You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


------

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC PHẦN

ĐỘNG VẬT HỌC KHÔNG XƯƠNG SỐNG


INVERTEBRATES
Mã học phần : BIO3201

Tháng 6/2020
Câu 1: Đặc điểm cơ bản của Động vật nguyên sinh (Protozoa), cho dẫn chứng minh họa
về sự đa dạng của các đặc điểm đó ?
- Động vật nguyên sinh có các phần cơ thể được biệt hóa tên nền một tế bào, nhưng
đảm nhận tất cả chức năng sống, có kích thước nhỏ bé, hình thái đa dạng từ không đối
xứng (amip) đến các kiểu đối xứng bậc cao. Đa dạng về kiểu dinh dưỡng : tự dưỡng,
dị dưỡng, thấm, môi trường sống đa dạng.
- Có các cơ quan tử đảm nhiệm các chức năng chung hay khác nhau, nổi bật là hệ thống
lông và roi bơi để di chuyển hay bắt mồi,không bào co bóp để điều hòa áp suất thẩm
thấu của cơ thể, hay hệ thống bao chích và thể phóng giúp bắt mồi hay tự vệ,...
- Sinh sản chủ yếu là vô tính bằng phân đôi, mọc chồi,liệt sinh, phân nguyên hình hay
có thể sinh sản hữu tính bằng cách trao đổi giao tử.
- Hình thức sinh dưỡng là tiêu hóa nội bào nhờ các không bào tiêu hóa chức các hệ
enzyme tiêu hóa phù hợp với từng nhóm ngành.
- Kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi, có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho người và
động vật

Câu 2: Các loại cơ quan tử ở Động vật nguyên sinh và chức năng của chúng. Cơ quan
tử nào của Động vật nguyên sinh không thấy có trong cấu tạo tế bào của động vật đa
bào.
- Cơ quan di chuyển : có các cơ quan như chân giả, lông bơi hay roi bơi, tạo dòng nước
xoáy để đẩy cơ thể về phía trước hay bám trụ trên các bề mặt, để bắt mồi và để liên
kết với các cơ thể khác.
- Cơ quan tiêu hóa : nổi bật là không bào tiêu hóa, ​Các mảnh vụn thức ăn được đưa ​vào
bào khẩu và được bao bọc trong một túi gọi là không bào tiêu hoá. Các enzyme tiêu
hoá được tiết vào trong túi để phân giải thức ăn. Các chất dinh dưỡng tạo thành sẽ
được đưa vào t​ ế bào chất còn những chất không tiêu hoá được tế bào thải ra ngoài qua
bề mặt.
- Cơ quan bài tiết, trao đổi khí và điều hòa áp suất thẩm thấu chính là không bào co
bóp, điều chỉnh lượng nước ra hay vào gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển và điều hòa
các sản phẩm khác, ngoài ra cũng trao đổi chất trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
- Cơ quan tự vệ hay bắt mồi : có một số cơ quan như bao chích hay thể phóng, chức
trong các túi trên bề mặt cơ thể, mang các chất để bắt mồi hay tự vệ trước kẻ thù.
- Ngoài ra cũng có các cơ quan tử khác giống với động vật đa bào như nhân, ty thể, lục
lạp, phức hệ Golgi,...

Cơ quan tử của Động vật nguyên sinh không thấy có trong cấu trúc tế bào
động vật đa bào chính là không bào co bóp và bao chích.

Câu 3: Các đặc điểm để phân biệt giữa các ngành của Động vật nguyên sinh ?
Căn cứ vào đặc trưng của cơ quan tử di chuyển và việc có hay không giai đoạn bào từ
trong vòng đời của nhóm ký sinh, có thể phân biệt thành 4 nhóm : Có lông bơi ; Có
roi bơi; Có chân giả và Có bào tử.
1. Trùng lông bơi : có lông bơi phủ ngoài, cấu trúc lông bơi và khoang dưới màng, có 2
kiểu nhân lớn (dinh dưỡng ) và nhân bé (sinh sản), sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp

2
2. Trùng biến hình : cơ thể không có hình dạng ổn định, bắt và di chuyển bằng chân
giả, sinh sản phân đôi.
3. Trùng lỗ : có vỏ chứa nhiều ngăn, trên vỏ có nhiều lỗ, chân giả thò ra ngoài kết mạng
lưới, vòng đời trải qua 2 giai đoạn đơn bội (hữu tính) và lưỡng bội (vô tính)
4. Trùng phóng xạ: S ​ ống trôi nổi trên biển, tế bào chất phân hai, có bao trung tâm và hệ
thống gai xương, tạo chân giả có vi ống nâng đỡ tỏa ra xung quanh.
5. Trùng mặt trời: ​Cơ thể phân ra các lớp ngoại chất và nội chất bằng bao trung tâm,
bắt mồi và di chuyển bằng chân giả trục.
6. Động vật cổ : mang các đặc điểm của động vật nguyên sinh nhưng không có ty thể,
có nhiều roi bơi
7. Trùng roi động vật: có ty thể và DNA ngoại bào, sống tự do hay ký sinh, tự dưỡng
hay dị dưỡng.
8. Trùng roi giáp: cơ thể có vỏ cellulose bọc ngoài, có hai rãnh xếp thẳng mang gốc roi
bơi, một số chứa độc tố.
9. Trùng roi cổ áo: Sống ở biển, theo tập đoàn hay đơn độc, dạng cổ áo đặc trưng
10. Trùng bào tử : c​hủ yếu sống ký sinh, có hai giai đoạn sinh bào tử và sinh giao tử,
giai đoạn bào tử giúp chúng chịu được những điều kiện bất lợi từ môi trường, gây hại
lớn cho người và động vật
11. Trùng bào tử gai: c​ hủ yếu sống ký sinh ở động vật nước, có bào chích và gai bám,
giai đoạn lưỡng bội chiếm phần lớn vòng đời.
12. Trùng vi bào tử: ký sinh trong động vật (sâu bọ và chân khớp), không có ty thể.

Câu 4: Các hình thức sinh sản của Động vật nguyên sinh, nêu đại diện minh họa ?
Động vật nguyên sinh có thể sinh sản vô tính hay sinh sản hữu tính
*Sinh sản vô tính :
- Phân đôi : Đa phần tất cả các động vật nguyên sinh đều có thể sinh sản bằng hình thức
này. Theo hình thức nguyên phân, rãnh phân chia cuối cùng sẽ được hình thành tùy
theo từng các thể, các bộ phận như lông, roi,.. sẽ được chia đều hay mọc lại nếu thiếu.
Sinh sản của một tập đoàn được coi là sinh sản vô tính không đến tận cùng. Đại diện
như trùng biến hình, trùng roi xanh,...
- Liệt sinh: Là dạng sinh sản đặc trưng cho ngành trùng bào tử, nhân sẽ phân chia nhiều
lần sau đó tế bào chất sẽ tách nhỏ để tạo thành các cá thể con, nhân nhanh chóng để
tạo thành số lượng lớn. Đại diện như trùng Sốt rét,...
*Sinh sản hữu tính
- Tiếp hợp: Hai cơ thể sẽ tạo thành cầu sinh chất nối hai bào khẩu với nhau. Bước đầu,
nhân lớn tiêu biến, nhân nhỏ giảm phân cho 4 tiền nhân đơn bội. Ba trong số đó tiêu
biến, còn lại một tiền nhân sẽ thực hiện nguyên phân để tạo 2 nhân mới chia làm nhân
di động và nhân cố định. Sau đó, hai nhân di động chuyển đổi cơ thể cho nhau, liên
kết với nhân cố định để tạo một nhân kết hợp lưỡng bội. Hai cá thể tách rời nhau,
nhân kết hợp sẽ nguyên phân tiếp cho 4 nhân lớn và 4 nhân bé rồi phân chia vô tính
tạo thành 4 cá thể mới. Phổ biến ở lớp trùng cỏ, đại diện là Trùng Đế giày,...
- Ngoài ra nhiều loài còn có hình thức sinh sản hữu tính bằng đẳng giao, dị giao, noãn
giao,...

Câu 5: Chu trình phát triển của Plasmodium​ và bệnh sốt rét ở Việt Nam ?

3
*Sơ đồ chu trình phát triển của Plasmodium​ :

Nước ta nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng của thế giới.
Trước Cách mạng tháng Tám - 1945, đây là căn bệnh nguy hiểm lưu hành ở nhiều nơi, đặc
biệt là ở miền núi. Từ 1958 đến nay đã giảm được đáng kể.
Hiện biết đến 4 loài ​Plasmodium g​ ây bệnh, ở nước ta có 2 loại ​Pl.falciparum v​ à ​Pl.vivax là
phổ biến hơn cả. Chúng gây bệnh sốt rét, bệnh nhân sẽ bị sốt theo từng cơn, hồng cầu bị phá
hủy, gan sưng, người kiệt sức và dần tử vong. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là Anopheles
minimus, có bọ gậy sống ở các vùng nước đọng, chảy chậm. Hiện nay, các phương pháp loại
trừ bọ gậy, lăng quăng và chế thuốc chống sốt rét vẫn đang được nghiên cứu để trị bệnh một
cách triệt để.

Câu 6: Chứng minh mức độ tổ chức thấp - “cận đa bào” - của thân lỗ.
Động vật thân lỗ (​Porifera​) thường sống ở biển, cơ thể thích nghi với lối sống bám, số
ít sống tự do.
Cơ thể được cấu tạo dạng đa bào, chưa phân hóa thành mô. Các tế bào liên kết không
chặt chẽ. Các tế bào tạo thành cơ thể dạng cốc, nhiều lỗ thủng trên thân gọi là lỗ thoát (đỉnh)
và lỗ hút ( 2 bên thân) tạo khe, rãnh thoát nước . Tất cả tạo thành hệ thống dẫn nước
Đối xứng cơ thể chưa ổn định. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào và tầng keo giữa( tầng
trung giao). Lớp ngoài : biểu mô dẹt có tác dụng che chở; Lớp trong lót tế bào cổ áo có roi,
chức năng lọc nước lấy thức ăn; Tầng trung giao nhiều loại tế bào: tế bào sao, gai xương có
canxi, tế bào amip, sợi collagen,...thực hiện các chức năng khác nhau.
Chưa có miệng, tiêu hóa nội bào. Bài tiết và hô hấp bằng thẩm thấu. Chưa có tế bào
thần kinh . Phản ứng theo cảm ứng. Sinh sản vô tính hoặc hữu tính. Phân hóa vị trí lá phôi
chưa ổn định.
Các đặc điểm trên cho thấy động vật Thân lỗ vẫn ở dạng tổ chức thấp - mức độ cận đa
bào.

Câu 7: Đặc điểm hình thái và cấu tạo cơ thể của ruột khoang ?
*Đặc điểm hình thái:
Cơ thể ruột khoang đối xứng tỏa tròn ( đối xứng qua một trục), theo dạng trục cực
miệng - đối miệng. Có hai dạng hình thái phổ biến là dạng polyp (thích nghi với kiểu sống
bám trên giá thể) và dạng medusa (thích nghi với kiểu sống tự do). Dạng sống thành tập đoàn
cũng phổ biến với ngành ruột khoang, được hình thành do phương thích sinh sản vô tính liên
tiếp từ một cá thể gốc. Cơ thể có những tua chứa các tế bào gai thực hiện chức năng di
4
chuyển, bám, bắt mồi hay tự vệ. Thường trưởng thành qua biến thái bằng giai đoạn ấu trùng
là planula.
*Cấu tạo cơ thể:
Cơ thể ruột khoang gồm 2 lớp tế bào giới hạn bởi một khoang tiêu hóa ở giữa (khoang
vị) . Lớp tế bào ngoài và lớp tế bào trong chứa các tế bào mô cơ, các hệ thống thần
kinh,...được ngăn cách với nhau bằng lớp tầng keo trung giao. Khoang vị thông ra ngoài qua
lỗ miệng. Cơ thể có các tế bào phân hóa thành các loại tế bào khác nhau như tế bào gai ( tấn
công, tự vệ); tế bào thần kinh kết thành mạng lưới thần kinh, gắn với các tế bào cảm giác và
tế bào cơ, tế bào mô bì; tế bào tuyến thực hiện chức năng tiêu hóa;... tuy vậy, vẫn ở dạng
phân hóa cấp thấp do nhiều loại tế bào vẫn thực hiện đa chức năng. Ở ruột khoang ta thấy đa
phần cấu tạo ở cơ thể trưởng thành là các tua miệng chức các tế bào gai thực hiện bắt mồi ở
xung quanh phần lỗ miệng. Từ lỗ miệng kéo dài đến dọc cơ thể là khoang vị, và chúng thực
hiện bài tiết qua bề mặt cơ thể. Cơ thể ruột khoang đã mang những đặc điểm tiến hóa hơn so
với thân lỗ.

Câu 8: Các hình thức sinh sản của ruột khoang; cho nhận xét về hình thức phát triển
xen kẽ thế hệ của ruột khoang ?
Ruột khoang thực hiện sinh sản bằng hình thức vô tính hay hữu tính
*Sinh sản vô tính: bằng hình thức phân đôi hay mọc chồi, chúng có khả năng tái sinh (mọc lại
phần cơ thể bị mất hay thiếu).
*Sinh sản hữu tính: có thể tạo ra dạng cơ thể đơn tính hay lưỡng tính
Vòng đời cơ bản của ruột khoang bao gồm 5 giai đoạn, tùy thuộc từng nhóm lại có vòng đời
khác nhau.
Sơ đồ vòng đời cơ bản của ruột khoang:

Sơ đồ vòng đời của sứa

Sơ đồ vòng đời của thủy tức

5
Sơ đồ vòng đời của San hô

Ở một số ruột khoang như thủy tức là điển hình, thấy có hiện tượng xen kẽ thế hệ. Lối
sinh sản giữa kiểu sinh sản vô tính bằng đâm chồi để thích hợp với lối sống định cư và sinh
sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục ở dạng sống tự do medusa. Ở ngành ruột
khoang đa phần đều có xu hướng tiêu giảm dần một trong hai giai đoạn này. Dạng sống polyp
được cho là tạo các thế hệ một cách nhanh chóng với số lượng lớn bằng sinh sản vô tính bằng
nhân đôi hay nảy chồi, còn dạng medusa sống tự do với khả năng sinh sản hữu tính đã mở
rộng vùng phân bố của loài và đổi mới thường xuyên vốn di truyền, khiến cho ruột khoang có
phương thức sống chủ động hơn so với các dạng sống trước như thân lỗ.

Câu 9: Các đặc điểm cơ bản của ngành Giun dẹp (Plathelminthes​)
Cơ thể giun dẹp là dạng cơ thể có đối xứng hai bên theo trục miệng - đối miệng, là
nhóm sống tự do và di chuyển có định hướng, có sự phân hóa thành đầu đuôi - lưng bụng. Cơ
thể tương đối dẹp, được cho là thuận lợi cho tiêu hóa, bài tiết và di chuyển.
Cơ thể giun dẹp có 3 lá phôi và chưa có thể xoang, kiểu như dạng 2 túi lồng vào nhau,
chung một lỗ miệng. Túi ngoài là bao mô bì cơ, túi trong là cơ quan tiêu hóa, giữa bao mô bì
cơ là nội quan nằm chìm trong nhu mô đệm.
Giun dẹp di chuyển bằng cách uốn sóng bằng các vận động các lớp cơ vòng và cơ
dọc. Hay chúng di chuyển bám trên các giá thể, bề mặt,...
Chúng chưa có hệ hô hấp và tuần hoàn; hệ tiêu hóa dạng túi và tiêu hóa ngoại bào; hệ
sinh dục đa phần là cơ thể lưỡng tính, đã phát triển thêm các tuyến phụ sinh dục, ống dẫn và
cơ quan giao phối; hệ thần kinh tập trung thành não phía trước và nhiều đôi dây thần kinh
chạy dọc, thường có hai dây bên phát triển; hệ bài tiết xuất hiện các nguyên đơn thận, là các
ống lọc và thải các chất qua lỗ bài tiết.
Giun dẹp có phương thức sống tự do, sống ở những môi trường nước và đất ẩm, một
số đã chuyển sang ký sinh trong cơ thể động vật khác, gây nhiều bệnh tật cho các loài động
vật và người.

6
Câu 10: Đời sống ký sinh đã để lại dấu vết gì lên hình thái, cấu tạo và sinh sản, phát
triển của giun dẹp kí sinh, lấy sán lá gan (Fasciola hepatica​) làm dẫn chứng minh họa ?
Đời sống ký sinh đã tạo nên những biến đổi trên cơ thể của Giun dẹp khiến chúng
thích nghi với phương thức ký sinh bằng cách:
- Một số cơ quan bị tiêu giảm: lông bơi, giác quan và ở sán dây thì tiêu giảm hệ
tiêu hóa.
- Phát triển thêm một số cơ quan: cơ quan bám như giác bám, mép bám, móc
bám và ở sán dây cả số lượng các cơ quan sinh sản
- Tăng các hình thức sinh sản: bên cạnh sinh sản hữu tính có thêm cả sinh sản
bằng tế bào mầm ở sán lá; sinh sản bằng tạo nhiều nang nhiều đầu và bao nang
nhiều đầu ở sán dây, tăng số lứa đẻ và tăng số trứng trong mỗi lứa đẻ.
Các đặc điểm trên khiến Giun dẹp sống nhờ vào vật chủ, ít hay không di chuyển, môi trường
và nguồn thức ăn tương đối ổn định (tiêu giảm lông bơi, giác quan,...) nhưng phải bám chắc
vào vật chủ để khỏi bị đào thải ra ngoài (phát triển cơ quan bám). Tuy vậy trong quá trình
sinh sản chúng đòi hỏi có giai đoạn rời vật chủ để có điều kiện xâm nhập vật chủ mới.
Với Sán lá gan (​Fasciola hepatica​), chúng ký sinh trong hệ tiêu hóa (túi mật) của
người và động vật lớn như trâu, bò, cừu , dê,... Cơ thể Sán lá gan dạng dẹp, hình lá, chỉ
khoảng vài milimet
Trên cơ thể không có lông bơi và các giác quan, mặt bụng có giác miệng và giác
bụng. Tuyến sinh dục dài và chia thành nhiều nhánh. Chúng ký sinh trong điều kiện nghèo
hay thiếu oxy, sán trưởng thành trao đổi chất yếm khí bằng glycogen dự trữ trong nhu mô
được phân giải qua các biến đổi sinh hóa phức tạp. Vòng đời trải qua nhiều giai đoạn phức
tạp điển hình là bào ấu chứa các tế bào mầm, phân chia tạo số lượng lớn các vĩ ấu và dần dần
phát triển, xâm nhập vào các vật chủ để ký sinh và trưởng thành.

Câu 11: So sánh sán lá song chủ (nội ký sinh) và sán lá đơn chủ (ngoại ký sinh), có đại
diện minh họa ?

Sán lá song chủ Sán lá đơn chủ


Digenea Monogenoidea

Ký sinh trong cơ thể động vật chủ yếu ở hệ Ký sinh ngoài (trên da, mang,...) hay ký sinh
tiêu hóa (túi mật, ruột,...) trong các khoang thông với bên ngoài
(khoang miệng, khoang hầu, bọng đái,...)
của cơ thể vật chủ.

Cơ thể có hai giác bám là giác miệng và Cơ thể có đĩa bám ở cuối cơ thể
giác bụng

Phát triển có xen kẽ thế hệ, di chuyển ít nhất Phát triển không có xen kẽ thế hệ và không
qua hai vật chủ, trứng nở thành mao ấu có qua vật chủ trung gian, trứng nở thành mao
lông bơi tự do trong nước, sau đó xâm nhập ấu có móc bơi tự do trước khi bám vào cơ
vào các loài ốc, phát triển dần thành kén và thể vật chủ và phát triển thành trưởng thành.
xâm nhập vào cơ thể vật chủ chính, ký sinh
và trưởng thành.

Ví dụ điển hình là Sán lá gan (​Fasciola Ví dụ điển hình là Sán ​Quadriacanthus


hepatica),​ Sán phổi (​Paragonimus)​ , Sán kobiensis và ​Gyrodactylus fusci ký sinh trên

7
máu (​Schistosoma),... mang cá trê,...

Câu 12: Đặc điểm của ngành giun tròn (Nematoda)​ . Có nhận xét gì khi so sánh với giun
giẹp và giun đốt ?
*Đặc điểm cấu tạo cơ thể:
Cơ thể của Giun tròn hình thoi dài, thiết diện ngang tròn. Số lượng tế bào trong cơ thể
ổn định: khi tăng trưởng chỉ tăng kích thước tế bào chứ không thay đổi về số lượng tế bào.
Là động vật có thể xoang chưa chính thức (thể xoang giả): khoang trống giữa thành ruột (lá
phôi trong) và lớp cơ ở thành cơ thể (lá phôi giữa). Xoang cơ thể chứa đầy dịch, có lớp cutin
dạng keo bao ngoài cơ thể: nước và khí có thể thấm qua, giữ nước kém; có màng thấm chọn
lọc một số chất giúp điều hòa sự trao đổi chất. Lớp cuticun cứng khiến cho chúng phải tăng
kích thước bằng cách lột xác. Dưới mô bì là bao cơ chỉ gồm một lớp cơ dọc
Hệ tiêu hóa: cơ quan tiêu hóa dạng ống: miệng ➔ hầu ➔ thực quản ➔ ruột sau. Mức
độ phát triển của ruột phụ thuộc từng loài, tùy theo phương thức lấy thức ăn. Hệ thần kinh:
đối xứng tỏa tròn, bao gồm vòng não là vòng nối các hạch thần kinh và các dây thần kinh
xuất phát từ vòng não. Ngoài ra, còn có các giác quan rất đa dạng: Amphid: cơ quan cảm giác
hóa học ở phía đầu; Phasmid: cơ quan cảm giác hóa học ở phía đuôi; Cơ quan xúc giác: nhú
miệng, tơ đầu….Hệ bài tiết phần lớn không có, chủ yếu bài tiết qua mô bì hoặc có tuyến bài
tiết.Chưa có hệ tuần hoàn & hô hấp. Dịch trong xoang cơ thể có vai trò giống như cấu trúc
của một hệ tuần hoàn. Hệ sinh dục phần lớn là đơn tính, con đực nhỏ hơn con cái, có dạng
ống nằm trong xoang cơ thể và có gai giao phối
*Đặc điểm sinh sản – phát triển
Giun tròn là động vật sinh sản hữu tính. Phần lớn Giun tròn đẻ trứng, số ít đẻ con. Có
con non phát triển trực tiếp, con non sẽ giống trưởng thành với số lượng tế bào không thay
đổi mà chỉ tăng lên về kích thước bằng phương thức lột xác.
Ví dụ điển hình như Giun kim ​(Oxyuris ),​ Giun móc ​(Ancylostoma​), Giun đũa
(Ascaridata),...
*​So với Giun tròn và Giun đốt
Giun dẹp Giun tròn Giun đốt

Chưa có thể xoang: nhu Thể xoang chưa chính Thể xoang chính thức:
mô (lá phôi giữa) lấp đầy thức: khoảng trống giữa khoảng trống được giới hạn
không gian giữa thành thành ngoài và thành hoàn toàn bởi lớp tế bào
ngoài và thành trong trong, tiếp xúc trực tiếp có nguồn gốc từ lá phôi
với thành trong giữa
Câu 13: Ý nghĩa thực tiễn của giun tròn, có dẫn chứng minh hoạ?
Giun tròn được chia thành 2 lớp dựa vào đặc điểm giác quan và hệ bài tiết
Lớp Adenophorea: một số loài sống ký sinh ở thực vật & động vật
Ví dụ ở lớp này là
- Con mẻ (Turbatrix aceti)​ được sử dụng để làm các sản phẩm dấm, mẻ
- Giun tóc ​(Trichocephalus) ký sinh ở niêm mạc và ruột già, manh tràng của thú ăn thịt,
người. Gây hư hỏng hệ ống tiêu hóa, suy nhược, chán ăn,...
- Giun xoắn (​Trichinella spiralis) ​ký sinh ở chuột, người, lợn và nhiều thú hoang dã,
gây suy nhược, xuất huyết, nổi mẩn,...tùy triệu chứng có thể gây tử vong.

8
Và nhiều loài giun ký sinh gây bệnh khác…
Lớp Secernentea: sống hoại sinh, ký sinh ở động, thực vật
- Giun kim (​Strongyloides stercoralis) k​ ý sinh trong ruột non của người và thú, gây ra
bệnh rối loạn tiêu hóa
- Giun móc (​Ancylostoma) k​ ý sinh ruột non của người và thú gây tổn thương niêm mạc
ruột, bệnh thiếu máu trầm trọng.
- Giun đũa (​Ascaridata) ký sinh trong ruột động vật có xương sống, gây buồn nôn, đau
bụng, ăn không tiêu, tắc mật,...
Và nhiều loài giun sống ký sinh gây bệnh khác...

Câu 14: Đặc điểm cơ bản của ngành giun đốt và ý nghĩa của sự phân đốt cơ thể?
*Đặc điểm cơ bản của ngành giun đốt
Cơ thể phân đốt, nhiều cơ quan sắp xếp lặp lại dọc cơ thể, tạo cho cơ thể giun đốt
gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau gọi là các đốt, giữa các đốt có các vách ngăn. Ở giun
đốt có hiện tượng đầu hóa và phần đuôi, các đốt ở phần cơ thể khác nhau có thể biến đổi để
phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận.
Cơ thể của giun đốt đã có xoang chính thức, được giới hạn bởi lớp tế bào có nguồn
gốc từ lá phôi giữa, được gọi là thể xoang. Trong thể xoang chứa dịch xoang và ống thận mở
ra ngoài bằng lỗ bài tiết ở đốt tiếp theo. Mỗi đốt là một túi chứa dịch, có khả năng thay đổi
sức căng trong hoạt động di chuyển như một bộ xương nước.
Giun đốt có hệ tiêu hóa dạng ống, hệ bài tiết có đôi hậu đơn thận ứng với từng đốt, hệ
thần kinh bậc thang hay dạng chuỗi. Hệ sinh dục của giun đốt ở nhiều mức độ tổ chức từ chỉ
có tuyến sinh dục đến có ống dẫn và tuyến phụ sinh dục. Hệ tuần hoàn của giun đốt là hệ tuần
hoàn kín, hệ hô hấp tiến hành chủ yếu qua da, một số có vùng trao đổi khí riêng bằng tập
trung nhiều mao quản, gọi là mang.
Trứng của giun đốt phân cắt xoắn ốc và xác định, đặc điểm phát triển đặc trưng của
giun đốt có giai đoạn ấu trùng ​trochophora và​ sự hình thành 2 loại đốt ấu trùng và đốt sau ấu
trùng.
*Ý nghĩa của sự phân đốt cơ thể của giun đốt : với cấu trúc như vậy, mỗi đốt vừa là một phần
của cơ thể, lại vừa là một đơn vị có thể tự điều chỉnh ở một chừng mực nhất định trong hoạt
động số chung của cơ thể. Điều này khiến một số loài Giun đốt có khả năng sinh sản vô tính
bằng mọc chồi hay cắt đoạn ( một số loài giun tơ,...) hay có khả năng tái sinh khi bị mất một
phần cơ thể, tăng sức sống của chúng trong môi trường bất lợi.

Câu 15: So sánh hình thái cấu tạo và chức năng giữa xoang cơ thể nguyên sinh và xoang
cơ thể thứ sinh?

Xoang cơ thể nguyên sinh Xoang cơ thể thứ sinh

Cấu tạo Là khoảng gian trống giữa thành Là khoảng gian trống được giới hạn
ruột và thành cơ thể. hoàn toàn bằng lớp tế bào có nguồn
Chỉ có lớp cơ dọc có nguồn gốc từ gốc từ lá phôi giữa, phần lát mặt
lá phôi giữa bọc phía ngoài, còn trong của thành cơ thể gọi là lá vách,
phía trong vẫn tiếp xúc trực tiếp với phần lát ống tiêu hóa và nội quan là
thành ruột và nội quan khác lá phủ tạng.
Khoang của đầy dịch Trong thể xoang chứa dịch thể

9
xoang.

Chức năng Là nơi bao bọc các nội quan của cơ Liên quan đến sự điều chỉnh sức
thể, có thể tác động đến quá trình di căng và tạo áp lực lên các hệ cơ và
chuyển bằng cách thay đổi các phối hợp với lớp cơ khiến cho cơ thể
trạng thái và sức căng của dịch di chuyển. Là nơi chứa dịch xoang là
khoang. Là môi trường trao đổi và môi trường cho sự trao đổi chất và
vận chuyển các chất của cơ thể. liên quan đến quá trình hô hấp qua
Liên quan đến quá trình sinh trưởng da, một số chứa các cấu trúc của
và phát triển của cơ thể. thận, liên quan đến quá trình bài tiết.

Câu 16: So sánh hình thái cấu tạo và chức năng giữa nguyên đơn thận và hậu đơn thận?

Nguyên đơn thận Hậu đơn thận

Hình thái cấu tạo Gồm một mạng lưới ống kín Là hệ thống ống bài tiết có
một đầu (không có lỗ mở lỗ mở vào dịch cơ thể để thu
vào trong cơ thể). Các ống gom được nhiều dịch Mỗi
nhỏ được phân nhánh khắp hậu đơn thận có phễu mở và
cơ thể và mỗi một nhánh phễu được bao đầy tiêm
nhỏ nhất được tận cùng bằng mao, được gọi là miệng
một tế bào được gọi là tế thận. Dịch cơ thể đi qua
bào ngọn lửa. Tế bào ngọn miệng thận vào trong hệ
lửa chứa một túm lông thống ống thận và được tích
hướng vào lòng ống, túm trữ trong bóng đái và bài tiết
lông này vận động như ngọn ra ngoài qua lỗ thận
lửa. Sự chuyển động của
túm lông làm cho nước và
chất hòa tan trong dịch mô
được lọc qua tế bào ngọn lửa
để vào trong hệ thống ống.
Khi dịch lọc (nước tiểu) đầy
ống sẽ được thải qua lỗ bài
tiết

Chức năng Điều hòa thẩm thấu và duy Bài tiết và điều hòa thẩm
trì cân bằng nội môi thấu.

Câu 17: Đặc điểm hình thái và cấu tạo nội quan của giun đất Pheretima ?​
- Hệ tuần hoàn kín, chưa có tim, gồm 2 mạch máu chính là mạch lưng và mạch bung.
Hệ mạch máu song song với ruột và được nối với nhau thành mạch vòng. Máu lưu
chuyển là nhờ sự co bóp của mạch lưng. Ngoài ra còn có 5 đôi mạch vòng có cấu tạo
từ các yếu tố cơ được gọi là hệ tim bên, máu được chuyển từ mạch lưng xuống mạch
bung, giữa hai mạch máu chính có các mạch máu nhỏ dẫn đến thành cơ thể, máu có
màu đỏ, càng xanh, huyết sắc tố phân tán trong huyết tương.
- Hệ thần kinh bao gồm vòng hầu và chuỗi hạch thần kinh bụng. Dạng hạch phân đốt (2
hạch não vòng thần kinh hầu - chuỗi hạch bụng). Giác quan phát triển gồm mắt và các
cơ quan thăng bằng.

10
- Hệ tiêu hóa tiến hóa thể hiện sự phân hóa các chức năng trong hệ tiêu hóa, phân hóa
thành ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Hệ tiêu hóa có sự liên kết với sự phát triển của
hệ xoang tạo ra việc nhào trộn thức ăn hoàn thiện hơn, hấp thụ một cách nhanh chóng.
- Hệ sinh dục của tùy loài là phân tính đực cái hay cũng có thể là lưỡng tính, tuy vậy là
dạng thụ tinh chéo. Giun đất thuộc phân ngành có đai sinh dục, hệ sinh dục tập trung
ở một số đốt, lưỡng tính. Giai đoạn ấu trùng thu gọn trong trứng, trứng nở thành con
non.
- Hệ bài tiết, hậu đơn thận ở mỗi đốt, phễu thận lát tiêm mao, ống thận xuyên vách đốt
đổ ra lỗ bài tiết ở đốt tiếp theo.
- Hệ hô hấp thực hiện qua da, các tế bào tuyến tiết chất nhầy hô hấp.

Câu 18: Sinh sản và phát triển của giun nhiều tơ (Polychaeta)​ ?
Phần lớn giun nhiều tơ phân tính và không có đai sinh dục, nên có kiểu sinh sản đơn giản.
Chúng có khả năng sinh sản hữu tính và vô tính.
Sinh sản vô tính có thể bằng mọc chồi và cắt đoạn, là bước khởi đầu của mùa giao hoan
Sinh sản hữu tính theo mùa, bắt đầu mùa giao hoan là sự phát triển lớn hơn của phần sinh
dục, phần dinh dưỡng chứa ruột sẽ tiêu giảm. Con đực sẽ phóng sản phẩm sinh dục vào nước
để thụ tinh. Trứng được hình thành phân cắt xoắn ốc, hoàn toàn và xác định. Nở thành ấu
trùng và bơi tự do trong nước nhờ vành lông bơi trước miệng và sau miệng. Sau đó phát triển
thành dạng ấu trùng luân cầu bò trên đáy, mọc dần thêm đốt để trưởng thành. Dần hình thành
phần đầu, phần thân và thùy đuôi với các cơ quan chức năng của từng bộ phận.

Câu 19: Giới thiệu sơ đồ cấu tạo của cơ thể thân mềm (​Mollusca)​ và sự thay đổi sơ đồ
qua các lớp?

Chú thích : 1. Vỏ; 2. Dạ dày; 3.Tuyến tiêu hóa; 4. Mang; 5. Tim; 6.Xoang bao tim; 7.Tuyến
sinh dục; 8. Hệ thần kinh trung ương; 9.Khoang áo; 10. Bờ áo; 11.Nhú lồi chân; 12. Chân;
13. Cơ vỏ; 14. Bình nang.

Cơ thể thân mềm có đối xứng hai bên, một số mất đối xứng. Thân mềm thường có 3
phần: đầu, chân và thân. Mô bì phần thân phát triển thành vạt áo. Bờ vạt áo thường tiết vỏ đá
vôi bọc ngoài cơ thể. Khoang trống giữa vạt áo và các phần khác của cơ thể là khoang áo.
Trong khoang áo thường có cơ quan hô hấp (mang hay phổi), một vài giác quan, lỗ bài tiết, lỗ

11
hậu môn, lỗ sinh dục,...gọi chung là cơ quan áo. Mức độ phát triển và vị trí tương đối của các
phần cơ thể thay đổi nhiều và đặc trưng cho mỗi lớp thân mềm. Cơ thể không phân đốt những
ở một số nhóm vẫn có một số cơ quan được sắp xếp theo kiểu phân đốt.
Sự cấu tạo chung của thân mềm có sự thay đổi biểu hiện ở các lớp khác nhau:
- Lớp song kinh có vỏ và Vỏ một tấm có đầu không phát triển, khoang áo là 2 rãnh ở
bên chân, được hình thành nhờ bờ vạt áo và chân bám chắc vào giá thể, tạo thành
khoang kín. Cơ thể còn giữ một số hệ cơ quan sắp xếp phân đốt.
- Lớp Chân bụng có phần thân xoắn chóp làm cơ thể mất đối xứng hai bên. Thích ứng
với đời sống bò chậm trên giá thể.
- Lớp Chân rìu có vỏ 2 mảnh khớp với nhau nhờ răng và dây chằng ở mặt lưng. Phần
đầu tiêu giảm, thích ứng với đời sống chui rúc trong bùn.
- Lớp Chân xẻng có dạng ống. Đầu tiêu giảm, thích ứng với đời sống chui rúc trong
bùn.
- Lớp Chân đầu có chân chuyển thành tua đầu và phễu phun nước từ khoang áo. Đầu
phát triển. Vỏ, trừ nhóm cổ, chuyển vào bên trong thành tấm nâng đỡ cơ thể hay tiêu
giảm hoàn toàn. Thích ứng với đời sống săn mồi hoạt động.

Câu 20: Giải thích hiện tượng mất đối xứng cơ thể ở lớp Chân bụng (Gastropoda​)?
Chân bụng có cơ thể mất đối xứng, đầu ở phía trước có mắt và tua cảm giác. Chân là
khối cơ khỏe phía bụng, có đế uốn sóng khi bò. Thân ở trên chân, thường là một túi xoắn. Vỏ
xoắn hình chóp hay xoắn trong một mặt phẳng.
Hiện tượng mất đối xứng của Chân bụng ta có thể phân biệt thành 4 sơ đồ cấu tạo :
1. Hai tâm nhĩ (Mang trước). Nội quan có cấu tạo kép, xếp đối xứng hai bên (trừ gan,
tuyến sinh dục, một phần ống tiêu hóa). Hệ thần kinh có cầu nối bên - mang bắt chéo
trên và dưới ruột. Khoang áo phía trước thân.
2. Một tâm nhĩ (Mang trước). Khoang áo ở phía trước thân, cơ quan áo, tâm nhĩ, thận
chỉ còn lại một bên. Cầu nối bên - mang bắt chéo
3. Có phổi: Sống ở cạn, hô hấp bằng phổi, mức độ cấu tạo như Một tâm nhĩ.
4. Mang sau. Khoang áo lệch phía sau cơ thể, cơ quan áo, tâm nhĩ, thận chỉ còn lại một
bên. Vỏ ít nhiều tiêu giảm.
Cấu tạo đối xứng hai bên của nhóm thân mềm cổ và giai đoạn ấu trùng của chân bụng chứng
tỏ rằng đây là hiện tượng biến đổi thứ sinh, tổ tiên nó vốn dĩ đối xứng hai bên.
Nguyên nhân đã có nhà khoa học giải thích:
- Chân bụng nguyên thủy hình nón chuyển dần sang xoắn trong một mặt phẳng, miệng
vỏ ở cuối cơ thể, phần nặng của vỏ ở phía trước, khoang áo phía sau, sống bơi.
- Khi chuyển sang đời sống bò, phần nặng vỏ chuyển ra phía sau, khoang áo chuyển về
phía trước, cầu nối thần kinh bên - mang do đó bắt chéo.
- Vỏ chuyển từ xoắn trong một mặt phẳng sang xoắn chóp, trọng tâm của vỏ lệch sang
một bên, cơ thể điều chỉnh trọng tâm bằng cách quay ngược vỏ về phía sau và hơi
nghiêng về phía thân. Vỏ ép lên co quan áo 1 bên gây tiêu biến và tâm nhĩ, thận cũng
tiêu biến. Hình thành các nhóm tùy theo mức độ điều hòa.
Vậy thứ tự xuất hiện của các nhóm là : Mang trước Hai tâm nhĩ → Mang trước một
tâm nhĩ → Mang sau → Có phổi.

Câu 21: Ý nghĩa thực tiễn của thân mềm (Mollusca​)?

12
Thân mềm có khoảng 13 vạn loài, phân bố rộng trong các thủy vực nước và môi
trường cạn, giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và quan hệ mật thiết với cuộc sống loài
người:
- Thân mềm có khả năng lọc nước, cải tạo nước bị ô nhiễm như Trai, Vẹm,...
- Tham gia vào chuỗi thức ăn trên cạn, tham gia cải tạo đất trồng trọt.
- Là nguồn thức ăn phong phú, thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao đối với con người
như hàu, vẹm, bào ngư, trai điệp, sò, mực nang, mực ống, bạch tuộc,...
- Sử dụng vỏ trai có lớp xà cừ đẹp dùng cho đồ gỗ khảm trai và cho hàng mỹ nghệ, vật
trang trí
- Các phần cơ thể thân mềm sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các đặc sản như sản xuất
khuy áo, làm dược liệu, chế thuốc vẽ, nung vôi,...
- Vỏ đá vôi cứng của thân mềm được giữ lại tốt từ Cổ sinh đến nay được coi là nhóm
sinh vật chỉ thị địa tầng có giá trị
Bên cạnh mặt có lợi, nhiều loài thân mềm được coi là sinh vật gây hại:
- Hà đục gỗ, hà sông, hà đá đục phá tàu, gỗ, phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại
cho nghề hàng hải
- Thân mềm ở cạn như sên trần, ốc sên là động vật phá hại cây trồng
- Một số loài ốc nước ngọt là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán nguy hiểm cho
người và gia súc.

Câu 22: Những đặc điểm cơ bản giống nhau và khác nhau giữa chân khớp và giun đốt?

Giun đốt Chân khớp

Giống nhau - Cơ thể phân đốt, có hiện tượng phân đốt đồng hình và dị
hình
- Cơ thể có thể xoang chính thức
- Cơ thể đối xứng hai bên theo trục miệng - đối miệng
- Có khoang tiêu hóa dài dọc cơ thể, có lỗ miệng và lỗ hậu
môn
- Giống nhau về cấu tạo hệ thống thần kinh gồm hướng tập
trung thần kinh theo chiều dọc và ngang
- Phát triển đều qua giai đoạn ấu trùng

Khác nhau Thành cơ thể không có lớp Có lớp cutin cứng bảo vệ cơ
cutin mà là lớp chất nhầy thể

Cơ thể gồm các biểu mô cơ Có sự phân hóa biểu mô cơ


thành các bó cơ

Hệ tuần hoàn kín với các Hệ tuần hoàn hở, có phần


mạch máu xếp thẳng và dịch tuần hoàn đổ vào
vòng dọc cơ thể khoang cơ thể trao đổi chất
với các tế bào

Có phần phụ chân bên, chức Phát triển chân bên thành
năng hạn chế các phần phụ đốt

Hô hấp chủ yếu qua bề mặt Có hệ thống mang hay hệ

13
cơ thể, qua da thống ống khí thực hiện
chức năng chỉ hô hấp

Quá trình đầu hóa chưa rõ Phát triển phức tạp và tiến
ràng hành đầu hóa, biến đổi và
kết hợp các đốt trước thành
đầu và phần phụ miệng

Phát triển do lớn lên bằng Phát triển qua lột xác
cách tăng kích thước và khối
lượng chất tế bào

Câu 23: Sự phân đốt dị hình qua các lớp của ngành Chân khớp (Arthropoda)​ ?
Sự phân đốt dị hình qua các lớp của ngành Chân khớp có xu hướng phát triển và phức
tạp dần, phụ thuộc vào môi trường sống và chức năng :
- Lớp Trùng ba thùy: Cơ thể phân từ trước ra sau thành phần đầu, thân, đuôi. Đầu là
khối mang đôi râu và 4 đôi chân hàm 2 nhánh. Thân nhiều đốt, mỗi đốt mang một đôi
chân 2 nhánh. Phát triển hệ chân và chân hàm.
- Lớp Giáp cổ: Cơ thể phân 2 phần đầu và bụng. Đầu ngực mang 6 đôi phần phụ: đôi
kìm và 5 đôi chân, mỗi chân có tấm nghiền ở gốc. Bụng có 6 đôi phần phụ: nắp sinh
dục và 5 chân mang. Cuối bụng là gai đuôi khớp động.
- Lớp Hình nhện: Cơ thể hai khối đầu ngực và bụng. Đầu ngực tập trung thành một
khối, mang 6 đôi phần phụ: đôi kìm, đôi chân xúc giác và 4 chân bò. Bụng có phân
đốt hay tập trung thành một khối, có mang dạng biến đổi tùy loài.
- Lớp Nhện biển: Có 3 phần đầu, ngực, bụng. Đầu kéo dài về phía trước có lỗ miệng,
có đôi kìm, đôi chân súc biện và đôi chân mang trứng. Ngực có 4 đốt, mỗi đốt có một
đôi chân. Một số loài đầu và ngực dính nhau thành phần đầu ngực.
- Lớp Pentastomida: Cơ thể hình lưỡi, vuốt nhọn ở cuối, phân đốt giả ở ngoài. Lỗ
miệng ở mặt bụng gần mút trước. Hai bên lỗ miệng có đôi nhú có móc kitin ở tận
cùng.
- Lớp Giáp xác: Cơ thể 3 phần đầu, ngực, bụng. Đầu mang 5 đôi phần phụ: đôi râu 1,
đôi râu 2, đôi hàm trên, đôi hàm dưới thứ nhất và đôi hàm dưới thứ hai. Các đốt ngực
thường còn giữ phần phụ còn ở bụng các đốt bụng có thể tiêu giảm tùy nhóm.
- Lớp Nhiều chân: Mang rõ tính đồng hình, đầu có 4 đôi phần phụ (râu, hàm trên, hàm
dưới 1 và hàm dưới 2). Mỗi đốt thân mang một đôi chân.
- Lớp Sâu bọ: Có thể phần 3 phần : đầu, ngực và bụng. Đầu gồm acron và 4 đốt, mang
một đôi râu và 3 đôi phần phụ miệng. Ngực gồm 3 đốt, mang 3 đôi chân và có thêm 2
đôi cánh. Bụng gồm 11 đốt, chỉ còn dạng biến đổi có phần phụ.

Câu 24: Đặc điểm hình thái và cấu tạo nội quan của Tôm sông?
- Hệ tiêu hóa phát triển, ruột trước có dạ dày chuyên hóa, có gờ cuticun lát mặt trong là
cơ quan nghiền mồi. Ruột giữa ngắn, nhận chất tiết của tuyến ruột giữa, có chức năng
của gan và tụy, có thể tiêu hóa nội bào. Ruột sau dài, có lát cuticun ở mặt trong.
- Hệ hô hấp là mang nằm ở gốc các đôi chân ngực hay chân bụng, có dạng tấm hay sợi.
Hoạt động hô hấp nhờ các dòng nước liên tục qua mang phát động bằng các tấm quạt
nước ở phần phụ.

14
- Hệ tuần hoàn theo sơ đồ chung của chân khớp, là hệ tuần hoàn hở, có dây sống chạy
dọc lưng, mang tim.
- Hệ bài tiết là tuyến râu và tuyến hàm, nằm ở gốc của đôi râu thứ hai và hàm dưới thứ
hai, là dạng biến đổi của hậu đơn thận.
- Hệ thần kinh và giác quan thể hiện xu hướng tập trung theo chiều ngang và chiều dọc,
khối hạch não gồm não trước nằm ở tước miệng, não giữa và não sau ở sau miệng.
Não trước điều khiển mắt, não giữa điều khiển đôi râu và não sau điều khiển đôi râu
ngoài. Vùng não trước và sau, trên hạch ngực và gốc mắt cuống có các tế bào thần
kinh tiết, tiết các yếu tố điều hòa các quá trình lột xác, sinh giao tử,... Các cơ quan
như mắt, xúc giác, vị giác phát triển.
- Hệ sinh dục của tôm sông phân tính, con đực có túi chứa tinh và trực tiếp phóng tinh
vào cơ quan sinh dục của con cái, con cái dùng chân bụng mang chức, uốn cong đuôi
về phía bụng để đẻ trứng.

Câu 25: Đặc điểm cấu tạo cơ thể của lớp Côn trùng (Insecta)​ ?
Cơ thể côn trùng gồm 3 phần : Đầu do 5 đốt phía trước tập trung lại, ngực có 3 đốt và
bụng có số đốt thay đổi theo nhóm (nhiều nhất 12 đốt). Đầu là một khối có nhiều tấm kitin
bao bọc, phía lưng có đôi mắt kép, có khi thêm mắt đơn và cơ vận hành miệng. Phía bụng có
cơ quan miệng lấy thức ăn và ống tiêu hóa biến đổi để thích nghi với từng kiểu lấy thức ăn
khác nhau. Ngực có 3 đốt, mỗi đốt có một đôi chân, có thể đốt ngực giữa và sau mang thêm
mỗi đốt một đôi cánh. Chân của côn trùng chỉ có 1 nhánh, gồm các đốt, tùy theo lối sống mà
có kiểu cấu tạo khác nhau. Bụng là phần chứa phần lớn nội quan, có các tấm lưng và tấm
bụng gắn với nhau bằng màng mỏng, có thể chun giãn được.
Côn trùng có lớp vỏ là các tầng cuticun mặt, mang lông, gai, vẩy, thực hiện các chức
năng cảm giác, tự vệ, di chuyển, bắt mồi, đào bới, bay,... Đặc trưng với đa dạng về màu sắc.
Tuyến da là các tuyến đơn bào hay đa bào tiết chất mùi, chất độc, enzyme,...phục vụ
hoạt động tự vệ, lột xác hay làm tổ. Hệ cơ là cơ vân, phát triển và chuyên hóa cao, với số
lượng các bó cơ lớn.
Hệ tiêu hóa có ống tiêu hóa có các phần chuyên hóa riêng biệt phù hợp với từng loại
thức ăn với ba phần ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Có hệ enzyme đa dạng và phát triển. Có
thể mỡ để dự trữ thức ăn.
Hệ bài tiết có ống Malpighi có đỉnh nằm chìm trong thể xoang và có gốc đổ vào nơi
chuyển tiếp từ ruột giữa sang ruột sau. Ngoài ra các tế bào mỡ và xoang bao tim cũng tham
gia vào chức năng bài tiết chất bã.
Hệ tuần hoàn hở, một số do ống khí đảm nhiệm, hoạt động nhờ co duỗi của 2 màng
chắn phía lưng và phía bụng khiến tim co, làm máu vận chuyển trong cơ thể.
Hệ hô hấp là hệ ống khí, tạo thành mạng lưới thông khí giữa môi trường ngoài và
từng tế bào cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra ngoài qua các lỗ thở. Một số còn thực hiện hô
hấp qua bề mặt cơ thể.
Hệ thần kinh có sự đặc trưng bằng sự phát triển cao về tổ chức học của não và hạch
thần kinh bụng, phát triển của hệ thần kinh giao cảm, chuỗi hạch bụng.
Tuyến nội tiết phát triển, đã hình thành tuyến giáp, tuyến tim, tuyến trước ngực và các
tế bào thần kinh tiết,...

Câu 26: Đặc điểm phần phụ miệng côn trùng. Vì sao phần phụ miệng kiểu nghiền lại

15
được xem là cơ bản và nguyên thuỷ ?
Phần phụ miệng : gồm 3 đôi nằm dưới hầu, bao quanh miệng làm thành cơ quan
miệng. Do các lối dinh dưỡng khác nhau mà phần phụ miệng của côn trùng

Câu 27: Biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn ở côn trùng, cho một số đại
diện minh họa?
Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng (sâu bướm ở côn trùng) có
hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua
giai đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo
và sinh lí gần giống con trưởng thành (ví dụ: châu chấu không có cánh hoặc cánh chưa phát
triển đầy đủ). Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành

Câu 28: Tầm quan trọng thực tiễn của chân khớp ?
Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có
vai trò rất lớn.
* Có lợi:Làm thực phẩm: tôm, cua; Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm; Bắt sâu bọ có hại:
nhện chăng lưới, bọ cạp; Nguyên liệu làm mắm: tôm, tép; Xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú
* Có hại: Làm hại cây trồng: nhện đỏ; Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối; Có hại cho giao thông
đường thủy: con sun; Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi, muỗi

Câu 29: Đặc điểm cơ bản ngành Da gai?


Ngành Da gai gồm những động vật đơn lẻ sống trong biển. Một số động vật Da gai sống di
động, số còn lại sống cố định. Đặc điểm nổi bật của động vật ngành Da gai là trong cấu tạo
cơ thể của chúng đối xứng tỏa tròn, có hệ chân mút. Đó thực chất là một phần của khoang
cuống thứ sinh được tách ra, trong chứa chất lỏng có thành phần gần giống với nước biển.
Các chân mút làm nhiệm vụ của cơ quan xúc giác và trao đổi khí. Ở Da gai không cuống các
chân mút còn có chức năng của cơ quan vận động. Cơ thể động vật Da gai có dạng sao, dạng
cầu, dạng túi, dạng cây v.v. và được đặc trưng bởi đối xứng năm tia. Tính đối xứng của động
vật Da gai thể hiện ở cả những đặc điểm cấu tạo bên trong và bên ngoài. Khung xương cấu
tạo từ những phiến vôi hoặc tạo nên một bộ giáp vôi liên tục. Trên mặt các phiến có các mấu
16
và gai nhọn (do đó ngành này có tên là Da gai) hoặc những cơ quan nắm bắt đặc biệt, có
nhiệm vụ tấn công, tự vệ và làm sạch cơ thể.
Cơ quan bên trong, bao gồm ​hệ mạch nước, h​ ệ thần kinh​, h​ ệ mạch máu và hệ sinh sản
tất cả đều là đối xứng tỏa tròn, chỉ có đ​ ường tiêu hóa là không kể đến. Thành phần của thân
thể gồm m ​ ặt có m
​ iệng và m
​ ặt đối m​ iệng (mặt có miệng dùng cho tiêu hoá, mặt đối miệng
dùng cho bài tiết). B​ ộ xương rất phát triển tới nơi, cấu thành từ rất nhiều tấm ​xương ​canxi
cacbonat đơn nhất tách ra, tất cả các tấm đều do từng cái một ​canxit đơn ​tinh thể hợp thành
nên. Phần nhiều là dị thể đực cái (tách ra giống đực và giống cái), ​tế bào sinh sản phóng thích
đến trong ​nước biển nhằm ​thụ tinh​. Ấu thể lúc mới sinh ra giống nhau hình dạng, về sau thì
tuỳ lớp mà khác nhau, thiểu số chủng loại có thể trải qua sinh sản tách đôi (fission) ​vô tính​.

Câu 30: Vai trò và ý nghĩa thực tiễn của da gai?


Có một ít loài của ngành Động vật da gai là ​thực phẩm bảo quý, ví như loài hải sâm, ​noãn của
loài cầu gai. Trong h​ ệ thống sinh thái biển và đại dương​, loài động vật da gai luôn là ​loài ưu
thế ở trong số ít q​ uần xã động vật cư lưu ở đáy. Trong số lượng sinh vật của ​động vật đáy ở
đáy biển và vực sâu, loài động vật da gai chiếm cao nhất khoảng 90%. Trong việc nghiên cứu
địa lí học đ​ ộng vật đáy​, loài động vật da gai luôn là ​loài chỉ thị rất tốt. Một ít chủng loại mang
bản tính lọc thức ăn đạt đến trình độ vận tải số lượng nhiều vật chất thối rữa, điều đó có thể
làm giảm thiểu hoạt động của ​vi sinh vật ở ​đáy biển và đại dương​. Một ít chủng loại dùi ​đá
đục đá tạo thành sự phá hoại với đường bờ biển. Một ít loại đuôi rắn luôn là vật liệu mồi của
loài ​cá ở đáy biển. Loài sao biển ưa thích ăn loài ​động vật có vỏ, cho nên luôn là kẻ địch gây
hại ở trong ​nuôi trồng loài ​động vật có vỏ. Chủng loại ​hóa thạch của ngành Động vật da gai
rất nhiều, chiếm hữu địa vị nhất định ở trong ​địa chất học. ​Địa tầng ​canxi cacbonat đã lâu
năm toàn bộ được cấu thành từ ​bộ xương của lớp H ​ uệ biển đã phân giải xong. Ở phương diện
nghiên cứu lý luận cơ sở của các ​thực nghiệm của ngành ​phôi thai học, t​ ế bào sinh dục của
giống cái của lớp C ​ ầu gai là một trong những vật liệu t​ hực nghiệm rất tốt. Một ít loài động
vật da gai có sẵn tuyến sinh độc hoặc dịch tiết độc, có khả năng phát triển thành ​dược phẩm
thông qua ​nghiên cứu. C ​ hất ​Holothurin (hải sâm tố) và ​Glycosaminoglycan (​danh pháp cũ:
Mucopolysaccharides) phân tách ra từ mấy loài hải sâm có sẵn hoạt tính kháng bệnh ung thư.

17

You might also like