You are on page 1of 36

Chương 5:

CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP


QUẢN LÝ KINH TẾ
Giảng viên: TS. Hoàng Hương Giang
NỘI DUNG
• Công cụ quản lý kinh tế
• Khái niệm

• Phân loại

• Tình hình vận dụng công cụ quản lý kinh tế

• Phương pháp quản lý kinh tế


• Khái niệm

• Phân loại
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Khái niệm
• Công cụ quản lý là các phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra
• Công cụ quản lý KT là các tổng thể các phương tiện mà chủ chủ thể quản lý tác động
lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý kinh tế
• Chủ thể quản lý tham gia vào quá trình quản lý kinh tế của tổ chức

• Mục đích: sử dụng công cụ quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế

• Tính hệ thống: công cụ quản lý kinh tế gồm nhiều loại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
tới quá trình quản lý
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phân loại

CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ

Kế hoạch Công cụ Tài sản


Pháp luật chính sách
hoá quốc gia
kinh tế
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Luật pháp
• Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (qui phạm pháp
luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra,
thực thi và bảo vệ nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã
định
• Pháp luật kinh tế là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung, gồm:
• Văn bản qui phạm pháp luật và

• Văn bản áp dụng qui phạm pháp luật


CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Pháp luật
• Văn bản qui phạm pháp luật:
• Văn bản do QH, UB thường vụ QH ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh

• Văn bản do các cơ quan Trung ương có thẩm quyền ban hành: lệnh, quyết định, chỉ thị, thông tư, nghị quyết

• Văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành

• Đặc điểm:
• Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

• Hình thức văn bản, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản được qui định trong luật

• Nội dung văn bản là các qui tắc xử sự chung áp dụng trong phạm vi nhất định để điều chỉnh các quan hệ XH

• Nhà nước bảo đảm việc thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Pháp luật
• Văn bản áp dụng qui phạm pháp luật:
• Là những văn bản có tính chất cá biệt do cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhưng không đầu
đủ tính chất như văn bản qui phạm pháp luật.

• Thường ban hành áp dụng đối với các nhiệm vụ cụ thể như bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương,
khen thưởng, điều động công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Pháp luật
• Vai trò:
• Là cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh
tế, duy trì sự ổn định hoạt động của các tổ chức -> đạt mục
tiêu phát triển kinh tế do:
• Điều chỉnh kịp thời các quan hệ KT -> điều kiện tiên quyết để
duy trì sự ổn định và thường xuyên các quan hệ nhằm hướng
tới tăng trưởng và phát triển
• Các thành phần KT có niềm tin, yên tâm đầu tư vào SX, KD

• Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về


quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh tế
• Luật cạnh tranh có phải là cơ sở pháp lý về quyền bình đẳng
của các chủ thể tham gia kinh doanh không? Hãy giải thích
• Pháp luật

CÔNG CỤ QUẢN LÝ • Tạo cơ sở pháp lý thực hiện phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
• Nội dung phát triển bền vững:

KINH TẾ • Tăng trưởng KT


• Đáp ứng các mục tiêu phát triển XH
• Bảo vệ môi trường
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Pháp luật:
• Yêu cầu:
• Góc độ cơ quan nhà nước:
• Nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến tạo lập môi trường KD thuận lợi,
thống nhất, không chồng chéo, ổn định nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia KD. Từ đó,
hình thành và phát triển các quan hệ thị trường

• Quán triệt nguyên tắc bình đẳng trong áp dụng công cụ đối với các thành phần KT

• Góc độ tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh:


• Nghiên cứu các công cụ để vận hành hoạt động SXKD theo đúng qui định của pháp luật
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Kế hoạch hoá:
• Theo nghĩa hẹp: KHH là phương án hành động trong tương lai

• Theo nghĩa rộng: KHH là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm
tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai

• Vai trò:
• Đối với phát triển KT:
• Là căn cứ cơ bản để quản lý KT của một quốc gia

• Là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý nền KTQD

• Đối với phát triển XH


CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Kế hoạch hoá:

Chiến lược Qui hoạch Kế hoạch Kế hoạch


phát triển phát triển trung hạn hàng năm
KT-XH KT-XH

Chương trình Dự án Ngân sách


CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Kế hoạch hoá:
• Chiến lược phát triển KT-XH: đường lối tổng quát và giải pháp chủ yếu để phát triển
KT-XH của một đất nước trong thời gian dài
• Qui hoạch phát triển KT-XH: cụ thể hoá chiến lược phát triển KT-XH gồm tập hợp
các mục tiêu, sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực tương ứng thực hiện các mục tiêu theo
không gian và thời gian
• Kế hoạch trung hạn: Phương tiện chủ yếu để cụ thể hoá các mục tiêu và giải pháp đề
ra trong chiến lược
• Kế hoạch hàng năm: cụ thể hoá kế hoạch trung hạn, thực hiện nhiệm vụ phát triển
KT-XH của kế hoạch trung hạn
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Kế hoạch hoá:
• Chương trình: xác định một cách đồng bộ các mục tiêu đạt được, các bước công việc
phải tiến hành, các nguồn lực phải huy động nhằm thực hiện một ý đồ nào đó
• Dự án: tổng thể các hoạt động, các nguồn lực, các chi phí được bố trí chặt chẽ theo
thời gian và không gian nhằm thực hiện một mục tiêu KT-XH cụ thể
• Ngân sách: bản tường trình bằng con số về sự huy động nguồn lực phục vụ cho việc
thực hiện các dự án trong một giai đoạn nhất định.
CÔNG CỤ QUẢN LÝ
KINH TẾ

• Kế hoạch hoá:
• Yêu cầu:
• Đảm bảo tính khoa học của kế hoạch
• Kế hợp kế hoạch với thị trường (kế hoạch với linh
hoạt)
• Chuyển từ kế hoạch cụ thể, trực tiếp sang kế
hoạch định hướng, gián tiếp
• Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, tăng
cường chỉ đạo công tác lập kế hoạch
CÔNG CỤ QUẢN LÝ
KINH TẾ
• Chính sách kinh tế:
• Chính sách kinh tế: là tập hợp các giải
pháp nhất định để thực hiện các mục
tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới mục
tiêu chung của sự phát triển kinh tế – xã
hội
• Chính sách tiền tệ
• Chính sách giá
• Chính sách tài chính
• Chính sách kinh tế đối ngoại…
CÔNG CỤ QUẢN LÝ
KINH TẾ

• Chính sách kinh tế


• Yêu cầu:
• Xác định được mục tiêu và tác
động của mỗi chính sách kinh tế
• Giữ ổn định KT vĩ mô, tăng trưởng
và bảo đảm đời sống
• Tăng trưởng kinh tế phải gắn với
mục tiêu xã hội và môi trường
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Tài sản quốc gia:
• Nghĩa rộng: mọi nguồn lực dùng phục vụ phát triển kinh tế đất nước

• Nghĩa hẹp: nguồn vốn và phương tiện vật chất kĩ thuật dùng để quản lý kinh tế quốc
dân

Tài nguyên Kết cấu hạ Ngân sách Hệ thống Doanh


nghiệp nhà
thiên nhiên tầng nhà nước thông tin
nước

Hệ thống
Công khố thông tin nhà
nước
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Tài sản quốc gia
• Yêu cầu
• Quản lý ngân sách: Cân đối thu chi ngân sách

• Quản lý tài nguyên thiên nhiên: sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt nguồn
tài nguyên không tái tạo

• Quản lý hạ tầng: tăng cường kết hợp giữa các ngành trong xây dựng, vận hành, khai thác
hạ tầng. Thu hút vốn bên ngoài phát triển hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế

• Doanh nghiệp nhà nước: tiến hành CPH DNNN, sát nhập, giải thể hoặc cho phá sản
những DN làm ăn thua lỗ kéo dài…
CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ
• Yêu cầu chung:
• Tiến hành phân tích hiện trạng nền kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của các công cụ tới
đối tượng chịu ảnh hưởng, phản ứng của các đối tượng chịu ảnh hưởng về các công
cụ tác động

• Xác định mức độ phù hợp giữa mục tiêu quản lý với công cụ sử dụng -> lựa chọn
công cụ phù hợp với mục tiêu không?

• Đánh giá đặc điểm của từng công cụ về ưu nhược điểm từ đó có lựa chọn phù hợp
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Khái niệm
• Phương pháp quản lý KT là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của chủ
thể quản lý đến các đối tượng quản lý, khách thể quản lý (các tổ chức khác, các ràng
buộc của môi trường..) để đạt mục tiêu quản lý kinh tế.

• Vai trò:
• Kích thích, động viên các thành viên năng động, sáng tạo, tiềm năng của hệ thống và phát
hiện các cơ hội bên ngoài
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Đặc điểm:
• Biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý -> Mối quan hệ rất đa dạng,
phong phú, thay đổi theo từng tình huống cụ thể dựa vào năng lực, kinh nghiệm của
người quản lý
• Là tác động có mục đích nhằm phối hợp hoạt động bảo đảm sự thống nhất của hệ
thống -> Mục tiêu có ý nghĩa quyết định lựa chọn phương pháp quản lý
• Người quản lý có quyền lựa chọn phương pháp quản lý nhưng không được tuỳ tiện vì
mỗi phương pháp đều có cơ chế tác động riêng
• Sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật:
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Đặc điểm:
• Sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật:
• Khoa học: có đặc điểm riêng cho từng phương pháp

• Nghệ thuật: người quản lý cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp để đạt hiệu quả tốt
nhất, mục tiêu quản lý

• Yếu tố kinh nghiệm của người quản lý có luôn phát huy tác dụng tích cực trong hoạt động
quản lý cấp doanh nghiệp?
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Các phương pháp quản lý kinh tế:
• Phương pháp hành chính

• Phương pháp kinh tế


• Phương pháp giáo dục
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp hành chính:
• Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên
đến đối tượng quản lý kinh tế bằng các mệnh lệnh, quyết định dứt khoát, nhằm thực
hiện các mục tiêu của quản lý kinh tế trong những tình huống nhất định

• Nội dung rút ra từ khái niệm:


• Về phương diện quản lý: hình thành mối quan hệ chấp hành và điều hành

• Tính điều hành: Cơ quan quản lý chỉ được đưa ra các quyết định đúng với thẩm quyền
quả mình

• Xác lập kỉ cương, trật tự trong hệ thống


PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp hành chính
• Đặc điểm
Một bên nhân danh và dùng quyền lực
của tổ chức ra quyết định mà không
cần sự chấp thuận của bên kia

Phương pháp
hành chính

- Một bên có quyền đưa ra yêu cầu,


Quan hệ không bình đẳng giữa các kiến nghị
bên tham gia quản lý - một bên có quyền xem xét, bãi bỏ
yêu cầu, kiến nghị đó
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp hành chính
• Nội dung:
• Tác động về mặt tổ chức

• Tác động về mặt điều khiển


PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp hành chính
• Tác động về mặt tổ chức
• Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý và tiêu chuẩn hoá mọi hoạt động của hệ thống quản lý trên cơ sở
những quy định có tính chất pháp chế như luật, điều lệ, quy chế chuyên môn..., những quy định này
có tính chất ổn định.

• Tác động về mặt điều khiển


• Cụ thể hoá, bổ sung cho các tác động về tổ chức; thể hiện ở các quyết định không mang tính chất
ổn định, đó là mệnh lệnh đề ra cho cấp dưới thực hiện trong từng hoạt động hay trường hợp cụ thể.
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp hành chính
• Yêu cầu:
• Chủ thể quản lý phải có quyết định rõ ràng, dứt khoát, có địa chỉ người thực hiện

• Quyết định hành chính có hiệu quả cao khi có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy dủ
về mặt kinh tế

• Chủ thể ra quyết định có đầy đủ thông tin, tính toán đầy đủ tác động của phương pháp này

• Gắn chặt quyền hạn với trách nhiệm của cấp ra quyết định
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp kinh tế
• Phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng bị quản lý, thông qua cách thức vận
dụng các lợi ích và các đòn bẩy kinh tế để kích thích cá nhân, tập thể tích cực tham
gia các công việc chung và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
• Ảnh hưởng mạnh mẽ và hiệu quả cao dựa trên sự kết hợp giữa lợi ích và nghĩa vụ của đối
tượng quản lý

• Sử dụng công cụ kinh tế khách quan định hướng, hướng dẫn, thúc đẩy các hoạt động kinh
tế để đạt mục tiêu quản lý kinh tế
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp kinh tế
• Đặc điểm
• Thực hiện thông qua lợi ích, không mang tính cưỡng bức

• Tạo ra sự quan tâm lợi ích cá nhân của đối tượng quản lý - là phương pháp quản lý tốt
nhất để thực thi tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế

• Mở rộng quyền, tăng cường trách nhiệm của đối tượng quản lý
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp kinh tế
• Người quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằng những cách thức
• Định hướng phát triển chung cho tổ chức bằng mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm và thực
trạng của tổ chức
• Sử dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, các biện pháp đòn bẩy kích thích kinh tế để lôi cuốn,
thu hút, lôi cuốn khuyến khích cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
• Bằng chế độ thưởng, phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các
bộ phận, các cá nhân -> xác lập trật tự kỷ cương, chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi
phân hệ đến từng người lao động trong tổ chức.
• Khoán/thưởng doanh thu cho nhân viên có là cách thức tốt nhất để thúc đẩy tăng doanh số cho
doanh nghiệp không?
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp giáo dục
• Là những cách thức tác động của người quản lý vào nhận thức và tình cảm của đối
tượng quản lý nhằm nâng cao tinh thần tự giác, tính tích cực và nhiệt tình lao động
của họ trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
• Tác động vào nhận thức, tâm tư, tình cảm và hành động người lao động, tạo cho họ có
khả năng làm việc đạt kết quả cao hơn

• Có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy tâm lý làm việc của người lao động
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp giáo dục:
• Đặc điểm:
• Không mang tính bắt buộc, cưỡng ép

• Tác động từ từ tới tư tưởng đối tượng quản lý

• Tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức sang hành động
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp giáo dục
• Nội dung:
• Trang bị tri thức, niềm tin cho người lao động

• Làm rõ vị trí, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của từng người, từng bộ phận

• Cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên về công việc và tổ chức

• Làm tăng ý nghĩa cuộc sống của mọi người


PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phương pháp giáo dục
• Yêu cầu
• Phải kiên trì thuyết phục

• Thường xuyên giáo dục cán bộ, viên chức, doanh nghiệp, người dân, người tiêu dùng

• Tăng cường công tác truyền thông

You might also like