You are on page 1of 2

1.

Quản lí hành chính nhà nước


- Khái niệm: Quản lí hành chính nhà nước là quản lí nhà nước trên lĩnh vực
hành pháp.
- Tính chất quản lí hành chính nhà nước:
o Tính chấp hành- điều hành: chấp hành là tuân thủ pháp luật và điều
hành là việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào
đời sống.
o Tính chủ động, sáng tạo: linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật
o Tính quyền uy- phục tùng
o Tính thường xuyên, liên tục.
- Chủ thể chủ yếu: cơ quan hành chính nhà nước
- Đối tượng: cá nhân, tổ chức có tư cách chủ thể PL tham gia vào hoạt
động QLHCNN.
- Phương tiện: pháp luật, cụ thể là các QPPLHC
- Mục đích: tổ chức và chỉ đạo thực hiện pháp luật
- 3 nhóm hoạt động chính:
o Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
o Tổ chức thực hiện pháp luật
o Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Phương pháp hành chính
- Khái niệm: Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách
ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là những quyết định bắt buộc đối với đối
tượng quản lý. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp
lên đối tượng quản lý đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ
và phương án hành động của đối tượng quản lý.
- Tính chất: mang tính chất quyền lực của hoạt động quản lí. Cơ sở của nó
là nguyên tắc tập trung dân chủ, cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối
với cấp trên. Phương pháp hành chính cần thiết để đảm bảo cho hoạt
động nhà nước được tiến hành có hiệu quả và bảo đảm quyền lực nhà
nước. Phương pháp này áp dụng khi có mối quan hệ trực thuộc (cấp trên-
cấp dưới, thủ trưởng-nhân viên).
- Dấu hiệu nhận biết: quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lí
hành chính nhà nước, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan
dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cơ quan đó; kiểm tra việc chấp hành
pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới; áp dụng các biện pháp
cưỡng chế cần thiết,…
3. Phương pháp kinh tế
- Khái niệm: Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến
hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy
kinh tế tác động đến lợi ích của con người như quyền tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, thuế suất, lãi suất tín dụng, ưu đãi về đầu tư,….
- Nội dung của phương pháp kinh tế chính là sự quan lý bằng lợi ích và
thông qua lợi ích của con người. Lợi ích là điểm trung tâm của phương
pháp kinh tế, là cơ sở của sự phát triển. Do tác động của lợi ích mà hoạt
động quản lý hàng ngày thay đổi về cơ bản bởi nó được thực hiện không
phải thông qua những chỉ thị trực tiếp, mà thông qua sự quan tâm trực
tiếp của người dân vào kết quả lao động của mình.
4. Mối liên hệ giữa phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong
QLHCNN
- Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế không đối lập nhau mà
kết hợp và bổ sung cho nhau.
- Phương pháp hành chính hay phương pháp kinh tế đều do các chủ thể
quản lí hành chính sử dụng trên cơ sở và trong phạm vi pháp luật cho
phép. Do đó không thể đánh giá được phương pháp nào quan trọng hơn.
- Ví dụ: Trong quản lí nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, cần
phải chuyển trọng tâm từ phương pháp hành chính sang phương pháp
kinh tế. Bởi nếu duy trì vị trí thống trị của phương pháp hành chính thì sẽ
không thể có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, không có hạch
toán kinh tế đầy đủ.

You might also like