You are on page 1of 11

Chương I : Luật hành chính và quản lí nhà nước

I. Luật hành chính - Một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam
1. Luật hành chính -ngành luật về quản lí hành chính nhà nước
- Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
quản lí hành chính nhà nước
A. Quản lí
- Theo điều khiển học : Quản lí là điều khiển , chỉ đạo 1 hệ thống hay một quá
trình ,căn cứ vào những quy luật , định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho
hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt
được những mục đích đã định trước.
- Chủ thể quản lý (con người , tổ chức của con người )----phương tiện quản lí —
> Đối tượng quản lí (hệ thống , quá trình tự nhiên , xã hội , sinh học , máy
móc )
- Quản lí tự nhiên : con người→ sự vật , hiện tượng
- Quản lí xã hội : con người → con người , đối tượng mà quan hệ luật hành
chính tác động tới
- Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là các hành vi của cá nhân , tổ
chức khi tham gia vào quan hệ luật hành chính
- Khách thể của quản lí là trật tự quản lí
- Quản lí là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lí đối với các đối
tượng quản lí
- Quản lí xuất hiện ở bất kì nơi nào , lúc nào nếu ở đó có hoạt động chung của
con người
Mục đích và nhiệm vụ của quản lí là điều khiển , chỉ đạo hoạt động chung của
con người , phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân thành một hoạt
động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo
những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước /
Quản lí được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy
- Quyền uy là phương tiện rất quan trọng để chủ thể quản lí buộc đối tượng
quản lí phải phục tùng
B. Quản lí xã hội
- Là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lí với các đối tượng quản lí
- Là hoạt động điều hòa , phối hợp những hành vi riêng lẻ của nhiều cá nhân tổ
chức căn cứ vào những nguyên tắc hay quy phạm xh tương ứng để cho những
hành vi đó vận động trong vòng 1 trật tự nhất định phù hợp với mục đích của
chủ thể quản lí
- Quản lí xh xuất hiện ở bất kỳ nơi nào lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hd
chung của con người
→ Chỉ khi có hd chung giữa con người với con người thì mới có thể quản lí xã
hội
- Chỉ có thể quản lí xh khi có 1 chủ thể quản lí áp đặt ý chí của mình lên các chủ thể
khác , bắt buộc phải tuân thủ
- Chủ thể quản lí ( cá nhân , tổ chức )---- phương tiện quản lý → Đối tượng quản lí ( cá
nhân , tổ chức )
→ Mục đích : Trật tự quản lí xh
- Cơ sở của quản lí xh :
+ Tính tổ chức : sự liên kết giữa con người với con người , sự phân công,
phân định rõ nhiệm vụ , chức trách của mọi cá nhân , sự liên kết hoạt
động riêng rẽ thành hoạt động chung thống nhất .
+ Tính quyền uy : khả năng áp đặt ý chí của người này đến người khác ,
là yếu tố thuộc về chủ thể quản lí , là sự bắt buộc phải tuân thủ ý chí
của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lý ( ko ai hoàn toàn là chủ thể
quản lí , cũng không ai luôn là đối tượng quản lí , điều đó tùy vào từng
tình huống )
-Điều kiện để quản lí xã hội : Quyền uy
+ chủ thể quản lí xh là những cá nhân tổ chức có quyền uy với đối tượng quản lí
+ quyền uy là khả năng áp đặt ý chí của người này đối với người khác buộc người đó
phải phục tùng
-Tổ chức: Hoạt động chung của con người / Phân công phối hợp liên kết các hoat động riêng
lẻ
-Nội dung của quản lí là tổ chức thực hiện quyền uy : là việc các chủ thể quản lí sử dụng
quyền uy để điều khiển , điều hòa phối hợp những hành vi riêng lẻ của đối tượng quản lí làm
cho những hành vi đó vận động trong vòng một trật tự nhất định phù hợp với mục đích của
chủ thể )

? / LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ QUYỀN UY ?/?CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH QUYỀN UY ?

- Có uy tín ( thể hiện qua tình độ , vị trí …) VD: trong thời kì CSNT , tộc tưởng là
người nắm quyền vì họ có uy tín
- huyết thống : trong chế độ quân chủ lập hiến , cha truyền con nối ..
- Thẩm quyền : để có thẩm quyền thì phải là chủ thể sử dụng QLNN , được trao quyền
sd QLNN..
- Tiền , kinh tế : có tiền sẽ có quyền uy , có thể sai khiến áp đặt ý chí lên người khác …

- Nội dung của quản lí xh : chủ thể QLXH sử dụng quyền uy để điều khiển ,
điều hòa , phối hợp những hành vi riêng lẻ của đối tượng quản lí vận động
theo một vòng trật tự nhất định phù hợp với mục đích của chủ thể quản lí
- Chủ thể quản lí xã hội : cá nhân , tổ chức có quyền uy trong mối quan hệ với
đối tượng quản lí , sử dụng các quy phạm xã hội để tác động đến nhận thức
của đối tượng quản lí nhằm điều khiển , chỉ đạo hành vi của họ
- Đối tượng QLXH : cá nhân , tổ chức phải phục tùng quyền uy
- Phương tiện : các quy tắc xử sự chung ( PTTQ, nội dung , quy chế ) quy phạm
đạo đức , tôn giáo , pháp luật
- Mục đích : thiết lập , duy trì trật tự xh
C. Quản lí nhà nước
- là 1 dạng quản lí xh do các cá nhân tổ chức được sử dụng quyền lực nn tiến
hành trên các lĩnh vực lập , hành , tư pháp
- Hd lập pháp là 1 dạng quản lí nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền thực
hiện nhằm quy định những vấn đề cơ bản , quan trọng trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xh
- quản lí hành chính nhà nước là hoạt động quản lí nhà nước trong lĩnh vực
hành pháp
- HD tư pháp là 1 dạng quản lí nn do các cơ quan , người tiến hành tố tụng có
thẩm quyền thực hiện nhằm giải quyết các công việc cụ thể theo thủ tục tố
tụng
- Quản lí nn xuất hiện cùng sự ra đời của nhà nước
- Quản lí NN là hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng , nhiệm
vụ của nhà nước được tiến hành trên cơ sở QLNN
- Chủ thể quản lí NN :
+ là các cá nhân tổ chức được sd QLNN mà trc hết và chủ yếu là các
CQNN và những người cs thẩm quyền trong các cơ quan này
+ TRong 1 số trường hợp cá nhân , tổ chức ngoài BMNN cũng được sd
QLNN
- Quản lí nn là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nn
- khách thể quản lí : trật tự quản lí nn
- Đối tượng quản lí nn : Cá nhân , tổ chức
- Tất cả các cơ quan nn đều làm chức năng quản lí nhà nước
- Nội dung của quản lí NN : tổ chức thực hiện quyền lực NN
- Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lí nn
- Quản lí nn dưới góc độ thực hiện quyền lực nhà nước là hoạt động của nn
trên :
+ Lập pháp : xây dựng , ban hành pl và gắn với những quy tắc xử sự
+ Hành pháp : thi hành pháp luật trên cơ sở đã ban hành , cụ thể hóa
QPPL
+ Tư pháp : bảo vệ pl, căn cứ vào quy tăc xử sự nn ban hành để xem xét
hành vi nếu sai thì đưa ra chế tài
- Cơ sở : quyền lực nn
- chủ thể : các CQNN các nhân , tổ chức đại diện cho nn và sd QLNN

+Chủ thể có thẩm quyền


+ Chủ thể đc trao sd QLNN
- Đối tượng : cá nhân , tổ chức có tư cách chủ thể pl
- Phương tiện : PL do nn ban hành và thừa nhận
- Mục đích : Thực hiện các chức năng đối nội đối ngoại của nn thông qua 3 lĩnh
vực lập , hành , tư pháp
?/ TẠI SAO ĐỐI TƯỢNG CỦA QLNN PHẢI CÓ TƯ CÁCH CHỦ THỂ PL TRONG KHI
ĐÓ ĐỐI TƯỢNG CỦA QLXH LÀ PHẢI PHỤC TÙNG QUYỀN UY
( tìm hiểu về trường hợp ko có tư cách pl thì sẽ ko đặt dưới sự QLNN )

D. QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


- là 1 dạng quản lí NN do các cá nhân tổ chức được sd quyền hành pháp tiến
hành nhằm đảm bảo việc chấp hành hiến pháp , luật , pháp lệnh , nghị quyết
của các cơ quan quyền lực nn và tổ chức chỉ đạo 1 cách thường xuyên công
cuộc xây dựng kinh tế , văn hóa , xã hội , hành chính , chính trị
- Chủ thể quản lí HCNN :
+ các cá nhân tổ chức được sd quyền hành pháp mà trước hết và chủ yếu
là các cơ quan hành chính nn và người có thẩm quyền trong cơ quan
này
+ các cơ quan khác của nn và người có thâm quyền trong các cơ quan
này
+ trong 1 số th cá nhân tổ chức ngoài BMNN cũng đc sd quyền hành
pháp khi được nn trao quyền
- Khách thể quản lí : trật tự quản lí hành chính nn
- Nội dung của QLHCNN là tổ chức thực hiện quyền hành pháp :
+ để tổ chức thực hiện quyền hành pháp , các chủ thể quản lí phải chấp hành các
VBPL của cơ quan QLNN và CQNN cấp trên ( chấp hành )
+ để tổ chức thực hiện quyền hành pháp , các chủ thể quản lí được quyền chủ
động sáng tạo trong việc cụ thể hóa hay cá biệt hóa các QPPL có liên quan
( điều hành )
CHẤP HÀNH LÀ ĐỂ ĐIỀU HÀNH , CÒN ĐIỀU HÀNH DỰA TRÊN CƠ SỞ CHẤP
HÀNH
- Đặc trưng của hoạt động QLHCNN :
+ tính chấp hành , điều hành
+ tính chủ động , sáng tạo
+ tính quyền lực - phục tùng
+ tính thường xuyên liên tục
- quản lí hành chính NN :
+ ban hành văn bản quy phạm pl dưới luật
+ áp dụng pl hành chính
+ kiểm tra , thanh tra
+ xử lý vi phạm kỷ luật , vi phạm hành chính
+ tuyên truyền pl
II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH
CHÍNH
1. Đối tượng điều chỉnh
- Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là quan hệ xã hội giữa con người với
con người - có ý chí
- khi phát sinh quan hệ hành chính ko nhất thiết phải là cả hai bên đồng ý
- Đối tượng điều chỉnh của lhc : là các QHXH hình thành trong lĩnh vực quản lí
hành chính nn ( quan hệ chấp hành - điều hành )
- quan hệ xã hội ntn là đối tượng điều chỉnh của lhc :
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỦ THỂ NỘI DUNG
CHỈNH

NHÓM 1 CQHCNN các hoạt động quản lý


hành chính nhà nước
theo chức năng

NHÓM 2 CQNN các hoạt động quản lí


hành chính nội bộ

NHÓM 3 CÁ NHÂN . TỔ CHỨC các hoạt động


ĐƯỢC TRAO QUYỀN QLHCNN trong những
TH nhất định PL quy
định
- thẩm quyền gắn với chức năng
- hoạt động trao quyền ko nhất thiết phải trao thẩm quyền tương đương
- thông thường tổ chức công đoàn ko đc sd qlnn vì đó là tổ chức xh
-
- Nội dung các QHHCNN :
+ việc thành lập , cải tiến cơ cấu bộ máy , cải tiến chế độ làm việc
+ quản lí kinh tế , văn hóa , xã hội , quốc phòng , an ninh chính trị , trật
tự an toàn xh
+ trực tiếp phục vụ các nhu cầu vật chất , tinh thần của nhân dân
+ thanh tra kiểm tra , giải quyết khiếu nại , tố cáo trong quản lí HCNN
+ xử lí vi phạm trật tự QLHCNN ( xử lí , kỉ luật , xử lí vi phạm hc )
- Các nhóm QHXH thuộc DTDC của LHC :
+ các CQHCNN - quản lí hcnn
+ các CQNN - quản lí nội bộ
+ các cá nhân tổ chức được nn trao quyền - quản lí HCNN trong 1 số TH cụ thể
do PL quy định
- Phương pháp điều chỉnh
* cách thức để nn sd các qppl lhc để tác động lên các quan hệ hcnn
* là cách thức tác động của nn tới các qhxh là đôi tượng điều chỉnh của lhc thông qua
các quy định của pháp luật
- Phương pháp điều chỉnh của LHC : phương pháp mệnh lệnh - đơn phương để điều
chỉnh các quan hệ quyền lực - phục tùng
+ PP mệnh lệnh - đơn phương : chủ thể quản lí – áp đặt ý chí / áp dụng biện
pháp cưỡng chế / ban hành QDHC đơn phương , bắt buộc → đối tượng quản lí
+

- Biểu hiện phương pháp điều chỉnh của luật hành chính :
Chủ thể quản lí hành chính NN
Nhân danh NN áp đặt ý chí NN :
+ chủ thể quản lí đưa ra mệnh lệnh - quy định
+ đối tượng quản lí đưa ra đề nghị , yêu cầu
+ cả 2 bên đều có những quyền hạn nhất định
Áp dụng một số biện pháp cưỡng chế NN ( chỉ áp dụng cưỡng chế hành chính và cưỡng
chế kỷ luật
—ĐÔI TƯỢNG QUẢN LÍ HCNN
Tính đơn phương bắt buộc của QDHC

NGUỒN CỦA LHC


- Nguồn là hình thức chứa đựng QPPL , bao gồm 👍
+ Văn bản quy phạm PL
+ Án lệ : ( tiền lệ pháp ) chỉ được chấp nhận sau HP2013 - trong hoạt động tố
tụng
+ Tập quán pháp : có tính chất cục bộ , chỉ hình thành trong một cộng đồng nhỏ ,
ko phù hợp để áp dụng trong QLHCNN
→ Nguồn của LHC chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật
- Nguồn của LHC là các VBQPPL do cơ quan NN các cá nhân có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục PL quy định chứa đựng các QPPLHC , có hiệu lực với các cơ
quan , tổ chức , các nhân có liên quan và được NN bảo đảm thực hiện
- ĐẶC ĐIỂM :
+ là 1 hệ thống các VBQPPL có số lượng rất lớn
+ do các chủ thể từ tw đến địa phương ban hành nên hiệu lực của các văn bản
khác nhau
+ Tính ốn định thấp : các văn bản thường xuyên đc sửa đổi , bổ sung hoặc thay
thế bãi bỏ

THẢO LUẬN : TUẦN 2


Câu hỏi : đối với nguồn của luật hành chính cta nên sử dụng hay ko nên sử dụng hệ thống
hóa nào ? why ? ( tập hợp hóa -pháp điển hóa )

Thảo luận tuần 4:


Câu 1: Nguyên tắc đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước
Câu 2 nguyên tắc pháp chế trong quản lý HCNN
Câu 3: Vấn đề phân cấp trong quản lí hành chính nhà nước
Câu 4: Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp liên
ngành.

Trả lời:
Câu 1:
- Vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ
chức cán bộ
- Cơ sở pháp lý
+ Điều 4 (HP 2013): Đảng cộng sản Việt Nam - ĐTP của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ
nghĩa mác Leenin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo
nhà nước và xã hội
+ Điều 5 (Luật cán bộ nhân viên công chức) “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà Nước”
- Thể hiện thông qua
+ Đảng hoạch định đường lối, chính sách về các lĩnh vực quản lí hành chính, Trên
cơ sở đó Nhà nước ban hành ra pháp luật và dùng pháp luật đó để QLHCNN
+ Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ, yếu tố con người. Đảng bồi dưỡng đào
tạo nhiều Đảng viên ưu tú,có phẩm chất năng lực để gánh vác nhiệm vụ trong bộ
máy HCNN
+ đảng đóng góp ý kiến vào việc bố trí nhiều cán bộ phụ trách vác nhiều vị trí lãnh
đạo của các CQHCNN
+ Đảng lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra Đảng: Kiểm tra tổ chức, cá nhân là
Đảng nên về việc thực hiện các đường lối chính sách của Đảng
→ Nhằm đánh giá hiệu quả tính thực tế trên cơ sở đó khắc phục những khuyết điểm, phát
huy nhiều mạt tích cực => Đảm bảo cho hoạt động của tổ chức Đảng có tính thông tin 2
chiều
→ Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương chính sách do mình đề ra có làm cho
hoạt động QLHCNN đi theo đúng hướng phù hợp hay không để đề ra hiện pháp uốn nắn kịp
thời

Câu 2:
- Nguyên tắc ban hành văn bản QPPL
+ Đảm bảo tính hợp hiến hợp pháp, tính thống nhất của các VBQPPL trong hệ
thống PL
+ Tuân thủ dùng thẩm quyển, hình thức, trình tự thủ tục xây dựng, ban hanahf
VBQPPL
+ Đảm bảo tính minh bạch trong quy định của VBQPPL
+ Đảm bảo tính khả khi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, để thực hiện
của VBQPPL
+ Bảo đảm về vấn đề ANQP, Bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực
hiện các điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên
+ Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị
của cá nhân, chính quyền, tổ chức trong quá trình xây dưng, ban hành
VBQPPL
- Pháp chế là: thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ đó tổ
chức, Hoạt động BMNN đến các thiết chế quan hệ xã hội hoạt động của mọi chủ thể
pháp luật trên tất cả các hình thức của đời sống xã hội
- Pháp luật là: Quy tắc được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhất định
- Pháp chế: Là tình trạng xã hội áp dụng các quy tắc đó trong thực tiễn
- Yêu cầu
+ Các VBPL trong quản lí HCNN phải được ban hành đúng thẩm quyền
+ bảo đảm tính thống nhất của việc xây dựng, ban hành và thực hiến pháp luật
+ Bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp của công dân
+ Các VBPL Trong QLHCNN phải có nội dung hợp pháp và thống nhất
+ Các VBPL trong QLHCNN phải ban hành đúng tên gọi và hình thức được PL quy
định
+ Các VBPL trong QLHCNN phải ban hành theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật
quy định.

Vấn đề 5: Hình thức và phương pháp quản


lý hành chính nhà nước (11/3/24 tuần 5)

I. Hình thức quản lý hành chính nhà nước ( là những gì biểu hiện ra bên ngoài)
1. Định nghĩa
QLHCNN là những biểu hiện có tính tổ chức – phá lý của những hoạt động
cụ thể cùng loại của chủ thể QLHCNN nhằm hoàn thành những nhiệm vụ được đặt
ra trước nó.
=> hoạt động được biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý nhằm thực hiện trác
động quản lý

2. đặc điểm
2.1:
- Mang tính quyền lực nhà nước: do các chủ thể có thẩm quyền QLHCNN
sử dụng ( cơ quan hành chính nhà nước và các cá nhân…, cơ quan nhà nước khác
và các cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan này, cá nhân được trao quyền => 3
chủ thể có thẩm quyền sử dụng các hình thức quản lý hành chính nhà nước)
- Các hình thức quản lý hành chính nhà nước đều mang tính pháp lý
- Có sự liên kết giữa các hình thức quản lý hành chính nhà nước
3. Phân loại hình thức QLHCNN
- Nhóm 1: các hình thức QLHCNN mang tính pháp lý
+ ban hành vb QPPL
+ Ban hành VB ADQPPL
+ thực hiện hoạt động khác mang tính pháp lí
 Được PL quy định cụ thể veeff thẩm quyền, nội dung, thủ tục..
 Có thể dẫn đến sự phát sinh, thay đổi chấm dứt QHPLHC

- Nhóm 2: Các hình thức QLHCNN ÍT mang tính pháp lý


+ Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
+ Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật.
 PL chỉ quy định thủ tục chung để tiến hành chúng
 không có khả năng này
( được tiến hành trước, trong, sau HT pháp lý)

II. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC MANG TÍNH PHÁP LÝ
- Là những biểu hiện mà ở đó các chủ thể QLHCNN xác lập những quy phạm
PL trong phạm vi thẩm quyền: tổ chức chỉ đạo thực hiện PL một cách trực tiếp (đặt
ra mệnh lệnh PL cụ thể). Thực hiện hành vi QLHCNN đơn phương. Giải quyết tranh
chấp, kiểm tra…….

1. Ban hành VBQPPL


- Là một hình thức quan trong ( cần có sự cụ thể hóa thì mới giải quyết được
những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, không thể viết những cái chung chung vì
vậy phải banh hành những VBQPPL rõ ràng cụ thể..)
- Do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật
- Mục đích: Cụ thể hóa VBQPPL của CQNN cấp trên và CQQLNN cùng cấp:
thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng
- Nội dung: xác định địa vị PLHC của các bên tham gia quan hệ QLHCNN:
xác định cơ chế nhằm duy trì và bảo vệ trật tự QLHCNN ( thanh tra, thủ tục hành
chính, VPHC….)
- Kết quả: Văn bản quy phạm pháp luật
- Là việc tổ chức thực hiện PL không trực tiếp.
2. Ban hành VB ADQPPL
- Là hình thức được sử dụng chủ yếu trong QLHCNN, được sử dụng với số
lượng lớn, đa dạng và phổ biến.
- Do nhiều chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng.
- Mang tính cá biệt hóa
- Mục đích: Áp dụng các QPPL vào một trường hợp cụ thể, điều kiện cụ thể
đối với những đối tượng xác định
- Kết quả: văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
- Là việc tổ chưc thực hiện pháp luật một cách trực tiếp.
3. Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý
- Là hình thức QLHCNN quan trọng được tiến hành khi phát sinh những điều
kiện tương ứng được định trước trong QPPL nhưng không cần ban hành văn bản
áp dụng PL. (vd: dki kết hôn, 1 – chưa chấp nhận hôn nhân đồng giới, 2 – cdan đủ
tuổi nữ 18 nam 20, 3 – hôn nhân 1 vợ 1 chồng khi đki kết hôn thì tình trạng cả 2 bên
phải trong tình trạng độc thân những điều kiện trên đã được quy định trong luật hôn
nhân) điều kiện đã được định trước, chủ thể có thẩm quyền thực hiện mang tính
chất pháp lý cấp giấy đki kết hôn.=> thừa nhận của nhà nước, chứng nhận, không
đặt ra 1 quyền hay 1 nghĩa vụ gì cả cần phải ban hành một văn bản QPPL gì cả
- Cũng là hoạt động áp dụng QPPL
- Có mối quan hệ với hai hình thức trên
- Được sử dụng trên mọi lĩnh vực của QLHCNN
Bao gồm
1. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa VPPL
2. Đăng ký những sự kiện nhất định
3. lập và cấp một số giấy tờ cần thiết.

III. Khái niệm và những yêu cầu đối với phương pháp
QLHCNN
1. Khái niệm
Là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quanrn lý nhằm đạt
được những hành vi xử sự cần thiết.
2. Cách tác động
+ Tác động lên ý chí của đối tượng quản lí
+ Tác động trực tiếp đến hành vi của đối tượng quản lý cưỡng chế
3. Phương pháp quản lí hành chính nhà nước
Trong giờ thì nghiên cứu 2 phương pháp
+ PP thuyết phục
+ PP cưỡng chế.

Yêu cầu của phương pháp QLHCNN


- Phải đảm bảo tác động lên các lĩnh vực chủ yếu của QLHCNN
- Phải đa dạng và thích hợp
- Phải có tính khả thi
- Phải có tính hiệu quả
- Phải có tính mềm dẻo. linh hoạt
- phải có tính sáng tạo
- phải phù hợp với đường lối chính sách chính trị của nhà nước

3.1. Phương pháp thuyết phục.


- Là phương pahps chủ yếu của QL HCNN
- Là việc các chủ thể quản lý HCNN sử dụng các biện phpas làm cho đối
tượng quản lý HCNN sử dụng các biện pháp làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự
cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định
- Cơ sở: sự thống nhất về lợi ích giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
hành chính nhà nước.
 ưu điểm: Là phương pháp thể hiện rõ nét bản chất nhà nước Việt Nam “Nhà
nước của dân do dân vì dân”
- Có thể tác động đến nhiều đối tượng quản lý hành chính nhà nước
khác nhau
- Nhiều chủ thể quảnh lý hành chính nhà nước được sử dụng
- Khó xâm họi đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý
hành chính nhà nươc.

Các biện pháp thuyết phục


Giải thích, giáo dục, kêu gọi, nhắc nhở

3.2. Phương pháp Cưỡng chế


- là phương pháp QL HCNN quan trọng
- là việc các chủ thể QL HCNN sử dụng các biện pháp
cưỡng chế buộc đối tượng quản lý phải có những..
 Đặc điểm
- pháp luật quy định chặt chẽ về thẩm quyền về nội dun, thủ tục
- tác động đến nhóm đối tượng quản lý hành chính nhà nước
đặc biệt
- có khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp hpas của đối
tượng quản lý
- đem lại hiệu quả QL HCNN một cách triệt để.

You might also like