You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC LỚP 11

1. Khái niệm hô hấp ở động vật. Kể tên các hình thức hô hấp ở các nhóm động vật.
- Khái niệm: Hô hấp là tập hợp các quá trình, trong đó cơ thể lấy o2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất
trong tb và giải phóng năng lượng (gồm nhiệt và ATP) cho các hoạt động sống, đồng thời thải co2 ra ngoài;
bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong.
- Các hình thức hô hấp ở các nhóm động vật:
+ Hô hấp qua bề mặt cơ thể: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp,...
+ Hô hấp qua hệ thống ống khí: côn trùng
+ Hô hấp bằng mang: cá
+ Hô hấp bằng phổi: bò sát, chim, thú,...
2. Vai trò của gan trong điều hoà nồng độ đường huyết.
- Nếu glucose trong máu tăng: tuyến tụy tiết ra insulin cho gan nhận và chuyển glucose thành glicogen dự trữ,
đồng thời làm cho các tế bào cơ thể tăng nhận và sd glucose
- Nếu glucose trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra glucagon chuyển glicogen ở gan thành glucose đưa vào máu
3. Khái niệm vận tốc máu, huyết áp. Cơ chế hoạt động của tim.
- Khái niệm V máu: là tốc độ máu chảy trong 1s
- Khái niệm huyết áp: là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
- Cơ chế hoạt động của tim: Tim có khả năng hoạt động tự động nhờ hệ dẫn truyền tim: nút xoang nhĩ, nút nhĩ
thất, bó His và mạng Puockin
Chu kì hđ: pha co tâm nhĩ (0,1s)- pha co tâm thất (0,3s)- pha dãn chung (0,4s)
4. Khái niệm hướng động, ứng động. Cho ví dụ về ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng. Cho biết nguyên
nhân gây vận động lá cây trinh nữ, sự đóng mở khí khổng.
- Khái niệm hướng động: là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng
xác định
- Khái niệm ứng động: là phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng

- Vd ứng động sinh trưởng:

+ Ứng động nở hoa: Hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối.

+ Ứng động của lá: Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối.

- Vd ứng động k sinh trưởng

+ phản ứng cụp lá của cây trinh nữ →→ Nguyên nhân: sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di
chuyển vào các mô bên cạnh.

+ Ví dụ: phản ứng đóng mở khí khổng của lá →→ Nguyên nhân: do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào
khí khổng: khí khổng mở khi no nước, đóng khi mất nước

5. Khái niệm cảm ứng ở động vật. Khái niệm một số hình thức học tập ở động vật (quen nhờn và học ngầm).
- Khái niệm cảm ứng ở đv: là phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển
- Khái niệm quen nhờn: là hình thức học tập đơn giản nhất. ĐV phớt lờ, k trả lời các kích thích lặp đi lặp lại
nhiều lần nếu chúng không kèm theo nguy hiểm
- Khái niệm học ngầm: là kiểu học k có ý thức, k bt rõ đã học được. sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái
hiện lại giúp đv giải quyết những tình huống tương tự.
6. Sinh trưởng ở thực vật: khái niệm, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp, các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh
trưởng ở thực vật (nhiệt độ và ánh sáng)
- Khái niệm sinh trưởng ở tv: là sự gia tăng về kích thước (chiều dài bề mặt, V…) của cơ thể do tăng số lượng
và kích thước tb

Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm Là sự sinh trưởng của thân, rễ theo Là sự sinh trưởng theo chiều
chiều dài ngang của thân và rễ

Nguyên nhân, Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh Do hoạt động nguyên phân của
cơ chế mô phân sinh bên

Đối tượng Tv 1 lá mầm và tv 2 lá mầm thân non Tv 2 lá mầm

- Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng ở tv:
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của
cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C
+ Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa, sự biến đổi hình thái của cây
7. Khái niệm phát triển ở thực vật. Liệt kê những nhân tố chi phối sự ra hoa. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và
phát triển ở thực vật.
- Khái niệm phát triển ở tv: là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm sinh trưởng, phân
hóa, phát sinh hình thái tao cơ quan
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển:
+ Có quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống của tv
+ Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự biến đổi về chất lượng của hoa, quả, hạt
8. Đặc điểm hoocmôn thực vật. Vai trò sinh lí của Gibêrelin và Etylen.
- Đặc điểm hoocmon tv:
+ Được tạo ra ở 1 nơi nhưng gây ra p/ứ ở nơi khác
+ Được vẫn chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
+ Với nồng độ rất nhỏ gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
+ Tính chuyên hóa thấp hơn hoocmon đv
- Tác dụng sinh lí GA:
+ Kích thích phân chia và phân hoá TB làm thân mọc dài ra, lóng vươn dài
+ Phá trạng thái ngủ, nghỉ của hạt
+ Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt
+ Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ
+ Tác dụng sinh lí etilen:
+ Thúc đẩy quá trình chín của quả
+ Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân củ
+ Gây rụng lá, quả
9. Khái niệm phát triển động vật, phát triển không qua biến thái.
- Khái niệm phát triển đv: là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái tạo cơ quan
- Phát triển không qua biến thái:

+  là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

+ Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái.

+ Gồm 2 gđ: gđ phôi thai và gđ sau sinh

+ con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.

10. Hoocmôn Tirôxin và hoocmôn sinh trưởng (GH) : nơi sản sinh và vai trò sinh lí.
-Hoocmon Tiroxin:
+Nơi sản sinh: tuyến giáp
+Vai trò:
/ Kích thích chuyển hóa ở tế bào
/ Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
-Hoocmon GH:
+Nơi sản sinh: tuyến yên
+Vai trò:
/ Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào
/ Kích thích phát triển xương
11. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật: thức ăn và nhiệt độ.

- Nhiệt độ:

+ Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

+ Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, nhất là động vật
biến nhiệt.

-Ánh sáng:

+ Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể.

+ Tia tử ngoại có tác dụng biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi
hình thành xương.

12. Sinh sản hữu tính ở thực vật: khái niệm, đặc trưng, quá trình thụ tinh, hình thành hạt và quả.
- Khái niệm: là sinh sản có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử phát triển thành cơ thể
mới
- Đặc trưng:
+ Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực và giao tử cái
+ Luôn có sự trao đổi tái tổ hợp của 2 bộ gen
+ Luôn gắn với giảm phân để tạo giao tử
+ Ưu việt hơn sinh sản vô tính:
/ Tăng khả năng thích nghi của con người với môi trường sống luôn biến đổi
/ Tăng sự đa dang di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa

-Thụ tinh

+ Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử (2n) khởi
đầu cho phôi của cá thể mới.

+Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo thành ống phấn.

+Trong ống phấn có chứa nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản. Khi tới lỗ noãn thì chỉ còn nhân sinh sản và nhân
sinh dưỡng mất đi. Nhân sinh sản nguyên phân một lần cho hai giao tử đực.

– Giao tử đực 1 (n) kết hợp với trứng (noãn cầu) (n) -> hợp tử (2n) -> hạt.

– Giao tử đực 2 (n) kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) -> hợp tử (3n) -> phôi nhũ

-Hình thành hạt

+ Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát tiển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam
bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ).

+ Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây 1 lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm).

- Hình thành quả

+ Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi
là quả đơn tính.

+ Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu
sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.

13. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

- Phân đôi

+ Đại diện: Động vật đơn bào và giun dẹp.

+ Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân bằng cách tạo ra eo thắt.

- Nảy chồi

+ Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.

+ Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con.

- Phân mảnh

+ Đại diện: Bọt biển, giun dẹp


+ Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.

- Trinh sinh

+ Đại diện: Có ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có hiện tượng trinh
sinh.

+ Đặc điểm: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể
mới có bộ NST đơn bội.

14. Sinh sản hữu tính ở động vật : khái niệm, quá trình, đẻ trứng và đẻ con.
- Khái niệm: là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn
bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

- Quá trình:

+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng:

+ Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử).

+ Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới

- Động vật đẻ trứng: cá, lưỡng cư, bò sát, ếch nhái.

- Động vật đẻ con: tất cả thú (trừ thú Mỏ vịt).

You might also like