You are on page 1of 7

Trườ ng THPT Nguyễn Hữ u Huâ n Đề cương sinh 11 cơ bả n

Bài 36: PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT.

I. Phát Triển Là gì?

- Sinh trưởng.

- Phân hoá tế bào .

- Biến đổi hình thái (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).

II. Những nhân tố chi phối sự ra hoa

1. Tuổi của cây

- Phụ thuộc tính di truyền của giống cây.

- Khi hội đủ điều kiện như: (tỉ lệ C/N, tương quan HM...) → cây sẽ ra hoa (ví dụ cây cà chua - h36).

2. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ

a. Nhiệt độ thấp

- Đó là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ thấp nhưng vẫn lớn hơn Ooc (hiện tượng xuân hóa).

- Nhiều loài cây chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông, hoặc xử lí hạt ở nhiệt độ thấp (Nếu
gieo mùa xuân)

▲ Làm thế nào để biến cây hai năm ra hoa trong một năm ?

▲ Hiện tượng xuân hóa có liên quan gì đến phân bố cây trồng theo vùng miền ?

b. Quang chu kỳ

- Là sự ra hoa phụ thuộc vào mối tương quan giữa ngày và đêm→ Chia thực vật làm 3 nhóm

+ Cây ngày dài (lúa mạch, lúa mì, hành, cà rốt, thanh long…) chỉ ra hoa khi thời gian chiếu
sáng hơn 12h.

+ Cây ngày ngắn ( cà phê, mía, cà tím..) chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng nhỏ hơn 12h.

+ Cây trung tính ra hoa cả trong điều kiện ngày dài và ngày ngắn.

▲ Hãy cho biết vài trò của việc thắp đèn cho vườn thanh long và vườn mía trong mua thu ?

▲ Người ta tiến hành thí nghiệm sau :

- Cây ngày ngắn

+ 10h chiếu sáng , 14h trong tối  cây ra hoa

+ 10h chiếu sáng, 10h trong tối  cây không ra hoa

+ 14h chiếu sáng, 14h trong tối  cây ra hoa

[1]
Trườ ng THPT Nguyễn Hữ u Huâ n Đề cương sinh 11 cơ bả n

- Cây ngày dài

+ 15h chiếu sáng , 9h trong tối  cây ra hoa

+ 15h chiếu sáng, 15h trong tối  cây không ra hoa

+ 9h chiếu sáng, 9h trong tối  cây ra hoa

Từ thí nghiệm trên hãy cho biết nhân tố nào chi phối sự ra hoa của cây ?

c. Phitôcrôm

- Là một loại prôtêin hấp thụ ánh sáng.

- Tồn tại thành hai dạng

+ Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ (660nm)

+ Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa (730nm)

- Kích thích hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.

4. Hoocmôn ra hoa florigen

- Hình thành trong lá cây

- Vận chuyển đến đỉnh sinh trưởng → kích thích ra hoa.

▲ Người ta tiến hành cột cành cây ra hoa với cành cây chưa tới thời kỳ ra hoa, kết quả cả hai cây
đều ra hoa. Hãy giải thích hiện tượng trên ?

III. Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển

Đây là mối quan hệ tương tác. ST làm tiền đề điều kiện của phát triển, sự thay đổi về lượng
nhiều hay ít đều đi đôi với sự biến đổi về chất của cơ thể hay bộ phận. Phát triển bao hàm sự sinh
trưởng và trên cơ sở sự sinh trưởng. Khi các quá trình sinh lý, sinh hoá thay đổi nghĩa là trao đổi
chất thay đổi thì quá trình sinh trưởng thay đổi.

IV. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển

1. Sinh trưởng

- Trồng trọt : kích thích hạt nảy mầm, giâm và chiết cành, hiện tượng mọc vống.

- Công nghiệp : sản xuất bia.

2. Phát triền

- Luân canh, xen canh, chuyển, gối vụ cây trồng.

- Trồng cây theo vùng địa lí.

[2]
Trườ ng THPT Nguyễn Hữ u Huâ n Đề cương sinh 11 cơ bả n

B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

i. khái niệm sinh trưởng và phát triển Ở động vật

- Sinh trưởng: Tăng kích thước khối lượng cơ thể.

- Phát triển: Biến đổi cấu trúc, phát sinh hình thái, chức năng sinh lý (phát triển bao gồm sự sinh
trưởng phân hoá và phát sinh hình thái chức năng sinh lý).

- Sinh trưởng và phát triển: Từ khi có hợp tử → trưởng thành.

II. phân loại sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển của động vật gồm các hình thức

+ Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái gồm có:

Biến thái hoàn toàn.

Biến thái không hoàn toàn.

Các kiểu ST và Ví dụ Đặc điểm


PT

- Con non có đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống
con trưởng thành.
Không qua biến Người, voi, khỉ ...
thái - Con non PT dần lên mà không qua biến thái để trở thành
con trưởng thành.

- Ấu trùng (hoặc sâu), có hình thái, cấu tạo, sinh lí khác con
trưởng thành. Qua nhiều lần lột xác và giai đoạn trung gian.
Qua biến thái Bướm, tằm, muỗi. ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
hoàn toàn

Qua biến thái Châu chấu, Tôm, ... - Ấu trùng có có đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lí gần
không hoàn giống con trưởng thành. Qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến
toàn đổi thành con trưởng thành.

[3]
Trườ ng THPT Nguyễn Hữ u Huâ n Đề cương sinh 11 cơ bả n

▲ Hãy giải thích sâu bướm thì phá hại mùa màng, còn bướm trưởng thành thì không ?

Bài 38: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG
VẬT

I. Nhân tố bên trong

1. Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

Tên HM Cơ quan sản Vai trò


xuất

- Kích thích phân chia tế bào .

HMST Yên - Tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp prôtêinôtêin.

- Kích thích phát triền xương.

- Kích thích chuyển hoá tế bào .

Tirôxin Giáp - Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ
thể

- Kích thích sinh trưởng, phát triển mạnh giai đoạn dậy thì:

Testostêron (tinh hoàn) → Tăng phát triển xương

→ Phân hoá tế bào

ơstrôgen (buồng trứng) → Đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

→Testôstêron tăng tổng hợp prôtêinôtêin.

Hoocmôn Hàm lượng Tác động

Tuyến yên Hoocmon sinh trưởng ít Người bé nhỏ

(Giai đoạn non)


Hoocmon sinh trưởng nhiều Người khổng lồ

Tuyến giáp (giai Thiếu Tirôxin Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ thấp,
đoạn non) chịu lạnh kém, ảnh hưởng tới sự rụng đuôi

[4]
Trườ ng THPT Nguyễn Hữ u Huâ n Đề cương sinh 11 cơ bả n

của nòng nọc.

Tuyến sinh dục đực Thiếu Testostêrôn Gà trống phát triển không bình thường

▲ Tại sao gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn thì mào nhỏ, không cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh
dục?

CHƯƠNG IV. SINH SẢN

A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

I. Khái niệm chung về sinh sản

- Sinh sản là quá trình tạo ra các cá thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài.

- Các kiểu sinh sản: sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.

II. Sinh sản vô tính ở thực vật

1. Khái niệm:

Là kiểu sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và cái (không có sự tái tổ hợp di
truyền), con cái giống nhau và giống mẹ.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

Các hình thức Đặc điểm Một số ví dụ ở thực vật

Cơ thể mẹ tự phân thành các phần, Loài tảo Chlorella S2 tế bào mẹ  4 tế


mỗi phần  cá thể mới. bào con
Giản đơn

Cơ thể mới được sinh ra từ bào tử, bào


tử lại được hình thành trong túi bào tử Rêu, dương xỉ.
Bào tử từ thể bào tử.

Rễ Khoai lang (rễ củ)

[5]
Trườ ng THPT Nguyễn Hữ u Huâ n Đề cương sinh 11 cơ bả n

Thân củ (khoai tây), thân rễ (cỏ gấu),


Thân thân bò (rau má), căn hành (hành,
Sinh dưỡng Cơ thể mới đựơc sinh ra từ một bộ tỏi...)
tự nhiên phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

Lá Lá thuốc bỏng

Ưu điểm: Cơ thể con giữ nguyên tính di truyền của cơ thể mẹ nhờ quá trình
nguyên phân.
Nhận xét
Nhược điểm: Không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ nên cá thể
con kém thích nghi khi điền kiện sống thay đổi.

3. Phương pháp nhân giống vô tính

- Giữ nguyên các đặc tính di truyền của cây mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

- Rút ngắn được thời gian phát triển của cây, sớm cho thu hoạch.

a. Ghép chồi và ghép cành:

b. Chiết và giâm cành

c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:

- Điều kiện: Vô trùng

- Cơ sở khoa học: Dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật

- Ý nghĩa:

+ Vừa bảo đảm được các tính trạng di truyền mong muốn vừa đưa lại hiệu quả kinh tế cao như nhân
nhanh với số lượng lớn cây giống nông lâm nghiệp quí…

+ Tạo giống cây sạch bệnh.

+ Phục chế giống cây quí.

+ Đồng nhất về mặt dt.

4. Vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và con người.

a. Đối với thực vật

- Giúp cây duy trì nòi giống.

- Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân củ, thân rễ, căn hành.

[6]
Trườ ng THPT Nguyễn Hữ u Huâ n Đề cương sinh 11 cơ bả n

- Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.

b. Đối với con người trong nông nghiệp

- Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.

- Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Phục chế được các giống cây trồng quí đang bị thoái hoá.

- Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.

* Chú ý: Phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính và vô tính ở thực vật.

[7]

You might also like