You are on page 1of 35

Học phần

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH


NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TS. Phan Huy Hùng
Chương 1
MỘT SỐ VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC, CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC
VÀ VIÊN CHỨC
1.1 Lý luận chung về nhà nước và nhà nước cộng hòa XHCN
Việt Nam
1.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý HCNN
1.3 Quản lý nhà nước về GD&ĐT
1.4 Công vụ, cán bộ, công chức và viên chức
1.1 Lý luận chung về nhà nước và nhà nước
CHXHCNVN
1.1.1 Lý luận chung về nhà nước (quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin)
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,
bộ máy cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc
biệt nhằm duy trì trật tự XH, bảo vệ địa vị của giai cấp
thống trị.
Nguồn gốc nhà nước
• Nhà nước hình thành từ sự tan rã của chế độ cộng sản
nguyên thủy (do nguyên nhân kinh tế và xã hội);
• Nó làm dịu sự xung đột, giữ sự xung đột trong vòng
trật tự.
Bản chất của nhà nước
• Tính giai cấp - nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích
giai cấp thống trị; quyền lực: kinh tế, chính trị, tư
tưởng
• Tính xã hội - đảm bảo lợi ích của các giai cấp, nhóm
lợi ích khác.
Đặc trưng của nhà nước
• Thiết lập quyền lực công
• Phân chia lãnh thổ thành ĐVHC
• Chủ quyền quốc gia
• Ban hành và thi hành pháp luật
• Quy định và thu thuế.
Chức năng của nhà nước
• Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động
chủ yếu, nhằm thực hiện nhiệm vụ đặt ra; xuất phát
từ bản chất của nhà nước do cơ cấu kinh tế và giai
cấp quy định.
• 02 chức năng cơ bản:
1) Chức năng đối nội (quyết định tính chất đối ngoại)
2) Chức năng đối ngoại (xuất phát từ tình hình đối nội)
Hình thức nhà nước

Tuyệt đối
Quân chủ
Tương đối (quân chủ lập hiến)
Hình thức Quý tộc (Quốc hội do đại cử tri bầu)
chính thể Cộng hòa Dân chủ: CH tổng thống, CH đại
nghị, CH lưỡng tính
Cộng hòa
Dân chủ tập trung
XHCN

Hình thức Đơn nhất Chế độ Dân chủ


cấu trúc Liên bang chính trị Phi dân chủ

Hình thức khác: Vatican, 1 quốc gia 2 chế độ


Các kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước Hình thái kinh tế - xã hội
⁃ Nhà nước chủ nô Chiếm hữu nô lệ
⁃ Nhà nước phong kiến Phong kiến
⁃ Nhà nước tư sản Tư bản chủ nghĩa
⁃ Nhà nước XHCN* XHCN (giai đoạn thấp
của CNCS)
* Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước, sự thống trị
chính trị của giai cấp công nhân.
1.1.2 Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống


chính trị* gồm: Đảng CSVN, Nhà nước và các đoàn
thể quần chúng mang tính chính trị.
* Là tổng thể các tổ chức XH và mối quan hệ giữa chúng,
chi phối đời sống chính trị và thể hiện bản chất chế độ
chính trị của quốc gia, con đường phát triển của XH.
Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam
• Nhà nước pháp quyền XHCN của, do và vì nhân dân
• Mang bản chất giai cấp công nhân
• Tính dân tộc
• Tính nhân dân
• Tính thời đại
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà
nước CHXHCN Việt Nam
1. Nguyên tắc Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước
2. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
4. Nguyên tắc pháp chế XHCN
5. Nguyên tắc huy động quần chúng nhân dân tham
gia quản lý nhà nước
6. Nguyên tắc công khai, minh bạch
7. Các nguyên tắc khác như nguyên tắc kế hoạch hóa,
nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc...
Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt
Nam
Thực hiện Thực hiện Thực hiện
quyền hành pháp quyền lập pháp quyền tư pháp

Chính quyền
địa phương
1.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý HCNN
1.2.1 Khái niệm quản lý HCNN
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến
của tổ chức trong môi trường biến động.
-Tập thể
-Cá nhân
-Các cấp

-Phương pháp
-Định lượng
-Nguyên tắc
-Định tính
-Triết lý
-Phong cách

-Tổ chức
-Con người
1.2.1 Khái niệm quản lý HCNN (tt)

• Quản lý nhà nước là dạng quản lý XH đặc biệt,


mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật
để điều chỉnh hành vi của cá nhân và tổ chức trên
tất cả các mặt đời sống XH do các CQ trong
BMNN thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì
sự ổn định và phát triển của XH.
• Quản lý HCNN là hoạt động thực thi quyền hành
pháp, chấp hành và điều hành của hệ thống CQ
HCNN trong quản lý XH theo pháp luật; nhằm
phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định, phát triển của
XH.
Nền hành chính nhà nước
• Nền HCNN là hệ thống tổ chức và thể chế thực hiện
chức năng quản lý và phục vụ XH, gồm 4 yếu tố:
1) Hệ thống thể chế HCNN - Các quy định, quy tắc tạo
khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động, cho thực
hiện chức năng QLNN đối với XH của các chủ thể
quản lý HCNN.(nghĩa hẹp)
2) Hệ thống tổ chức HCNN – Những tổ chức tương đối
độc lập; do CQ nhà nước có thẩm quyền thành lập; có
chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xác định; liên kết
thành hệ thống thứ bậc... để tiến hành hoạt động
HCNN; là bộ phận của BMNN
CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Các Bộ (18) Các cơ quan Các cơ quan trực


ngang bộ (4) thuộc Chính phủ (8)

UBND CẤP TỈNH

Các Sở Các ban, uỷ ban Các cơ quan trực thuộc

UBND CẤP HUYỆN

Các phòng Các ban Các cơ quan trực thuộc

UBND CẤP XÃ

Hệ thống cơ quan HCNN


3) Nhân sự trong bộ máy HCNN - Người làm việc mà
nòng cốt là cán bộ và công chức thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của bộ máy HCNN.
4) Các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động
HCNN - Trang thiết bị vật chất như công sở, công
sản; tài chính công
• Các yếu tố trên là một thể thống nhất, giúp hoạt
động quản lý, điều hành bộ máy thông suốt, hiệu
quả; cần có sự liên kết một cách khoa học và lô-gíc.
1.2.2 Đặc điểm của quản lý HCNN

Đặc điểm của quản lý HCNN là những nét đặc thù


của quản lý HCNN, gồm:
• Tính lệ thuộc vào chính trị và phục vụ chính trị
• Tính pháp quyền
• Tính liên tục, ổn định tương đối và thích nghi
• Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao
• Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ
• Tính không vụ lợi trong hoạt động
• Tính nhân đạo
Hiểu rõ đặc điểm của quản lý HCNN để xây dựng nền
hành chính hiện đại, hiệu lực và hiệu quả.
1.2.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quản lý
HCNN
Nguyên tắc quản lý HCNN là những quy tắc, tư tưởng chỉ
đạo và tiêu chuẩn hành vi mà chủ thể HCNN phải tuân thủ
trong tổ chức và hoạt động
Nội dung các nguyên tắc
1) Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với HCNN
2) Nguyên tắc nhân dân tham gia vào hoạt động HCNN
3) Nguyên tắc tập trung dân chủ trong HCNN
4) Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ
5) Nguyên tắc phân định giữa QLNN về kinh tế và quản
trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
6) Nguyên tắc pháp chế XHCN
7) Nguyên tắc công khai, minh bạch
1.2.4 Nội dung và quy trình quản lý HCNN
Nội dung quản lý HCNN
Các cơ quan HCNN thực hiện chức năng hành pháp và
quản lý HCNN về các lĩnh vực:
⁃ Nền kinh tế quốc dân ⁃ Quốc phòng
⁃ Tài nguyên, môi trường, ứng ⁃ Cơ yếu
phó biến đổi khí hậu ⁃ An ninh quốc gia, trật tự, an
⁃ Khoa học công nghệ toàn xã hội
⁃ Đối ngoại và hội nhập quốc tế
⁃ Hệ thống GD quốc dân ⁃ Tổ chức bộ máy HCNN, chế
⁃ Văn hoá, thể thao và du lịch độ công vụ, CC, VC; cán bộ,
⁃ Hoạt động thông tin và truyền CC, VC và công vụ; tổ chức
thông và hoạt động của các hội, tổ
⁃ Y tế, chăm sóc sức khỏe của chức phi chính phủ; QLNN về
Nhân dân và dân số công tác thi đua, khen thưởng.
⁃ Thực hiện các chính sách XH
4) Chuẩn bị điều kiện, phương tiện để thực
thi chức năng, nhiệm vụ
• Cơ sở vật chất và ngân sách
5) Ra quyết định để thực hiện các
kế hoạch
• Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin và đề ra các
và chọn phương án tốt nhất thông qua thẩm định
hiệu quả

6) Phối hợp
• Giải quyết tốt các mối quan hệ có liên quan đến
quyết định
7) Xây dựng ngân sách
• Khai thác nguồn thu, quản lý chặt chẽ công sản

8) Tổ chức thực hiện quyết định


• Phân công: đơn vị chủ trì, phối hợp; cá nhân phụ
trách, thừa hành; giao trách nhiện, quyền hạn

9) Chỉ đạo kiểm tra và tổng kết đánh giá


• Kiểm tra định kỳ, đột xuất để sửa đổi, bổ sung kịp
thời; tổng kết để xác định kết quả việc đã làm và
nguyên nhân để ra quyết định mới; rút kinh nghiệm
1.2.5 Hình thức và phương pháp quản lý HCNN
Hình thức quản lý HCNN
• Hình thức quản lý HCNN là sự thể hiện ra bên ngoài
những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo
thẩm quyền của chủ thể quản lý HCNN; 02 hình thức:
1) Hình thức quản lý mang tính pháp lý (pháp luật quy
định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục): Văn bản chủ
đạo, văn bản QPPL, văn bản cá biệt, văn bản hành
chính thông thường; cấp giấy phép, giấy chứng nhận;
trưng dụng, chứng thực, xử phạt VPHC, tài trợ khó
khăn, cung cấp dịch vụ công...
2) Hình thức quản lý ít mang tính pháp lý (pháp luật quy
định về nguyên tắc, khuôn khổ chung để tiến hành): Hội
nghị; điều hành bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại
Phương pháp quản lý HCNN
• Phương pháp quản lý HCNN là cách thức tác động
lên đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của chủ thể quản lý HCNN;
• Phải bảo đảm các yêu cầu sau:
− Đa dạng, phong phú;
− Phù hợp quy định pháp luật và cơ chế quản lý;
− Phù hợp đối tượng tác động;
− Điều kiện của chủ thể;
− Dễ sử dụng...
• Các phương pháp mang tính đặc thù của quản lý
HCNN:
− Phương pháp giáo dục, thuyết phục - Tác động
vào nhận thức, nâng cao tính tự giác (hàng đầu)
− Phương pháp tổ chức - Tác động thông qua quan
hệ tổ chức để đưa vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ
cương (quan trọng, có tính khẩn cấp)
− Phương pháp kinh tế - Tác động gián tiếp bằng lợi
ích vật chất và đòn bẩy kinh tế (cơ bản)
− Phương pháp hành chính – Tác động trực tiếp
bằng mệnh lệnh hành chính, quy định nhiệm vụ,
phương án hành động (cần thiết và khẩn
trương/phải đúng đắn)
1.3 Quản lý nhà nước về GD&ĐT

QLNN về GD&ĐT là sự tác động có tổ chức và điều


chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động
GDĐT, do cơ quan quản lý GD của nhà nước tiến
hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước
uỷ nhiệm, nhằm phát triển sự nghiệp GD, duy trì trật
tự, kỷ cương, thoả mãn nhu cầu GDĐT, thực hiện mục
tiêu GD.
Đặc điểm của QLNN về GD&ĐT
1) Kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên
môn;
2) Tính quyền lực nhà nước;
3) Kết hợp giữa nhà nước và XH
Nguyên tắc QLNN về GD&ĐT
1) Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành/lĩnh vực
và theo lãnh thổ;
2) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nội dung cơ bản của QLNN về GD&ĐT
• Lập pháp, hoạch định chính sách, lập quy cho các
hoạt động, thực hiện quyền hành pháp trong quản
lý GD&ĐT
• Tổ chức bộ máy quản lý GD&ĐT
• Huy động, quản lý nguồn lực phát triển GD&ĐT
• Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương
và thúc đẩy GD&ĐT phát triển.
* Nội dung quản lý cụ thể ở từng cấp độ thì khác nhau
1.4 Hoạt động công vụ; cán bộ, công chức
và viên chức

1.4.1 Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức


Hoạt động công vụ là việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định pháp
luật.
Điều kiện bảo đảm thi hành công vụ
• Công sở
• Nhà ở công vụ
• Trang thiết bị làm việc trong công sở
• Phương tiện đi lại để thi hành công vụ
Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
1) Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2) Nguyên tắc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
3) Nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng thẩm
quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
4) Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống, thống nhất,
liên tục, thông suốt và hiệu quả.
5) Nguyên tắc bảo đảm thứ bậc hành chính và sự
phối hợp chặt chẽ.
1.4.2 Cán bộ, công chức và viên chức
Cán bộ, công chức
Cán bộ* Công chức* Cán bộ* Công chức*
Cấp: trung ương, tỉnh, huyện Cấp xã
... được bầu ... được tuyển ... được bầu ... được tuyển
cử, phê chuẩn, dụng, bổ giữ chức vụ dụng giữ 1
bổ nhiệm giữ nhiệm vào theo nhiệm chức danh
chức vụ, chức ngạch, chức kỳ trong chuyên môn,
danh theo vụ, chức danh thường trực nghiệp vụ
nhiệm kỳ,... tương ứng vị UBND... thuộc
trí việc làm, ... UBND...
* Là công dân VN trong biên chế, hưởng lương từ NSNN
• Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức
− Quyền: Được bảo đảm điều kiện thi hành công vụ;
về nghỉ ngơi, tiền lương, các chế độ liên quan;
quyền khác.
− Nghĩa vụ: Đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân; trong
thi hành công vụ; nếu là người đứng đầu.
• Tuyển dụng công chức
⁃ Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ
tiêu biên chế.
⁃ Thông qua thi hoặc xét tuyển, trừ trường hợp được
quy định (tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn,
điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức...)
⁃ Thực hiện chế độ tập sự
• Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
⁃ Việc đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào tiêu chuẩn chức
danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của
ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Vị trí việc làm - công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh
nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác
định số lượng người làm việc, thực hiện việc tuyển dụng, sử
dụng… trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức
• Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng
theo vị trí việc làm, làm việc tại ĐVSN công lập
theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của ĐVSN công lập theo quy định...
• Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp
1) Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật
trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
2) Tận tụy phục vụ Nhân dân.
3) Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp
vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
4) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền và của Nhân dân.
• Quyền và nghĩa vụ của viên chức
− Quyền: Về hoạt động nghề nghiệp; về tiền lương và các
chế độ liên quan đến tiền lương; về nghỉ ngơi; về hoạt
động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định;
quyền khác
− Nghĩa vụ: 1) Chung - chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách; y thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm; thực
hiện đúng quy định, nội quy, quy chế làm việc; tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp...; 2) Trong hoạt
động nghề nghiệp - thực hiện công việc/nhiệm vụ bảo
đảm yêu cầu, phối hợp tốt với đồng nghiệp, chấp hành
sự phân công, học tập nâng cao trình độ, kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ, khi phục vụ nhân dân: có thái
độ lịch sự, tôn trọng...; 3) Của viên chức quản lý
• Tuyển dụng viên chức
− Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của
ĐVSN công lập.
− Thi tuyển hoặc xét tuyển.
− Hợp đồng làm việc: Xác định thời hạn, không xác
định thời hạn.
− Người trúng tuyển phải tập sự, trừ trường hợp được
quy định.
• Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
Được thực hiện trước khi bổ nhiệm chức vụ, thay đổi
chức danh hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ
năng.
Khen thưởng và xử lý vi phạm CB, CC, VC
• Khen thưởng khi đạt thành tích trong công vụ; công
trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động
nghề nghiệp; được xét nâng lương trước hạn, vượt bậc,
ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn...
• Xử lý vi phạm Cán bộ Công chức Viên chức
⁃ Khiển trách 1 1 1
⁃ Cảnh cáo 2 2 2
⁃ Cách chức 3 5 3
⁃ Bãi nhiệm 4
⁃ Hạ bậc lương 3
⁃ Giáng chức 4
⁃ Buộc thôi việc 6 4
Tài liệu tham khảo

• Phan Huy Hùng (Chủ biên) (2017), Giáo trình Quản lý


HCNN và quản lý ngành GD&ĐT.
• Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên) (2014), Cơ sở lý luận và
thực tiễn về hành chính nhà nước, NXB Chính trị Quốc
gia
• Luật GD 2019; Luật GDĐH 2012 và sửa đổi, bổ sung
2018; Luật GD nghề nghiệp 2014; Nghị định
84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
GD; Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm
QLNN về GD
• Các văn bản QPPL và các tài liệu liên quan khác

You might also like