NGHIỆM
1. Nhận biết được động vật đại diện, đặc điểm cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh.
=> Bài 26

Hệ thần kinh dạng ống:


Đại diện: Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
→ Hệ thần kinh được bảo vệ bởi khung xương và hộp sọ.
Cấu tạo hệ thần kinh dạng ống ở người: Cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo làm hai
phần rõ rệt:

Trong quá trình tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật, một số rất lớn các tế bào thần kinh tập trung
lại thành một ống nằm ở phía lưng của con vật để tạo thành hệ thần kinh trung ương.
Hệ thần kinh trung ương ở động vật có hệ thần kinh dạng ống phân hoá thành hai bộ phận não bộ
và tuỷ sống: Não bộ nằm trong hộp sọ. Trong quá trình tiến hoá, não bộ dần hoàn thiện và chia
thành các phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Mỗi phần đảm
nhận các chức năng khác nhau. Bán cầu đại não ngày càng phát triển đóng vai trò quan trong trong
việc điều khiển các hoạt động của cơ thể. Tuỷ sống nằm trong xương sống.
Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ(tiếp nhận và trả lời các kích thích)
Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều
kiện do có một số tế bào thần kinh nhất định tham gia.
Các phản xạ phức tạp thưởng phản xạ có điều kiện và do một số lượng lớn tế bào tham gia, đặc
biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.
Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi
trường.
2. Nhận biết được khái niệm xináp, các kiểu xináp, các thành phần cấu tạo xináp hóa học.
=> Bài 30
Khái niệm: Xináp là điện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần
kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...)
Các kiểu: 2 kiểu –xinap hóa học, -xinap điện
Cấu tạo:

3. Nêu được đặc điểm của tập tính bẩm sinh, tập tính học được ở động vật.
Các loại tập tính:
- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền
từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Ví dụ: Nhên chăng tơ, thú con bú sữa mẹ
- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua
học tập và rút kinh nghiệm.
Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
- Tập tính hỗn hợp: bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh. Ví dụ: Mèo bắt chuột.
4. Nhận biết được nội dung của một số hình thức học tập ở động vật.
=> Bài 32
Các hình thức học tập của động vật:
- Quen nhờn:là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích
thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.
- In vết:là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên.
Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.
- Điều kiện hóa:
+ Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác
động của các kích thích kết hợp đồng thời. Ví dụ: thí nghiệm của Paplop
+ Điều kiện hóa hành động: Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó
động vật chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó.
- Học ngầm:là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì
kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.
Học khôn: là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.
5. Vận dụng được kiến thức về các dạng tập tính để xác định được các ví dụ về tập tính bẩm
sinh và tập tính học được của động vật.
=> bài 31
(Tham khảo)
Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:
- Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu
bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau
một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự
đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ). =>
bẩm sinh
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao). => bẩm sinh
- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đường dừng lại. => học
đc
- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền
từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua
học tập và rút kinh nghiệm.
Tham khảo 2:
Ví dụ về tập tính bẩm sinh:
- Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình.
- Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên
cây để lột xác.
- Gà trống gáy vào mỗi sớm.
- Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.
- Chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ.
- Cá chuối bố mẹ chăm sóc cá chuối con.
- Gấu bắc cực ngủ đông.
Ví dụ về tập tính học được:
- Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.
- Sư tử non học tập để săn mồi
- Khỉ con học cách leo trèo.
- Chim non học tập để có thể bay
- Trên các đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.
- Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.
- Rái cá học cách “xây đập nước” để ở.
6. Nêu được khái niệm, đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì?
* Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân
sinh đỉnh.
* Đặc điểm: - Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm
- Làm tăng chiều dài của thân và rễ
- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra.
Sinh trưởng thứ cấp là gì?
*Sinh trưởng thứ cấp là quá trình sinh trưởng ở thực vật do sự phân chia của các mô phân
sinh bên làm thực vật phát triển thân, rễ theo chiều ngang (làm nó to ra).
*Đặc điểm: Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.
- Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ
7. Nhận biết được các loại mô phân sinh ở các lớp thực vật.
=> Bài 34
8. Nhận biết được các loại hoocmôn thực vật dựa vào tác dụng sinh lý của chúng.
=> Bài 35
Hoocmon kích thích (chú ý vào mục tác động là tác động sinh lý)

Hoocmon ức chế (tham khảo)


* Êtilen
- Êtilen được sinh ra ở lá già, hoa già, quả chín.
- Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự
phân hóa giới tính, ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn nở bên và sinh trưởng chiều ngang,
tăng cường tốc độ hóa già, kích thích sự hình thành rễ và lông hút
- Vai trò sinh lí của êtilen: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí
khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.
* Axit abxixic (AAB)
- ABA được sinh ra ở các cơ quan đang hoá già.
- Liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.
- AAB kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm sức các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào
trạng thái ngủ nghỉ.
9. Kể tên được hoocmôn kích thích, hoocmôn ức chế sinh trưởng ở thực vật.
Hoocmôn kích thích: Auxin(AIA- axit inđôl axetic), Giberelin (GA), Xitokinin
Hoocmôn ức chế: Etilen, Axit abxixic (ABA/AAB)
10. Nhận biết được khái niệm phát triển ở thực vật có hoa.
Khái niệm: phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu trình sống
bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và mô, phát sinh hình
thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt).
11. Liệt kê được các nhân tố chi phối sự ra hoa ở thực vật.
=> bài 36 trang 144, đọc lại, họ biểu liệt kê nhưng cứ đọc cho chắc ””
Tuổi của cây, Nhiệt độ thấp và Quang chu kì (included Phitocrom), Hoocmon ra hoa
12. Biết được khái niệm về các kiểu phát triển ở động vật, phân loại, đại diện của các kiểu phát
triển ở động vật.
=> bài 37
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do
tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và
phát sinh hình thái cơ thể.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra
hoặc nở từ trứng ra.
*Khái niệm về các kiểu phát triển
Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình
thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. (Giai đoạn phôi thai và sau sinh)
Đa số động vật có xương sống (bò sát, chim, thú) và rất nhiều loài động vật không xương sống.
Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển mà con non (ấu trùng) có các đặc điểm hình thái, cấu
tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái: - Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu
trùng phát triển chưa hoàn thiện (gần giống với con trưởng thành), trải qua nhiều lần lột xác ấu
trùng biến đổi thành con trưởng thành
- Gặp ở một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián.
Phát triển qua biến thái hoàn toàn
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có
hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu
trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư…
13. Biết được nơi sản xuất và tác dụng sinh lý của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của động vật có xương sống.
=> bài 38
14. Xác định được hậu quả của việc thừa hoặc thiếu các loại hoocmôn đối với sinh trưởng và
phát triển của động vật có xương sống.
*Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.
+ Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé nhỏ.
+ Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng → Người khổng lồ.
*Trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém,
não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp vì: Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu
tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém.
Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí
tuệ kém phát triển.
*Tinh hoàn là bộ phận sản sinh ra hoocmôn testostêron. Testostêron kích thích quá trình sinh
trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Khi cắt bỏ tinh hoàn ở gà trống cong,
hoócmôn này không tiết ra dẫn đến mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng
sinh dục.
Ở lưởng cư, tiroxin gây biến thái từ nòng nọc sáng ếch.
15. Vận dụng hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật để giải thích một
số ví dụ có trong thực tế.
* tự đọc sách (bài 39)
16. Nhận biết được thực vật đại diện của các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, đặc điểm
của sinh sản vô tính ở thực vật.

=> Đọc thêm sách bài 41


Đặc điểm của sinh sản vô tính ở thực vật:
- Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục
của loài.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái,
con cái giống nhau và giống cây mẹ.
17. Xác định được mục đích của các bước trong phương pháp nhân giống ghép cành ở thực vật.
*Ghép cành:
– Dùng dao sắc cắt vát, gọn và sạch gốc ghép và cành ghép để bề mặt tiếp xúc của cành
ghép áp thật sát vào mặt vát của gốc ghép
– Bỏ tất cả lá trên cành ghép và khoảng 1/3 số lá trên gốc ghép. => Vì ==> Phải cắt bỏ hết lá
ở cành ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các
tế bào cành ghép, nhất là các mô phân sinh.
– Buộc thật chặt cành ghép vào gốc ghép để dòng mạch gỗ dễ dàng đi từ mạch gỗ gốc ghép
lên cành ghép. ==> Vì: ==> Phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép để mô
dẫn (mạch gô và mạch rây) dễ nối liền với nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất
dinh dưỡng từ gốc ghép đên được tế bào của cành ghép hoặc mất ghép được dễ dàng.
18. Xác định được ưu điểm và hạn chế của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
Uu điểm: + Nhân nhanh giống cây trồng.
+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.
+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành
chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loại) của cành.
+ Tạo giống cây sạch bệnh
+ Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩms
+ Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.
+ Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
Nhược điểm: – Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa
– Cây không có rễ cọc nên yếu
– Không tạo được nhiều cây( đối với pp chiết cành)
II. TỰ LUẬN
1.Vận dụng được kiến thức để trình bày và giải thích các nội dung về quá trình hình thành hạt
phấn, túi phôi, quá trình thụ tinh kép ở thực vật hạt kín.
1.
+ Hình thành hạt phấn:
TB trong bao phấn (2n) GP tạo 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi bào tử đơn bội (n) NP 1 lần tạo 2
tế bào không cân đối (1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng), được bọc chung trong 1
màng có vách dày gọi là hạt phấn.

+Hình thành túi phôi;

Tế bào noãn (2n) GP tạo 4 tế bào (n), 3 TB tiêu biến và 1 tế bào NP liên tiếp 3 lần tạo 8 tế bào
(n), nằm trong 1 túi chung gọi là túi phôi (gồm 3 tế bào đối cực, 2 nhân phụ, 1 tế bào trứng, 2
tế bào kèm).

+Thụ tinh:
*/KN:là sự kết hợp nhân giao tử đực và nhân của tb trứng trong túi phôi hình thành nên hợp tử.
*/Quá trình thụ tinh:
- Khi hạt phấn rơi trên đầu nhuỵ, TB sinh dưỡng phân hóa thành ống phấn, sinh trưởng dọc
theo vòi nhụy, xâm nhập qua lỗ noãn đến túi phôi và giải phóng 2 giao tử đực
+ 1 giao tử đực kết hợp với noãn cầu (TB trứng)  hợp tử (2n).
+ 1 giao tử đực kết hợp với nhân cực (2n)  nội nhũ (3n) (Nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng
nuôi phôi).
Hiện tượng cả 2 giao tử đực đều tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn cầu và nhân
cực để hình thành hợp tử và tế bào tam bội gọi là thụ tinh kép (chỉ có thực vật hạt kín).
Câu hỏi:
1. Vì sao sự thụ tinh ở TV hạt kín gọi là TT kép. Ý nghĩa TT kép.
2. Vì sao nói sự thụ tinh ở TV hạt kín là tiến hóa nhất trong giới TV
Vì:
- Cả 2 giao tử đực (2 tinh tử) tham gia TT: 1 tinh tử kết hợp với TB trứng tạo hợp tử (2n), 1
tinh tử kết hợp với nhân phụ hình thành tế bào tam bội (3n)
- Sự thụ tinh kép tạo TB tam bội (3n), hình thành nội nhũ  để cung cấp chất dinh dưỡng cho
sự phát triển của phôi và thời kỳ đầu của cá thể mới

2. Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
2. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐV:
Hình thức sinh Phương thức tạo ra cơ thể mới Nhóm sinh vật
sản
1. Phân đôi Tế bào phân chia đơn giản tế bào chất và Động vật đơn bào và giun dẹp
nhân tạo thành 2 cơ thể
2. Nảy chồi Cơ thể mẹ có phần phát triển hơn phần Ruột khoang, thuỷ tức.
khác tạo chồi, chồi tách khỏi cơ thể mẹ
hình thành cơ thể mới
3. Phân mảnh Cơ thể tách thành những mảnh vụn, qua Bọt biển,
phân bào nguyên nhiễm và phát triển Giun dẹp
thành cơ thể mới
4. Trinh sinh Giao tử cái (n) không được thụ tinh Loài chân đốt (ong, kiến, rệp),
nguyên phân và phát triển thành cơ thể một số loài cá, lưỡng cư, bò
mới (n) sát

3. Trình bày được ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính ở động vật.
3. Những ưu điểm và hạn chế của SSVT:
- Ưu điểm:
+ Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh con cháu vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể
thấp
+ Tạo số lượng lớn con cháu giống nhau trong thời gian ngắn
+ Tạo các cá thể mới giống hệt nhau và giống hệt cá thể gốc.
+ Tạo các cá thể thích nghi môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển
nhanh
- Hạn chế: Do tạo ra các thế hệ con cháu có đặc điểm di truyền ổn định nên khó thích nghi khi
điều kiện sống thay đổi → Chết hàng loạt
- Hết -

You might also like