You are on page 1of 2

ÔN TẬP SINH HỌC CUỐI NĂM

Câu 1: Phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh? (Khái niệm, cơ sở thần kinh,
tính chất đặc điểm, ví dụ).
Tiêu chí Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Khái niệm - là loại tập tính sinh ra đã có. - là tập tính được hình thành trong
quá trình sống của động vật.
Cơ sở - Chuỗi các phản xạ không điều kiện. - Chuỗi các phản xạ có điều kiện.
thần kinh
Tính chất - Bẩm sinh đặc trưng cho loài. - Có được thông qua học tập và rút
đặc điểm kinh nghiệm, mang tính cá nhân.
- Do gen di truyền quy định - Không do gen di truyền quy định
→ di truyền, bền vững, khó dễ thay → không di truyền, không bền vững,
đổi. dễ thay đổi.
- Số lượng ít, theo một trình tự nhất - Số lượng nhiều, phản ứng đa dạng
định đối với một tác nhân kích thích. đối với một tác nhân kích thích.
Ví dụ Tập tính chăn tơ, bắt mồi ở nhện. Học tập, làm việc, lao động ở người.

Câu 2: Phân biệt các loại mô phân sinh? (Vị trí phân bố, vai trò, có ở loại thực vật).
Tiêu chí Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên Mô phân sinh lóng
Vị trí Tại đỉnh thân (chồi Phân bố theo hình trụ Tại các mắt lóng.
phân bố đỉnh, chồi nách); đỉnh và hướng ra phân ngoài
rễ. của thân và rễ (tầng
sinh bần và tầng sinh
gỗ).
Vai trò Tạo ra sự sinh trưởng so Tạo sự sinh trưởng thứ Tạo sư sinh trưởng sơ
cấp, gia tăng chiều cao, cấp, làm tăng độ dày, cấp, tăng chiều dài của
chiều dài của thân và rễ. đường kính của thân và lóng.
rễ.
Có ở loại Có cả thực vật một lá Chỉ có ở cây 2 lá mầm. Chỉ có ở cây 1 lá mầm.
thực vật mầm và hai lá mầm.

Câu 3: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Tiêu chí Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp
Khái niệm Là sinh trưởng của thân và rễ theo Là sinh trưởng của thân và rễ theo bề
chiều dài. ngang của cây thân gỗ.
Loại cây Cây một lá mầm, phần chóp thân còn Cây hai lá mầm (thân gỗ).
non của cây hai lá mầm.
Nơi Mô phân sinh đỉnh. Mô phân sinh bên (tầng sinh vỏ và
sinh trưởng tầng sinh mạch).
Kích thước Bé. Lớn.
thân
Quá trình Tăng chiều dài của thân và rễ. Tăng đường kính của thân và rễ, tạo
sinh trưởng ra lượng lớn gỗ.
Thời gian Một năm. Nhiều năm.
sống của
cây
Câu 4: Hoocmon thực vật là gì? Đặc điểm chung của hoocmon thực vật.
- Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết các
hoạt động sống của cây.
- Đặc điểm:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ thấp gây ra biến đổi mạnh mẽ trong cơ thể.
+ Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so hoocmon ở động vật bậc cao.

Câu 5: Phân biệt cây ngày ngắn, cây ngày dài, cây trung tính.
 Cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, cuối thu và mùa đông.
Ví dụ: Phần lớn thực vật nhiệt đới như cà phê, chè, lúa, mía, thuốc lá, cúc, đậu tương.
 Cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày dài, ở cuối xuân đầu hè (thời gian chiếu sáng
trong ngày lớn hơn hoặc bằng 14 giờ).
Ví dụ: Phần lớn cây ôn đới, rau vila, lúa đại mạch, lúa mì, cỏ ba lá, râm bụt.
 Cây trung tính ra hoa không phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hóa và quang chu kì.
Ví dụ: Hướng dương, đậu cô ve, dưa chuột, cà chua...

Câu 6: Hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật có xương sống.
Các loại Nơi sinh sản Tác dụng
hoocmon
Hoocmon Tuyến yên. - Kích thích phân chia tế bào, tăng kích thước tế bào do tăng
sinh trưởng tổng hợp protein.
- Kích thước phát triển xương làm cho xương dài ra và to ra.
Tiroxin Tuyến giáp. - Kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh
trưởng, phát triển bình thường của cơ thể, gây biến thái từ
nòng nọc thành ếch.
Ơstrogen Buồng trứng. - Kích thích sinh trưởng, phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì
nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hóa tế bào hình thành các đặc điểm sinh
dục phụ thứ cấp.
Testostesron Tinh hoàn - Kích thích sinh trưởng, phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì
nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hóa tế bào hình thành các đặc điểm sinh
dục phụ thứ cấp.
- Tăng mạnh tổng hợp protein, phát triển mạnh cơ bắp.

You might also like