You are on page 1of 4

TỔNG HỢP CƠ SỞ LÍ THUYẾT CHƯƠNG 3

I. Công cụ quản lí nhà nước


1. Khái niệm: là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà nhà nước
sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm thực hiện mục
tiêu quản lý kinh tế quốc dân.
2. Các loại công cụ chủ yếu
a) Pháp luật: là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước đặt ra, thực hiện và bảo vệ nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội
theo các đặc trưng đã định
Hình thức biểu hiện:
- Văn bản quy phạm phát luật
- Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
Vai trò:
- Xác lập trật tự kỷ cương xã hội cho các hoạt động kinh tế
- Tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền bình đẳng trong kinh tế
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và độc
lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
b) Kế hoạch
Khái niệm: Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai,
theo nghĩa rộng là quá trình xây dụng, quán triệt, chấp hành và giám sát kiểm
tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai
Phân loại:
- Chiến lược phát triển kinh tế đất nước
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Các kế hoạch cụ thể (dài hạn, ngắn hạn, trung hạn)
- Chương trình
- Dự án
- Ngân sách
Vai trò:
- Kế hoạch là sự tính toán, cân nhắc kỹ trước khi hành động, nhờ đó rủi ro, ách
tắc sẽ bị hạn chế, các nguồn lực được sử dụng tốt.
- Kế hoạch vạch viễn cảnh tương lai cho con người, tạo niềm tin hành động tích
cực cho con người.
- Kế hoạch là cơ sở để cho công tác kiểm tra có căn cứ thực hiện.
Đổi mới sử dụng công cụ kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
- Kết hợp kế hoạch với thị trường
- Chuyển kế hoạch cụ thể trực tiếp, sang kế hoạch định hướng, gián tiếp
- Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, đồng thời tăng cường chỉ đạo việc
thực hiện kế hoạch
c) Chính sách
Khái niệm: Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu của nhà nước sử dụng
để quản lý nền kinh tế quốc dân
Hệ thống chính sách: là toàn bộ các chính sách mà nhà nước sử dụng trong mỗi
giai đoạn phát triển cụ thể
- Chính sách cơ cấu kinh tế
- Chính sách các thành phần kinh tế
- Chính sách thuế
- Chính sách đối ngoại
Vai trò:
- Là các giải pháp quản lý theo hướng trọng tâm, trọng tâm
- Là sự động não, cân nhắc tính toán của nhà nước
- Là cách khai thác các mặt mạnh, hạn chế các mặt chủ yếu cụ thể nào đó của
nhà nước
d) Tài sản quốc gia
Khái niệm: Tài sản quốc gia là tổng thể các nguồn lực mà nhà nước làm chủ, có
thể đưa ra khai thác phục vụ mục tiêu phát triển đất nước
Các loại tài sản:
- Ngân sách nhà nước: là toàn thể các khoản thu chi hàng năm của nhà nước
được Quốc hội thông qua
- Tài nguyên thiên nhiên: đất đai, biển cả, bầu trời,..
- Công khố: là kho bạc nhà nước và các nguồn dự trữ có giá trị (ngoại lệ, vàng,
đá quý, di sản có giá trị thương mại,…
II. Phương pháp quản lý nhà nước về nền kinh tế
Phương pháp quản lý nhà nước về nền kinh tế là tổng thể những cách thức tác
động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ
phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân (tăng
trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và công bằng kinh tế).
1. Phương pháp hành chính
Khái niệm: là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết
định dứt khoát có tính bắt buộc lên đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế, nhằm
thực hiện các mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô trong những tình huống nhất
định.
Đặc điểm:
- Mang tính bắt buộc, tính quyền lực
- Thực chất là sử dụng quyền lực nhà nước để tạo ra sự phục tùng của các cá
nhân tổ chức
- Phương pháp hành chính tác động về mặt tổ chức và tác động về mặt điều
chỉnh hành động của đối tượng quản lý kinh tế; đòi hỏi hoàn thiện pháp luật; cơ
cấu tổ chức; ban hành quyết định hành chính
2. Phương pháp giáo dục
Khái niệm: Là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của
những con người thuộc đối tượng quản lý nhà nước về nền kinh tế, nhằm nâng
cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao.
Đặc điểm:
- Dựa trên cơ sở vận dụng quy luật tâm lý
- Kết hợp với phương pháp quản lý một cách linh hoạt
- Cần sử dụng kết hợp các công cụ truyền thông, tâm lý trong phương pháp giáo
dục.
3. Phương pháp kinh tê
Khái niệm: Là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước dựa trên những lợi ích
kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế, nhằm làm
cho họ quan tâm tới hiệu quả cuối cùng của sự hoạt động, từ đó mà tự giác, chủ
động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không cần phải có sự tác động thường
xuyên của nhà nước bằng phương pháp hành chính.
Đặc điểm:
- Tác động của phương pháp kinh tế dựa trên sự vận dụng phạm trù kinh tế, đòn
bẩy kinh tế, định mức kinh tế - kỹ thuật
- Phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của
các tổ chức.
- Yêu cầu hoàn thiện các phạm trù kinh tế và định mức kinh tế - kỹ thuật.
4. Vận dụng các phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế
Để thực hiện tốt các chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế, nhằm nâng cao
hiệu quả tác động quản lý của nhà nước đối với quá trình vận hành của nền kinh
tế quốc dân cần phải biết vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý vì:
- Các quy luật khách quan là một hệ thống, chúng đồng thời tác động lên kinh tế
quốc dân. Phương pháp quản lý là cách thức vận dụng tự giác và có mục đích
các quy luật khách quan nên cần được vận dụng tổng hợp.
- Đối tượng quản lý có những nhu cầu, động cơ, mục tiêu và hoạt động khác
nhau nên cần phải vận dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau.
- Mỗi phương pháp quản lý riêng biệt đều có hạn chế nhất định. Phải vận dụng
tổng hợp các phương pháp quản lý mới có thể giải quyết được nhiệm vụ quản lý
một cách hoàn thiện.

You might also like