You are on page 1of 4

ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN


Mục tiêu học tập:
M7.KST1.1. Trình bày được hệ thống phân loại, đặc điểm cấu tạo của ký sinh
trùng, các khái niệm về ký sinh trùng và vật chủ.
M7.KST1.2. Phân tích tương tác của ký sinh trùng với tế bào, mô vật chủ ảnh
hưởng đến cơ chế gây bệnh, tác hại và triệu chứng lâm sàng của bệnh ký sinh trùng.
M7.KST1.3. Hiểu được nguyên tắc chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng.
M7.KST1.4. Phân tích đặc điểm dịch tễ của các bệnh ký sinh trùng, hiểu
nguyên tắc dự phòng, kiểm soát bệnh ký sinh trùng dựa vào chu kỳ sinh thái.
1. Tóm tắt chủ đề học tập:
Tên bài giảng: Đại cương ký sinh trùng y học
Nội dung học tập chủ yếu:
Con người sống phát triển chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống
xung quanh. Một trong những tác động đó có các vi sinh vật có thể nhiễm vào cơ thể
người và có thể gây bệnh. Có nhiều loại vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, virus,
ký sinh trùng, nấm...Vì vậy sinh viên cần phải năm được các khái niệm cơ bản về ký
sinh trùng, đặc điểm hình thái, chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng để phân biệt với
các vi sinh vật khác. Từ đó giải thích được các kiểu tương tác giữa ký sinh trùng và
vật chủ, làm thế nào ký sinh trùng có thể gây bệnh cho con người và đặc điểm của
bệnh ký sinh trùng là như thế nào để có thái độ xử trí đúng đắn đối với bệnh nhân
mắc bệnh do ký sinh trùng. Nắm được phân loại ký sinh trùng cũng sẽ giúp cho sinh
viên phân biệt được các đặc điểm khác nhau về bệnh gây ra do các loại ký sinh trùng
khác nhau, từ đó hiểu được nguyên tắc chẩn đoán, dự phòng nhiễm ký sinh trùng
cũng như các nhóm thuốc điều trị cơ bản.
2. Danh sách các tài liệu cần đọc trước:
- Bài Đại cương ký sinh trùng, Giáo trình của Bộ môn ký sinh trùng
- Medical Parasitology,pp 1-14, Dawit Assafa, Ephrem Kibru, S. Nagesh,
Solomon Gebreselassie, Fetene Deribe, Jemal Ali, Jimma University, Debub
University University of Gondar, 2006

3. Danh sách thuật ngữ


- Ký sinh trùng (parasite)
- Vật chủ (host)
- Giun sán (helminthes)
- Đơn bào (protozoa)
- Vi nấm (microfungi)
- Infectious disease
- Oppotunitic infectious diseaes
- Neglected infectious disease
- Imerging, reimerging infectious diseases
- Zoonotic diseases
- Chu kỳ sinh thái (life cycle)
4. Câu hỏi hướng dẫn học tập: sinh viên chia 10 nhóm để thảo luận trong buổi
học các nội dung sau:
- Hãy kể tên một số ký sinh trùng mà anh chị biết?
- Rút ra được một số điểm khác biệt về hình thái, vị trí ký sinh của các ký sinh
trùng đã nêu trên và rút ra một số đặc điểm khác nhau giữa ký sinh trùng và vi khuẩn.
- Từ định nghĩa ký sinh trùng rút ra các vấn đề quan trọng của ký sinh trùng y
học.
- Rút ra được ý nghĩa của các phương thức sống ký sinh khác nhau của các ký
sinh trùng khác nhau sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể vật chủ.
- Bằng cách nào ký sinh trùng có thể xâm nhập được vào cơ thể người để có thể
gây bệnh. Từ đó có thể rút ra được các biện pháp dự phòng.
- Từ chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng, hãy phân tích tác hại, đặc điểm của
bệnh kst, nguyên tắc chẩn đoán và dự phòng nhiễm kst.
Bài tập tình huống
Một loại giun tròn ký sinh đường tiêu hoá có chu kỳ sinh thái như sau:
Giun ký sinh ở tá tràng, hút máu bằng cách cắm răng sắc nhọn hay vòng móc
vào niêm mạc tá tràng để lấy chất dinh dưỡng với số lượng máu là 0,05- 0,3ml/con.
Giun đực và cái trưởng thành ký sinh ở tá tràng giao hợp đẻ trứng. Trứng theo phân
ra ngoài nhưng cũng có thể nở thành ấu trùng ngay trong ruột. Ở ngoại cảnh nhờ có
oxy, gặp nhiệt độ 20-300C (có thể phát triển ở nhiệt độ từ từ 10-400C) và ẩm độ thích
hợp thì trứng sẽ nở ra ấu trùng sau 24 giờ. Phôi có thể chết nếu bị ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp hoặc độ ẩm của đất giảm xuống dưới 9%. Ấu trùng giai đoạn 1 là ấu
trùng thực quản phình, bao miệng mở để ăn các chất hữu cơ hay vi khuẩn trong phân
rồi phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, sau 3 ngày. Ấu trùng giai đoạn 2 lột xác để
thành ấu trùng giai đoạn 3 sau 5-8 ngày. Ấu trùng giai đoạn 3 bao miệng đóng, không
ăn và là giai đoạn lây nhiễm. Ấu trùng giai đoạn 3 di chuyển trong đất ẩm và nhạy
cảm với nơi khô ráo nên có thể chui qua da. Ấu trùng giai đoạn I và II có kích thước
khoảng 300m thực quản có ụ phình ở đáy nhờ đó có thể phân biệt với ấu trùng giai
đoạn III: dài 560m có thực quản hình trụ. Ấu trùng giai đoạn 3 chui qua da nhờ tiết
các enzymes tiêu protein (proteolytic) là hyaluronidase, metalloproteinase, aspartyl
proteinase rồi theo hệ thống tĩnh mạch, vào tim phải, lên phổi, ấu trùng thay vỏ 2 lần
để trở thành ấu trùng giai đoạn IV và V ở phổi. Ấu trùng từ phế nang lên phế quản,
khí quản và lên hầu. Sau đó ấu trùng được nuốt xuống thực quản đến dạ dày, đến tá
tràng và phát triển thành con trưởng thành. Thời gian từ lúc ấu trùng giai đoạn III
vào ký chủ qua da rồi đến phổi mất khảng 10 ngày. Thời gian từ lúc nhiễm cho đến
lúc giun trưởng thành đẻ trứng khoảng 40 ngày (4-8 tuần). Tuổi thọ khoảng 4 - 5
năm, mỗi ngày giun đẻ 20.000 trứng.
Một người nông dân đi chân đất làm ruộng và bị ấu trùng giai đoạn 3 của loài
giun này chui qua da.
1. Khi giun ký sinh ở tá tràng, có thể gây triệu chứng gì?
2. Mức độ nặng nhẹ của trình trạng nhiễm ký sinh trùng này phụ thuộc vào yếu
tố nào, giải thích?
3. Bệnh phẩm nào cần thu thập để chẩn đoán nhiễm loại giun này.
4. Giai đoạn để chẩn đoán nhiễm giun này là gì?
5. Nhóm nghề nghiệp nào thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm bệnh, giải thích
6. Nhiễm loại giun này phụ thuộc vào yếu tố chính nào sau đây, giải thích?
7. Đặc điểm dịch tễ của nhiễm loại giun này?
8. Chọn thuốc điều trị ký sinh trùng phù hợp trong trường hợp này?
9. Nguyên tắc phòng nhiễm loại giun này?

You might also like