You are on page 1of 7

TIẾT TÚC Y HỌC

Mục tiêu học tập


1. Trình bày được hình thể chung của tiết túc.
Trình bày dược hình thể của lớp nhện và lớp côn trùng
2. Trình bày được phân loại và vai trò của tiết túc y học.
3. Trình bày được hình thể, đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, cách phòng và điều trị đối với
S.scabiei
4. Trình bày được hình thể, đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi.
1. Đại cương
- Tiết túc là những động vật đa bào, không xương sống, cơ thể có cấu tạo đối xứng, được bao bọc bởi lớp vỏ
cứng kitin và chân có nhiều đốt (nhiều khớp)
- Chiếm đa số về số lượng, số loài trong giới động vật.
- Chủ yếu tiết túc sống ở ngoại cảnh, chiếm thức ăn của vật chủ bằng cách hút máu → Truyền 1 số bệnh từ
người này sang người khác, từ thú vật sang người và ngược lại
- Có tiết túc không hút máu nhưng do phương thức ăn → Vận chuyển mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác
(ruồi)
- Vai trò chủ yếu của tiết túc là truyền bệnh, một số có thể gây bệnh.

1.1. Phân loại sơ bộ tiết túc y học: Dựa vào cách thở chia làm 2 ngành:
- Ngành thở bằng mang: lớp giáp xác (tôm, cua, …), lớp nhuyễn thể (ốc) (vd: vật chủ trung gian truyền
bệnh sán lá)
- Ngành thở bằng khí quản:
+ Lớp nhện (Arachnida): ve, mạt, nhện, …
+ Lớp côn trùng (Insecta)
1.2. Vai trò của tiết túc trong y học: chủ yếu là truyền bệnh, 1 số có thể gây bệnh.
• Vận chuyển mầm bệnh:
- Thụ động từ nơi này sang nơi khác. Xảy ra đối với tiết túc sống hoặc sinh sản ở nơi có mầm bệnh. Mầm bệnh
dính trên thân khuyếch tán từ nơi này sang nơi khác theo hoạt động của tiết túc. Ví dụ: Ruồi, gián...
- VC trung gian truyền bệnh: Để hoàn thành chu kỳ phát triển, KST buộc phải trải qua 1 hay nhiều giai đoạn
sống trong cơ thể tiết túc
- Vector truyền bệnh: Mang trên cơ thể chúng những mầm bệnh khác nhau, mầm bệnh phát triển ở cơ thể
tiết túc 1 thời gian sau đó xâm nhập vào cơ thể người.
• Gây bệnh: Đốt và hút máu người, chúng có thể tiết ra một số chất độc gây viêm, mẩn ngứa, có loại tiết nọc
độc gây ngộ độc và tê liệt vật chủ. Ví dụ: ong, ruồi vàng, bọ cạp… Một số có thể gây bệnh trực tiếp cho người
như bệnh ghẻ, bệnh giòi ruồi…
2. Hình thể chung
- Là động vật đa bào, không xương sống, cơ thể đối xứng, chân có nhiều đốt (nhiều khớp).

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 1


- Bao phủ toàn cơ thể là 1 lớp vỏ kitin:
+ Cứng, không liên tục mà gián đoạn, có tính đàn hồi → Tiết túc có thể lớn lên trong vỏ cứng
+ Mức độ đàn hồi bị hạn chế → Trong quá trình sinh trưởng có hiện tượng lột xác (xảy ra theo các giai đoạn
phát triển, đến giai đoạn trưởng thành thì ngừng)
- Đa số các tiết túc con trưởng thành có cơ thể chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng (trừ lớp nhện)
+ Phần đầu: mắt (lớp con trùng bao giờ cũng là mắt kép, lớp nhện thường không có mắt hoặc chỉ có mắt
đơn), Pan/ xúc biện (tìm VC, tìm chỗ hút máu, giữ thăng bằng lúc đầu), Ăng ten/râu (định hướng) và bộ
phận miệng (vòi hút máu). Lớp nhện: đầu chỉ mang bộ phận bám – đầu giả.
+ Phần ngực: Thường có 3 đốt (ngực trước, giữa, sau). Ngực mang bộ phận vận động (chân, cánh).
+ Phần bụng: Chứa các cơ quan nội tạng của tiết túc (tiêu hóa, bài tiết, sinh dục…). Bụng gồm nhiều đốt, 1
số đốt cuối trở thành bộ phận sinh dục ngoài.

Lớp Nhện Lớp Côn trùng


Cấu tạo cơ thể Chia thành 2 phần: Đầu-ngực và bụng Chia thành 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng
Con trưởng thành Không chân/ 8 chân 6 chân
Thật: có bộ phận miệng, vòi hút thức ăn,
Giả: không có mắt hoặc mắt đơn, chỉ có mắt kép. Pan/ xúc biện (tìm VC, tìm chỗ
Đầu
bộ phận bám và hút thức ăn. hút máu, giữ thăng bằng lúc đầu), Ăng
ten/râu (định hướng)
Mang cơ quan vận động: chân/cánh, có
Ngực Không có ngực 3 đốt: (ngực trước, giữa, sau), mỗi đốt
mang 1 đôi chân.
Chứa các cơ quan nội tạng của tiết túc (tiêu hóa, bài tiết, sinh dục…).
Bụng
Bụng gồm nhiều đốt, 1 số đốt cuối trở thành bộ phận sinh dục ngoài.

3. Chu kỳ chung: 4 giai đoạn

Trứng Ấu trùng I (Thiếu trùng)

Con TT Ấu trùng II (Thanh trùng)


(Đực, cái)

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 2


GHẺ - Sarcoptes scabiei
1. Hình thể
- S.scabiei trưởng thành có thân hình bầu dục, màu vàng nhạt hoặc xám, vỏ có những vết nhăn thành khía
ngang và có nhiều gai
- Thuộc loại đơn giới, đực cái riêng biệt nhưng được gọi chung là ghẻ
+ Ghẻ cái: màu hơi đậm, dài khoảng 330-450 µm
+ Ghẻ đực: nhỏ hơn, dài khoảng 200-240 µm
- Ghẻ không có mắt, miệng ngắn, lưng gồ và không có lỗ thở
- Ghẻ có 8 chân, có thể phân biệt ghẻ đực với ghẻ cái nhờ vị trí túi bám. Con cái có túi bám ở đôi chân thứ 1
và 2; ghẻ đực có túi bám ở đôi chân thứ 1, 2 và 4

2. Đặc điểm sinh học


- Ghẻ cái đào rãnh trên mặt da giữa lớp sừng và lớp malpighi, mỗi ngày đào được khoảng 1-3mm.
- Sau khi giao phối với ghẻ đực, ghẻ cái đẻ trứng ở rãnh, mỗi ngày đẻ từ 3-5 trứng.
- Trứng nở ra ấu trùng và phát triển qua 2 giai đoạn.
+ 7 ngày sau khi đẻ trứng, ấu trùng bên trong phá vỡ vỏ trứng ra ngoài, ấu trùng này có 6 chân và có 10 gai
lưng phía sau. Ấu trùng chui ra khỏi rãnh và đến cư trú ở 1 lỗ chân lông
+ Đến ngày 16, ấu trùng thay vỏ chuyển dạng thành thanh trùng có 12 gai lưng
+ Đến ngày 21 và ngày thứ 28, thanh trùng thay vỏ để trở thành ghẻ đực, ghẻ cái trưởng thành
- Khi trưởng thành, sau khi giao hợp xong, ghẻ cái thay vỏ lần cuối rồi mới vào hang đẻ trứng, còn ghẻ đực
sẽ chết sau khi giao hợp
- Ghẻ cái có tuổi thọ khoảng 1 tháng.

3. Khả năng gây bệnh


- S.scabiei gây bệnh ngoài da, thường gọi là bệnh ghẻ. Bệnh có khả năng lây lan từ vùng này đến vùng khác
của cơ thể và lây truyền từ người này sang người khác
- Đặc điểm của bệnh ghẻ:
+ Phân bố rộng khắp và trẻ em dễ mắc bệnh.
+ Sau khi lây khoảng 8-10 ngày, bắt đầu có triệu chứng ngứa. Thường ngứa rất nhiều về đêm, ở những chỗ
ngứa có thể xuất hiện mụn ghẻ.
+ Đặc trưng nhất của bệnh ghẻ là rãnh ghẻ và mụn ghẻ. Rãnh ghẻ là những đường ngoằn nghèo ở mặt da,
dài khoảng 4mm. Mụn ghẻ thường nhỏ và mọng ở phía đầu.
+ Vị trí bị ghẻ: kẽ tay, khuỷu tay, nách, bẹn, bộ phận sinh dục. Ở mặt không bị ghẻ
- Bệnh ghẻ là 1 bệnh mạn tính, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng: bội nhiễm vi khuẩn,
chàm hóa

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 3


4. Cách phòng và điều trị
- Phòng bệnh:
+ Chủ yếu: vệ sinh cá nhân: tránh tiếp xúc trực tiếp với người có bệnh (ngủ chung, chung đụng các vật
dụng, quần áo)
+ Vệ sinh tập thể: thường xuyên giặt giũ, phơi nắng chăn màn, giường chiếu
+ Điều trị triệt để cho người bệnh và những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân
- Điều trị:
+ Quá trình điều trị bệnh ghẻ phải được tiến hành song song với các biện pháp vệ sinh.
+ Điều trị ghẻ thường dùng những loại thuốc có khả năng diệt KST như lưu huỳnh, Benzyl, Benzoat, Dietyl
phtalat (DEP),... Không nên dùng DDT chữa ghẻ vì DDT có thể gây ra nhiều tai biến nguy hiểm như dị
ứng, ngộ độc nhất là đối với trẻ em

MUỖI - Culicudae
1. Hình thể:
1.1. Trứng:
- Hình thuẫn, trứng mới đẻ có màu trắng sau vài giờ chuyển màu sẫm.
- Thường nổi trên mặt nước do sức căng bề mặt/ phao:
+ Anopheles: thường đứng rời rạc, có phao ở 2 bên
+ Culex: thường kết với nhau thành bè.
+ Mansonia: có gai giúp trứng bám vào mặt dưới lá cây thủy sinh.
+ Aedes: gần giống hình thoi, đứng rời rạc, màu đen sẫm.
1.2. Bọ gậy (thiếu trùng)
- Có nhiều giai đoạn phát triển, hình thể giống nhau, chỉ khác nhau về kích thước.
- Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt: đầu – ngực – bụng. Toàn thân được bao bọc bởi 1 tầng kitin không thấm
nước. Trên thân có nhiều lông và gai (cảm giác, vận động, giữ thăng bằng, bám)
- Đầu hình cầu, hơi dẹt, trên đầu có lông tơ khác nhau tùy loài.
- Bụng có 9 đốt, đốt 8, 9 tạo thành phức hợp đốt mà phía trên có lỗ thở/ ống thở:
+ Anopheles: lỗ thở nằm song song với mặt nước
+ Culex, Aedes: ống thở mằm nghiêng với mặt nước
+ Mansonia: Cắm ống thở vào rễ bèo để thở.
- Thời gian tồn tại: 8-12 ngày

1.3. Quăng (thanh trùng)


- Hình thể phức tạp, ít dùng để dịnh loại.
- Có hình dạng giống như 1 dấu hỏi.
- Đầu có 2 ống thở với hình thể khác nhau tùy loài.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 4


- Bụng có 9 đốt, trên 1 số đốt có lông.
- Thời gian tồn tại: 24h
1.4. Con trưởng thành:
- Kích thước: 5 – 20 mm
- Đầu: hình cầu, có mang mắt, vòi, ăng ten (râu), pan (xúc biện)
đầu được phủ nhiều vảy với nhiều màu sắc khác nhau
vòi thường thẳng (dài bằng ½ thân)
xúc biện chia làm 5 đốt, màu sắc khác nhau tùy loài
ăng ten khác nhau giữa con đực và con cái; râu con cái ngắn và thưa, con đực dài và rậm
- Ngực: Gồm 3 đốt dính liền nhau, 2 bên ngực có nhiều cụm lông.
- Bụng: 9-10 đốt; đốt 1 thường bị đốt ngực sau che mất 1 phần, đốt 2-8 hình thể tương đối giống nhau, đốt
9-10 biệt hóa thành cơ quan sinh dục ngoài.

Muỗi Anopheles Muỗi thường


- Khi đậu thân muỗi tạo với mặt phẳng da 1 góc nhọn - Khi đậu thân muỗi nằm ngang với mặt phẳng da
- Vòi và xúc biện dài ngắn khác nhau - Vòi và xúc biện dài ngắn bằng nhau

2. Sinh thái:

2.1. Chu kỳ:


Muỗi cái đẻ trứng vào nước (100-400 trứng/lần), 2-3 ngày → Bọ gậy (lột xác 4 lần/4 giai đoạn), 8-12 ngày
→ Quăng, 1 ngày → Con trưởng thành.

2.2. Sinh thái:


- Muỗi phổ biến ở khắp mọi nơi, nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là 20-25 độ (nhiệt
đới, cận nhiệt đới)
- Gặp điều kiện khí hậu không thích hợp (lạnh) → Muỗi vượt đông (tìm nơi đậu nghỉ, tiêu thụ chất dự trữ,
hầu như không hoạt động). Khi trời ấm → Muỗi lập tức hoạt động trở lại
- Phát triển quanh năm, phát triển mạnh mùa nóng ẩm
- Chỉ có muỗi cái hút máu, muỗi đực hút dịch thực vật
- Chia làm 3 nhóm dựa vào mối quan hệ với người
+ Nhóm muỗi thuần dưỡng: Sống rất gần người, đại đa số thời gian sống trong nhà.
+ Nhóm muỗi bán thuần dưỡng: Sống bên ngoài nhà nhưng vào nhà để hút máu người.
+ Nhóm muỗi hoang dại: Chỉ sống bên ngoài nhà.
- Loài chỉ ưa hút máu người (Người  Người), loài không ưa hút máu người ít truyền bệnh (Động vật 
Người)
- Tuổi thọ: 8-9 tháng (thuận lợi về thức ăn, khí hậu)
3. Những nhóm muỗi truyền bệnh chủ yếu ở Việt Nam:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 5


3.1. Giống Culex:
- Con trưởng thành kích thước nhỏ hoặc trung bình, màu vàng nâu hoặc nâu sẫm.
- Trên các đốt bụng thường có băng ngang màu nhạt.
- Đẻ trứng ở những nơi mặt nước yên lặng, trứng kết thành bè. Ấu trùng phát triển ở đầm nước, ruộng nước,
bờ sông, dụng cụ chứa nước, nước bẩn ở cống rãnh.
- Có khoảng 800 loài, là vector truyền bệnh giun chỉ, viêm não Nhật Bản B.
- Phân bố rộng khắp trên cả nước, ưa hút máu vào ban đêm. Có khả năng hút máu cả người và gia súc.

3.2. Giống Aedes:


- Con trưởng thành kích thước nhỏ. Thân màu đen với nhiều vằn trắng (muỗi vằn).
- Ưa đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước (chum, vại, lọ hoa, …)
- Ưa hút máu người nhưng có thể hút máu động vật. Thích hút máu người vào ban ngày (7-9h, 16-19h). Sau
khi hút máu thường trú ẩn ở trong nhà để tiêu máu (chỗ tối, kín gió, trên quần áo, chăn màn)
- Có khoảng 870 loài, là vector truyền bệnh sốt Dengue.
- Phân bố chủ yếu ở thành phố, thị trấn, nông thôn ven biển đồng bằng (đang mở rộng tới thành phố, thị trấn
và nông thôn miền núi)

3.3. Giống Mansonia:


- Con trưởng thành có đốm trắng trên nền vàng rơm khắp thân và đầu. Trên các đường sống của cánh có
nhiều vảy rộng (một số loài vảy có 2 màu đậm và nhạt xen kẽ khác nhau)
- Ưa hút máu người và động vật. Thích hút máu vào ban đêm (22h-3h sáng). Sống chủ yếu ngoài nhà (một
số vào trong nhà). Sau khi hút máu thường trú ẩn tiêu máu ngoài nhà (dưới lá bèo hoặc dưới tán cây quanh
nhà)
- Thường đẻ trứng trong các ao tù có nhiều cây thủy sinh (bèo).
- Phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới. Ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng có nhiều ao hồ.
- Có khả năng truyền bệnh giun chỉ Brugia malayi.

Culex Aedes Mansonia


Con trưởng thành kích thước nhỏ Con trưởng thành kích thước nhỏ Con trưởng thành có đốm trắng trên
hoặc trung bình, màu vàng nâu hoặc Thân màu đen với nhiều vằn trắng nền vàng rơm khắp thân và đầu.
nâu sẫm (muỗi vằn). Trên các đường sống của cánh có
Trên các đốt bụng thường có băng nhiều vảy rộng (một số loài vảy có
ngang màu nhạt. 2 màu đậm và nhạt xen kẽ khác
nhau)
Đẻ trứng ở những nơi mặt nước yên Ưa đẻ trứng ở các dụng cụ chứa Thường đẻ trứng trong các ao tù có
lặng, trứng kết thành bè. Ấu trùng nước (chum, vại, lọ hoa, …) nhiều cây thủy sinh (bèo).
phát triển ở đầm nước, ruộng nước,
bờ sông, dụng cụ chứa nước, nước
bẩn ở cống rãnh.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 6


- Có khả năng hút máu cả người và - Ưa hút máu người nhưng có thể - Ưa hút máu người và động vật.
gia súc. hút máu động vật. - Thích hút máu vào ban đêm (22h-
- Ưa hút máu vào ban đêm. - Thích hút máu người vào ban ngày 3h sáng). Sống chủ yếu ngoài nhà
(7-9h, 16-19h). (một số vào trong nhà).
- Sau khi hút máu thường trú ẩn ở - Sau khi hút máu thường trú ẩn tiêu
trong nhà để tiêu máu (chỗ tối, kín máu ngoài nhà (dưới lá bèo hoặc
gió, trên quần áo, chăn màn) dưới tán cây quanh nhà)
- Phân bố rộng khắp trên cả nước - Phân bố chủ yếu ở thành phố, thị - Phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt
- Có khoảng 800 loài trấn, nông thôn ven biển đồng bằng đới. Ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở
- Là vector truyền bệnh giun chỉ, (đang mở rộng tới nông thôn miền vùng đồng bằng có nhiều ao hồ.
viêm não Nhật Bản B. núi) - Có khả năng truyền bệnh giun chỉ
- Có khoảng 870 loài Brugia malayi.
- Vector truyền bệnh sốt Dengue

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 7

You might also like