You are on page 1of 6

Sinh trưởng và phát triển ở động vật

-Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển ở động vật.
Khái niệm :
+ Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số
lượng và kích thước tế niệm.
+ Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hoá tế
bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
-Nhận biết được hình thức phát triển không qua biến thái và qua biến thái.
+Phát triển không qua biến thái: là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu
tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Con non phát triển thành con trưởng thành
không trải qua giai đoạn lột xác.
+Phát triển qua biến thái: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí
khác con trưởng thành. Ấu trùng trải qua lột xác nhiều lần biến đổi thành con trưởng
thành.
Nhận biết được phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
+Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng (sâu bướm ở côn
trùng) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần
lột xác và qua giai đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.
+Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng,
cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành (ví dụ: châu chấu không có cánh hoặc cánh
chưa phát triển đầy đủ). Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng
thành.
Nhận biết được nơi sản xuất và vai trò của một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của động vật có xương sống

Tên Hoocmon Nơi sản xuất Vai trò


- Kích thích phân chia tế bào
Hoocmôn sinh trưởng(GH) Tuyến Yên và tăng kích thước của tế
bào qua tăng tổng hợp
prôtêin
- Kích thích phát triển
xương.
- Kích thích chuyển hoá ở tế
Tirôxin Tuyến giáp bào.
- Kích thích quá trình sinh
trưởng bình thường của cơ
thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có
tác dụng gây biến thái nòng
nọc thành ếch.
Kích thích sinh trưởng và
Ơstrôgen(ở nữ) Buồng trứng phát triển mạnh ở giai đoạn
dậy thì do:

+ Tăng phát triển xương.


+ Kích thích phân hoá tế bào
để hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp.
Kích thích sinh trưởng và
Testostêrôn (ở nam) Tinh hoàn phát triển mạnh ở giai đoạn
dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào
để hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin,
phát triển cơ bắp.

Nhớ được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
-Thức ăn
-Nhiệt độ
-Ánh sáng.
Xác định được mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật
-Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và
luôn liên quan đến môi trường sống. Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển

-Tốc độ sinh trưởng cũng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

Xác định được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương
sống.

+ Hoocmôn sinh trưởng: kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào; kích thích phát
triển xương.

+ Hoocmôn tirôxin: kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát
triển bình thường của cơ thể.
+ Hoocmôn ơstrôgen(ở nữ) và testostêrôn (ở nam): kích thích phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì,
testostêrôn làm tăng tổng hợp prôtêin giúp phát triển cơ bắp

Xác định được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến.

-Ăn quá nhiều rau họ cải. ...

-Hút thuốc lá ...

-Nạp quá nhiều caffeine. ...

-Nạp quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường cao. ...

-Ăn quá nhiều bơ ...

-Nghiện rượu bia.

Giải thích được tác động của các nhân tố bên trong bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của động vật.

-Các nhân tố bên trong

+ Yếu tố di truyền: hệ gen chi phối tuổi thọ, tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.

+ Giới tính: ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống
nhau.

+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển.

-Các nhân tố bên ngoài

+Thức ăn:Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng. Thiếu protein động vật chậm
lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh .

+Nhiệt độ:Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích
hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng

+Ánh sáng.

Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của
động vật.(*)

Giải thích được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển.

-Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết
FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra
tinh trùng.

-Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm
tiết GnRh, FSH và LH.

Giải thích được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến.
-Do bệnh nội tiết gây ra khi một tuyến sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone nội tiết, được gọi
là mất cân bằng hormone.

-Bệnh nội tiết do sự phát triển của các tổn thương (như nốt hoặc khối u) trong hệ thống nội tiết,
có thể có hoặc không ảnh hưởng đến mức độ hormone.

Ứng dụng kiến thức phần sinh trưởng phát triển động vật vào khả năng điều khiển sinh trưởng và
phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình).

-Trong chăn nuôi:

+phân tích các đặc điểm di truyền và phát triển của động vật để từ đó dựa vào nhu cầu thức ăn,nhiệt
độ, ánh sáng,…của các loài động vật mà xây dựng nên quy trình chăn nuôi hợp lý -≥nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm thời gian chăn nuôi, tăng giá trị kinh tế.

+Dựa vào kiến thức di truyền học để tiến hành lai tạo các giống vật nuôi có năng suất cao và chất
lượng tốt.

-Ở người:

+Dựa vào kiến thức di truyền học người để tránh kết hôn cận huyết.

+Xây dựng bản đồ di truyền học người để chuẩn đoán sớm các bệnh có thể có ở đời con.

+Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ giúp nâng cao sức khỏe con người.

+Vận dụng kiến thức về sinh sản ở người để tiến hành các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia
đình

Sinh sản ở động vật


Nhận biết được đặc điểm sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới
giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
Các hình thức sinh sản:Sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng
Nhận biết được đặc điểm sinh sản hữu tính.

-Ở thực vật, có quá trình nguyên phân xảy ra trong bào tử, mà được tạo ra bởi quá trình giảm
phân.

-Các bào tử nảy mầm sang giai đoạn thể giao tử. Các thể giao tử của các nhóm thực vật khác nhau
thì đa dạng về kích thước.

Nhận biết được các giai đoạn sinh sản hữu tính, các hình thức thụ tinh

-các giai đoạn sinh sản hữu tính:

+ Giai đoạn hình thành trứng và tinh trùng.

+ Giai đoạn thụ tinh

+Giai đoạn phát triển phôi, hình thành cơ thể mới.


-các hình thức thụ tinh:

+Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con
cái.

+Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục
của con cái.

Biết được các hoocmôn tham gia điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng.

FSH,LH, testosterone,GnRH

Biết được bản chất tăng sinh ở động vật

Là xác định giới tính của phôi bằng cách phát hiện thể ba (tế bào của phôi cái có thể ba còn tế bào
phôi đực không có thể ba). Tuỳ theo yêu cầu có thể giữ lại hoặc hủy phôi đực hay phôi cái.

Biết được vai trò của thụ tinh nhân tạo.(*)

Biết được khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống.(*)

Xác định được ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính

-có sự tổ hợp vật chất di truyền nên tạo nhiều biến dị tổ hợp ở cá thể con

=>đa dạng về di truyền hay đa dạng về tính trạng cá thể.

-tăng khả năng thích nghi của con cái với sự đổi thay của môi trường.

Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Hình thức sinh sản Đặc điểm


Phân đôi Cơ thể mẹ tự co thắt tạo
thành 2 phần giống nhau, mỗi
phần sẽ phát triển thành một
cá thể. Sự phân đôi có thể
theo chiều dọc, ngang hoặc
nhiều chiều.
Nảy chồi Một phần của cơ thể mẹ
nguyên phân nhiều hơn các
vùng lân cận và phát triển tạo
thành cơ thể mới.Cơ thể con
có thể sống bám trên cơ thể
mẹ hoặc sống tách độc lập.
Phân mảnh Cơ thể mẹ tách thành nhiều
phần nhỏ, tế bào ở mỗi phần
tiếp tục nguyên phân nhiều
lần và phát triển thành một
cơ thể mới.
Trinh sản Hiện tượng giao tử cái không
qua thụ tinh , nguyên phân
nhiều lần phát triển thành cơ
thể đơn bội (n).Thường xen
kẽ với sinh sản hữu tính.
Xác định được những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và ở người(*)

Phân biệt được sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể.

-Sinh sản vô tính: tạo ra cơ thể mới mà không qua thụ tinh.

-Tái sinh: tái tạo lại những cơ quan, bộ phận cơ thể đã mất mà không tạo được cơ thể mới.

Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật (đẻ trứng, đẻ con).

Đẻ trứng: Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc trứng được thụ tinh và
đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.

Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển
thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.

You might also like