You are on page 1of 21

Đại cương vi nấm y học

ĐẠI CƯƠNG VỀ VI NẤM Y HỌC

Mục tiêu học tập


1. Trình bày đặc điểm cấu tạo, đặc điểm hình thể, sinh sản, và hệ thống phân loại vi
nấm.
2. Phân tích tương tác của vi nấm với tế bào, mô vật chủ ảnh hưởng đến cơ chế gây
bệnh, và khả năng gây bệnh của vi nấm.
3. Trình bày các nhóm thuốc kháng nấm và phân tích về cơ chế tác động của các
nhóm thuốc kháng nấm.
I. VI NẤM VÀ VI NẤM Y HỌC
1. Khái niệm về vi nấm (microfungi)
Vi nấm là những vi sinh vật thuộc giới Nấm (Fungi), có cấu tạo nhân thực
(eukaryote). Vi nấm là sinh vật dị dưỡng (heterotrophic) lấy dinh dưỡng từ môi trường
xung quanh nhờ các enzyme thủy phân (hydrolytic enzymes). Vi nấm có kích thước
nhỏ nên cần khảo sát dưới kính hiển vi, và về mặt hình thể tùy theo loài mà vi nấm có
hình thái nấm men (yeasts), nấm sợi (molds), hoặc nấm lưỡng hình. Về hô hấp vi nấm
cơ bản là hiếu khí. Một đặc tính khác của vi nấm là có khả năng tổng hợp lysine thông
qua con đường sinh tổng hợp L-α-adipic acid. Đa số vi nấm sống hoại sinh trong tự
nhiên, một số ít ký sinh và gây bệnh cho người. Một vài loài vi nấm gây bệnh nấm
ngoại biên, nấm ở da và dưới da, bệnh nấm hệ thống hoặc dị ứng do vi nấm.
2. Vi nấm học (mycology): là môn học về các vi nấm. Tùy mục đích người ta chia ra
các ngành:
- Vi nấm học tổng quát: nghiên cứu về hình dạng, sinh học, sinh hóa, cội nguồn
và phân loại vi nấm.
- Vi nấm học công nghệ: chú ý đến việc sử dụng vi nấm trong công nghiệp sản
xuất kháng sinh và trong công nghiệp thực phẩm.
- Vi nấm học nông nghiệp: chuyên về các vi nấm gây bệnh cho cây trồng.
- Vi nấm học thú y: chú ý đến các vi nấm gây bệnh cho thú vật, nhất là thú nuôi
công nghiệp và thú nuôi trong nhà.
- Vi nấm y học: khảo sát vi nấm gây bệnh cho người.
3. Vi nấm y học (Medical mycology)
Vi nấm y học là ngành học về các vi nấm gây bệnh cho người và các thể bệnh
do vi nấm gây ra ở người. Các nội dung của ngành học này bao gồm: các vi nấm là
bệnh nguyên ở người, biểu hiện lâm sàng của bệnh, đáp ứng của cơ thể người với vi
nấm (ở cả trạng thái khỏe mạnh và bệnh lý), liệu pháp kháng nấm, đặc điểm dịch tễ
của bệnh do vi nấm và các biện pháp dự phòng bệnh.
Bệnh vi nấm ở người thường gặp là bệnh nấm nông ở da, lông tóc, móng, niêm
mạc. Tuy nhiên ở người suy giảm miễn dịch nhiễm trùng cơ hội do vi nấm thường gặp
là bệnh nấm sâu ở các cơ quan nội tạng như phổi, não… hoặc lan tỏa toàn thân.

8
Đại cương vi nấm y học

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, HÌNH THỂ, SINH SẢN VÀ HỆ THỐNG PHÂN
LOẠI VI NẤM
2.1. Cấu tạo
Vi nấm là vi sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực với nguyên sinh chất chứa các
bào quan như ty thể, bộ máy golgi, ribosom…tương tự các tế bào có nhân thực khác,
và bên ngoài là màng nguyên sinh chất. Tuy nhiên ngoài màng nguyên sinh chất của vi
nấm còn có vách tế bào.

Hình 1. Cấu tạo của sợi nấm


2.1.1. Vách tế bào (cell wall)

Hình 2. Cấu tạo vách tế bào

Vách tế bào nấm là một cấu trúc liên kết chéo bền vững của các thành phần
chính là polysaccharides, protein, lipid.
Cấu tạo chính của thành phần polysaccharides là glucans (polymer của
glucose), chitin (polymer của N-acetyl glucosamine), mannans (polymer của
mannose), và galactans (polymer của galactose). Ngoài ra có thể có một lượng nhỏ
fucose, rhamnose, xylose và axit uronic. Trong các thành phần đó mannans,
galactomannans, và hiếm gặp hơn là rhamnomannans là thành phần chịu trách nhiệm
quan trọng trong đáp ứng miễn dịch trong bệnh do nấm men và nấm sợi ở người. Ví dụ

9
Đại cương vi nấm y học

xác định nồng độ của mannan trong huyết thanh của bệnh nhân trong bệnh lan tỏa do
nấm Candida là xét nghiệm có ý nghĩa chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh thành phần chitin, glucan, và mannan, vách tế bào nấm có thể chứa
lipid, protein, chitosan (de-acetyl của chitin), acid phosphatase, α-amylase, protease,
melanin, các ion kim loại vô cơ như phosphorus, calcium, và magnesium. Một số cấu
tạo này có ý nghĩa trong đáp ứng biểu hiện bệnh. Ví dụ như cấu tạo glycopeptides ở
mặt ngoài của vách tế bào các vi nấm thuộc nhóm nấm da (dermatophytes) có thể gây
quá mẫn tức thì hoặc quá mẫn chậm của da.
Sự liên kết giữa polysaccharide và protein tạo thành các cấu trúc glycoproteins,
đây là cấu tạo chứa các chuỗi oligosaccharide (glycans) gắn kết với các chuỗi
polypeptide. Glycoproteins (bao gồm mannoprotein, galactoprotein và xyloprotein) là
cấu trúc quan trọng trong vách tế bào nấm. Thành phần glycoprotein là kháng nguyên
quan trọng đối với một số vi nấm gây bệnh như Candida albicans, Aspergillus
fumigatus.
2.1.2. Màng nguyên sinh chất
Màng nguyên sinh chất của vi nấm có cấu tạo tương tự cấu tạo màng nguyên
sinh chất tế bào của động vật có vú và người, trừ thành phần sterol có cấu tạo chính là
ergosterol, trong khi đó thành phần này ở cấu tạo tế bào người là cholesterol. Vì vậy cơ
chế tác động trực tiếp lên ergosterol hoặc gián tiếp ức chế con đường sinh tổng hợp
ergosterol chính là cơ chế tác động của nhiều nhóm thuốc kháng nấm khác nhau
(polyens, azoles…)
Màng nguyên sinh chất có cấu tạo chủ yếu là lipid và protein, cùng với một
lượng nhỏ carbohydrates. Trong đó lipid là cấu tạo lớp kép, các đầu ưa nước hướng về
phía bề mặt, và các đuôi kỵ nước được chôn vào phần bên trong của màng. Protein
được xen kẽ trong lớp lipid kép, và các protein ngoại vi có liên kết yếu với màng tế
bào. Chính cấu trúc lipoprotein của màng nguyên sinh chất tạo một rào cản hiệu quả
đối với nhiều loại phân tử. Phân tử qua màng tế bào bằng cách khuếch tán hoặc vận
chuyển chủ động.
2.1.3. Trung thể
Trung thể của tế bào vi nấm cấu tạo bởi các ống vi thể (protein tubulin). Protein
này cấu tạo gồm hai tiểu đơn vị protein. Các ống vi thể có cấu tạo dài, rỗng, có đường
kính khoảng 25 nm xuất hiện trong tế bào chất như một thành phần của cấu trúc, và
những cấu trúc này có liên quan đến sự di chuyển của các bào quan, các nhiễm sắc thể,
hạt nhân, các túi Golgi và có liên quan tới quá trình phân bào.
Griseofulvin là thuốc liên kết với thành phần protein trong cấu tạo của ống vi
thể và can thiệp vào trùng hợp các vi ống này, vì vậy thuốc ngăn chặn sự phân bào.
Ngoài ra, sự phá hủy các vi ống tế bào chất cản trở việc vận chuyển các vật liệu tiết
vào vùng ngoại vi tế bào, có thể ức chế tổng hợp vách tế bào.
2.1.4. Nhân tế bào

10
Đại cương vi nấm y học

Nhân được bao bọc bởi màng nhân có cấu tạo gồm 2 lớp, và bên trong chứa
chất nhiễm sắc và một hạt nhân. Hạt nhân vi nấm có kích thước, hình dạng và số lượng
khác nhau. DNA và các protein liên quan xuất hiện dưới dạng các sợi dài của nhiễm
sắc thể. Số lượng nhiễm sắc thể thay đổi theo loại nấm cụ thể. Trong tế bào, 80 - 99%
vật liệu di truyền chứa trong các hạt nhiễm sắc thể và 1 - 20% nằm trong ty thể. Ngoài
ra, ở một số chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae, có tới 5% ADN có thể được
tìm thấy trong các plasmid hạt nhân. Khi xoắn ốc DNA giải phóng, một sợi phục vụ
như là khuôn mẫu cho sự tổng hợp rRNA, tRNA và mRNA. mRNA đi vào tế bào chất
và gắn vào một trong các ribosome, đó là những phức hợp của RNA và protein có vai
trò là các vị trí để tổng hợp protein.
2.1. 5. Đặc điểm sinh lý học của vi nấm
Vi nấm có thể sử dụng các nguồn cacbon khác nhau để đáp ứng cho quá trình
tổng hợp carbohydrate, lipid, axit nucleic và protein. Năng lượng cung cấp cho vi nấm
là nhờ quá trình oxy hóa đường, rượu, protein, lipid và polysaccharides. Bên cạnh đó,
vi nấm cần một nguồn nitơ để tổng hợp các axit amin cho protein, purin và
pyrimidines cho các axit nucleic, glucosamine cho chitin và các loại vitamin khác
nhau. Tùy thuộc vào loại nấm, nitơ có thể thu được ở dạng nitrat, nitrit, amoni, hoặc
nitơ hữu cơ. Chính do đặc điểm này mà môi trường nuôi cấy nấm cần có thành phần
cơ bản là pepton.
Trong khi các vi sinh vật khác (ví dụ như vi khuẩn), tổng hợp lysine qua con
đường meso-α, ε-diaminopimelic acid (DAP pathway), thì vi nấm sinh tổng hợp lysine
bằng L-α-adipic acid (AAA pathway). Sử dụng con đường DAP là một trong những lý
do vi sinh vật trước đây được coi là nấm, chẳng hạn như myxomycetes, oomycetes, và
hyphochytrids, không còn được phân loại là nấm nữa.
Vi nấm phát triển được trong giới hạn nhiệt độ tương đối rộng, một số nấm có
thể phát triển ở nhiệt độ gần 00C (Cladosporium herbarum), một số nấm phát triển
được ở nhiệt độ 50-600C (Aspergillus fumigatus). Các nấm hoại sinh thường phát triển
tốt ở nhiệt độ môi trường (22-300C), trong khi đó nấm gây bệnh phát triển tốt ở nhiệt
độ cơ thể người (35-370C).
Đa số vi nấm phát triển được trong giới hạn pH từ 3,8-5,6, một số loài có thể
thích nghi để phát triển được trong môi trường có pH thay đổi tương đối rộng. Vi nấm
thuộc nhóm nấm mốc là hiếu khí tuyệt đối, trong khi đó nấm men có thể là hiếu khí
không bắt buộc.
2.2. Hình thể
2.2.1. Nấm men (yeasts)
Vi nấm là những tế bào nhỏ, hình tròn, bầu dục, hay hơi dài, nẩy búp, hoặc khi
có búp kéo dài và dính với nhau tạo thành sợi tơ nấm giả.
Nấm men (yeasts) là vi nấm có hình tròn, bầu dục và có hình thức phát triển
bằng cách phân chia tế bào đơn lẻ bằng cách nảy búp (budding cells). Ngoài ra tùy
theo loài mà nấm men còn có thể có thêm hình thái là ống mầm (germ tube), sợi giả

11
Đại cương vi nấm y học

(pseudohyphae) hoặc sợi thật (true hyphae), bào tử bao dày (chlamydospore). Một số
giống khác có hình thái chính là bào tử đốt (arthrospore) như Geotrichum và
Trichosporon.
Nấm men gây bệnh phổ biến là giống Candida và Cryptococcus là những giống
vi nấm có hình thức sinh sản vô tính chính là bào tử chồi.

Hình 3. Hình thể nấm men Candida


2.2.2. Nấm sợi (filamentous fungi, molds)
Nấm sợi là những sợi tơ nấm có đường kính 2-4m, có vách ngăn và phân
nhánh; hoặc là những sợi tơ nấm đường kính hơn 5m, thông suốt và phân nhánh. Bên
trong sợi tơ nấm chứa nguyên sinh chất và nhân.

Hình 4. Nấm sợi có vách ngăn (septate hypha) và nấm sợi không có vách
ngăn (nonseptate hypha, aseptate hypha, coenocytic hypha)
Sợi nấm phát triển bằng hình thức kéo dài ở phần ngọn (phần đỉnh), quá trình
này đòi hỏi sự cân bằng chặt chẽ giữa thành phần lysis ở vách tế bào và quá trình sinh
tổng hợp vách tế bào mới. Thông thường nấm sợi được phân biệt về mặt vi thể dựa
trên đặc điểm của bộ phận sinh bào tử, bào tử.
Với nấm sợi có vách ngăn, quan sát vi thể cho thấy vách ngăn có một lỗ nhỏ để
nguyên sinh chất và nhân có thể lưu thông từ ngăn này sang ngăn kia.
Nấm sợi gây bệnh phổ biến ở người là nhóm nấm da (Dermatophytes) bao gồm
3 giống: Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton, nấm Aspergillus,...
Với nấm sợi, ngoài dạng cấu tạo sợi dài, một vài loài có thể có thêm những
dạng hình thể đặc biệt như bào tử bao dày (chlamydospore), bào tử đốt (arthospore).
2.2.3. Nấm lưỡng hình (dimorphism)

12
Đại cương vi nấm y học

Nấm lưỡng hình là nấm có 2 đặc điểm hình thể khác nhau liên quan tới cách
thức phát triển hoại sinh hay ký sinh: vi nấm có hình thái men khi sống ký sinh trong
vật chủ và hình thái sợi khi sống hoại sinh ngoài môi trường. Vì vậy nuôi cấy ở hai
nhiệt độ là bắt buộc để chẩn đoán nấm lưỡng hình: trong phòng thí nghiệm nếu nuôi
cấy ở môi trường dinh dưỡng cơ bản và ở nhiệt độ 25-27 0C thì vi nấm có hình thái sợi,
trong khi đó nuôi cấy ở môi trường giàu chất dinh dưỡng và nhiệt độ 37 0C thì vi nấm
có hình thái men.
Một số nấm lưỡng hình có vai trò quan trọng trong y học như: Histoplasma
capsulatum, Penicillium marneffei, Sporothrix schenskii, Blastomyces dermatitidis,
Coccidioides immitis

Hình 5. Hình thể của Histoplasma capsulatum khi hoại sinh trong môi trường và
khi ký sinh trong cơ thể người
2.2.4. Thể tơ nấm
Khi những sợi tơ nấm giả, tế bào hạt men, hoặc sợi tơ nấm thật đan kết chằng
chịt với nhau thành một mạng tơ: đó là thể tơ nấm.
Hình ảnh thể tơ nấm có được trên môi trường cấy tự nhiên hoặc nhân tạo gọi là
khúm nấm.

Hình 6. Hình ảnh khúm nấm Aspergillus flavus trên môi trường nuôi cấy
2.3. Sinh sản của vi nấm
Vi nấm có hình thức sinh sản vô tính, hoặc bao gồm cả sinh sản vô tính và hữu
tính tùy theo giống nấm. Các thuật ngữ chỉ đơn vị sinh sản của vi nấm bao gồm:
- Spore (bào tử): bào tử vô tính và hữu tính
- Conidium- conidia: bào tử vô tính
- Chlamydospore: bào tử dinh dưỡng trong một số trường hợp đặc biệt
2.3.1. Sinh sản hữu tính
2.3.1.1. Nấm túi:

13
Đại cương vi nấm y học

- Với nấm men: Do sự phối hợp của hai tế bào hạt men để thành lập túi (Ascus)
và các bào tử túi (Ascospores). Ví dụ: trường hợp nấm men bia Saccharomyces
cerrevisiae

Hình 7. Hình thức sinh sản hữu tính của Saccharomyces cerevisiae (Schaechter,
2009)
- Với nấm sợi: Đưa đến thành lập thể quả (Ascocarp), túi và bào tử túi
(Ascopore), ví dụ: Sordaria. sp

Hình 8. Hình thức sinh sản hữu tính của Sordaria


2.3.1.2. Nấm tiếp hợp
Thành lập bào tử tiếp hợp (zygospore), ví dụ: Zygorhynchus, Mucor, Rhizopus…

14
Đại cương vi nấm y học

Hình 9. Hình thức sinh sản hữu tính của nấm Rhizopus
2.3.1.3. Nấm đảm
Đầu tiên là thành lập tế bào đảm (basidium); nhân và tế bào chất đi theo các
ống nhỏ phình to ra thành bào tử đảm (basidiospores). Ví dụ trường hợp nấm rơm
Volvariella volvacea.

Hình 10. Sinh sản hữu tính của nấm Volvariella volvacea
2.3.2. Sinh sản vô tính
2.3.2.1. Nấm men
- Sinh sản bằng cách nẩy búp từ tế bào mẹ (blastospore): khi búp lớn xấp xỉ tế
bào mẹ thì cả hai tách ra, ví dụ như Candida, Cryptococcus, Sacharomyces….

- Sinh sản bằng cách chia 2 tế bào, ví dụ Schizosacharomyces

15
Đại cương vi nấm y học

- Ngoài ra một số loài vi nấm men có thể sinh một số dạng bào tử đặc biệt như
bào tử bao dày (chlamydospore) như Candida albicans, bào tử đốt (arthospore) như
Trichosporon và Geotrichum. Trong đó đặc tính sinh bào tử bao dày trên một số môi
trường đặc biệt là tiêu chuẩn để định danh loài C. albicans trong chẩn đoán vi nấm
học.
2.3.2.2. Nấm sợi
* Sinh bào tử từ sợi nấm
- Bào tử đốt (arthrospores), ví dụ: nấm da Dermatophytes
- Bào tử bao dày (chlamydospore): khi môi trường hết chất dinh dưỡng một số
ngăn gom các chất dự trữ, vách phồng to và dầy lên tạo thành bào tử bao dày
(chlamydospore). Trong khi sợi tơ nấm chết đi, bào tử bao dày vẫn tiếp tục sống, chờ
khi gặp môi trường mới sẽ mọc lên thành khúm nấm mới. Bào tử bao dày có thể ở giữa
sợi nấm (intercalary), có thể ở tận cùng (terminal) hoặc ở bên cạnh (lateral) sợi nấm, ví
dụ: trường hợp một số vi nấm da.
-Bào tử chồi (blastospore)
-Bào tử đính: bào tử đính nhỏ (microconidium) và bào tử đính lớn
(marcroconidium)
* Sinh bào tử kiểu bào tử trần từ bào đài, tiểu bào đài: bào đài, tiểu bào đài là một
nhánh của sợi tơ nấm nhô lên không khí đặc biệt giữ chức vụ sinh bào tử
(conidiospore). Sinh bào tử ở đây rất đa dạng, người ta thường dựa vào đó để định tên
nhiều giống vi nấm khác nhau, ví dụ Aspergillus, Penicillium

* Sinh bào tử kiểu bào tử kín trong nang bào tử kín (sporangiospore): Mucor, Rhizopus

16
Đại cương vi nấm y học

2.4. Phân loại


Whittaker (1969) chia sinh vật trên trái đất thành 5 giới, trong đó có giới nấm
(Fungi), giới nấm gồm 8 ngành với khoảng 100.000 loại khác nhau, sắp xếp trong
3.700 giống.
Trong y học người ta xếp một cách đơn giản vi nấm vào 4 lớp:
- Nấm túi (Ascomycetes)
- Nấm tiếp hợp (Zygomycetes)
- Nấm đảm (Basidiomycetes)
- Nấm bất toàn (Fungi Imperfecti)
Ở ba lớp đầu có sinh sản vô tính và hữu tính, lớp nấm bất toàn bao gồm tất cả
những vi nấm mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy sự sinh sản hữu tính.
III. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA VI NẤM VÀ TẾ BÀO, MÔ VẬT CHỦ
3.1. Sự bám dính (adhesion)
Sự bám dính của vi nấm vào tế bào, mô vật chủ là giai đoạn quan trọng trong
quá trình gây bệnh của nhiều vi nấm khác nhau như Candida albicans, Aspergillus
fumigatus, Blastomyces dermatitidis, Cryptococcus neoformans, Histoplasma
capsulatum… Cấu trúc bám dính của vi nấm với tế bào vật chủ thông thường nằm ở
thành phần cấu tạo ở vách tế bào của nó. Ví dụ với C. albicans, cấu trúc liên quan đến
khả năng kết dính này là thành phần protein trong nhóm glycosylphosphatidylinositol-
dependent cell-wall proteins (GPI-CWP) như Als 1 (agglutinin - like sequence), Hwp1
(hyphae wall protein 1),… các cấu trúc này giúp vi nấm kết dính với tế bào nội mạc, tế
bào nội mạch, protein của hệ thống lưới ngoại bào. Với C. glabrata là Epa1, một thành
phần glucan liên kết chéo ở vách tế bào giúp kết dính với carbonhydrate của vật chủ.
Bên cạnh đó các thành phần kết dính của vi nấm còn có thể kết dính với các cấu
trúc ở lưới ngoại bào như collagen type I và IV, fibrinogen, fibronectin, laminin,
tenascin… của tế bào vật chủ đã được mô tả ở nhiều vi nấm khác nhau. Ví dụ như ở C.
albicans, nhiều receptor ở bề mặt tế bào có khối lượng phân tử 60, 62 và 68 kDa có thể
kết dính với laminin, fibrinogen, bổ thể C3d. Với A.fumigatus, receptor bề mặt 72 kDa
là phân tử kết dính với laminin. Với Penicillium marneffei, protein có khối lượng 20
kDa ở vách tế bào là phân tử kết dính với laminin và fibronectin. Đối với sự kết dính
với fibronectin, người ta tìm thấy ở C. albicans là thành phần glycoprotein có khối

17
Đại cương vi nấm y học

lượng 60 và 105 kDa, ở A.fumigatus là polypeptide có khối lượng 23 và 30 kDa hiện


diện ở bề mặt của bào tử vi nấm…
Ngoài ra, thành phần kết dính được kể đến còn có lectin, một thành phần có ở
vách tế bào nấm có khả năng kết nối với thành phần liên kết –glyco ở vách tế bào biểu
mô vật chủ. Kiểu kết dính này tìm thấy với C.albicans, C.glabrata, H. capsulatum,
nấm da…
Bảng 1. Các thành phần kết dính chính của một vài loài vi nấm
Vi nấm Thành phần kết dính của vi Thụ thể kết dính của té
nấm bào vật chủ
C. albicans Hwp1 Mammalian
transglutaminase
C. albicans Als1, Als5 Protein lưới ngoại bào
C.albicans Epa1 Tế bào biểu mô
C. albicans 37,60, 62,68 kDa protein Laminin
C.albicans 60 và 105 kDa glycoproyein Fibrinectin
C. albicans 55 và 105 kDa protein Fibronectin
C. glabtata Epa1 Carbonhydrates
Aspergillus fumigatus 37 và 72 kDa protein Laminin
Aspergillus fumigatus 32kDa protein Fucose
Penicillium marneffei 20kDa protein Laminin và Fibrinectin
Histoplasma 50kDa protein Laminin
capsulatum
Blastomyces 120 kDa protein Hệ thống lưới ngoại bào
dermatitidis
Sporothrix schenskii 90 và 135 kDa protein Tế bào nội mô
3.2. Quá trình xâm lấn của vi nấm vào tế bào, mô vật chủ
Nhiều vi nấm xâm lấn vào tế bào biểu mô của mô vật chủ thông qua sự nhiễm
trùng ở đường tiêu hóa hoặc hô hấp, và sau đó xâm nhập vào tế bào nội mô thông qua
quá trình nhiễm trùng huyết. Cách thức tác động của quá trình này là làm ảnh hưởng
tới sự sắp xếp cấu trúc vi sợi (microfilaments), cấu trúc vi ống (microtubule) của tế
bào vật chủ, và quá trình này không bị thực bào. Ví dụ, cấu trúc sợi của C. albicans
tương tác với tế bào nội mô bằng cách liên kết với N-cadhrin trên bề mặt của tế bào
nội mô, kết quả là có sự sắp xếp lại của cấu trúc vi sợi của tế bào nội mô và làm cho vi
nấm xâm nhập nội bào. Cryptococcus neoformans có thành phần cấu tạo
glucuronoxylomannan ở vách của nó liên kết đặc biệt với tế bào nội mô não đã giúp vi
nấm vừa kết dính vừa xâm nhập nội bào.
3.3. Thương tổn tế bào vật chủ do kích hoạt độc lực, enzyme tiêu hủy tổ chức của
vi nấm
Kết quả của sự xâm lấn của vi nấm vào tế bào vật chủ đã làm kích hoạt các tín
hiệu của tế bào, việc này kéo theo sự biểu hiện các yếu tố độc lực của vi nấm, làm vi
nấm sống sót, phát triển, nhân lên về số lượng, mặt khác cũng có thể kích hoạt cho

18
Đại cương vi nấm y học

hiện tượng thực bào, gây chết tế bào theo chương trình. Tuy nhiên, sự tương tác này
phụ thuộc vào cả vi nấm lẫn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy bệnh biểu hiện
nặng, lan tỏa trong các trường hợp suy giảm miễn dịch nặng.
Vi nấm có thể tiết ra một số enzyme thủy phân (hydrolytic enzyme) như:
proteinase, lipase, phospholipase. Những enzyme này giúp vi nấm chuyển hóa, đồng
thời có liên quan đến bệnh học, gây tổn thương mô ký chủ và cung cấp dinh dưỡng
cho vi nấm trong môi trường không thuận lợi. Trong các enzyme này thì các enezym
proteinase ngoại bào có vai trò quan trọng cho sự bám dính, xâm lấn, ức chế miễn
dịch. Vì vậy các enzyme này thường được xác định là độc lực của vi nấm.
Ví dụ: C. albicans có các enzyme ngoại bào thuộc nhóm enzyme ly giải bao
gồm SAP (secreted aspartyl proteinase) và PLB (phospholipase) cũng là độc lực của vi
nấm. Những enzyme này làm tiêu hủy tổ chức mô ký chủ bằng các ly giải các thành
phần khác nhau như hemoglobin, keratin, collagen… A. fumigatus có khả năng tiết ra
enzyme proteases và phospholipases.
3.4. Miễn dịch trong bệnh vi nấm
3.4.1. Miễn dịch tự nhiên (innate immunity)
- Hàng rào sinh lý ở da, niêm mạc và một số yếu tố kháng khuẩn của cơ thể
trong chất tiết của da, đường tiêu hóa:
+ Các thành phần trong nước bọt: lactoferrin, beta-defensins, lysozyme, transferrin,
lactoperoxidase, mucins, kháng thể tiết IgA có tác dụng ức chế sự kết dính và nhân lên
của vi nấm ở miệng, thực quản, ruột.
+ Tế bào biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa: ức chế sự phát triển của nấm men/ hình
thành sợi giả
- Một số yếu tố kháng khuẩn của cơ thể trong chất tiết của da, đường tiêu hóa,
đường sinh dục…
- Các tế bào thực bào: bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophiles), bạch cầu đơn
nhân (Monocytes), đại thực bào (Marcrophages), tế bào sao (Dedritic cells), dưỡng
bào (Mast cell); và các tế bào khác như: tế bào biểu mô (epithelium cell), tế bào nội
mô (endothelium cell), tế bào sợi (firoblast), tế bào giết tự nhiên (nature killer cells).
Trong đó cạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào và tế bào sao có vai trò quan
trọng trong việc giết chết các vi nấm xâm lấn. Cụ thể là các thành phần cấu tạo của vi
nấm, trong đó có các thành phần của màng tế bào được hoạt hóa bởi bổ thể, có tính
hướng động thu hút sự tập trung của các tế bào thực bào này. Sự thâm nhiễm của các
tế bào này sẽ kích hoạt giải phóng cytokin như Interleukin-12, IL-10, IL-18 và yếu tố
gây hủy hoại mô (TNF α). Sau đó các bạch cầu thâm nhiễm này sẽ chết và vi nấm bị
thanh toán.
Bên cạnh đó, hiện tượng thực bào cũng làm giải phóng ra các kháng nguyên, và
các kháng nguyên này dẫn đến phản ứng của các tế bào miễn dịch làm tăng tiết các
cytokine, và các cytokin sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch của tế bào Lympho T.

19
Đại cương vi nấm y học

Trong trường hợp miễn dịch bẩm sinh không hiệu quả để chống lại vi nấm thì
đáp ứng miễn dịch do tế nào lympho T phụ trách có vai trò quyết định trong việc kiểm
soát vi nấm.
3.4.2. Miễn dịch thu được (adaptive immunity)
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (cell - mediated immunity: CMI) có
vai trò quan trọng. Trong đó sự kích hoạt của tế bào Lympho T- CD4 bao gồm Th1 (T
heper T cells), Th2, Th17 và TReg (regulatory T cells). Trong đó đáp ứng miễn dịch do
tế bào Th1 phụ trách có ý nghĩa bảo vệ vật chủ, trong khi đó đáp ứng do Th2 thường
liên quan tới các biểu hiện dị ứng.
- Tế bào Th1 sản xuất chủ yếu là các cytokine như interferon gama (IFNg) và
yếu tố gây hủy hoại mô (tumor necrosis factor α), kích hoạt hiện tượng thực bào để
thanh toán vi nấm.
- Tế bào Th2 kích hoạt bởi interleukin 3 và 4 (IL-3 và IL-4), tạo ra IL-5. Điều
này có thể ức chế hoạt động của Th1, tuy nhiên cũng có thể kích hoạt đại thực bào. Vì
vậy có thể gây hại cho bệnh nhân trong trường hợp nhiễm trùng nặng, và đáp ứng này
thường liên quan tới biểu hiện dị ứng của bệnh.
- Tế bào Th17 tạo ra IL-17 và IL-22 có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
tín hiệu cho việc gắn kết với thành phần mannan của vi nấm của đại thực bào và tế bào
sao; tế bào TReg sản xuất ra các cytokine chống viêm có tác dụng bảo vệ như TGF-β
(transforming growth factor beta) và IL-10.
Bên cạnh đó đáp ứng miễn dịch dịch thể cũng đóng góp phần nào trong miễn
dịch của bệnh vi nấm: tế bào Lympho B cũng tạo ra các kháng thể có vai trò bảo vệ vật
chủ.
IV. DỊCH TỄ
Ở ngoại cảnh vi nấm hoại sinh trong đất nước và trên bề mặt thực vật (vỏ cây, lá
cây...). Bào tử vi nấm phát tán theo gió và nước, đôi khi đi rất xa. Một số vi nấm được
các động vật ăn nấm, ăn trái... nuốt vào (trường hợp các loài gậm nhấm và chim...) và
bào tử được phát tán qua phân của chúng. Một số vi nấm là thành phần hệ khuẩn chí
bình thường của cơ thể, ví dụ nấm Candida có thể hoại sinh ở nhiều vị trí như: miệng,
ruột, âm đạo, da, móng... một số người.
Đa số vi nấm phân bố rộng rãi khắp thế giới; tuy nhiên vẫn có một số giống khu
trú ở một vài vùng địa lý, đặc biệt các nấm nhị độ thường có dịch tễ theo vùng địa lý,
ví dụ như Histoplasma ở Châu Phi hay Châu Mỹ; Blastomyces ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ,
Penicillium marneffei ở vùng Đông Nam Á…
Về ái tính với ký chủ, người ta có thể chia vi nấm ra thành các nhóm như: vi
nấm ưa đất là nấm bình thường hoại sinh trong đất, tuy nhiên có nhiều loại có khả
năng lây nhiễm và gây bệnh cho người; vi nấm ưa động vật là gồm những vi nấm ký
sinh, gây bệnh cho động vật, nhưng có khả năng gây bệnh cho người; vi nấm ưa người
là những vi nấm ký sinh ở người và có khả năng gây bệnh. Sự phân chia này thường
phản ánh rõ với các vi nấm thuộc nhóm nấm da (dermatophytes), ví dụ Microsporum

20
Đại cương vi nấm y học

gypseum là nấm ưa đất, Microsporum canis là nấm ưa chó mèo, Trichophyton rubrum
là nấm ưa người.
Một số vi nấm có ái tính đặc biệt với mô, cơ quan ký chủ nhất định, ví dụ nấm
da (Dermatophytes) ưa keratin gây bệnh ở da, lông tóc, móng; Sporothix schenckii ưa
mạch bạch huyết, Aspergillus ưa phổi, Cryptococcus neoformans ưa hệ thần kinh trung
ương…
Người có thể nhiễm vi nấm từ bên ngoài qua đường hô hấp (Aspergillus,
Cryptococcus, Histoplasma...), qua da như nấm da Dermatophytes (Trichophyton,
Microsporum, Epidermophyton...), qua vết trầy xướt da (bướu nấm, Sprothrix
schenckii...). Bệnh vi nấm cũng có thể phát sinh từ một vi nấm nội sinh (Candida...).
Nhiều bệnh vi nấm có tính chất cơ hội (opportunistic mycoses): khi người bị
suy giảm đề kháng, nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh phổ rộng
dài ngày, liệu pháp corticoides hoặc bị bệnh mãn tính (đái tháo đường, bệnh phổi,...)
thì những vi nấm vốn lành tính, cũng có thể xâm nhập và gây bệnh vi nấm cơ hội.
V. VAI TRÒ CỦA VI NẤM
Vi nấm có một số vai trò nhất định trong nhiều lĩnh vực khác nhau
5.1. Trong y học
Vi nấm đặc biệt quan trọng trong y học vì ảnh hưởng trực tiếp đến con người do
trực tiếp gây bệnh hoặc bệnh do các sản phẩm chuyển hóa của chúng nhưng có độc
tính với người (mycotoxins). Bên cạnh đó vi nấm có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực
khác (nông nghiệp, thú y) qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tuy
nhiên, nhiều kháng sinh và kháng nấm được dùng hiện nay ban đầu đều có nguồn gốc
từ vi nấm, vì vậy có ý nghĩa trong việc nghiên cứu các chất có hoạt tính kháng vi sinh
vật từ nuôi cấy vi nấm để điều trị bệnh.
5.1.1. Vi nấm là tác nhân gây bệnh ở người
Có khoảng 100 loài vi nấm gây bệnh cho người với các thể bệnh khác nhau từ
bệnh nấm nội tạng có thể gây chết người, hoặc bệnh ở da, mô dưới da, mạch bạch
huyết, và bệnh ở niêm mạc.
Bệnh vi nấm thường được phân chia thành các nhóm bệnh tùy theo vị trí mà tác
nhân xâm lấn để gây bệnh tiên phát, tuy nhiên cũng có thể theo vị trí cơ quan bị bệnh
chính. Trong thực hành lâm sàng y học, bệnh vi nấm thông thường được chia thành 4
nhóm chính như sau:
- Bệnh nấm ngoại biên (Superficial mycoses): tác nhân chỉ gây bệnh nông như
ở phần nông của cấu tạo da, bên ngoài sợi tóc,.... và không gây đáp ứng tế bào vật chủ
hoặc đáp ứng rất ít.
- Bệnh nấm ở da, niêm mạc (Cutaneous mycoses, mucocutaneous mycoses): tác
nhân gây bệnh ở tổ chức keratin (da, lông tóc, móng), hoặc niêm mạc.

21
Đại cương vi nấm y học

- Bệnh nấm ở tổ chức dưới da (Subcutaneous mycoses): tác nhân xâm lấn qua
thương tổn da và gây bệnh mạn tính ở da, mô dưới da.
- Bệnh nấm hệ thống (Systemic mycoses): bao gồm bệnh nấm cơ hội
(opportunistic mycoses), hoặc khi tác nhân nấm nhị độ lây nhiễm qua đường hô hấp
và gây nhiễm trùng sâu, lan tỏa (dimorphic systemic mycoses).
Bảng 2. Phân loại bệnh vi nấm

Phân loại bệnh Bệnh Tác nhân Tần xuất


vi nấm
Bệnh nấm ngoại Lang ben (Pityriasis Malassezia spp. Phổ biến
biên versicolor)
Nấm đen lòng bàn Hortaea werneckii Hiếm
(Superficial
tay (Tinea nigra)
mycoses)
Trứng tóc trắng Trichosporon spp. Phổ biến
(White piedra)
Trứng tóc đen Piedraia hortae Hiếm
(Black piedra)
Viêm ống tai ngoài Candida, Aspergillus, Phổ biến
do nấm (extenal Penicillium...
otitis mycose)
Loét giác mạc do Candida, Aspergillus, Hiếm
nấm (Mycotic Penicillium, Mucor....
keratitic)
Bệnh nấm ở da, Bệnh nấm da do Trichophyton, Microsporum, Phổ biến
niêm mạc nấm sợi Epidermophyton
Dermatophytes
(Cutaneous
(Dermatophytosis)
mycoses,
Bệnh nấm Candida Candida spp. Phổ biến
Mucocutaneous
ở da, niêm mạc và
mycoses)
móng

22
Đại cương vi nấm y học

Bệnh nấm ở da do Non-dermatophytes moulds: Hiếm


nấm sợi không phải Scopuriaopsis, Aspergillus...
Dermatophytes
(Dermatomycosis)
Bệnh nấm ở da Bệnh do nấm Sporothrix spp. Hiếm
và tổ chức dưới Sporothrix
da (Sporotrichosis)
Bệnh nấm màu Fonsecaea, Phialophora, Hiếm
(Subcutaneous
(Chromoblastomyco Cladophialophora,
mycoses)
sis) Exophiala,
Bipolaris...
Bệnh u nấm Scedosporium, Acremonium,
(Mycotic mycetoma) Exophiala ...
Bệnh nấm hệ Bệnh nấm cơ hội Candida Phổ biến
(Opportunistic Cryptococcus Hiếm
thống
Aspergillus Hiếm
systemic mycoses)
(Systemic Mucor Hiếm
mycoses) Bệnh nấm hệ thống Blastomyces dermatitidis, Hiếm
do nấm nhị độ Coccidioides immitis,
(Dimorphic systemic Histoplasma capsulatum,
mycoses) Paracoccidioides brasiliensis
Penicillium marneffei

5.1.2. Bệnh độc tố vi nấm (Bệnh do độc tố nấm mốc)


Một số nấm mốc khi mọc trên nhiều loại nông sản, lương thực, thực phẩm khác
nhau trong điều kiện bảo quản không tốt, đặc biệt là với khí hậu nóng và ẩm có thể sản
xuất ra một số sản phẩm chuyển hóa thứ cấp có khả năng gây độc gây ảnh hưởng tới
sức khỏe con người và các vật nuôi khác, đây chính là độc tố nấm mốc (mycotoxins).
Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đến sức khỏe con người có thể là nhiễm độc cấp tới
những tác hại lâu dài như làm suy giảm miễn dịch cơ thể hoặc gây ung thư.
Có hơn 150 loài vi nấm có khả năng sinh ra 300 loại độc tố khác nhau. Một số
độc tố nấm mốc có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe con người, trong đó vai trò của
độc tố aflatoxin thường được chú trọng nhất.

23
Đại cương vi nấm y học

- Aflatoxins: đây là độc tố được sinh ra bởi một số loài nấm Aspergillus, trong
đó chủ yếu do 2 loài Aspergillus flavus và A. parasiticus. Các loài vi nấm này mọc trên
các hạt nhiều dầu như đậu lạc, mè, hướng dương..., gạo, ngô, tiêu, cà phê và các loại
bột khác nhau.... trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Các loại aflatoxin bao gồm: B1, B2,
G1, G2, M1 và M2, trong đó aflatoxin B1 có độc tính cao nhất. Đây là độc tố có thể
gây độc cấp (acutely toxin), ức chế miễn dịch (immunosuppressive), gây độc biến
(mutagenic), gây quái thai (teratogenic), gây ung thư (carcinogenic) ở thí nghiệm trên
động vật. Tuy nhiên độc tính chính của độc tố này là gây độc và gây ung thư gan. Kết
quả nghiên cứu dịch tễ và phòng thí nghiệm của Tổ chức Nghiên cứu Quốc tế về Ung
thư năm 1987 đã đưa ra bằng chứng về khả năng gây ung thư gan của độc tố này ở
người, vì vậy aflatoxin được xếp vào nhóm 1 các chất gây ung thư (trừ aflatoxin M1).
- Ochratoxins: được sinh ra bởi Apergillus ochraceus và một vài loài
Aspergillus khác cũng như Penicillium spp., vi nấm mọc trên các loại ngũ cốc, cà phê,
bánh mì và các thực phẩm chăn nuôi ở nhiều quốc gia, trong đó loại phổ biến nhất và
độc tính cao nhất là ochratoxin A. Chất độc này ảnh hưởng tới thận, ức chế miễn dịch,
gây quái thai và gây ung thư ở thí nghiệm trên động vật.
- Các độc tố islanditoxin, rugulosin, luteoskirin và do nấm Penicillium
islandicum sinh ra, nấm này thường gặp ở gạo, lúa, miến, kê, đại mạch bị mốc. Các
độc tố này gây ra khối u ở gan những thú bị gây nhiễm độc mạn tính, người ta đã có
những chứng cớ về việc bị nhiễm độc mãn tính do ăn thực phẩm mốc P. islandicum
đưa đến ung thư gan, tác dụng chủ yếu là do islanditoxin.
- Fusariogenin do nấm Fusarium sporotrichoides sinh ra, vi nấm này thường
được phân lập từ ngũ cốc, nhất là kê để qua mùa đông, nhiễm độc mãn tính độc tố của
vi nấm này sẽ đưa đến hội chứng ATA (Alimentary toxic aleukia: giảm bạch cầu do
nhiễm độc thực phẩm): Bệnh nhân có cảm giác nóng bỏng trong miệng, lưỡi cứng, loét
thực quản và nhiều vị trí trong niêm mạc miệng, bệnh nhân chết trong trạng thái bị
nghẹn, không nói được.

5.1.3. Một số sản phẩm của vi nấm có hoạt tính kháng sinh, kháng nấm
Hầu hết các kháng sinh, kháng nấm ban đầu được trích từ vi nấm. Ví dụ:
Kháng sinh/kháng nấm Vi nấm Năm khám phá
Chloramphenincol Streptomyces venezuelae 1947

24
Đại cương vi nấm y học

Cephalosporin Cephalosporium sp 1948


Erythromycine Streptomyces erythreus 1952
Amphotericin Streptomyces nodosus 1956
Vancomycine Streptomyces orientalis 1956
5.1.4. Ngộ độc cấp tính do độc tố các nấm lớn
Các nấm độc lớn có các độc tố làm nhiễm độc cấp và có thể làm bệnh nhân từ
vong, ví dụ:
- Nấm Amanita phalloides: 6 - 24 giờ sau khi ăn phải nấm này bệnh nhân đau
bụng, ói mữa, tiêu chảy nhầy và máu, bí tiểu, da tím tái rồi chết sau 2 - 3 ngày. Đôi khi
triệu chứng giảm, sau tăng trở lại gây tử vong.
- Nấm Amanita muscaria, Amanita pantherina: 1 - 4 giờ sau khi ăn phải các
loại nấm này bệnh nhân toát mồ hôi, chảy nước bọt, nôn mửa, sôi ruột, đau quặn bụng,
vật vã, mê sảng.
5.2. Vai trò của vi nấm trong các lĩnh vực khác của đời sống
5.2.1. Trong công nghiệp thực phẩm
- Người ta sử dụng rất nhiều hoạt tính men của vi nấm để phục vụ cho đời sống
hàng ngày.
+ Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces vini cần cho công nghiệp rượu bia,
bánh mì.
+ Aspergillus orryzae có men protease dùng để sản xuất tương.
- Nấm làm thức ăn: Một số nấm đảm được dùng hàng ngày như một thực phẩm
ngon, đắt tiền như nấm rơm Volvariella volvacea, nấm mèo Auricularia sp., bào ngư
Pleutrotus sp., nấm mỡ Agaricus, nấm hương Lentinus edodes,...
- Thịt nhân tạo từ nấm: Nhiều loại vi nấm, phần lớn là vi nấm hạt men chứa
hàm lượng protein đến 40-60% được dùng để làm thịt nhân tạo.
5.2.2. Trong nông nghiệp
- Cây trồng bị vi nấm kí sinh thì còi cọc, năng suất giảm rất nhiều, thậm chí mất
trắng. Các bệnh đạo ôn (cháy lá), đốm nâu, đốm vằn, gạch nâu, lúa von, phỏng lá,
khảm vàng, sương mai, thối thân... là những nỗi lo âu của nhà nông.
- Các nông sản sau khi thu hoạch, nếu không bảo quản kỹ, sẽ bị mốc và hư hao.
Tổ chức Lương Nông Thế giới ước lượng mỗi năm các nước mất khoảng 20% số thực
phẩm và lương thực đã thu hoạch, trong đó một nửa là do vi nấm.
5.2.3. Trong thú y
- Các vi nấm ký sinh gây bệnh cho gia súc: làm cho chúng chậm lớn, giảm năng
suất trong chăn nuôi.
- Bệnh độc tố nấm ở vật nuôi: nông sản làm thức ăn gia súc không bảo quản kỹ
sẽ bị mốc (do nấm sợi tơ phát triển), một số vi nấm sinh độc tố ngấm vào các thực
phẩm ấy, nếu cho gia súc ăn chúng sẽ bị ngộ độc.
+ Ngựa ăn phải rơm và cỏ khô có nấm Stachybotrys atra sẽ bị chết.

25
Đại cương vi nấm y học

+ Động vật ăn phải ngũ cốc có vi nấm Furasium sporotrichoides bị bệnh giảm
bạch cầu máu.
+ Gà, đặc biệt là gà con ăn phải thức ăn trộn khô dầu có Aspergillus flavus có
thể chết.
VI. CÁC NHÓM THUỐC KHÁNG NẤM VÀ CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
THUỐC KHÁNG NẤM
6.1. Nhóm polyenes
- Bao gồm Amphotericine B và Nystatin
- Cơ chế tác dụng chính của nhóm này là trực tiếp gắn với ergosterol, đây là
thành phần chính của sterol tế bào nấm, kết quả là làm xuất hiện các lỗ thủng ở màng
tế bào nên dẫn đến thoát nguyên sinh chất, làm chết vi nấm.
- Amphotericine B là thuốc có phổ kháng nấm rộng và được dùng điều trị trong
nhiều bệnh xâm lấn do nấm men và nấm sợi khác nhau: Candida, Aspergillus,
Cryptococcus, Histoplasma…
Thuốc được dùng chủ yếu qua đường tiêm, truyền tĩnh mạch. Thuốc có thể có
nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ cấp tính bao gồm: sốt, hạ huyết áp, khó thở, rét
run, buồn nôn, nôn, co giật. Tác dụng phụ mạn tính nghiêm trọng là độc tính đến thận,
các tác dụng phụ có thể gặp là: tăng nitơ máu, giảm kali, magie máu, thiếu máu, nhiễm
toan, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm cân, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
- Nystatin là thuốc có tác dụng điều trị chủ yếu bệnh nấm Candida không xâm
lấn. Thuốc chỉ dùng đường tại chỗ, không dùng đường toàn thân vì các chế phẩm hiện
tại không tan trong nước, không hấp thu vào tổ chức.
6.2. Nhóm azoles
- Nhóm này được chia ra thành 2 nhóm phụ sau:
+ Imidazoles gồm: ketoconazole, butoconazole, clotrimazole, econazole,
miconazole, oxiconazole, sulconazole, tioconazole.
+ Triazoles gồm: fluconazole, itraconazole, voriconazole, terconazole,
posaconazole.
- Các dẫn xuất nhóm này ức chế sinh tổng hợp của ergosterol bằng cách ức chế
hệ thống cytochrome P-450 enzyme gọi là lanosterol-14-demethylase. Thiếu ergosterol
làm rối loạn thẩm thấu màng tế bào gây ức chế sự phát triển của vi nấm.
- Nhóm azole có thể có nhiều đường dùng khác nhau như đường uống
(ketoconazole, fluconazole. Itraconazole...), đường tiêm hay đường tĩnh mạch
(fluconazole, voriconazole), đường dùng tại chỗ (ketoconazole, clotrimazole).
- Thuốc dùng đường toàn thân có khả năng hấp thu tốt vào hệ thần kinh trung
ương và phân phối tốt vào tổ chức. Đây là nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều
trị nhiều bệnh nấm nông và nấm sâu do các tác nhân khác nhau hiện nay. Trong nhóm
này ketoconazole hiện nay không được sử dụng do độc tính đến gan (tăng men gan và
có thể gây viêm gan).
6.3. Nhóm pyrimidine

26
Đại cương vi nấm y học

- Thuốc duy nhất là 5-fluorocytosine (5 FC).


- Thuốc ức chế tổng hợp protein nấm do nó tương tự ARN của tế bào nấm.
- Thuốc dùng theo đường uống và thường không dùng đơn thuần vì tỷ lệ đề
kháng nguyên phát cao của vi nấm với thuốc này (15%), vì vậy thuốc thường được
dùng phối hợp với Amphotericine B.
- Thuốc có phổ kháng nấm hẹp, chỉ có tác dụng với Candida và Cryptococcus.
- Flucytosine rất độc, một số bệnh nhân bị giảm bạch cầu hay tiểu cầu nghiêm
trọng.
6.4. Nhóm echinocandine
- Các thuốc thuộc nhóm này gồm: caspofungin, micafungin, anidulafungin. Đây
là nhóm thuốc kháng nấm mới với caspofungine được dùng đầu tiên vào năm 2002.
Thuốc được dùng theo đường tĩnh mạch.
- Cơ chế là ức chế sự tổng hợp glucan (thành phần polychaccarides chính ở
vách tế bào) bằng cách ức chế enzyme β1,3-glucan, kết quả là dẫn đến tăng tính thấm
của vách tế bào và làm ly giải tế bào nấm.
- Thuốc có tác dụng với C. albicans và các C. non albicans khác, A. fumigatus,
A. terreus, A. flavus.
6.5. Griseofulvin
- Griseofulvin là thuốc kìm nấm chiết xuất từ nấm Penicillium griseofulvum
dùng để điều trị nấm da. Không có tác dụng đối với nấm men. Griseofulvin chủ yếu
dùng dưới dạng uống: thuốc theo đường máu xâm nhập vào da rất tốt, vào keratin của
lông tóc móng. Lớp keratin mới được thành lập trong thời gian điều trị chống lại sự
xâm nhập của vi nấm ngoài da, nhưng thuốc không tiêu diệt được những vi nấm đã
nhiễm ở lớp keratin đã được thành lập trước đó. Vì thế ngoài dạng uống cần bôi thêm
mỡ Griseofulvin 5%.
- Griseofulvin hoạt động như một chất colchicin ức chế sự phân bào.
Griseofulvin dung nạp tốt. Nhức đầu là tác dụng phụ thường gặp. Tiêu chảy, đau dạ
dày, dị ứng da có thể gặp.
6.6. Nhóm Allylamine:
- Nhóm Allylamine là thuốc kháng nấm gồm Naftifine, Terbinafine,
Butenafine, thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nấm da như hắc lào và bệnh nấm chân vận
động viên. Allylamine là thuốc diệt nấm.
Trên thị trường Terbinafine có biệt dược là Lamisil 250mg dùng bằng đường
uống. Thuốc hiệu quả để điều trị bệnh nấm móng do nấm da (Dermatophytes), ngoài ra
thuốc cũng có tác dụng với Candida, Cryptococcus.
- Thuốc có cơ chế tác động vào quá trình tổng hợp ergosterol của vi nấm bằng
cách ức chế enzym squalene 2, 3-epoxidase, đây là enzym của vi nấm chịu trách nhiệm
cho quá trình chuyển hóa squalen thành lanosterol trong quá trình tổng hợp ergosterol
của vi nấm
6.7. Các thuốc kháng nấm khác dùng đường bôi tại chỗ

27
Đại cương vi nấm y học

- Ciclopirox olamine, biệt dược Mycoster: kem 1%, dung dịch 1% có tác dụng
ức chế sự lan rộng của vi nấm. Thuốc có tác dụng với nấm da và Candida
- Tolnaphtate biệt dược sporilene: kem 1% dùng để điều trị nấm da. Thuốc tác
dụng bằng cách ức chế sự tổng hợp lipide của tế bào nấm.
- Selenium sulfide, dioquinol, undecylenic acide, haloprogin: cơ chế tác dụng
chưa rõ. Các thuốc này để điều trị nấm da, Candida, không dùng để điều trị lang ben.
- Cồn ASA: Aspirin 10g, Natri salycilat 8g, Cồn 700 vừa đủ 100g. Tác dụng:
điều trị lang ben, bệnh nấm da.
- Cồn hắc lào BSI: Acide benzoic 2g, Acide salycilic 2g, Iode tinh thể 2g, Cồn
700 vừa đủ 100g. Tác dụng: tương tự cồn ASA.
- Mỡ Crysophanic 3%: Acide crysophanic 3g, vaselin vừa đủ 100g. Tác dụng:
điều trị bệnh nấm nông.
-Thuốc nam: một số thảo dược có chứa một số hoạt chất có tác dụng kháng nấm
như tỏi, cỏ mực,… và đây vẫn là một hướng nghiên cứu trong y dược học trong mục
tiêu tìm ra các hoạt chất có tác dụng kháng nấm từ tự nhiên.

28

You might also like