You are on page 1of 2

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC GKII

Câu 1: Nêu khái niệm về phát triển của động vật không qua biến thái, qua biến thái không hoàn
toàn, qua biến thái hoàn toàn. Lấy ví dụ.
+ Phát triển không qua biến thái: Là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh
lí tương tự con trưởng thành. Ví du: chó, mèo, heo, ngựa,...
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện,
trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: : châu chấu, cào cào, gián,
ve sầu,…
- Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và
sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng
thành. Ví dụ: bướm, ruồi, ong, ếch, nhái,…
Câu 2: Nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích
thước tế bào.
+ Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hoá tế bào và phát sinh
hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 3: Trình bày đặc điểm của các loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở ĐV
có xương sống (nơi sản sinh, tác dụng sinh lí)
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của Đv có xương sống
Tên hoocmon Nơi sản sinh Tác dụng sinh lí
Hoocmon sinh Tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua
trưởng (GH) tăng tổng hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương.
Tiroxin Tuyến giáp - Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành
ếch.
Ơstrogen Buồng trứng Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục
phụ thứ cấp.
Testosteron Tinh hoàn Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục
phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.

Câu 4:
- Ở giai đoạn trẻ em, nếu thiếu hay thừa hoocmon GH sẽ gây ra bênh gì? Vi sao?
+ Nếu thiếu hoocmon GH sẽ gây bệnh người lùn. Vì hoocmôn GH có tác dụng kích thích phân
chia tế bào và tăng kích thước tế bào; kích thích sụn phát triển thanh xương tăng trưởng mạnh
mẽ về chiều cao.
+ Nếu thừa hoocmon GH sẽ gây ra bệnh người khổng lồ. Vì ở trẻ em, dư thừa hormone tăng trưởng có
thể khiến xương của trẻ tiếp tục dài ra ngay cả khi đã hết tuổi dậy thì.
- Nếu muốn chữa bệnh thiếu hoocmon GH bằng cách tiêm thì cần tiêm ở giai đoạn nào? Tại sao?
Muốn chữa bệnh lùn cần tiêm GH ở tuổi thiếu nhi vì trong giai đoạn này, cơ thể đang phát triển mạnh,
khi đã trưởng thành tốc độ sinh trưởng chậm lại và dừng hẳn nên GH không còn tác dụng.
Câu 5: Giải thích vì sao ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu Iốt kéo dài thì có biểu hiện suy
dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển?
Thiếu iôt dẫn tới thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh
nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và
lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí
tuệ thấp.
Câu 6: Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh
trưởng và phát triển của chúng?
- Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của
trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyên hoá
canxi đê hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
- Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ.
Câu 7: Tại sao thức ăn lại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
- Thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì: Các chất dinh dưỡng có
trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể từ đó làm tăng số lượng và
kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp
năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào.

You might also like