You are on page 1of 5

A. Những đặc trưng cơ bản của sinh vật.

Trong các đặc trưng đó,


đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Trao đổi chất và chuyển hóa
năng lượng có vai trò quan trọng
đối với mọi hoạt động của cơ thể
sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại
và phát triển.
Cung cấp nguyên liệu cho sự
hình thành chất sống, cấu tạo nên tế
bào, mô cơ quan, hệ cơ quan và cơ Hình 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở
cơ thể người
thể sinh vật.
Ví dụ: Lipid trong thức ăn cung cấp nguyên liệu cho việc xây dựng màng
tế bào.
Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật như vận động,
cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,... Ví dụ: chất hữu cơ trong thức
ăn chuyển hóa thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động hằng ngày
2

Hình 2: Sự chuyển hóa năng lượng cho hoạt động sống của tế bào

Bài tiết các chất thừa, chất độc hại ra ngoài môi trường nhằm đảm bảo
hoạt động sống bình thường của cơ thể. Cơ thể bài tiết muối, urea, uric acid,..
ra ngoài môi trường.
2. Cảm ứng ở sinh vật
Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi
của môi trường (trong và ngoài), đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi
trường sống.

3. Sinh trưởng và phát triển


Sinh trưởng là quá trình gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh
vật
Phát triển là quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và
cơ thể diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật thay đổi theo từng loài,
3

từng giai đoạn và điều kiện sống của chúng.


Phát triển cơ thể biểu hiện ở ba quá trình có liên quan mật thiết với nhau
là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái.

Hình 3: Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

4. Sinh sản
Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới. Thông qua sinh sản, các
tính trạng được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm tăng số lượng cá thể
duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài. Ở sinh
vật, có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Sinh sản vô tính: là sự hình thành cá thể mới từ một phần của cơ thể mẹ.

Hình 4: Sinh sản vô tính ở trùng roi

Sinh sản hữu tính: là sự hình thành cá thể mới có sự kết hợp của giao
tử đực và giao tử cái thông qua quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.
4

Hình 5: Một số hình ảnh sinh sản ở sinh vật

Hình 6: Sinh sản ở người

Cả 4 đặc trưng trên đều quan trọng đối với sinh vật vì khi có đầy đủ cả 4
yếu tố sinh vật mới có thể tồn tại, phát triển.
Tuy nhiên vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là quan
trọng nhất vì mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần đến trao đổi chất và
chuyển hoá năng lượng, giúp cho sinh vật tồn tại và thực hiện các đặc trưng
còn lại như cảm ứng, sinh trưởng và phát triển hay sinh sản duy trì nòi giống.
5

hực vật

You might also like