You are on page 1of 358

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG


THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
HỘ SINH HẠNG II
(Ban hành theo Quyết định số 2601/QĐ-BYT ngày 21/6/2019 của Bộ Y tế)
MỤC LỤC

CHUYÊN NỘI DUNG SỐ


ĐỀ TRANG
HỌC PHẦN 1:
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG
1.
2.
3.
4.
5.
HỌC PHẦN II.
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP, CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
Phần I
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG
CHUYÊN ĐỀ 1
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết, trong đó
- Lý thuyết: 4 tiết
- Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt:
1. Hiểu được nội hàm của các khái niệm quản lý nhà nước và quản lý hành
chính nhà nước.
2. Nắm vững các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước ở Việt Nam
3. Nắm được các phương pháp, phương tiện quản lý nhà nước.
4. Nhận thức được những thách thức và những nội dung quản lý nhà nước trong
trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập và phát triển của Việt Nam.
5. Nhận thức được bản chất, sự tất yếu và xu hướng cải cách hành chính.
6. Có khả năng đánh giá, rút ra các bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực
tiễn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng
với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với
hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực
chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội.
Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà nước
thực thi quyền lực nhà nước.
Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước hiện nay ở mọi quốc gia trong quá trình
thực thi đều được chia thành ba bộ phận cơ bản là: quyền lập pháp, quyền hành pháp
và quyền tư pháp.

1
- Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp và luật, tức là quyền
xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội theo
định hướng thống nhất của nhà nước. Quyền lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện.
- Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là quyền chấp hành luật và
tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật. Quyền này do cơ quan
hành pháp thực hiện, bao gồm cơ quan hành pháp trung ương và hệ thống cơ quan
hành pháp ở địa phương.
- Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp (trước hết là hệ
thống Toà án) thực hiện.
Theo cơ chế đó, quyền lập pháp được trao cho một cơ quan duy nhất thực hiện
là Quốc hội. Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ và bộ máy hành chính địa
phương thực hiện bao gồm quyền lập quy và điều hành hành chính. Quyền tư pháp
được trao cho hệ thống Viện kiểm sát và hệ thống Toà án nhân dân các cấp thực hiện.
Như vậy, nói một cách chung nhất, quản lý nhà nước chính là hoạt động thực
thi quyền lực nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi
cá nhân, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà
nước có tính cưỡng, chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả
cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định
hướng thống nhất của nhà nước.
1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước
Các đặc điểm chung của quản lý nhà nước như sau:
- Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người sống và
làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là
công dân.
- Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hơp quản lý theo ngành với quản lý theo
lãnh thổ.
- Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan
quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định.
- Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý
2
các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh.
Quản lý nhà nước ở nước ta có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực (mang tính bắt buộc thực hiện), đặc
biệt là tính tổ chức rất cao;
- Pháp luật là phương tiện chủ yếu để Nhà nước quản lý xã hội;
- Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình, kế hoạch để thực
hiện mục tiêu;
- Quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Quản lý nhà nước không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và
khách thể quản lý. Nhà nước có thể trao quyền lực cho cá nhân, tổ chức xã hội thay
mặt Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Quản lý nhà nước bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức
1.3. Các nguyên tắc cơ bản
a. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Hoạt động quản lý nhà nước luôn nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.
Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước là để hoạt động của bộ máy nhà nước đi đúng
đường lối, chủ trương của Đảng, phục vụ cho mục tiêu hiện thực hóa đường lối chính
trị của đảng cầm quyền trong xã hội. Do đó, sự lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với
hoạt động quản lý nhà nước là tất yếu.
Ở Việt Nam, hoạt động quản lý nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp và
toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều 4 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy
định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng thực
hiện quyền lãnh đạo của mình đối với nhà nước thông qua các hoạt động cơ bản sau:
Đảng đề ra đường lối, chủ trương và định hướng lớn sự phát triển xã hội. Nhà
nước có chức năng thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng thành các quy định
pháp luật trong Hiến pháp và các quy định pháp luật khác
Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua đội ngũ đảng viên của mình trong bộ máy
nhà nước, trước hết là đội ngũ đảng viên giữ cương vị lãnh đạo trong bộ máy nhà
nước. Để đưa đảng viên vào bộ máy nhà nước, Đảng định hướng cho quá trình tổ
chức, xây dựng nhân sự nhà nước, nhất là nhân sự cao cấp; đồng thời, Đảng phát
hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực và giới thiệu vào đảm
3
nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ;
Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng;
Các cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng gương mẫu trong việc thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng.
Nguyên tắc này một mặt đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước
phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của Đảng, luôn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
Mặt khác, cần phải tránh việc Đảng bao biện, làm thay nhà nước, can thiệp quá sâu
vào các hoạt động quản lý của nhà nước làm mất đi tính tích cực, chủ động và sáng
tạo của nhà nước trong quá trình quản lý của mình. Hoạt động của nhà nước nằm dưới
sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với các công cụ và phương
thức quản lý riêng của mình.
b. Nguyên tắc pháp quyền
Nguyên tắc pháp quyền trong quản lý nhà nước là việc xác lập vai trò tối cao
của pháp luật; là việc tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước băng pháp luật và
theo pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ để tiến hành hoạt động công vụ.
Thực hiện nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi các cơ quan trong bộ máy nhà nước
phải được thành lập theo các quy định của pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ,
đúng trình tự được pháp luật quy định. Những quyết định quản lý nhà nước do các cơ
quan nhà nước ban hành không được trái với nội dung và mục đích của luật, không
vượt quá giới hạn và quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
c. Nguyên tắc phục vụ
Nhà nước với tư cách là bộ máy được nhân dân trao quyền để thực hiện quản lý
trong xã hội, do đó phải hoạt động phục vụ xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân.
Hoạt động của các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước phải hướng tới bảo vệ
quyền dân chủ và phục vụ cho những nhu cầu, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ
chức trong xã hội. Điều đó càng thể hiện rõ nét trong quan điểm xây dựng nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Các cán bộ, công chức, viên chức mặc dù nắm quyền lực cưỡng chế của nhà
4
nước trong tay nhưng phải trở thành những người phục vụ cho lợi ích của công dân và
xã hội, trở thành công bộc của dân. Nhà nước phải công khai và có cam kết về chất
lượng các dịch vụ mà mình cung cấp cho xã hội để nhân dân có thể giám sát.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Các cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt
chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sử giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu
tranh chống tham những, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
d. Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả
Hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện ở mức độ hoàn thành các
nhiệm vụ của bộ máy nhà nước trong quá trình quản lý xã hội.
Hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước phản ánh mối tương quan giữa kết
quả của hoạt động so với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
Hoạt động quản lý nhà nước không chỉ hướng tới hiệu lực cao nhất, hoàn thành
các chức năng, nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển; mà còn
phải hướng tới giảm chi phí, nâng cao chất lượng hoạt động.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
2.1. Phương tiện quản lý nhà nước
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng nhiều phương tiện khác như chính
sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,...Trong đó, pháp luật là được xem là
phương tiện quan trọng nhất.
Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra,
kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh
thổ của mình .
Với những đặc điểm riêng của mình, luật pháp có khả năng triển khai những
chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả
nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Cũng nhờ có luật pháp, quốc gia có cơ sở để phát huy
quyền lực của mình và kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các viên
chức nhà nước và mọi công dân.
Ở Việt Nam, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2.2. Phương pháp quản lý nhà nước
5
Các cơ quan nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của mình sử dụng rất nhiều
phương pháp quản lý. Các phương pháp có thể phân thành 2 nhóm lớn:
a. Nhóm phương pháp quản lý chung, bao gồm:
+ Phương pháp kế hoạch hóa
Các cơ quan nhà nước sử dụng phương pháp này để xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, lập quy hoạch, dự báo xu thế phát triển, đặt chương trình, mục
tiêu, xây dựng kế hoạch...
+ Phương pháp thống kê
Dùng phương pháp này để thu thập số liệu, khảo sát, phân tích, tổng hợp tình
hình và nguyên nhân của các hiện tượng quản lý, làm căn cứ cho việc ra quyết định
quản lý hành chính nhà nước.
+ Phương pháp tâm lý - xã hội
Phương pháp này nhằm tác động vào tâm tư, tình cảm của người lao động, tạo
cho họ không khí phấn khởi, tạo động cơ làm việc, giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong công việc.
+ Phương pháp sinh lý học
Bố trí nơi làm việc phù hợp với sinh lý của con người, tạo ra sự thoải mái
trong khi làm việc và tiết kiệm các thao tác không cần thiết nhằm nâng cao năng xuất
lao động, như bố trí phòng làm việc, vị trí ngồi, vị trí để điện thoại, tài liệu, màu sắc,
ánh sáng trong phòng làm việc...
b. Nhóm phương pháp đặc thù
+ Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là cách thức tác động vào nhận thức của con người trong
tổ chức, nhằm nâng cao tính tự giác và khả năng lao động của họ trong việc thực hiện
nhiệm vụ.
Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật nhận thức của
con người. Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục, tức là giúp cho
con người phân biệt được phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, đẹp - xấu, thiện - ác. Trên cơ
sở nhận thức đúng, họ sẽ hành động đúng, hành động có lương tâm, có trách nhiệm
đối với công việc.
+ Phương pháp tổ chức
Phương pháp tổ chức là cách thức tác động lên con người thông qua mối quan
6
hệ tổ chức nhằm đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương của tổ chức.
Phương pháp này được áp dụng thông qua hai hướng.
Một là, các cơ quan nhà nước thành lập các tổ chức hoặc cho phép thành lập
các tổ chức và kiểm soát hoạt động của các tổ chức này.
Hai là, trong từng cơ quan nhà nước phải xây dựng nội quy, quy chế, quy trình
hoạt động của cơ quan, bộ phận, cá nhân và kiểm tra, xử lý kết quả thực hiện một
cách dân chủ, công bằng.
+ Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là cách thức tác động vào đối tượng quản lý thông qua các
lợi ích kinh tế, để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả
nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người
tích cực làm việc. Thực chất của các phương pháp kinh tế là đặt mỗi người, mỗi bộ
phận vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết họp đúng đắn lợi ích của
minh với lợỉ ích của tổ chức, cho phép mỗi người lựa chọn con đường có hiệu quả
nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Áp dụng phương pháp kinh tế thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: tiền
lương, tiền thưởng, phụ cấp, giá cả, thuế,...
+ Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của các chủ thể nhà
nước lên đối tượng quản lý bằng các quyết định hành chính mang tính bắt buộc.
Phương pháp này dựa trên mối quan hệ quyền lực - phục tùng, tức mối quan hệ quyền
hành trong tổ chức.
Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý rất to lớn, nó xác lập trật tự
kỷ cương làm việc trong hành chính nhà nước, kết nối các phương pháp quản lý khác
và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý hành chính nhà nước rất nhanh chóng.
Không có phương pháp hành chính thì không thể quản lý hệ thống có hiệu lực.
III. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP VÀ
PHÁT TRIỂN
3.1. Hoạch định chính sách công
Chính sách công do Nhà nước ban hành là một trong những công cụ cơ bản được

7
Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình.
Chính sách công ở Việt Nam là sự cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định
hướng lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, thường được thể chế hóa thành các văn bản
quy phạm pháp luật nhằm tạo căn cứ pháp lý cho việc thi hành.
Hoạch định chính sách được coi như là bước khởi đầu trong chu trình chính sách.
Đây là bước đặc biệt quan trọng. Hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng
được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả
cao. Ngược lại, hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu
tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những tổn
hại này không chỉ tạm thời, cục bộ, mà nó ảnh hưởng lâu dài, liên quan tới nhiều lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau.
3.2. Ban hành pháp luật
Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Pháp luật chính là hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung, do
nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo
thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước..
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, năm 2015, hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật của Việt Nam bao gồm:
- Hiến pháp;
- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Nghị định của Chính phủ;
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Thông tư của Bộ trưởng; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước…
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
- Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp.

8
3.3. Tổ chức thực hiện pháp luật
Để quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tôn, việc tổ chức
thực hiện pháp luật là một yếu tố rất quan trọng. Một mặt, Nhà nước có trách nhiệm tổ
chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất, mặt khác, bản thân Nhà
nước cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật.
Các yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật:
- Thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu. Trong hoạt động xây dựng
pháp luật, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhằm tới
những mục tiêu nhất định. Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá việc thực hiện pháp
luật, vì nếu không đạt được những mục tiêu chính sách đặt ra thì các quy phạm pháp
luật cũng không có giá trị thực tế. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
nhưng không đạt được những mục tiêu đã định sẽ làm giảm tính nghiêm minh của hệ
thống pháp luật, và có thể dẫn tới việc làm giảm ý thức tuân thủ pháp luật của người
dân, vốn là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất đối với hiệu quả tổ chức thực
hiện pháp luật.
- Chi phí thực hiện pháp luật phải hợp lý. Việc xem xét đến yếu tố chi phí có ý
nghĩa rất lớn đối với quá trình thực hiện pháp luật. Điều này, hướng tới việc đạt được
hiệu quả, hiệu lực của pháp luật gắn với chi phí bỏ ra phải ở mức hợp lý.
- Thực hiện pháp luật phải đảm bảo tôn trọng quyền con người. Trong Nhà
nước pháp quyền, việc xây dựng pháp luật cũng như thực hiện pháp luật đều phải đảm
bảo nguyên tắc tôn trọng quyền con người. Các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật
phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của quyền con người. Đó chính là việc bảo
đảm quyền tự do, dân chủ của công dân; bảo đảm quyền được xét xử theo pháp luật
và quyền được đối xử công bằng…
- Tổ chức thực hiện pháp luật phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp
luật. Việc tổ chức thực hiện pháp luật phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhất định
và phải có tính thống nhất với tổng thể hệ thống pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp
luật trong Nhà nước phảp quyền không được tuỳ tiện hoặc ngẫu nhiên, mà phải tuân
theo các tiêu chuẩn đã định.
- Thực hiện pháp luật phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và
nghiêm minh. Chỉ có một hệ thống pháp luật cho tất cả thảnh viên trong xã hội, không

9
phân biệt người giàu hay người nghèo, nam hay nữ, sang hay hèn, người lãnh đạo
quốc gia hay người dân thường...
Mặt khác, pháp luật là chuẩn mực cao nhất và không thể bị lấn át bởi bất kỳ
chuẩn mực nào khác trong việc chi phối hành vi xã hội của công dân.
Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh trong việc tổ
chức thực hiện pháp luật là yếu tố hết sức cần thiết để bảo đảm ý thức tuân thủ
pháp luật của người dân. Điều này là một trong những điều kiện cần thiết để xây
dựng Nhà nước pháp quyền cũng như đảm bảo sự phát triển của một quốc gia.
- Thực hiện pháp luật phải đảm bảo sự công khai, minh bạch. Yêu cầu công
khai, minh bạch đươc hiểủ giản dị là sự rõ ràng, rành mạch, ái cũng có thể tiếp cận, ai
cũng có thể hiểu. Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, công khai, minh bạch được
thể hiện thông qua việc công khai, minh bạch chính sách, pháp luật cũng như cách thức
tổ chức thực hiện chính sách pháp luật trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và
những nội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo sự độc lập của cơ quan tư pháp. Sự độc lập của cơ quan tư pháp là
điều kiện cần thiết để các chủ thể trong xã hội có thể tiếp cận được với công lý, đảm
bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Các hành vi lạm qụyền hoặc vi phạm các quyền tự
do cơ bản của công dân có thể bị khởi kiện và được xem xét theo những thủ tục độc
lập, rõ ràng và công minh sẽ là cơ sở cho việc làm tăng niềm tin của người dân vào hệ
thống pháp luật nói chung và việc thực hiện pháp luật nói riêng. Đây có thể nói là một
trong những yếu tố cơ bản nhất làm tăng ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể
trong xã hội, là cơ sở cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả.

3.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật


a. Thanh tra
Về Mục đích, Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định về mục đích thanh
tra như sau: "mục đích thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp
khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích
cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà

10
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân".
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
- Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
+ Thanh tra Chính phủ;
+ Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
+ Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh
tra tỉnh);
+ Thanh tra sở;
+ Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Thanh tra huyện).
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Đó là các cơ
quan Nhà nước trong quá trình hoạt động có chức năng thanh tra trong lĩnh vực mà
mình được phân cấp quản lý. Ví dụ: Cục Quản lý dược; Cục Quản lý khám, chữa
bệnh; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm…
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
b. Kiểm tra
Hiểu một cách chung nhất, kiểm tra là loại hoạt động mà chủ thể kiểm tra tiến
hành xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra để đưa ra những đánh giá, nhận
xét, kiến nghị, xử lý.
Chủ thể kiểm tra. Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng. Chủ thể tiến
hành kiểm trà có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội đối với các thành viên của mình (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn
thanh niên, Hội phụ nữ...); hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: Kiểm
tra của Giám đốc đối vơi các phòng ban, kiểm tra của quản đốc đối với người lao
động.
11
Đối tượng kiểm tra. Do chủ thể thực hiện việc kiểm vừa đa dạng nên đối tượng
của kiểm tra cũng là đa dạng. Tùy theo thẩm quyền của chủ thể thực hiện hoạt động
kiểm tra, đối tượng kiểm tra có thể là Đảng viên, tổ chức đảng; công chức, cơ quan -
tổ chức cấp dựới trong hệ thống cơ quan nhà nước; người lao động, phòng - ban trong
doanh nghiệp.
- Những mục tiêu mà hoạt động kiểm tra hướng tới là:
+ Theo dõi để cho hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và
sự phân công giữa các đơn vị;
+ Quan sát để đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù
họp với thực tế. Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của
từng đơn vị:
+ Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo
kế hoạch đặt ra.
Trong quản lý nhà nước, kiểm tra có mục đích là tìm kiếm động cơ, nguyên
nhân cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được giao; chỉ ra những yếu kém
bất cập trong quản lý, nguyên nhân của chúng nhằm đưa ra những biện pháp khắc
phục; Phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện đẫn đến
những vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, xây dựng những biện
pháp phòng ngừa.
- Ý nghĩa của kiểm tra:
+ Kiểm tra là một trong những chức năng của quản lý nói chung, quản lý nhà
nước nói riêng;
+ Kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước;
+ Kiểm tra là một trong những phướng thức bảo đảm pháp chế XHCN, kỷ luật
trong quản lý nhà nước;
+ Kiểm tra góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật;
- Các yêu cầu đối với kiểm tra
+ Tính chính xác;
+ Tính khách quan;
+ Tính công khai.

12
- Phân loại các hoạt động kiểm tra
Có nhiều cách phân loại hoạt động kiểm tra, dựa trên những tiêu chí phân loại
cụ thể:
+ Dựa vào chủ thể tiến hành kiểm tra, kiểm tra gồm có: Kiểm tra đảng (do cơ
quan ủy ban Kiểm tra đảng các cấp); Kiểm tra hành chính (đo người có thẩm quyền
kiểm tra hành chính tiến hành);
+ Dựa vào thời gian tiến hành kiểm tra: Kiểm tra theo kế hoạch; Kiểm tra đột
xuất.
+ Dựa vào phạm vi kiểm tra: Kiểm toa toàn diện; Kiểm tra trong một phạm vi
cụ thể.
- Phân biệt thanh tra với kiểm tra
+ Một là về chủ thể tiến hành: Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao
thoa về chủ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và kiểm
tra. Tuy nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất nhiều. Trong khi chủ
thể tiến hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà
nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh
niên...), hay như hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp.
+ Hai là về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra bao giờ cũng rộng hơn,
sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra để giải quyết
khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động thanh tra và kiểm
tra càng rõ hơn nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản ánh sự bức xúc, bất bình
của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền và lợi ích hợp pháp của mình
bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động thanh tra không còn chỉ là xem xét, đánh giá
một cách bình thường nữa.
+ Ba là về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn, khi
tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn,
đi vào thực chất đến tận cùng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại,
chất vấn, giám định...
Đặc biệt, quá trình thanh tra các Đoàn thanh tra còn có thể áp dụng những biện
pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để tác

13
động lên đối tượng bị quản lý.
+ Bốn là về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi thanh tra viên phải
có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh vực
thanh tra hướng đến. Do nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra và chủ
thể của kiểm tra bao gồm lực lượng rộng lớn có tính quần chúng phổ biến nên nói
chung, trình độ nghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra.
+ Năm là về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề
rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần
chúng. Phạm vi hoạt động thanh tra thường hẹp hơn hoạt động kiểm tra.
+ Sáu là về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn
đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ, cho
nên phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra.
Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến hành
cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực chất là kiểm
tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa chọn được nội
dung thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua
lại, gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cặp với
tên gọi là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanh tra.
c. Xử lý vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi không làm đúng với những quy định trong các
quy phạm pháp luật, gây tổn hại cho xã hội của các chủ thể pháp luật. Nói cách khác,
vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có
lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã
hội được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ.
Vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp
lý được hiểu là hậu quả bất lợi (sự phản ứng mang tính trừng phạt của nhà nước) mà
cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã
quy định trong các quy phạm pháp luật. Trong đó có:
- Trách nhiệm hình sự: Được Tòa án áp dụng đối với những người có hành vi
phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, chế tài trách nhiệm hình sự là nghiêm
khắc nhất (đó là hình phạt: tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình,...).

14
- Trách nhiệm hành chính: chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước hay nhà
chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với
các chủ thể vi phạm dân sự.
- Trách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể vi
phạm kỷ luật, do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiến hành.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Quản lý nhà nước là gì và những nguyên tắc của quản lý nhà nước ở Việt Nam
Câu 2. Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật? Những phương pháp cơ
bản được dùng để quả lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay?
Câu 3. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước ở Việt Nam trong xu thế hội
nhập hiện nay
Câu 4. Thanh tra, kiểm tra là gì? Phân biệt thanh tra với kiểm tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chỉnh phủ trong nhà nước pháp quyền, NXB. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, NXĐ. Chính trị
quốc gia, Hà Nội
3. Vũ Đăng Minh (Chủ biên), Sổ tay về quản lý nhà nước và kỹ năng làm việc dành
cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật
4. Quốc Hội (2010), Luật Thanh tra, Luật số: 56/2010/QH12
5. Quốc Hội (2013), Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 28 tháng 11 năm 2013.
6. Quốc Hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sổ 80/2015/QH13
ngày 22 tháng 06 năm 2015
7. Quốc Hội (2015), Luật Tổ chức chỉnh quyền địa phương, sổ 77/2015/QH13 ngày
19 thảng 06 năm 2015.
8. Quốc Hội (2010), Luật Viên chức, số 58/2010/QH12 ngày 15 thảng 11 năm
9. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, Công chức, sổ 22/2008/QH12 ban hành ngày 13

15
tháng 11 năm 2008.
10.Đào Trí Úc (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội

16
Chuyên đề 2
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC SỰ NGHIỆP Y TẾ
TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC MỚI

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết, trong đó
- Lý thuyết: 4 tiết
- Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt:
1. Hiểu được tầm quan trọng và đặc trưng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
vực y tế;
2. Hiểu được nguyên tắc và nội dung cơ bản của quản lý nguồn nhân lực trong
lĩnh vực y tế;
3. Nhận thức được những thách thức về chất lượng, chế độ chính sách, đạo đức
nghề nghiệp, sự cạch tranh trên thị trường đang đặt ra đối với công tác quản lý nhân
lực trong ngành y tế hiên nay;
4. Nhận biết được những thay đổi trong quản lý nguồn nhân lực ngành y;
5. Nắm được những quy định cơ bản về chức danh nghề nghiệp hộ sinh Hạng II
theo quy định của Nhà nước;
6. Trên cơ sở đó, học viên có thể tham mưu, tư vấn cho các nhà quản lý trong
xây dựng chính sách và thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực nhằm cải
thiện hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong cơ quan, đơn vị nơi học viên
đang công tác.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC SỰ NGHIỆP Y TẾ
1.1. Vai trò
Thực hiện chăm sóc sức khỏe cần nhiều nguồn lực khác nhau nhưng nhân lực
là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực.

17
Nguồn nhân lực quyết định toàn bộ số lượng cũng như chất lượng các hoạt
động và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các cơ sở y tế, các nhà quản lý nếu không chú ý
đến quản lý và phát triển nhân lực đúng mức sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ
của cơ sở mình, vì thế nhiệm vụ quản lý nhân lực cần được mọi cán bộ, đặc biệt là các
cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhân
lực.
Quản lý nhân lực chặt chẽ nhằm góp phần thực hiện công tác quy hoạch và
phát triển, bồi dưỡng cán bộ ngày càng hợp lý, góp phần đảm bảo số lượng, chất
lượng cán bộ, nâng cao chất lượng toàn diện mọi mặt công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
Mọi cá nhân, mọi cơ sở đều cần thực hiện quản lý nhân lực trong phạm vi trách
nhiệm của mình. Quản lý tốt nguồn nhân lực cũng có nghĩa là phải xây dựng kế hoạch
phát triển nhân lực hợp lý, xác định các loại hình cán bộ và tổ chức đào tạo, triển khai
và sử dụng đúng số lượng, đúng khả năng và trình độ ngành đào tạo của cán bộ.
1.2. Đặc điểm
Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ
đặc biệt…”. Để đổi mới quản lý nhà nước về nguồn nhân lực y tế, cần có nhận thức
đúng về tính đặc thù của nguốn nhân lực y tế.
Thứ nhất, hoạt động của ngành y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhân dân,
tính mạng người bệnh và đòi hỏi nhiều lao động.
Nguồn nhân lực trong ngành y tế có vai trò quan trọng vì liên quan trực tiếp
đến tính mạng người bệnh, sức khỏe của nhân dân, chất lượng cuộc sống, chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Việc cung ứng các
dịch vụ y tế theo từng người bệnh về bản chất đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Trong
cung ứng mỗi dịch vụ y tế, ít nhất cần có sự tiếp xúc riêng trực tiếp giữa nhân viên y
tế và người bệnh. Trong những ca phức tạp có thể cần tới cả một kíp (tập thể) với các
thành phần khác nhau dành riêng cho việc chăm sóc cho một người bệnh. Thậm chí
có những ca đơn giản nhưng vẫn cần hàng loạt các dịch vụ kỹ thuật, chuyên môn khác
nhau phối hợp chăm sóc cho một người bệnh. Vì vậy, bản chất của việc cung ứng
dịch vụ y tế đòi hỏi một lực lượng nhân lực đủ lớn, và bất chấp nguồn chi trả, tỷ lệ
tương đối lớn ngân sách chăm sóc sức khỏe cần được dành cho nhân lực y tế. Việc
18
đầu tư cho nguồn nhân lực y tế rất có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội, và cũng như
việc đầu tư vào lĩnh vực khác, khi đầu tư vào nhân lực y tế cần bảo đảm rằng nguồn
lực này được sử dụng hợp lý và tránh lãng phí. Nhân lực trong ngành y tế thường phải
làm việc với cường độ lớn (đội khi liên tục 24/24 giờ; nhất là ở các bệnh viện quá tải);
môi trường làm việc độc hại (dịch bệnh, truyền nhiễm, phóng xạ,…) Chính vì thế họ
cần được đãi ngộ đặc biệt.
Thứ hai, giáo dục và đào tạo nhân lực y tế cần sự đầu tư lớn, sự phối hợp chặt
chẽ và có kế hoạch
Vì quy mô nhân lực y tế rất lớn, khoản đầu tư vào các cơ sở đào tạo nhân lực y
tế cũng phải rất lớn để duy trì quy mô và đáp ứng nhu cầu gia tăng theo dân số. Thêm
vào vấn đề quy mô đội ngũ nhân lực rất lớn, việc đào tạo cán bộ y tế và đặc biệt là đội
ngũ bác sỹ, cần một khoảng thời gian rất dài với sự kiểm tra giám sát chặt chẽ và rất
tốn kém. Ví dụ như một bác sỹ phải qua 6 năm đào tạo trên giảng đường đại học mới
có được kiến thức cơ bản và phải mất vài năm dưới sự kèm cặp của các bác sỹ kinh
nghiệm khác trong các cơ sở y tế mới có đủ năng lực để hành nghề có hiệu quả. Với
một số chuyên ngành/chuyên khoa thì thời gian đào tạo và thực hành thậm chí còn lâu
hơn. Các cơ sở đào tạo và giáo viên cần tính đến không chỉ nhu cầu chăm sóc sức
khỏe, phòng bệnh hiện nay, mà còn phải tính đến xu hướng nhu cầu trong tương lai.
Tuy nhiên, do sự tăng trưởng và già hóa dân số, sự biến đổi về kinh tế và xã hội và sự
xuất hiện của các bệnh mới và tái phát bệnh cũ, nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe về
mặt quy mô và cơ cấu đang thay đổi nhanh chóng. Để đáp ứng với những thay đổi
nhanh chóng và cung cấp dịch vụ y tế, trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao y tế phù
hợp nhằm đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe hiện nay và trong tương lai, đòi
hỏi sự hợp tác, phối hợp và xây dựng kế hoạch lâu dài trong và giữa hai ngành giáo
dục và y tế.
Các phương pháp phòng và chữa bệnh cũng có tiến bộ nhanh chóng (ước tính
chu kỳ phân rã kiến thức về y tế - tức là thời gian để một nửa kiến thức trở thành lạc
hậu không dùng được nữa - là khoảng 5 năm).
Sự phát triển không ngừng của công nghệ và kỹ thuật trong y tế đòi hỏi các cơ
sở đào tạo phải thường xuyên cập nhật chương trình giảng dạy và những người hành
nghề y phải liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong suốt đời làm việc.

19
Thứ ba, nhân lực ngành y tế làm việc trong môi trường có nhiều rủi ro và độc
hại.
Tình hình sức khỏe và các can thiệp y tế luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro và sự
không chắc chắn. Bệnh nhân không thể biết gặp ai khám để được chữa trị tốt nhất,
hoặc không thể biết đâu là phương pháp chữa trị tốt nhất. Những người khám bệnh
cũng không thể chẩn đoán bệnh chính xác mọi lúc, hoặc biết chính xác mỗi bệnh nhân
sẽ phản ứng như thế nào đối với phương pháp điều trị. Mặc dù sự không chắc chắn là
không thể tránh được, các thầy thuốc hay lờ đi tầm quan trọng của nó. Cách mà các
thầy thuốc phản ứng lại với sự không chắc chắn trong chẩn đoán và điều trị, và những
chất vấn của người bệnh và thân nhân về cách hành nghề có thể có tác động xấu tới
những quá trình ra quyết định phức tạp này, dẫn đến chỉ định quá nhiều dịch vụ chẩn
đoán nhằm giảm đến mức tối thiểu mọi sự không chắc chắn. Bản chất không chắc
chắn nói trên đòi hỏi tăng các cơ hội chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng, nhưng cũng đòi
hỏi giám sát và điều tra khi nào có tai biến xảy ra nhằm rút kinh nghiệm và giúp cải
tiến quá trình ra quyết định của các thầy thuốc đang đối mặt với nhiều sự không chắc
chắn.
Thứ tư, nhân lực y tế có đặc thù riêng về đạo đức nghề nghiệp
Ở Việt Nam, ngành y tế lúc nào cũng nhắc đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh “Lương y như từ mẫu”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng dã từng phát biểu về đặc
trưng của nghề y: “Ít có nghề nghiệp nào mà xã hội đòi hỏi về phẩm chất và tài năng
cao như đối với người làm công tác y tế. Ðó là một nghề đặc biệt, đòi hỏi hiểu biết
sâu rộng, tấm lòng nhân ái, sự từng trải và kinh nghiệm, một nghề mà mọi công việc
dù là nhỏ, đều có liên quan đến tính mạng con người và hạnh phúc gia đình…”
Nghề y là một nghề cao quý, được xã hội tôn trọng trước hết bởi vì có nhiệm
vụ chữa bệnh cứu người, bảo vệ sự sống và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đó là
một nghề đòi hỏi phải có lòng nhân ái, dám chịu đựng vất vả, hy sinh để cứu người,
tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi bệnh nhân, thực hiện các quy tắc ứng xử có trách
nhiệm và không phân biệt đối xử... Tuy nhiên, kỳ vọng rất cao của xã hội đối với
người thầy thuốc cả về chất lượng và đạo đức lại bị đe dọa bởi áp lực tất lớn từ bất
cập của thị trường và các quy định và chế tài chưa đầy đủ để đảm bảo các chuẩn mực
cao về y đức và chất lượng chăm sóc y tế tốt cho tất cả mọi người, không phụ thuộc
vào khả năng chi trả.
20
II. QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC SỰ NGHIỆP Y TẾ
2.1. Khái niệm
- Nhân lực sự nghiệp y tế
Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những
người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”.
Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm
công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y
tế. Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức (như tình nguyện viên
xã hội, những người CSSK gia đình, lang y...); kể cả những người làm việc trong
ngành y tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh
nghiệp).
Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO, ở Việt Nam các nhóm đối tượng được
coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm: các cán bộ, NVYT thuộc biên chế và hợp đồng
đang làm trong hệ thống y tế công lập (bao gồm cả quân y), các cơ sở đào tạo và
nghiên cứu khoa học y/dược và tất cả những người khác đang tham gia vào các hoạt
động quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK nhân dân (nhân lực y tế tư nhân, các cộng
tác viên y tế).
- Quản lý nhân lực y tế
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nguồn nhân lực do ảnh hưởng cách
tiếp cận và nhận thức khác nhau. Cho dù tiếp cận ở góc độ nào thì đều có những điểm
chung là :
- Quản lý nguồn nhân lực được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau như
thu hút, đào tạo, phát triển, sử dụng, đánh giá con người trong tổ chức,...
- Quản lý nguồn nhân lực nhằm giúp cho tổ chức có được nguồn nhân lực đáp
ứng được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng.
- Quản lý nguồn nhân lực nhằm đạt được kết quả tối ưu cho tổ chức và cho
người lao động.
- Theo Tổ chức Y tế thế gới Khu vực Tây Thái bình dương (Western Pacific
Region (WPRO)), “quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức
thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử
dụng các chiến lược nhằm xác định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự
phân bố nguồn nhân lực với chi phí hiệu quả nhất. Mục đích chung là để có số nhân
lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công
21
việc, và được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý”.
Từ các điểm chung đó, quản lý nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động của tổ
chức để thu hút, phát triển, sử dụng, đánh giá, duy trì một nguồn nhân lực phù hợp
với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng
2.2. Các nguyên tắc cơ bản
a. Đảm bảo tuyển dụng nhân lực và bố trí nhân lực theo quy định chung
Thực hiện các quy định về hợp đồng, tuyển dụng nhân lực theo luật lao động
của Nhà nước. Tuyển dụng và bố trí cán bộ công chức phải phù hợp với ngành nghề
được đào tạo và có quan tâm đến khả năng của họ. Đảm bảo số biên chế theo quy
định hiện hành của Nhà nước và nghĩa vụ quyền lợi của cán bộ công chức trong cơ
quan, tổ chức. Quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, tiến tới thực hiện đồng bộ tiêu
chuẩn hoá cán bộ công chức cho các vị trí công tác để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
b. Quyết định phân công nhiệm vụ cho cán bộ hợp lý để phát huy tối đa hiệu
quả của nguồn nhân lực hiện có
Phân công nhiệm vụ một cách hợp lý là một trong các nội dung cơ bản của
quản lý nhân lực y tế. Phân công nhân lực hợp lý nhằm phát huy tối đa khả năng của
cán bộ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức, đồng thời đảm bảo tính công bằng,
từ đó động viên được cán bộ thực hiện nhiệm vụ của mình.
c. Chú trọng quy hoạch bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
Làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực là một yêu
cầu nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển cơ quan tổ chức. Các nhà quản lý phải
thấy được tầm quan trọng của vấn đề này để có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nguồn
nhân lực hợp lý, vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan tổ chức, vừa tạo điều
kiện thuận lợi động viên khuyến khích cán bộ có thể học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và tổ chức quản lý. Cần chủ động trong đào tạo cán bộ, tránh tình
trạng hụt hẫng cán bộ trong các giai đoạn chuyển giao cán bộ. Bản thân mỗi cán bộ
cũng cần có kế hoạch tự học tập vươn lên để tự khẳng định khả năng, năng lực của
mình, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong cơ quan, tổ chức.
2.3. Nội dung quản lý
a. Nắm chắc tất cả nguồn nhân lực hiện có
Bộ phận quản lý nhân lực trong mỗi đơn vị y tế cần nắm được các loại nhân lực
hiện có về các đặc tính cá nhân như: tuổi, giới, nghề nghiệp, quá trình đào tạo, năm
22
tuyển dụng, quá trình công tác, vị trí chức năng nhiệm vụ của mỗi cán bộ v.v..., đây là
các thông tin cơ bản, cần thiết về nhân lực y tế, cho biết tổng thể về nhân lực, làm cơ
sở cho mọi hoạt động quản lý và phát triển nhân lực của cơ quan tổ chức.
b. Sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có
Một nội dung quản lý nhân lực quan trọng là sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện
có và có kế hoạch bồi dưỡng nhân lực hợp lý để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan, tổ chức và có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe hiện tại và tương
lai.
Để sử dụng tốt nguồn nhân lực cần có bản mô tả rõ chức năng nhiệm vụ của
mỗi cá nhân, mỗi bộ phận. Sự phân công nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, dựa trên
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và khả năng cán bộ, có cân nhắc đến nguyện vọng cá
nhân. Khi phân công nhiệm vụ cần phải trả lời câu hỏi: Ai làm nhiệm vụ gì, chịu sự
chỉ đạo, giám sát điều hành của ai. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ một cách công
bằng và hợp lý cũng là một động lực quan trọng để cán bộ tin tưởng vào lãnh đạo
trong tổ chức và làm việc tự nguyện, tự giác. Trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ là thủ
trưởng các đơn vị. Cán Bộ Y tế thuộc cơ sở nào thì chịu sự phân công nhiệm vụ của
thủ trưởng trực tiếp cơ sở đó.
c. Có kế hoạch phát triển nhân lực
Quản lý tốt nguồn nhân lực cũng có nghĩa là phải có kế hoạch phát triển nhân lực
hợp lý, bao gồm cả việc bồi dưỡng đào tạo tại chỗ, đào tạo lại cho cán bộ.
Cần xác định các hình thức đào tạo phù hợp cho mỗi loại cán bộ. Triển khai và
sử dụng đúng số lượng, đúng khả năng, trình độ ngành nghề mà cán bộ đã được đào
tạo. Đảm bảo cơ cấu tỷ lệ hợp lý các loại cán bộ như: y tá/bác sỹ, kỹ thuật viên y/ bác
sỹ, nữ hộ sinh/ bác sỹ, trung cấp, đại học và sau đại học. Mỗi đơn vị cần xác định nhu
cầu cán bộ và xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực y tế cụ thể. Kế hoạch
phát triển nhân lực y tế cần được lồng vào toàn bộ kế hoạch y tế, đảm bảo được sự
phát triển cân đối hài hoà giữa số lượng, trình độ cán bộ với cơ sở vật chất kỹ thuật,
trang thiết bị.
Phát triển nhân lực y tế phải được thực hiện ở tất các cấp khác nhau của dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với cơ sở tiếp
nhận và cung cấp dịch vụ y tế.
Các cơ quan đào tạo cần nhạy bén trong xác định nhu cầu đào tạo để có thể đáp
23
ứng kịp thời những đổi mới trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và thực hiện các hoạt
động phù hợp với đường lối kế hoạch phát triển chung của ngành y tế cũng như của
xã hội. Chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo cần được sửa đổi, bổ sung, chú
trọng đến đào tạo kỹ năng, tạo ra và sử dụng môi trường cho sinh viên học tập giống
như môi trường sau này họ hành nghề trong tương lai. Xây dựng kế hoạch phát triển
nhân lực định hướng cho cán bộ là tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên y tế có thể tự
rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ, đáp ứng tối đa đòi hỏi của thực tế
trong hoạt động của hệ thống y tế hiện tại và trong tương lai. Xây dựng kế hoạch phát
triển nhân lực là một trong các nội dung quản lý nhân lực quan trọng nhằm động viên
cán bộ và tạo ra động lực để nâng cao năng lực cán bộ, không ngừng đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về công tác chăm sóc sức khoẻ.
Yêu cầu của kế hoạch phát triển nhân lực nhằm:
- Đáp ứng tối đa nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
- Xây dựng năng lực cho cán bộ làm việc có hiệu quả, với những kỹ năng
chuyên môn và quản lý thích hợp, phù hợp với tổ chức, nhóm công tác cũng như khi
làm việc độc lập.
- Đào tạo các cá nhân làm việc có hiệu quả trong các nhóm y tế tổng hợp như
một thành viên tích cực hay như một người lãnh đạo trong nhóm.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ y tế với những người lãnh đạo cộng
đồng, cộng đồng và với những người sử dụng dịch vụ để có được sự tham gia của họ
vào các chương trình và hoạt động chăm sóc sức khỏe.
- Động viên cách sống lành mạnh thông qua việc nâng cao sức khỏe, phòng
bệnh và các chương trình giáo dục sức khỏe trên cơ sở cá nhân và cộng đồng cùng
chia sẻ trách nhiệm.
- Theo dõi và áp dụng những tiến bộ mới nhất của khoa học sức khỏe và đánh
giá có phê phán sự thích hợp của các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe.
- Đưa ra những quyết định chính xác, khả thi phù hợp với thực tế trong lĩnh vực
công tác của mỗi cán Bộ Y tế.
- Làm cho mỗi cán Bộ Y tế tự phát triển vươn lên, đáp ứng nhu cầu thay đổi
khác nhau trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong mỗi đơn vị, phấn đấu vì mục tiêu của tổ
24
chức.
d. Động viên khuyến khích
Động viên khuyến khích là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản
lý nhân lực, là làm cho cán bộ được hài lòng, phấn đấu vươn lên để hoàn thành nhiệm
vụ, có nghĩa là làm thỏa mãn nhu cầu của cán bộ. Khuyến khích động viên cán bộ kịp
thời bằng các biện pháp:
- Đối xử công bằng và bình đẳng với mọi người;
- Đánh giá đúng các thành công của cán bộ;
- Khen thưởng kịp thời;
- Đề bạt kịp thời những người có khả năng;
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thường xuyên;
- Khuyến khích, phối hợp hoạt động trong nhóm;
- Phát hiện và giải quyết xung đột hợp lý để đảm bảo tính bền vững và phát
triển của tập thể.
III. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC SỰ
NGHIỆP Y TẾ
3.1. Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực y tế là yếu tố quan trọng, là điều kiện quyết định
chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế trong bối cảnh kinh tế - xã hội
ngày càng phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực sự nghiệp
y tế đang đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn như:
Chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là ở tuyến xã trong sơ cấp cứu, chẩn đoán và
điều trị một số bệnh, cũng như kiến thức về xử lý bệnh dịch còn hạn chế. Theo một
nghiên cứu ở khu vực miền núi, chỉ có 17,3% số bác sĩ và y sĩ được hỏi có kiến thức
và kỹ năng đúng trong xử trí sơ cấp cứu, 17% biết được các dấu hiệu nguy hiểm trong
thời kỳ phụ nữ mang thai, 50,5% biết cách chẩn đoán tăng huyết áp và 15,6% biết
cách xử trí một vụ dịch...) 1. Phân bổ nhân lực y tế còn nhều bất cập. Hiện nay, cán
bộ y tế có trình độ đại học trở lên tập trung chủ yếu ở các thành phố và khu vực
kinh tế phát triển. Hiện có tới 45% nhân lực y tế có trình độ đại học trở lên ở tuyến
trung ương, trong khi ở địa phương chỉ là 23% 2.
3.2. Các chế độ và chính sách đãi ngộ
1
Bộ Y tế: Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2015, Nxb Y học, Hà Nội, tr.37
25
Theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã có những chính sách
tương đối bảo đảm cho ngành y tế. Chẳng hạn như:
Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11-5-2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; Nghị định số
64/2009/NĐ-CP ngày 30-7-2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên
chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số
56/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo
nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Nghị định này
quy định dải tần ưu đãi là 20-70% lương tối thiểu. 70% dành cho những y sĩ, bác sĩ làm
về bệnh lây nhiễm cấp tính và nguy hiểm như: Phong, lao, tâm thần, HIV-AIDS… 20%
dành cho những người làm công tác trạm y tế…; Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày
28-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù
đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ
phụ cấp chống dịch; 
Những chính sách của Nhà nước đã bảo đảm bước đầu cho hoạt động của đội
ngũ cán bộ y tế.
Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, lương và phụ cấp
cho cán bộ y tế quá thấp, không tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động,
môi trường lao động, điều kiện làm việc vất vả. Mức lương khởi điểm của bác sĩ học
6 năm cũng chỉ bằng cử nhân 4 năm (2,34 lần mức lương tối thiểu). Đặc biệt chưa
thực sự có thể thu hút người tài về vùng sâu, vùng xa chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân
3.3. Đạo đức nghề nghiệp
Ngành Y tế đã có những chủ trương, biện pháp với quyết tâm củng cố và nâng
cao y đức để xây dựng và phát triển ngành.
Ngày 23/3/1996, Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 04-BYT về vấn đề y đức; Ngày
6/11/1996, Bộ Y tế có quyết định số 2088/BYT-QĐ, 12 điều về y đức; Ngày
25/02/2014, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định về quy
tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tác cơ sở y tế; Ngày 04/6/2015,
Bộ Y ban hành quyết định số 2151/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch thực hiện “Đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
2
Bộ Y tế: Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2015, Nxb Y học, Hà Nội, tr.38
26
Bên cạnh những kết quả đạt được, trên thực tế vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ y
tế xuống cấp về đạo đức, vi phạm y đức như: kê đơn thuốc không đúng phác đồ điều
trị; móc nối bệnh nhân về phòng khám tư; thiếu tôn trọng bệnh nhân và thân nhân
người bệnh; gây khó khăn, có thái độ giao tiếp ứng xử thiếu hòa nhã, lơ là, thờ ơ với
bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo. Một số trường hợp do nhân viên y tế thiếu trách
nhiệm, chuyên môn kém, không chịu đầu tư, học tập củng cố kiến thức, khám bệnh qua
loa, sơ sài, có tính chủ quan đã để xảy ra sai sót làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng
người bệnh, gây bức xúc cho bệnh nhân, thân nhân người bệnh và gây bất bình trong
nhân dân, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và giá trị cao đẹp của người thầy thuốc.
Bên cạnh đó do đời sống của cán bộ y tế còn gặp nhiều khó khăn; chế độ chính sách đãi
ngộ chưa tốt, mặt trái của kinh tế thị trường có những tác động tiêu cực đến một bộ
phận cán bộ y tế.
3.4. Cạnh tranh thị trường lao động
Trong quá trình phát triển, Việt Nam luôn đẩy mạnh hội nhập quốc tế, mở của
thị trường, chính điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và mang lại không ít thách thức cho
các ngành, lĩnh vực trong đó có lĩnh vực y tế. Đến năm 2015, Việt Nam có quan hệ
ngoại giao và thương mại với trên 170 nước. Đặc biệt, việc hình thành cộng đồng
ASEAN vào cuối năm 2015, tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) và các đối tác
lớn khác sẽ tạo những thuận lợi và cơ hội phát triển mới trong giai đoạn sắp tới.
Về mặt thuận lợi, có thể thấy hàng hóa và người lao động Việt Nam nói chung
và trong lĩnh vực y tế nói riêng có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới. Việc hội
nhập và mở cửa thị trường cung ứng dịch vụ CSSK cũng giúp người dân có thêm
nhiều cơ hội lựa chọn các dịch vụ có chất lượng cao ngay trong nước, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của một bộ phận người dân. Cán bộ y tế Việt Nam có cơ hội làm
việc ở các bệnh viện chất lượng và có thu nhập tốt ở trong khu vực.
Bên cạnh đó, việc hội nhập, đặc biệt là việc công nhận và cho phép hành nghề
trong cộng đồng ASEAN tạo áp lực cạnh tranh với các cơ sở y tế trong nước ngay
trên sân nhà.
IV. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC SỰ NGHIỆP Y
TẾ

27
Quyết định 816/QĐ-BYT năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt “Quy
hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020”;
Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế
hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 –
2020;
Nghị Quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”
4.1. Mục tiêu cải cách
a. Mục tiêu chung:
Phát triển nhân lực y tế đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, để
góp phần nâng cao chất lượng công tác y tế, dân số, và đáp ứng nhu cầu về bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả
và phát triển.
b. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển nhân lực y tế đủ về số lượng, chất lượng, có cơ cấu và phân bố hợp
lý.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu phát triển của xã
hội và hội nhập quốc tế.
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành nhân lực y tế.
- Xây dựng chế độ, chính sách, môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý
cho nhân lực y tế, đặc biệt là ở các vùng miền núi, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số, và một số lĩnh vực kém thu hút.
4.2. Nội dung đổi mới
Đổi mới, xây dựng các chính sách, cơ chế, công cụ để quản lý hiệu quả nguồn
nhân lực y tế như qui trình hoạt động chuẩn, bản mô tả chức năng, nhiệm vụ, vị trí
việc làm, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của nhân lực y tế, thực hiện
chế độ đãi ngộ gắn với mức độ hoàn thành công việc.
Có chính sách ưu tiên về giáo dục, đào tạo tuyển dụng, và sử dụng nhân lực y
tế cho các chuyên khoa khó tuyển và vùng khó khăn, y tế các tuyến huyện, xã. Coi
trọng hơn nữa công tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực y tế.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.

28
Có các chính sách để bảo vệ quyền lợi và rủi ro nghề nghiệp cho viên chức y tế
Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho viên chức y tế, đặc biệt ở chuyên
ngành khó tuyển, vùng khó khăn, và y tế cơ sở.
4.3. Một số giải pháp
4.3.1. Giải pháp chính sách
a) Chính sách tăng cường tuyển dụng và đãi ngộ cho đội ngũ nhân lực y tế tại
khu vực nông thôn, miền núi, địa bàn khó khăn;
Khuyến khích ưu tiên và tăng tuyển dụng nhân lực y tế cho khu vực nông thôn,
miền núi, địa bàn khó khăn, đồng thời hạn chế gia tăng tuyển dụng tại tuyến trung
ương;
Tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách hiện có về phụ cấp, trợ cấp khích
lệ đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở nông thôn, miền núi, địa bàn khó khăn.
Triển khai thí điểm các mô hình mới, thu hút, tuyển dụng thích hợp tại các khu vực
khó khăn với các hình thức hợp đồng ưu đãi tài chính (phụ cấp, lương) và ưu đãi phi
tài chính (cơ hội được biên chế chính thức, được đào tạo nâng cao trình độ);
Giải pháp dài hạn: Có các hình thức hỗ trợ tài chính để giúp tăng số lượng
tuyển sinh – đào tạo nhân lực là người địa phương, đặc biệt là các địa phương thuộc
vùng kinh tế – xã hội khó khăn. Cấp học bổng, miễn giảm học phí và các điều kiện ưu
đãi khác để học viên từ khu vực nông thôn, miền núi, địa bàn khó khăn có cơ hội
được đào tạo chính quy hoặc liên thông tại chức;
Các chính sách ưu đãi về lương, phụ cấp, cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến
cho cán bộ y tế làm việc tại khu vực nông thôn, miền núi, địa bàn khó khăn cần được nghiên
cứu, thử nghiệm và đưa vào thực tế theo một chiến lược dài hạn.
b) Chính sách tăng cường nhân lực y tế tại tuyến cơ sở
- Ưu tiên đáp ứng các yêu cầu chiến lược về nguồn nhân lực CSSK cho kiện
toàn và phát triển y tế cơ sở;
- Rà soát và điều chỉnh về chức năng và “phạm vi thực hành”của cán bộ y tế,
nhất là bác sỹ, công tác tại tuyến xã, kiện toàn đội ngũ y tế cơ sở, thúc đẩy mô hình
bác sĩ gia đình tại cơ sở;
- Thí điểm các mô hình với các phương thức chi trả hợp lý và khuyến khích gói
lợi ích trực tiếp cho cán bộ y tế cơ sở theo hướng làm cho công tác CSSK cộng đồng

29
trở nên hấp dẫn hơn.

- Hỗ trợ kinh tế cho tuyến huyện, thành thị để thu hút bác sỹ về làm việc tại các
trạm Y tế cơ sở, đặc biệt với vùng sau, vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh thực hiện
bồi thường, hoàn trả kinh phí đào tạo đối với cán bộ được cử đi đào tạo theo hình thức
cử tuyển.
- Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám,
chữa bệnh theo quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/3013 của Thủ tướng Chính
phủ nhằm tăng cường nhân lực khám chữa bệnh cho tuyến cơ sở đồng thời góp phần đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tuyến dưới.
c) Chính sách phát triển nhân lực y tế ngoài công lập và tận dụng một số các
nguồn nhân lực có tiềm năng khác.
- Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhân lực y tế thuộc khu vực ngoài
công lập;
- Gia tăng tuyển dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo về y tế, nhưng hiện chưa
có vị trí công tác trong hệ thống CSSK;
- Dưới nhiều hình thức phù hợp, khuyến khích và tạo điều kiện để các cán bộ y
tế có trình độ chuyên môn sâu mới nghỉ hưu có thể tiếp tục hành nghề (tự nguyện) ở
các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở và vùng nông thôn, tham gia thực hiện mô hình bác
sỹ gia đình;
- Phát triển nhân lực y học cổ truyền, trên cơ sở khảo sát, đánh giá nhu cầu, đặc
biệt là số lượng và phân bố lương y đang thực sự hành nghề trong cả nước để có
chính sách phát huy vai trò tích cực của nguồn nhân lực này.
4.3.2. Giải pháp đào tạo
a) Tăng công suất và nâng cấp chất lượng hệ thống đào tạo để đáp ứng nhu cầu
gia tăng nhân lực y tế về cả số lượng và chất lượng. Mở rộng và cân đối quy mô đào
tạo theo các bậc học, ngành học nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực cho thực
hiện nhiệm vụ phòng bệnh, khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Quy mô và
chương trình đào tạo cần đáp ứng yêu cầu nhân lực đa khoa thực hành, CSSK theo
mô hình bác sỹ gia đình, chú trọng các nội dung CSSK người cao tuổi và công tác xã
hội là những lĩnh vực chuyên môn được dự báo với nhu cầu lớn trong trung và dài
30
hạn;
b) Thông qua các dự án đào tạo để tăng số lượng bác sỹ chuyên khoa, từng
bước giải quyết sự thiếu hụt nghiêm trọng về bác sỹ chuyên khoa thuộc 6 chuyên
ngành ưu tiên sau đây: Ung thư, tim mạch, chỉnh hình, nhi khoa và truyền nhiễm và
bác sỹ gia đình;
c) Ưu tiên đào tạo liên tục và đào tạo theo địa chỉ cho các địa phương nhằm
tăng cường số lượng bác sỹ chuyên khoa tại tuyến cơ sở, đặc biệt là đối với bệnh viện
tuyến tỉnh và huyện. Trên cơ sở đó, gia tăng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
chuyên khoa ngay tại địa phương;
d) Chú trọng đào tạo bác sỹ và nhân viên y tế cho các TYT xã để có thể triển
khai các hoạt động đa khoa thực hành, vận hành mô hình bác sỹ gia đình, thực hiện
chính sách bảo hiểm y tế và bao phủ CSSK toàn dân;
e) Khuyến khích và hỗ trợ người theo học các ngành học và bậc học ưu tiên
theo các định hướng phát triển, cũng như một số chuyên ngành có sức thu hút thấp, ít
hoặc không có lợi thế thị trường. Đào tạo một số lĩnh vực như chuyên ngành bác sỹ
gia đình và chăm sóc dựa vào cộng đồng, y học phục hồi chức năng và một số chuyên
ngành thuộc khu vực công nghệ cao.
g) Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế
- Xây dựng và áp dụng hệ thống công nhận chất lượng để đảm bảo các tiêu
chuẩn về cơ sở đào tạo và chất lượng chung trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế;
- Xây dựng và thực hiện hiệu quả các tiêu chuẩn điều dưỡng và đảm bảo chất
lượng đào tạo điều dưỡng, nhất là với các cơ sở đào tạo địa phương;
-Thúc đẩy nhanh việc triển khai hệ thống đăng ký, cấp chứng chỉ, cấp phép với
những hướng dẫn rõ ràng về các yêu cầu cấp chứng chỉ, cấp phép hoạt động để có
thông tin đầy đủ hơn cho công tác quản lý về số và chất lượng nhân lực phục vụ các
kế hoạch phát triển nhân lực trong lĩnh vực khám chữa bệnh;
- Tập trung đào tạo theo nhu cầu thực tế để giải quyết các ưu tiên chăm sóc sức
khỏe ban đầu, chăm sóc lão khoa, đáp ứng đa dạng về văn hóa trong CSSK người dân
thuộc các thành phần khác nhau, với các đặc tính riêng khi tìm kiếm và sử dụng dịch
vụ CSSK.
4.3.3. Giải pháp về quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin
31
a) Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và các cán bộ
quản lý trong các bệnh viện, nhất là bệnh viện tỉnh và huyện;
b) Tăng cường năng lực lập kế hoạch và triển khai kế hoạch phát triển nhân lực
của các cán bộ quản lý về nhân lực tại các Sở Y tế và các bệnh viện;
c) Tăng cường năng lực nghiên cứu về quản lý và phát triển nhân lực y tế, về
chính sách y tế công cộng, kinh tế y tế và các nghiên cứu ứng dụng các mô hình tiên
tiến trong sử dụng và phát huy nhân lực y tế tại cơ sở;
d) Tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện
các chính sách về nhân lực y tế để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi những bất cập trong
chính sách hiện hành.
e) Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý nhân lực. Chuẩn hóa hệ
thống thông tin quản lý bệnh viện để hỗ trợ công tác quản lý tài chính, nhân lực cũng
như công tác lập kế hoạch phát triển, theo dõi, giám sát công tác tổ chức triển khai kế
hoạch/chính sách phát triển nhân lực.
4.3.4. Giải pháp tài chính
a) Xây dựng cơ chế tài chính, chế độ đãi ngộ đặc biệt, các chỉ tiêu biên chế cụ
thể và các điều kiện liên quan bao gồm tăng phân bổ ngân sách, trợ cấp y tế nông thôn
để thu hút, tuyển dụng và giữ nhân lực y tế ở nông thôn, miền núi và các vùng khó
khăn và tạo điều liện cho họ làm việc có hiệu quả;
b) Xây dựng chính sách tài chính để tăng cường hơn nữa chương trình đào tạo
liên tục cho cán bộ y tế làm việc trong khu vực nông thôn, miền núi và các vùng khó
khăn. Phối hợp với Bộ Tài chính để đảm bảo kế hoạch mở rộng đào tạo cán bộ y tế
theo địa chỉ với mức hỗ trợ hợp lý hơn về tài chính như chi phí đào tạo, ăn ở, đi lại.
4.3.5. Giải pháp hợp tác quốc tế
a) Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt với các tổ chức y tế quốc tế, các đối tác
truyền thống và với các nền y tế tiền tiến.Thông qua hợp tác quốc tế, tranh thủ các
nguồn tài chính, huy động ODA, nguồn công nghệ cao và các điều kiện quốc tế khác
cho phát triển nguồn nhân lực y tế;
b) Thông qua hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực đào tạo chuyên môn và
chuyển giao công nghệ, đào tạo về quản lý nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng, đánh
giá/ xếp hạng cơ sở y tế và cơ sở đào tạo y tế, phát triển hệ thống chương trình đào
32
tạo điện tử tại các cơ sở đào tạo quy mô lớn;
c) Ưu tiên hợp tác quốc tế cho đào tạo nhân lực trình độ cao, các chuyên ngành
ưu tiên, đào tạo quản lý bệnh viện và kinh tế y tế.
4.4. Đổi mới hoạt động quản lý nguồn nhân lực hộ sinh
Theo thống kê, ngành y tế hiện quản lý hơn 430 nghìn cán bộ, nhân viên, trong
đó có hơn 126 nghìn người (gần 30%) trình độ trung cấp. Đáng chú ý, số cán bộ có
trình độ trung cấp là điều dưỡng, nữ hộ sinh đang công tác tại các bệnh viện tuyến
tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất (49,8%), giảm dần qua các bệnh viện tuyến quận, huyện
(29,1%); bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (12,2%), các bệnh viện ngoài công lập (8%) và
thấp nhất tại các bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành khác (0,9%).
Tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trình độ điều dưỡng, hộ sinh
phải từ cao đẳng trở lên, thì tại Việt Nam, điều dưỡng, nữ hộ sinh trình độ trung cấp
chiếm phần lớn (74,6%), vẫn còn 1,6% số điều dưỡng, nữ hộ sinh trình độ sơ cấp 3…
Như vậy, có thể khẳng định, nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh của Việt Nam hiện
nay không chỉ thiếu về số lượng, mà trình độ chuyên môn chưa phù hợp để được đăng
ký hành nghề và công nhận là điều dưỡng giữa các quốc gia trong khu vực.
Để chuẩn hóa cán bộ, cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập trong khối ASEAN và
các nước trên thế giới, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ phối hợp xây dựng và ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, trong đó
có Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV (Thông tư số 26) quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Theo đó, đến ngày 1-1-2021,
ngành y tế chỉ tuyển nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, đối với điều dưỡng, nữ hộ
sinh, kỹ thuật y và dược; từ ngày 1-1-2025, số viên chức đã được tuyển có trình độ
trung cấp phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng, đến thời điểm đó sẽ không còn chức
danh trình độ trung cấp
Bộ Y tế kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ chế đặc thù riêng
trong việc đào tạo liên thông nói riêng và kể cả trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế
nói chung. Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế trong cả nước lấy nguồn kinh phí từ
quỹ hỗ trợ đào tạo của đơn vị mình để hỗ trợ người đi học (những người có trình độ

3
Trung Tuyến, Tiến tới không đào tạo, sử dụng nhân lực y tế trình độ trung cấp,
https://nhandan.com.vn/, cập nhật 09/3/2016
33
trung cấp) nâng cao trình độ; đồng thời cần phải ưu tiên cho từng đối tượng cụ thể,
cũng như sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực để bảo đảm tốt công tác khám, chữa bệnh
cho người dân trên địa bàn.
Chuyển đổi cơ sở đào tạo hệ trung cấp thuộc công lập, hoặc dân lập thành
trường cao đẳng nếu có đủ điều kiện.
V. CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP HỘ SINH HẠNG II
Tiêu chuẩn chức danh điều hộ sinh hạng II được quy định tại Thông tư liên
tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV  quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành.
5.1. Đạo đức nghề nghiệp và nhiệm vụ của Hộ sinh hạng II
a. Đạo đức nghề nghiệp
Điều 3, Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV ban hành: Tiêu chuẩn
chung về đạo đức nghề nghiệp, đối với điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y:
1. Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn
kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người;
6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp
tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp
b. Nhiệm vụ hộ sinh Hạng II
1) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:
Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và
người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;
Chủ trì, lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người
bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Lập kế hoạch theo dõi, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá
diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
phát hiện, xử trí kịp thời, tiên lượng, báo cáo quá trình xử trí và những diễn biến bất
thường không thuộc phạm vi xử trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị; phối hợp cùng bác

34
sĩ chỉ đạo các hộ sinh cấp thấp hơn xử trí diễn biến bất thường;
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra kỹ thuật điều dưỡng và
phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và
chuyên sâu, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn;
Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra
việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;
Lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và
hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ
sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh
giai đoạn cuối;
Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc ghi chép hồ sơ theo quy định;
Lập kế hoạch và đề xuất danh mục thuốc, thiết bị y tế phù hợp với thực tế công
việc; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế.
2) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:
Lập kế hoạch, tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp
sản phụ không thể đến cơ sở y tế;
Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc
bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;
Quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng;
Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.
3) Sơ cứu, cấp cứu:
Quản lý, tổ chức, chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
Chủ trì, tổ chức thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh
ban đầu; báo cáo và phối hợp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyển cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến trên;
Hỗ trợ viên chức hộ sinh khác hoặc tuyến dưới xử trí cấp cứu bà mẹ, trẻ sơ sinh
kịp thời tại cộng đồng;
Tổ chức, tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.
4) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức
35
khỏe đối với bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm
sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm cả nam giới), kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn,
phòng chống bạo lực giới tại cơ sở y tế và cộng đồng;
Lập kế hoạch, tổ chức giám sát, hỗ trợ và đánh giá kết quả truyền thông, giáo
dục và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
5) Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị:
Phối hợp với bác sĩ phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc bà mẹ,
trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc chuẩn bị cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người
bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện, chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, ra viện khi có chỉ định;
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ
sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ và thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ
bệnh án.
6) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:
Thực hiện và biện hộ quyền của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử
dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật;
Tạo điều kiện cho bà mẹ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ quyền được
tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị;
Thực hiện, giám sát thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ
sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.
7) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:
Chủ trì, tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên
chức hộ sinh;
Chủ trì và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; áp dụng
sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người
sử dụng dịch vụ;
Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên
môn hộ sinh.
36
5.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên chuyên ngành hộ sinh;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư
số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng
dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II.
5.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực sản
phụ khoa và sơ sinh;
c) Hiểu biết về nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm
sóc sức khỏe sinh sản;
d) Hiểu biết và áp dụng kỹ năng; quản lý và năng lực phát triển nghề nghiệp;
đ) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến
cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III lên chức
danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ
sinh hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ
chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III tối thiểu là 02 năm.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Phân biệt người làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước với người làm
việc trong tổ chức tư nhân?
Câu 2. Nội dung nào trong quản lý nguồn nhân lực của ngành y tế cần được quan tâm
trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam?

37
Câu 3. Những điểm mới trong quản lý nhân lực ngành y tế hiện nay?
Câu 4. Việc thực hiện công việc của hộ sinh trong ngành y tế có những thuận lợi và
khó khăn nào?
Câu 5. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nguồn nhân lực trong ngành y cần
phải thực hiện những vấn đề nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11-5-2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
2. Chính phủ, Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30-7-2009 về chính sách đối với cán
bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn;
3. Chính phủ, Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011 quy định chế độ phụ cấp
ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
4. Chính phủ, Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28-12-2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức,
người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm
2014 ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có
chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
6. Bộ Thông tin và Tuyền thông, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3
năm 2014 quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
7. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV  quy định mã số,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
8. Bộ Y tế, Chỉ thị số 04-BYT ngày 23/3/1996 về vấn đề y đức;
9. Bộ Y tế, Quyết định số 2088/BYT-QĐ, ngày 6/11/1996, về 12 điều về y đức;
10.Bộ Y tế, Thông tư số 07/2014/TT-BYT, ngày 25/02/2014quy định về quy tắc ứng
xử của công chức, viên chức, người lao động tác cơ sở y tế;
11.Bộ Y tế, Quyết định số 2151/QĐ-BYT, ngày 04/6/2015 phê duyệt kế hoạch thực
hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng
của người bệnh”.

38
12.Bộ Nội vụ (2018), Tài liệu Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, Ban hành theo
Quyết định số 2720/QĐ-BNV, ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ
13.Lê Thanh Hà (chủ biên): Giáo trình quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động
xã hội, NXB Lao động xã hội, 2009.
14.Nguyễn Thị Hồng Hải, Lựa chọn ưu điểm phù hợp của mô hình chức nghiệp và
việc làm cho nền công vụ Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 3/2010.
15.Nguyễn Hữu Thân, Giáo trình quản trị nhân sự, NXB Thống kê, 2001.
16.Võ Kim Sơn và Nguyễn Thị Hồng Hải, Chuyên đề “Công vụ - công chức” trong,
Tập bài giảng phần Khoa học hành chính, Chương trình cao cấp lý luận chính trị -
hành chính, 2009.
17.Võ Kim Sơn, Lê Thị Vân Hạnh và Nguyễn Thị Hồng Hải: Giáo trình Tổ chức
nhân sự hành chính nhà nước dùng cho hệ cử nhân hành chính, NXB Thống kê,
2003.

Chuyên đề 3
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH VIỆN

39
THỜI LƯỢNG HỌC TẬP
Tổng số tiết: 12 tiết, trong đó
- Lý thuyết: 6 tiết
- Thảo luận, thực hành: 6 tiết
MỤC TIÊU
Trang bị cho học viên cách tiếp cận đa chiều trong việc triển khai nền hành chính điện
tử, chính phủ điện tử (CPĐT), chỉ ra tính tất yếu của việc xây dựng và phát triển
CPĐT, dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam; kinh nghiệm triển khai các dịch vụ công
trực tuyến ở một số quốc gia; giải pháp phát triển CPĐT ở Việt Nam.
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt:
1. Hiểu được các khái niệm, mục tiêu, lợi ích của CPĐT.
2. Hiểu được quá trình phát triển CPĐT, các dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam.
3. Nhận thức được thực trạng về dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam và trong ngành
y tế giai đoạn hiện nay.
4. Nhận thức được về các nội dung và giải pháp phát triển, ứng dụng công nghệ thông
tin trong xây dựng CPĐT và trong ngành y Việt Nam.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành phương tiện
trọng yếu để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của nhà nước, sức cạnh tranh của
nền kinh tế và tạo nên sức hấp dẫn của một quốc gia. Do đó, việc xây dựng chính phủ
điện tử (CPĐT) đã trở thành xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình hội nhập.
Ở Việt Nam, yêu cầu cải cách hành chính càng làm vấn đề xây dựng CPĐT trở
nên cấp thiết. Vì thế, đẩy nhanh quá trình xây dựng CPĐT để hướng tới một nền hành
chính hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước là nhiệm vụ cấp bách
hiện nay.
1.1. Khái niệm chính phủ điện tử
CPĐT nhận được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức và các quốc gia trên thế
giới, do đó có rất nhiều khái niệm khác nhau về chính phủ điện tử.
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia): Chính phủ Điện tử là ứng dụng công

40
nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương
và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp
thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà
nước.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD): CPĐT (E-Government)
là việc Chính phủ sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đặc biệt là
Internet, như một công cụ để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Liên Hợp quốc định nghĩa: CPĐT là việc sử dụng Internet và mạng toàn cầu cung
cấp thông tin và dịch vụ của chính phủ cho công dân để cải thiện và/hoặc nâng cao hiệu
quả và hiệu quả của cung cấp dịch vụ trong khu vực công.
Tại Việt Nam: Chính phủ điện tử được định nghĩa chính thức tại Khung Kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam Phiên bản 1.0 (Ban hành kèm theo Văn bản số
1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông) như sau:
“Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung
cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp”
Có thể rút ra một số đặc điểm chung về chính phủ điện tử như sau:
- CPĐT là chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để tự động hóa
và triển khai các thủ tục hành chính.
- CPĐT cho phép công dân có thể truy cập các thủ tục hành chính thông qua các
phương tiện điện tử như internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác...
- CPĐT là chính phủ làm việc với người dân 24/24 giờ, 7 ngày mỗi tuần, 365 ngày
mỗi năm và người dân có thể thực hiện các dịch vụ công dù ở bất cứ đâu.
- CPĐT hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và
doanh nghiệp
1.2. Mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử
a. Mục tiêu
Mục tiêu chung là tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước
của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng, tăng cường sự công khai minh bạch,
giảm chi tiêu chính phủ.

41
Mục tiêu cụ thể là:
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính
quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra
quyết định, giao ban điện tử …)
- Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho
nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi
- Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây
dựng luật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực.
- Giảm chi phí cho bộ máy chính phủ
- Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch
Chính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh dạo mới, phương thức mới, cung
cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước. Do
vậy mà trong thời gian qua, các nước đều cố gắng đầu tư xây dựng CPĐT. Xây dựng
CPĐT ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, nó là một phần quan trọng trong tiến trình
cải cách nền hành chính quốc gia.
b. Lợi ích của chính phủ điện tử
Thứ nhất, chính phủ điện tử góp phần minh bạch hóa nền hành chính quốc gia.
CPĐT với việc cung cấp dịch vụ công cho người dân, cho doanh nghiệp theo hướng
công khai, minh bạch sẽ hạn chế sự phiền hà, sách nhiễu, sẽ góp phần đẩy lùi căn
bệnh tham nhũng, quan liêu, độc quyền, lười biếng của đội ngũ cán bộ, công chức.
Người đứng đầu các cơ quan quản lý thông qua các công cụ của CPĐT dễ dàng
quản lý và nắm bắt được tiến trình giải quyết công việc của công chức, đánh giá chính
xác hiệu quả công việc.
Thứ hai, chính phủ điện tử góp phần tinh giản biên chế, tiết kiệm chi phí và
nâng cao năng lực điều hành của chính phủ. Nếu Chính phủ truyền thống cần nhiều
công chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, giấy tờ và sau đó chuyển lên quản lý cấp cao
hơn thì trong CPĐT, tốc độ xử lý văn bản, năng suất lao động của cán bộ sẽ tăng lên
nhiều lần so với cách làm thủ công trước đây.
CPĐT cho phép thực hiện việc giao ban điện tử, họp trực tuyến, nên giảm được
giấy tờ, đi lại, lưu trú... Với những tiện ích đó, chi phí hoạt động của Chính phủ sẽ được
giảm đi đáng kể mà năng lực quản lý của Chính phủ lại được nâng lên.

42
Thứ ba, chính phủ điện tử góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
CPĐT cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người dân, cập nhật thường xuyên tin
tức sẽ giúp người dân nhanh chóng tiếp cận khối lượng thông tin chuẩn xác một cách
dễ dàng và thường xuyên.
CPĐT còn cung cấp dịch vụ công trực tuyến nên giúp người dân và doanh
nghiệp giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí đi lại. Khi có CPĐT, người dân và
doanh nghiệp có thể thực hiện việc cần làm qua cổng thông tin điện tử ở bất cứ nơi
đâu, bất cứ lúc nào mà không phải chờ đợi tại các trụ sở cơ quan nhà nước trong giờ
hành chính như trước kia.
CPĐT người dân có điều kiện thực hiện tốt hơn chức năng giám sát, kiểm tra
của mình; Tóm lại, CPĐT đã nâng cao vai trò làm chủ của người dân, đã đưa chính
phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính phủ.
Sự hoạt động của CPĐT sẽ chuyển sang nền hành chính phục vụ; chuyển từ
quan hệ “xin - cho” sang quan hệ phục vụ, cung ứng dịch vụ hiện đại. Là phương tiện
hữu hiệu để đạt được các mục tiêu mà công cuộc cải cách hành chính đặt ra, xây dựng
chính phủ điện tử là bước đi tất yếu trong tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam.
1.3. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
a. Kết quả xây dựng
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển
ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử trong hoạt động của cơ
quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa
phương đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả bước đầu trong triển khai xây
dựng Chính phủ điện tử, như:
- Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn để hoàn thiện hành lang pháp lý,
thúc đẩy việc xây dựng Chính phủ điện tử;
- Xây dựng và đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh
nghiệp, từng bước triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Cơ sở dữ
liệu Đất đai quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư;
- Cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người
dân như: đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội...;
một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng;
- Một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận
43
hành, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức; chất lượng
nhân lực về công nghệ thông tin của Việt Nam cũng được nâng cao.
Theo Báo cáo đánh giá về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, năm 2016,
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của Việt Nam xếp hạng thứ 89/193 quốc
gia, tăng 10 bậc, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến (OSI) tăng 08
bậc, lên thứ hạng 74/193 quốc gia (so với năm 2014); đến năm 2018, Chỉ số phát triển
Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia, tăng 01 bậc, trong đó
chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến (OSI) tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193
quốc gia (so với năm 2016).
b. Hạn chế
Bên cạnh đó, nhiều nội dung triển khai Chính phủ điện tử chưa được như mong
đợi, kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn như:
- Xếp hạng về Chính phủ điện tử còn thấp, dưới mức trung bình trong ASEAN,
chỉ số hạ tầng viễn thông (TII) giảm 10 bậc, xuống thứ hạng thứ 100/193 quốc gia (so
với năm 2016);
- Thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử;
- Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin nền
tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử còn chậm, bảo mật, an toàn, an ninh thông
tin thấp, chưa kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin;
Cơ chế đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin vẫn còn vướng mắc; ứng dụng
công nghệ thông tin được triển khai chưa hiệu quả, việc giải quyết thủ tục hành chính
và xử lý hồ sơ công việc còn phụ thuộc nhiều vào giấy tờ, thủ công; tỷ lệ sử dụng dịch
vụ công trực tuyến còn rất thấp.
c. Giải pháp
Nghị quyết số 17/NQ-CP, ngày 07/03/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng
đến 2025 đã đề ra một số giải pháp quan trọng:
Một là, đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ,
toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử
Nền tảng thể chế Chính phủ điện tử phải đi trước để bảo đảm hành lang pháp lý
phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới hướng
tới nền kinh tế số, xã hội số.

44
Hai là, hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính chất nền tảng
Hoàn thiện xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng quốc gia, đặc biệt là cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư, đất đai... Và để bảo đảm hiệu quả sử dụng của các cơ sở dữ
liệu quốc gia này cần tiến hành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các
hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương;
Ba là, thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và
phục vụ quản lý điều hành của Chính phủ
Tích cực việc xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia và triển khai Hệ thống
thông tin một cửa điện tử kết nối Cổng dịch vụ công bộ, ngành, địa phương; đây là hệ
thống quan trọng để kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, thể hiện tinh
thần phục vụ của Chính phủ.
Để phục vụ việc quản lý, điều hành của Chính phủ, thời gian tới, các Hệ thống
thông tin Chính phủ không giấy tờ; Hệ thống điện tử về tham vấn chính sách; Hệ
thống thông tin báo cáo quốc gia tiến tới xây dựng Trung tâm chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang được tập trung nghiên cứu, thiết lập.
Bốn là, rà soát, sắp xếp lại và huy động mọi nguồn lực cả về tài chính và con
người
Điều chỉnh cơ chế đầu tư đặc thù cho công nghệ thông tin, tăng cường xã hội
hóa để phát huy hiệu quả hợp tác công - tư trong công tác này.
Năm là, phát huy vai trò người đứng đầu, nâng cao hiệu quả thực thi và trách
nhiệm giải trình
Các nhiệm vụ triển khai Chính phủ điện tử sẽ được đánh giá gắn liền với trách
nhiệm cá nhân người đứng đầu từng bộ, ngành, địa phương và được đo lường qua bộ
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, đo lường chất lượng kết quả xây dựng Chính phủ điện tử
để bảo đảm tính chính xác và công bằng thông qua Tổ công tác giúp việc của Ủy ban.
Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số là một chủ
trương lớn cần được đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới. Để hoàn thành được các
mục tiêu đã đề ra cần có sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tạo
ra một phương thức điều hành mới, một cách làm mới nhằm góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin nhằm phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ số mang lại,
bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.
II. DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
45
2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ công trực tuyến
2.1.1. Khái niệm
Khái niệm: Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ
khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường
mạng.
Các loại hình dịch vụ công trực tuyến:
- Dịch vụ hành chính công trực tuyến
- Dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến
- Dịch vụ công ích trực tuyến
2.1.2. Dịch vụ hành chính công trực tuyến
a. Khái niệm
Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi
pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh
nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các
loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Từ định nghĩa trên có thể rút ra, dịch vụ hành chính công trực tuyến là việc
thực hiện dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
b. Các mức độ của dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các
thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành
chính đó.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho
phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu
cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ
quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho
phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức
cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được
thực hiện trên môi trường mạng; việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả
được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3; Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người sử dụng thực
46
hiện được ngay việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua môi trường mạng;Việc trả kết
quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính hoặc
trực tiếp.
c. Đặc điểm
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công được thực hiện trên môi
trường mạng máy tính nên có một số đặc điểm khác biệt so với các dịch vụ công
thông thường: 
Ít hạn chế về mặt không gian: Khác với dịch vụ công truyền thống, chỉ có thể
thực hiện được tại trụ sở của các cơ quan Nhà nước (là đơn vị cung cấp dịch vụ công)
còn đối với dịch vụ công trực tuyến, mọi công dân và tổ chức có thể thực hiện các thủ
tục hành chính công ở bất kỳ nơi đâu, miễn là nơi đó có máy tính kết nối mạng
Internet. 
Không hạn chế về thời gian: Về lý thuyết, dịch vụ công trực tuyến có thể cung
cấp ở mọi thời điểm (24/24h và 7/7 ngày), không phụ thuộc vào ngày nghỉ, lễ và giờ
hành chính của các cơ quan nhà nước.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải đảm bảo được một số điều
kiện:
- Đảm bảo về nhân lực xử lý dịch vụ công trực tuyến; nhân lực quản trị kỹ
thuật;
- Phải đầu tư và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, duy trì hoạt động, nâng cấp,
chỉnh sửa cổng thông tin điện tử, các phần mềm chuyên dụng;
- Bảo đảm đường truyền, máy móc, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, xử lý
thông tin;
- Bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu trên môi trường mạng vv… 
Người sử dụng dịch vụ phải có những điều kiện nhất định:
- Như phải có máy vi tính có kết nối mạng Internet, phải có hiểu biết và sử
dụng tốt về máy tính, về mạng Internet, biết sử dụng các phần mềm chuyên dụng hoặc
trên website của cơ quan nhà nước vv…
- Một số dịch vụ (như khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử ….) còn yêu cầu
người dân, doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký số được cấp bởi nhà cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số thì mới được đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. 

47
Một điểm khác biệt cơ bản nữa giữa dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ công
truyền thống là việc tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên công vụ của nhà nước với người
dân, doanh nghiệp là không còn. Mọi giao dịch, tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ đều được thực
hiện trên môi trường mạng máy tính hoặc điện thoại.
2.1.3. Các dịch vụ công trực tuyến khác
a. Dịch vụ sự nghiệp công
Là loại dịch vụ cung cấp các hàng hóa dịch vụ về giáo dục- đào tạo, chăm sóc
sức khỏe, văn hóa tinh thần do các tổ chức sự nghiệp cung ứng không thu tiền hoặc có
thu tiền một phần nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận. 
Dịch vụ sự nghiệp công có những tính chất đặc thù sau: 
Thứ nhất, đáp ứng những nhu cầu cơ bản về phát triển cá nhân của con người. 
Thứ hai, do các tổ chức chuyên ngành, có chuyên môn sâu cung cấp. 
Thứ ba, cung cấp chủ yếu các hàng hóa phi vật chất. Phạm vi của dịch vụ sự
nghiệp công do nhà nước cung cấp, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y
tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể dục, thể thao, lao động, việc làm, an sinh xã
hội vv…
b. Dịch vụ công ích 
Dịch vụ công ích là hoạt động cung ứng các hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh
tế đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho sinh hoạt của người dân, nó gắn liền với
việc cung ứng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản.
Dịch vụ công ích có những tính chất chủ yếu sau: 
Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu tối thiểu gắn với đời sống vật chất hàng ngày của
người dân. Thường xuất hiện và được thực hiện ở các đô thị, các vùng khó khăn và
các đối tượng dễ bị tổn thương. 
Thứ hai, là loại hình dịch vụ công chịu ảnh hưởng ít hơn về vai trò điều tiết
của nhà nước (so với hai loại dịch vụ công nêu trên), đồng thời là loại hình dịch vụ
công có khả năng thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhất. 
Thứ ba, các hàng hóa cung cấp là các hàng hóa vật chất thường do doanh
nghiệp thực hiện, nguồn tài chính được huy động từ đóng góp trực tiếp của người dân,
nhưng chất lượng, giá cả chịu sự điều tiết của nhà nước. 
Các loại dịch vụ công ích thường được các hính phủ quan tâm thực hiện gồm:

48
Vệ sinh môi trường, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, cấp điện chiếu sáng
công cộng, bưu chính, chăm sóc công viên, cây xanh, dịch vụ nghĩa trang vv…
2.2. Hệ thống thông tin y tế (HTTTYT)
a. Ý nghĩa của HTTTYT
Hệ thống thông tin y tế là một bộ phận của hệ thống thông tin Quốc gia với
chức năng chính là thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, phiên giải, chuyển tải và phổ
biến thông tin.
Hệ thống thông tin y tế không chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động của
lĩnh vực y tế mà còn cung cấp các thông tin liên quan đến sức khỏe của con người.
Chính vì vậy sản phẩm của Hệ thống đóng một vai trò quan trọng trong quản lý, điều
hành, xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách của ngành.
Thông tin từ hệ thống là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, xây dựng
kế hoạch và hoạch định chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
b. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020 hệ thống thông tin y tế được cải thiện ở tất cả các cấp từ tuyến
Trung ương đến tuyến xã/phường và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ, kịp
thời,chính xác nhu cầu thông tin cho công tác quản lý, điều hành các hoạt động của
ngành y tế ở mọi tuyến, mọi lĩnh vực góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2030 hệ thống thông tin y tế Việt Nam phát triển thống nhất,
đồng bộ theo hướng tin học hóa và đạt được trình độ tiên tiến trong khu vực.
- Mục tiêu cụ thể
+ Thông tin lãnh đạo, quản trị
Tăng cường năng lực quản trị của ngành y tế thông qua thông tin tích hợp và
HTTTQLYT được cải thiện.
Tăng cường năng lực quản trị của ngành y tế thông qua thông tin chuẩn; thống
nhất các chỉ số, đánh giá chất lượng các cơ sở y tế công lập và tư nhân.
Tăng cường năng lực quản trị thông qua cải thiện giám sát tỷ lệ tử vong, phân
tích nguyên nhân tử vong. Sử dụng thông tin để hoạch định chính sách.
+ Thông tin về nhân lực, tài chính và sản phẩm y tế

49
Tăng cường phát triển nhân lực y tế, công tác lập kế hoạch và thực hiện thông
qua cải tiến cơ sở dữ liệu kiểm kê và các tiêu chuẩn, nâng cao năng lực và tính
chuyên nghiệp của công tác thống kê.
Cải thiện chính sách, phân phối nguồn lực và công tác lập kế hoạch thông qua
vi tính hóa thông tin tài chính bao gồm cả dữ liệu về bảo hiểm.
Cải thiện công tác lập kế hoạch nguồn lực thông qua nâng cấp hệ thống vi tính
tại các đơn vị sản phẩm thuốc và vắc- xin.
+ Thông tin về cung ứng dịch vụ
Xây dựng các tiêu chuẩn và thực hiện vi tính hóa ngành y tế từ tuyến cơ sở trở
lên, tiếp tục cải thiện chất lượng và tích hợp thông tin.
Mở rộng độ bao phủ của hoạt động giám sát ngành y tế, bao gồm cả khu vực tư
nhân, tăng tính kịp thời, chất lượng của các chương trình y tế công cộng, kể cả các
bệnh không lây nhiễm và tàn tật.
Chuẩn hóa sổ sách ghi chép tại bệnh viện, các thuật ngữ y tế và các quy trình
kỹ thuật; nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động bệnh viện.
Tăng cường sự tiếp cận của bệnh nhân và khách hàng đến các thông tin sức khỏe
của chính họ, tăng cường an ninh và bảo mật các bệnh án của bệnh nhân.
2.3. Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế.
Trong thời gian qua, ngành y tế đã tích cực đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Dịch vụ công trực tuyến: 100 % (293 TTHC) thủ tục hành chính công thuộc
thẩm quyền của Bộ Y tế được cung cấp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y
tế mức độ 2, có 5 dịch vụ công trực thuyến mức độ 3; 34 dịch vụ công trực tuyến mức
độ 4 (tích hợp ứng dụng chữ ký số).
Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử: Kết nối liên thông với Chính
phủ, BHXHVN và 13 UBND tỉnh (Bắc Cạn, Bến Tre, Đắklắk, Đồng Nai, Hà Giang,
Hà Tĩnh, Kiên Giang, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc), Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của Bộ Y tế trên Cổng thông
tin điện tử Chính phủ.
Thành công trong việc kết nối liên thông giữa cơ sở khám chữa bệnh của 63
tỉnh/thành phố với cơ quan bảo hiểm xã hội. Kết quả cụ thể đã kết nối liên thông giữa

50
63 Sở Y tế, 63 cơ quan Bảo hiểm xã hội, 1.356 bệnh viện các tuyến, 704 cơ quan Bảo
hiểm xã hội quận/huyện, 704 Trung tâm y tế huyện; 710 trung tâm y tế cơ quan xí
nghiệp và 11.105 Trạm y tế xã, phường trên cả nước với nhau. Như vậy, đã có hơn
99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã kết nối
liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
III. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH
3.1. Khái niệm
Hệ thống thông tin bệnh viện tiếng Anh là Hospital Information System, viết
tắt HIS. Hệ thống thông tin bệnh viện thường được biết đến với tên gọi khác là "Hệ
thống quản lý bệnh viện";
Mục đích: phục vụ công tác quản lý, điều hành tại Bệnh viện.
Chức năng chính: quản lý thông tin bệnh nhân và bệnh sử; quản lý bệnh nhân
đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lý bệnh án, dược, tài chính, viện phí, trang
thiết bị vật tư y tế, nhân sự...
Ngày nay, HIS là công cụ tối ưu hóa trong quản lý điều hành; phục vụ điều trị;
phục vụ nghiên cứu và đào tạo; thống kê, dự báo, dự phòng... tại các Bệnh viện.
3.2. Mục tiêu và lợi ích của hệ thống thông tin bệnh viện
a. Mục tiêu
- Tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ thông tin trong việc xử lý, quản lý
và lưu trữ dữ liệu.
- Khai thác tối đa sức mạnh công nghệ y khoa hiện đại có tại các bệnh viện
- Truy vấn và tham khảo hồ sơ bệnh án nhanh.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị cho người dân
b. Lợi ích của hệ thống thông tin bệnh viện
- Lợi ích đối với lãnh đạo bệnh viện
Giám sát hoạt động bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theo
thời gian thực. Không cần chờ báo cáo từ cấp dưới. Dữ liệu được lưu dưới dạng số
hóa, truyền qua mạng, đến ngay bàn làm việc của giám đốc. Dễ dàng thống kê. Số
liệu báo cáo tuyệt đối chính xác. Số liệu được hiển thị dưới dạng biểu đồ.
Giám sát hoạt động bệnh viện từ xa: Với hệ thống internet ban giám đốc có thể
truy cập vào máy chủ bệnh viện để kiểm tra số liệu tất cả mọi mặt hoạt động của bệnh

51
viện: nhân sự, tài chánh, lâm sàng… theo thời gian thực.
Minh bạch thông tin tài chính trong bệnh viện: Các thông tin tài chính và thuốc
men được nhập liệu chính xác và quản lý theo quy trình, loại bỏ hoàn toàn các sai sót;
Tiết kiệm giấy tờ, phim ảnh: Các thông tin nội bộ có thể truyền qua hệ thống
mạng, xóa bỏ hình thức thông tin trên giấy. Phim ảnh x quang hay các hình ảnh y
khoa lưu trữ dưới dạng Digital, dễ dàng nhân bản và chia sẻ.
Y học thực chứng, chứng cứ pháp lý: Các thông tin dù nhỏ cũng được lưu trữ
giúp làm bằng chứng khoa học và pháp lý. Lãnh đạo bệnh viện có thể truy nguyên sai
sót khi có sự cố xảy ra.
Báo cáo lên cấp trên (Bộ Y Tế, Sở Y Tế, Bảo Hiểm Y Tế): Các số liệu chuyên
môn được thống kê ngay tức thì và chuyển qua mạng internet có thể giúp nhà quản lý
y tế như Bộ Y Tế, Sở Y Tế có ngay số liệu phục vụ cho quản lý cộng đồng và quản lý
dịch bệnh. Các mẫu báo cáo thống kê được thiết kế sẵn theo chuẩn của các cơ quan
quản lý. Cập nhật nhanh chóng thay đổi của BHYT.
- Lợi ích đối với bác sĩ, y tá, nhân viên y tế
Tiết giảm thời gian làm việc: Do tất cả các công việc liên quan đến dữ liệu
được lập trình, các thao tác phức tạp trước đây được đơn giản hóa.
Kế thừa thông tin: các đơn vị chức năng không cần phải nhập liệu lại những dữ liệu
đã được người khác nhập rồi. Ví dụ tên bệnh nhân, đơn thuốc bác sĩ…
Hội chẩn online: các bác sĩ cùng làm việc trên hệ thống và thấy được dữ liệu
của nhau, cùng phát hiện sai sót và cùng đối chiếu công việc của nhau.
Chẩn đoán từ xa: các thông tin bệnh nhân dưới dạng digital có thể gởi lên mạng
Ineternet hoặc email để cùng hội chẩn từ xa.
Giảm thiểu sai lầm y khoa: các thông tin giúp trí nhớ như bài giảng y khoa,
thông tin thuốc, xét nghiệm được cung cấp cho bác sĩ ngay khi bác sĩ cần. Các hệ
thống hỗ trợ chẩn đoán, hỗ trợ điều trị được lập trình sẵn giúp tránh sai sót. Các đơn
thuốc được in ấn rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc.
Hệ thống thông tin nội bộ: các bác sĩ có thể trao đổi thông tin chuyên môn
qua các forum nội bộ. Hệ thống này có thể dùng làm hội chẩn và đào tạo liên tục
(CME). Giám đốc có thể gửi ngay thông điệp mỗi ngày đến toàn thể nhân viên,
những thông tin này lập tức xuất hiện ngay trên màn hình làm việc của nhân viên

52
Nghiên cứu khoa học: những dữ liệu bệnh án được lưu trữ và dễ dàng trích
xuất, thống kê một cách nhanh chóng và chính xác.
- Lợi ích đối với bệnh nhân:
Tiết giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân: các thông tin hành chính bệnh nhân
được lưu trữ trên thẻ bệnh nhân và trên máy chủ. Có thể dùng lại qua thời gian. Các
thông tin thường xuyên không cần lập lại. Với số lượng bệnh nhân đông, việc tiết
giảm thời gian sẽ rất đáng kể. Có thể lập nhiều trạm thu phí ở nhiều chỗ khác nhau
giúp thuận tiện cho bệnh nhân nộp phí.
Không cần mang theo hồ sơ: Tài liệu bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống
mạng, sắp xếp theo mã số bệnh nhân. Khi bệnh nhân đến khám các tài liệu của bệnh
nhân được thể hiện đầy đủ trên màn hình. Đây là điều quan trọng đối với bệnh nhân
có bệnh mạn tính.
Sao chép hồ sơ: bệnh nhân có thể yêu cầu sao chép toàn bộ hồ sơ một cách
nhanh chóng mà không làm mất hồ sơ gốc tại bệnh viện.
Tài liệu y khoa rõ ràng: Bệnh nhân nhận được các tài liệu in dưới dạng vi tính,
đẹp mắt, rõ ràng, tránh nhầm lẫn nguy hiểm do chữ viết tay không rõ ràng.
Dịch vụ an toàn: Bệnh nhân nhận được dịch vụ khám và điều trị an toàn nhờ hệ
thống hỗ trợ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị. Hệ thống không chỉ là nơi lưu trữ thông tin
mà còn là phương tiện nhắc nhở bác sĩ đối với những sai sót thường ngày như trùng
tên thuốc, chống chỉ định thuốc…
Truy cập internet để sao lục thông tin sức khỏe của mình. Những tài liệu y khoa
như xét nghiệm, nội soi, đơn thuốc… được lưu trữ trong website của bệnh viện trong
những thư mục riêng giúp bệnh nhân có thể truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Bệnh nhân có hẳn một bộ bệnh án đầy đủ, tích lũy từ nhiều lần khám bệnh, giúp xem
xét lại toàn bộ lịch sử bệnh tật của mình.
Hóa đơn tài chính minh bạch: Bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi nhận hóa đơn
minh bạch từ hệ thống máy vi tính.
3.2. Thực trạng hệ thống thông tin bệnh viện ở Việt Nam
a. Triển khai các phần mềm quản lý bệnh viện
Triển khai phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS): 100% các bệnh viện
triển khai phần mềm HIS. Trong đó có một số bệnh viện tự phát triển phần mềm HIS,
còn lại phần lớn các bệnh viện (chiếm 92,3%) dùng phần mềm HIS của các doanh
nghiệp CNTT (FPT, Links Toàn Cầu, Đăng Quang, OneNet, Hà Thắng, Isoft, …);
53
Triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin xét nghiệm (LIS): 36 bệnh
viện trực thuộc Bộ Y tế (chiếm 92,3%) trang bị phần mềm LIS;
Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS): Cả nước có hơn 20 bệnh
viện đã trang bị hệ thống RIS-PACS;
Về triển khai phần mềm quản lý điều hành (văn bản điện tử, thư điện tử): 34
bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã triển khai phần mềm (chiếm 87,2%);
Triển khai Cổng/Trang thông tin điện tử: khoảng 92,3% các bệnh vện hạng I có
cổng hoặc trang thông tin điện tử bệnh viện.
b. Đề án thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) tại bệnh viện
(Quyết định số 4868/QĐ-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế)
Với mục tiêu thí điểm ứng dụng hệ thống PACS trong quản lý và xử lý hình ảnh,
đọc kết quả, trả kết quả chẩn đoán hình ảnh không sử dụng phim, trên cơ sở đó Bộ Y tế
đánh giá chi phí hiệu quả để có thể áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Đến nay có 20 bệnh viện (Hữu Nghị, Đa khoa quốc tế Hải Phòng, Đa khoa tỉnh
Phú Thọ, Đại học Y Dược TP.HCM, Quận Thủ Đức, Nhân dân Gia Định, Đa khoa
Thành phố Vinh, Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Thống
Nhất, Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Đại học Y Hà Nội, Hữu Nghị Việt Tiệp Hải
Phòng, Nhi Trung Ương, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê – Phú Thọ,..) đã triển khai
thành công PACS không sử dụng phim.
c. Triển khai hoạt động y tế từ xa
Bệnh viện Bạch Mai (BV hạt nhân) triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ
xa với 11 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh/thành phố (Bệnh viện Đa khoa: Bắc Giang,
Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào Cai, Ninh Bình, Hòa Bình, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Xanh Pôn – Thành phố Hà Nội);
Bệnh viện Việt Đức (BV hạt nhân) triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa
với 7 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh/thành phố (Bệnh viện Đa khoa: Hà Giang, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Điện Biên, Lào Cai, Bắc Giang. Bộ Y tế đã bổ sung
thêm các bệnh viện hạt nhân (Bệnh viện Nội tiết trung ương, Bệnh viện Thống Nhất,
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,...) tham
gia Đề án Bệnh viện vệ tinh theo Quyết định số 774/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ
xây dựng kế hoạch để triển khai Dự án Telemedicine đến các bệnh viện hạt nhân còn

54
lại thuộc Đề án Bệnh viện vệ tinh.
3.3. Hoàn thiện và sử dụng hệ thống thông tin bệnh viện
- Hoàn thiện chính sách về ứng dụng CNTT trong khối bệnh viện, cụ thể xây
dựng và ban hành chuẩn về hệ thống thông tin y tế bệnh viện. Trước mắt chuẩn hóa
biểu mẫu, hồ sơ bệnh án và các chuẩn liên quan đến phần mềm ứng dụng quản lý
bệnh viện.
- Tăng cường và mở rộng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung
cấp dịch vụ tư vấn và khám chữa bệnh từ xa nhằm đảm bảo mọi người dân tiếp cập được
các dịch vụ y tế, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu vàng xa.
- Tiến hành đánh giá phần mềm hiện có tại các bệnh viện, lựa chọn phần mềm
tối ưu để triển khai cho các bệnh viện, hạn chế kinh phí đầu tư và tăng cường hiệu quả
về ứng dụng CNTT
- Mở rộng ứng dụng DICOM và PACS phục vụ tốt cho việc chẩn đoán và điều
trị của bệnh viện
- Nghiên cứu và xây dựng bệnh án điện tử thuận tiện cho việc khai thác thông
tin và phục vụ nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng về CNTT bệnh viện, trang bị máy chủ và máy bàn và
đường truyền đáp ứng yêu cầu của phần mềm quản lý bệnh viện.
- Củng cố bộ phận (tổ) CNTT, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cán bộ
CNTT để triển khai ứng dụng y tế điện tử.
3.4. Ứng dụng hệ thống thông tin trong công việc của viên chức hộ sinh
Trong giai đoạn hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế đã và
đang được triển khai mạnh mẽ, tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Với mục tiêu, xây dựng hệ thống chăm
sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện thành công chương trình
sức khỏe Việt Nam, những chương trình lớn về ứng dụng công nghệ thông tin đang
được triển khai như: Xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân: Hồ sơ sức
khỏe điện tử ghi lại và lưu trữ thông tin tóm tắt các đợt khám chữa bệnh xuyên suốt
theo thời gian sống của người, quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu. Phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm 100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử;
Tin học hóa hoạt động trạm y tế: Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý hoạt động

55
trạm y tế, bảo đảm kết nối và chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin bệnh viện, hồ
sơ sức khỏe điện tử, hệ thống giám định và thanh toán bảo hiểm y tế, hệ thống thống kê
y tế điện tử trong toàn quốc; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ thông minh
trong phòng bệnh, môi trường, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và phòng chống
HIV/AIDS. Ưu tiên triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc theo dõi, cảnh
báo dịch bệnh trên cả nước; Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh,
khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân; các thông tin về cơ sở y tế, bác
sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường web, di động, giúp người dân có thể tra cứu thông tin y
tế dễ dàng, hiệu quả, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, kết nối với hệ tri thức Việt số hóa; Phát
triển các ứng dụng thông minh cho phép cung cấp các dịch vụ theo dõi, trợ giúp, chăm
sóc sức khỏe người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi
sức khỏe và cán bộ y tế.
Trước yêu cầu ngày càng cao của người dân về dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
cũng như những chương trình về ứng dụng công nghệ thông tin đang diễn ra, yêu cầu
đặt ra cho mỗi cán bộ, nhân viên ngành y tế không ngừng nâng cao trình độ tay nghề,
đổi mới tinh thần, tác phong và thái độ làm việc, thì một vấn đề đặt ra nữa là phải có
năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn của
mình, trong đó có đội ngũ viên chức hộ sinh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với viên chức hộ sinh sẽ mang lại nhiều
lợi ích trong các công việc như: chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh; lập kế hoạch,
tổ chức, thực hiện chăm sóc; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá diễn
biến hằng ngày; giám sát, thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý. Tổ chức khám
và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế, lập kế
hoạch, tổ chức, thực hiện khám, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh
tại nhà;giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa
gia đình tại cộng đồng… được diễn ra thuận lợi, dễ dàng

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Thảo luận về thực trạng các dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay.
Liên hệ với dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, đơn vị nơi anh (chị) công
tác.

56
Câu 2. Tác động của dịch vụ công trực tuyến đến cải cách hành chính nhà nước và
phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam?
Câu3. Thảo luận về các giải pháp phát triển CPĐT và dịch vụ công trực tuyến ở Việt
Nam.
Câu 4. Ứng dụng CNTT trong cơ quan đơn vị đang công tác diễn ra như thế nào?
Câu 5. Những khó khăn, thách thức đối với ứng dụng CNTT trong cơ quan, đơn vị
anh (chị)?
Câu 6. Nhận xét của anh (chị) về những thay đổi trong cải cách hành chính ở Việt
Nam nói chung và địa phương nói riêng?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính
phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang
thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
3. Quốc hội Việt Nam: Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
4. Quốc hội Việt Nam: Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
5. Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam, Giao dịch thương mại điện tử, NXB Chính trị
quốc gia, 2008.
6. Trần Văn Hoè, Giáo trình thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân, 2007.

57
Chuyên đề 4
KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ XỬ LÝ XUNG ĐỘT

THỜI GIAN
Tổng số tiết: 12 tiết, trong đó
- Lý thuyết: 4 tiết
- Thảo luận, thực hành: 8 tiết
MỤC TIÊU
Giúp cho học viên có công cụ để tạo lập và duy trì động lực làm việc, làm cho
cán bộ nhân viên trung thành và gắn bó với tổ chức, sẵn sàng huy động sức lực và khả
năng của mình để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Sau khi học xong, học viên cần đạt được:
1. Hiểu được tầm quan trọng của động lực, tạo động lực làm việc trong tổ chức
nói chung và trong tổ chức y tế nói riêng.
2. Nắm vững một số vấn đề cơ bản về tạo động lực làm việc.
3. Vận dụng được các phương pháp đo lường động lực làm việc trong tổ chức,
trên cơ sở đó đánh giá được thực trạng, nguyên nhân của thực trạng động lực làm việc
của nhân viên.
4. Xác định được những công việc của nhà quản lý, lãnh đạo cần làm, những kỹ
năng cần phát triển để tạo động lực làm việc cho cấp dưới.
5. Vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp các biện pháp tạo động lực làm việc
cho cấp dưới.
B. NỘI DUNG
I. KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
1.1. Động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức hộ sinh
a. Động lực và tạo động lực
- Đông lực
Có nhiều cách hiểu khác nhau về động lực. “Động lực là lý do để thực hiện hành

58
vi”4 hay “Động lực là cái thúc đẩy con người làm hoặc không làm một điều gì đó”5.
Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu về quản lý nguồn nhân lực (human resource
management) hay hành vi tổ chức (organisational behaviour), động lực được hiểu là sự
khao khát và tự nguyện của con người để nâng cao mọi nỗ lực của mình nhằm đạt được
mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó. Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con
người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép, tạo ra năng suất, hiệu quả cao.
- Động lực lao động (Động lực làm việc)
Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng
cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó.
Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực
làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động
lực là sự sẵn sàng, nỗ lưc, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng
như bản thân người lao động”.
Động lực làm việc là sự thúc đẩy con người làm việc hăng say, giúp cho họ phát
huy được sức mạnh tiềm tàng bên trong và do vậy họ có thể vượt qua được những
thách thức, khó khăn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Động lực lý giải cho
lý do tại sao một người lại hành động. Một người có động lực là khi người đó bắt tay
vào làm việc mà không cần có một sự cưỡng bức, khi đó, họ có thể làm được nhiều
horn điều mà cấp trên mong chờ ở họ. Động lực làm việc thể hiện dưới nhiều khía
cạnh khác nhau như sự nhiệt tình, sự chăm chỉ, sự bền bĩ,...
Như vậy động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người. Khi con người ở
những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu
mong muốn khác nhau. Chính vì động lực của mỗi con người là khác nhau vì vậy nhà
quản lý cần có những cách tác động khác nhau đến mỗi người lao động để đạt được
mục tiêu trong quản lý.
Động lực lao động đóng vai trò quan trọng trong sự tăng năng suất lao động khi
các điều kiện đầu vào khác không đổi.
- Tạo động lực lao động: “Tạo động lực trong lao động là hệ thống các chủ
4
Guay, F et al., (2010) Intrinsic, identified, and controlled types of motivation for school subjects in young
elementary school children. British Journal of Educational Psychology, 80(4), 711-735.
5
Broussard, s.c and Garrison, M.E.B (2004), The relationship between classroom motivationand academic
achievement in elementary school-aged children. Family and Consumersciences Research Journal, 33(2),
106-120.
’Douglas McGregor: “The Human Side of Enterprise”, Publisher: McGraw-Hill/Irwin,1985.
59
trương, chính sách và biện pháp quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho
người lao động có được động lực để làm việc”.
b. Đặc điểm nghề nghiệp và vai trò của tạo động lực làm việc cho viên chức hộ
sinh.
- Đặc điểm nghề nghiệp
Lực lượng hộ sinh là đội ngũ nhân lực y tế đã được đào tạo và sử dụng ở nước
ta từ những năm 40 của thế kỷ XX. Trong hoạt động của mình, người hộ sinh luôn
đồng hành cùng các bà mẹ trong các cuộc sinh đẻ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
trước, trong và sau sinh. Hộ sinh Việt Nam, ngoài nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ sơ sinh, còn thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn khác tại cơ sở y tế và cộng
đồng như: Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám và
điều trị một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần;
chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi; tiêm chủng mở rộng…
Là một phần trong hệ thống nhân lực ngành y tế, nên đặc điểm nghề nghiệp của
hộ sinh cũng chính là đặc điểm chung của nghề y.
Thứ nhất, hoạt động của ngành y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhân dân,
tính mạng người bệnh và đòi hỏi nhiều lao động.
Nguồn nhân lực trong ngành y tế có vai trò quan trọng vì liên quan trực tiếp
đến tính mạng người bệnh, sức khỏe của nhân dân, chất lượng cuộc sống, chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Việc cung ứng các
dịch vụ y tế theo từng người bệnh về bản chất đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Trong
cung ứng mỗi dịch vụ y tế, ít nhất cần có sự tiếp xúc riêng trực tiếp giữa nhân viên y
tế và người bệnh. Trong những ca phức tạp có thể cần tới cả một kíp (tập thể) với các
thành phần khác nhau dành riêng cho việc chăm sóc cho một người bệnh. Thậm chí
có những ca đơn giản nhưng vẫn cần hàng loạt các dịch vụ kỹ thuật, chuyên môn khác
nhau phối hợp chăm sóc cho một người bệnh. Vì vậy, bản chất của việc cung ứng
dịch vụ y tế đòi hỏi một lực lượng nhân lực đủ lớn, và bất chấp nguồn chi trả, tỷ lệ
tương đối lớn ngân sách chăm sóc sức khỏe cần được dành cho nhân lực y tế. Việc
đầu tư cho nguồn nhân lực y tế rất có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội, và cũng như
việc đầu tư vào lĩnh vực khác, khi đầu tư vào nhân lực y tế cần bảo đảm rằng nguồn

60
lực này được sử dụng hợp lý và tránh lãng phí. Nhân lực trong ngành y tế thường phải
làm việc với cường độ lớn (đội khi liên tục 24/24 giờ; nhất là ở các bệnh viện quá tải);
môi trường làm việc độc hại (dịch bệnh, truyền nhiễm, phóng xạ,…) Chính vì thế họ
cần được đãi ngộ đặc biệt.
Thứ hai, giáo dục và đào tạo nhân lực y tế cần sự đầu tư lớn, sự phối hợp chặt
chẽ và có kế hoạch. Vì quy mô nhân lực y tế rất lớn, khoản đầu tư vào các cơ sở đào
tạo nhân lực y tế cũng phải rất lớn để duy trì quy mô và đáp ứng nhu cầu gia tăng theo
dân số. Thêm vào vấn đề quy mô đội ngũ nhân lực rất lớn, việc đào tạo cán bộ y tế và
đặc biệt là đội ngũ bác sỹ, cần một khoảng thời gian rất dài với sự kiểm tra giám sát
chặt chẽ và rất tốn kém. Ví dụ như một bác sỹ phải qua 6 năm đào tạo trên giảng
đường đại học mới có được kiến thức cơ bản và phải mất vài năm dưới sự kèm cặp
của các bác sỹ kinh nghiệm khác trong các cơ sở y tế mới có đủ năng lực để hành
nghề có hiệu quả. Với một số chuyên ngành/chuyên khoa thì thời gian đào tạo và thực
hành thậm chí còn lâu hơn. Các cơ sở đào tạo và giáo viên cần tính đến không chỉ nhu
cầu chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hiện nay, mà còn phải tính đến xu hướng nhu cầu
trong tương lai. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng và già hóa dân số, sự biến đổi về kinh tế
và xã hội và sự xuất hiện của các bệnh mới và tái phát bệnh cũ, nên nhu cầu chăm sóc
sức khỏe về mặt quy mô và cơ cấu đang thay đổi nhanh chóng. Để đáp ứng với những
thay đổi nhanh chóng và cung cấp dịch vụ y tế, trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao
y tế phù hợp nhằm đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe hiện nay và trong tương
lai, đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp và xây dựng kế hoạch lâu dài trong và giữa hai ngành
giáo dục và y tế.
Các phương pháp phòng và chữa bệnh cũng có tiến bộ nhanh chóng (ước tính
chu kỳ phân rã kiến thức về y tế - tức là thời gian để một nửa kiến thức trở thành lạc
hậu không dùng được nữa - là khoảng 5 năm).
Sự phát triển không ngừng của công nghệ và kỹ thuật trong y tế đòi hỏi các cơ
sở đào tạo phải thường xuyên cập nhật chương trình giảng dạy và những người hành
nghề y phải liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong suốt đời làm việc.
Thứ ba, nhân lực ngành y tế làm việc trong môi trường có nhiều rủi ro và
độc hại. Tình hình sức khỏe và các can thiệp y tế luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro
và sự không chắc chắn. Bệnh nhân không thể biết gặp ai khám để được chữa trị tốt

61
nhất, hoặc không thể biết đâu là phương pháp chữa trị tốt nhất. Những người khám
bệnh cũng không thể chẩn đoán bệnh chính xác mọi lúc, hoặc biết chính xác mỗi
bệnh nhân sẽ phản ứng như thế nào đối với phương pháp điều trị. Mặc dù sự không
chắc chắn là không thể tránh được, các thầy thuốc hay lờ đi tầm quan trọng của nó.
Cách mà các thầy thuốc phản ứng lại với sự không chắc chắn trong chẩn đoán và
điều trị, và những chất vấn của người bệnh và thân nhân về cách hành nghề có thể
có tác động xấu tới những quá trình ra quyết định phức tạp này, dẫn đến chỉ định
quá nhiều dịch vụ chẩn đoán nhằm giảm đến mức tối thiểu mọi sự không chắc
chắn. Bản chất không chắc chắn nói trên đòi hỏi tăng các cơ hội chia sẻ kinh
nghiệm lâm sàng, nhưng cũng đòi hỏi giám sát và điều tra khi nào có tai biến xảy
ra nhằm rút kinh nghiệm và giúp cải tiến quá trình ra quyết định của các thầy thuốc
đang đối mặt với nhiều sự không chắc chắn.
Thứ tư, nhân lực y tế có đặc thù riêng về đạo đức nghề nghiệp. Ở Việt Nam,
ngành y tế lúc nào cũng nhắc đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ
mẫu”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng dã từng phát biểu về đặc trưng của nghề y: “Ít
có nghề nghiệp nào mà xã hội đòi hỏi về phẩm chất và tài năng cao như đối với người
làm công tác y tế. Ðó là một nghề đặc biệt, đòi hỏi hiểu biết sâu rộng, tấm lòng nhân
ái, sự từng trải và kinh nghiệm, một nghề mà mọi công việc dù là nhỏ, đều có liên
quan đến tính mạng con người và hạnh phúc gia đình…”
Nghề y là một nghề cao quý, được xã hội tôn trọng trước hết bởi vì có nhiệm
vụ chữa bệnh cứu người, bảo vệ sự sống và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đó là
một nghề đòi hỏi phải có lòng nhân ái, dám chịu đựng vất vả, hy sinh để cứu người,
tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi bệnh nhân, thực hiện các quy tắc ứng xử có trách
nhiệm và không phân biệt đối xử... Tuy nhiên, kỳ vọng rất cao của xã hội đối với
người thầy thuốc cả về chất lượng và đạo đức lại bị đe dọa bởi áp lực tất lớn từ bất
cập của thị trường và các quy định và chế tài chưa đầy đủ để đảm bảo các chuẩn mực
cao về y đức và chất lượng chăm sóc y tế tốt cho tất cả mọi người, không phụ thuộc
vào khả năng chi trả.
- Vai trò của tạo động lực làm việc cho viên chức hộ sinh
Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng một cách hợp lý nguồn
lao động, khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực công người nhằm không ngừng

62
nâng cao năng suất lao động của tổ chức. Bên cạnh đó, tạo động lực còn nhằm mục
đích thu hút và gắn bó các cá nhân với tổ chức bởi vì khi người lao động có động lực
làm việc thì họ hăng say với công việc, với tổ chức. Tạo động lực làm việc cho cán
bộ, công chức trong tổ chức của nhà nước vì thế có ý nghĩa rất lớn
Tạo động lực làm việc là một trong những chức năng quan trọng của lãnh đạo,
quản lý, nó là yếu tố mang tính quyết định hiệu quả làm việc và khả năng phát triển
của tổ chức dù đó là tổ chức, đơn vị của nhà nước hay tư nhân.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước (như bệnh viện, trường
học…) hoạt động mang tính phụ vụ công với nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà
nước. Nếu thiếu động lực làm việc, quyền lực và pháp luật của Nhà nước có thể bị vi
phạm, đơn vị hoạt động không những không hiệu quả mà còn gây lãng phí lớn về cả
tài lực vật chất mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào Nhà nước.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà
nước đang đối mặt với tình trạng “cháy máu chất xám” của đội cán bộ, người lao
động có trình độ cao ra làm cho các tổ chức tư nhân hoặc nước ngoài. Đó là thực tế và
là một thách thức lớn đối với các cơ quan đơn vị và người đứng đầu. Bởi vậy, tạo
động lực lao động cho người lao động phải được đổi mới, điều chỉnh phù hợp với sự
vận động của xã hội.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy, tạo động lực làm việc cho viên chức hộ sinh có
ý nghĩa hết sức quan trọng.
Với cá nhân người lao động là hộ sinh. Giúp họ đạt được mục tiêu của bản
thân, có cơ hội để thành công trọng công việc và cuộc sống. Nếu có động lực hộ
sinh viên sẽ hài lòng với công việc và có ý thức tự phát triển và hoàn thiện bản thân.
Với tổ chức, đơn vị: viên chức hộ sinh có động lực làm việc sẽ tăng hiệu quả công
việc, năng suất lao động được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng khám và chữa
bệnh, thu hút được người bệnh (với tư cách là khách hàng). Mặt khác, tạo động lực làm
việc còn giúp tổ chức thu hút, giữ chân những người lao động có trình độ, tay nghề, có kỹ
năng tốt từ đó nâng cao vị thế, uy tín đối xã hội.
Các nhà quản lý thường đặt câu hỏi: “Làm thế nào để nhân viên cung cấp dịch
vụ tốt hơn cho khách hàng, công dân; làm thế nào để nhân viên không ngừng đổi mới,
sáng tạo hơn và làm việc với kết quả cao hơn?”. Để trả lời câu hỏi này, người ta

63
thường cố gắng tuyển dụng những nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc, tiến hành
các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nhân viên hay đầu tư hàng loạt
để cải thiện điều kiện làm việc và áp dụng công nghệ cao. Những nỗ lực này, dù rất
cần, nhưng chưa đủ để khiến cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Theo Carter, s., Shelton, M (2009), Blumberg, M. và Pringle (1982), hiệu suất
làm việc của nhân viên phụ thuộc đồng thời vào 3 yếu tố :
Năng lực của bản thân cá nhân đổ’, là khả năng của cá nhân đó trong thực hiện
và giải quyết công việc. Năng lực cũng bao gồm kiến thức, kỹ năng, hiểu biết và kinh
nghiệm cho phép cá nhân hoàn thành công việc được giao. Nói cách khác, cá nhân
cần “biết làm” công việc đó.
Nguồn lực, điều kiện để thực thi công việc, gồm: công cụ, trang thiết bị, nguyên vật
liệu, sự hỗ trợ, cơ chế... để cá nhân có thể phát huy được năng lực của mình. Nói cách khác,
cá nhân cần có điều kiện để “có thể làm ” công việc đó.
Động lực làm việc : cá nhân phải mong muốn đạt kết quả cao trong công việc.
Nói cách khác, cá nhân cần “muốn làm” công việc đó với kết quả cao.
Để cá nhân có được kết quả làm việc cao, cần hội đủ ba yếu tố này. Nếu một
trong ba yếu tố này không được đảm bảo, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả làm việc
của cá nhân và nhóm làm việc.
Cụ thể hơn, Carter, s., Shelton, M (2009) đưa ra công thức về hiệu suất làm
việc như sau6:
P=AxRxM
Trong đó:
P: Hiệu suất làm việc (Performance)
A: Khả năng /năng lực làm việc (Ability)
R: Nguồn lực (Resources)
M: Động lực/động cơ làm việc (Motivation)
Công thức này cho thấy tầm quan trọng của động lực làm việc đối với kết quả
làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức, và do đó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc
của cả tổ chức. Nếu động lực làm việc bằng 0 thì một người dù có khả năng làm việc

6
Xem Carter, S-, Shelton, M., The Performance Equation - What makes truly real,
sustainable performance", Apter Development LLP (2009)
64
tốt và có đầy đủ nguồn lực cũng cổ thể không thực hiện được mục tiêu Nhưng một
người có động lực làm việc cao có thể đạt hiệu suất lảm việc như mong đợi, kể cả khi
người đó hạn chế về kiến thức, kỹ năng. Một ví dụ rõ nhất có thể minh hoạ cho
trường hợp này là một người mới được tuyển vào làm việc cho tổ chức mặc dù có kỹ
năng và kinh nghiệm ít nhưng nếu có động lực làm việc cao có thể làm cho họ tích
cực học tập và phát triển nhằm khắc phục những hạn chế và đạt được kết quả như
mong muốn.
Ngoài hiệu suất, động lực làm việc của người lao động còn ảnh hưởng đến
những khía cạnh khác trong tổ chức. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người lao
động có động lực làm việc thì tai nạn nghề nghiệp ít xảy ra hơn, các vấn đề vi phạm
đạo đức, bỏ việc hoặc tỉ lệ vi phạm kỷ luật cũng ít hơn. Người có động cơ làm việc
cũng sẽ ít cảm thấy bị trầm cảm hơn, thấy công việc thú vị hơn và do đó sức khoẻ về
thể chất và tỉnh thần tốt hơn. Người cỗ động lực làm việc cao sẽ gắn kết với tổ chức
hơn, họ cũng sáng tạo hơn và phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn, do đó họ sẽ
đóng góp vào thành công của tổ chức. Chính vì vậy, những người lao động có động
lực làm việc của tổ chức được coi là tài sản quý giá nhất của bất cứ tồ chức nào.
Trong tổ chức càng nhiều người lao động có động lực làm việc thì nguồn nhân lực
của tổ chức càng ồn định ít người muốn rời tổ chức, ngược lại họ muốn gắn bó lâu dài
với tổ chức; các mối quan hệ hợp tác trong tố chức và môi trường làm việc của tổ
chức cũng tốt hơn.

Như vậy, tạo động lực làm việc là một trong những chức năng quan trọng của
nhà quản lý, nó là yếu tố mang tính quyết định hiệu quả làm việc và khả năng cạnh
tranh của tổ chức cho dù đó là tổ chức của nhà nước hay tổ chức tư. Tuy nhiên đối với
bất cứ quốc gia nào, việc tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức có tầm quan
trọng đặc biệt vì họ là bộ phận quan trọng nhât quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của
bộ máy nhà nước. Động lực có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ
chức. Điều này luôn luôn đúng với bất cứ tổ chức nào, nhưng đối với tổ chức nhà
nước điều này quan trọng hơn bời vì nếu cán bộ, công chức không có động cơ làm
việc hoặc động cơ làm việc không tích cực thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc
của cơ quan nhà nước và điều này sẽ có tác động không tốt đến xã hội, đến công dân

65
(đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước)
Cơ quan nhà nước là những tổ chức do nhà nước thành lập để thực thi quyền
lực nhà nước, hoạt động mang tính phục vụ công với nguồn kinh phí lấy từ ngân sách
nhà nước. Nếu thiếu động lực làm việc, quyền lực và pháp luật của Nhà nước có thể
bị vi phạm, cơ quan nhà nước hoạt động không những không hiệu quả gây lãng phí
lớn cả về tài lực lẫn vật lực mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào Nhà nước.
Nước ta đang tiến hành tiến hành cải cách hành chính ở tất cả các cấp, các
ngành và trên tất cả các lĩnh vực của đời sổng xã hội. Công cuộc cải cách hành chính
sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực,
trinh độ và động lực làm việc. Đội ngũ cán bộ, công chức là chủ thể của các hành
động trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. Họ là người thể chế hóa các quy
định của pháp luật để đưa vào cuộc sống, xây dựng nên bộ máy quản lý và các quy
định về sử dụng các nguồn lực trong quá trình.quản lý, hay nói cách khác công chức
chính là người đề ra các quy định và họ cũng chính là người thực thi các quy định đó.
Vì vậy, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức có ý quan trọng đối với hiệu lực,
hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, nếu có đội ngũ công
chức có nâng lực, trình độ thì chưa hẳn là đã làm cho hiệu quả quàn lý hành chính
được nâng lên nếu bản thân người công chức thiếu động lực làm việc. Do đó, để nâng
cao chất lượng và hiệu quả làm việc của cấp dưới, nhà quản lý cần phải quan tâm
trước hết đến tạo động lực làm việc cho họ. Mặt khác, trong bổi cảnh hiện nay các cơ
quan nhà nước đang đổi mặt với “làn sóng ra đi” của đội ngũ cán bộ, công chức ra
làm cho các tổ chức tư nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Đây cũng là một thách thức lớn
đối với các cơ quan nhà nước khi phải cạnh tranh rất mạnh với các tổ chức trong khu
vực tư để thu hút và giữ chân người tài.
1.2. Một số lý thuyết cơ bản về tạo động lực làm việc
a. Thuyết về nhu cầu của Abraham Maslow
Theo nhà tâm lý học người Mỹ, Abraham Maslow: nhu cầu của cong người
được chia thành 5 loại và được xếp hạng như sau:
Nhu cầu vật chất (sinh lý): là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân
cuộc sống của con người như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở. .. khi nhu cầu này
chưa được thỏa mãn thì các nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được người lao động làm

66
việc..
Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu về sự an toàn cho bản thân, sự ổn định cuộc
sống cũng như nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc làm, mất
tài sản; được làm việc trong môi trường đảm bảo về y tế, môi đảm bảo các trợ cấp,
phúc lợi xã hội cần thiết.
Nhu cầu xã hội: là những nhu cầu được quan hệ với những người khác để trao
và nhận tình cảm, sự quý mến hay sự chăm sóc của mọi người. Đây chính là nhu cầu
về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình hay các nhu cầu hội nhập vào cuốc sống xã
hội.
Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và
tôn trọng. Loại nhu cầu này dẫn tới sự mong muốn đạt được quyền lực, uy tín, địa vị,
lòng tự tin, cơ hội thăng chức.
Nhu cầu tự hoàn thiện: Nhu cầu này cũng thể hiện sự khát vọng, nỗ lực để đạt
được mong muốn của bản thân. Khi họ làm được những công việc nào đó theo sở
thích và thành công thì họ mới cảm thấy hài lòng.
Thuyết nhu cầu của Maslow có ý nghĩa quan họng đổi với các nhà quản lý.
Muổn động viên người lao động, nhà quản lý cần hiếu họ đang ở cấp bậc nhu cầu nào.
Từ sự hiểu biết đỏ cho phép nhà quản lý đưa ra các giải pháp phù hợp với việc thỏa
mãn nhu càu cùa người lao động đồng thời đảm bảo đạt đến các mục tiêu tổ chức.
Nhà quản lý cần hiểu được nhân viên đang ở cấp độ nhu cầu nào, trên Cơ sở đó đưa ra
các biện pháp phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, tạo động lựccho họ hoàn
thành công việc với chất lượng cao.
b. Thuyết hai yếu tố của Frederic Herzberg
F. Herzberg đưa ra lý thuyết về sự thỏa mãn công việc và việc tạo động lực.
Theo học thuyết này, sự thỏa mãn hay không thỏa mãn đối với công việc được chia
thành 2 nhóm:
Nhóm yếu tố duy trì: là những yếu tố thuộc về môi trường tổ chức như: các
chính sách và chế độ quản trị của công ty, sự giám sát công việc, tiền lương, các quan
hệ con người, điều kiện làm việc. Nếu các yếu tố này mang tính chất tích cực sẽ có
tác động tạo động lực lao động cho người lao động.
Nhóm yếu tố thúc đẩy: là các yếu tố then chốt tạo nên sự thỏa mãn công việc

67
như: sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong của công việc, sự thăng
tiến, trách nhiệm lao động. Ông cũng cho rằng, khi các yếu tố này được thỏa mãn thì
mới có thể tạo nên động lực và sự thảo mãn trong công việc. Do đó, các nhà quản
lý muốn tạo động lực cho người lao động thì phải chú ý kết hợp hài hòa hai nhóm yếu
tố đó.
c. Thuyết xác lập mục tiêu của Edwin A.Locke
Edwin Locke chỉ ra rằng, quá trình làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn gốc
chủ yếu của động lực lao động. Khi một người có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp họ tập
trung nỗ lực vào thực hiện công việc.
Có thể tạo động lực làm việc và cải thiện kết quả làm việc của người lao động
nếu mục tiêu đó được họ chấp nhận và được tổ chức hỗ trợ và tạo các điều kiện cần
thiết để thực hiện. 
Các bước thiết lập mục tiêu. Để đặt mục tiêu hợp lí cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa nhà quản trị và người lao động theo 3 bước cơ bản sau:
Bước 1, xác định mục tiêu phù hợp
Mục tiêu nên cụ thể, lượng hóa được và có tính thách thức với người lao động.
Xác định rõ mục tiêu khiến người lao động hiểu yêu cầu của tổ chức, đơn vị, giúp
giảm thiểu hành vi sai trái, thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn để khẳng định bản
thân.
Bước 2, làm cho người lao động chấp nhận mục tiêu
Nhà quản trị phải cho người lao động thấy mục tiêu là hợp lí, thì người lao
động mới có nỗ lực để đạt mục tiêu.
Điều này có thể thông qua giải thích để họ hiểu rõ mục tiêu, cho họ tham gia
vào quá trình xây dựng mục tiêu và ấn định cơ chế thù lao tương ứng, người lao động
sẽ thấy đó là mục tiêu của chính họ chứ không phải là mục tiêu của người khác và ép
buộc họ chấp nhận. 
Bước 3, tạo điều kiện môi trường và cung cấp thông tin phản hồi
Cần cung cấp các thông tin phản hồi về những việc đã hoàn thành, chưa hoàn
thành, nguyên nhân giúp người lao động tăng cường nỗ lực để đạt mục tiêu.
Bổ sung các kĩ năng cần thiết cho người lao động qua đào tạo, ủng hộ và cung
cấp thông tin để người lao động thực hiện thành công các mục tiêu của doanh nghiệp.

68
Cuối cùng phải cho người lao động thấy rõ chế độ thù lao cho các nỗ lực bản
thân để thực hiện có kết quả tốt các mục tiêu của tổ chức.  
1.3. Phương pháp và công cụ tạo động lực cho viên chức hộ sinh
Tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và cho viên chức hộ sinh
nói riêng là một quá trình. Quá trình đó, cần phải tuân thủ và thực hiện theo các bước
cụ thể.
a. Nhận diện nhu cầu và động lực làm việc của viên chức hộ sinh
Vấn đề nhận diện nhu cầu và động lực làm việc tức là trả lời câu hỏi: Người hộ
sinh có nhu cầu, động lực làm việc hay không?. Để trả lời câu hỏi này, người đứng
đầu đơn vị có thể nhận biết được thông qua một loạt các biểu hiện:
+ Sự kiên trì trong thực hiện công việc;
+ Sẵn sàng thích ứng với những thay đổi;
+ Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc;
+ Mức độ nỗ lực trong thực hiện công việc;
+ Sự gắn bó trong công việc, yêu thích công việc;
+ Mức độ luân chuyển công việc;
+ Tỷ lệ bỏ việc;
+ Tỷ lệ vắng mặt;
+ Kết quả làm việc;
+ Tiến độ triển khai công việc;
+ Các yếu tố khác
Những biểu hiện trên có thể nhận biết được thông qua phương pháp quan sát,
điều tra, khảo sát hoặc qua phỏng vấn,
Xác định nguyên nhân. Xác định nguyên nhân của vấn đề phải tim được câu trả
lời cho câu hỏi: tại sao người hộ sinh trong cơ quan, tổ chức lại mất động lực làm
việc? tại sao họ chán nản và không muốn làm việc, không muốn gắn bó với cơ quan,
tổ chức? tại sao kết quả làm việc của họ không cao? ....
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của các cá nhân trong cơ
quan, tổ chức. Các yếu tố này có thể là:
+ Các yếu tố xuất phát từ bản thân cá nhân;
+ Các yếu tố xuất phát từ công việc;

69
+ Các yếu tố xuất phát từ cơ quan, tổ chức.
b. Phương pháp và công cụ tạo động lực làm việc cho viên chức hộ sinh
Thứ nhất, tạo động lực làm việc thông qua tác động vào nhu cầu
- Thường xuyên tìm hiểu để phát hiện các nhu cầu chưa được thỏa mãn bằng
cách:
+ Xác định nhu cầu nổi trội của cá nhân; mức độ đáp ứng của điều kiện làm
việc hiện tại đối với nhu cầu của cá nhân; những điều cần thay đổi để cải thiện công
việc, tạo ra sự tương hợp giữa nhu cầu của cá nhân và loại hình công việc, cho phép
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của nhân viên.
+ Thu thập, phân tích thông tin; xác định loại công việc khiến hộ sinh hài lòng
nhất;
+ Thảo luận về công việc, phân tích phản ứng của họ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu nổi trội, bằng cách:
+ Xác định điều kiện thuận lợi trong công việc tương ứng với mỗi loại nhu cầu;
+ Tạo ra các điều kiện thuận lợi đó, tạo sự hài hòa giữa nhu cầu cá nhân và công
việc, cho phép thỏa mãn tối đa nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ hai, tạo động lực làm việc thông qua công việc
Tạo động lực làm việc thông qua công việc có thể được thực hiện thông qua
các biện pháp sau:
- Phân công công việc phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường
+ Khi người làm công tác chữa bệnh nhận được công việc phù họp với khả
năng, sở trường của họ thì họ sẽ phát huy năng lực làm việc của họ một cách tối đa dù
những điều kiện dù bình thường nhất. Nhà quản ỉý cần dựa vào những đặc điểm tâm
lý cá nhân, tính cách của các dược sĩ để sắp xếp công việc cho phù hợp với họ. Muốn
vậy cần phải đảm bảo các nguyên tắc trong phân công công việc như sau:
+ Phân công công việc phù họp với kiến thức, kỹ năng hiện có và khả năng
phát triển trong tương lai.
+ Phân công công việc phải tạo cơ sở, nền tảng cho thành viên phát huy khả
năng, tiềm năng và óc sáng tạo của mình.
+ Phân công công việc phải gắn liền với kết quả thiết kế và phân tích công việc.
+ Xác định rõ ràng mục tiêu/kết quả cần đạt được của từng cá nhân.

70
Thứ ba, tạo động lực làm việc thông qua giao quyền và huy động sự tham gia
cấp dưới.
Mở rộng quyền hạn cho người lao động, giảm bớt sự kiểm soát, trao quyền tự
chủ và trao trách nhiệm cho người lao động, cho phép và thu hút người lao động thực
hiện những nhiệm vụ mà trước đây là công việc của các nhà quản lý. Việc trao quyền
bao gồm cả trách nhiệm và thẩm quyền trong thực thi công việc một cách rõ ràng cho
người lao động để họ chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao đó. Điều này, sẽ
góp phần tạo ra sự tự tin về khả năng thực thi công việc của mình và do đó công việc
được họ thực hiện sẽ tốt hơn, kết quả cao hơn đồng thời với kết quả đạt được đó họ sẽ
có thêm động lực làm việc.
Sự tham gia vào công tác quản lý có thể được thực hiện thông qua việc khuyến
khích và huy động sự tham gia của viên chức trong xác định mục tiêu, ra quyết định,
giải quyết vấn đề và thiết kế và đổi mới tổ chức. Huy động sự tham gia của viên chức
không những phát huy được trí tuệ của tập thể mà còn thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng
đánh giá cao viên chức. Đây là cơ sở quan trọng để tạo động lực cho người làm công
tác về dược.
Thứ tư, tạo động lực làm việc thông qua lương thưởng và các chế độ đãi ngộ
đối
Việc tạo động lực làm việc thông qua lương thưởng và các chế độ đãi ngộ đối
phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo lương, thưởng, chế độ đãi ngộ thỏa mãn nhu cầu cá nhân
+ Đảm bảo các nguyên tắc trả lương, tiền thưởng dựa trên kết quả công việc.
Điều này dẫn đến yêu cầu phải xây dựng các tiêu chí cụ thể, khách quan và quy trình
công khai, minh bạch, công bằng để đánh giá chất lượng làm việc và đóng góp.
Thứ năm, tạo động lực làm việc thông qua công nhận sự đóng góp
Điều này, thể hiện niềm tin của lãnh đạo cũng là một cách thể hiện sự trân
trọng và góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên cấp dưới.
Khi cấp dưới làm việc tốt, người lãnh đạo cần công nhận sự đóng góp của họ
bằng nhiều hình thức khác nhau như: Khen thưởng, giao công việc thử thách hơn,
hoặc giao quyền nhiều hơn. Khen thưởng và công nhận thành tích của người làm việc
xuất sắc không chỉ là có tính chất động viên, đánh giá cá nhân về vật chất và tinh thần

71
của họ, mà còn qua đó khuyến khích các cá nhân khác cố gắng noi theo tấm gương
của những cá nhân thành công để phát triển bản thân hơn nữa.
Thứ sáu, tạo động lực trong việc thông qua việc tạo điều kiện cho cấp dưới
phát triển
Tạo điều kiện cho viên chưc phát triển còn thể hiện thông qua tạo cơ hội thăng
tiến cho họ. Thăng tiến là quá trình một người làm việc trong tổ chức nói chung và cơ
quan nhà nước nói riềng được chuyển lên một vị trí cao hơn trong tổ chức, việc này
thường được đi kèm với việc lợi ích vật chất của cá nhân người được tháng tiến sẽ
được tăng lên đồng thời đây cũng là cơ hội để họ phát huy được năng lực của mình,
được khẳng định vả thể hiện mình.
Bất cứ cá nhân nặo cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp.
Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong cơ quan nhà nước vì sự
thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triền cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực
của họ. Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng
động lực làm việc cho cá nhân viên chức. Đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân
người giỏi đến và làm việc với tổ chức.
Thứ bảy, tạo động lực thông qua tạo môi trường làm việc lành mạnh và thuận
lợi
Một môi trường làm việc có hiệu quả là môi trường ở đó mọi người có ý thức
trách nhiệm, tự do và binh đẳng; minh bạch và lắng nghe; tin cậy và tham gia; phát
triển cá nhân; trao đổi thông tin; hiệu suất cao. Môi trường làm việc trong bất cứ tổ
chức nào luôn được các cá nhân quan tâm và để ý vì mỗi trường làm việc là yếu tố
chủ yếu liên quan đến sự thuận tiện cá nhân và nó cũng là nhân tố giúp người làm
việc trong tổ chức hoàn thiện tốt nhiệm vụ của họ.
Ngoài các điều kiện vật chất để giúp thực hiện tốt công việc, người làm việc
trong tổ chức luôn muốn có được mối quan hệ tốt với mọi người trong cùng một tổ
chức đó. Nếu nhà quản lý chủ động hoặc khuyến khích cho nhân viên tạo được bầu
không khí làm việc thân thiện trong tổ chức cũng có thể đem lại hiệu quả nhất định.
c. Một số trở ngại đối với việc có động lực và tạo động lực làm việc cho viên
chức hộ sinh
- Một trong những khó khăn trong tạo động lực làm việc trong tổ chức là du

72
nhu cầu và sự mong đợi của người lao động trong tổ chức rất đa dạng và phú phú.
Mỗi cá nhân trong tổ chức rất khác nhau và niềm tin, thái độ, giá trị, suy nghĩ, mục
tiêu khác nhau. Chính sự đa dạng này của các cá nhân trong tổ chức làm cho việc tạo
động lực trở nên khó khăn. Nếu không nhận thức được tính đa dạng của nguồn nhân
lực trong tổ chức và không hiểu rõ về các biện pháp tạo động lực phù hợp thì khó có
thể tạo động lực làm việc thành công.
- Động lực làm việc của người lao động không thể nhìn thấy mà chỉ có thể giả
định, nên trong nhiều trường hợp khó xác định được lý do tạo động lực làm việc thực
sự cho người họ. Ví dụ, có hai cá nhân trong một tổ chức có hiệu suất làm việc khác
nhau mặc dù bằng tuổi nhau, tương đương về trình độ và kinh nghiệm thì lý do tạo
được động lực làm việc cho người này chưa chắc đã là lý do tạo động lực làm việc
cho người kia.
- Bản chất của nhu cầu con người cũng tạo ra những thách thức trong việc tạo
động lực cho người lao động. Một cá nhân tại một thời điểm nào đó có thể có nhu cầu
và những mong đợi khác nhau. Thêm nữa, những điều này có thể thay đổi liện tục và
đôi khi mâu thuẫn với nhau. Điều này làm cho các nhà quản lý khó khăn trong việc
tìm ra biện pháp phù hợp để thỏa mãn các nhu cầu đó.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các bệnh viện nói riêng, vấn đề
có động lực và tạo động lực cũng đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức:
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh
tật thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại, các bệnh không
truyền nhiễm, tai nạn, thương thích ngày càng tăng, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn
biến khó lường trước; ngày càng nhiều yếu tố như môi trường, biến đổi khí hậu, xã
hội và lối sống có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân. Điều này tạo ra những áp
lực lớn cho ngành y cũng như cho công việc của bác sĩ và nhân viên y tế.
- Hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng
quá tải đã được cải thiện nhưng tại các bệnh viện tuyến TW, tuyến cuối ở các TP lớn
công suất sử dụng giường bệnh vẫn còn cao, tình trạng nằm ghép còn phổ biến ở
nhiều bệnh viện. Cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở xuống cấp, trang thiết bị y tế thiếu,
lạc hậu, không đồng bộ, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. Người dân chưa
tin tưởng vào chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở.

73
- Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, lương và phụ cấp cho cán bộ y
tế quá thấp, không tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động, môi trường lao
động, điều kiện làm việc vất vả, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn
- Cơ chế tài chính chậm được đổi mới. Giá dịch vụ y tế mới được điều chỉnh
nhưng vẫn chưa thực hiện tính đúng và thu đủ chi phí, không đảm bảo cân đối thu, chi
của đơn vị, các đơn vị chưa có nguồn tài chính vững bền để tái đầu tư và nâng cao
chất lượng dịch vụ. Phương thức chi trả dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chủ yếu là thanh
toán theo dịch vụ.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đồng bộ, nhiều luật, quy định
mới được ban hành nhưng việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm.
Điều này dẫn đến tình trạng thiếu công khai minh bạch, thiếu dân chủ trong một số cơ
quan, đơn vị; chế độ khen thưởng, kỷ luật chưa hợp lý.
II. KỸ NĂNG XỬ LÝ XUNG ĐỘT
2.1. Khái niệm xung đột
Theo Từ điển Tiếng Việt: Xung đột: sự va chạm, đánh nhau, tranh giành giữa
những nhóm người, tập đoàn người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu
thuẫn đối địch về tư tưởng, ý thức, về quyền lợi vật chất, về tôn giáo, chủng tộc hay
lãnh thổ, vvv. Xung đột có thể dùng lại ở mức “chiến tranh lạnh” vấn đề được giải
quyết thông qua đối thoại, hòa giải nhưng cũng có thể bùng nổ lên thành những cuộc
ẩu đả bằng bạo lực, thành những cuộc nội chiến hay chiến tranh biên giới đẫm máu,
nhất là những xung đột về tôn giáo và sắc tộc.
Theo Bách khoa toàn thủ mở (Wikipedia): Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về
những nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa cá nhân, nhóm hay tổ chức
Theo các nhà xã hội học: Xung đột là quá trình mà trong đó một bên (cá nhân
hoặc tập thể) nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi một bên khác (cá nhân hoặc tập thể). Nó là tình trạng mà: mục tiêu, cảm xúc,
quan điểm hoặc hành động của một bên (cá nhân hoặc tập thể) can thiệp hoặc cản trở
bên kia (cá nhân hoặc tập thê), làm cho hoạt động của họ (một hoặc cả hai bên) kém
hiệu quả, thậm chí làm các bên khó có thể chung sống và làm việc hoặc phối hợp với
nhau.

74
Trong phạm vi của chuyên đề này, khái niệm xung đột được dùng theo quan
điểm của các nhà xã hội học – xung đột trong một tổ chức, đơn vị. Trên cơ sở đó, có
thể phân loại một số loại xung đột thường gặp sau:
- Dựa vào bản chất của xung đột ta có hai loại hình xung đột chính sau:
+ Xung đột chức năng. Xung đột chức năng là xung đột liên quan đến sự khác
biệt trong công việc, cách nhìn nhận vấn đề, thường là những bất đồng căn bản về
mục đích, mục tiêu cần theo đuổi hoặc phương tiện để đạt mục tiêu.
Trong loại xung đột này, các bên xung đột đều nhận thức được sự cần thiết phải
tỉm ra giải pháp thân thiện, phù hợp, hài hòa với tất cả các bên.
+ Xung đột cảm xúc. Xung đột cảm xúc là sự xung đột mà ở đó có sự căng
thẳng về cảm xúc các bên. Nó thường xuất phát từ các xung khắc cá nhân, liên quan
đến các vấn đề về quan hệ, biểu hiện bằng các xúc cảm như tức giận, oán hận,... Xung
đột cảm xúc thường rất khó giải quyết và tác động lâu dài của nó có thể rất nặng nề
đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân. Xung đột càng kéo dài, hố sâu ngăn cách giữa các
bên xung đột càng lớn.
- Dựa vào cấp độ của xung đột
+ Xung đột nội tại bên trong cá nhân. Đó là xung đột do sự giằng xé bên trong
mỗi cá nhân. Nó xảy ra khi có sự không tương thích (có thực hoặc theo cảm nhận)
giữa mong đợi của cá nhân và mục tiêu mà tổ chức đặt ra cho họ hoặc khi họ phải tiến
hành một lựa chọn nào đó.
+ Xung đột liên cá nhân. Đó là xung đột do mâu thuẫn giữa hai cá nhân trở lên
với nhau. Xung đột liên cá nhân có thể là xung đột mang tính chức năng hoặc cảm
xúc, hoặc cả hai. Đây là cấp độ xưng đột dễ xảy ra vi liên quan mật thiết với tính
cách, khí chất,... của từng cá nhân.
+ Xung đột giữa các nhóm. Xưng đột giữa các nhóm xảy ra khi có sự đối đầu
giữa hai nhóm trở lên trong cùng một tổ chức. Xung đột này thường xảy ra do trở
ngại trong giao tiếp và phối họp giữa các nhóm.
+ Xung đột giữa các tổ chức. Xung đột giữa các tổ chức xảy ra khi có sự đối
đầu giữa hai tổ chức trở lên trong cùng trong một hệ thống.
- Dựa vào tính chất ảnh hưởng của xung đột
+ Xung đột có ảnh hưởng tích cực. Có xung đột sẽ có sự phát triển. Khi xung

75
đột hiện diện với bản chất của nó liên quan đến sự khác biệt công việc chứ không phải
là sự xung đột cá nhân, và khi tổ chức kiểm soát được quá trình phát triển của nó,
xung đột có thể là cơ sở của những hệ quả tích cực nhất định như: khích lệ sự thay
đổi, có những ý tưởng mới và sự sáng tạo trong thực hiện; làm cho các công sở trở
nên sống động hơn, thật hơn; các cá nhân cũng có cảm giác sống thật hơn, cảm giác
cần đấu tranh cho quan điềm của mình chứ không phải là cảm giác thấy nhạt nhẽo,
buồn tẻ, một chiều; phản ảnh các khúc mắc, bế tắc, mâu thuẫn đang tồn tại trong công
sở; tăng cường sự gắn kết của cá nhân với tổ chức khi họ có nhu cầu, trông đợi và có
cơ hội để thỏa mãn những trông đợi đó; giúp cá nhân và nhóm học được cách đề cao
sự khác biệt, đặc thù; giúp tạo nên dấu ấn cá nhân, nhóm.
+ Xung đột có ảnh hưởng tiêu cực. Khi xung đột hiện diện ở mức độ không
kiểm soát nổi, với tần suất lớn, hệ lụy của nó có thể rất lớn. Nó có thể đe dọa sự ổn
định của đơn vị; nó có thể dẫn đến sự xao nhãng, lệch trọng tâm: thay vì chú trọng
vào các nhiệm vụ trọng tâm vào công việc, tổ chức bị phát triển thiên lệch vào các
quan hệ và tổn thất nguồn lực cho việc tìm kiếm các biện pháp giải quyết các vấn đề
của quan hệ nhân sự chứ không phải là đế giải quyết công việc hay cải thiện đời sống;
xụng đột làm cho không khí làm việc ngột ngạt, căng thẳng, thậm chí thù địch. Xung
đột cũng có thể dẫn đến phá vỡ sự gắn kết tổng thể, tạo thành các bè phái đối lập
nhau, Xung đột làm giảm năng suất lao động. Và từ xung đột này cũng có thể sẽ dẫn
đến những xung đột khác.
2.2. Các nguyên nhân dẫn đến xung đột
Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau của xung đột, có thể nhóm các
nguyên nhân xung đột vào hai nhóm chính sau đây:
a. Nhóm nguyên nhân từ các yếu tố liên quan đến cá nhân
Trong nhóm các yếu tố liên quan đến cá nhân, có thể kể đến một số các nguyên
nhân xung đột thường gặp sau đây:
+ Nguyên nhân do sự đối lập về tính cách cá nhân: Xung đột cá nhân liên quan
đến tính cách con người, thường gắn liền với yếu tố cảm xúc cá nhân. Đó là, cảm giác
thích hay không thích tính cách của một ai đó. Do vậy, nguyên nhân và quá trình phát
triến của xung đột mang tính cảm tính.
+ Nguyên nhân do sự khác biệt về quan điểm và kỳ vọng vào công việc, tổ

76
chức và cộng sự.
+ Nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết hoặc không tôn trọng đúng mức về trách
nhiệm và chuyên môn giữa các cá nhân.
+ Nguyên nhân do sự khác biệt về nguồn gốc cá nhân: Đó là những khác biệt
về tuổi tác, điều kiện kinh tế gia đình,...
+ Nguyên nhân do sự khác biệt về năng lực công tác và cách thức hoạt động.

+ Nguyên nhân do sự xuất hiện của nhân vật thứ ba tiêu cực: Nhân vật thứ ba tiêu
cực có thể là tác nhân “đổ thêm dầu vào lửa” làm cho xung đột được nảy sinh.
b. Nhóm nguyên nhân từ các yếu tố liên quan đến tổ chức
Trong nhóm các yếu tố liên quan đến tổ chức, có thế kể đến một số các nguyên
nhân xung đột thường gặp sau đây:
+ Nguyên nhân do cơ cấu tổ chức bất hợp lý: Trong tổ chức cố quá nhiều tầng
nấc, đầu mối trung gian. Hạn chế của nó là chỉ thị từ trên xuống mất rất nhiều thời gian
và cấp dưới thưởng bị chậm thời hạn; bên cạnh đó, các kiến nghị, đề xuất từ dưới lên
cũng bị sàng lọc quá nhiều mới lên đến cấp quản lý cao nhất.
+ Nguyên nhân do tổ chức không có chiến lược: Thiếu chiến lược, thiếu định
hướng, tổ chức sẽ rơi vào tinh trạng hỗn loạn, không phương hướng và tốn kém cả về
thời gian, tiền bạc, sức lực và ảnh hưởng đến uy tín của nhà quản lý. Sự thiếu định
hướng này chính là nguyên nhân của sự rời rạc, thiếu tập trung, thiếu gắn kết và tình
trạng không thể kiểm soát nổi. Đó là một môi trường lý tưởng cho xung đột nảy sinh.
Điều này xảy ra ngay cả trong trường hợp tổ chức có đầy đủ cả chiến lược và kể
hoạch nhưng chỉ là hình thức chứ không có hiệu lực thực tiễn.
+ Nguyên nhân do sự không tương thích giữa trách nhiệm và thẩm quyền. Khi
cá nhân được phân công trách nhiệm, họ cần thẩm quyền tương ứng - bao gồm điều
kiện vật chất cũng như hỗ trợ về tinh thần (sự phối hợp của đồng nghiệp, ừang thiết
bị, kinh phí...). Thiếu những điều kiện này, và trong trường hợp tồi tệ nhất, cá nhân sẽ
bị bất lực trước những yêu cầu của nhiệm vụ. Khi đó, xung đột sẽ xảy rạ không chỉ
giữa các cá nhân liên quan trong nhóm hành động mà còn xảy ra trực tiếp giữa họ và
các nhà quản lý.
+ Nguyên nhân do sự phân công công việc không hợp lý dẫn đến sự không

77
tương thích về năng lực và chức trách. Nhân viên thiếu các kiếri thửc, quan điểm, kỹ
năng và kiêu thái độ cân thiêt đê thực thi, Phân công và đánh giá không hợp lý như
xáo trộn thường xuyên hoặc đột xuất về chức trách hoặc giữa các cá nhân, đặc biệt
liên quan đến việc đánh giá kết quả thực thi là nguyên nhân của các xung đột.
+ Nguyên nhân do sự thiếu tính minh bạch và sự tham gia trong tổ chức lao
động.
+ Nguyên nhân dó hệ thống quy trình, thủ tực làm việc không được xây dựng
và tổ chức thực hiện một cách khoa học có thể dẫn đến lối mỏn và sự nhàm chán
trong thực hiện cũng là nguyên nhân dẫn đến xung đột,
+ Nguyên nhân do đánh giá kết quả không thực chất, không lấy kết quả thực
hiện làm đối tượng chính, chế tài khen thưởng và kỷ luật không hợp lỷ.
+ Nguyên nhân do quá trình giao tiếp mang tính tiêu cực. Khi công sở duy trì
một lối sống xa cách, nghi kỵ, tôn vinh thái quá các quan hệ không chính thức, thiếu
một cơ chế giao tiếp mở và dân chủ trong ban hành quyết định, hệ lụy của nó là sự
ngột ngạt, căng thẳng và lệch trọng tâm trong hành động. Cũng có tình trạng thông tin
không được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác hoặc theo cách phù hợp. Chính
sự úp mở hay bưng bít thông tin này dẫn đến thái độ nghi kỵ, cảm giác bị đối xử bất
công bằng trong việc hưởng quyền được thông tin và dẫn đến các bình luận khác nhau
về vấn đề - tức là có những đồn đại không đáng có. Nếu như các nhà quản lý và tập
thể có thói quen né tránh, không có chiến lược để đối diện và tìm cách giải quyết, thì
các xung đột có xu hướng ngày càng nhiều hơn, trầm trọng hơn.
2.3. Quy trình giải quyết xung đột
Quản lý xung đột cần được tiến hành theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên
trong quản lý xung đột là phân tích xung đột. Phân tích xung đột sẽ cung cấp cho nhà
quản lý nguồn thông tin quan trọng để quản lý xung đột.
Để phân tích xung đột, cần tiến hành các bước sau:
Bước 1. Nhận diện tình hình
Ở bước này, cần xem xét vấn đề thực sự ở đâu? Điều gì đang thực sự diễn ra, ai
đang tham gia vào quá trinh xung đột, có cần thêm thông tin để làm sáng tỏ vấn đề
không? Trả lời các câu hỏi này cho phép chúng ta tập trung vào trọng tâm của xung
đột (vấn đề thực sự) thay vì bàn về triệu chứng của xung đột;

78
Bước 2. Xác định nhu cầu của các bên
Xác định các cá nhân liên quan đến xung đột, mỗi cá nhân thực sự muốn gì.
Xác định được nhu cầu của các bên cho phép tìm kiếm các giải pháp cả hai bên đều
đồng thuận. Ngay cả khi không thể thực hiện được điều này, cần xác định rõ mục đích
của các bên để có sự hiểu biết lẫn nhau;
Bước 3. Đánh giá tình hình
Xung đột thuộc quy mô có thể quản lý được hay phải phân tách thành nhiều
vẩn đề nhỏ? Nếu tham gia giải quyết xung đột, liệu có khả năng “thanh toán” được
xung đột?
Bước 4. Quyết định trình tự xử lý xung đột
Hai bên xung đột lựa chọn quy trình nào để giải quyết xung đột? Có cần phải
thảo luận vấn đề theo một trật tự cụ thể hay không? Chương trình như thế nào? Thời
hạn ra sao? Quy tắc đàm phán như thế nào? Ai triệu tập và chủ trì các cuộc họp ? Có
ký thỏa thuận cuối cùng hay không ? Ngoài ra, cần xác định loại quy trình đàm phán -
chính thức (có người trung gian) hoặc phi chính chính thức thông qua thảo luận (với
sự hỗ trợ của người điều hành thảo luận,v.v.)
Bước 5. Tìm kiếm giãi pháp
Xem xét xem liệu các bên có muốn thương lượng về các vấn đề ? Người hòa
giải có phải đưa ra các giải pháp thỏa hiệp cụ thể ? Các bên có cần phải xây dựng đề
xuất riêng của mình hay phải làm việc cùng nhau trên cơ sở thỏa thuận chung và sau
đổ thương lượng từng phần?
Giai đoạn này cần tiến hành với sự có mặt của cả hai bên. Trong giai đoạn này,
hai bên cần lắng nghe nhau. Điều quan trọng là các bên cần hiểu mục đích và nhu cầu
của nhau để có thể đi đến giải pháp làm hài lòng tất cả mọi người. Thông thường, ở
đây, cần sử dụng kỹ năng đàm phán. Khi thảo luận về giải pháp, nhu cầu cùa các bên
và giải pháp cần được mô tả một cách hết sức cụ thể.
Bước 6. Xây dựng kế hoạch hành động
Khi đã đạt được thỏa thuận, hai bên cần có cùng cách nhìn nhận đối với kết
quả. Đe thẩm định điều này, hai bên cùng xây dựng và thống nhất kế hoạch hành
động cần tiến hành. Kê hoạch hành động này cần há sức cụ thể và khả thi.
2.4. Các phương pháp giải quyết xung đột và vận dụng cho viên chức hộ sinh

79
Trong giải quyết xung đột, có thể lựa chọn các phương pháp, biện pháp giải
quyết sau đây:
- Phương pháp né tránh (lảng tránh). Là phương pháp giải quyết xung đột
bằng cách phó mặc cho đối phương định đoạt hoặc người thứ ba định đoạt. Phương
pháp này thường áp dụng khi vấn đề không quan trọng, hoặc người thứ ba có thể giải
quyết vấn đề tốt hơn, hoặc hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại.
Lựa chọn biện pháp này có thể đem lại cái lợi trước mắt. Nó giúp các cá nhân
có thời gian suy ngẫm về những gỉ đã và đang diễn ra giữa họ, các nguyên nhân và
các vấn đề liên quan. Do vậy, thời gian cho phép các bên trở nên bỉnh tĩnh và sáng
suôt hơn trong nhìn nhận vấn đề.
Tuy nhiên, về lâu dài, trong một số trường hợp mức độ trầm trọng của xung đột
sẽ tăng lên nếu không có phương pháp giải quyết nào phù hợp.
- Phương pháp nhường nhịn (nhượng bộ. Là phương pháp xử lý xung đột bằng
cách sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình mà không đòi hỏi hành động tương tự từ
phía bên kia. Cách thức này thường được áp dụng khi giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là
ưu tiên hàng đầu hoặc khi cả thấy vấn đề quan trọng với người khác hơn với mình.
Phương pháp này, chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Nếu phải nhường nhịn
trong thời gian dài, dân đên sự thua thiệt quá nhiêu vê phía bản thân, thì bên nhường
nhịn cũng có thể sẽ thay đổi.
- Phương pháp cạnh tranh. Bản chất của cạnh tranh là khi mỗi bên chỉ quan
tâm đến lợi ích và quan điểm của bản thân và thậm chí cho rằng trong mọi trường họp
chỉ có một bên duy nhất thắng cuộc hoặc thống trị. Một bên không chấp nhận bên kia
hoặc lấn át bên kia.
Theo phương pháp này, cả hai bên đều sẽ không có lợi. Thông thường, khi đã
rơi vào tâm trạng hiếu thăng, tự tin rằng lý lẽ của mình là đúng nên cần phải đạt thế
thống trị. Những va chạm trong giao tiếp, kể cả khi bên kia chấp nhận nhường nhịn,
vẫn có thể dẫn đến việc bên hiếu thắng đưa ra những lời lẽ kiểu tấn công hoặc thậm
chí xúc phạm bên kia. Chính vì vậy, xung đột sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn và
các bên không dễ kiểm soát được tình thế. Nhiều khi sẽ đẫn đến kết cục bi kịch.
- Phương pháp thỏa hiệp. Phương pháp thỏa hiệp là khi một hoặc các bên quan
niệm rằng để đạt được một mục tiêu nhất định cần phải chấp nhận một số điều. Họ có
thể thỏa thuận với nhau anh được một cái gì đó và tôi cũng được một cái-gì-đó hơn là
80
cả hai phủ nhận nhau hoàn toàn và không được gì.
Có thể là do một lý do nào đó kiểu như “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô” hay “lùi
một bước tiến ba bước” nhưng cũng có thể do áp lực của một bên thứ ba nào đó
chẳng hạn như tập thể.
Theo phương pháp này, các bên chấp nhận một số quan điểm hoặc hành động
của bên kia cho dù họ không tin là điều đó đúng. Sự chấp nhận thua thiệt này có thể là
tích cực cũng có thể là tiêu cực cho tổ chức.
- Phương pháp họp tác. Là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn
tất cả mọi người có liên quan. Khi họp tác cá nhân thường cố gắng phối hợp với người
khác để tìm ra giải pháp sao cho cả hai bên đều cảm thấy hài lòng. Nó thường được sử
dụng trong tình huống cả hai bên đều có những quyền lợi rất quan trọng cần thoả hiệp và
cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên.
Sở dĩ có hợp tác là khi một hoặc các bên quan niệm rằng xung đột trong tổ
chức là đương nhiên, là hệ quả của sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, vì vậy, các
bên cần cộng tác để tìm ra giải pháp vì lợi ích đa phương. Đồng thời, các bên cũng
không xem sự cộng tác, phối họp tìm giải pháp là biểu hiện của sự nhường nhịn.
Phương pháp này dẫn đến các bên sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt, trái ngược và mâu
thuẫn; sẵn sàng tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của bên kia. Cả hai bên cùng cởi mở
bàn bạc, giải thích nguyên nhân, cảm nhận. Cùng nhau lựa chọn cách giải quyết vì lợi
ích của các bên.
Phương pháp này sẽ góp phần củng cố không khí hài hòa, đoàn kết trong nội
bộ. Mỗi bên rút được kinh nghiệm để tránh dẫn đến xung đột.
- Phương pháp quyền lực. Giải quyết xung đột bằng phương pháp quyền lực là
khi người có thẩm quyền quyết định chấm dứt xung đột bằng chính quyền lực mình
có. Đây là, một phương pháp quyết đoán nhưng không mang nhiều tính hợp tác, bởi
nó là cách giải qụyết thiên về hướng quyền lực. Phương pháp này sử dụng tốt nhất
trong những tình huống đòi hỏi vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng (ví dụ như
trọng trường hợp khẩn cấp), người quyết định biết chắc mình đúng và xung đột không
phải lâu dài và định kỳ.
- Phương pháp giúp đỡ. Phương pháp giúp đỡ là phương pháp mà khi người có
điều kiện giúp đỡ đối tượng đê giải quyêt xung đột. Sự giúp đỡ này có thê bỏ qua
quyền lợi của chính họ để thoả mãn nhu cầu của người khác. Phương pháp này có thể
phát huy hiệu quả tốt nhât khi vấn đề cần giải quyết trở nên đặc biệt quan trọng với
81
người khác hơn là bản thân người giúp đỡ, hoặc khi người giúp đỡ đặt tiêu chí duy trì
sự hoà đồng và hài hoà trong tổ chức lên hàng đầu.
- Phương pháp nhân vật thứ ba tích cực. Trong rất nhiều trường hơp, nên lựa
chọn nhân vật thứ ba tích cực làm trung gian hòa giải. Đây là một trong những biện
pháp phổ biến ở nhiều công sở. Nhân vật này có thể chính danh là thành viên của các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong cơ quan (như công
đoàn hoặc nữ công) nhưng cũng có thể là không phải nằm trong các tổ chức đó.
Điều quan trọng là nhân vật thứ ba này phải là người có uy tín, cỏ khả năng
giao tiếp, thuyết phục tốt, và điều quan trọng nhất là không có xung đột trực tiếp với
đối tượng. Ngoài ra, nhân vật này không nên chỉ hòa giải mà cần có thành ý thực sự
đối với các bên đang gặp khó khăn và vì sự đoàn kết chung của cả tổ chức. Bên cạnh
đó, bất kế nhân vật thứ ba này có tài giỏi và được trông cậy nhiều đến đâu, họ cần biết
tôn trọng ranh giới và phạm vi của tư vấn, còn giải pháp phải là do các bên trực tiếp
đưa ra.
Ở đây cần phải khẳng định rằng, cái gốc của việc giải quyết xưng đột thành
công là bản lĩnh của mỗi cá nhân. Khí nhân viên có bản lĩnh, họ dám đối mặt và dám
tính đến các phương án xử lý xung đột và dám chịu đối phó với các cấn đề nảy sinh.
Và điều quan trọng hơn cả là phải biết phòng ngừa từ xa đối với xung đột trước khỉ đế
xẩy ra xung đột.
CẦU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu hỏi
Câu 1. Anh/chị có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đánh giá cán bộ, công chức, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với động lực làm việc của họ ở Việt Nam
hiện nay?
Câu 2. Mối quan hệ giữa tiền lương và cách trả lương trong khu vực nhà nước đối với
tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức?
Câu 3. Những khó khăn trong tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức của khu
vực nhà nước so với tạo động lực làm việc cho người lao động trong khu vực
tư nhân. Hãy đưa ra những giải pháp khắc phục?
Câu 4. Xung đột trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công gì khác với các loại xung
đột khác?
Câu 5. Khi giải quyết xung đột trong công tác cần lưu ý những vấn đề gì?
82
Bài tập
Bài tập 1. Anh/chị hãy mô tả một xung đột đã hoặc đang diễn ra trong cơ quan, đơn vị nơi
anh/chị công tác. Sau đó vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để phân tích xung đột
đó (xác định triệu chứng, loại hình, nguyên nhân, hậu quả). Qua đó xác định chiến
lược và kế hoạch hành động để tháo gỡ xung đột; đồng thời xác định các kỹ năng
mà anh/chị dự kiến sẽ áp dụng để giải quyết xung đột và giải thích lý do anh/chị sử
dụng các kỹ năng đó.
Bài tập 2: Xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện động lực làm việc của cán bộ,
công chức tại một cơ quan, đơn vị cụ thể hoặc nơi học viên công tác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân, NXB.Thống kê, Hà Nội.
2. Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội
3. Nguyễn Hữu Lam (2007), Hành vi tổ chức, NXB.Thống kê, Hà Nội
4. Nguyễn Văn Thâm (2003), Tổ chức điều hành hoạt động của các công sở, NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Nguyễn Hữu Thân (2001), Giáo trình quản trị nhân sự, NXB.Thống kê, Hà Nội
6. Warren Blank (2005), 108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh, NXB Tri thức.
7. Rupert Eales – White (2008), Lãnh đạo hiệu quả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh.
8. Ken Blanchard, Bill Hybels, Phil Hodges (2011), Lãnh đạo là phục vụ, NXB Văn
hóa - Thông tin.

Chuyên đề 5
KỸ NĂNG QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

83
THỜI LƯỢNG HỌC TẬP
Tổng số tiết: 8 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 04 tiết
MỤC TIÊU
1. Nhận thức được những vấn đề cơ bản về sự thay đổi trong tổ chức: Khái niệm về
thay đổi, nguồn gốc của thay đổi, sự cần thiết và sự tất yếu của thay đổi và quy
trình quản lý sự thay đổi.
2. Xác định được vai trò của người đứng đầu và các các nhân trong tổ chức về quá
trình thay đổi trong cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.
3. Phân tích được các điều kiện kỹ thuật, văn hóa, tâm lý và chính trị (động thái chính
trị mang tính vi mô) ảnh hưởng đến thay đổi trong tổ chức.
4. Phân tích được sự phản kháng đối với sự thay đổi và sử dụng được những công cụ
cơ bản để quản lý sự phản kháng đối với thay đổi trong đơn vị.
5. Sử dụng được các kỹ năng cơ bản để thực hiện một cách hiệu quả quá trình thay
đổi trong cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỰ THAY ĐỔI
1.1. Khái niệm sự thay đổi
Thay đổi trong tổ chức hoàn toàn có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự phát ngoài
tầm kiểm soát hoặc có thể kiểm soát, quản lý và định hướng sự thay đổi
Tính khách quan: Thay đổi không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Sự
thay đổi do tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài chi phối.
Tính phổ biến: Thay đổi diễn ra trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, của mọi
cá nhân và tổ chức;
Kết quả của thay đổi: Có thể tích cực (tiến bộ), có thể tiêu tực (thụt lùi)
1.2. Phân loại sự thay đổi
a. Thay đổi về cơ cấu tổ chức
Là thay đổi các yếu tố cấu thành một tổ chức, trong đó mục tiêu và chiến lược
là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.Những thay đổi về môi trường chính
84
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là những thay đổi bên ngoài (ngoại vi) có tác động tới
những thay đổi tương ứng bên trong các cơ quan, tổ chức đó
Vì dụ: Cải cách hành chính theo mô hình “một cửa, một dấu” dẫn tới những
thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự và lề lối làm việc của nhiều cơ
quan, tổ chức công quyền.
b. Thay đổi về kỹ thuật công nghệ
Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, trở
thành động lực, nền tảng của sự phát triển. Khoa học và công nghệ đã thâm nhập vào
mọi lĩnh vực, của đời sống xã hội làm biến đổi sâu sắc xã hội. Sự phát triển và tác
động của KH-CN đã làm thay đổi phương tiện, phương pháp và cách thức hoạt động
của tổ chức
c. Thay đổi sản phẩm
Thay đổi sản phẩm là kết quả tất yếu của thay đổi cơ cấu tổ chức và sự ứng
dụng của khoa học công nghệ. Thay đổi sản phẩm là thay đổi chất lượng của sản
phẩm và theo khuynh hướng là tốt hơn.
Có những sản phẩm thay đổi có thể nhìn thấy được nhưng có những thay đổi
không nhìn thấy được. Ví dụ, thay đổi các sản phẩm dịch vụ
d. Thay đổi nhân sự
Thay đổi về con người thường có thể là những thay đổi về cách bố trí sắp xếp
người lao động trong tổ chức. Theo xu thế phát triển thì những thay đổi về con người
thường gắn với việc nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động. Đó là thay đổi
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tể -
xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó, tập trung
nguồn nhân lực cho những ngành, lĩnh vực có vai trò quyết định, tạo bước đột phá trong
phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt cần quán triệt tinh thần tập trung một phần nguồn
nhân lực chất lượng cao cho khu vực quản lý công.
e. Thay đổi về văn hóa
Bao gồm những thay đổi về thái độ, các chuẩn mực trong đối xử, các giá trị
chung có liên quan đến hành vi của con người trong một tổ chức. Sự thay đổi này
được thể hiện qua: đặc điểm của các thành viên trong tổ chức, mối quan hệ giữa

85
người người trong tổ chức, các chuẩn mực đạo đức của tổ chức và cấu trúc của tổ
chức.
1.3. Các xu hướng thay đổi hiện nay
Thay đổi từ môi trường bên trong: Từ những mục tiêu của tổ chức, nhà quản trị
quyết định sự thay đổi cần thiết trong tổ chức. Sự thay đổi xuất phát từ nội bộ tổ chức
có thể từ các lý do như có sự thay đổi về mục tiêu hoạt động, sự thay đổi ừong hoạt
động đòi hỏi những sự thay đổi khác, sự thay đổi trong nguồn nhân lực,...

Thay đổi từ đối thủ cạnh tranh: Những động thái từ đối thủ cạnh tranh như
thêm sản phẩm mới, hạ giá sản phẩm, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ,... là những
nguyên nhân buộc nhà quản trị phải nghĩ đến việc thay đổi tổ chức của mình.
Thay đổi từ môi trường bên ngoài: Do có sự thay đổi trong hệ thống pháp lý,
thay đổi về phía các nhà đầu tư như áp lực về cổ tức, thay đổi về phía khách hàng như
sự trung thành của khách hàng, ỷ kiến đóng góp của khách hàng, ... cũng buộc các
nhà quản trị quyết định sự thay đổi cần thiết.
1.4. Các nguyên nhân của sự thay đổi
- Nguyên nhân bên ngoài.
Những yếu tố thuộc môi trường xung quanh như sự phát triển của khoa học, sự
vận động không ngừng của cuộc cạnh tranh trong nước và quốc tế trong đó ưu thế
luôn nghiêng về những tố chức có khả năng thay đổi theo kịp với môi trường hoạt
động, sự thay đổi của các quy định, quy chế do Nhà nước hay chính quyền ban hành,
sự thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của cộng đồng. Có thể chia ra làm ba nhóm
nguyên nhân:
+ Nhòm các nguyên nhân xã hội: Những xu hướng chung trong xã hội không
những ảnh hưởng đến con người mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Chúng ảnh hướng đến vàn hóa công sở, đến văn hóa lãnh đạo, đến các
nguyên tắc vận hành của tổ chức.
+ Nhóm các nguyên nhân kinh tế: Xu hướng thay đổi kinh tế khá chậm nhưng
có một sức mạnh khó lay chuyển được. Tuy nhiên trong xu hướng tương đối ồn định
đó, thị trường và dỗng tiền có thể biến động mạnh ảnh hưởng tới cuộc sống, tác
phong của người dân, tới các cơ quan, tố chức và cá nhân trong đó có cả cán bộ, công

86
chức.
+ Nhóm các nguyên nhân về công nghệ: Cách mạng công nghệ thông tin (IT)
với tốc độ ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp quản lý, tổ chức,
điều hành, phục vụ của cơ quan, đơn vị.
- Nguyên nhân bên trong
+ Năng lực của cơ sở. Nhu cầu thay đổi trong hoạt động quản lý nói chung sẽ
không giảm ngay trong thời gian tớỉ. Ở bất kỳ nơi nào, trong lĩnh vực nào, những va
chạm với những rủi ro lớn và những cơ hội tốt là điều tất yếu, nhất là chúng được tạo
ra bởi quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế theo xu hướng xã hội và công nghệ. Một tổ
chức thuần túy trong thế kỷ XXI không hoạt động tốt trong một môi trường thay đổi
nhanh chóng, nếu không có chiến lược quản ỉý sự thay đổi một cách đứng đắn và hợp
lý. Cơ cấu, hệ thống, thực tiễn và văn hóa chậm chạp trong sự thay đôi hơn là được
thúc đẩy.
+ Biến động chức năng, nhiệm vụ. Cách thức một tổ chức tiến hành công việc
được phản ánh qua cơ cấu của nó và ngược lại. Một số cơ cấu dễ dàng thích nghi với
những thay đổi hơn những cơ cấu khác.
1.5. Nội dung của sự thay đổi
- Thay đổi nhân sự
Trong tổ chức thay đổi nhân sự cũng tạo nên sự đổi mới. Thay đổi nhân sự có
thể tiến hành trong nội bộ tổ chức, giữa tổ chức với bên ngoài. Sự thay đổi tổ chức
diễn ra do những yêu cầu của tổ chức và có thể để đáp ứng, theo kịp với sự thay đổi
của môi trường, đối thủ cạnh tranh. Thay đổi nhân sự được thực hiện thông qua các
quá trình: tuyển dụng, thuyên chuyển hay đề bạt trong tổ chức. Để sự thay đổi đạt
được thành công thì tổ chức cần những nhân viên có kỹ năng khác nhau. Việc tuyển
dụng, huấn luyện, xử phạt, điều động, cất nhắc, thậm chí sa thải những nhân viên
không đáp ứng với vị trí công việc đều là những biện pháp thay đổi nhân sự cần phải
quan tâm. Thay đổi về nhân sự có thể mang lại kết quả tốt, ngoài mong đợi như: năng
suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thay đổi nhân sự cũng còn nhiều thách thức như:
nhân sự mới không có năng lực chuyên môn phù hợp, việc sắp xếp nhân lực của nhà
quản trị không khoa học dẫn đến kết quả không như mong đợi. Sự bất bình trong đội
ngũ lao động, kết quả công việc thực hiện không cao.

87
Để việc thay đổi nhân sự mang lại hiệu quả cao cần có sự hợp tác giữa người
quản lý và nhân viên, người quản lý cần sự khích lệ đối với nhân viên mới, đánh giá
đúng năng lực của nhân viên.
- Thay đổi về văn hóa
“Văn hóa” là một khái niệm hết sức đa nghĩa, thể hiện sự phong phú, đa dạng
của bản thân nó và sự bao trùm, chi phối mạnh mẽ của nó lên toàn bộ mọi hoạt động,
mọi lĩnh vực của xã hội, của mỗi cộng đồng, mỗi gia đình cho tới từng cá nhân.
Thông thường, khái niệm văn hóa ở cấp độ chung biểu thị trình độ phát triển mang
tính lịch sử cụ thể của xã hội, của sức sáng tạo và những năng lực đặc biệt của con
người thể hiện trong những kiểu loại, những hình thức khác nhau của cơ cấu đời sống
và giữa chúng lại có những liên hệ khăng khít, biện chứng, tác động lẫn nhau để sinh
ra các giá trị vật chất và tinh thần. Trong hoạt động quản lý ở bất kỳ một tổ chức nào
cũng đều chịu ảnh hưởng của văn hoá mà tổ chức đó đang tồn tại. Thay đổi văn hoá
chính là người đứng đầu tổ chức thực thi việc chiết ghép và tổ chức lại về văn hoá,
thực hiện rộng rãi các quan niệm về giá trị và các nhân tố văn hoá thích hợp, tạo ra tác
dụng tập hợp và khích lệ đối với nhân viên, từ đó thực hiện mục tiêu của tổ chức.
II. QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI
Quản lý sự thay đổi là quá trinh dự báo thay đổi, tạo ra thay đổi, khuyến khích
thay đổi và học hỏi từ thay đổi nhằm tăng cường năng lực thích ứng của tổ chức trước
những đòi hỏi mới. Quản lý sự thay đổi là một nhiệm vụ mang tính chiến lược vì sự
tồn tại và phát triển của tổ chức.
2.1. Lựa chọn sự thay đổi
Thứ nhất, đánh giá tình trạng hiện thời. Việc đánh giá tình trạng hiện thời được
tiến hành trong những cuộc họp tổng kết định kỳ, các phản hồi từ bên ngoài, các ý
kiến từ cấp dưới giúp nhà quản lý có cái nhìn đầy đủ, toàn diện: mặt được chưa được;
tiềm năng, lợi thế, khó khăn, thách thức… của tổ chức
Thứ hai, xác định yêu cầu thay đổi. Đây là giai đoạn làm cho nhu cầu thay đổi
trở nên rõ ràng đến mức mọi cá nhân, nhóm đều nhận ra được và thừa nhận là không
thể không thay đổi. Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để làm cho mọi thành viên trong tổ
chức nhận thức được yêu cầu thay đổi.
Thứ ba, xác định mục tiêu thay đổi. Làm cho mọi người hình dung được mô

88
hình tương lai sẽ đạt đến và con đường để đến đó. Do đó, cần có những tuyên bố rõ
ràng về mục tiêu cần đạt được từ quá trình thay đổi
2.2. Hoạch định sự thay đổi
2.2.1. Xác định các yếu tố kìm hãm quá trình thay đổi
- Về thái độ trước sự thay đổi
Khi phải đối mặt với những nguy cơ thay đổi, thường người ta phản ứng bằng
cách xem những thay đổi đó như một mối đe dọa, nhất là khi họ không được tham gia
bàn bạc về những tác động của sự thay đổi.
Những “rào cản” có thể là khách quan bên ngoài như các quy định lỗi thời hay
không tương ứng của hệ thống pháp luật, những hạn chế, cấm đoán của khung pháp
lý; những yếu kém, hạn chế của bản thân nền kinh tế; sự lạc hậu, thiếu thốn của trang
thiết bị, cơ sở vật chất; những ràng buộc của truyền thống văn hóa, những mặc cảm
của tâm lý xã hội.
Bên cạnh đó, những “rào cản” còn có thể mang tính chủ quan, xuất phát từ các
mối quan hệ tổ chức - nhân sự, những đặc điểm tâm lý con người. Đặc biệt ở đây là
thái độ của con người trước những thay đổi.

Sự lo lắng hay nghi ngờ đối với những đề nghị thay đổi là điều có thể lường
trước được. Ai mà biết được rồi ngày mai sẽ ra sao khi chấp nhận những thay đổi?
Trong khi đó, hãy cứ để mọi thứ diễn ra như xưa nay vẫn thế xem ra “dễ chịu” hơn
nhiều.
Đối mặt với những thay đổi bao giờ cũng luôn xuất hiện những “chống đối”
khác nhau và do vậy các nhà quản lý phải biết vận dụng các kỹ năng thuyết phục và
tính khéo léo. Những “chống đối” có thể tự triệt tiêu, song nhiều khi rất cần sự “uốn
nắn” kịp thời.
Người ta có thể “chống đối” thay đổi vì lo ngại bị mất chức vụ hay vị trí hiện tại;
lo lắng trước triến vọng nghề nghiệp có thể bị ảnh hưởng; lo ngại mất nguồn thu nhập.
Hơn thế nữa người ta còn có thể cảm thấy tức giận vì tất cả công sức mà họ đã bỏ ra để
xây dựng hệ thống công việc nay lại bị vứt bỏ, rồi người ta không còn kiểm soát được
vận mệnh của mình, rơi vào tình trạng bất an.
Sự “chống đối” trước sự thay đổi là phản ứng tự nhiên của con người. Tuy

89
nhiên, vấn đề là ở chỗ phải biết cách nhận ra những mặt tích cực của các thay đổi để
phát huy, đồng thời cũng thấy được những mặt tiêu cực để phòng ngừa và có những
biện pháp hữu hiệu để loại bỏ, vượt qua. Những biện pháp hành chính đơn thuần,
khiên cưỡng rất có thể sẽ đem lại những hậu họa khôn lường. Có thế dễ dàng nhận
thấy những nguyên nhân sau đây:
- Lãnh đạo cấp cao dẫn dắt sự thay đổi không hiệu quả. Đây là một trong những
thách thức lớn với những vấn đề thường gặp, bao gồm:
+ Thiếu sự kết nối chặt chẽ giữa định hướng và mục tiêu của thay đổi;
+ Lãnh đạo thiếu cam kết trong việc quản lý quá trình thay đổi;
+ Lãnh đạo có những ưu tiên khác thậm chí mâu thuẫn với đề án thay đổi;
+ Sự thay đổi lãnh đạo không đủ;
+ Thiếu lãnh đạo quyết liệt hoặc tầm ảnh hưởng của người chủ trì quá trình
thay đổi;
+ Thiếu hoặc không có sự gắn kết với lãnh đạo cấp phòng, ban.
- Không đủ nguồn lực để quản lý sự thay đổi:
+ Con người và tài chính là những nguồn lực có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
lên kế hoạch và thực hiện quản lý sự thay đổi. Cụ thể, những hạn chế dưới đây sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả của sự thay đổi:
+ Không đủ nguồn lực để hỗ trợ quá trình quản lý sự thay đổi cần thiết cho đề
án;
+ Nhân sự chủ chốt không làm việc toàn thời gian tại tổ chức;
+ Thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý sự thay đổi để dẫn dắt các hoạt động
quản lý thay đổi một cách hiệu quả;
+ Chậm trễ bổ sung các nguồn lực cho quản lý sự thay đổi trong khuôn khổ
chương trình công tác;
Một đề án thay đổi cơ cấu sẽ thành công hơn nếu được bổ sung nguồn lực đủ
tốt. Nếu thiếu nhân tố này, mọi hoạt động sẽ trượt khỏi kế hoạch ban đầu và thậm chí
không đạt mục tiêu. Đảm bảo nguồn lực quản lý cho sự thay đổi sẽ khó thực hiện
được nếu sự thay đổi không phải là ưu tiên hàng đầu.
- Sự phản kháng từ phía người lao động: Sự phản kháng từ phía người lao động
có thể do:

90
+ Cán bộ, viên chức không hiểu được lý do cho sự thay đổi;
+ Cán bộ, viên chức gần đến tuổi về hưu sẽ không muốn có sự xáo trộn nào cả;
+ Cán bộ, viên chức hoàn toàn thỏa mãn với hoàn cảnh hiện tại và không muốn
phải tìm hiểu những hệ thống hay công cụ mới;
+ Sợ mất vị trí công việc và quyền lợi hiện tại;
+ Cán bộ, viên chức bị hàng loạt những thay đổi cùng lúc trong tổ chức choáng
ngợp;
+ Không muốn thay đổi vì đã có tiền lệ thay đổi thất bại/yếu kém trong quá
khứ. Trong thay đổi, không thể tránh khỏi phản kháng từ phía cán bộ, viên chức,
nhưng nếu hiểu được căn nguyên của những hành động, tư tưởng đó lãnh đạo hoàn
toàn có thể có đối sách phù hợp. Phần lớn cán bộ, viên chức có những phản ứng tiêu
cực đối với sự thay đổi là do chưa nhận thức được sự cần thiết phải có thay đổi và họ
sợ rằng quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng.
Lãnh đạo nên tập trung làm để tìm được sự đồng thuận của cán bộ, viên chức:
Giúp họ hiểu rằng vì sao thay đổi vào lúc này là cần thiết và chỉ rõ cho họ thấy những
thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới họ như thế nào.
- Truyền thông kém hiệu quả: Có rất nhiều lý do dẫn tới truyền thông không
như mong muốn như:
+ Thông điệp truyền thông không nhất quán.
+ Truyền thông không chỉ rõ được đâu là yếu tố cần thiết hay lý do cho sự
thay đổi.
+ Truyền thông không tới được cán bộ, công chức do những lý do nhất định.
+ Truyền thông không liên tục và kịp thời: Khi thực hiện truyền thông tới cán
bộ, công chức, viên chức thông điệp truyền thông về sự thay đổi được coi là hiệu quả
phải chỉ rõ sự thay đổi này giúp người nghe có được lợi ích gì, đồng thời đưa ra một
vài giải thích về lý do cho sự thay đổi một cách chân thành và rành mạch. Trong
truyền thông, diễn giả có vai trò quan trọng không kém nội dung thông điệp muốn
truyền tải. Có thể nói truyền thông hiệu quả là truyền tải một thông điệp chính xác và
do một người am hiểu vấn đề, có sức hút và đủ tầm ảnh hưởng phát ngôn. Trái lại,
một chương trình truyền thông kém hiệu quả lại có xu hướng chú trọng nhiều vào chi
tiết chuyên sâu của dự án thay vì nói về lý do cần phải có thay đổi, và thường do một

91
nhân vật có am hiểu về dự án truyền đạt (như trưởng dự án hay chuyên gia truyền
thông). Trên thực tế, những gì gắn với thực tiễn, gần gũi với cán bộ, công chức, viên
chức sẽ là kim chỉ nam cho lãnh đạo trong việc tạo ra một kế hoạch truyền thông hoàn
hảo.
2.2.2. Xây dựng các phương án quản lý các phản ứng đối với sự thay đổi
Việc vượt qua những chống đối không dễ dàng, luôn tiềm ấn những sai lầm và
hệ quả là những thất bại khó tránh khỏi. Dưới đây là một số bí quyết có thể giúp cá
nhân quản lý các phản ứng đối với sự thay đổi:
+ Giữ bình tĩnh khi làm việc với những người khác;
+ Dự đoán trước những áp lực và trải qua nó một cách nhẹ nhàng hơn và có
hiệu quả hơn;
+ Không nên quá bảo thủ bảo vệ ý kiến của mình khi người khác bất đồng ý
kiến với mình;
+ Đưa ra những giải pháp có tính sáng tạo để giải quyết vấn đề;
+ Chấp nhận mạo hiểm và thử áp dụng những ý tưởng mới;
+ Đánh giá và xếp thứ tự những việc nên làm theo điều kiện của sự thay đổi;
+ Tỏ ra phấn khởi đối với sự thay đổi và quyết tâm đạt được những mục tiêu
lâu dài;
+ Cởi mở và chân thật khi làm việc với những người khác;
+ Tham gia tích cực vào quá trình thay đổi;
+ Quyết định dứt khoát khi cần thiết, tránh chần chừ lâu.
2.2.3. Xây dựng phướng án cho sự thay đổi trong đồng thuận.
Muốn có được sự thay đổi trong đồng thuận, người hoạch định cần quan tâm:
- Phân tích những phản đối: Mọi thay đổi đối với họ đều tiềm ẩn những nguy
cơ nhất định, đặc biệt là khi chúng làm cho họ bị khác đi, mất đi những thói quen và
có cảm giác như không còn là chính mình. Sự thay đổi luôn là thử thách. Thay đổi
không dễ dàng, và nhất định sẽ gặp phải những cản trở, nhất là trong giai đoạn ban
đầu. Nhưng hoàn toàn có thể thực hiện những thay đổi một khi phải tự ý thức được
rằng bản thân mình có thật sự muốn nghiêm túc thay đổi hay không, đồng thời xác
định rõ ràng là tất cả những thay đổi đầu gặp những trở lực, rào cản, chống đối và do
đó phải sẵn sàng đối đầu với nó,

92
Do đó hãy suy nghĩ kỹ về những phản đối, cho phản đối là:
+ Phản ứng tự nhiên như phản ứng tự bảo vệ mình;
+ Một bước tích cực để tiến tới thay đổi;
+ Tạo thêm năng lượng để cùng làm việc;
+ Là nguồn thông tin quan trọng trong quá trình thay đổi;
+ Không phải là cản trở để tiến tới sự thay đổi.
- Có phương án giúp nhân viên những bước đầu tiên:
Công việc của nhà quản lý là khởi xướng việc thay đổi. Dẫn dắt, chỉ đạo sự
thay đổi, nhà quản lý cần làm sao đạt được sự ảnh hưởng đến cán bộ, công chức, sự
tin cậy và lòng tôn trọng, tinh thần hợp tác tự nguyện và sự tận tâm với công việc từ
phía họ.
Hơn ai hết nhà quản lý thường là người phải chịu nhiều áp lực nhất trước
những thay đổi và các thành viên khác mong đợi họ phải là một tiêu điểm trong mọi
hoạt động. Quản lý cấp cao lên kế hoạch thay đổi và cuối cùng cán bộ, công chức là
người chịu ảnh hưởng. Nhưng chính nhà quản lý trực tiếp (lãnh đạo) tổ chức mới là
người trực tiếp biến những kế hoạch trên thành hiện thực. Do đó, nhà lãnh đạo, quản
lý tổ chức có vai trò:
+ Đề xướng sự thay đổi: trong nhiều trường hợp ban lãnh đạo cấp cao thường
khởi xướng sự thay đổi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nhất thiết làm như vậy,
+ Nhận biết những thay đổi tiềm năng.
+ Tính toán các chi phí để thực hiện sự thay đổi.
+ Xác định mức độ khả thi.
+ Cung cấp thông tin phản hồi.
+ Hoạch định kế hoạch triển khai công việc cho cán bộ, công chức, viên chức.
+ Tìm cách tốt nhất cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời cho mọi thành viên
trong tổ chức của mình,
+ Thuyết phục tổ chức tin tưởng và ủng hộ thay đổi.
+ Trao quyền cho nhóm nhằm ứng phó với những thay đổi: Thuyết phục không
chưa đủ, mà còn cần phải trao quyền để nhóm quản lý công việc theo cách riêng của
họ.
+ Xây dựng tinh thần làm chủ cho cả nhóm đối với thực hiện thay đổi: Khi đã

93
thiết lập được ý tưởng về sự thay đổi cho cán bộ, công chức, viên chức cần hoàn tất bằng
việc làm cho họ hiểu được rằng không bị bưng bít thông tin, không chỉ đứng quan sát
công việc từ bên ngoài, không chỉ đơn thuần là người giúp thực hiện những kế hoạch
quản lý do ban lãnh đạo đề ra, mà chính họ là những người kiểm soát công việc. Nếu làm
được việc đó, các thành viên sẽ nỗ lực hết mình cho sự thay đổi và còn động viên những
đồng nghiệp khác cùng thực hiện theo.
+ Tổ chức hậu cần: Cung cấp cho nhóm các điều kiện vật chất cần thiết để ứng
phó với sự thay đổi.
+ Đảm bảo công việc vẫn trôi chảy trong khi diễn ra những thay đổi: Không
gây ra những xáo trộn gay gắt khi tiến hành những thay đổi; đảm bảo cho công việc
thay đổi diễn ra một cách dễ dàng thông qua việc áp dụng những phương pháp thích
hợp trong từng hoàn cảnh.
- Xác định phương án tạo khả năng giúp mọi người cùng thay đổi:
+ Thông qua khuyến khích kinh tế. Những khuyến khích kinh tế bao giờ cũng
rất quan trọng trong đời sống xã hội. Một khi sự do dự là do những nguyên nhân kinh
tế, thì mọi khuyến nghị phi kinh tế đều trở nên vô nghĩa.
+ Thông qua đối thoại. Những thay đổi vấp phải sự chống đối một khi người ta
thiếu thông tin về cái gì sẽ xảy ra và tại sao phải xảy ra. Trong trường hợp này chỉ có
thông qua đối thoại mới có thể giải quyết được vấn đề. Khi một sự thay đổi lớn được
dự liệu thì người lãnh đạo và cán bộ, công chức cần cùng nhau bàn bạc để xử lý tình
huống.
+ Thông qua quyết định nhóm. Một trong những kỹ thuật hiệu quả để giảm
thiểu sự chống đối đối với thay đổi là cuốn hút sự tham gia của mọi người vào quá
trình đưa ra các quyết định theo nhóm.
+ Thông qua thương lượng. Sự khác biệt giữa quyết định nhóm với thương
lượng là ở chỗ: trong khi ra quyết định nhóm thì nhóm có quyền tự do, dù là trong
khuôn khổ được phép, đưa ra quyết định của mình, còn thương lượng là các thành
viên bàn bạc và nỗ lực hướng tới thỏa hiệp nhằm thông qua đề nghị giải pháp của
nhóm đối với những thay đổi. Tất nhiên, nhà quản lý không thể chấp nhận mọi đề
nghị của nhóm, mà thông thường chỉ chấp nhận một vài đề nghị nào đó và đổi lại,
nhóm chấp thuận những mong muốn của người quản lý. Sự thương lượng có thể là

94
hàm ẩn hay hiện hữu.
+ Thông qua thăm dò đối với thay đổi. Khi mọi người được tham gia vào việc
đưa ra quyết định cuối cùng đối với việc có tiến hành hay không sự thay đổi thì việc
thăm dò dư luận có những lợi thế nhất định.

+ Thông qua duy trì các giá trị biểu trưng. Một khi tiến hành những thay đổi có liên
quan đến các biểu tượng của tổ chức, cần làm cho mọi người hiểu những thay đổi đó
không làm mất đi những giá trị truyền thống mà các biểu tượng đó vốn có.
+ Làm chậm lại hay thúc đẩy cho nhanh hon. Nếu tiến hành quá nhanh, đột
ngột dễ gây sốc cho mọi người, song có trường hợp việc thay đổi diễn ra quá chậm
chạp chỉ làm cho tình hình trở nên căng thẳng và kết quả nhiều khi không được như
mong muốn ban đầu dẫn tới những chán nản, bỏ cuộc không cần thiết, hoặc mọi
người không nhận thức được điều gì mới mẻ đang diễn ra, từ đó họ tiếp tục úng xử
như đã quen và sẽ chẳng có gì thay đổi diễn ra hết.
+ Những kỹ thuật khác: Tư vấn; luận giải; tạo áp lực; tránh thay đổi khi chưa
đủ uy tín: Người lãnh đạo có thể có ngay uy lực chính thức, song không dễ có ngay
uy tín phi chính thức. Nếu chỉ có uy lực chính thức không dễ làm cho người ta chấp
thuận thay đổi, cần phải có đủ uy tín lãnh đạo, khi đó những chống đối sẽ được giảm
thiểu tối đa.
- Ưu tiên thay đổi ở những lĩnh vực chính, sau đó hãy tập trung diện rộng hơn.
Chẳng hạn, cần lưu ý những điểm sau:
+ Những thay đổi trong cách làm việc;
+ Những thay đổi trong cách làm việc của nhóm;
+ Các nhu cầu về huấn luyện - đào tạo;
+ Những thay đổi trong cách trao đổi thông tin.
- Phải có mục tiêu rõ ràng: Quy trình thay đổi nên được bắt đầu với những
tuyên bố rõ ràng và chi tiết về các mục tiêu mà nhà quản lý muốn vươn tới.
Các mục tiêu này nên được trình bày trong bối cảnh tình hình thực tế và liên
quan với mục đích chung của cơ quan. Điều này yêu cầu hoạt động thông tin và giao
tiếp nội bộ phải được đảm bảo thông suốt để toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức
đều chắc chắn rằng tập thể cơ quan đang đi đúng hướng, đồng thời các mục tiêu lớn

95
của tổ chức không mâu thuẫn với nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức.
Nói tóm lại, thay đổi trong tổ chức là sự thay đổi có kế hoạch là một quá trình
tạo ra những thay đổi có hệ thống nhằm tái tạo tổ chức theo cách giúp nó có năng lực
thích nghi tốt trước những mục tiêu mới và phát triển hơn nữa.
Như vậy, thay đổi có kế hoạch khác với thay đổi vô kế hoạch - những thay đổi
ngẫu hứng, đối phó và bị động ở chỗ nó: tác nhân thay đổi từ bên trong; mang tính hệ
thống; ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức và nhằm nâng cao năng lực của tố chức chứ
không đơn thuần giải quyết các vấn đề nhỏ lẻ, và do đó, thay đổi có kế hoạch nhằm
vào toàn bộ tổ chức hoặc những phần cốt yếu của tổ chức nhằm giúp tổ chức sẵn sàng
thích ứng với thay đổi về định hướng vả mục đích.
2.3.Vượt qua các cản trở
2.3.1. Vượt qua các phản ứng đối với thay đổi
Trong phần lớn các trường hợp, con người phản ứng theo lôgic cá nhân của họ
chứ không theo cách người khác nghĩ. Cá nhân và nhóm có thể có các phản ứng như
sau:
- Chống đối hoặc từ chối
- Hoài nghi
- Dèm pha
- Thỏa thuận
- Tin cậy
- Ủng hộ
Chính vì vây, để quản lý sự thay đổi nhà quản lý cần:
- Dự báo được những chống đối
- Có kế hoạch để tăng cường sự tham gia
- Có biện pháp hỗ trợ phù hợp
- Làm tăng cam kết và sự trung thành
2.3.2. Đối diện với chỉ trích và chống đối
Về cơ bản, không thể có tình trạng không chống đối đối với thay đối bởi vì cái thay
đổi mà chúng ta nói đến là những thay đổi mang tính bản chất, động chạm đến tổ chức một
cách toàn diện. Chính vì vậy, điều cần quan tâm là nguồn gốc của sự chống đối và các chỉ

96
trích. Các ý kiến và hành động chống đối, chỉ trích có thể xuất hiện ở dạng hữu hình hoặc vô
hình. Chống đối hữu hình là khi cá nhân từ chối thay đổi một cách công khai. Chống đối vô
hình nguy hiểm hơn, bởi vì nó liên quan đến những lời chỉ trích, những hành động không có
tính xây dựng một cách ngấm ngầm.
Thái độ chống đối đối với thay đổi có thế là hệ quả của một số lý do như:
Một là, nhận thức của cá nhân về mục tiêu, chiến lược cùa tổ chức. Đôi khi
nhân viên không hiểu về mục đích sâu xa của tố chức do những yếu kém về vấn đề
giao tiếp kiểu như không có đủ thông tin không chính xác.
Hai là, lợi ích cá nhân bị đe dọa. Mỗi người đi làm đều trông đợi được trả công,
đánh giá xứng đáng, có đủ điều kiện làm việc, an toàn nghề nghiệp và được ghi nhận.
Khi thay đổi xảy ra, họ phải đối mặt với nguy cơ bất ổn.
Ba là, xung đột cá nhân, đặc biệt là khi người khởi xướng hoặc tổ chức thực
hiện sự thay đổi vốn đối lập với cách thức làm việc, quan điểm và quyền lợi của
những bên thực hiện thay đổi.
Bốn là, sự yếu kém về năng lực. Thiếu năng lực công tác dẫn đến tâm lý e ngại
thay đổi ở nhân viên sẽ tạo ra khó khăn trong tổ chức. Tuy nhiên, sự yếu kém về năng
lực của nhà quản lý sẽ là một tai họa cho quá trình thay đối tượng tổ chức, cụ thể là
cho các nhân viên trong tổ chức đó. Sự yếu kém về năng lực có thể dẫn đến thái độ
nghi ngờ (về thiện ý, mục tiêu thay đổi cũng như khả năng thay đổi đó tạo ra kết quả
tích cực). Bên cạnh đó, sự yếu kém năng lực cũng dẫn đến tâm trạng lo sợ rằng sẽ
không không kiểm soát nổi quá trình thay đổi, sợ mất uy tín vì phải trả giá cho sự
“khác đi”, sợ tốn kém (cả sức lực và tiền bạc), sợ mất cơ hội thể hiện.
Đối với các nhà quản lý, sự yếu kém có thể liên quan đến phong cách lãnh đạo.
Một vài biểu hiện cụ thể là:
+ Thái độ thiếu bản lĩnh, thiếu trách nhiệm, dẫn tới việc khích các cá nhân, đơn
vị phản bác nhau, đã phá nhau, (mình chỉ việc chọn kẻ sống sót - dễ ra quyết định và
trách nhiệm thuộc về kẻ khác).
+ Công khai chỉ trích, đe dọa, làm cho nhân viên bất ổn, bất an; hẹp hòi khích
lệ và khen thưởng.
+ Xem sự khác biệt như là dấu hiệu của bất tuân và của sự thất bại của mình.
+ Không muốn nghe nhân viên góp ý khi sai sót, thất bại xảy ra.
97
+ Kiểm soát mọi thứ chặt chẽ, đảm bảo quy trình, thủ tục được nhất nhất tuân
theo.
+ Bí mật ra quyết định thay đổi, đột ngột bung ra làm nhân viên chỉ còn biết
chấp nhận tuân theo.
+ Bí mật ra quyết định thay đổi, đột ngột bung ra làm nhân viên chỉ còn biết
chấp nhận sự đã rồi.
+ Bí mật thông tin: Ai cần thì hỏi vì sào? Đe làm gì? Và có ý là không được
phát tán.
+ Chuyền bóng cho cấp dưới nhất là trường hợp các thay đổi khó khăn đối với
cá nhân như sa thải người, chuyển vị trí, phê bình....
Năm là, văn hóa tổ chức tiêu cực. Văn hóa ảnh hưởng quan trọng đến cách thức
hành vi của các cá nhân. Với mỗi người, thói quen làm việc hiện thời đơn giản mang đến
cho họ vùng “an toàn” nhất định. Chính vì vậy, có thể nói sự trì trệ, sức ỳ từ bên trong
đôi khi cản trở thay đổi ghê gớm hơn sự chống đối từ bên ngoài.
Tạo ra thay đổi là một quá trình đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Những thay đổi
nhỏ, không bản chất không phải là mục tiêu bản chất của quản lý thay đổi. Những
thay đổi bản chất thường xảy ra và tạo ra kết quả sau một quá trình thường là “đau
đớn”.
Trong quá trình thay đổi, một quá trình có thể mang tính bất ổn, hồ nghi, sợ
hãi, mất phương hướng, giảm năng suất và cụ thể hơn là đối phó với các chống đối và
chỉ trích, các nhà quản lý cần một số kỹ năng quan trọng như giao tiếp, tăng cường sự
tham gia, hỗ trợ và thậm chí cưỡng chế. Hơn thế nữa, nhà quản lý còn cần phải tỏ ra
lạc quan và truyền cho người khác tỉnh cảm đó.
2.3.3. Vượt qua các khó khăn về nguồn lực
Ngoài những nguồn lực vật chất, thông tin cho thử nghiệm và thay đổi, một yếu
tố quan trọng cần cho thay đổi là thời gian.
Một trong những thách thức quan trọng đối vơi quản lý thay đổi là sự cân bằng
giữa thay đổi và ổn định. Nói cách khác, đừng tạo ra khủng hoảng, bạo động và chống
đối. Mỗi cá nhân, tổ chức rất cần có thời gian để chấp nhận từ bỏ tình trạng hiện tại và
thích nghi với cái mới

98
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Những thách thức đặt ra đối với các nhà quản lý của các cơ quan hành chính
nhà nướcViệt Nam trong quá trình quản lý sự thay đổi?
Câu 2. Trong bối cảnh khu vực công Việt Nam hiện nay, nhà lãnh đạo, quản lý cần có
năng lực gì để có thể vượt qua thách thức, quản lý hiệu quả quá trình thay đổi
(đề nghị phân biệt cấp độ năng lực của nhà quản lý cao cấp, trung cấp và các
nhà quản lý trực tiếp)?
Câu 3. Tại sao trong quá trình quản lý thay đổi của cơ quan, đơn vị, người ta lại phải
quan tâm đến quản lý các cá nhân?
Câu 4. “Phản kháng trước sự thay đổi là điều bình thường”, anh/chị có đồng ý với
quan điểm này không? Vì sao? Hãy chia sẻ thực tế của cơ quan, đơn vị mình
trong việc quản lý sự phản kháng trước sự thay đổi?
Câu 5. Tại sao phải quản lý con người trong bối cảnh thay đổi?
Bài tập vận dụng: Hãy sử dụng các mô hình lý thuyết nêu trên để phân tích một thay
đổi mà anh/chị đã hoặc đang trải qua trong cơ quan, đơn vị và đề xuất các biện
pháp để tiến hành thay đổi thành công.

99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ, Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, Ban hành theo
Quyết định số 1107/QĐ-BNV, ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ
2. Cẩm nang kinh doanh Harvard (2005), Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp, NXB
TP.HCM.
3. Nguyễn Thị Bích Đào (2008), Bài giảng Quản trị sự thay đổi, Trường ĐH Kinh tế
ĐHQGHN.
4. Nguyễn Văn Đáng và Vũ Xuân Hương (1996), Văn hóa và nguyên lý quản trị,
NXB Thống kê.
5. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực,
NXB Lao động Xã hội.
6. Nguyễn Hồi Loan (2008), Bài giảng Quản trị hành vi tổ chức, Trường
ĐHKHXH&NVĐHQGHN
7. Peter Drucker (2003), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ
TP.HCM.

100
Chuyên đề báo cáo
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ
CÔNG LĨNH VỰC Y TẾ
I. THỜI LƯỢNG YÊU CÂU
Tổng số tiết: 8 tiết
Lý thuyết: 4 tiết
Thực hành, thảo luận: 4 tiết
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích
Chuyên đề báo cáo giúp học viên liên hệ, vận dụng, đối chiếu so sánh giữa lý
thuyết được cung cấp trong phần kiến thức chung với thực tiễn quản lý hành chính
nhà nước của đơn vị mình đang công tác.
Yêu cầu
Sau khi học xong 5 chuyên đề của phần I, học viên sẽ viết một báo cáo chuyên
đề với các yêu cầu dưới đây:
Số trang của chuyên đề từ 10-15 trang, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13
đến 14, giãn dòng 1,5;
III. NỘI DUNG VÀ BỐ CỤC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
1.1. Nội dung:
Đề tài: Những thách thức trong quản lý nhà nước về dịch vụ công lĩnh vực y tế
Trong đó, học viên tập trung làm rõ những vấn đề cụ thể sau
1. Xác định ranh giới giữa khu vực công và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ
y tế công
2. Việc thu tiền từ người sử dụng dịch vụ y tế công
3. Khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu
4. Thách thức từ các tiêu cực phát sinh trong quá trình xã hội hóa dịch vụ y tế
5. Những định hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ
công lĩnh vực y tế
1.2. Bố cục báo cáo chuyên đề
Những gợi ý sau đây nhằm hỗ trợ cho quá trình xây dựng và trình bày báo cáo.
Bìa: Nêu rõ tên tiểu luận, tên tác giả

101
Phần đầu báo cáo: cần có các mục sau:
Mục lục
Bảng chú giải các ký hiệu, đơn vị đo, từ viết tắt, thuật ngữ
Phần chính báo cáo: nên chia thành các mục như sau:
I. Đặt vấn đề:
Giới thiệu về chủ đề và các nội dung cơ bản mà học viên muốn trình bày trong báo
cáo chuyên đề với mục đích nêu lên lý do lựa chọn chủ đề viết báo cáo.
Mục đích yêu cầu của chuyên đề: Trình bày các mục đích của báo cáo
III. Nội dung của báo cáo:
3.1. Các luận điểm lý thuyết chính của nội dung chuyên đề đã quy định
3.2. Vận dụng các luận điểm, lý thuyết vào thực tiễn hoạt động ở các mức độ
cá nhân, đơn vị, ngành.
- Các vấn đề thực tiễn ở mức độ cá nhân, đơn vị, ngành liên quan tới các nội
dung lý thuyết được học.
- Bàn luận về những thuận lợi và khó khăn áp dụng lý thuyết vào thực tiễn;
- Phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn.
IV. Kết luận và kiến nghị:
Rút ra những kết luận chính.
Khuyến nghị.
V. Tài liệu tham khảo:
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo tuân thủ đúng yêu cầu trích dẫn tài liệu tham
khảo của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Ví dụ cho cách viết trích dẫn tài liệu tham khảo:
Tài liệu là sách, luận án, báo cáo: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997', Nghị quyết
trung ương ba, khóa VIỈI, NXB CTQG, Hà Nội .
Tài liệu là bài báo trong tạp chí, trong sách: Phan Văn Tường( 1998) “Đánh giá
nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch bệnh viện của cán bộ quản lý bệnh viện huyện năm
1997”, Tạp chí Y học thực hành, NXB Y học, (3) tr. 10-16.
Tài liệu trên Internet: Phạm Đình Thành (2012), Bào hiểm XH - Trụ cột chính
trong hệ thống an sinh XH quốc gia, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn, trích dẫn
30/5/2016.

102
Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt chữ cái đầu tiên
trong tên của tác giả hoặc tên cơ quan ban hành.
VI. Phụ lục: Những tài liệu, hình, ảnh cần thiết để làm sáng tỏ báo cáo, nếu đưa
vào báo cáo sẽ quá dài thì đưa vào phụ lục

103
HỌC PHẦN II.
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP, CHUYÊN NGÀNH VÀ
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

104
CHUYÊN ĐỀ 1
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CHĂM SÓC HỘ SINH
VÀ ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 20 tiết


Số tiết lý thuyết: 08 tiết
Số tiết thực hành: 12 tiết

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Trình bày được khái niệm nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu.
2. Trình bày được các phương pháp viết và trình bày báo cáo trong nghiên cứu khoa
học.
3. Trình bày được cách chọn đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học.

NỘI DUNG
1. Nghiên cứu khoa học trong chăm sóc hộ sinh
1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học trong chăm sóc hộ sinh
1.1.1. Nghiên cứu khoa học
Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa về nghiên cứu khoa học được trình bày ở các sách khác nhau
như bách khoa toàn thư, từ điển và trong các sách chuyên đề về nghiên cứu. Những định
nghĩa có thể có sự khác biệt về câu từ, nhưng đều có nghĩa tương tự. Bách khoa toàn thư
trực tuyến Wikipedia định nghĩa nghiên cứu trong các từ sau: nghiên cứu là tìm kiếm
kiến thức, hoặc là bất kỳ một điều tra có hệ thống, với một tinh thần cởi mở. Nghiên cứu
là quá trình thu thập thông tin có hệ thống và phân tích thông tin để tăng cường sự hiểu
biết của chúng ta về hiện tượng/vấn đề được nghiên cứu. Đây là chức năng của nhà
nghiên cứu để đóng góp vào sự hiểu biết về hiện tượng này và truyền đạt sự hiểu biết đó
đến những người khác
Các mục tiêu chung của nghiên cứu là: (i) Quan sát và Mô tả; (ii) Dự đoán; (iii) xác
định các nguyên nhân; và (iv) Giải thích.

105
1.1.2. Chu trình nghiên cứu

Giai đoạn 1
Xác định vấn đề nghiên
cứu

Giai đoạn 2
Xác định MỤC TIÊU NC

Giai đoạn 3
Thiết kế nghiên cứu

Giai đoạn 4
Tiến hành nghiên cứu

Giai đoạn 5
Báo cáo kết quả nghiên cứu

1.1.3. Phương pháp nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: xác định rõ đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn
không lựa chọn
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: nêu cụ thể thời gian từ tháng năm bắt đầu đến tháng năm
kết thúc. Địa điểm cụ thể ở đâu: tên khoa phòng, bệnh viện hay xã/phường, quận/huyện tỉnh,
thành phố.
Thiết kế: nêu rõ phương pháp nghiên cứu: định lượng, định tính, hay cả hai, hay, nghiên cứu
mô tả hay phân tích, cắt ngang hay hồi cứu, tiến cứu…
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: nêu công thức tính toán cỡ mẫu cần thiết và tối ưu phù
hợp với mục tiêu của đề tài. Mô tả chi tiết cách thức chọn mẫu (chọn mẫu ngẫu nhiên đơn,
hay mẫu ngẫu nhiên hệ thống, mẫu cụm, mẫu phân tầng, chọn mẫu một giai đoạn hay nhiều
giai đoạn v.v…)
Trình bày phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn hay tự điền, quan sát, thảo luận nhóm, sử
dụng hồ sơ/báo cáo/tài liệu có sẵn (lập bảng sẵn để điền số liệu tổng hợp vào), v.v…
Các biến số nghiên cứu: Trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục tiêu cụ
thể, tên biến số, định nghĩa biến, phân loại, phương pháp thu thập. Đối chiếu với mục tiêu để
đảm bảo đủ các biến số đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Các biến số sẽ là căn cứ để phát
106
triển các phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích số liệu. Xác định rõ biến số
nghiên cứu giúp chúng ta thu thập đủ những thông tin cần thiết.
Các định nghĩa, khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có). Phương pháp phân tích
số liệu: nêu rõ cách làm sạch số liệu như thế nào, sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu,
phân tích. Những thuật toán thống kê nào sẽ được sử dụng khi phân tích số liệu.
Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.
1.2. Các lĩnh vực nghiên cứu hộ sinh
- Làm mẹ an toàn
- Chăm sóc sơ sinh
- KHHGĐ
- Nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Sức khỏe sinh sản VTN
- Phá thai an toàn
1.2.1. Nghiên cứu sinh thái học
Tất cả các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường
 Đơn vị tổ chức: Nguyên tử - Phân tử - Tế bào - Mô - Cơ quan - Cá thể - Quần thể -
Quần xã - Hệ sinh thái.(tế bào là đơn vị cơ bản).
 Đối tượng: Cá thể, Quần thể, Quần xã, Hệ sinh thái.
1. Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của các
sinh vật và sự thích nghi của chúng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
2. Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan đến các chu kỳ ngày đêm và các chu
kỳ địa lý của quả đất và sự thích ứng của các sinh vật.
3. Nghiên cứu điều kiện hình thành quần thể, những đặc điểm cơ bản và mối quan hệ
trong nội bộ quần thể (như phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản, tử vong…) giữa
quần thể với môi trường thể hiện trong sự biến động và điều chỉnh số lượng cá thể.
4. Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc của các quần xã, mối quan hệ giữa trong nội bộ
quần thể khác nhau, quá trình biến đổi của các quần xã theo không gian và thời gian
qua các loại hình diễn thế (succession).
5. Nghiên cứu sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã và
ngoại cảnh, thể hiện trong các chuỗi và lưới thức ăn, các bậc dinh dưỡng và sự hình
thành những hình tháp sinh thái về số lượng và năng lượng.
6. Nghiên cứu những nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh vật, tham gia vào chu trình sinh
địa hoá trong thiên nhiên; từ đó xác định rõ mối tương quan trong hệ sinh thái để
nghiên cứu năng suất sinh học của các hệ sinh thái khác nhau.
7. Nghiên cứu cấu trúc của sinh quyển gồm những vùng địa lý sinh vật lớn trên trái đất,
cung cấp những hiểu biết tương đối đầy đủ về thế giới của chúng ta.
8. Ứng dụng các kiến thức về sinh thái học vào việc tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên,
phân tích những sai lầm của con người trong việc sử dụng phung phí tài nguyên, làm
ô nhiễm môi trường và những hậu quả tai hại; từ đó đề ra các biện pháp phục hồi tài
107
nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sản xuất, sinh hoạt,
thẩm mĩ, nghỉ ngơi…và giữ cân bằng sinh thái.
9. Thông qua các kiến thức về sinh thái học đóng góp tích cực vào công việc giáo dục
dân số.
1.2.2. Loạt ca lâm sàng
Báo cáo hàng loạt ca (case series report) nhằm thông tin các ca bệnh hiếm, các ca
bệnh có các biểu hiện, diễn tiến hoặc biến chứng khác thường hoặc tường trình các tai biến
bất thường do thuốc gây ra cho người bệnh.
Báo cáo ca bệnh ít có giá trị về y học chứng cớ, tuy nhiên trong lịch sử y học đôi khi
nhờ các báo cáo này giúp cho nhà khoa học phát hiện một loại bệnh mới hoặc các biến
chứng gây ra do thuốc mà các công ty bào chế không lường trước được.
1.2.3. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn
trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác. Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu
thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này. Các
phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, không
chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào. Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử
dụng nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn.
Trong quan điểm thông thường, phương pháp định tính chỉ cung cấp thông tin trong
những trường hợp đặc biệt được nghiên cứu, và bất cứ các kết luận tổng quát nào chỉ là các
mệnh đề (xác nhận thông tin)
1.2.4. Hiện tượng học
Hiện tượng học là nhánh triết học nghiên cứu cấu trúc của sự trải nghiệm
(experience) và ý thức (consciousness). Trên bình diện là một phong trào triết
học(philosophical movement), hiện tượng học được thành lập vào những năm đầu của thế kỷ
20 bởi Edmund Husserl và sau đó lan truyền trong nội bộ những người theo ông tại các đại
học ở Göttingen và Munich, Đức. Sau đó, hiện tượng học được truyền bá sang Pháp, Mỹ và
những nơi khác, với nội dung thường rất khác những tác phẩm ban đầu của Husserl.
Ở dạng thức cơ bản nhất, mục đích của hiện tượng học là nhằm thiết lập nên những
điều kiện cho việc nghiên cứu một cách khách quan các chủ đề vốn thường được xem là chủ
quan như: ý thức và nội dung của những kinh nghiệm có ý thức như là phán đoán
(judgements), nhận thức (perceptions) và cảm xúc (emotions). Mặc dù hiện tượng học tìm
kiếm khoa học tính, nó không nghiên cứu ý thức từ góc nhìn của tâm lý học lâm sàng hay
thần kinh học. Thay vì vậy, nó tìm kiếm điều đó thông qua sự phản tư có hệ thống nhằm xác
định ra những thuộc tính và những cấu trúc thiết yếu của kinh nghiệm.
1.2.5. Nhân chủng học
Khoa học nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử, sự phát triển của thể chất, tâm lý của
các giống người.
1.2.6.Tường thuật
108
1.2.7. Nghiên cứu lịch sử
Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự
kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá
khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông
tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học.
1.2.8. Lý thuyết cơ sở
Lý thuyết cơ sở là một hệ thống phương pháp trong khoa học xã hội liên quan đến
xây dựng lý thuyết thông qua phân tích dữ liệu. Lý thuyết cơ sở là một phương pháp nghiên
cứu những hoạt động gần như ở trong một ngược thời trang từ xã hội khoa học nghiên cứu
trong positivist truyền thống. Không giống như positivist nghiên cứu, một nghiên cứu bằng
cách sử dụng căn cứ lý thuyết là có khả năng để bắt đầu với một câu hỏi, hoặc thậm chí chỉ
với bộ sưu tập của dữ liệu chất lượng. Như các nhà nghiên cứu xét những dữ liệu thu thập
được, lặp đi lặp lại, ý tưởng, những khái niệm hay yếu tố trở nên rõ ràng và được gắn
với mã, mà đã được chiết xuất từ những dữ liệu. Càng nhiều dữ liệu thu thập được, và kết dữ
liệu này được xem xét lại, mã có thể được phân loại vào các khái niệm, và sau đó vào loại.
Các loại này có thể trở thành sự sở cho lý thuyết mới. Do đó, căn cứ lý thuyết là hoàn toàn
khác với truyền thống của nghiên cứu, nơi các nhà nghiên cứu chọn một hiện khung lý
thuyết, và sau đó chỉ dữ liệu thu thập để làm lý thuyết hay không áp dụng cho các hiện
tượng được nghiên cứu.
1.3. Những thuật ngữ thường được sử dụng trong nghiên cứu
- Đặt vấn đề
- Tổng quan tài liệu
- Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu
- Quần thể, chọn mẫu, cỡ mẫu
- Biến số, chỉ số
- Thu thập số liệu
- Đảm bảo chất lượng số liệu
- Quản lý, xử lý số liệu
- Phân tích số liệu
- Sai số và nhiễu
- Đạo đức nghiên cứu
- Kết qủa nghiên cứu và bàn luận
2. Quy trình nghiên cứu khoa học trong chăm sóc hộ sinh
2.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu bao gồm một loạt các bước cần thiết để thực hiện một nghiên
cứu. Các bước trong quy trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
2.2. Các bước của quy trình nghiên cứu
- Chọn đề tài, chủ đề
- Xác định câu hỏi, giả thuyết, phương pháp
109
- Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu, xử lý số liệu
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
3. Phương pháp viết và trình bày báo cáo trong nghiên cứu khoa học
3.1. Phần đầu của một bài báo cáo khoa học
Tên bài báo (Title)
Tên bài báo phải ngắn gọn, hấp dẫn người đọc. Phải chứa đựng những thông tin/kết
quả thú vị. Ví dụ: “Bú sữa mẹ có tác dụng chống viêm tai”. Cũng có thể viết tên bài báo
dưới dạng câu hỏi ví dụ: “Có phải đệm nước phòng loét ép tốt hơn đệm hơi?”
Phần tóm tắt (Abstract)
Phần này yêu cầu cô đọng, xúc tích (thường ngắn từ 200-250 từ). Nội dung bao gồm:
Mục đích, phương pháp nghiên cứu đã sử dụng, đối tượng, kết quả chính, những kết luận và
đề nghị. Đây là phần đọc giả chú ý nhất và đọc nhiều nhất do vậy cần đưa những thông tin
cần thiết để người đọc hiểu được nội dung chính của đề tài nghiên cứu.
3.2. Các nội dung chính của một báo cáo nghiên cứu khoa học

3.2.1 Đặt vấn đề


3.2.2 Mục tiêu
3.2.3 Tổng quan tài liệu
3.2.4 Đối tượng và phương pháp
3.2.5 Kết quả nghiên cứu
3.2.6 Bàn luận
3.2.7 Kết luận
3.2.8 Khuyến nghị
3.2.9 Tài liệu tham khảo
3.2.10 Phụ lục
4. Chọn đề tài nghiên cứu
4.1. Chọn lĩnh vực nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu
Vấn đề/ đề tài nghiên cứu chính là sự vật, hiện tượng (vấn đề) đang tồn tại quanh
chúng ta, đòi hỏi hay có nhu cầu cần phải được giải quyết và có thể giải quyết được. Vấn đề
được coi là vấn đề nghiên cứu khi
- Vấn đề đó là có thật và đang tồn tại.
- Vấn đề đó gây bức xúc cho người bệnh, người nhà, chúng ta hoặc xã hội.
- Có đủ năng lực, vật lực và tài lực để giải quyết vấn đề đó.
Trước khi làm nghiên cứu cần bắt đầu với câu hỏi nghiên cứu. Đó là những câu hỏi cụ
thể mà nhà nghiên cứu muốn trả lời cho vấn đề nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu chỉ dẫn cho
110
việc thu thập thông tin cho nghiên cứu. Những câu hỏi nghiên cứu thuộc những vấn đề
nghiên cứu cụ thể như dự đoán được trả lời thông qua việc kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu.
Trong báo cáo nghiên cứu, đôi khi chúng ta sẽ gặp một sự thuật ngữ khác như mục
đích nghiên cứu, được tổng hợp từ các mục tiêu nghiên cứu. Một nhà nghiên cứu đôi khi
cũng xác định một số mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
Một nghiên cứu không thể thực hiện được nếu không lựa chọn được vấn đề phù hợp.
Vấn đề và các câu hỏi nghiên cứu cần phải được viết ra một cách cẩn thận trước khi bắt tay
vào thiết kế nghiên cứu haythực hiện nghiên cứu.
Một vấn đề được coi là vấn đề nghiên cứu khi
- Vấn đề đó là có thật và đang tồn tại.
- Vấn đề đó gây bức xúc cho người bệnh, người nhà, chúng ta hoặc xã hội.
- Có đủ năng lực, vật lực và tài lực để giải quyết vấn đề đó.
Khi vấn đề được tìm hiểu sẽ cung cấp thêm kiến thức hay định hướng cho những
nghiên cứu hay chiến lược can thiệp tiếp theo. Việc trình bày vấn đề nghiên cứu bao hàm
việc xác định bản chất của vấn đề đang được đề cập trong nghiên cứu, và thường là bối cảnh
và ý nghĩa của nó.
- Bản chất của vấn đề là gì?
- Sự chi phối của vấn đề: Ai/cái gì có ảnh hưởng đến ai/cái gì? Khi nào? ảnh hưởng như thế
nào?
- Tầm cỡ của vấn đề: Có rộng không? Có quan trọng không? Hậu quả/hiệu quả ra sao?
Nhìn chung, việc mô tả vấn đề cần phải đủ rộng để bao gồm các mối quan tâm trọng tâm,
nhưng phạm vi vừa đủ để có thể gợi ý thiết kế nghiên cứu.
4.2. Tham khảo tài liệu khoa học có liên quan
Ý tưởng của vấn đề nghiên cứu xuất hiện từ đâu? Xuất phát điểm đầu tiên của các
chủ đề nghiên cứu chính là những quan tâm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu là một công
trình cần nhiều thời gian, hứng thú và những quan tâm của nhà nghiên cứu chính là chìa
khóa thành công của nghiên cứu.
Trong các báo cáo, nhà nghiên cứu thường không chỉ ra vấn đề nghiên cứu xuất phát
từ đâu, tuy nhiên, có rất nhiều nguồn mà từ đó chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng của nhà
nghiên cứu xuất phát từ:
- Kinh nghiệm lâm sàng: kinh nghiệm hàng ngày của người điều dưỡng trong chăm sóc
người bệnh chính là nơi bắt đầu của nhiều ý tưởng nghiên cứu.
- Tổng quan nghiên cứu CS SKSS: ý tưởng của các nghiên cứu thường đến từ các nghiên
cứu điều dưỡng. Các nghiên cứu thường gợi ý những vấn đề gián tiếp thông qua trí tưởng
tượng của nhà nghiên cứu hay trực tiếp những vấn đề mà nhà nghiên cứu thấy cần bổ sung
thêm cho nghiên cứu hiện tại
- Vấn đề xã hội: các chủ đề nghiên cứu có thể xuất phát từ các vấn đề xã hội toàn cầu, hay
những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Sự thay đổi của chủ nghĩa nam nữ bình

111
quyền (feminist) đã đưa ra những câu hỏi về chủ đề bình đẳng giới và những vấn đề về bạo
lực gia đình.
- Học thuyết: những vấn đề nghiên cứu cũng có thể xuất phát từ các học thuyết của điều
dưỡng cũng như học thuyết của các ngành khoa học tương đương. Nhà nghiên cứu có thể đặt
câu hỏi: nếu học thuyết là chính xác thì tôi có thể dự đoán gì về hành vi, cảm xúc của con
người. Các dự đoán đó sau đó được kiểm nghiệm lại thông qua nghiên cứu.
- Các ý tưởng bên ngoài: các nguồn dữ liệu bên ngoài đôi khi cũng mang đến ý tưởng nghiên
cứu. Ví dụ, ý tưởng nghiên cứu xuất hiện khi nhà nghiên cứu tìm kiếm các chủ đề mà các tổ
chức hỗ trợ kinh phí nghiên cứu ưu tiên hay qua thảo luận với các điều dưỡng viên.
4.3. Phân tích vấn đề nghiên cứu 
Trả lời các câu hỏi :
- Câu hỏi nghiên cứu là gì ?
- Giả thuyết nghiên cứu là gì ?
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nào ?
4.4. Lựa chọn các vấn đề nghiên cứu ưu tiên
Không có quy tắc để đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, một
số tiêu chí nên được ghi nhớ trong quá trình ra quyết định. Bốn vấn đề quan trọng nhất là
tầm quan trọng, khả năng nghiên cứu, tính khả thi của vấn đề, và sự quan tâm của nhà
nghiên cứu.
- Tầm quan trọng của vấn đề
Một yếu tố quyết định trong việc lựa chọn một vấn đề cần được nghiên cứu là ý nghĩa
của nó đối với điều dưỡng - đặc biệt là đối với thực hành điều dưỡng. Bằng chứng từ nghiên
cứu nên có tiềm năng đóng góp ý nghĩa cho kiến thức về điều dưỡng. Các nhà nghiên cứu
nên đưa ra các loại câu hỏi sau:
Vấn đề có quan trọng không?
Liệu những người bệnh, điều dưỡng, cộng đồng hay xã hội có được lợi ích từ những
bằng chứng sẽ được tạo ra?
Các kết quả có dẫn đến các ứng dụng thực tiễn?
Các kết quả nghiên cứu có liên quan học thuyết?
Các kết quả tìm được có củng cố cho các giả định?
Nghiên cứu có hỗ trợ thay đổi thực hành hoặc chính sách điều dưỡng?
Nếu câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này là "không", thì vấn đề nên bị loại bỏ.
- Khả năng nghiên cứu của vấn đề
Không phải tất cả các vấn đề đều có thể được tiến hành nghiên cứu. Các vấn đề về
bản chất đạo đức hoặc đạo đức, mặc dù đáng được quan tâm, nhưng khó có khả năng nghiên
cứu. Ví dụ như: Nếu người bệnh mong muốn được hỗ trợ để chết theo nguyện vọng, có nên
hợp pháp hoá?
Câu trả lời cho một câu hỏi như vậy dựa trên giá trị của con người. Không có câu trả
lời đúng hoặc sai, chỉ có các quan điểm. Vấn đề thích hợp để tranh luận, chứ không phải để
nghiên cứu. Để chắc chắn, có thể hỏi các câu hỏi liên quan có thể được nghiên cứu.
112
Những phát hiện từ những giả thuyết này sẽ không ảnh hưởng đến việc liệu pháp tự
sát có hỗ trợ có được hợp pháp hóa hay không, tuy nhiên thông tin có thể hữu ích trong việc
phát triển sự hiểu biết tốt hơn về các vấn đề này.
Trong các nghiên cứu định lượng, các vấn đề nghiên cứu là những vấn đề liên quan
đến các biến có thể được xác định và đo lường chính xác. Ví dụ, giả sử một nhà nghiên cứu
đang cố gắng để xác định những gì tác động trên người bệnh phục hồi và được xuất viện
sớm. Sự phục hồi (well-being) là một khái niệm tương đối trừu tượng trong nghiên cứu. Các
nhà nghiên cứu sẽ phải xác định rõ và định nghĩa khái niệm để nó có thể quan sát và đo
lường được. Tức là, nhà nghiên cứu sẽ phải thiết lập các tiêu chí để đánh giá sự phục hồi của
người bệnh.
5. Viết báo cáo nghiên cứu khoa học và trình bày một số nghiên cứu
Sau khi thu thập số liệu của một nghiên cứu khoa học theo đề cương nghiên cứu đã
được phê duyệt bạn phải thực hiện ngay việc phân tích kết quả và bắt đầu viết báo cáo. Để
viết được một báo cáo vừa nhanh vừa đảm bảo có nội dung tốt phản ánh được đầy đủ các kết
quả chính yếu tìm thấy được trong nghiên cứu của bạn để từ đó có những bàn luận cần thiết
đồng thời rút ra những kết luận xác đáng và có những đề nghị hợp lý. Như vậy bạn không
bắt đầu từ phần Đặt vấn đề như thông thường mà lại bắt đầu từ phần Kết luận, từ những kết
luận sơ bộ bạn viết phần Kết quả sao cho những kết quả bạn trình bày phải phù hợp với
những kết luận của bạn. Từ phần kết quả bạn chuyển sang viết phần Phương pháp, bạn phải
thường xuyên xem xét sự tương thích giữa hai phần này. Sau đó bạn viết tiếp phần Bàn luận.
Đương nhiên phần bàn luận, kết quả và kết luận có mối quan hệ mật thiết với nhau do vậy
bạn phải luôn xem xét, liên kết nội dung giữa các phần này với nhau. Sau khi viết phần bàn
luận bạn chuyển sang viết phần Đặt vấn đề. Tiếp theo bạn viết phần Đề nghị. Phần này phải
dựa vào những kết luận rút ra từ nghiên cứu. Sau đó bạn viết phần Tóm tắt. Để đảm bảo tính
thống nhất của bài báo hay của báo cáo, bạn phải luôn xem xét, gắn kết nội dung của các
phần với nhau để tránh những thông tin mâu thuẫn hay những nhận định thiếu cơ sở, chính
vì vậy trong sơ đồ trên chúng ta thường thấy mũi tên đi và lại.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày được khái niệm nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu?
2. Trình bày được các phương pháp viết và trình bày báo cáo trong nghiên cứu khoa học?
3. Trình bày được cách chọn đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bernadette, M.M & Ellen, F.O (2012).Evidence Based Practice in Nursing &
Healthcare. A Guide to best practice. Second edition. Lippimcott Williams &
Wilkins, Philadelphia.
2. Derntl M. (2014), Basics of research paper writing and publishing, Int J Technology
Enhanced Learning, 6(2).

113
3. Melnyk, B.M. & Fineout-Overholt, E. (2015). Evidence-based practice in nursing &
healthcare: A guide to best practice (3rd ed.). Philadelphia, PA: Wolters Kluwer
Health. ISBN 978-1-4511-9094-6.
4. Melnyk, B.M. (2011). Evidence-based practice in nursing & healthcare: A guide to
best practice. Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins. pp. 3–7. ISBN 978-
1-60547-778-7.
5. Rita H. Pickler, (2019). Nursing Research. Volume 68 - Issue 5, Philadelphia, PA:
Wolters Kluwer Health, DOI: 10.1097/NNR.0000000000000378.
6. Scott, K. & McSherry, R. (2009). Evidence Based Nursing: clarifying the concepts
for nurses in practice." Journal of Clinical Nursing; 18(8): 1085-95.

114
CHUYÊN ĐỀ 2
QUẢN LÝ VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN THEO HƯỚNG DẪN QUỐC GIA

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 12 tiết


Lý thuyết: 04 tiết
Thực hành: 08 tiết

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được các bước lập kế hoạch y tế
2. Trình bày các nội dung trong giám sát công tác CSSKSS theo hướng dẫn quốc gia
3. Trình bày các phương pháp đánh giá chất lượng các dịch vụ CSSKSS và phân
tích tình hình

NỘI DUNG
1. Lập kế hoạch y tế, giám sát công tác CSSKSS theo hướng dẫn quốc gia
1.1. Lập kế hoạch y tế
1.1.1. Khái niệm: kế hoạch, lập kế hoạch, lập kế hoạch y tế
Kế hoạch ” là một thuật ngữ quen thuộc và phổ biến, có mặt tại hầu hết các khía cạnh
của đời sống cá nhân và hoạt động của tổ chức, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, kế hoạch là
xác định, dự kiến các định hướng, mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn ngắn hạn hoặc dài
hạn kèm theo lộ trình và các hoạt động, giải pháp cụ thể để đạt các mục tiêu đề ra đó.
Các loại kế hoạch có thể chia thành các nhóm như sau:
Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch dài hạn
Kế hoạch ngắn hạn
Kế hoạch hàng năm
Kế hoạch định hướng
Kế hoạch bộ phận chức năng
Kế hoạch hoạt động hoặc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Trong lĩnh vực quản lý chất lượng, thuật ngữ ”đề án cải tiến chất lượng” đã được một
số tài liệu sử dụng. Đề án này có thể được xem xét như bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải
tiến chất lượng cho toàn đơn vị hoặc từng bộ phận độc lập. Trong tài liệu này, thuật ngữ ”kế
hoạch cải tiến chất lượng” được sử dụng có nghĩa tương đương với thuật ngữ ”đề án cải tiến
chất lượng
Lập kế hoạch là công tác căn bản trong quản lý, giúp đưa ra các định hướng hoạt động
nhằm cải tiến chất lượng. Lập kế hoạch chất lượng được định hướng bằng những mục tiêu
115
cụ thể. Bản kế hoạch mô tả cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, phương pháp chất lượng... để đạt
được các mục tiêu đó. Do đó, bản kế hoạch chất lượng được dùng làm khuôn khổ và các
nguyên tắc chỉ đạo cho hành động trong các vấn đề về chất lượng
1.1.2. Tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế
Lập kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, bởi khi lập kế hoạch, người quản
lý, lãnh đạo của đơn vị phải:
a) Tư duy một cách hệ thống để dự đoán các tình huống quản lý;
b) Phối hợp các nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn;
c) Xây dựng kế hoạch các hoạt động của đơn vị tập trung vào mục tiêu và chính sách của tổ
chức;
d) Tạo nên sự hiểu biết rõ ràng nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp trong công tác;
đ) Chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài;
e) Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, giám sát một cách hữu hiệu và thực tế
1.1.3. Các bước lập kế hoạch
1.1.3.1. Phân tích tình hình hiện tại (phân tích thực trạng)
 Xác định các vấn đề tồn tại và ưu tiên trong quản lý chất lượng
Trước khi xây dựng bất kỳ một kế hoạch cải tiến nào, công việc thiết yếu đầu tiên cần làm là
xác định, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề. Một số câu hỏi có thể được sử dụng để đánh
giá thực trạng như:
- Chúng ta đang ở vị trí nào so với các đơn vị khác?
- Các vấn đề tồn tại chủ yếu hiện nay là gì? Vấn đề nào là nghiêm trọng?
- Cái gì là điểm mạnh, điểm yếu?
- Đo lường thực trạng hiện nay bằng cách nào?
- Chúng ta có những nguồn lực gì trong tay để cải tiến v.v.
Hàng loạt câu hỏi có thể được đặt ra để giúp cho việc phân tích thực trạng và xác định các
vấn đề tồn tại. Thực trạng được xác định đúng đắn và chi tiết sẽ giúp cho việc xây dựng kế
hoạch được tốt và khả thi hơn. Tuy nhiên, đối với các bệnh viện nếu như việc xây dựng kế
hoạch chiến lược và kế hoạch cải tiến chất lượng chỉ dựa vào các yếu tố nội tạicủa bệnh viện
sẽ không hoàn chỉnh. Đích đến của tất cả các bệnh viện đều
là người bệnh, vì vậy cần đặt người bệnh ở vị trí trung tâm và xác định các vấn đề tồn tại
liên quan trực tiếp đến người bệnh.
Cần xác định người bệnh cần gì khi đến bệnh viện, từ đó đánh giá thực trạng bệnh viện đã
đáp ứng như thế nào.
 Phân tích thực trạng điểm mạnh và yếu của bệnh viện
Để phân tích sâu sắc các vấn đề tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của bệnh viện có thể sử dụng
một công cụ hữu ích là phương pháp SWOT. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách
chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ
trình bày, dễ thảo luận. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng
2 cột, chia làm 4 phần: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối nguy
cơ (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats).
116
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
S W
CƠ HỘI THÁCH THỨC
O T

1.1.3.2. Xác định các vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên
Trong một đơn vị có nhiều khó khăn, tồn tại nhưng không phải tất cả những khó khăn,
tồn tại đó đều là vấn đề.Vấn đề là sự khác biệt không tốt giữa mong muốn và hiện tại. Nếu
hiệu số của mong muốn và hiện tại nhiều hơn không, vấn đề là thừa và ngược lại
hiệu số của mong muốn và hiện tại nhỏ hơn không thì vấn đề là thiếu. Hiệu số giữa mong
muốn và hiện tại là thừa và thiếu đều được coi là vấn đề. Ví dụ: Số điều dưỡng của khoa bạn
cần cho chăm sóc trực tiếp người bệnh có là 12 người, số nhân lực hiện tại của bạn là 13
người. Tuy nhiên, số người trực tiếp chăm sóc là 10 người, 1 người làm hành chính hoàn
toàn, 1 điều dưỡng trưởng và 1 người nghỉ đi học. Như vậy, nhìn tổng số nhân lực là thừa,
nhưng thực tế là thiếu người chăm sóc trực tiếp. Trong một đơn vị, có rất nhiều vấn đề,
chúng ta không thể giải quyết nhiều vấn đề một lúc vì chúng ta không có đủ nguồn lực, thời
gian để giải quyết. Do vậy, chúng ta phải ưu tiên hóa, lựa chọn một số vấn đề được giải
quyết trong một thời gian cho phép. Để lựa chọn vấn đề để ưu tiên giải quyết, có thể áp dụng
phương pháp sau:
a) Phân tích vấn đề theo mô hình xương cá: để tìm hiểu nguyên nhân,
hậu quả của vấn đề, sau đó giải quyết các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó sẽ
cho chúng ta kết quả.
b) Phân tích vấn đề theo sơ đồ hình bóng: để tìm ra mối liên quan của
vấn đề với các môi trường xung quanh, từ đó cắt đi những liên quan có liên
quan dẫn đến vấn đề đó
c) Xác định vấn đề ưu tiên bằng phân tích theo mức độ, tần xuất và sự quan tâm
- Tần xuất của vấn đề.
- Hậu quả của vấn đề (tác hại).
- Tác động của vấn đề (ảnh hưởng xấu).
- Phương pháp, phương tiện giải quyết vấn đề (có đủ không).
- Nguồn lực giải quyết vấn đề (kinh phí, nhân lực).
- Sự quan tâm của tập thể (số phiếu)
1.1.3.3. Xác định mục tiêu
a) Thiết lập mục tiêu: Mục tiêu là những mong đợi của nhà quản lý khi đầu tư nguồn lực,
thời gian để thực hiện kế hoạch nào đó.
b) Phân loại mục tiêu:
117
- Mục tiêu chung: là một tuyên bố mà một tổ chức muốn đạt được. Ví dụ: Mục tiêu chung:
Đến 31/12 năm 2013, bệnh viện A sẽ tổ chức thực hiện thành công CSNBTD trong toàn
bệnh viện theo quy định của Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế
- Mục tiêu cụ thể: là những tuyên bố giải thích sẽ làm những gì để đạt được mục đích. Ví dụ:
Để hoàn thành CSNB toàn diện, năm 2013 bệnh viện A sẽ: Tổ chức thực hiện tốt 12 nhiệm
vụ CSNB theo thông tư 07/2011/TTBYT, đảm bảo người bệnh được nhân viên y tế:
- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
- Chăm sóc về tinh thần
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc về dinh dưỡng
- Chăm sóc phục hồi chức năng trong những ngày điều trị
- Thực hiện đúng quy trình chăm sóc, điều trị khi phẫu thuật, thủ thuật
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc
- Chăm sóc khi hấp hối, tử vong
- Thực hiện kỹ thuật chăm sóc, điều trị
- Theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe liên tục
- Đảm bảo an toàn không có sai sót và sự cố trong chăm sóc điều trị
- Ghi chép diễn biến sức khỏe vào hồ sơ chăm sóc
c) Yêu cầu của một mục tiêu:
- Cụ thể (Specific)
- Đo lường được (Measurable)
- Có khả năng đạt được (Achiveable)
- Hợp lý (Reasonable)
- Hợp thời gian (Timeline) Mục tiêu cụ thể phải bắt đầu bằng một động từ chỉ hành động.
Ví dụ: Mục tiêu của chăm sóc toàn diện tại bệnh viện là: Tổ chức thực hiện chăm sóc người
bệnh bởi nhân viên y tế chăm sóc và đáp ứng 14 nhu cầu cơ bản của người bệnh (Học thuyết
Virgina Henderson) bao gồm:
1. Hỗ trợ NB trong hô hấp
2. Hỗ trợ người bệnh trong ăn uống
3. Hỗ trợ người bệnh trong bài tiết
4. Hỗ trợ người bệnh trong tư thế, vận động: nằm, ngồi, đi đứng
5. Hỗ trợ người bệnh trong ngủ và nghỉ ngơi
6. Hỗ trợ người bệnh trong thay và mặc quân áo
7. Hỗ trợ người bệnh trong duy trì thân nhiệt bình thường
8. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân
9. Hỗ trợ người bệnh tránh những nguy hiểm
10. Hỗ trợ tinh thần người bệnh
11. Hỗ trợ người bệnh lao động, giải trí, rèn luyện thể lực
12. Hỗ trợ người bệnh trong giao tiếp
13. Tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo
118
14. Giúp NB có kiến thức y học thông tường liên quan đến bệnh tật của họ
1.1.3.4. Lựa chọn giải pháp/hoạt động
Để đạt được mục tiêu của kế hoạch, các khoa, phòng cần họp lại xác định xem khoa mình đã
thực hiện được mục tiêu nào (mức độ nào), chưa thực hiện được mục tiêu nào và nguyên
nhân vì sao (phân tích xương cá). Từ đó liệt kê ra kê ra 3 đến 5 giải pháp để từ đó lựa chọn
giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
1.1.3.5. Lập kế hoạch hoạt động
Trước mỗi một giải pháp sau khi được lựa chọn sẽ có nhiều hoạt động, mỗi một hoạt
động cần có thời gian và nhân lực, phương tiện, kinh phí để thực hiện. Người lập kế hoạch
phải chỉ ra được những nội dung này.
1.2. Giám sát công tác CSSKSS theo hướng dẫn quốc gia
1.2.1. Khái niệm giám sát
Giám sát một chương trình là thu thập dữ liệu định kỳ để đo lường tiến độ thực hiện chương
trình nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Giám sát được sử dụng để theo dõi những
thay đổi trong khi thực hiện chương trình. Mục đích để cho phép các bên liên quan đưa ra
quyết định tùy thuộc vào tính hiệu quả của chương trình và hiệu quả của việc sử dụng nguồn
lực . Giám sát đôi khi còn được gọi là đánh giá quá trình bởi vì nó tập trung vào quá trình
thực hiện và đặt ra các câu hỏi then chốt:
 Chương trình được triển khai tốt ở mức độ nào?
 Có sự khác biệt nào khi triển khai chương trình ở địa điểm này so với ở địa điểm khác?
 Chương trình có mang lại lợi ích cho đúng đối tượng không? Và với chi phí bao nhiêu?
1.2.2. Tầm quan trọng của giám sát
Giám sát và đánh giá giúp cho việc thực hiện chương trình:
 Đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động chương trình và chuyển giao dịch vụ dựa trên
bằng chứng khách quan.
 Đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả và hiệu suất nhất
 Đánh giá một cách khách chương trình nào đang có hay đã có kết quả mong đợi, vùng nào
có hiệu quả và vùng nào cần điều chỉnh
 Đáp ứng được việc báo cáo và các yêu cầu khác, thuyết phục các nhà tài trợ rằng đầu tư
của họ xứng đáng, hoặc phải xem xét những cách tiếp cận khá
1.2.3. Nguyên tắc cơ bản của giám sát
Để có hiệu quả nhất, giám sát và đánh giá nên được lập kế hoạch trong giai đoạn thiết kế
chương trình, với thời gian, kinh phí và nhân lực cần được tính toán và phân bổ trước.
Giám sát cần được thực hiện ở mọi giai đoạn trong quá trình triển khai chương trình, thông
tin được thu thập, phân tích và sử dụng trên một cơ sở liên tục
Một cơ chế để xem xét và cập nhật kế hoạch giám sát và đánh giá cũng cần được ghi lại
trong tài liệu. Điều này là do những thay đổi trong chương trình có thể ảnh hưởng tới kế
hoạch ban đầu cho cả giám sát và đánh giá. Kế hoạch giám sát và đánh giá nên phục vụ nhu
cầu thông tin của những người sử dụng theo cách thực tế. Người sử dụng có thể là những
người đánh giá thực hiện chương trình quốc gia ở các cấp trung ương cao nhất cho đến
119
những người phân bổ nguồn lực tại các quận huyện hay cấp địa phương.
Kế hoạch giám sát và đánh giá nên truyền tải thông tin chính xác về mặt kỹ thuật, nên thực
tế, thận trọng, khôn khéo và đơn giản.
Các hoạt động trong kế hoạch giám sát và đánh giá nên được tiến hành một cách hợp pháp,
có đạo đức quan tâm đến những người tham gia vào chương trình và chịu ảnh hưởng của
chúng
1.2.4. Phương pháp và hình thức giám sát
Khung cấu trúc là thành phần then chốt của kế hoạch giám sát và đánh giá để mô tả các
thành phần của một dự án và trình tự các bước cần thiết để đạt được kết quả mong đợi.
Khung cấu trúc giúp hiểu rõ hơn về mục đích, mục tiêu của chương trình và xác định mối
quan hệ giữa các thành tố chính để thực hiện và phác hoạ các yếu tố bên trong và bên ngoài
mà có thể tác động đến sự thành công của chương trình. Chúng là cốt lõi cho hiểu biết và
phân tích một dự án dự kiến được hoạt động như thế nào
Khung khái niệm đôi khi được gọi là “khung nghiên cứu”, nó có ích cho việc xác định và
minh họa những yếu tố, những mối quan hệ có ảnh hưởng đến kết quả của một chương trình
can thiệp
Bằng cách xác định các biến số liên quan đến việc thực hiện chương trình, và mô tả tác động
qua lại của các yếu tố này, kết quả có thể mong đợi một cách hợp lý từ những hoạt động của
chương trình. Làm rõ quá trình này cho phép nhà thiết kế chương trình có thể phát triển các
phương pháp đo lường có giá trị để đánh giá những thành công của kết quả và cũng để giúp
cho việc xác định các chỉ số thích hợp
Khung kết quả, đôi khi còn được gọi là “khung chiến lược” là sơ đồ biểu thị các mối quan hệ
trực tiếp giữa kết quả do những hoạt động chủ chốt cho tới mục tiêu tổng quát và mục đích
của chương trình can thiệp. Khung này thể hiện rõ các thời điểm của chương trình can thiệp
mà tại mỗi thời điểm đó mọi kết quả đều được giám sát và đánh giá.
Như có thể thấy trong ví dụ trên, khung kết quả bao gồm một mục đích chung, một mục tiêu
chiến lược và các kết quả trung gian (KQTG).
 Mục tiêu chiến lược là kết quả được mong đợi nhất và vì thế tổ chức sẵn sàng chịu trọng
trách.
 Kết quả trung gian là một kết quả cần thiết để đạt được mục tiêu chiến lược
Mô hình logic: chỉ ra mối liên quan giữa đầu vào, quá trình thực hiện và đầu
ra của một hoạt động, mô hình này cũng chỉ ra cách chúng liên kết với mục
tiêu (đầu ra) và mục đích của chương trình (tác động). Chúng cũng làm rõ mối
quan hệ tuyến tính giữa các quyết định, hoạt động, sản phẩm của chương trình
1.2.5. Các bước hoạt động giám sát
Giới thiệu.
 Mô tả chương trình và khung cấu trúc.
 Mô tả chi tiết về các chỉ số của kế hoạch
 Kế hoạch thu thập số liệu.
 Kế hoạch giám sát.
120
 Kế hoạch đánh giá.
 Kế hoạch sử dụng thông tin thu được.
 Cơ chế cập nhật kế hoạch
1.2.6. Xây dựng công cụ giám sát
Chỉ số là một biến số đo lường một khía cạnh của một chương trình hoặc dự án mà liên quan
trực tiếp tới mục tiêu chương trình/Dự án đó. Hãy cùng phân tích từng khía cạnh của định
nghĩa này. Chỉ số là một biến số mà giá trị của nó thay đổi sau một thời gian, từ mức cơ sở -
tại thời điểm bắt đầu của chương trình tới khi được đánh giá lại Thứ hai, chỉ số là sự đo
lường. Nó đo những thay đổi bằng cách so sánh trước và sau Sự so sánh này thường được
thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc một số. Cuối cùng, một chỉ số tập chung vào một khía
cạnh độc nhất của một chương trình hoặc một dự án. Khía cạnh này có thể là đầu vào, đầu ra
hoặc một mục tiêu tổng quát, nhưng nó phải được thu hẹp để thể hiện được khía cạnh này
càng chính xác càng tốt. Theo hướng dẫn thì nên có từ 1-2 chỉ số cho một kết quả, hoặc ít
nhất là một chỉ số cho một hoạt động, nhưng không nhiều hơn 10- 15 chỉ số cho mỗi tiêu
điểm của chương trình
Các chỉ số có thể là định tính hoặc định lượng. Chỉ số định lượng là các con số và được trình
bày dưới dạng số hoặc tỉ lệ phần trăm. Chỉ số định tính là các quan sát mô tả, và có thể được
sử dụng để bổ sung cho số lượng và tỉ lệ phần trăm rút ra từ chỉ số định lượng. Chỉ số định
tính bổ sung cho các chỉ số định lượng bằng cách làm phong phú thông tin về bối cảnh của
chương trình được triển khai. Những ví dụ bao gồm “khả năng sẵn có của một tuyên bố có
tính tổ chức, tính chiến lược, rõ ràng” và “có sự hiện diện của kế hoạch thu mua nhiều năm
cho mỗi sản phẩm được chào hàng” Các chỉ số cung cấp những thông tin giám sát và đánh
giá quan trọng đối với việc ra quyết định ở mỗi cấp độ và mỗi giai đoạn triển khai chương
trình
Các chỉ số đầu vào chương trình đo lường các nguồn lực cụ thể để thực hiện một dự án (ví
dụ: ngân sách được phân bổ hàng năm cho ngành y tế).
 Chỉ số đầu ra đo lường kết quả trung gian đạt được từ chương trình (ví dụ: số lượng
multivitamin được phân phối hoặc số lượng nhân viên được tập huấn).
 Chỉ số kết quả đo lường những kết quả có thay đổi theo hướng mong đợi không và những
thay đổi này có hiểu thị cho sự thành công của chương trình không (ví dụ: tỉ lệ sử dụng biện
pháp tránh thai hoặc phần trăm trẻ từ 12-23 tháng tuổi được tiêm chủng DTP3 trong vòng
12 tháng tuổi). Một phần quan trọng tạo nên chỉ số là hệ thống đo lường, là cách tính toán
chính xác hay công thức để tính ra chỉ số. Cách tính toán của hệ thống đo lường tạo nên giá
trị khách quan của chỉ số tại một thời điểm. Ngay cả khi các yếu tố mang tính chủ quan hay
định tính, giống như là thái độ của quần thể đích, hệ thống đo lường chỉ số tính giá trị của nó
tại thời điểm nhất định một cách khách quan
2. Các phương pháp đánh giá chất lượng các dịch vụ CSSKSS và phân tích tình hình
2.1. Khái niệm
Đánh giá là đo lường các hoạt động nào của chương trình đã đạt được mục tiêu mong đợi
/hoặc thay đổi nào là kết quả của chương trình can thiệp… Sự khác nhau về kết quả giữa có
121
hay không có chương trình/ can thiệp được gọi là “tác động”. Đo lường sự khác biệt này
được gọi là “đánh giá tác động”.
2.1.1. Chất lượng chăm sóc
2.1.2. Sức khỏe sinh sản
Định Nghĩa SKSS (WHO)" SKSS là một trạng thái khoẻ mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần
và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá
trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản".
2.1.3. Các yếu tố trong quyền của khách hàng và nhu cầu của người cung cấp dịch vụ
 Quyền của khách hàng:
- Quyền được thông tin.
- Quyền được tiếp cận dịch vụ và thông tin.
- Quyền tự do lựa chọn BPTT và từ chối hoặc chấm dứt BPTT.
- Quyền được nhận dịch vụ an toàn.
- Quyền được đảm bảo bí mật.
- Quyền được đảm bảo kín đáo.
- Quyền được thoải mái khi tiếp nhận dịch vụ.
- Quyền được tôn trọng.
- Quyền được tiếp tục nhận dịch vụ.
- Quyền được bày tỏ ý kiến
 Yêu cầu của người cung cấp dịch vụ:
Tôn trọng khách hàng
- Cán bộ tư vấn phải đảm bảo giữ bí mật, không tiết lộ thông tin về khách hàng nếu chưa
được khách hàng đồng ý.
- Tôn trọng khách hàng, bất kể họ là ai và họ có vướng mắc gì. Chấp nhận mà không
phán xét.
- Phải kiên trì lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng để hiểu họ nghĩ gì, muốn gì và làm thế nào để
giúp họ.
- Muốn tư vấn có hiệu quả cần xây dựng mối quan hệ thoải mái, tin cậy, cởi mở, tôn
trọng giữa cán bộ tư vấn và khách hàng.
Cung cấp thông tin chính xác và rõ ràng:
- Cần cung cấp những thông tin chính xác mà khách hàng muốn biết, cần biết, bao gồm
cả những yếu tố không thuận lợi và nguy cơ.
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn. Khuyến khích khách
hàng hỏi lại, sau đó giải thích rõ hoặc hẹn lần sau trả lời.
- Trước khi kết thúc tư vấn cần hỏi lại xem khách hàng đã hiểu đúng chưa, còn gì chưa
rõ. Nhắc lại hoặc tóm tắt những gì khách hàng cần biết hoặc cần làm. Hẹn gặp lại nếu
cần
2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ

122
1- Phương pháp phòng thí nghiệm: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các chỉ
tiêu kinh tế, kỹ thuật cơ bản cũng đồng thời cũng là các thông số về chất lượng tiêu dùng của
sản phẩm Phương pháp này được tiến hành trong PTN với thiết bị Phương pháp đòi hỏi
nhiều chi phí và không phải ai cũng thực hiện được • PPPTN được thực hiện bằng các cách
như: PP đo & PP phân tích hóa lý
2- Phương pháp ghi chép: PP này dựa trên các thông tin thu được bằng cách đếm các biến số
nhất định, các vật thể, các chi phí. Ví dụ: Số hư hỏng khi thử nghiệm sản phẩm
3- Phương pháp tính toán: PP dựa trên việc sử dụng các thông tin nhận được nhờ các mối
quan hệ lý thuyết hay nội suy. PP này sử dụng chủ yếu để xác định một số chỉ tiêu ở giai
đoạn thiết kế. Ví dụ: Các chỉ tiêu năng suất, tuổi thọ
4- Phương pháp cảm quan: PP dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được nhờ phân tích
các cảm giác của các cơ quan thụ cảm: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. PP
này dùng phổ biến để xác định giá trị các chỉ tiêu chất lượng thực phẩm và một số chỉ tiêu
thẩm mỹ như mùi, vị. PP này phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm, thói quen của
chuyên gia giám định Mang tính chủ quan Ít chính xác, đơn giản, rẻ, nhanh
5- Phương pháp xã hội học: Xác định bằng cách đánh giá chất lượng thông qua sự thu thập
thông tin và xử lý ý kiến khách hàng bằng các phiếu trưng cầu ý kiến khách hàng
6- Phương pháp chuyên gia: PP dựa trên các kết quả của các PP thí nghiệm, PP cảm quan,
tổng hợp, xử lý và phân tích ý kiến chuyên gia rồi tiến hành cho điểm. PP này được chú ý
trong thương mại của nhiều nước trên thế giới PP này có độ tin cậy khá cao và phạm vi áp
dụng được mở rộng. PPCG được sử dụng trong nhiều trường hợp, khi mà không thể sử dụng
các phương pháp khác khách quan hơn hoặc nếu dùng thì không kinh tế, không có đầy đủ số
liệu. Đại đa số các trường hợp đó là trong lĩnh vực :
+ Dự báo khoa học kỹ thuật & Nghiên cứu thuật toán
+ Áp dụng giải pháp quản lý & giải pháp kinh tế
+ Giám định chất lượng
2.2.1. Các chỉ số được sử dụng trong đánh giá chất lượng dịch vụ
Có nhiều định nghĩa về chỉ số:Chỉ số là các biến số giúp đo lường những thay đổi trực tiếp
hoặcgián tiếp (WHO 1981)Chỉ số là những biến số chỉ ra hoặc cho thấy một tình trạng nhất
định bởi vậy có thể sử dụng để đo lường sự thay đổi (Green 1992)
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, về cơ bản chỉ số là công cụ đo lường một tiêu chuẩn
biểu hiện bằng tỷ lệ thức, phần trăm, tỷ suất…thông qua việc thu thập, phân tích dữ liệu.Các
chỉ số thường giúp chỉ ra mức độ đạt của các tiêu chí. Các chỉ số không chỉ đo lường mức độ
chất lượng mà còn đo lường sự sai lệch so với tiêu chuẩn (mức độ mong muốn đạt được).
Chỉ số là công cụ đo lường khách quan để một cơ sở y tế biết được mức chất lượng tại một
thời điểm cụ thể và so sánh giữa các thời điểm khác nhau cũng như chiều hướng phát triển
của chỉ số đó, tăng/giảm; tốt/xấu v..v... Mức chất lượng mong đợi hay hướng đến (bench
mark) được xác định thông qua một giới hạn ngưỡng, đó là mức tối thiểu/tối đa có thể chấp
nhận được hoặc mong đợi đạt được cho 1 tiêu chí chất lượng. Chúng ta chỉ có thể nhận định
được những tiến bộ về chất lượng chăm sóc
123
của một cơ sở y tế nếu chúng ta có khả năng trình bày khuynh hướng biến thiên của các đặc
tính chất lượng theo thời gian. Đó chính là ý nghĩa thực tiễn của chỉ số chất lượng.
Chỉ số chất lượng trong chăm sóc sức khỏe là cách đo lường chất lượng chăm sóc và dịch
vụ, nó phải có liên hệ với những kết quả sức khỏe tốt hơn, phù hợp với những hiểu biết về
khoa học hiện tại cũng như đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng (người
bệnh).Một số quốc gia đã đưa ra bộ chỉ số chất lượng quốc gia (ví dụ
Malaysia) để các bệnh viện lấy đó làm thước đo chất lượng và dựa trên
khung chỉ số chất lượng quốc gia (NIA).Từ bộ chỉ số chất lượng bệnh viện quốc gia, các
bệnh viện xác định ngưỡng chỉ số chất lượng của bệnh viện. Chỉ số chất lượng của bệnh viện
có thể chia làm 2 nhóm: chỉ số lâm sàng (clinical indicators) và chỉ số chất
lượng dịch vụ (service indicators). Các bệnh viện phải tiến hành đo lường các chỉ số chất
lượng, ban đầu, đo lường chỉ số cơ bản ở thời điểm bắt đầu triển khai các dự án can
thiệp về chất lượng, xác định các ngưỡng để đặt mục tiêu cải tiến chất lượng. Các chỉ số chất
lượng cũng thường được công bố và theo dõi hàng năm để người dân và cơ quan quản lí biết
những tiến bộ về chất lượng.Các chương trình bảo đảm và cải tiến chất lượng cũng dựa trên
các chỉ số chất lượng bệnh viện để triển khai thực hiện.
2.2.2. Chất lượng dịch vụ tại các trạm y tế xã, tuyến huyện, tỉnh- thành phố
Y tế cơ sở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chất lượng và hiệu quả hoạt động
chưa cao. “Rất nhiều bệnh nhân vượt tuyến lên bệnh viện trung ương điều trị không cần thiết
vì bệnh hoàn toàn có thể điều trị ở tuyến dưới. Theo thống kê có đến 35,4% bệnh nhân đến
khám chữa bệnh ở tuyến trung ương có thể điều trị được ở tuyến tỉnh, huyện và 20% có thể
điều trị được ở tuyến huyện. 41,5% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh có thể điều
trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị được ở trạm y tế xã
Nguyên nhân của tình trạng trên là do y tế cơ sở chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu, nhiều người dân chưa quan tâm đến dự phòng, nâng cao sức khỏe, chỉ đến khi có
bệnh mới chịu đi chữa. Bên cạnh đó, phần lớn các trạm y tế chưa quản lý bệnh mạn tính,
quản lý sức khỏe một số đối tượng ưu tiên. Số lượng và chất lượng dịch vụ còn hạn chế,
danh mục thuốc còn ít. Bình quân các trạm y tế xã mới chỉ thực hiện được 50-70% các dịch
vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản và số lượng cũng rất
hạn chế…
Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến bệnh nhân vượt tuyến là danh mục thuốc bảo
hiểm y tế ở trạm y tế rất ít, thiếu nhiều loại thuốc. Một số trạm y tế không có bác sĩ nên hạn
chế việc chỉ định sử dụng các loại thuốc. Một số thuốc huyết áp tiểu đường được chỉ định ở
tuyến huyện trở lên, tuyến xã chưa được chỉ định. Thuốc không có trong danh mục trúng
thầu…
- Các trạm y tế vẫn còn nhiều hạn chế về nhân lực.
2.3. Phân tích thực trạng và sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của bệnh nhân là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh. Mức độ hài lòng của người bệnh là thước đo về sự
phù hợp của những dịch vụ được cung cấp so với nhu cầu và mong đợi của cộng đồng.
124
Những thông tin chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh sẽ giúp các
cơ sở cung cấp dịch vụ cũng như các nhà hoạch định, thực thi chính sách thực hiện những
giải pháp nhằm cải thiện chất lượng khám chữa bệnh (KCB). Theo dõi, giám sát mức độ hài
lòng của người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc ghi
nhận chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả của hoạt động KCB bởi lẽ sự hài lòng của người
bệnh có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực, tác động trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ
của họ.
Ở Việt Nam, gần năm năm qua, kể từ thời điểm Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành thông tư số
19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013, ngành y tế với sự đi đầu của Cục Quản lý
khám, chữa bệnh đã triển khai đo lường sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng phục
vụ khám, chữa bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh công lập dưới hai hình thức: (1) Bệnh viện
tự đánh giá; (2) Đánh giá thông qua các đoàn kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế. Các phòng
Quản lý chất lượng, Tổ Quản lý chất lượng đã lần lượt được ra đời tại các bệnh viện, chú
trọng đánh giá và quản lý chất lượng theo bộ 83 tiêu chí của Bộ Y tế
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Dân tộc
- Mức sống của hộ gia đình
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh
- Minh bạch thông tin và thủ tục hành chính
- Cơ sở vật chất
- Kết quả cung cấp dịch vụ

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1: Tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế?
Câu 2: Khách hàng có những quyền lợi gì trong nhận dịch vụ CSSKSS?
Câu 3: Lấy 1 ví dụ về phân tích tình hình của bệnh viện/ khoa phòng anh/chị công tác theo
phương pháp SWOT?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y Tế, (2014). Tài liệu đào tạo liên tục quản lý chất lượng bệnh viện.
2. Bộ Y Tế (2016). Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
3. Cục QLKCB-JICA, (2012). Tài liệu đào tạo Quản lý điều dưỡng

125
CHUYÊN ĐỀ 3
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 12 tiết


Số tiết lý thuyết: 08 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Nêu được 10 vấn đề ưu tiên liên quan đến an toàn người bệnh theo Tổ chức Y
tế thế giới.
2. Trình bày được các biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa.

NỘI DUNG
1. Mười vấn đề ưu tiên liên quan đến an toàn người bệnh (theo WHO)
1.1. Sự cố y khoa gánh nặng bệnh tật thứ 14 trên toàn cầu
Ước tính hàng năm có 421 triệu ca nhập viện tại tất cả bệnh viện trên toàn cầu, trong số
bệnh nhân nhập viện này, có khoảng 42,7 triệu sự cố y khoa bất lợi xảy ra. Dữ liệu
thống kê mới nhất của TCYTTG cho thấy sự cố y khoa là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ 14 trên toàn cầu.
1.2. Cứ 10 bệnh nhân nhập viện thì có 1 bệnh nhân bị sự cố bất lợi
Ước tính cho thấy ở các nước có thu nhập cao, có đến 1/10 bệnh nhân bị sự cố y
khoa trong thời gian được chăm sóc tại bệnh viện. Gần 50% các sự cố có thể phòng ngừa
được. Trong một nghiên cứu về tần số và khả năng phòng ngừa các sự cố bất lợi tại 26 quốc
gia có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ các sự cố bất lợi là 8%, trong đó 83% có thể được
phòng ngừa và 30% dẫn đến tử vong. Khoảng 2/3 các sự cố y khoa xảy ra ở những nước có
thu nhập thấp và trung bình.
1.3. Hàng triệu trường hợp sử dụng thuốc không an toàn
Thực hành sử dụng thuốc không an toàn và sai sót về thuốc là nguyên nhân hàng đầu
gây tổn hại có thể tránh được trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Trên
toàn cầu, chi phí liên quan đến các sai sót về thuốc ước tính là 42 tỷ đô la mỗi năm, chưa
tính đến chi phí tiền lương, năng suất và chi phí chăm sóc sức khỏe. Số tiền này chiếm gần
1% chi tiêu toàn cầu về sức khỏe. Lỗi hệ thống và lỗi con người như mệt mỏi của nhân viên,
điều kiện làm việc kém, gián đoạn công việc hoặc thiếu nhân viên.
1.4. Chi phí tiêu tốn cho các sự cố y khoa chiếm 15% tổng chi phí
Bằng chứng gần đây cho thấy 15% chi tiêu của bệnh viện ở các nước
thuộc khối OECD (Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển) là chi phí trực tiếp của các biến
cố y khoa bất lợi, các sự cố nặng nề nhất bao gồm huyết khối tĩnh mạch, loét do nằm và
nhiễm trùng. Ước tính tổng chi phí tổn hại do sự cố y khoa tại mỗi nước thuộc khối
OECD lên đến hàng tỷ tỷ đô la mỗi năm.

126
1.5. Đầu tư cho hoạt động an toàn người bệnh có thể tiết kiệm đáng kể tài chính
Đầu tư vào việc giảm sự cố y khoa và gia tăng an toàn cho người bệnh có thể tiết kiệm
tài chính đáng kể, chưa kể đến kết quả điều trị cho bệnh nhân sẽ tốt hơn. Tại Hoa Kỳ, các cải
tiến an toàn người bệnh đã tiết kiệm được ước tính trị giá 28 tỷ đô la tại các bệnh viện
tham gia khám chữa bệnh BHYT (Medicare) trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015
1.6. Nhiễm trùng bệnh viện ảnh hưởng đến 14/100 bệnh nhân nhập viện
Trong số 100 bệnh nhân nhập viện tại bất kỳ thời điểm nào, có 7 bệnh nhân ở các nước
có thu nhập cao và 10 bệnh nhân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, sẽ bị nhiễm
trùng bệnh viện, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu bệnh nhân trên toàn thế giới mỗi năm. Mỗi
năm có khoảng 3,2 triệu bệnh nhân bị nhiễm trùng bệnh viện tại các nước thuộc khối Liên
minh Châu Âu và có 37.000 trường hợp tử vong vì hậu quả trực tiếp. Các biện pháp phòng
ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn đơn giản và chi phí thấp, chẳng hạn như vệ sinh tay thích
hợp, có thể giảm tần suất nhiễm trùng bệnh viện xuống hơn 50%.
1.7. Hơn 1 triệu bệnh nhân tử vong hàng năm do biến chứng phẫu thuật
Ít nhất có 7 triệu người mỗi năm trải qua các biến chứng phẫu thuật, hơn 1 triệu người
chết vì các biến chứng này. Mặc dù tỷ lệ tử vong liên quan đến tai biến phẫu thuật và gây tê
đã giảm dần trong 50 năm qua, do nỗ lực cải thiện sự an toàn của bệnh nhân trong môi
trường phẫu thuật, hiện nay, tử vong do tai biến phẫu thuật ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình cao hơn 2 đến 3 lần so với các quốc gia có thu nhập cao.
1.8. Chẩn đoán muộn hoặc không chính xác
Nghiên cứu cho thấy ít nhất 5% bệnh nhân tại Mỹ gặp phải lỗi chẩn đoán tại khu vực
điều trị ngoại trú, lỗi chẩn đoán đóng góp vào khoảng 10% số ca tử vong. Tại Malaysia, một
nghiên cứu cắt ngang, xác định tỷ lệ mắc các lỗi chẩn đoán là 3,6%, đánh giá hồ sơ
bệnh án cho thấy lỗi chẩn đoán chiếm từ 6 đến 17% tất cả sự cố y khoa trong bệnh viện.
Bằng chứng từ các nước thu nhập thấp và trung bình bị hạn chế; tuy nhiên, tỷ lệ dự kiến cao
hơn ở các nước có thu nhập cao
1.9. An toàn bức xạ là một mối đáng quan tâm
Việc sử dụng các thiết bị y tế có bức xạ ion hóa y tế là tăng nguy cơ tiếp xúc của người
dân với bức xạ. Trên thế giới, có hơn 3,6 tỷ lượt khám có sử dụng kỹ thuật x-quang được
thực hiện mỗi năm, với 10% bệnh nhân này là trẻ em. Ngoài ra, hàng năm có hơn 37 triệu
lượt sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị liên quan đến y học hạt nhân và 7,5 triệu
lượt liên quan đến xạ trị được tiến hành. Việc sử dụng các kỹ thuật bức xạ y tế không tuân
thủ những quy định nghiêm ngặt về an toàn bức xạ có thể dẫn đến các mối nguy hiểm cho cả
bệnh nhân và nhân viên y tế.
1.10. Lỗi quản trị tại các cơ sở y tế chăm sóc ban đầu
Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các lỗi trong chăm sóc ban đầu xảy ra
từ 5 đến 80 lần cho mỗi 100.000 tham vấn tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Các lỗi
liên quan đến hệ thống và quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc là loại lỗi được báo cáo
thường xuyên nhất. Ước tính từ 5 đến 50% các lỗi trong chăm sóc ban đầu là các lỗi quản trị
2.Biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa
127
2.1. Nguyên tắc trong phòng ngừa sự cố y khoa
2.1.1. Nguyên tắc chung
a) Việc phòng ngừa sự cố y khoa trên cơ sở nhận diện, báo cáo, phân tích tìm nguyên
nhân, đưa ra các khuyến cáo phòng ngừa, tránh tái diễn sự cố y khoa để nâng cao chất lượng
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, an toàn cho người bệnh và không nhằm mục đích khác.
b) Việc phòng ngừa sự cố y khoa được khuyến khích, động viên và được bảo vệ.
c) Hồ sơ phòng ngừa sự cố y khoa được quản lý theo quy chế bảo mật thông tin.
d) Việc phòng ngừa sự cố y khoa là trách nhiệm của lãnh đạo và nhân viên y tế làm
việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2.1.2. Nguyên tắc cụ thể
2.1.2.1. Quản lý thông tin
Quản lý thông tin bao gồm thu thập, lưu trữ, trích xuất, chuyển tải, phân tích, kiểm
soát, phân phối, và sử dụng dữ liệu hoặc thông tin, cả trong nội bộ cơ sở và với bên ngoài,
theo đúng luật pháp và các qui định. Ngoài các thông tin bằng văn bản và lời nói, công nghệ
thông tin hỗ trợ và các dịch vụ thông tin hỗ trợ khác cũng nằm trong qui trình quản lý thông
tin.
Quản lý thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định kịp thời và hiệu quả ở tất cả mọi cấp độ
của cơ sở. Các qui trình quản lý thông tin hỗ trợ các quyêt định về mặt quản lý và thực hiện,
các hoạt động cải tiến việc thực hiện, và các quyết định về chăm sóc, điều trị, và phục vụ
bệnh nhân. Việc đưa ra quyết định về chuyên môn và mang tính chiến lược tuỳ thuộc vào
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hồ sơ bệnh nhân, thông tin dựa trên kiến thức,
dữ liệu/thông tin có tính so sánh, và dữ liệu/thông tin tồng thể.
Để hỗ trợ việc ra quyết định về chuyên môn, thông tin trên hồ sơ bệnh nhân phải gồm
các điểm sau:
- Sẵn sàng để khai thác trên toàn hệ thống
- Được lưu lại chính xác
- Hoàn chỉnh
- Được sắp xếp để trích xuất có hiệu quả các dữ liệu cần thiết - Đúng hạn - Các dữ liệu
và thông tin mang tính so sánh về việc thực hiện phải sẵn sàng để ra quyết định, nếu áp dụng
- Cơ sở có khả năng thu thập và tổng hợp dữ liệu và thông tin để hỗ trợ việc chăm sóc
và phục vụ, gồm những việc sau: Chăm sóc cá nhân và chăm sóc nói chung, quản trị và
nghiệp vụ chuyên môn, phân tích các xu hướng theo thời gian, so sánh việc thực hiện theo
thời gian trong nội bộ cơ sở và với các cơ sở khác, cải tiến nghiệp vụ chuyên môn và kiểm
soát nhiễm khuẩn.
Quản lý tốt thông tin đòi hỏi:
- Khuyến khích trao đổi và hợp tác giữa bác sĩ và điều dưỡng hoặc các nhân viên chăm
sóc khác. Tránh văn hoá theo thứ bậc
- Xây dựng và khuyến khích hệ thống báo cáo không khiển trách, khuyến khích nhân
viên báo cáo các tai nạn, sự ngừng hoạt động, hoặc cận sự cố. Có thể sử dụng những từ như
tai nạn hoặc sự ngừng hoạt động thay vì lỗi, và trách nhiệm thay vì khiển trách. Cho phép
128
báo cáo bí mật hoặc vô danh về các tai nạn y tế, cận tai nạn, và rủi ro trong qui trình hoặc
môi trường chăm sóc.
- Khuyến khích việc sử dụng những phương tiện không chính qui để trao đổi về các
bức xúc, các vấn đề, và các sai sót liên quan đến sự an toàn.
- Hỗ trợ việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm để tạo sự thay đổi về hành vi bên trong
và bên ngoài cơ sở. Chia sẻ những bài học liên quan đến các đề xuất an toàn trong một cơ sở
y tế là một phương pháp tốt để giúp thúc đẩy một không gian văn hoá an toàn. Sự chia sẻ
như thế thông qua những câu chuyện kể và những giai thoại cá nhân sẽ khiến người nghe
chú ý, nhờ đó cải thiện cơ hội cho người nghe nắm được thông điệp. có thể được chia sẻ
trong các buổi họp nhân viên, ở các hội nghị, thông qua các bài báo được xuất bàn, và bằng
việc trao đổi thông tin.
- Huấn luyện có năng lực làm việc trong môi trường đồng đội và làm theo các hệ thống
và qui trình sẽ hiếm khi nào phạm sai lầm ảnh hưởng đến sự an toàn ở cấp độ cơ sở. Do đó
lãnh đạo phải bảo đảm việc huấn luyện toàn diện và kịp thời cho tất cả nhân viên trong các
qui trình và phương thức thao tác.
- Cung cấp nguồn lực cần thiết để bảo đảm quản lý thông tin hiệu quả. Dữ liệu phải
đồng bộ, kịp thời, và chính xác, và các phương thức thực hiện và các qui trình phải được lưu
hồ sơ cẩn thận nhằm giảm bớt hoặc xoá bỏ những biến đổi hoàn toàn không cần thiết.
2.1.2.2. Xác định người bệnh
* Các nguyên tắc chung trong xác định người bệnh:
- Cần xác định một cách đáng tin cậy cá nhân đó chính là người mà ta phải chăm sóc,
điều trị, và phục vụ
- Cần ráp nối việc chăm sóc, điều trị, và phục vụ của người bệnh với nhau
* Các nội dung cần thiết trong xác định người bệnh:
- Phải có hai mẫu thông tin để nhận dạng bệnh nhân (ví dụ, tên và ngày sinh của bệnh
nhân). Có thể sử dụng băng cổ tay có ghi tên và một con số riêng biệt của bệnh nhân để nhận
dạng chính xác bệnh nhân (tên và con số riêng biệt là hai mẫu thông tin).
- Hai công cụ nhận dạng cụ thể này phải được gắn kết trực tiếp với bệnh nhân, và cũng
hai công cụ ấy phải được gắn kết trực tiếp với thuốc men, các sản phẩm về máu, các ống
chứa mẫu vật lưu (chẳng hạn trên nhãn được dán vào).

2.1.2.3. Cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên.
Trao đổi là qui trình nhờ đó thông tin được trao đổi giữa các cá nhân, các khoa phòng,
hoặc các cơ sở. Việc trao đổi phải đi vào mọi khía cạnh của cơ sở y tế, từ thực hiện việc
chăm sóc cho đến cải tiến, dẫn đến những tiến bộ đáng kể trong chất lượng và trong việc thể
hiện chức trách. Các công đoạn của qui trình trao đổi thông tin gồm có:
- Trao đổi giữa nhà cung cấp dịch vụ y tế và/hoặc nhân viên y tế và bệnh nhân.
- Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình họ.
- Trao đổi và hợp tác giữa các nhân viên.
- Phân phối thông tin.
129
- Làm việc theo đội ngũ đa ngành.
* Các nguyên tắc chung trong cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên:
- Lãnh đạo bệnh viện cần thông tin cho NVYT về vai trò của cải tiến việc trao đổi
thông tin đối với chất lượng và sự an toàn trong chăm sóc sức khoẻ.
- Thất bại trong trao đổi thông tin phải được nhìn nhận là do lỗi hệ thống hơn là quy
cho bất cứ một nhân viên cụ thể nào.
- NVYT phải nắm được lợi ích của việc làm việc nhóm, sự hợp tác, và trao đổi thông
tin. để có được sự trao đổi thành công trong công việc
- Ngoài việc trao đổi giữa các thầy thuốc với nhau, và với các chuyên gia y tế khác,
trao đổi giữa thầy thuốc với bệnh nhân và gia đình họ là rất cần thiết. Bệnh nhân và các
thành viên trong gia đình cũng cần được giáo dục về giá trị của việc trao đổi thông tin với
người chăm sóc sức khoẻ cho mình.
- Cơ sở y tế cần phải nắm chắc bệnh nhân là ai.
* Các nội dung cần thiết để cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên:
- Xác định rõ ràng các phương pháp trao đổi thông tin được mong đợi. Sử dụng các
tiến bộ ở nhiều lĩnh vực khác nhau để cải tiến việc trao đổi thông tin giữa các thầy thuốc.
Trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên y tế thường là cách tốt nhất để mang lại sự chăm sóc an
toàn, chất lượng cao. Sử dụng tư liệu viết tay cần triển khai và thực hiện. Chú ý các tài liệu
viết tay nhất thiết phải dễ đọc.
- Xây dựng hệ thống và qui trình để hoàn thiện việc trao đổi thông tin liên quan đến
nhu cầu của bệnh nhân trong thời gian điều trị. Với sự tham gia của bác sĩ và các nhân viên
điều trị khác, lãnh đạo phải xây dựng và thực hiện các hệ thống thông tin để chuyển tải
thông tin từ người này qua người kia. Các báo cáo miệng trực tiếp và các tư liệu bằng văn
bàn và điện tử là những thứ hiệu quả nhất. Các báo cáo thu qua băng đĩa, mặc dù thường
được xem là phương tiện hỗ trợ, cũng không tạo cơ hội cho người chăm sóc sau đặt câu hỏi
với người chăm sóc trước đó. Tuy nhiên, băng đĩa có thể được tham khảo nhiều lần và bởi
nhiều người. Điều cần chú ý là bác sĩ và điều dưỡng phải nhận được tất cả mọi thông tin cần
thiết khi bắt đầu chăm sóc một người bệnh. Các điều dưỡng phải lưu trữ những điểm quan
trọng bằng phương tiện được triển khai ở cơ sở mình để chuyển giao cho ca trực kế tiếp.
- Xác định và đánh giá các phương pháp trao đổi thông tin được sử dụng tại cơ sở, bao
gồm nói miệng, văn bản, và điện tử. Nhân viên nên khảo sát một cách có hệ thống các
phương pháp trao đổi thông tin sẽ được sử dụng để xác định những phương pháp nào có thể
bị lỗi. Việc chăm sóc dựa trên rất nhiều sự trao đổi bằng miệng và bằng văn bản và phương
pháp nào cũng có thể bị lỗi. Việc lưu trữ hồ sơ điện tử và vi tính hoá việc kê đơn thuốc là hai
việc giúp giảm rắc rối liên quan đến việc đưa ra y lệnh.
- Triển khai và thực hiện các phương thức hiệu quả để liên lạc với các chuyên gia. Liên
lạc nhanh chóng với các chuyên gia và cố vấn là điều rất quan trọng của cơ sở y tế để bảo vệ
người bệnh khỏi những hậu quả xấu và bảo đảm điều trị được liên tục. Ví dụ, một bác sĩ cấp
cứu cần liên lạc các chuyên gia như bác sĩ phẫu thuật chấn thương và bác sĩ phẫu thuật tim

130
qua máy nhắn tin, điện thoại, hoặc các phương tiện khác để chăm sóc đúng cho bệnh nhân
đang trong phòng cấp cứu với vết thương do súng đạn và cơn nhồi máu cơ tim.
- Khuyến khích thắc mắc khi nhận y lệnh không rõ ràng hoặc mang tính cưỡng bức.
Nhân viên nên được khuyến khích đặt câu hỏi và thắc mắc về những gì không rõ ràng hoặc
những y lệnh không thích hợp.
2.2. Mục tiêu của việc xử lý cần đạt được khi có sự cố y khoa xảy ra
- Duy trì hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nơi xảy ra sự cố y khoa nhằm đảm bảo
triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn đồng thời khẩn trương triển
khai các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự cố y khoa xảy ra trong tương
lai.
- Xác định nguyên nhân của sự cố y khoa để có các phương án giải quyết hợp pháp,
hợp lý và đôi khi hợp tình
- Đảm bảo giải quyết thoả đáng nhất các khiếu kiện của bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân trên cơ sở thoả thuận, thương thuyết là chính nhưng phải đảm bảo phù hợp với quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong khiếu kiện.
2.3. Biện pháp phòng ngừa
Hiện nay, sự cố y khoa có qui mô rộng, mang tính phổ biến và hậu quả nghiêm trọng,
được đưa thành vấn đề y tế công cộng. Đây là một chương trình cần đưa thành ưu tiên quốc
gia và cần tiếp cận trên quy mô toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nếu
chỉ dựa vào việc chỉnh đốn khắc phục các thiếu sót khuyết điểm của cá nhân người hành
nghề thì sẽ không thể giải quyết một cách cơ bản và hiệu quả. Các quốc gia đã đi tiên phong
trong việc xây dựng các mô hình quản lý an toàn người bệnh và chuyên ngành An toàn
người bệnh “ Patient Safety Discipline” đã ra đời nhằm hỗ trợ người hành nghề, người quản
lý các cơ sở y tế, người sử dụng dịch vụ y tế đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế sự
cố y khoa tới mức thấp nhất. Những biện pháp được áp dụng hiện nay tại các quốc gia bao
gồm:
2.3.1. Thành lập Ủy ban quốc gia về chất lượng chăm sóc y tế và an toàn người bệnh
Sự cố y khoa không mong muốn đã vượt ra tầm điều chỉnh các sai sót mang tính cá
nhân người hành nghề. Sự cố y khoa có quy mô rộng cần có sự tham gia của toàn bộ hệ
thống, sự phối hợp giữa các ngành nghề trong lĩnh vực y tế. Cần thiết có một cơ quan chỉ
đạo ở quy mô quốc gia như kinh nghiệm của nhiều quốc gia đi tiên phong đã triển khai (Mỹ,
úc, Canada, New Zealand, Malaysia..). Ủy ban này sẽ đưa ra các mục tiêu quốc gia về chất
lượng và an toàn y tế, đề xuất các chương trình nghiên cứu, các công cụ, xây dựng các báo
cáo đánh giá hàng năm và đưa ra các khuyến nghị cho cả các cơ sở y tế nghiên cứu áp dụng.
2.3.2. Thiết lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và báo cáo tự nguyện:
Hiện nay, bức tranh về sự cố y khoa không đầy đủ do chưa có hệ thống báo cáo bắt
buộc sự cố y khoa. Những thông tin trên đài, báo chí mới chỉ là phần nổi của tảng băng lớn.
Ngành Y tế thiếu thông tin để xác định quy mô và chiều hướng của các sự cố y khoa nên
chưa có biện pháp khắc phục và cải tiến hiệu quả. Cơ quan quản lý thường rơi vào tình trạng

131
bị động chạy theo báo chí. Theo kinh nghiệm của các nước, hệ thống báo cáo sự cố y khoa
bao gồm các thành tố sau:
- Cơ sở pháp lý: Quy định về quy trình giải quyết sự cố y khoa, quy định pháp lý về
báo cáo và sử dụng thông tin về sự cố y khoa và các cơ chế tài chính 19 của cơ quan bảo
hiểm từ chối hoặc cắt giảm chi trả cho các trường hợp liên quan tới sự cố y khoa.
- Về chuyên môn: xây dựng danh mục các sự cố y khoa phải báo cáo bắt buộc bất cứ
khi nào về Bộ Y tế;
- Về phân tích nguyên nhân gốc: Thông tư số 19/2013/TT-BYT về hướng dẫn quản lý
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong các bệnh viện 21 đã quy định các bệnh viện cần
xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc,
nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân liên quan tới nhân viên y tế; Việc xác định
nguyên nhân gốc cần coi trọng các yếu tố liên quan tới các cá nhân và các yếu tố hệ thống,
khi cả yếu tố cá nhân (lỗi hoạt động) và các yếu tố nguy cơ gián tiếp (lỗi hệ thống) được loại
bỏ thì chắc chắn sẽ giảm được sự cố y khoa.
- Về báo cáo: Các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSK, các Sở Y tế và Bộ Y tế cần xây dựng
báo cáo hàng năm về chất lượng dịch vụ y tế, tình hình sự cố y khoa và các biện pháp đã
thực hiện;
- Từng bước minh bạch thông tin về sự cố y khoa: việc được thông tin về các tai biến,
sự cố y khoa là quyền của người bệnh đã được đề cập trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Minh bạch thông tin về sự cố y khoa thể hiện sự tôn trọng của các hệ thống y tế đối với
người bệnh và thể hiện trách nhiệm của các cấp của hệ thống y tế khi sự cố xảy ra.
Kinh nghiệm một số nước tiên phong, việc công khai minh bạch thông tin về sự cố y
khoa làm giảm áp lực của cộng đồng cho ngành y tế và ngành y tế nhận được sự thông cảm,
chia sẻ của người bệnh và cộng đồng về tính chất phức tạp và đa dạng của sự cố y khoa. Tại
Mỹ, hầu hết các Bang đã thông qua Luật về báo cáo sự cố y khoa (The Adverse Health
Events Reporting Law) vào năm 2003 và sửa đổi vào năm 2004. Tiếp đó các nước như Úc,
Canada, New Zealand… đã thực hiện hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và hệ thống
báo cáo tự nguyện tại các cơ sở y tế.
Ngoài ra, các cơ sở y tế cần được khuyến khích báo cáo những sự cố y khoa tự nguyện.
Có nhiều cách khác nhau để nhận thông tin về các sai sót, sự cố y khoa thông qua khuyến
khích báo cáo tự nguyện như: báo cáo qua Email, qua đường dây nóng, qua người phụ trách
bộ phận quản lí chất lượng hoặc một cán bộ lâm sàng được tin tưởng. Các quy định báo cáo
mang tính hành chính cứng nhắc sẽ không có kết quả.
2.3.3. Cải thiện môi trường làm việc của cán bộ y tế.
Môi trường y tế trong đó các bác sĩ, điều dưỡng cung cấp dịch vụ đang phải đối mặt
với nhiều yếu tố rủi ro liên quan tới hệ thống như: (1) người bệnh quá tải; (2) nhân lực thiếu
dẫn đến thời gian khám và tiếp xúc với người bệnh ngắn; (3) thiếu phương tiện để chăm sóc
đáp ứng nhu cầu người bệnh; (4) áp lực tâm lý do pháp lý bảo vệ người hành nghề còn bất
cập.

132
Đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu sự cố
y khoa bởi các lý do sau: (1) Dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp được WHO đánh giá
là một trong những trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế (số lượng đông nhất, tiếp xúc
với người bệnh nhiều nhất và số lượng dịch vụ cung cấp nhiều nhất); (2) Hầu hết các chỉ
định của bác sĩ điều trị đều thông qua người điều dưỡng để thực hiện trên người bệnh; (3)
Công việc chuyên môn của điều dưỡng luôn diễn ra trước và sau công tác điều trị và bảo
đảm cho công tác điều trị an toàn.
Hiện nay, môi trường công việc của điều dưỡng, hộ sinh còn nhiều khó khăn bất cập.
Gần 50% điều dưỡng, hộ sinh chưa hài lòng với công việc. Nguyên nhân do: (1) nghề
nghiệp chưa được đánh giá và tôn trọng đúng mức; (2) chưa được tạo điều kiện để hành
nghề chủ động trong lĩnh vực chăm sóc; (3) nhân lực thiếu - công việc nhiều; (4) ca kíp kéo
dài. Đã có nhiều bằng chứng nghiên cứu khẳng định tỷ lệ điều dưỡng thấp so với người bệnh
sẽ dẫn đến hậu quả tăng sai sót, tăng nhiễm trùng bệnh viện.
Các bệnh viện cần xây dựng mô hình thực hành để khẳng định vai trò chủ động nghề
nghiệp trong CSNB tương xứng với trình độ điều dưỡng hiện nay đã được đào tạo ở trình độ
cao đẳng, đại học và sau đại học và vượt trội trình độ của y sĩ.
2.3.4. Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh - tập trung giải quyết lỗi hệ thống
Nhận thức và quan điểm của người quản lý về văn hóa an toàn người bệnh quyết định
kết quả triển khai chương trình an toàn người bệnh. Trước hết, người quản lý cần quan tâm
khắc phục lỗi hệ thống. Theo các nhà nghiên cứu y khoa, 70% các sự cố y khoa không mong
muốn có nguồn gốc từ các yếu tố của hệ thống và chỉ có 30% là do cá nhân người hành
nghề. Trong thực tế vấn đề sự cố y khoa hiện nay đã trở thành vấn đề y tế công cộng, không
thể thành công nếu chỉ trông chờ vào sự khắc phục của các cá nhân người hành nghề mà
toàn bộ hệ thống y tế, tất cả các nghề trong lĩnh vực y tế cần vào cuộc. Kinh nghiệm chỉ ra
rằng, khi có một lỗi hoạt động xảy ra thường liên quan tới 3-4 lỗi hệ thống.
Duy trì việc tiếp cận nhằm vào việc quy chụp trách nhiệm cho cá nhân sẽ dẫn đến văn
hóa giấu diếm sự thật và đã được chứng minh ít hiệu quả trong việc mang lại những kết quả
dài hạn. Bằng chứng là trong hầu hết các Sổ sai sót chuyên môn của các khoa hiện nay việc
ghi theo dõi các sự cố mang tính hình thức và ít hiệu quả.
Chủ động đánh giá rủi ro, rà soát lại các thông tin từ các báo cáo chính thức cũng như
không chính thức, qua đó sẽ chủ động thực hiện các can thiệp.
Tiếp tục ban hành mới và cập nhật các Hướng dẫn điều trị, hướng dẫn quy trình chăm
sóc dựa vào bằng chứng, các Bộ tiêu chuẩn chất lượng trong các lĩnh vực bệnh viện, trong
đó bao gồm các chuẩn quốc gia về an toàn người bệnh.
Thực hiện những đổi mới về văn hóa kiểm tra đánh giá: Cơ sở y tế chủ động áp dụng
và tự nội kiểm theo các bộ Tiêu chuẩn chất lượng, loại bỏ lối tư duy đối phó, chạy theo
thành tích. Khuyến khích việc ra đời và vận hành các cơ quan đánh giá ngoại kiểm độc lập
theo quy định của luật Khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện mô hình chăm sóc y tế lấy người
bệnh làm trung tâm (patient - Centered Care). Hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK thế kỷ XXI
cần được tổ chức theo hướng “ Lấy người bệnh làm trung tâm”. Tăng cường mối quan hệ
133
đối tác giữa một bên là người bệnh/gia đình người bệnh và một bên là CBYT. Người bệnh
và gia đình họ cần được khuyến khích tham gia vào quá trình chăm sóc điều trị, được thông
tin đầy đủ, được tư vấn cụ thể để chấp nhận các phương pháp điều trị một cách chủ động...
2.3.5. Triển khai bảo hiểm nghề nghiệp theo Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Những trải nghiệm đối với các cá nhân người hành nghề và của các cơ sở cung cấp
dịch vụ y tế trong thời gian qua rất phức tạp cần có sự quan tâm vào cuộc của toàn bộ hệ
thống và định hướng dư luận của cơ quan báo chí để phòng ngừa những hậu quả xấu mang
tính xã hội có thể xảy ra, đó là:
- Tình trạng cán bộ y tế bị đe dọa sức khỏe, thậm trí bị bắn chết, bị đâm chết ngay
trong khi làm nhiệm vụ. Nhiều trường hợp phải trốn, phải rời bỏ vị trí làm việc trong khi
đang phải thường trực cấp cứu người bệnh.
- Dựa vào sự cố y tế để gây rối loạn trật tự xã hội: đưa quan tài vào bệnh viện, vào nhà
lãnh đạo bệnh viện, vào nhà bác sĩ trực, đưa quan tài diễu phố…
- Đập phá tài sản của bệnh viện: ngay sau khi sự cố xảy ra, chưa xác định rõ nguyên
nhân thì một số người đã quá khích lăng mạ cán bộ y tế và đập phá tài sản, máy móc trong
bệnh viện và lực lượng bảo vệ hầu như rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
- Gây áp lực yêu cầu cá nhân và cơ sở cung cấp dịch vụ y tế bồi thường tài chính theo
mức tăng dần, trong khi cơ chế tài chính thu một phần viện phí và không có mục chi tai nạn
sự cố y tế.
Để giảm áp lực trực tiếp cho người hành nghề và của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế cần
sớm triển khai hệ thống bảo hiểm nghề nghiệp để khi sự cố xảy ra sẽ có cơ quan bảo hiểm
nghề nghiệp trực tiếp làm việc với người bệnh và gia đình người bệnh.
2.3.6. Triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn người bệnh
Tại Điều 7 Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về hướng dẫn
quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong các bệnh viện đã quy định các cơ sở y tế
cần phải thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh
và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau:
Xác định chính xác người bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ; An toàn phẫu
thuật, thủ thuật; An toàn trong sử dụng thuốc; Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện;
Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin sai lệch giữa nhân viên y tế;
Phòng ngừa người bệnh bị ngã; và An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế.
Các quy định trên đây phù hợp với các khuyến cáo chuyên môn của Tổ chức y tế Thế
giới vì vậy các cơ sở y tế cần xây dựng các hướng dẫn chi tiết đối với từng nhóm sự cố y
khoa, tổ chức đào tạo, triển khai áp dụng và kiểm tra đánh giá các kết thực hiện.
2.4. Nghiên cứu một số tình huống
Tình huống 1: Điều dưỡng ở 1 khoa phẫu thuật nhận máu tại ngân hàng máu. Cô ấy
nói “Cho xin túi máu của bệnh nhân Lan”. Vào thời điểm đó, có hai túi máu của hai khoa
khác nhau, nhưng đều cùng tên Lan. Nhân viên ngân hàng máu đưa bịch máu của bệnh nhân
Lan của khoa khác. Điều dưỡng nhận về. BS thử phán ứng chéo có thấy hơi có ngưng tụ

134
nhưng cho là không vấn đề gì và vẫn cho truyền. Bệnh nhân nhận được máu không đúng với
mình; phản ứng truyền máu xảy ra và bệnh nhân tử vong.
Tình huống 2: Một bác sỹ trực cấp cứu đang chuẩn bị ra về thì được yêu cầu xem
bệnh nhân cuối cùng. Bệnh nhân 18 tuổi, theo người nhà nghĩ là uống paracetamol quá liều
vì thấy l5 viên thuốc đã uống hết. Bệnh nhân đang được điều trị tâm lý và khẳng định chỉ
uống vài viên cách nhập viện 10 giờ. BS giải thích không cần súc rửa dạ dày và cho làm xét
nghiệm kiểm tra paracetamol and salicylate. Khoa xét nghiệm báo qua điện thoại là
salicylate âm tính. Khi nói đến paracetamol, kỹ thuật viên nói “2” rồi ngừng một chút tiếp
tục nói “1,3” . Điều dưỡng nghe máy ghi là 2.13. BS nhận kết quả và so trên biểu đồ thấy
thấp hơn mức độ bình thường nên không xử trí gì. KQ thật sự là 213. Hai ngày sau BN bị
suy gan và tử vong 10 ngày sau đó.
3. Truyền thông giao tiếp trong phòng ngừa sai sót, sự cố y khoa
3.1. Truyền thông giao tiếp hiệu quả và không hiệu quả
3.1.1. Làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả với bệnh nhân?i
 Điều tối quan trọng đầu tiên phải xác định được chúng ta đang nói chuyện với ai. Hãy
thử kiếm tra một số thông tin sau trước cuộc giao tiếp:
- Khả năng nói, khả năng sử dụng ngôn ngữ
- Có sử dụng “ngoại”ngữ không? (không thuộc ngôn ngữ chính mà chúng ta đang
dùng)
- Khung thời gian mà chúng ta và người bệnh có cho cuộc giao tiếp
- Giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt hay gián tiếp
- Tình trạng bệnh
- Trạng thái tinh thần thay đổi
- Có bị tác dụng phụ do đang dùng thuốc hay không?
- Rối loạn tâm lý, trầm cảm, xuống tinh thần…
- Đặc điểm dân số học: tuổi, giới, dân tộc, văn hóa, học vấn, nghề nghiệp
- Giao tiếp đơn lẻ hay cùng với người thân của bệnh nhân
- Khác
 
3.1.2. Một số lời khuyên quan trọng để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp với người bệnh:
3.1.2.1. Hãy tìm hiểu kỹ những gì bệnh nhân đã biết
Trước khi cung cấp thông tin, hãy tìm hiểu bệnh nhân đã biết những gì về tình trạng
của mình. Nhiều trường hợp có thể các bác sĩ khác hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ khác đã truyền đạt thông tin cho bệnh nhân, có thể có tác dụng làm nhiễu loạn
nhận thức của bệnh nhân và thậm chí có thể gây nhầm lẫn khi thông tin mới được chúng ta
giới thiệu. Ví dụ, một bác sỹ chuyên khoa về thận có thể nói về bệnh nhân "tình trạng đã cải
thiện tốt hơn" dựa trên việc cải thiện trong xét nghiệm chức năng thận, trong khi bác sĩ tim
mạch tập trung vào bệnh cơ tim nặng, không thể phục hồi của bệnh nhân. Dẫn đến 2 luồng
thông tin có thể làm bệnh nhân bối rối về tình trạng của mình. Hoặc bệnh nhân đã tìm kiếm
thông tin về tình trạng bệnh lý của mình và có những quan điểm nhận thức riêng của mình
135
rằng tình trạng của mình. Khi trao đổi, cách dẫn dắt của chúng ta có thể đối nghịch với
những thông tin bệnh nhân đã đọc trên internet dẫn đến bệnh nhân có những sự hoang mang.
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc những thông tin y tế
tràn lan một cách thiếu kiếm soát và người bệnh cái gì cũng có thể hỏi Bác Gu Gồ và tự “bắt
mạch – kê đơn” cho mình là rất phổ biến. Do đó, điều quan trọng trước tiên là phải xác định
những gì một bệnh nhân đã hiểu - hoặc hiểu sai - ngay từ đầu.
3.1.2.2. Tìm hiểu xem bệnh nhân đang muốn/cần biết những thông tin gì
Không phải tất cả các bệnh nhân có cùng một chẩn đoán đều muốn cùng mức chi tiết
trong thông tin được cung cấp về tình trạng của họ hoặc về điều trị. Các nghiên cứu đã phân
loại bệnh nhân trên hành vi tìm kiếm thông tin liên tục, từ những người muốn rất ít thông tin
cho đến những người muốn từng chi tiết của bác sĩ có thể cung cấp. Vì vậy, nhân viên y tế
chúng ta nên đánh giá xem bệnh nhân mong muốn thông tin gì, hoặc sẽ có thể hiểu được
những thông tin nào, cần thêm thông tin gì. Đối với trường hợp chúng ta không biết gì về
nhu cầu thông tin của bệnh nhân, mức độ nhu cầu này sẽ xuất hiện theo cấp bậc trong cuộc
thảo luận mở và khi chúng ta nỗ lực tổng hợp và trình bày thông tin một cách rõ ràng và dễ
hiểu cho bệnh nhân.
Một phương cách trong việc đưa ra thông tin cho bệnh nhân là mô tả những rủi ro và
lợi ích của điều trị và sau đó chỉ đơn giản là cho phép bệnh nhân quyết định xem họ cần
thêm bao nhiêu thông tin. Tuy nhiên, việc này có thể cần thực hiện các câu hỏi trực tiếp,
chiến lược im lặng và kiểm tra thường xuyên rằng thông tin cung cấp thực sự được hiểu.
Một dấu hiệu cho biết bệnh nhân có hiểu thông tin là bản chất của các câu hỏi bệnh
nhân hỏi; nếu các câu hỏi phản ánh sự hiểu biết của thông tin vừa được trình bày, thì có thể
đảm bảo lại bằng cách khai thác ở một mức độ chi tiết hơn nữa. Nếu các câu hỏi phản ánh sự
nhầm lẫn, khuyên chúng ta nên quay trở lại thông tin cơ bản. Nếu bệnh nhân không có câu
hỏi hoặc rõ ràng là không thoải mái, đây là cơ hội tốt để bác sĩ ngừng thảo luận, hỏi rõ số
lượng thông tin mà bệnh nhân mong muốn và điều chỉnh cho phù hợp. Tiếp tục cung cấp
thêm thông tin không ngừng nghỉ không phải lúc nào cũng là cách tiếp cận giao tiếp tốt nhất
với người bệnh.
3.1.2.3. Đồng cảm
Đồng cảm là một kỹ năng cơ bản mà mỗi chúng ta nên phát triển để giúp nhận ra
những cảm xúc gián tiếp diễn tả của bệnh nhân. Một khi chúng ta cảm nhận được những xúc
cảm của người bệnh, những cảm xúc này cần phải được thừa nhận và khám phá sâu hơn
trong cuộc gặp gỡ trò chuyện NVYT-bệnh nhân. Hơn nữa, chúng ta không nên bỏ qua hoặc
giảm thiểu cảm xúc đồng cảm với bệnh nhân với việc chuyển hướng của cuộc nói chuyện
không ngừng tập trung vào việc khai thác các triệu chứng "thực sự". Sự hài lòng của bệnh
nhân có thể được tăng cường bởi việc nhân viên chúng ta thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu
cảm xúc của bệnh nhân. Bệnh nhân dễ có suy nghĩ nếu chúng ta ít làm điều này đồng nghĩa
với việc chúng ta ít quan tâm đến họ. “Bệnh nhân sẽ không bao giờ biết chúng ta hiểu biết
như thế nào cho đến khi họ thấy và cảm nhận được chúng ta quan tâm họ như thế nào”.
3.1.2.4. Chậm rãi và từ tốn
136
Chúng ta nên cung cấp thông tin một cách chậm rãi và thận trọng trong khoảng thời
gian cho phép cần thiết để bệnh nhân hiểu được thông tin mới. Chúng ta nên sử dụng việc
ngắt, nghỉ, tạm dừng, im lặng trong một thời gian cho phép. Việc trao đổi chậm với thời gian
dừng, nghỉ thích hợp cũng cho người nghe thời gian xây dựng các câu hỏi mà chúng ta có
thể sử dụng để cung cấp thêm các thông tin mục tiêu. Do đó, một cuộc đối thoại với những
khoảng dừng, ngắt nghỉ hợp lý sẽ cải thiện sự hiểu biết sâu sắc hơn về cả hai mặt. Một
nghiên cứu cho thấy các bác sỹ thường đợi 2-3 giây sau khi bệnh nhân bắt đầu miêu tả lời
than phiền chính của mình trước khi làm gián đoạn và chuyển hướng thảo luận. Sự chuyển
hướng sớm có thể dẫn đến các mối quan tâm phát sinh muộn và bỏ lỡ cơ hội thu thập dữ liệu
quan trọng. 
 Một lưu ý quan trọng đó là sự hài lòng của bệnh nhân cũng cao hơn khi thời gian trò
chuyện với nhân viên y tế đạt như mong muốn của họ trước khi chờ đợi. Trong các tình
huống liên quan đến việc cung cấp tin xấu, kỹ thuật đơn giản là nêu rõ tin tức và tạm dừng
có thể đặc biệt hữu ích trong việc đảm bảo rằng bệnh nhân và gia đình bệnh nhân sẽ nhận và
hiểu đầy đủ thông tin. Thời gian dừng lúc này được dùng cho sự im lặng, nước mắt (khóc
lóc), và các câu hỏi có thể là cần thiết.
3.1.2.5. Đơn giản hoá thông tin truyền đạt
Lượng thông tin truyền đạt cho dù chúng ta nắm bắt rõ đối tượng, dù chúng ta có thời
gian rộng rãi để trò chuyện với bệnh nhân nhưng nếu chúng ta sử dụng những từ ngữ khó
hiểu/ngoại ngữ/chuyên môn học thuật thì là con đường dẫn đến một cuộc giao tiếp thất bại.
Vì vậy, cố gắng đơn giản hóa các thông tin truyền đạt sao cho mang tính đại chúng và đặc
hiệu đến từng đối tượng để đối tượng nắm bắt và tuân thủ những thông tin hướng dẫn.
Nên hiểu “đơn giản hóa” chứ không phải là “đơn giản nhất”. Nghĩa là chúng ta làm nó
đơn giản và dễ hiểu đối với chính đối tượng mà chúng ta đang giao tiếp. 
Không có nghĩa là bệnh nhân nào cũng sử dụng một kiểu thông tin “đơn giản nhất” mà
cần có chọn lọc phù hợp với mong muốn, kỳ vọng, nhận thức của bệnh nhân.
3.1.2.6. Nói đúng sự thật
Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải chú ý vì có nhiều tình huống rất khó thực hiện. Đó
là việc chúng ta hay nói tránh đi, hoặc mượn một số câu nói, từ ngữ để ám chỉ điều chúng ta
đang định truyền đạt. Tuy nhiên, điều này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi nó là con
dao hai lưỡi có thể dẫn đến việc hiểu sai thông tin. Điển hình như: “không cần kiêng cử gì,
về muốn ăn gì thì ăn đồng nghĩa với muốn nói “sắp chết”; Chúng ta hoàn toàn hiểu rằng việc
nói giảm nói tránh để người bệnh hoặc thân nhân bệnh nhân đón nhận thông tin xấu cũng là
một cách tốt cho cảm xúc của họ. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định rằng việc chúng ta nói
phải đúng lúc, đúng hoàn cảnh, tùy đối tượng để tránh tình trạng hiểu sai thông tin. Chúng ta
cần xác định rõ những cụm từ nói giảm nói tránh nó không được áp dụng để làm lệch nghĩa,
hoặc bị lạm dụng.
3.1.2.7. Niềm tin và hy vọng
Mặc dù sự cần thiết phải nói lên sự thật là quan trọng, nhưng giá trị tinh thần của việc
truyền đạt hy vọng trong những tình huống có vẻ như vô vọng không nên bị đánh giá thấp.
137
Đặc biệt trong bối cảnh bệnh tật giai đoạn cuối và chăm sóc giảm nhẹ những ngày cuối đời,
hy vọng không nên nản chí.
 Ví dụ, trong những tình huống như cái chết sắp xảy ra của bệnh nhân, hy vọng có thể
được chuyển tải đến gia đình bằng cách đảm bảo rằng liệu pháp có thể có hiệu quả trong
việc giảm đau và khó chịu. Vì vậy, ngay cả khi các bác sĩ phải truyền đạt tiên lượng ác tính
cho bệnh nhân hoặc phải thảo luận cùng với các thành viên trong gia đình, có thể hứa hẹn sự
thoải mái và đau khổ tối thiểu.
3.1.2.8. Quan sát sắc mặt, cử chỉ, hành động
Phần lớn những gì được chuyển tải giữa nhân viên y tế và bệnh nhân trong một cuộc
gặp lâm sàng xảy ra thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ. Đối với cả nhân viên y tế và bệnh
nhân, hình ảnh của ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện trên khuôn mặt có thể sẽ được ghi nhớ lâu
hơn sau cuộc gặp gỡ hơn là bất kỳ ký ức về lời nói. Cũng cần phải nhận ra rằng cuộc gặp gỡ
của NVYT-bệnh nhân liên quan đến việc trao đổi hai chiều các thông tin “không lời”.
 Biểu hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân thường là chỉ số tốt về nỗi buồn, lo lắng, hoặc
sợ hãi hay thậm chí là giận dữ. NVYT đáp ứng với mối quan tâm thích hợp với những tín
hiệu phi ngôn ngữ này có thể ảnh hưởng đến bệnh tật của bệnh nhân ở mức độ cao hơn bác
sĩ muốn truyền tải thông tin thực tế. 
 Ngược lại, ngôn ngữ cơ thể của NVYT và biểu hiện trên khuôn mặt, hành động cũng
tác động đáng kể với người bệnh. NVYT đã gấp gáp đi vào phòng khám vài phút do muộn
hoặc có việc gấp, có những ghi chú vội vàng, và quay đi trong khi bệnh nhân đang nói
chuyện, gần như chắc chắn truyền tải sự thiếu kiên nhẫn và quan tâm đến bệnh nhân. Trong
một số cuộc gặp gỡ như vậy, bệnh nhân có thể giải thích hành vi phi ngôn ngữ như một
thông điệp rằng thông tin của bác sỹ là không quan trọng, bất kể nội dung lời nói ngược lại.
Do đó, điều bắt buộc là NVYT phải nhận thức được những thông điệp tiềm ẩn của chính
mình, cũng như nhận ra những tín hiệu phi ngôn ngữ của bệnh nhân.
3.1.2.9. Chuẩn bị cho những phản ứng của đối phương
Bệnh nhân là đa dạng mỗi người một tính cách, không chỉ trong khả năng sẵn sàng và
khả năng tiếp nhận thông tin mà quan trọng trong phản ứng của họ đối với thông tin của
NVYT vừa cung cấp. 
Ví dụ, cùng một tin tức xấu được đưa ra, có người thì im lặng, người thì la hét, người
thì khóc lóc, người thì tỏ vẻ tươi cười… quan trọng đó là việc nắm bắt phản ứng hiện tại để
có chiến lược đường hướng tư vấn và trao đổi một cách phù hợp nhất.
Một tỷ lệ phần trăm nhất định các bệnh nhân gặp khó khăn khi hình thành mối quan hệ
tin cậy với nhân viên y tế, thậm chí có thể phản ứng với những tin xấu với sự ngờ vực, tức
giận, và đổ lỗi. Đối với những bệnh nhân như vậy, thiết lập sự tin cậy lâu dài của họ dành
cho chúng ta có thể cực kỳ khó khăn, và mặc dù tất cả các nỗ lực giao tiếp nên được tạo ra.
Để đáp lại bất kỳ phản ứng nào của bệnh nhân, điều quan trọng là được chuẩn bị. Bước đầu
tiên là để chúng ta nhận ra phản hồi, cho bệnh nhân đủ thời gian để hiển thị đầy đủ cảm xúc.
Quan trọng nhất, chúng ta đơn giản chỉ cần nghe nhẹ nhàng và chăm chú đến những gì bệnh
nhân hoặc gia đình hãy nói/phản ứng. Đôi khi, chúng ta có thể khuyến khích bệnh nhân thể
138
hiện cảm xúc, thậm chí có thể yêu cầu họ mô tả cảm xúc của họ. Ngôn ngữ cơ thể của chúng
ta có thể rất quan trọng trong việc mang lại sự quan tâm đồng cảm trong những tình huống
này. Đối thoại bệnh nhân - NVYT chưa kết thúc sau khi thảo luận chẩn đoán, xét nghiệm và
điều trị. Đối với bệnh nhân, điều này chỉ là một sự khởi đầu; tin tức đang chìm trong rất
nhiều. NVYT nên dự đoán sự thay đổi về cảm giác về bản thân của bệnh nhân, cần được
được xử lý như là một phần quan trọng của cuộc giao tiếp.
3.1.2.10. Linh hoạt và sáng tạo
Phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp cá nhân của từng NVYT, thậm chí là năng khiếu của
mỗi người. Bởi lẽ, hầu như chúng ta ít được kinh qua trường lớp nào dạy tỉ mỉ cho chúng ta
điều này. Mà sự cải thiện của chúng ta chỉ xuất hiện khi chúng ta thực hành, thực hành và
thực hành mỗi ngày. Với đặc thù đối tượng mà chúng ta đang giao tiếp thì chúng ta cố gắng
thả lỏng mình ra và đặt giả định một cuộc đối thoại với bệnh nhân như là cuộc đối thoại với
chính mình/người thân của mình. Chỉ khi chúng ta trong tình huống đó chúng ta mới dễ
dàng thấu hiểu, đồng cảm và có thể đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất, tránh để tình trạng
đáng tiếc xảy ra do giao tiếp kém hiệu quả. Ví dụ: nếu chúng ta được thông báo tin đó thì
chúng ta sẽ như thế nào? Nếu chúng ta được khen ngợi vì tuân thủ điều trị tốt chúng ta có
vui không? Nếu chúng ta nhìn thấy NVYT nhau mày, nhăn mặt hay bực tức liên tục thì
chúng ta có sợ không?...
3.2. Làm việc nhóm và thông tin liên lạc
Đây là một kỹ năng mềm cực kì quan trọng trong các hoạt động quản lý chất lượng và
an toàn người bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở y tế.
Khả năng làm việc nhóm (teamwork) được xem như là một trong những nhân tố chính
tạo nên sự phát triển toàn cầu
3.3. Văn hóa an toàn
Hiệp hội An toàn người bệnh quốc gia tại Mỹ (2001), văn hóa an toàn người bệnh là
văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở mức cao mà nhân viên y tế nỗ lực đưa vào thao tác thông
qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý an toàn mạnh mẽ; (1) văn hóa trong đó
mọi nhân viên y tế (gồm những người trực tiếp điều trị cho người bệnh, và cán bộ quản lý
điều hành) đứng ra chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân,
thân nhân người bệnh và khách đến thăm; (2) văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu
về tài chính và tổ chức; (3) văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông
báo và giải quyết các vấn đề an toàn; (4) văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm
từ sự cố/tai biến; (5) văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp
để duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn.
Một tổ chức được xem là có văn hoá an toàn khi mỗi thành viên của tổ chức đó, bất
chấp ở cương vị nào, đều thể hiện vai trò chủ động trong phòng ngừa sai sót, và vai trò của
từng cá nhân nhân này được sự hỗ trợ của tổ chức (AHRQ, 2004). Nghiên cứu về văn hóa an
toàn người bệnh, các tác giả đã đúc kết bảy yếu tố cấu thành văn hóa an toàn người bệnh
trong bệnh viện, (1) Lãnh đạo xem an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt
động của bệnh viện, (2) các hoạt động trong bệnh viện được tổ chức làm việc theo đội/nhóm
139
một cách hiệu quả, (3) thực hành dựa vào chứng cớ như phác đồ điều trị của bệnh viện phải
dựa trên cơ sở y học chứng cớ, và thực hành lâm sàng tuân thủ phác đồ điều trị, (4) mọi
người được quyền nói và chỉ ra những nguy cơ, sai sót trong khoa mình, được tham gia sáng
kiến cải tiến về an toàn người bệnh, (5) cách thức bệnh viện tổ chức học hỏi từ sai sót, và cải
tiến từ sai sót; (6) đảm bảo công bằng, xem xét lỗi hệ thống trước khi kết luận lỗi cá nhân và
nguyên tắc thứ 7 rất quan trọng và xuyên suốt hoạt động công tác của bất cứ một tổ chức y
tế nào chính là “lấy người bệnh làm trung tâm”.
4. Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc
4.1. Các thuật ngữ
4.1.1. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc:
- Một sai sót trong sử dụng thuốc được định nghĩa là một một thuốc được
sử dụng khác với y lệnh trong hồ sơ bệnh án của người bệnh. Sai sót này bao gồm bất kỳ sai
sót nào xảy ra trong quá trình kê đơn, cấp phát, sử dụng thuốc, bất kể sai sót đó có dẫn đến
kết quả bất lợi hay không.
- Sai sót trong kê đơn (Prescribing error): lựa chọn thuốc không chính xác (dựa vào chỉ
định, chống chỉ định, tiền sử dị ứng thuốc, các thuốc đã được sử dụng và các yếu tố khác), là
các sai sót về liều dùng, đường dùng, dạng bào chế, số lượng, nồng độ thuốc, hướng dẫn sử
dụng của thuốc trong đơn hay thẩm quyền kê đơn của bác sỹ, đơn thuốc hoặc các chữ viết tắt
không đọc được dẫn đến dùng sai thuốc hoặc sai người bệnh.
- Sai sót trong cấp phát thuốc (Deteriorated drug error): Cấp phát các thuốc
đã hết hạn hoặc chất lượng không đảm bảo cho người bệnh.
- Sai sót trong giám sát thuốc (Monitoring error): Thất bại trong việc kê
đơn theo phác đồ điều trị cho phù hợp với chẩn đoán hay thất bại trong đánh giá
người bệnh thông qua các dữ liệu lâm sàng hoặc các xét nghiệm phù hợp.
4.1.2. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc theo biến cố
- Dùng thuốc không được kê trong đơn (Unauthorized drug error): Cho người bệnh
dùng thuốc không được kê trong đơn/bệnh án
- Sai về thời điểm dùng thuốc (Wrong time error): dùng thuốc không đúng
theo thời gian quy định của thuốc
- Sai liều (Improper dose error): Cho người bệnh sử dụng thuốc với liều
lượng lớn hơn hoặc ít hơn theo yêu cầu của người kê đơn hoặc cho người bệnh
dùng liều bị trùng lặp.
- Sai dạng thuốc (Wrong dosage-form errore): Cho người bệnh dùng thuốc
khác dạng bào chế theo yêu cầu của người kê đơn
- Sai sót trong pha chế thuốc (Wrong drug preparation error): Thuốc được
pha chế không đúng hoặc thao tác không đúng trước khi sử dụng.
- Sai kỹ thuật trong thực hiện thuốc (Wrong administrate technique error):
Sai quy trình hoặc kỹ thuật trong sử dụng thuốc.
- Sai sót trong tuân thủ điều trị (Compliance error): Người bệnh không hợp
tác và không tuân thủ dùng thuốc theo quy định.
140
4.1.3. Phân loại các sai sót trong sử dụng thuốc theo mức độ nghiêm trọng
Chưa gây sai sót A Sự cố có khả năng gây sai sót
Sai sót đã xảy ra nhưng không ảnh hưởng tới
B
người bệnh
Sai sót đã xảy ra ảnh hưởng tới người bệnh nhưng
C
Sai sót, không gây không gây tổn hại
tổn hại
Sai sót đã xảy ra ảnh hưởng tới người bệnh, yêu
cầu giám sát và báo cáo kết quả có tổn hại đến
D
người bệnh không hoặc có biện pháp can thiệp làm
giảm tổn hại.
Sai sót đã xảy ra gây tổn hại tạm thời đến người
E
bệnh, yêu cầu có can thiệp
Sai sót đã xảy ra gây tổn hại tạm thời đến người
F bệnh, yêu cầu nằm viện hoặc kéo dài thời gian
Sai sót, gây tổn hại nằm viện.
Sai sót đã xảy ra gây tổn hại vĩnh viễn đến người
G
bệnh
Sai sót đã xảy ra, yêu cầu tiến hành các can thiệp
H
cần thiết để duy trì cuộc sống của người bệnh.
Sai sót dẫn đến tử
I Sai sót đã xảy ra gây tử vong.
vong

4.2. Các yếu tố liên quan


Các yếu tố Sai sót có thể xảy ra
1. Thông tin về người bệnh - Thất bại trong hiệu chỉnh liều cho người
(VD: tên, tuổi, giới tính, chẩn đoán, có bệnh suy gan, suy thận - Không biết tiền sử
thai không, dị ứng, cân nặng, chiều dị ứng của người bệnh
cao, các xét nghiệm đã làm, kết quả - Chỉ định các thuốc cấm chỉ định cho phụ
điều trị các lần trước, các thông số nữ có thai
chức năng sống như mạch, nhiệt độ, - Thất bại trong điều trị thuốc nhóm opioids
huyết áp,,,khả năng chi trả, người bệnh cho người bệnh suy hô hấp
có BHYT hay không có…) - Nhầm người bệnh
Thông tin cần thiết về BN cần có - Người bệnh không có khả năng chi trả chi
sẵn và dễ dàng tra cứu khi kê đơn, cấp phí trong điều trị
phát và giám sát sử dụng thuốc - Cân nặng của người bệnh không phù hợp
141
với liều
- Không thu thập đầy đủ thông tin về các
2. Thông tin thuốc
thuốc đang sử dụng thuốc của người bệnh
Liều tối đa, dạng thuốc, đường
- Không có đầy đủ thông tin thuốc dẫn đến
dùng, chú ý khi sử dụng, cảnh
kê sai liều hoặc sai đường dùng thuốc.
báo đặc biệt, tương tác thuốc…
- Cán bộ y tế không giám sát chặt chẽ các
Các thông tin thuốc đặc biệt cần
thuốc mới hoặc các thuốc cần lưu ý đặc biệt
thiết trong kê đơn, cấp phát,quản lý sử
- Không biết hoặc bỏ qua các tương tác có
dụng thuốc
hại của thuốc
- Hỏi không rõ ràng hoặc yêu cầu thuốc
3. Trao đổi thông tin không rõ ràng
Trao đổi thông tin cởi mở giữa bác sỹ, - Đơn thuốc viết không rõ ràng
dược sỹ và điều dưỡng/nữ hộ sinh - Thông tin về thuốc được yêu cầu không
Cách thức trao đổi thông tin không đầy đủ: thiếu liều dùng, hàm lượng,
thuốc và sử dụng thuốc là tiêu đường dùng hoặc tổng liều thuốc kê đơn
chuẩn hoá và tự động hoá giảm cho người bệnh ngoại trú.
thiểu các sai sót trong sử dụng - Chữ viết tắt không rõ ràng (µg và mg)
thuốc - Nghe không rõ tên thuốc hoặc tên người
bệnh
- Các thuốc nhìn giống nhau, tên gói giống
nhau, đóng gói giống nhau dễ bị nhầm lẫn.
4. Tên thuốc, nhãn thuốc và - Các nhãn thuốc khó hiểu hoặc không rõ
dạng đóng gói ràng
Nhãn thuốc rõ ràng giúp xác định tên - Thuốc hoặc bơm thuốc không có nhãn
thuốc, hàm lượng trên tất cả các dạng - Dịch truyền không có nhãn hoặc dung
bao gói. dịch pha truyền không ghi rõ thành phần
Nhãn thuốc rõ ràng, dễ đọc nhằm giảm - Thông tin quan trọng trên nhãn thuốc bị
thiểu nhẫm lẫn với các thuốc nhìn che khuất
giống nhau và đóng gói giống nhau. - Cấp phát sô lượng lớn nhưng không ghi rõ
tên BN
- Thuốc không có nhãn
5. Tiêu chuẩn hoá bảo quản, - Nhiều dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch
tồn trữ thuốc pha sai nồng độ
Bảo quản thuốc, cấp phát thuốc, pha - Điều dưỡng chuẩn bị dung dịch tiêm
chế thuốc, nồng độ thuốc truyền
Dung dịch truyền tĩnh mạch, nồng độ - Sử dụng dung dịch pha thuốc không đúng
thuốc và thời gian truyền cần được - Lựa chọn thuốc không đúng do lỗi bảo
chuẩn hoá quản tại kho thuốc và hộp thuốc của BN

142
- Các hoá chất độc, bốc hơi để cùng nhau bị
ảnh hưởng
Thuốc được cấp phát đến người
- Sai thời điểm dùng thuốc
bệnh an toàn và kịp thời
- Sử dụng thuốc không kịp thời do yêu cầu
thuốc chậm
6.Thiết bị hỗ trợ dùng thuốc
- Bơm tiêm điện bị lỗi
VD: dây truyền, bơm tiêm, thiết bị cấy
- Không kiểm soát được tốc độ truyền dịch
thuốc vào cơ thể, bơm tiêm pha thuốc,
do lỗi của dây truyền dẫn đến sai liều thuốc
dụng cụ theo dõi đường huyết
- Các thiết bị truyền dịch không tương thích
Các thiết bị hỗ trợ dung thuốc
với nhau dẫn đến sai sót trong dùng thuốc
đạt chuẩn thông qua quá trình
(kim truyền và dây truyền)
mua sắm, bảo quản và sử dụng
- Cung cấp thiết bị hỗ trợ dùng thuốc không
sẽ giảm thiểu được các nguy cơ
đầy đủ (thiếu bơm tiêm điện)
do người sử dụng
- Thuốc sắp xếp lộn xộn do thiếu không
gian hoặc do môi trường làm việc không
gọn gàng, hoặc do quá nhiều thuốc và
7.Các yếu tố môi trường làm
không thể sắp xếp được.
việc ảnh hưởng đến nhân viên
- Hiểu sai đơn đặt hàng do quá ồn và mất
y tế.
tập trung
Ví dụ: đồng nghiệp, sức khoẻ,
- Sai sót trong chuẩn bị thuốc do thiếu ánh
cách tổ chức đơn vị, ánh sáng,
sáng và thiếu tủ đựng thuốc
tiếng ồn, quá tải trong công việc,
- Nhân sự không đủ dẫn đến quá tải trong
lịch làm việc…
công việc và các thủ tục hành chính
Việc sử dụng thuốc bao gồm kê
- Cán bộ y tế mệt mỏi gây sai sót và kém
đơn, cấp phát thuốc, thực hiện
hiệu quả trong công việc.
thuốc và giám sát sử dụng thuốc
- Nghỉ ngơi không đủ dẫn đến quá tải về
cần được tiến hành trong một
tinh thần và tăng khả năng gây sai sót
môi trường làm việc thích hợp có
- Thiếu kế hoạch dự phòng về nhân sự cho
đủ ánh sáng,
nghỉ ốm và nghỉ lễ
- Không chuẩn bị nhân lực cho các dịch vụ
kỹ thuật mới
8. Năng lực và đào tạo của cán - Thiếu hiểu biết về các quy tắc trong thực
bộ y tế hành và môi trường làm việc dẫn đến chậm
(Ví dụ: chuyên khoa tạo, bằng cấp, trễ và sai sót gây ra hiểu lầm giữa điều
năng lực chuyên môn, kỹ năng, các dưỡng và dược sỹ.
hoạt động chuyên môn đã tham gia, các - Thiếu hiểu biết về đánh giá và theo dõi
bằng cấp khác…) người bệnh dẫn đến sai sót hoặc sử dụng
Cán bộ y tế được đào tạo đầy đủ, thuốc không đúng.
143
- Nhân viên mới, thiếu kinh nghiệm có thể
đúng chuyên ngành và được đánh giá gây các sai sót do quá tải về nhiệm vị và
năng lực chuyên môn và kỹ năng hàng chưa thành thạo các quy trình làm việc
năm có liên quan đến việc sử dụng - Sai sót trong sử dụng thuốc liên quan đến
thuốc an toàn, hợp lý phân công công việc không phù hợp với
Cán bộ y tế cần được đào tạo liên tục chuyên ngành, định hướng hoặc phân công
về phòng ngữa các sai cho người mới, chưa quen với công việc
sót có liên quan đến sử dụng - Thiếu thông tin về thuốc mới (liều dùng,
thuốc và an toàn trong sử dụng cách pha thuốc, chỉ định, tác dụng phụ,
thuốc để tránh các nguy cơ tiềm tương tác thuốc…) gây sai sót.
ẩn nếu xảy ra các biến cố bất lợi. - Sai sót do không báo cáo hậu quả các sai
sót đã xảy ra để phòng tránh
- Người bệnh không thoải mái khi hỏi nhân
viên y tế về các thuốc họ đang dùng và cách
dùng thuốc.
- Người bệnh có thể không hiểu thông tin
9. Đào tạo người bệnh
các thuốc họ đang dùng do không hiểu các
(Ví dụ: bảng thông tin thuốc, cách sử
thuật ngữ về thuốc hay do rào cản về ngôn
dụng các thuốc, hướng dẫn dùng thuốc
ngữ
khi ra viện, cách tránh các sai sót khi
- Thông tin thuốc từ các tờ hướng dẫn sử
dùng thuốc,
dụng không đầy đủ hoặc người bệnh không
…)
đọc kỹ dẫn đến không hiểu cách dung thuốc
Người bệnh là một đối tác tích
- Người bệnh có thể không nhớ cách sử
cực quan trọng trong việc tự
dụng các thuốc đang dùng, dẫn đến gây ra
chăm sóc thông qua tư vấn về
sai sót. Vấn đề tăng lên khi bác sỹ kê quá
thuốc và cách phòng tránh các
nhiều thuốc trong cùng 1 đơn.
sai sót trong sử dụng thuốc
- Người bệnh thiếu thông tin về nguyên
nhân gây ra sai sót và cách phòng tránh.
10. Quy trình quản lý chất - Thiếu lãnh đạo và chi phí hỗ trợ cho việc
lượng và rủi ro an toàn trong sử dụng thuốc
(Ví dụ: văn hoá, lãnh đạo, báo - Tâm lý xấu hổ, đổ lỗi, sợ trách nhiệm,…
cáo sai sót, các chiến lược an là rào cản cho các báo cáo sai sót trong hệ
toàn, …) thống.
Hội đồng quản trị, các nhà lãnh đạo và - Văn hoá giữ bí mật và đổ lỗi ngăn cản
các nhà quản lý phải xây dựng và hỗ việc thông báo các sai sót cho người bệnh
trợ hệ thống không trừng phạt nhằm và người nhà người bệnh
giảm các sai sót - Tỷ lệ các sai sót thông qua các báo cáo
Cán bộ y tế được khuyến khích không chính xác.
phát hiện và báo cáo sai sót. Một - Giải pháp phòng tránh sai sót thiếu tính
144
nhóm gồm các thành viên thuộc
đồng bộ của tập thể nên thiếu hiệu quả.
nhiều lĩnh vực thường xuyên
- Thiếu kiến thức chuyên môn một cách hệ
phân tích các sai sót đã xảy ra
thổng dẫn đến không giải quyết sai sót một
nhằm cơ cấu lại tổ chức để hỗ
cách triệt để.
trợ tốt nhất cho sự an toàn

4.3. Nguyên nhân của sai sót trong sử dụng thuốc


Một số vấn đề hay gặp liên quan đến sai sót trong sử dụng thuốc có thể
giải quyết bao gồm:
1. Sự quá tải và mệt mỏi trong công việc của cán bộ y tế
2. Cán bộ y tế thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc không được đào tạo đầy đủ,
đúng chuyên ngành
3. Trao đổi thông tin không rõ ràng giữa các cán bộ y tế (VD: chữ viết xấu,
kê đơn bằng miệng)
4. Các yếu tố về môi trường như thiếu ánh sáng, quá nhiều tiếng ồn hay
thường xuyên bị gián đoạn công việc
5. Số lượng thuốc dùng cho một người bệnh nhiều
6. Việc kê đơn, cấp phát hay thực hiện thuốc phức tạp
7. Sử dụng nhiều chủng loại thuốc và nhiều dạng dùng (VD thuốc tiêm) gây ra nhiều
sai sót liên quan đến thuốc
8. Nhẫm lẫn về danh pháp, quy cách đóng gói hay nhãn thuốc
9. Thiếu các chính sách và quy trình quản lý thuốc hiệu quả
4.4. Nghiên cứu một số tình huống
4.4.1. Sai sót liên quan đến kê đơn thuốc
Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và
sử dụng thuốc. Rất nhiều sai sót liên quan đến kê đơn không được phát hiện và báo cáo. Tuy
nhiên, các bằng chứng nghiên cứu đến nay cho thấy, sai sót thuốc trong kê đơn là vấn đề
thực tế rất quan trọng. Trong một phân tích về ảnh hưởng của các sai sót y tế với đối tượng
trẻ em đã xác định các sai sót chiếm 24,5% các can thiệp y tế được ghi nhận, sai sót phổ biến
nhất thuộc về các sai sót trong kê đơn chiếm 68,3%. Các sai sót trong kê đơn nếu không
được phát hiện có thể gây ra các sai sót trong thực hành. Tuy nhiên, dược sĩ và y tá có thể
tham gia phát hiện tới 70% các sai sót thuốc trong đơn thuốc. Đối với đơn thuốc ngoại trú,
các thông tin trong đơn cần ghi rõ: Họ tên đầy đủ và địa chỉ liên lạc của người bệnh, các
thông tin khác về người bệnh: tuổi, giới tính, cân nặng, dị ứng thuốc…, tên thuốc (nên là tên
generic), nếu là tên biệt dược, nên ghi thêm tên hoạt chất, hàm lượng/ nồng độ của thuốc,
dạng bào chế thuốc, số lượng thuốc (ghi rõ số lượng sử dụng theo đơn vị, không nên ghi
theo đơn vị đóng gói), hướng dẫn dùng thuốc, bao gồm cách dùng, đường dùng, liều dùng,
(ghi rõ: “Dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ”). Đối với người bệnh nội trú, bác sỹ cần khai thác
đầy đủ thông tin bao gồm: chức năng gan, thận, tuổi, cân nặng để tính liều dùng thuốc hoặc
các chống chỉ định cho người bệnh.
145
Một số sai sót thường gặp trong kê đơn thuốc
- Thiếu thông tin người bệnh: tên, tuổi (tháng với trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi), cân nặng…
- Ghi sai tên thuốc (các thuốc tên giống nhau)
- Ghi thiếu hàm lượng thuốc
- Ghi thiếu hướng dẫn sử dụng thuốc
- Kê các thuốc có tương tác mức độ nguy hiểm
- Chữ viết quá khó đọc, gây nhầm lẫn khi cấp phát và thực hiện thuốc (ví
dụ: 500mg thay vì 0,5g, 125mcg thay vì 0,125mg)
- Viết tắt trong đơn, gây nhầm lẫn (VD: µg thay vì mcg, U thay vì Unit)
4.5. Giải pháp bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc
Một số cách ngăn chặn các sai sót trong dùng thuốc, đặc biệt trong bệnh
viện bao gồm:
- Giải pháp mang tính hệ thống
- Xây dựng các giải pháp với các đối tượng có liên quan: Bác sỹ, dược sỹ,
điều dưỡng.
- Giám sát và quản lý sai sót
4.5.1. Giải pháp mang tính hệ thống
4.5.1.1. Cung cấp đầy đủ chính xác thông tin người bệnh
- Trả kết quả xét nghiệm qua mạng
- Thông báo về tiền sử dị ứng của người bệnh cho bác sỹ/dược sỹ trước khi
cấp phát và giám sát sử dụng thuốc
- Liệt kê các phản ứng dị ứng và chẩn đoán trên y lệnh hoặc đơn thuốc
- Đeo vòng đeo tay đánh dấu người bệnh có tiền sử dị ứng
- Luôn mang theo y lệnh khi giám sát sử dụng thuốc, tư vấn cho người bệnh trước khi
cấp phát thuốc
- Yêu cầu theo dõi kỹ người bệnh có nguy cơ cao: béo phì, hen, ngưng thở
khi ngủ… khi sử dụng thuốc nhóm opioids
4.5.1.2. Cung cấp đầy đủ thông tin thuốc cho bác sỹ, điều dưỡng
- Cập nhật kịp thời thông tin thuốc
- Có dược sỹ tư vấn cho người bệnh về thuốc
- Cung cấp thông tin dưới dạng biểu đồ, quy trình, hướng dẫn, checklist cho các thuốc
có cảnh báo cao
- Liệt kê liều tối đa của các thuốc có cảnh báo cáo, thông tin dưới dạng phiếu yêu cầu
hoặc cảnh báo thông qua hệ thống mạng của bệnh viện
- Có dược sỹ xem xét các đề nghị sử dụng các thuốc cần yêu cầu trước khi sử dụng
4.5.1.3. Đảm bảo trao đổi thông tin giữa bác sỹ-dược sỹ-điều dưỡng đầy
đủ, chính xác
- Sử dụng hệ thống kê đơn điện tử và hệ thống mạng bệnh viện
- Sử dụng mẫu yêu cầu thuốc chuẩn và đầy đủ thông tin

146
- Hạn chế yêu cầu thuốc qua điện thoại, đặc biệt các thuốc điều trị ung thư (Trừ trường
hợp khẩn cấp)
- Đọc lại các yêu cầu về thuốc đảm bảo thông tin đầy đủ và chính xác.
- Xây dựng quy trình, thống nhất từng bước tiến hành khi yêu cầu thuốc
- Gửi tất cả các yêu cầu thuốc cho khoa Dược, kể cả các thuốc có sẵn hay
các thuốc không có sẵn.
4.5.1.4. Đảm bảo tên thuốc, nhãn thuốc và dạng đóng gói rõ ràng, đúng quy cách
- Lưu ý các thuốc nhìn giống nhau hoặc tên thương mại giống nhau
- Cấp phát cho khoa lâm sàng thuốc có tên thuốc, hàm lượng.
- Dán nhãn cho tất cả các thuốc, làm nổi bật tên thuốc và hàm lượng
- Trong khoa lâm sàng, các thuốc uống được bảo quản trong hộp đến tận khi cấp phát
cho người bệnh.
- Sắp xếp các thuốc nhìn giống nhau tại các nơi riêng biệt tránh nhầm lẫn
- Sử dụng các nhãn cảnh báo cho nhân viên y tế về các thuốc có chỉ dẫn đặc biệt về bảo
quản hoặc độ an toàn
- Đảm bảo các thuốc đều dễ đọc và dễ hiểu
4.5.1.5. Bảo quản, tồn trữ thuốc đạt tiêu chuẩn GSP: dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm, tránh nhầm lẫn,
hư hỏng
- Chuẩn hoá nồng độ của Insulin, Heparin, Morphin
- Sử dụng các dung dịch tiêm truyền đã pha sẵn
- Hạn chế việc điều dưỡng pha dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong trường hợp cấp
cứu
- Xây dựng quy định lĩnh thuốc hàng ngày, thuốc cấp cứu cho nhân viên y tế
- Bảo quản chặt các thuốc cảnh báo cao, các thuốc dùng cho người bệnh đặc biệt, thuốc
cần quản lý theo quy định
- Không để các dung dịch điện giải đậm đặc tại các hộp thuốc cá nhân của người bệnh
- Cấp phát thuốc cho người bệnh theo liều dùng, không cấp phát theo tổng liều điều trị
- Loại bỏ các thuốc sử dụng không liên tục ra khỏi các thiết bị kịp thời
- Không vay mượn thuốc của người bệnh trong quá trình điều trị
- Thiết lập tủ thuốc cấp cứu tại các khoa lâm sàng
4.5.1.6. Đảm bảo lựa chọn các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc phù hợp với bệnh viện và trình độ
chuyên môn
- Kiểm tra kỹ các thiết bị trước khi mua và sử dụng
- Hạn chế sử dụng nhiều loại bơm tiêm nhằm sự chuyên nghiệp của nhân viên y tế
trong thực hành
- Cấm sử dụng các thiết bị truyền dịch không kiểm soát được tốc độ truyền dịch
- Đào tạo kỹ cho nhân viên y tế về các thiết bị mới và kỹ thuật mới trước khi sử dụng
- Kiểm tra hai lần (double- check) khi truyền dịch bao gồm: dịch truyền, các thiết bị hỗ
trợ, tình trạng người bệnh trước khi truyền các thuốc cảnh báo cao
4.5.1.7. Đảm bảo môi trường làm việc không ảnh hưởng đến nhân viên y tế
147
- Đảm bảo đầy đủ ánh sáng không gian, trong kho thuốc bao gồm tủ đựng
thuốc và hệ thống cấp phát thuốc tự động
- Xây dựng môi trường làm việc không làm mất tập trung cho việc yêu
cầu/đặt đơn hàng thuốc
- Bố trí các khu vực để thuốc tiêm truyền, thuốc uống, thuốc pha chế riêng
biệt, tránh tiếng ồn, đi lại nhiều và các tác động gây mất tập trung.
- Trang bị tủ lạnh có đủ diện tích để bả quản thuốc
- Có kế hoạch về nhân sự thay thế cho cán bộ y tế khi nghỉ ốm, nghỉ phép và nghỉ lễ.
- Quy định rõ ràng về thời gian nghỉ giải lao và nghỉ ăn trưa, ăn tối cho cán bộ y tế.
- Quản lý và giám sát thời gian làm việc của cán bộ y tế, đảm bảo được nghỉ ngơi đầy
đủ sau ca trực và không làm việc quá 12h mỗi ngày.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng nhân viên y tế tạm thời
- Thông báo cho tất cả cán bộ y tế có liên quan về kế hoạch và thực hiện dịch vụ kỹ
thuật mới, bao gồm cả chi phí cần thiết bổ sung đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
4.5.1.8. Đào tạo và đánh giá thường xuyên năng lực của cán bộ y tế, bố trí công việc phù
hợp
- Bố trí công việc đúng theo chuyên ngành đào tạo, định kỳ đánh giá
- Bố trí công việc hợp lý giảm quá tải trong công việc
- Yêu cầu các điều dưỡng mới phải thực tập tại khoa Dược để làm quen với
công việc cấp phát thuốc.
- Yêu cầu các dược sỹ mới phải thực tập tại khoa lâm sàng để làm quen với
quy trình sử dụng thuốc.
- Cung cấp thông tin thuốc mới trước khi đưa vào sử dụng
- Khoa Dược dán nhãn cảnh báo cho điều dưỡng các thông tin cần lưu ý
với các thuốc cảnh báo cao
- Bố trí nhân viên y tế đã được đào tạo về sai sót trong sử dụng thuốc trong
đơn vị nhằm ngăn chặn các sai sót xảy ra.
- Mô tả và đánh giá công việc cụ thể về trách nhiệm đối với người bệnh.
- Cung cấp cho cán bộ y tế những hỗ trợ cần thiết và thời gian để tham dự các khoá học
trong và ngoài nước về phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc.
4.5.1.9. Tư vấn người bệnh về thông tin thuốc và tuân thủ điều trị
- Tư vấn người bệnh cách chủ động trong việc tìm hiểu và xác định đúng trước khi
nhận thuốc hay sử dụng thuốc
- Cung cấp thông tin cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh về tên thuốc (bao gồm
tên biệt dược và hoạt chất) cách sử dụng, mục đích điều trị, liều dùng và cách phản ứng phụ
nghiêm trọng
- Hỏi ý kiến dược sỹ về cách sử dụng thuốc nêu người bệnh dùng trên 5 loại thuốc
- Khuyến khích người bệnh hỏi về các thuốc điều trị
- Trả lời đầy đủ các câu hỏi của người bệnh về thuốc (nếu có) trước khi điều trị.

148
- Cung cấp cho người bệnh thông tin về các thuốc cảnh báo cao kê trong đơn thuốc khi
xuất viện
- Cung cấp cho người bệnh số điện thoại và người để liên lạc khi cần hỏi thông tin về
thuốc sau khi xuất viện
- Khuyến khích người bệnh giữ tất cả thông tin về đơn thuốc đã dùng, các thuốc không
kê đơn, thuốc đông dược, vitamin và đưa cho nhân viên y tế khi nhập viện hoặc điều trị tại
nhà.
4.5.1.10. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng và rủi ro tại đơn vị
- Công bố vấn đề an toàn cho người bệnh là nhiệm vụ của đơn vị
- Đào tạo cho cán bộ quản lý bậc trung để đánh giá hiệu quả về năng lực và
khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp.
- Thay đổi cách nghĩ đổ lỗi khi xảy ra sai sót trong sử dụng thuốc, khi các
lỗi đó không dự đoán hoặc không đo đếm được.
- Thúc đẩy việc báo cáo thường xuyên và duy trì các sai sót từ các khoa phòng điều trị.
- Thông tin tất cả các sai sót cho người bệnh
- Định kỳ thảo luận nhóm về các sai sót đã xảy ra và cách phòng tránh.
- Xây dựng nhóm đa ngành thường xuyên phân tích, đánh giá các sai sót và các dữ liệu
về an toàn người bệnh để thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Mời đại diện hội đồng người bệnh tham gia thảo luận về vấn đề an toàn, khuyến
khích cùng tham gia.
- Phổ biến rộng rãi thông tin về các giải pháp phòng ngừa sai sót.
- Sử dụng công nghệ mã hoá bệnh nhân trong điều trị.
4.5.2. Giải pháp với các đối tượng có liên quan
4.5.2.1. Đối với bác sỹ
- Lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, tham khảo ý kiến dược sĩ và tư vấn
với các bác sĩ chuyên ngành sâu.
- Đánh giá tổng trạng của người bệnh và xem xét tất cả các thuốc đang
điều trị để xác định tương tác thuốc. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét
nghiệm cần thiết để đánh giá và tối ưu hóa điều trị và khả năng đáp ứng với điều trị bằng
thuốc của người bệnh.
- Bác sỹ cần biết về hệ thống quản lý thuốc tại bệnh viện, bao gồm: danh
mục thuốc bệnh viện, quy trình điều tra sử dụng thuốc, hội đồng có thẩm quyền
quyết định lựa chọn thuốc, quy trình thông tin thuốc mới, các quy định về quản lý thuốc và
quy định kê đơn thuốc.
- Đơn thuốc cần ghi đầy đủ các thông tin: Họ tên người bệnh, tên thuốc
(tên gốc và tên thương mại), nồng độ/hàm lượng, đường dùng, dạng dùng, liều
lượng, số lượng, tần suất sử dụng, tên bác sỹ kê đơn.
- Đơn thuốc được ghi rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu:
- Không sử dụng chữ viết tắt.
- Ghi cách sử dụng cụ thể cho mỗi loại thuốc trong đơn
149
- Ghi rõ số lượng cần sử đúng theo đơn vị đo lường (mg, ml), không nên
ghi theo đơn vị đóng gói (lọ, hộp), ngoại trừ các thuốc dạng phối hợp.
- Kê đơn tên thuốc theo tên gốc, tránh: kê thuốc tên địa phương (thuốc bà
lang…), tên hóa học, viết tắt tên thuốc.
- Luôn sử dụng một số 0 trước đơn vị nhỏ hơn 1 (ví dụ: 0,5 ml). Với đơn
vị lớn hơn 1, không đượ thêm số 0 vào sau (ví dụ: 5,0 ml ).
- Ghi rõ đơn vị tính, tránh nhầm lẫn (Ví dụ: 10 units Unsulin thay vì 10U,
có thể nhầm là 100)
- Đơn thuốc và chữ ký bác sỹ phải rõ ràng. Nếu có thể nên sử dụng máy
tính hoặc kê đơn thuốc qua hệ thống máy tính.
- Với các y lệnh hoặc kê đơn thuốc bằng miệng, bác sỹ chắc chắn người
thực hiện hiểu đúng đơn thuốc bằng cách đọc lại đơn thuốc cho bác sỹ.
- Hạn chế kê đơn thuốc tiêm
- Giải thích với người bệnh hoặc người nhà về các lưu ý và tác dụng phụ
của thuốc
- Theo dõi người bệnh và định kỳ khám lại.
4.5.2.2. Đối với dược sỹ
- Triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện, có dược sỹ tham gia
giám sát điều trị bằng thuốc (tham gia từ khi khám bệnh, lựa chọn thuốc điều trị
thích hợp, dùng thuốc, xem xét khả năng tương tác thuốc, trùng lặp thuốc, đánh
giá triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm thích hợp với người bệnh), điều tra
sử dụng thuốc để giúp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [4].
- Sẵn sàng cung cấp thông tin về thuốc cho bác sỹ và điều dưỡng
- Hiểu rõ về các quy trình và quy định trong cung ứng thuốc tại bệnh viện,
kể cả thuốc cấp phát nội trú, ngoại trú và nhà thuốc bệnh viện
- Đảm bảo hiểu rõ đơn thuốc trước khi cấp phát
- Sắp xếp khu vực chuẩn bị thuốc gọn gàng, sạch sẽ và tránh gián đoạn khi
chuẩn bị.
- Trước khi cấp phát thuốc hàng ngày, cần kiểm tra kỹ đơn thuốc. Đảm bảo
thực hiện đúng quy trình cấp phát. Đối với các thuốc cảnh báo cao (thuốc điều trị ung thư,
thuốc cấp cứu…) cần kiểm tra 2 lần.
- Nên sử dụng nhãn phụ để cảnh báo các thuốc có nguy cơ cao và chú ý
cách sử dụng thuốc. Ngăn ngừa các sai sót liên quan đến tên thuốc “nhìn giống
nhau”, “đọc giống nhau” (LASA)
1. Cung cấp thông tin về các thuốc LASA cho bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ
trong bệnh viện
2. Xác định mục đích sử dụng thuốc trước khi cấp phát thuốc hay sử dụng
thuốc.
3. Chỉ chấp nhận y lệnh bằng miệng khi thật sự cần thiết, trừ với các thuốc
điều trị ung thư.
150
4. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) cần xem xét các thuốc khi lựa chọn thuốc
vào Danh mục thuốc bệnh viện, tránh các thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau
5. Kê đơn thông qua hệ thống mạng, tránh nhầm lẫn tên thuốc do chữ viết
khó đọc
6. Thay đối cách nhận biết về tên các thuốc nhìn giống nhau (cả trong hệ
thống kho tàng và máy tính) bằng cách đánh dấu, viết chữ cái cao hơn
(DAUNOrubicin và DOXOrubicin)
7. Cảnh báo nguy cơ sai sót do nhầm lẫn thông qua hệ thống mạng bệnh
viện
8. Sắp xếp các thuốc LASA tại các vị trí khác nhau trong kho thuốc, tủ
thuốc, hộp thuốc của người bệnh…. Dán các nhãn cảnh báo cho cán bộ y tế trên
các lọ thuốc.
9. Đề nghị báo cáo các trường hợp sai sót để có biện pháp phòng tránh kịp
thời.
- Đảm bảo thuốc được cấp phát kịp thời, đảm bảo thời gian điều trị
- Giám sát chất lượng và quy trình sử dụng các thuốc tại tủ trực thuốc tại
các khoa lâm sàng, đảm bảo tối ưu hóa trong điều trị
- Giám sát chất lượng và quy trình trả thuốc từ các khoa lâm sàng. Đánh
giá các thuốc không sử dụng do quên liều.
- Với các đơn thuốc kê cho người bệnh xuất viện, tư vấn cụ thể cho người
bệnh hoặc người nhà cách sử dụng của từng thuốc, các lưu ý và cẩn trọng khi sử
dụng.
- Thu thập và lưu trữ các dữ liệu về sai sót trong sử dụng thuốc để phòng
ngừa và điều chỉnh các hoạt động về sử dụng thuốc
4.5.2.3. Đối với điều dưỡng
- Hiểu rõ về các quy trình và quy định trong cung ứng thuốc tại bệnh viện,
kể cả thuốc cấp phát nội trú, ngoại trú
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi
dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc,
chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.
- Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần
dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng
thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng
của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc
- Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng
thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.
- Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng
kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

151
- Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình
thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.
- Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến
sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị. Điền thông tin cần thiết
vào mẫu báo cáo ADR và thông báo cho dược sỹ phụ trách.
- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị. Giải thích cho
người bệnh và người nhà về tác dụng và quy trình dùng thuốc. Với người bệnh từ chối điều
trị theo y lệnh, báo cáo cho bác sỹ điều trị.
- Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong
dùng thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ
định và sử dụng thuốc cho người bệnh.
4.5.3. Giám sát và quản lý sai sót trong sử dụng thuốc
4.5.3.1. Giám sát chặt các yếu tố có khả năng gây sai sót
- Ca trực (tỷ lệ sai sót xảy ra cao hơn khi đổi ca)
- Nhân viên mới (thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo đầy đủ)
- Các đối tượng bệnh nhân: người già, trẻ sơ sinh, bệnh nhân ung thư.
- Bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc (dễ xảy ra tương tác thuốc)
- Môi trường làm việc (ánh sáng, tiếng ồn, hay bị gián đoạn)
- Cán bộ y tế quá tải và mệt mỏi
- Trao đổi thông tin giữa các cán bộ y tế không đầy đủ, rõ ràng
- Dạng thuốc (VD: giám sát sử dụng thuốc tiêm chặt chẽ)
- Bảo quản thuốc không đúng
- Tên thuốc, nhãn thuốc, cách đóng gói dễ gây nhầm lẫn
- Nhóm thuốc sử dụng nhiều
- Chữ viết tay trong bệnh án hoặc đơn thuốc không rõ ràng
- Hình thức kê đơn, yêu cầu thuốc bằng miệng dễ gây nhầm lẫn
- Các quy trình làm việc chưa hiệu quả
- Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (có chức năng giám sát) chưa
hiệu quả.
4.5.3.2. Quản lý các sai sót trong sử dụng thuốc
- Đảm bảo hỗ trợ và cung cấp cho người bệnh các liệu pháp khắc phục khi
xảy ra sai sót
- Ghi chép và báo cáo ngay các sai sót khi được phát hiện theo các mẫu
quy định của từng bệnh viện (mẫu báo cáo ADR, báo cáo chất lượng thuốc…).
- Với mỗi sai sót xảy ra, cần thu thập các thông tin và báo cáo đầy đủ bằng
văn bản các nội dung, bao gồm: vấn đề xảy ra, nơi xảy ra, tại sao và như thế nào,
các đối tượng có liên quan. Thu thập và giữ lại các bằng chứng có liên quan đến
sự việc (vỏ thuốc, bơm tiêm) để tìm nguyên nhân và cách phòng tránh.
- Lãnh đạo bệnh viện, hội đồng quản lý chất lượng, trưởng khoa (phòng)
và cá nhân có liên quan bệnh viện xem xét các sai sót và biện pháp khắc phục kịp thời.
152
- Nên thông tin rộng rãi về nguyên nhân và cách giải quyết các sai sót đã
xảy ra. Các sai sót thường mang tính hệ thống, không nên xử lý bằng biện pháp
kỷ luật mà khuyến khích báo cáo để có biện pháp phòng ngừa.
- Thông tin từ các báo cáo sai sót nên được làm tài liệu để đào tạo cho cán
bộ y tế hoặc để làm căn cứ xây dựng các quy định phòng cách phòng tránh sai sót.
- Lãnh đạo bệnh viện và các hội đồng có liên quan định kỳ đánh giá các sai
sót và xác định nguyên nhân gây sai sót và xây dựng các giải pháp phòng tránh
(đào tạo, luân chuyển cán bộ, sửa đổi chính sách và quy trình, thay thế các trang
thiết bị không phù hợp, …)
- Báo cáo các sai sót lên trung tâm quốc gia để tổng hợp và có chiến lược
phòng tránh sai sót trên toàn quốc.
5. Phòng ngừa sai sót, sự cố y khoa trong phẫu thuật
5.1. Tổng quan
Phẫu thuật là một kỹ thuật y tế được thực hiện với mục đích để chẩn đoán
bệnh, điều trị, chỉnh hình, ghép tạng, giảm đau … được tiến hành phổ biến trong
chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành phẫu thuật, sai sót và
sự cố có thể xảy ra. Mọi biến cố và tai biến có thể xảy ngay trước cuộc mổ bắt
đầu (phản ứng thuốc mê, tê) … cho đến thời gian về sau, thậm chí hàng năm sau khi người
bệnh đã ra viện (để quên đồ, gạc trong cơ thể người bệnh), gây ảnh hưởng sức khỏe, cả về
thể lực và tâm lý lâu dài. Hậu quả không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc mổ, còn
làm tăng thời gian điều trị và nằm viện, tăng chi phí điều trị, người bệnh giảm thu nhập, tăng
tỷ lệ mắc và tử vong, những đau đớn mà người bệnh phải gánh chịu cũng như vấn đề kiện
cáo và pháp luật.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm trên toàn thế giới ước chừng
có trên 230 triệu năm ca phẫu thuật được thực hiện tương đương (1:25 người), gấp 2 lần số
trẻ được sinh ra. Biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng tới 7 triệu trường hợp
(khoảng 16%), trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật
( gần 10%) các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng mổ lớn. Cứ 150 người bệnh nhập
viện, có 1 trường hợp tử vong do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan
đến phẫu thuật. Sự cố y khoa tác động đến 1/10 bệnh nhân trên toàn thế giới. Theo những
báo cáo gần đây cho thất tỷ lệ sự cố liên quan đến phẫu thuật chủ yếu xảy ra ở các nước kém
và đang phát triển chiếmkhoảng 18%. Các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ngày càng tăng
do: bệnh lýtim mạch tăng, tăng tai nạn thương tích và nhiều người bệnh chấn thương, bệnh
lý ung thư, tăng tuổi thọ… Và đương nhiên nguy cơ xảy ra sự cố hoặc sai sót y khoa liên
quan hầu hết đến phẫu thuật.
5.2. Phân loại sai sót, sự cố y khoa liên quan đến phẫu thuật
5.2.1. Định nghĩa sự cố, sai sót y khoa liên quan tới phẫu thuật, thủ thuật.
a. Sai sót (Error): Là thất bại khi thực hiện kế hoạch được đề ra trước đó hoặc là triển
khai sai kế hoạch nên không thể để đạt được mục đích. Đôi khi là đưa ra kế hoạch sai dẫn
đến sai sót. Sai sót cũng có thể xảy ra khi làm ngược lại với kế hoạch. Ví dụ điều dưỡng để
153
quên gạc khi phẫu thuật viên đóng ổ bụng và làm cho phẫu thuật viên phải mở lại bụng tìm
gạc để quên.
b. Sự cố y khoa (Adverse event): Hoặc các tai biến/biến chứng xảy ra ngoài ý muốn,
hậu quả làm cho việc điều trị kéo dài, tăng tỷ lệ mắc và tử vong của người bệnh. Nếu sự cố
do nguyên nhân sai sót, hoàn toàn có thể phòng tránh được. Ví dụ trường hợp sót gạc được
lấy ra và có thể tránh được áp xe trong ổ bụng. Tuy nhiên những trường hợp sau phẫu thuật
bụng có biến chứng áp xe nhưng không phải do nguyên nhân sót gạc, thì khó có thể phòng
tránh. Theo các chuyên gia, đến hơn 50% các trường hợp sự cố là có thể phòng tránh được.
- Những sai sót trong phần hành chính của phẫu thuật: sai bệnh nhân, sai vị trí phẫu
thuật, sai về cơ quan nội tạng, quên dụng cụ phẫu thuật trong cơ thể bệnh nhân.
- Sai sót trong phẫu thuật: Phẫu thuật viên có thể cắt sai hoặc phạm các sai
sót khác.
- Sai sót trong gây mê: Nhiều thuốc gây mê quá hoặc ít quá (đau hoặc tỉnh
dậy trong lúc mổ).
- Các biến chứng của phẫu thuật : Chảy máu, thủng tạng, tổn thương tạng
khác …
- Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Còn gọi là nhiễm khuẩn do thầy thuốc.
- Truyền sai nhóm máu.
5.2.2. Phân loại sự cố, sai sót theo mức độ nguy hại:
a. Sự cố, sai sót gần như sắp xảy ra
- Do điều kiện làm việc không đảm bảo
- Sự cố xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do may mắn
- Sự cố xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do phản ứng kịp
thời của nhân viên y tế
b. Sự cố xảy ra nhưng không nguy hại đến người bệnh
- Sự cố tác động đến người bệnh nhưng không nguy hại, hoặc sai sót do sự
sao nhãng, ví dụ quên đưa thuốc, thuốc đưa không đúng liều cho người bệnh.
- Sự cố tác động đến người bệnh nhưng được theo dõi giám sát chặt chẽ đề
phòng nguy hại xảy ra.
c. Sự cố nguy hại đến người bệnh
- Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải điều trị can thiệp phẫu thuật
để sửa chữa
- Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải kéo dài thời gian nằm viện
- Người bệnh bị ảnh hưởng gây tác hại thường xuyên
- Người bệnh bị ảnh hưởng và cần phải can thiệp điều trị để cứu tính mạng
d. Chết
- Hậu quả sự cố làm dẫn đến tử vong
5.3.Nguyên nhân sai sót, sự cố y khoa liên quan đến phẫu thuật

154
Các biến chứng xảy ra liên quan đến nhiều yếu tố như: lỗi con người, lỗi kỹ thuật, thiếu
sự phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện phẫu thuật nhất là nhóm gây mê và phẫu thuật
viên, cũng như lỗi phương tiện sử dụng do thiếu hoặc hỏng hóc.
Công việc hành chính trong khoa ngoại cũng có thể dẫn đến sai sót. Trong một số
trường hợp, có những biến chứng và nguy cơ của phẫu thuật dù đã được dự báo trước nhưng
cũng không thể tránh khỏi được.
Những nguyên nhân chính dẫn đến sai sót, sự cố được xếp theo mức độ:
- Bất cẩn/thiếu quan tâm
- Nhân viên chưa được đào tạo/thiếu kinh nghiệm
- Tuổi và sức khỏe của “Kíp phẫu thuật”
- Thiếu thông tin liên lạc
- Chẩn đoán sai
- Nhân viên làm việc quá sức, áp lực công việc
- Đọc toa thuốc sai hoặc sai sót trong cấp phát thuốc, bao gồm cả việc ghi chép không
“rõ ràng” trong hồ sơ bệnh án hoặc do nhầm nhãn
- Thiếu công cụ (Bảng kiểm) để chắc chắn mọi thứ được kiểm tra kỹ lưỡng
- “Kíp phẫu thuật” chưa thực sự ăn ý và gắn kết
- Áp lực giảm thời gian phẫu thuật
- Phương pháp phẫu thuật yêu cầu các thiết bị hoặc tư thế người bệnh khác biệt
- Văn hóa tổ chức/ làm việc
- Mức độ thân thiện, an toàn của môi trường làm việc
- Chăm sóc / theo dõi tiếp tục sau phẫu thuật
- Đặc điểm người bệnh, nhất là khi người bệnh có nguy cơ như: béo phì, bất thường
giải phẫu,
- Sự hiểu nhầm giữa Người bệnh – Nhóm phẫu thuật do bất đồng ngôn ngữ: khách du
lịch, dân tộc thiểu số …
- Do bản thân người bệnh gây ra: do rối loạn ý thức, thiếu sự hợp tác.
5.4. Mười mục tiêu an toàn phẫu thuật theo khuyến cáo của WHO.
Dựa trên kết quả áp dụng thử trên thế giới, theo ý kiến các chuyên gia, WHO đã đề ra
10 mục tiêu chính trong việc thực hiện An Toàn Phẫu Thuật – ATPT:
1. Phẫu thuật đúng bệnh nhân, đúng vùng mổ
2. Khi làm giảm đau, xử dụng các phương pháp phù hợp tránh gây tổn hại
cho bệnh nhân.
3. Đánh giá và chuẩn bị đối phó hiệu quả với nguy cơ tắc đường thở và chức năng hô
hấp
4. Đánh giá và chuẩn bị tốt để xử lý nguy cơ mất máu.
5. Tránh xử dụng đồ hay thuốc gây dị ứng ở những bệnh nhân biết có nguy cơ dị ứng
6. Áp dụng tối đa các phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ngoại khoa
7. Tránh để quên dụng cụ mổ hay bông gạc trong vùng mổ
155
8. Kiểm tra đối chiếu kỹ bệnh phẩm phẫu thuật
9. Thông báo kết quả và trao đổi thông tin đến người tổ chức thực hiện an toàn phẫu
thuật
10. Các Bệnh viện và hệ thống Y tế thành lập bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên theo
dõi số lượng và kết quả phẫu thuật.
5.5. Nghiên cứu tình huống
Tình huống: Bệnh nhân Đ., 22 tuổi, nhập bệnh viện đa khoa tỉnh với triệu chứng đau
bụng. Bệnh viện tiếp nhận khám chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa. Các y, bác sĩ tiến
hành các bước phẫu thuật cho bệnh nhân. Sau một thời gian hậu phẫu, bệnh nhân có biểu
hiện đau bụng, siêu âm phát hiện có ổ tụ dịch (áp-xe tồn lưu) nên tiến hành mổ lại lần 2. Quá
trình phẫu thuật lần 2, êkip mổ lấy được 1 gạc nhỏ từ ổ áp xe tồn lưu vùng bụng phải. Sau
phẫu thuật lần 2, bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt. Bệnh viện đã quyết định kỷ luật kíp phẫu
thuật lần đầu.

5.6. Hướng dẫn bảng kiểm an toàn phẫu thuật


Chương trình phẫu thuật an toàn cứu sống người bệnh được tổ chức y tế
thế giới – WHO xây dựng nhằm mục đích giảm số ca biến chứng và tử vong liên
quan phẫu thuật trên toàn thế giới. Những nguy cơ gây trong phẫu thuật không an toàn như
thiếu thông tin và sự kết nối của các thành viên trong nhóm phẫu thuật, không kiểm tra kỹ
người bệnh, vùng mổ, cũng như phương tiện sử dụng trong quá trình phẫu thuật... Mặc dù là
những điều khá phổ biến nhưng có thể ngăn ngừa được. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia:
phẫu thuật viên, gây mê hồi sức, điều dưỡng, và chuyên gia về an toàn người bệnh đã xác
định những mục tiêu cơ bản của an toàn phẫu thuật và đưa vào Bảng kiểm và đưa vào áp
dụng. Từ bảng kiểm đầu tiên do WHO đề xuất, năm 2009 chỉnh sửa là Bảng kiểm cuối cùng
gồm có 16 mục cho phù hợp việc áp dụng và được đa số các chuyên gia tán thành. Chúng tôi
xin được giới thiệu ở đây. Để sử dụng bảng kiểm, bệnh viện. khu mổ cần phân công việc cụ
thể cho nhân viên phụ trách việc điền thông tin bảng kiểm. Thường là điều dưỡng của khu
mổ: nhân viên chạy ngoài, hoặc có thể là bất kể nhân viên nào tham gia cuộc mổ.
Trong Bảng kiểm này cụm từ “Kíp phẫu thuật” được hiểu là bao gồm các bác sĩ phẫu
thuật, bác sĩ gây mê, điều dưỡng và kỹ thuật viên và các nhân viên khác của nhóm liên quan
đến phẫu thuật. Tuy phẫu thuật viên đóng vai trò quan trọng đối với thành công cuộc mổ,
xong việc chăm sóc người bệnh cần phải có sự phối hợp của toàn nhóm. Mỗi thành viên của
“Kíp phẫu thuật” đều có vai trò riêng trong việc đảm bảo sự an toàn và thành công của ca
phẫu thuật. Bảng kiểm được chia ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại tương ứng với một
thời điểm cụ thể trong quy trình thao tác: Giai đoạn tiền mê – Giai đoạn gây mê và trước khi
rạch da – Giai đoạn trong suốt quá trình phẫu thuật, ngay sau khi đóng da và chuẩn bị
chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ. Người phụ trách Bảng kiểm cần phải xác nhận rằng
nhóm mình đã hoàn thành những phần việc trước khi chuyển sang giai đoạn khác.

156
Bảng kiểm đánh giá an toàn phẫu thuật
Giai đoan tiền mê:
Tất cả những bước cần được kiểm tra bằng lời với mỗi thành viên có liên
quan trong “Kíp phẫu thuật” để đảm bảo rằng những hành động chủ chốt được thực hiện. Do
vậy trước khi gây mê người phụ trách Bảng kiểm sẽ kiểm tra lại bằng lời với bác sĩ gây mê
và người bệnh (trường hợp người bệnh có thể nói được) để xác định nhận dạng, phương
pháp và vùng mổ là đúng khi đó người bệnh đồng ý cho tiến hành phẫu thuật. Trường hợp
người bệnh không thể xác nhận được vì nhiều lý do như: bệnh nhân mê, trẻ em … một
người giám hộ của gia đình người bệnh sẽ đứng ra chịu trách nhiệm. Tình huống cấp cứu mà
không có ai giám hộ được, cả nhóm sẽ hội ý thống nhất để thực hiện bước này.
Người phụ trách “Kíp phẫu thuật” diễn đạt bằng lời và hình ảnh xác nhận rằng vùng mổ đã
được đánh dấu (nếu phù hợp). Việc đánh dấu vết mổ do phẫu thuật viên thực hiện (thường
bằng bút) nhất là trong trường hợp có liên quan đến những vị trí có ở cả hai bên (bên trái và
bên phải) hoặc phối hợp nhiều lớp, tầng (ngón tay, chân, đốt sống …). Việc đánh dấu nhất
quán trong tất cả các trường hợp, nhiều khi là cơ sở để xác nhận đúng thủ thuật và đúng chỗ
157
cần phẫu thuật. Sau đó họ sẽ trao đổi với bác sĩ gây mê các vấn đề quan tâm: nguy cơ mất
máu, khó thở, dị ứng của người bệnh, cũng như hoàn tất việc kiểm tra toàn bộ máy móc gây
mê và thuốc gây mê. Lý tưởng nhất là phẫu thuật viên nên có mặt thời điểm này vì những
thông tin trao đổi sẽ giúp cho bác sĩ phẫu thuật biết được diễn biến ca mổ và những nguy cơ
có thể xảy ra như tiên lượng máu mất, dị ứng, các yếu tố biến chứng khác của người bệnh.
Kiểm tra thiết bị đo bão hòa oxy trong máu gắn trên người bệnh để đảm bảo thiết bị
hoạt động bình thường là một khâu quan trọng, nên để chỗ dễ quan sát thấy của cả nhóm.
Việc sử dụng thiết bị đo bão hòa oxy máu được WHO đặc biệt khuyến cáo để bảo đảm an
toàn gây mê. Trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật khẩn cấp để cứu tính mạng, nhưng thiết
bị này có vấn đề thì cả nhóm cần phải thống nhất bỏ qua và có sự theo dõi chặt chẽ trong
suốt quá trình phẫu thuật.
Ngoài các vấn đề được lưu ý như người bệnh có tiền sử dị ứng? người bệnh có biểu
hiện khó thở/nguy cơ hít khí thở …để điều chỉnh phương pháp gây mê phù hợp, ví dụ gây
mê vùng nếu có thể và chuẩn bị sẵn các thiết bị cấp cứu cần thiết. Việc gây mê chỉ có thể
tiến hành khi bác sĩ gây mê xác nhận đã có đầy đủ các thiết bị và sự hỗ trợ cần thiết bên
cạnh người bệnh đối với những người bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đường thở hoặc có
biểu hiện khó thở. Việc mất máu trong quá trình phẫu thuật được dự tính trước, đặc biệt lưu
ý khả năng mất trên 500ml máu (hoặc tương đương 7ml/kg ở trẻ em). Trước mổ cần được
tính toán để dự trữ máu. Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên thường xuyên trao đổi
với bác sĩ gây mê và nhóm điều dưỡng để chuẩn bị đường truyền khi cần.
Giai đoạn gây mê và trước khi rạch da:
Trước khi rach da, mỗi thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu tên tuổi và vai trò. Nếu là
nhóm tham gia phẫu thuật hàng ngày thì chỉ cần xác nhận mọi người trong nhóm đã có mặt
đầy đủ và xác nhận mọi người trong nhóm đều biết nhau. Lần nữa toàn nhóm cần xác nhận
họ thực hiện phẫu thuật cho đúng người bệnh và xác nhận bằng lời giữa các thành viên, sau
đó là những điểm chủ yếu trong các kế hoạch phẫu thuật sử dụng Bảng kiểm làm cơ sở
hướng dẫn. Mọi người cùng xác nhận việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong vòng 60 phút
trước mổ. Nếu kháng sinh dự phòng chưa được dùng, cần cho ngay trước khi rạch da.
Trường hợp đã cho người bệnh sử dụng kháng sinh quá 60 phút “Kíp phẫu thuật” có thể cân
nhắc để bổ xung nếu cần. Trường hợp kháng sinh dự phòng được cho là không phù hợp
(không rạch da, người bệnh đã bị nhiễm khuẩn trước đó và đã dùng kháng sinh rồi) thì sẽ
đánh dấu vào ô “không áp dụng” với sự xác nhận của cả nhóm. Tiếp theo đó, cả nhóm cần
liên tục trao đổi các thông tin như: Tiên lượng các biến cố, những bước chính và dự tính có
xảy ra việc gì bất thường trong mổ? Thời gian phẫu thuật dự kiến? Những lo ngại về phía
phẫu thuật viên, về phía bác sĩ gây mê … Điều dưỡng kiểm tra lại tình trạng vô trùng của
vùng mổ người bệnh, cũng như các dụng cụ, thiết bị trước khi tiến hành rạch da: máy hút,
dao mổ điện, dàn mổ nội soi …
Hình ảnh hiển thị tại phòng mổ là việc cần thiết đảm bảo cho việc lên kế hoạch mổ như
đường mổ, cách thức phẫu thuật. Hiển thị hình ảnh cần được đảm bảo cả trong suốt quá trình
phẫu thuật.
158
Giai đoạn trong suốt quá trình phẫu thuật, ngay sau khi đóng da và
chuẩn bị chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ:
Trước khi rời phòng mổ, cả nhóm đánh giá lại cuộc mổ, hoàn thành việc kiểm tra thiết
bị sử dụng cho cuộc mổ, gạc phẫu thuật và dán mác bệnh phẩm phẫu thuật. Do trong
quá trình phẫu thuật có thể thay đổi hoặc mở rộng tùy theo tình trạng tổn thương nên người
phụ trách Bảng kiểm cần xác nhận với “Nhóm phẫu thuật “xem chính xác là phẫu thuật/thủ
thuật gì đã được thực hiện. Câu hỏi thường đặt ra như “Chúng ta vừa tiến hành thủ
thuật/phẫu thuật gì? “hoặc xác nhận “Chúng ta vừa tiến hành thủ thuật X có đúng không?”
Một bước không kém phần quan trọng là dán nhãn bệnh phẩm hoặc đọc to nhãn bệnh
phẩm bao gồm cả tên người bệnh. Do việc dán nhãn không đúng bệnh phẩm là nguy cơ tiềm
ẩn đối với người bệnh, thậm chí mất bệnh phẩm sẽ dẫn đến những sai sót hoặc khó khăn
trong việc điều trị người bệnh về sau nên việc dán nhãn cần được lưu ý. Người phụ trách cần
xác nhận việc dán nhãn bệnh phẩm thu được trong quá trình phẫu thuật là đúng bằng cách
đọc to tên người bệnh, mô tả bệnh phẩm và ghi thông tin người bệnh lên trên. Nhóm phẫu
thuật cũng cần đánh giá lại hoạt động của trang thiết bị, những hỏng hóc xảy ra nếu có hoặc
những vấn đề liên quan cần giải quyết. Cuối cùng cả nhóm sẽ trao đổi kế hoạch chính và
những vấn đề liên quan tới xử lý hậu phẫu và phục hồi của người bệnh trước khi chuyển
người bệnh ra khỏi phòng mổ. Trong quá trình phẫu thuật, đặc biệt các phẫu thuật phức tạp,
nhiều chuyên khoa … việc cử người phụ trách Bảng kiểm để giám sát mọi thành viên, tránh
bỏ sót trong tất cả mọi Giai đoạn. Chừng nào mà các thành viên của “Kíp phẫu thuật” còn
phải làm quen với những khâu liên quan, người phụ trách Bảng kiểm sẽ tiếp tục hướng dẫn
cả “Kíp phẫu thuật” thông qua quy trình bảng kiểm này. Do người phụ trách Bảng kiểm có
quyền dừng không cho tiến hành các bước tiếp theo nếu các bước trước đó chưa được hoàn
thành, đảm bảo cho cuộc mổ an toàn nên họ có thể gặp xung đột với một vài các thành viên
khác của nhóm. Vì vậy việc lựa chọn người phụ trách Bảng kiểm cần phù hợp: có trách
nhiệm và cả có tiếng nói đối với mọi người
5.7. Giải pháp bảo đảm an toàn người bệnh trong phẫu thuật
5.7.1. Giải pháp chung phòng ngừa sự cố y khoa trong phẫu thuật:
Để việc thực hiện phẫu thuật thành công, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và sự cố, mọi
nhân viên y tế liên quan đến chăm sóc người bệnh cần phải nắm rõ thông tin của người
bệnh, hiểu rõ về chức năng sinh lý của người bệnh cũng như loại bệnh họ mắc phải, phương
thức phẫu thuật, vấn đề tâm lý, thông tin thành công của ca phẫu thuật và sự phục hồi của
người bệnh. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi ca phẫu thuật từ nhỏ đến lớn, từ
đơn giản đến phức tạp: thuốc, máu, dịch truyền, các phương tiện cần thiết …để đảm bảo ung
ứng tốt nhất cho cuộc mổ thành công, cũng như các biến chứng xảy ra sau này. Một trong
những yếu tố quan trọng để thực hiện phẫu thuật an toàn là sự gắn kết nhóm phẫu thuật
(phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, điều dưỡng và nhóm phụ giúp) và thông tin đầy đủ về người
bệnh cũng như phương pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành. Yếu tố con người đóng vai trò
quan trọng trong việc phòng ngừa sự cố, sai sót y khoa trong phẫu thuật, gồm nhiều yếu tố
như trình độ chuyên môn, tuối tác và sức khỏe, phân công công việc hợp lý, đặc biệt là được
159
cảnh báo về sự cố và những biện pháp phòng ngừa. Bệnh viện có thể đưa ra chính sách như
khen thưởng, động viên kịp thời những trường hợp tránh được sự cố và sai sót, phát hiện và
sử trí sự cố kịp thời, cứu được người bệnh … Các bệnh viện, cơ sở y tế nên tổ chức các khóa
học hoặc tọa đàm chủ đề sai sót, sự cố y khoa để nhắc nhở nhân viên y tế thường xuyên.
5.7.2. Áp dụng Bảng kiểm an toàn phẫu thuật.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cố gắng nỗ lực để làm giảm bớt các nguy cơ dẫn đến việc
phẫu thuật không an toàn như xây dựng chương trình an toàn người bệnh, bao gồm an toàn
phẫu thuật, áp dụng bảng kiểm - check list trong phòng phẫu thuật …Mục đích của chương
trình này tạo nên sự phối hợp , chia xẻ thông tin cũng như việc chuẩn bị tốt người bệnh giữa
các nhóm chăm sóc và phẫu thuật , gây mê liên quan quá trình tiến hành phẫu thuật từ phòng
bệnh đến phòng bệnh (room to room) có nghĩa là người bệnh được an toàn từ lúc rời khỏi
phòng bệnh cho đến khi trở lại phòng bệnh. Bảng kiểm đã được áp dụng tại nhiều nước trên
thế giới và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Được sự giúp đỡ của WHO, Việt nam đã tiến hành áp
dụng thử bảng kiểm bước đầu tại một số cơ sở ngoại khoa lớn năm 2011 và cho kết quả rất
khả quan. Bảng kiểm ATPT đã được áp dung trên thế giới và cho kết quả khả quan qua
nhiều số liệu và các báo cáo liên quan. Triển khai an toàn trong phẫu thuật là một chương
trình mà Bộ Y tế đã đề ra (Thông tư số 19/2013/TT-BYT về triển khai các biện pháp bảo
đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế). Do vậy mọi nhân viên y tế tại các cơ sở y tế
chăm sóc người bệnh cần biết và thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở pháp lý này cũng như
hiệu quả của áp dụng Bảng kiểm trên thế giới, việc triến khai áp dụng Bảng kiểm ATPT
được coi như một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên
quan đến phẫu thuật trong điều kiện của Việt nam hiện nay
6. Tổ chức công tác chăm sóc bảo đảm an toàn người bệnh
6.1. Xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh toàn diện
6.1.1. Khái niệm chăm sóc toàn diện
Quy chế BV năm 1997 định nghĩa: CSNBTD là sự theo dõi và chăm sóc người bệnh
của bác sĩ và điều dưỡng trong suốt thời gian người bệnh nằm viện.
Chỉ thị 05/2003/CT-BYT của Bộ Y tế quy định: CSNBTD là nhiệm vụ của cán bộ,
công chức, viên chức và nhân viên trong toàn bệnh viện nhằm đảm bảo chất lượng chẩn
đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.
Thông tư 07/2011/TT-BYT đưa ra khái niệm: CSNBTD là sự chăm sóc của người
hành nghề và gia đình người bệnh lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng các nhu cầu điều
trị, sinh hoạt hàng ngày nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng và hài lòng của người bệnh.
6.1.2. Nội dung chăm sóc người bệnh toàn diện
Nội dung chăm sóc người bệnh được Thông tư 07/2011/TT-BYT quy định trên cơ sở
tham khảo một số lý thuyết điều dưỡng phổ biến, trong đó có lý thuyết về nhu cầu cơ bản
(Virgina Henderson) và lý thuyết về các mức độ phụ thuộc, tự chăm sóc của người bệnh
(Dorothea Orem) dưới đây.

160
6.1.2.1. Lý thuyết Nhu cầu cơ bản của con người của Virgina Henderson
Mỗi cá nhân đều có 14 nhu cầu cơ bản, khi chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng
cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh, bao gồm:
- Hít thở bình thường;
- Ăn, uống đầy đủ;
- Bài tiết bình thường;
- Di chuyển và duy trì tư thế mong muốn;
- Giấc ngủ và nghỉ ngơi;
- Chọn quần áo, trang phục thích hợp, thay và mặc quần áo;
- Duy trì nhiệt độ cơ thể trong phạm vi bình thường bằng cách điều chỉnh quần áo và
môi trường;
- Giữ cơ thể sạch và bảo vệ da;
- Tránh nguy hiểm trong môi trường và tránh làm tổn thương người khác;
- Giao tiếp với người khác thể hiện được các cảm xúc, nhu cầu, sợ hãi; - Niềm tin về
tôn giáo hoặc một người nào đó;
- Tự làm một việc gì đó và cố gắng hoàn thành;
- Chơi và tham gia một hình thức vui chơi giải trí nào đó;
- Tìm hiểu, khám phá hoặc thỏa mãn sự tò mò cá nhân để phát triển và có sức khỏe
bình thường.
6.1.2.2. Lý thuyết Tự chăm sóc của Dorothea Orem
Ngoài 14 nhu cầu cơ bản của con người nêu trên, lý thuyết về Sự hạn chế tự chăm sóc
của Dorothea Orem (USA) cũng cần được áp dụng. Đó là, người điều dưỡng cần đưa ra
những hành động chăm sóc để thỏa mãn nhu cầu chăm sóc của người bệnh/khách hàng của
họ và những hành động chăm sóc này phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Mặt khác,
người điều dưỡng cần nhận định mức độ hạn chế tự chăm sóc của người bệnh để phát hiện
nhu cầu chăm sóc của họ mà đáp ứng, phụ vụ. Tùy thuộc vào mức độ hạn chế tự chăm sóc,
người bệnh được xếp vào 1 trong 3 cấp độ phụ thuộc vào sự chăm sóc, bao gồm: phụ thuộc
hoàn toàn, phụ thuộc một phần và không phụ thuộc (tự chăm sóc được). Nhân viên y tế cần
hiểu các thành phần tạo nên sự chăm sóc y tế bao gồm:
- Con người là đối tượng chăm sóc, bao gồm cả thể chất, tinh thần niềm tin, yếu tố xã
hội và kiến thức y học của mỗi cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng.
- Môi trường tác động lên con người bao gồm cả yếu tố bên trong của mỗi người và
yếu tố bên ngoài tác động nên tình trạng sức khỏe của mỗi người.
- Sức khỏe: là tình trạng khỏe mạnh hoặc ốm đau mà mỗi con người trải qua.
- Chăm sóc điều dưỡng là những hành động, những đặc tính và thái độ của người chăm
sóc. Khi chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng cần nhận định người bệnh và phân cấp
chăm sóc, mỗi người bệnh thuộc 1 trong 3 cấp độ sau:
+ Phụ thuộc hoàn toàn: Điều dưỡng phải thực hiện các hoạt động chăm sóc, điều trị, hỗ
trợ toàn bộ cho người bệnh

161
+ Phụ thuộc một phần: Điều dưỡng thực hiện các hoạt động điều trị là chính, hỗ trợ
những hoạt động chăm sóc mà người bệnh không tự chăm sóc được.
+ Tự chăm sóc: Người bệnh tự chăm sóc nhưng vẫn cần sự hỗ trợ trong điều trị, chăm
sóc khi cần và họ cần được hướng dẫn, giáo dục sức khỏe để tự chăm sóc và phòng ngừa
biến chứng, phòng ngừa mắc bệnh khác.
6.1.2.3. Nội dung chăm sóc toàn diện (theo Thông tư 07/2011/TT-BYT)
* Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
- Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
phù hợp.
- Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe,
hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.
* Chăm sóc tinh thần
- Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.
- Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.
- Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc
trong quá trình điều trị và chăm sóc.
- Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của
người bệnh.
* Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ
sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.
- Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân: Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều
dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện; Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự
thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi
cần thiết.
* Chăm sóc dinh dưỡng:
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.
- Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ
ăn phù hợp với bệnh lý.
- Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và
được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.
- Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua
ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện
* Chăm sóc phục hồi chức năng
- Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục
hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể.

162
- Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh giá, tư
vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.
* Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật:
- Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn
bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.
-Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:
+ Hoàn thiện thủ tục hành chính;
+ Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu
thuật, thủ thuật;
+ Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị
nếu người bệnh có diễn biến bất thường.
- Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu
thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách
nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh Khi dùng thuốc cho người bệnh,
điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:
+ Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc
qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị
đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.
+ Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc
trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng
thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu
sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.
+ Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
+ Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: Đúng người bệnh, đúng thuốc,
đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.
+ Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều
dưỡng viên, hộ sinh viên.
+ Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng
thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.
+ Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công
khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.
+ Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong dùng thuốc
nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc
cho người bệnh.
* Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong
- Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc
chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.

163
- Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh
và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh. c) Động viên, an ủi người
bệnh và người nhà người bệnh.
- Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực
hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang tài sản của người
bệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.
* Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
- Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ
sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật
vô khuẩn.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát
hiện và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
- Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và
được xử lý theo Thông tư số 16/2018/TT-BYT quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.
* Theo dõi, đánh giá người bệnh
- Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnh
đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp
chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.
- Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên
nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.
- Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và
các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên
khoa.
- Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có
dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động
xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí
kịp thời.
* Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc
người bệnh
- Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh
phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn
bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu
thuật và thủ thuật.
- Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên
môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót
chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
164
* Ghi chép hồ sơ bệnh án
- Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng
sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày
28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế và theo tính chất chuyên khoa
do bệnh viện quy định.
- Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.
+ Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh
viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng
người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc,
điều trị người bệnh;
+ Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.
- Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám
bệnh, chữa bệnh.
6.2. Bảo đảm trao đổi thông tin trong chăm sóc và phối hợp điều trị
Thông tư 07/2011/TT-BYT, ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn công
tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện đã quy định cụ thể về trao đổi thông
tin trong chăm sóc và phối hợp điều trị giữa bác sỹ và điều dưỡng như sau:
- Trách nhiệm của bác sĩ điều trị: 1) Phối hợp chặt chẽ với điều dưỡng viên, hộ sinh
viên của khoa trong việc đánh giá, phân cấp chăm sóc người bệnh và phối hợp trong việc
thực hiện kế hoạch chăm sóc cho từng người bệnh; 2) Phối hợp với điều dưỡng viên, hộ sinh
viên, kỹ thuật viên trong thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe
cho người bệnh; 3) Kiểm tra việc thực hiện các chỉ định điều trị, theo dõi, chăm sóc người
bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên.
- Trách nhiệm của điều dưỡng viên, hộ sinh viên: 1) Thực hiện nghiêm túc các nhiệm
vụ chăm sóc người bệnh; 2) Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh
viên và kỹ thuật viên trong công tác chăm sóc người bệnh; 3) Tuân thủ các quy trình kỹ
thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh viện; 4) Thực hiện quy tắc ứng xử
và thực hành giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và người nhà người bệnh.
6.3. Tổ chức đội, nhóm chăm sóc người bệnh.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để
áp dụng một trong các mô hình phân công chăm sóc sau đây:
- Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ
sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực
hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho
một số người bệnh trong quá trình nằm viện.
- Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên
chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

165
- Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số
người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
- Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường
hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ
thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.
Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên làm việc theo ca tại các khoa, đặc
biệt là ở các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật, khoa Sản và khoa Sơ
sinh. Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân công chăm sóc phù hợp với đặc điểm chuyên
môn của từng khoa.
6.4. Giám sát công tác chăm sóc người bệnh các cấp độ: nhân viên; khoa phòng; cơ sở;
Sở Y tế; Bộ Y tế.
6.4.1. Đối với nhân viên y tế:
a. Bác sĩ điều trị
- Phối hợp chặt chẽ với điều dưỡng viên, hộ sinh viên của khoa trong việc đánh giá,
phân cấp chăm sóc người bệnh và phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho từng
người bệnh.
- Phối hợp với điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên trong thực hiện các phẫu
thuật, thủ thuật, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
- Kiểm tra việc thực hiện các chỉ định điều trị, theo dõi, chăm sóc người bệnh của điều
dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên.
b. Đối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên
- Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh toàn diện
- Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên
trong công tác chăm sóc người bệnh.
- Tuân thủ các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh
viện.
- Thực hiện quy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và
người nhà người bệnh.
6.4.2. Đối với cấp khoa/phòng:
- Mỗi khoa có Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa hoặc Kỹ thuật viên
trưởng khoa. Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa và Kỹ thuật viên trưởng khoa
do Giám đốc bệnh viện quyết định bổ nhiệm.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa, Kỹ thuật
viên trưởng khoa được quy định cụ thể bao gồm nhiệm vụ giám sát công tác chăm sóc người
bệnh toàn diện tại khoa.
- Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về việc tổ chức thực hiện
đầy đủ các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh toàn diện, Phối hợp với phòng Điều dưỡng,
phòng Tổ chức cán bộ trong bố trí nhân lực, tổ chức mô hình chăm sóc phù hợp và thường
xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh.
166
6.4.3. Đối với cấp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về công tác chăm sóc người bệnh của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
- Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện, thiết bị và vật tư cho chăm
sóc người bệnh.
- Chỉ đạo tổ chức huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm tra, giám sát thực
hiện công tác chăm sóc người bệnh.
- Phát động phong trào thi đua và thực hiện khen thưởng, kỷ luật về công tác chăm sóc
người bệnh
6.4.4. Sở Y tế
- Phân công cán bộ chuyên trách công tác điều dưỡng của các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh trực thuộc (điều dưỡng trưởng Sở Y tế).
- Xây dựng kế hoạch về công tác điều dưỡng, chăm sóc người bệnh của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát và hỗ trợ kỹ về công tác chăm sóc
người bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc.
6.4.5. Bộ Y tế
Phòng Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kiểm soát nhiễm khuẩn của Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh, Bộ Y tế là bộ phận trực tiếp phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc người bệnh của
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc. Bên cạnh chức năng là đầu mối tham mưu,
đề xuất cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế về các kế hoạch, chính sách, hướng dẫn,
quy định trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh, còn có nhiệm vụ của kiểm tra, đánh giá, giám
sát và hỗ trợ kỹ về công tác chăm sóc người bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
trong toàn quốc.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1. Hãy chỉ ra đâu KHÔNG phải là nguyên tắc chung trong phòng ngừa sự cố y
khoa:
A. Tránh tái diễn sự cố y khoa để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
B. Được khuyến khích, động viên và được bảo vệ
C. Hồ sơ phòng ngừa sự cố y khoa được quản lý theo quy chế bảo mật thông tin
D. Việc phòng ngừa sự cố y khoa là trách nhiệm của lãnh đạo, nhân viên y tế, cũng
như người tham gia sử dụng các dịch vụ y tế.
Câu 2. Nguồn thông tin nào sau đây tác động đến các quyết định về chuyên môn cũng
như các quyết định mang tính chiến lược trong việc quản lý?
A. Hồ sơ người bệnh
B. Thông tin dựa trên kiến thức, dữ liệu/thông tin có tính so sánh
C. Dữ liệu/thông tin tồng thể

167
D. Toàn bộ các ý trên
Câu 3: Để hỗ trợ việc ra quyết định về chuyên môn, thông tin trên hồ sơ bệnh nhân
phải gồm điểm nào sau đây?
A. Sẵn sàng để khai thác trên một phần của hệ thống
B. Được lưu lại ngắn gọn và hoàn chỉnh
C. Được sắp xếp để trích xuất có hiệu quả các dữ liệu cần thiết - Đúng hạn
D. Cơ sở được giới hạn trong việc thu thập và tổng hợp dữ liệu và thông tin để hỗ trợ
việc chăm sóc và phục vụ
Câu 4: Nội dung nào được quan tâm trong nguyên tắc cụ thể phòng ngừa sự cố y khoa
A. Quản lý thông tin, xác định vấn đề trên người bệnh
B. Cải tiến việc trao đổi thông tin của nhân viên
C. Đảm bảo môi trường làm việc không ảnh hưởng đến nhân viên y tế
D. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng và rủi ro tại đơn vị
Câu 5: Nội dung nào sau đây cần thiết để cải thiện trao đổi thông tin của nhân viên
A. Xác định rõ ràng các phương pháp trao đổi thông tin được mong đợi
B. Xác định và đánh giá các phương pháp trao đổi thông tin được sử dụng
C. Khuyến khích thắc mắc khi nhận y lệnh không rõ ràng hoặc mang tính cưỡng bức
D. Tất cả các nội dung trên
Câu 6: Khi có sự cố y khoa xảy ra, việc xử lý cần đạt được mục tiêu nào sau đây:
A. Duy trì hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, triển khai các giải pháp cụ thể để sự cố y
khoa không xảy ra trong tương lai.
B. Xác định nguyên nhân của sự cố y khoa để có các phương án giải quyết hợp lý.
C. Đảm bảo giải quyết thoả đáng nhất các khiếu kiện của bệnh nhân, phù hợp với
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
D. Tất cả các nội dung trên
Câu 7. Đâu KHÔNG phải là biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa trên quy mô toàn bộ
hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
A. Thành lập Ủy ban quốc gia về chất lượng chăm sóc y tế và an toàn người bệnh
B. Thiết lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc
C. Cải thiện môi trường làm việc của cán bộ y tế
D. Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh - tập trung giải quyết lỗi hệ thống
Câu 8: Những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sai sót trong sử dụng thuốc có thể giải
quyết:

168
A. Sự quá tải và mệt mỏi trong công việc của cán bộ y tế
B. Trao đổi thông tin không rõ ràng giữa các cán bộ y tế
C. Các yếu tố về môi trường như thiếu ánh sáng, quá nhiều tiếng ồn hay
thường xuyên bị gián đoạn công việc
D. Tất cả các nội dung trên
Câu 9: Những sai sót nào thường gặp trong kê đơn thuốc
A. Thiếu thông tin người bệnh
B. Ghi thiếu liều lượng và/hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc
C. Kê các thức ăn cần lưu ý khi sử dụng thuốc
D. Cả B và C đúng
Câu 10: Hãy chỉ ra nội dung nào KHÔNG thuộc yêu cầu Bảo quản, tồn trữ thuốc đạt
tiêu chuẩn GSP (giải pháp mang tính hệ thống bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc)
A. Hạn chế việc điều dưỡng pha dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong trường hợp cấp
cứu
B. Liệt kê liều tối đa của các thuốc có cảnh báo cao, thông tin dưới dạng phiếu yêu cầu
hoặc cảnh báo thông qua hệ thống mạng của bệnh viện
C. Xây dựng quy định lĩnh thuốc hàng ngày, thuốc cấp cứu cho nhân viên y tế
D. Không để các dung dịch điện giải đậm đặc tại các hộp thuốc cá nhân của
người bệnh
Câu 11: Trong giải pháp mang tính hệ thống bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc,
yêu cầu nào phù hợp để đảm bảo môi trường làm việc không ảnh hưởng đến nhân viên
y tế
A. Bố trí các khu vực để thuốc tiêm truyền, thuốc uống, thuốc pha chế riêng biệt, tránh
tiếng ồn, đi lại nhiều và các tác động gây mất tập trung.
B. Đào tạo kỹ cho nhân viên y tế về các thiết bị mới và kỹ thuật mới trước khi sử dụng
C. Cấm sử dụng các thiết bị truyền dịch không kiểm soát được tốc độ truyền
dịch
D. Hạn chế sử dụng nhiều loại bơm tiêm nhằm sự chuyên nghiệp của nhân viên y tế
trong thực hành
Câu 12: Trong giải pháp mang tính hệ thống bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc,
điểm nào vi phạm yêu cầu xây dựng quy trình quản lý chất lượng và rủi ro tại đơn vị
A. Đào tạo cho cán bộ quản lý bậc trung để đánh giá hiệu quả về năng lực và
khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp.
B. Thay đổi cách nghĩ đổ lỗi khi xảy ra sai sót trong sử dụng thuốc, khi các
lỗi đó không dự đoán hoặc không đo đếm được.

169
C. Chỉ thông tin những sai sót lớn, thường xảy ra cho người bệnh
D. Xây dựng nhóm đa ngành thường xuyên phân tích, đánh giá các sai sót và
các dữ liệu về an toàn người bệnh để thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn cho
người bệnh.
Câu 13: Để bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc, việc sử dụng nhãn phụ để cảnh báo
các thuốc có nguy cơ cao và chú ý cách sử dụng thuốc, đặc biệt liên quan đến các thuốc
LASA, là yêu cầu thuộc nhóm đối tượng nào sau đây:
A. Bác sỹ
B. Dược sỹ
C. Điều dưỡng
D. Cả ba đáp án trên
Câu 14: Để quản lý hiệu quả các sai sót trong sử dụng thuốc, cần hạn chế nội dung nào
sau đây:
A. Ghi chép và báo cáo ngay các sai sót khi được phát hiện theo các mẫu
quy định của từng bệnh viện (mẫu báo cáo ADR, báo cáo chất lượng thuốc…)
B. Nên thông tin rộng rãi về nguyên nhân và cách giải quyết các sai sót đã
xảy ra.
C. Xây dựng các giải pháp phòng tránh sai sót (luân chuyển cán bộ, sửa đổi chính sách
và quy trình…)
D. Bên cạnh việc khuyến khích báo cáo để có biện pháp phòng ngừa, nên áp dụng xử
lý bằng biện pháp kỷ luật mang tính răn đe.
Câu 15: Các sự cố nào liên quan đến phẫu thuật
A. Những sai sót trong phần hành chính của phẫu thuật
B. Sai sót trong gây mê và trong phẫu thuật
C. Các biến chứng của phẫu thuật
D. Tất cả các nội dung trên
Câu 16: Phân loại theo mức độ nguy hại, các loại sai sót, sự cố liên quan đến phẫu
thuật gồm
A. Sự cố, sai sót gần như sắp xảy ra
B. Sự cố xảy ra nhưng không nguy hại đến người bệnh
C. Sự cố nguy hại đến người bệnh
D. Tất cả các nội dung trên

170
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2014.
2. Tài liệu đào tạo Quản lý điều dưỡng, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012.
3. Patient Safety curriculum guide. Multi-professional Edition, World Health
Organization, 2011.
4. Patient Safety Fact File, September, World Health Organization, 2019.
5. Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018, quy định về kiểm soát
nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Thông tư 07/2011/TT-BYT, ngày 26 tháng 01 năm 2011,  hướng dẫn công tác điều
dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
7. Thông tư 43/2018/TT-BYT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 hướng dẫn phòng ngừa sự
cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

CHUYÊN ĐỀ 4
HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ CHĂM SÓC

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 12 tiết


Số tiết lý thuyết: 08 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được các nguyên tắcquản lý nhân lực
2. Trình bày được các nội dung của quản lý nhân lực
3. Phân tích được tình hình phát triển nhân lực điều dưỡng
4. Trình bày được các thách thức trong công tác quản lý trang thiết bị y tế.

NỘI DUNG
1. Quản lý nhân lực
1.1. Nguyên tắc quản lý nhân lực
1.1.1. Khái niệm về quản lý nhân lực
TỔ CHỨC NGƯỜI LAO ĐỘNG

Quản lý nguồn nhân lực là quá trình thỏa mãn nhu cầu của tổ chức và người lao động.
Mọi hoạt động quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tổ chức và người lao đọng đều
thuộc phạm vi quản lý nguồn nhân lực.
Quản lý nguồn nhân lực trong quá trình cung cấp dịch vụ nói chung, quản lý dịch vụ
y tế nói riêng còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với quản lý nhân lực trong sản xuất

171
hàng hóa. Quản lý nhân lực được coi là một hướng tiếp cận chiến lược liên kết vấn đề phát
triển con người với việc đạt được các mục tiêu tổ chức cung cấp dịch vụ y tế.
Quản lý nhân lực là khoa học về quản lý con người dựa trên niềm tin cho rằng nhân
lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức, đơn vị. Một tổ
chức, đơn vị có thể tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng nhân viên một cách hiệu quả,
tận dụng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ và sự khéo léo của họ nhằm
đạt được các mục tiêu đề ra.
Quản lý nhân lực y tế là quá trình tổ chức, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên con người trong từ các đơn vị, tổ chức của hệ thống u tế không phân biệt công hay
tư.
1.1.2. Mục tiêu của quản lý nhân lực
Quản lý nhân lực giúp đảm bảo rằng tổ chức có đội ngũ cán bộ có năng lực, cam kết
và có động lực để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.

Nâng cao tính Tăng năng suất


hiệu quả của tổ QLNL lao động
chức
Tuân thủ pháp Kích thích, phát
luật và các quy huy năng lực cá
chế lao động của nhân
nhà nước Xây dựng lòng
trung thành, tận
tâm với tổ chức

1.1.3. Tầm quan trọng của công tác quản lý nhân lực
- Thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên
- Phát huy hiệu quả công tác của nhân viên
- Tiết kiệm được kinh phí
- Bảo đảm các quy định được tuân thủ
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp
1.1.4. Nguyên tắc quản lý nhân lực
Quản lý nhân lực liên quan đến các vấn đề về sử dụng con người trong tổ chức ở tầm
vi mô với hai nguyên tắc cơ bản:
(1)- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao
hiệu quả của tổ chức
(2)- Đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của người lao
động; Tạo điều kiện cho mỗi người phát huy tối đa các tiềm năng của cá nhân; Được động
viên, khuyến khích nhiều nhất tại nơi làm việc, trên cơ sở đó người lao động trung thành, tận
tâm, cống hiến hết mình cho tổ chức
172
1.2. Phương pháp quản lý nhân lực
Sử dụng nhân viên hiệu quả, các co sở y tế cần tuân thủ các phương pháp quản lý nhân
lực cơ bản của quản lý nhân lực:
(1)- Quản lý sơ yếu lý lịch với đầy đủ các thông tin: họ tên, bí danh, ngày sinh, nơi
tinh, dân tộc, tôn giáo, số CMND, quê quán, họ khẩu thường trú, địa chỉ tạm tú, điện thoại
liên hệ…
(2)- Quản lý trình độ: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ ngoại
ngữ, trình độ tiếng dân tộc, trình độ nhận thức chính trị…
(3)- Quản lý kinh nghiệm, uy tín công tác: phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, tính
kỷ luật, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác, năng lực đặc biệt, uy tín công tác,
quan hệ quần chúng,…
(4)- Quản lý thông tin cá nhân: tình trạng hôn nhân và gia đình, hồ sơ tư pháp, quá
trình phục vụ công tác, đảm đương các cương vị, vị trí, các đặc điểm cá nhân, các danh hiệu
được phong tặng, các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần…
(5)- Quản lý quá trình đào tạo: quá trình đào tạo, hình thức đào tạo, bằng cấp, chứng
chỉ…
(6)- Quản lí diễn biến công tác: trước khi tuyển dụng, quá trình điều động bổ nhiệm
hoặc thuyên chuyển giữa các đơn vị bộ phận, theo dõi quá trình công tác, hợp đồng lao
động, quá trình nghỉ việc, quá trình được cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước, quá trình
khen thưởng kỉ luật…
(7)- Hệ thống tính lương:
- Hệ thống chấm công bằng thẻ từ, theo dõi thời gian vào ra của nhân viên.
- Hệ thống tình lương, thưởng, kỷ luật dựa trên nhiều chỉ tiêu tính lương khác nhau:
lương cơ bản, các khoản được cơ sở y tế thanh toán, các khoản khấu trừ vào lương, các phụ
cấp nghề nghiệp, trực, làm thêm giờ…
- Cấu trúc hệ thống tính lương gồm nhiều các chỉ tiêu tính lương như tuyến tính, phi
tuyến, đạt – không đạt, được tính riêng hoặc nhiều chỉ tiêu cho từng bộ phận trong cơ sở y
tế. Cấu trúc hệ thống tính lương có thể khai báo được rất nhiều cách tính như sản phảm, quy
mô cung cấp dịch vụ, ngày công, ý thức lao động…
1.3. Một số nội dung quản lý nhân lực
1.3.1. Phân tích, dự báo và quyết định huy động nhân sự
Để thực hiện tốt công tác y tế, yêu cầu phải xây dựng hệ thống mạng lưới y tế với
nguồn nhân lực y tế, chủ trương: “Sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào
tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; xây dựng một
số trung tâm đào tạo cán bộ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tăng cường
đào tạo cán bộ y tế theo hình thức cử tuyển cho miền núi và đồng bằng sông Cửu Long”.
Trong đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng phát triển số lượng đi liền với nâng cao chất lượng
chuyên môn, y đức nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đáp ứng sự kỳ vọng của xã
hội: “Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng. Nâng
cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm và y đức của đội ngũ cán bộ y tế”.
173
Công tác sắp xếp và bố trí cán bộ được chú trọng để đội ngũ cán bộ trong ngành hỗ trợ,
bổ khuyết nhau, hạn chế tình trạng thiếu hụt hay dư thừa cán bộ ở các vùng miền, ở tuyến cơ
sở, ở các chuyên khoa khó tuyển dụng. “Thực hiện việc luân chuyển cán bộ; khuyến khích
thầy thuốc về công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”. Cùng với
đó là quan tâm “Hoàn chỉnh quy hoạch, củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, có bác sĩ
làm việc ở tất cả các trạm y tế xã đồng bằng và trung du, phần lớn xã miền núi. Nâng cấp
bệnh viện huyện, tỉnh; phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực ở địa bàn xa trung tâm
tỉnh”. Trong chính sách đối với cán bộ y tế “Coi trọng việc đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân
tài về y tế. Mở rộng việc đưa cán bộ có trình độ cao đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn
kinh phí nhà nước, khuyến khích du học tự túc theo các chuyên ngành đang có nhu cầu”.
Một trong những giải pháp xây dựng nguồn nhân lực y tế là chính sách đãi ngộ phù
hợp với những cống hiến, “có chính sách đãi ngộ để sử dụng tốt cán bộ y tế, nhất là vùng
khó khăn”(7) gắn với  việc “cải thiện chính sách và chế độ thù lao đối với cán bộ y tế, nhất
là cán bộ y tế cơ sở và ở miền núi”(8).
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban
hành nhiều chương trình, nghị quyết về phát triển ngành y tế, trong đó chú trọng xây dựng
nguồn nhân lực: Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30-6-2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 122/QĐ - TTg ngày 10-1-2013 về việc
phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011 - 2020, tầm  nhìn đến năm 2030. Trong các chiến lược, quy hoạch xây dựng, phát triển
ngành y tế Việt Nam đã dành ưu tiên đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, xác
định đây là một trong những nhiệm vụ then chốt để phát triển ngành y tế.
1.3.2. Tuyển dụng, điều chỉnh, sắp xếp nhân sự
Có nhiều nguồn cung cấp nhân lực vào một vị trí của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế. Khác
với đề bạt, bổ nhiệm nội bộ, tuyển dụng được thực hiện công khai với các tiêu chuẩn rõ ràng
đối với tất cả các ứng viên trong và ngoài cơ sở cung cấp cịch vụ y tế.
Một điều rất quan trọng là phải biết chúng ta muốn tìm đối tượng nhân viên như thế
nào, càn phải trải qua rất nhiều khâu để tìm được một nhân viên phù hợp với yêu cầu công
việc. Để lựa chọn cán bộ cho một vị trí, có hai nguồn chủ yếu, lựa chọn trong số nhân viện
hiện có hoặc tuyển mới từ bên ngoài. So với các ứng viên bên ngoài, các ứng viên trong cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế có những ưu điểm sau:
Đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách
nhiệm và ít bỏ việc.
Dễ dàng hơn trong việc thực thi công việc, nhất là trong thời gian đầu ở cương vị, trách
nhiệm mới.
Tạo nên sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc trong cơ sở cung cấp dịch
vụ y tế, kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, các ứng viên trong cơ sở cung cấp dịch vụ y tế có các nhược điểm sau:

174
Có thể có hiện tượng chai lì, xơ xứng, ảnh hưởng cách làm của người tiền nhiệm đặc
biệt với những cơ sở đang trì trệ, tất yếu không đổi mới. Ngược lại, có thể có sự “phủ định
sạch trơn” những thành quả đã có được của tập thể, thay thế bằng một “cái khác” không hẳn
là tiến bộ hơn.
Hiện tượng “Bụt chùa nhà không thiêng”, hiện tượng bất hợp tác, gây nên hiện tượng
chống đối lẫn nhau…
Việc tuyển dụng hay điều chỉnh, sắp xếp nhân sự cần phải tìm ứng viên đáp ứng mục
tiêu của tổ chức và phù hợp với công việc được mô tả.
 Mô tả công việc
Việc xây dựng bản mô tả công việc cho các các nhân trong hệ thống điều dưỡng là vô
cùng quan trọng, đây là hướng dẫn cho phạm vi công việc của một cá nhân là điều dưỡng/hộ
sinh/kỹ thuật viên. Tuy nhiên hiện hay việc xây dựng bảng mô tả công việc và áp dụng cho
các vị trí còn là hình thức đối phó như là:
Thiếu nhà thiết kế quy định, quy trình chuẩn, phù hợp với đặc thù của bệnh viện.
Việc đào tạo cho các nhân viên để triển khai và áp dụng chưa triệt để
Công tác kiểm tra, giám sát còn sơ sài
Đôi khi không thực hiện được đúng công việc so với bảng mô tả công việc vò nhiều lý
do khác nhau.
1.3.2.1. Phân tích công việc
Bước đầu tiên của mô tả công việc là phân tích công việc, đó là một công cụ cơ bản
nhất của quản lý nhân lực. Phân tích công việc có thể được hiểu là:
“Thu thập, đánh giá và tổ chức một cách hệ thống các thông tin về công việc” (Mc
Graw Hill, 1993)
“Tiến trình xác định một cách có hệ thống các hệ thống các nhiệm vụ và các kỹ năng
cần thiết để thực hiện công việc trong một tổ chức” (R. Wayne Wondy, 1992)
Các bước của phân tích công việc là:
- Nhận dạng công việc cần phân tích
- Xây dựng phiếu điều tra phân tích công việc
- Sử dụng các phương pháp thích hợp để thu thập các thông tin liên quan đến
công việc.
- Thực hiện đánh giá các thông tin và đưa ra các bản mô tả công việc
Sau khi phân tích công việc phải đạt được các kết quả sau đây:
- Mô tả được nhiệm vụ tổng quát, các nhiệm vụ cụ thể và các trách nhiệm cụ thể
của từng công việc.
- Mô tả được các điều kiện cụ thể và đặc biệt để tiến hành công viêc.
- Mô tả được các kết quả tối thiểu của công việc.
- Mô tả được những kiến thức, kỹ năng và các yếu tố cần thiết để thực hiện tốt
các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của công việc.

Các nhiệm vụ Các trách Các điều kiện - Kế


cụ thể nhiệm cụ thể
175
làm việc cụ hoạch
thể hóa
nguồn lực
Phân - Tuyển
công MÔ TẢ CÔNG VIỆC nhân viên
việc - Đào tạo
và phát
triển
- Trả
Kiến thức lí Kỹ năng thực Các khả năng công
thuyết hành cần thiết khác - Đánh
giá thực
hiện công
việc của
nhân viên

Sơ đồ mô tả công việc trong quản lý nhân lực

Phân tích công việc có vai trò quan trọng:


- Việc phân tích các đặc điểm công việc chỉ ra loại nhân viên cần thiết để thực
hiện công việc một các tốt nhất. Các nhà quản lý sẽ dùng những thông tin này
để lập kế hoạch nguồn nhân lực và tuyển dụng.
- Việc phân tích các đặc điểm công việc chỉ ra những nội dung và chương trình
cần đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân lực.
- Việc phân tích các đặc điểm công việc chỉ ra mức hiệu quả tối thiểu, đó là cơ
sở để đánh giá kết quả, thành tích của cán bộ đảm đương vị trí để có những
biện pháp khuyến khích kịp thời.
Bản mô tả công việc (Job Description) là bản liệt kê các nhiệm vụ, trách nhiệm và các
điều kiện làm việc cũng như các khía cạnh khác của một công việc cụ thể.
Chức năng chính của bản mô tả công việc là làm rõ trách nhiệm, công việc của một cá
nhân nào đó trong tổ chức, đáp ứng các mục tiêu nào đó trong công tác tuyển dụng nhân sự.
Mỗi bản mô tả công việc cần bao gồm các thông tin sau đây:
- Tên công việc
- Tóm tắt công việc
- Các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể
- Các tiêu chuẩn về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm cân thiết cho việc thực thi
công việc.
- Các kết quả tối thiểu phải đạt được khi thực thi công việc
- Ở mỗi vị trí cần phải báo cáo công việc cho ai
- Ở mỗi cá nhân trong nhiệm vụ phải phụ trách quản lý ai
1.3.2.2. Lập bảng mô tả công việc có hiệu quả
Một bản mô tả công việc không rõ ràng, rắc rối hoặc không chính xác có thể không
biết chắc chắn công việc đòi hỏi những gì, khó gắn kết giữa công việc với ứng viên cần tìm.
176
Một bản mô tả công việc chính xác cũng giúp ích nhiều cho việc thông báo tuyển dụng, thể
hiện một cách rõ ràng là tổ chức đang tìm kiếm năng lực cụ thể nào và để thu hút những ứng
viên đáp ứng được yêu cầu một cách tốt nhất.
(1)- Tránh những điều chung chung: khi mô tả nhiệm vụ và trách nhiệm càng chi tiết
càng tốt. Cân nhắc về những lợi ích mà nhân viên sẽ mang lại cho tổ chức hoặc mang lại cho
khách hàng.
(2)- Đặt thứ tự ưu tiên: Khi đã tạo ra một danh sách các trách nhiệm và nhiệm vụ, tiếp
theo là sắp xếp theo mức độ quan trọng: bắt đầu với các kỹ năng cơ bản của công việc sẽ
được thực hiện. Bằng cách này sẽ biết các kỹ năng nào cần cho việc thực thi công việc, điều
gì là thiết yếu nhất.
(3)- Sử dụng bộ tiêu chí có thể đo được: cần chỉ rõ cách thực hiện công việc và sự
mong đợi từ các nhân viên, định lượng các tiêu chí bằng chỉ số phù hợp trong khoảng thời
gian tối thiểu cần thiết có thể.
(4)- Bản mô tả cần tranh thủ ý kiến đóng góp từ các chuyên gia hoặc các nhân viên có
kinh nghiệm lâu năm về công việc cần mô tả.
1.3.3. Hội nhập nhân sự, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhân sự
1.3.3.1. Đào tạo lại
Theo các quy định của Luật Khám chữa bệnh và theo Thông tư số 22/2013-BYT về
hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế thì vấn đề đào tạo liên tục đã trở thành quy định
bắt buộc đối với cán bộ y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề và duy trì giá trị pháp lý của
chứng chỉ hành nghề.
1.3.3.2. Cơ sở pháp lý của đào tạo liên tục
a) Khái niệm đào tạo liên tục
Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật
thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo
tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của
ngành Y tế mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia.
b) Về cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề
Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các điều kiện để cấp chứng chỉ hành
nghề đối với người Việt Nam bao gồm:
- Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
- Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài
thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyên.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc
liên quan đên chuyên môn y, được theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự; quyết định hình sự của
Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở
chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến
chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
177
Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh về xác nhận quá trình thực hành sau tốt nghiệp
quy định người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại
Việt Nam trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:
18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung
là bệnh viện) đối với bác sĩ
12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sĩ;
9 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh
viên
9 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật
viên.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản
xác nhận quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung
về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Điều dưỡng trưởng có trách nhiệm
giúp cho lãnh đạo bệnh viện trong việc hưỡng dẫn thực hành cho điều dưỡng viên và hộ sinh
viên, đồng thời giúp lãnh đạo bệnh viện quản lý thực hành lâm sàng của các đối tượng liên
quan.
Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định một trong các điều kiện người hành
nghề bị thu hôi Chứng chỉ hành nghề là người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02
năm liên tục.
c) Về thời gian đào tạo liên tục của cán bộ y tế
Thông tư 22/2013/TT-BYT về hướng dẫn đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế quy định
như sau:
1. Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.
2. Cán bộ y tế không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có nghĩa vụ
tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối
thiểu 12 tiết học.
3. Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau được cộng dồn để
tính thời gian đào tạo liên tục.
1.3.4. Duy trì/ động viên/ thu hút nhân sự
Muốn thực hiện tốt mục tiêu của chính sách phát triển nhân lực y tế đề ra thì mỗi cơ sở
y tế cần phải quan tâm điều chỉnh số lượng và chất lượng nhân lực; tạo cơ chế quản lý nhân
lực và chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc và các nguồn lực hỗ trợ vì trong thực tế vẫn còn
rất nhiều vướng mắt trong chính sách phát triển nhân lực của Nhà nước ta hiện nay như:
tuyển dụng, sử dụng, đánh giá nguồn nhân lực, chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp;
chính sách khen thưởng, thu hút, đãi ngộ và tôn vinh; cơ hội phát triển chuyên môn; môi
trường làm việc. Do đó, để thực hiện tốt và có hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển
nhân lực y tế cơ sở y tế cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp:

178
Điều chỉnh số lượng nhân lực: cần phải tiêu chuẩn hoá và cân đối nhu cầu nhân lực y tế
về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo từng chuyên khoa và kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế, đội
ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo tiêu chuẩn hoá cán bộ trong từng lĩnh vực quản lý; điều chỉnh
số lượng nhân lực hiện tại của đơn vị đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước
Nâng cao chất lượng nhân lực: Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, kiện toàn đội
ngũ cán bộ y tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động chăm sóc
sức khỏe. Đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất
lượng cao yên tâm công tác và phục vụ lâu dài
Rà soát, bổ sung Đề án vị trí việc làm thường xuyên là một trong những nhiệm vụ cấp
thiết của các cơ sở y tế.
Hoàn thiện quy trình và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Quy trình của đào tạo
phải đạt được 4 yếu tố như sau: Xác định nhu cầu đào tạo; Xây dựng kế hoạch đào tạo; Thực
hiện kế hoạch đào tạo; Đánh giá đào tạo. Trong đó xác định nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên
và cơ bản để thực hiện công tác đào tạo.
Hoàn thiện chế độ lương, thu nhập tăng thêm, tạo lập môi trường làm việc và cơ hội
thăng tiến.
1.3.5. Đánh giá nhân sự
1.3.5.1. Vai trò của đánh giá nhân lực y tế
Đánh giá nhân lực y tế sẽ có tác động lên cả tổ chức và cá nhân. Hệ thống đánh giá
năng lực thực hiện công việc, đánh giá nhân viên y tế nhằm nhiều mục đích khác nhau:
- Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết đến mức độ thực hiện công
việc của họ so với tiêu chuẩn, so với nhân viêc khác cùng lĩnh vực.
- Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các khiếm khuyết trong việc thực thi công việc.
- Kích thích, động viên nhân viên thông qua đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ.
- Cung cấp thông tin làm cơ sở cho đào tạo, trả lượng, thuyên chuyển, cải tiến
cơ cấu, cơ chế quản lý.
- Phát triển sự hiểu biết về cơ sở y tế và các nhân viên.
- Tăng cường quan hệ tốt đẹp, tăng cường sự hiểu biết và xây dựng văn hóa tổ chức.

Thông tin phản hồi tổ chức


Mục đích
của tổ chức
Chuẩn mực từ Đánh Sử dụng trong kế
bản mô tả giá thực hoạch nguồn nhân
công việc và hiện lực, trả lương, khen
mục đích của công thưởng, đào tạo và
tổ chức việc kích thích
Mục đích
của cá
nhân Thông tin phản hồi cá nhân
179
Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên
Nguồn: Winstanley Nathan, Human resource management, USA
1.3.5.2. Nguyên tắc đánh giá
Việc thực hiện đánh giá nhân viên cần đảm bảo nguyên tắc:
(1)- Khách quan, trung thực, minh bạch, công khai trong thảo luận và chính xác đối với
người được đánh giá.
(2)- Kết quả, mức độ tình phù hợp của trình độ chuyên môn đối với nhiệm vụ được
giao, mức độ, kết quả hoàn thành công việc trên cơ sở kế hoạch được giao.
(3)- Công bằng theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
- Với các người khác (cùng cấp, cùng lĩnh vực,…)
- Theo việc hoàn thành nhiệm vụ mang tính cá nhân và tính tập thể.
- Công bằng so với thị trường bên ngoài kể cả thu nhập và các cơ hội khác.
(4)- Không tạo nên “Xung đột giá trị” – “Mất công bằng về thang giá trị”.
1.3.5.3. Hệ thống đánh giá
“Lát cắt dọc” gồm toàn bộ quy trình đánh giá, phương pháp đánh giá, các bảng biểu
mẫu đánh giá…
“Lát cắt ngang” gồm hai loại hình đánh giá là đánh giá năng lực và đánh giá thành
tích (hay đánh giá mức độ hoàn thành công việc)
Đánh giá năng lực dựa vào chuẩn hóa năng lực hoặc tiêu chuẩn chức danh công việc
của tổ chức. Việc đánh giá năng lực có mục tiêu phục vụ cho công tác tuyển dụng, đào tạo,
phát triển, luân chuyển, bổ nhiệm, sa thải, gắn liền với định hướng thăng tiến cho nhân viên.
Đánh giá thành tích dựa trên kết quả công việc thực hiện của nhân viên, thường dùng
hệ thống “Chỉ số đo lường hiệu suất làm việc” (Key Performance Indicator – KPI) và quản
lý theo mục tiêu (Management By Objectives – MBO). Ngoài ra, có nhiều tổ chức đề cập
thêm đến các kết quả có thể đo đếm được cho từng vị trí công việc chỉ số KRA (Key Results
Areas)
Mục tiêu đánh giá thành tích chủ yếu phục vụ công tác lương thưởng, nhất là lương
mềm và thưởng cuối kỳ và cũng là một căn cứ chính xác chứng minh năng lực nhân viên để
phục vụ các công tác thăng tiến hay sa thải, luân chuyển,…
Hiện nay tổ chức có xu hướng đánh kết hợp cả “Đánh giá thành tích” và “Đánh giá
năng lực” trong chương trình: “Đánh giá Kết quả thực hiện công việc của nhân viên” theo
các bước sau:
(1)- Xây dựng hệ thống bảng mô tả công việc theo định hướng kết quả trong đó chỉ rõ
KRA, KPI, “Năng lực cần thiết” để thực hiện công việc để làm cơ sở cho việc thiết lập các
chỉ số đánh giá theo: mục tiêu và năng lực.
(2)- Định kỳ, từng cá nhân tiến hành đăng ký theo “mục tiêu” theo KPI, dựa vào kế
hoạch hoạt động của tổ chức, của bộ phận. Mục tiêu cá nhân cơ bản phải thực tế và phù hợp,
có thể định lượng hoặc định tính. Tiêu chí năng lực thông thường về kỹ năng, hành vi, thái
độ cần thể hiện trong công việc.
(3)- Đánh giá giữa kỳ (nếu cần thiết)
180
(4)- Đánh giá cuối năm theo 02 tiêu chí: “mục tiêu thực hiện công việc đã đăng ký” và
“năng lực làm việc”. Xếp loại đánh giá A,B,C,D…
Đánh giá nhân sự là công việc khó khăn và đau đầu nhất trong công tác quản lý nhân
sự. Đánh giá nhân sự thành công còn có sự hậu thuẫn của cấp quản lý cao nhất và năng lực,
bản lĩnh của người đánh giá, với sự hỗ trợ của bộ phận quản lý nhân sự.
Các tiêu chí đánh giá phụ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Để có được
tiêu chí đánh giá cho từng công việc thì người xây dựng tiêu chí đánh giá phải thực sự có
năng lực và kinh nghiệm, không chỉ về kiến thức và kỹ năng quản lý nhân sự nói chung, kỹ
năng xây dựng hệ thống đánh giá nói riêng mà còn am hiểu tường tận lĩnh vực hoạt động
chuyên môn của tổ chức.
1.3.5.4. Quy trình đánh giá
(1)- Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá
(2)- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp
(3)- Tập huấn các nhân viên đánh giá
(4)- Thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá
(5)- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn
(6)- Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá.
(7)- Xác định mục tiêu, giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của
từng bộ phận và mỗi nhân viên.
1.3.5.5. Các phương pháp đánh giá kết quả công việc
a) Đánh giá bằng bảng điểm và đồ thị
Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để đánh giá thực hiện công việc. Trong
bảng liệt kê những điểm chính yếu theo yêu cầu của công việc như chất lượng, số lượng
công việc… và sắp xếp thứ tự theo đánh giá thực hiện công việc từ mức kém nhất đến xuất
sắc, hoặc theo các thang điểm (thang điểm 10, thang điểm 100). Mỗi nhân viên sẽ được cho
điểm phù hợp với mức độ thực hiện từng điểm chính theo yêu cầu của công việc. Sau đó
tổng hợp lại, đưa ra đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của mỗi nhân viên.
b) Phương pháp xếp hạng luân phiên
Phương pháp xếp hạng luân phiên là phương pháp tương đối đơn giản và được áp dụng
cho các cơ sở nhỏ. Tất cả các nhân viên trong cơ sở sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ
người có kết quả thấp nhất đến người có kết quả tốt nhất, hoặc ngược lại về những điểm
chính như: thái độ làm việc, kết quả thực hiện công việc… khi tổng hợp kết quả sẽ cho biết
vị trí của từng người trong thang bậc được xếp. Đối với ngành Y tế và cơ sở cung cấp dịch
vụ y tế có thể xếp các nhân viên theo từng lĩnh vực, từng trình độ.
c) Phương pháp so sánh cặp
Phương pháp so sánh cặp tương tự như phương pháp xếp hạng luân phiên, tuy nhiên
mức độ xếp hạng hay phân loại sẽ chính xác hơn.
d) Phương pháp bảng kiểm
Phương pháp bảng kiểm đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên căn cứ theo
những yêu cầu, tiêu chuẩn chung đối với từng loại hình cán bộ với khối lượng, chất lượng,
181
tác phong, thái độ. Trưởng khoa, trưởng bộ phận có thể đánh giá nhân viên của mình thông
qua việc chấm điểm về kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm làm việc, khả năng giải quyết vấn
đề độc lập, sáng tạo, tính tự giác, ý thức trách nhiệm. Mỗi nhân viên được đánh giá theo
từng yêu cầu, sau đó tổng hợp lại sẽ có kết quả đánh giá chung về từng nhân viên.
Từng nhân viên lần lượt được đem so sánh về những yêu cầu chính, đối tượng được
đánh giá tốt hơn hẳn sẽ được cho 4 điểm, tiếp là 3…, đối tượng được đánh giá yếu hơn hẳn
sẽ cho điểm 0. Khi tổng hợp sẽ lần lượt xếp điểm từ cao nhất tới thấp nhất.

Nhân viên A B C D
A - 3 4 3
B 1 - 3 1
C 0 1 - 0
D 1 1 4 -
Tổng 2 5 11 4
Theo kết quả so sánh trên, nhân viên C được đánh giá tốt nhất, nhân viên A được đánh
giá kém nhất.
e) Phương pháp lưu giữ
Người phụ trách, ghi lại những sai lầm, trục trặc hay những đóng góp tốt, kết quả tốt
của từng nhân viên trong việc thực thi công việc. Những kết quả bình thường sẽ không được
ghi lại. Chính vì vậy, những nhân viên thực hiện công việc rất tốt hoặc rất yếu sẽ được ghi
lại và đánh giá riêng.
Đối với những nhân viên có sai sót lớn, sẽ được lưu ý kiếm tra lại xem đã khắc phục
được chưa. Phương pháp lưu giữ sẽ nhắc nhở các nhà quản lý nhớ về những điểm yếu,
những sai sót của cấp dưới và có biện pháp giúp đỡ họ làm việc tốt hơn, tránh bớt lỗi trong
thực hiện công việc.
g) Phương pháp quan sát hành vi
Phương pháp quan sát hành vi được thực hiện trên cơ sở quan sát hành vi thực hiện
công việc của nhân viên. Có thể sử dụng bảng kiểm để đánh giá việc tuân thủ quy trình trong
cơ sở cung cấp dịch vụ y tế:
- Chống nhiễm chéo
- Thực hiện các thủ thuật
- Chuẩn bị bệnh nhân cho phẫu thuật…
h) Phương pháp đánh giá theo mục tiêu
Phương pháp đánh giá theo mục tiêu cần chú trọng về:
- Sự phối hợp giữa nhà quản lý điều hành và nhân viên đối với việc sắp xếp các hoạt
động của mỗi nhân viên cho việc thực hiện mục tiêu chung.
- Định kỳ xem xét lại các tiến bộ của từng nhân viên và nhóm làm việc.
182
- Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Trong phương pháp đánh giá theo mục tiêu các nhà quản lý thường chú trọng đến mục
tiêu được lượng hóa, tuy nhiên không phải mọi công việc đều dễ dàng lượng hóa được.
Ngoài ra trong quản lý nhân lực người ta còn sử dụng một số phương pháp khác để
đánh giá nhân viên và đánh giá bộ phận. Cần phải chú ý khi đánh giá bộ phân (khoa,
phòng…): từng nhân viên thực hiện tốt công việc của mình nhưng kết quả chung có thể vẫn
không tốt. Ngược lại có bộ phận từng cá nhân không phải là “những người tuyệt vời” nhưng
kết quả chung lại tốt. Để giải quyết hiện tượng này chúng ta phải có cái nhìn tổng thể về
nhóm, tổ chức nhóm, làm việc theo nhóm và văn hóa nhóm.
i) Phương pháp đánh giá 360 độ
Làm thế nào để đánh giá cấp dưới một cách khách quan, cấp dưới không cảm thấy bị
xúc phạm, duy trì mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới tốt đẹp. Phương pháp đánh giá 360
độ có thể giải quyết được các nhạy cảm, là phương pháp đánh giá dựa trên ý kiến phản hồi
từ nhiều hướng khác nhau, từ các nhân viên thuộc các nhóm khác, cấp trên trực tiếp, nhân
viên thuộc cấp, thành viên ban giám đốc đến khách hàng và nhà cung cấp…
Vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, tại các nước Tây Âu hình thành một phương pháp
đánh giá nhân viên với tên gọi 360 độ (360o). Khi đánh giá 360o các nhà quản lý nhân lực
đã nghĩ tới tất cả các khía cạnh của việc đánh giá nhân viên.
Việc đánh giá nhân viên là một vấn đề hết sức tế nhị và nhạy cảm. Các cấp trên trực
tiếp có đánh giá nhân viên theo cách phê bình hay không: đối với nhà quản lý, phương pháp
360o thú vị và có lợi ở điểm đánh giá đa chiều và xem xét lỗi hệ thống…
Đối với nhân viên phương pháp 360o cũng rất thú vị đối với họ, sử dụng kết quả đánh
giá không phải là một hình thức phạt hay cảnh cáo mà là một cơ hội để tự nhìn lại mình,
điều chỉnh để vươn lên. Khi họ hiểu được điều đó, sẽ lớn lên về nhận thức cũng như về hành
động: biết được mặt mạnh, mặt yếu để điều chỉnh, để thăng tiến…
Đánh giá 360o là phương pháp tốt để đánh giá một cách toàn diện văn hóa tổ chức, tính
chính xác của các bản mô tả công việc, kết quả làm việc của nhân viên, hiệu quả hoạt động
thực tiễn và quy trình hoạt động của tổ chức.
1.3.6. Kế hoạch và tầm nhìn phát triển nhân lực hộ sinh
1.3.6.1. Nhân lực theo quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT
Theo Điều 17 Thông tư 07/2011/TT-BYT quy định về nhân lực điều dưỡng viên, hộ
sinh viên như sau:
Bệnh viện phải bảo đảm đủ nhân lực điều dưỡng viên (ĐDV), hộ sinh viên (HSV)
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong
các cơ sở y tế Nhà nước để bảo đảm chăm sóc người bệnh liên tục.
Bệnh viện xây dựng cơ cấu trình độ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên phù hợp với
tính chất chuyên môn và phân hạng bệnh viện. Bảo đảm tỷ lệ điều dưỡng viên, hộ sinh viên
có trình độ cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu Thỏa thuận công nhận dịch vụ chăm sóc đã
được Chính phủ ký kết với các nước ASEAN ngày 8/12/2006.
183
Bệnh viện bố trí nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên hằng ngày hợp lý tại các
khoa và trong mỗi ca làm việc.
Phòng Điều dưỡng phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất Giám đốc bệnh viện
điều động bổ sung điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công kịp thời cho
khoa khi có yêu cầu để bảo đảm chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh.
1.3.6.2. Nhân lực ĐDV và HSV theo khuyến cáo của các nước
a) Số giờ chăm sóc trung bình/người bệnh/24 giờ
Chuyên khoa Thụy Điển (giờ) Philippine (giờ)
Nội khoa 5,2 3,4
Ngoại khoa 5,5 3,4
Sản khoa 4,0 3,0
Nhi khoa 4,2 4,6
b) Tỷ lệ bác sĩ/điều dưỡng-hộ sinh các nước
Tên nước Số BS Số ĐD Tỷ lệ
Thái Lan 12.713 153.296 1/12
Thụy Điển 21.700 228.800 1/10,5
Canada 52.863 333.675 1/6,3
Malaysia 7.012 32.889 1/4,7
Hồng Kông 6.544 29.062 1/4,4
Nhật 203.797 745.291 1/3,7
Indonesia 33.522 115.428 1/3,5
Nguồn Nursing in the World – Third edition, WHO
c) Các hoạt động chăm sóc trực tiếp
o Giao tiếp, tư vấn, giáo dục sức khỏe
o Chăm sóc thể chất
o Chăm sóc dinh dưỡng
o Chăm sóc dung thuốc cho người bệnh
o Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc,
o Chăm sóc phục hồi
o Xét nghiệm
o Trợ giúp BS làm thủ thuật
o Theo dõi người bệnh
d) Các hoạt động chăm sóc gián tiếp

184
o Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc
o Viết báo cáo giao ban
o Thông tin báo cáo BS bằng lời
o Lĩnh thuốc, dụng cụ
o Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ
o Họp
o Các công việc hành chính phi điều dưỡng (thanh toán viện phí, lập
bảng tiêu hao vật tư cho người bệnh, thủ tục thanh toán bảo hiểm)
e) Phân bố lao động theo ca và theo người bệnh:

Phân bố theo ca: Các nước bố trí nhân lực làm 3 ca theo tỷ lệ sau:
+ Ca sáng: 45%
+ Ca chiều: 37%
+ Ca đêm: 18%
Phân bố theo người bệnh:
Khoa phòng Tỷ lệ ĐD/ NB
Khoa Khám Bệnh 2,5 - 3 ĐD / 100 NB
Khoa Cấp Cứu 4 ĐD/10 NB
Khoa Nội – Ngoại 2,5 - 3 ĐD / 24 NB
Khoa HSCC 1 ĐD / 1 NB
Khoa Sản 3 ĐD / 4 NB
Khoa Phẫu Thuật 4 ĐD / 2 NB

Theo tiêu chuẩn của Thái Lan cho BV hạng 1 và hạng 2


1.3.6.3. Các mô hình phân công chăm sóc
a) Nguyên tắc phân công chăm sóc
Căn cứ Thông tư số 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng trong chăm
sóc người bệnh. Điều Dưỡng trưởng bệnh viện và Điều dưỡng trưởng khoa dựa vào đặc
điểm, tình hình bệnh tật của từng khoa để xác định mô hình chăm sóc thích hợp cho từng
khoa phòng đảm bảo nguyên tắc:
o Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn
diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.
o Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm
sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu
trách nhiệm.
185
o Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá
nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.
b) Các mô hình phân công chăm sóc
Điều 18 Thông tư số 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng
trong chăm sóc người bệnh quy định:
Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong
các mô hình phân công chăm sóc sau đây:
a) Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc
một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ
chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi
đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.
b) Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh
viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng
bệnh.
c) Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên
và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho
một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
d) Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các
trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa
thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.
Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên làm việc theo ca tại các khoa,
đặc biệt là ở các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật, khoa Sản và
khoa Sơ sinh. Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân công chăm sóc phù hợp với đặc
điểm chuyên môn của từng khoa.
2. Quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT) chăm sóc
2.1. Thách thức trong quản lý trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế
2.1.1. Hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực TTBYT còn hạn chế
Trong quá trình hội nhập với thế giới thì nền y học của Việt Nam vẫn còn non trẻ, hiệu
quả việc đầu tư TTBYT hiện đại vẫn còn hạn chế. Các TTBYT còn chưa đồng bộ nên hiệu
quả sử dụng nhìn chung còn hạn chế.. Một số cơ sở y tế có số bệnh nhân đông dẫn đến việc
sử dụng quá tải các TTBYT khiến cho không có thời gian cho công tác bảo dưỡng thiết bị.
Trong khi nhiều cơ sở y tế đang thiếu TTBYT thiết yếu, một số cơ sở y tế khác lại
mua sắm vượt quá nhu cầu cần thiết. Các cơ chế quản lý, giám sát của Nhà nước để bảo đảm
hiệu quả đầu tư TTBYT còn yếu. Công tác thanh tra trong lĩnh vực mua sắm TTBYT giám
sát tính hiệu quả của việc đầu tư TTBYT chưa đầy đủ. Chưa thiết lập hệ thống báo cáo, theo
dõi giám sát kịp thời tính hiệu quả trong sử dụng kinh phí được cấp. Việc liên doanh, liên
kết, huy động các nguồn vốn tư nhân dưới hình thức “góp vốn, chia lãi” để lắp đặt TTBYT ở
các cơ sở y tế công lập có thể dẫn đến lạm dụng, gây lãng phí công sức và tiền của xã hội
2.1.2. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực trang thiết bị y tế chưa đáp ứng nhu cầu

186
Căn cứ vào các đánh giá hiện tại, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực TTBYT
chưa đáp ứng được nhu cầu thực thế cả về số lượng và chất lượng. Quản lý đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực về TTBYT chưa đáp ứng yêu cầu của ngành trong phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, nội dung, chương trình của các cơ sở đào tạo về TTBYT còn nghèo nàn, chưa
thiết thực, chưa được cập nhật thường xuyên đáp ứng với công nghệ và TTBYT mới và yêu
cầu thực tế sử dụng.
Các cơ sở đào tạo còn thiếu rất nhiều các trang thiết bị thí nghiệm và thực hành cho các
học viên. Trình độ chuyên môn của một số bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên PTN chưa được
nâng cao thích hợp để đáp ứng với công nghệ mới, vì vậy chưa phát huy được hết hiệu quả
của các TTBYT được đầu tư. Ngoài đào tao và phát triển nhân lực, còn có những vấn đề
khác liên quan đến lập kế hoạch và quản lý nhân lực TTBYT.
2.1.3. Công tác bảo đảm chất lượng trang thiết bị y tế còn hạn chế
Công tác kiểm chuẩn, bảo hành, bảo dưỡng TTBYT chưa được quan tâm đúng mức tạo
nhiều cơ sở y tế (nhất là cơ sở y tế thuộc tuyến tỉnh, huyện và các phòng khám khu vực), nên
TTBYT bị xuống cấp nhanh, tuổi thọ giảm. Nguyên nhân của tình trạng trên liên quan nhiều
vấn đề về điều kiện kỹ thuật, chính sách và yếu tố khuyến khích. Công tác kiểm tra chất
lượng, đo chuẩn, hiệu chỉnh các TTBYT nhập khẩu cũng như các trang thiết bị được sản
xuất trong nước chưa được thực hiện chặt chẽ. Hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá chất
lượng của các trang thiết bị chưa đầy đủ và đồng bộ gây khó khăn trong việc sản xuất và
kiểm định đánh giá chất lượng của các TTBYT. Còn thiếu nhiều thiết bị kiểm chuẩn cả về số
lượng và chủng loại nên còn hạn chế trong việc mở rộng chủng loại TTBYT cũng như tần
suất kiểm định.
Nhiều đơn vị chưa quan tâm chỉ đạo để bảo đảm sử dụng TTBYT đúng kỹ thuật, chưa
dành đủ kinh phí cho công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, lựa chọn ký hợp đồng bảo trì, bảo
dưỡng các thiết bị y tế hiện đại với các cơ sở dịch vụ kỹ thuật thiết bị y tế đủ năng lực và có
chức năng hành nghề. Lực lượng cán bộ kỹ thuật để bảo quản, bảo dưỡng TTBYT của đơn
vị vừa yếu lại vừa thiếu, do đó công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị chưa được thực hiện
thường xuyên. Tình hình trên đã dẫn đến hiệu quả sử dụng các TTBYT còn chưa cao.
Sự độc quyền của một số nhà cung cấp thiết bị cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công
tác bảo trì, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng thay thế và vật tư tiêu hao sau thời gian bảo hành.
2.1.4. Sự quản lý chưa phù hợp
Công tác tham mưu, giúp việc lập kế hoạch đầu tư, quản lý TTBYT tại nhiều đơn vị
còn hạn chế. Năng lực xây dựng hồ sơ mua sắm, thực hiện quy trình đấu thầu chưa đầy đủ.
Nhiều bệnh viện chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý TTBYT, nhất là các khâu
tiếp nhận, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và bàn giao nghiệm thu, đưa TTBYT mới mua sắm
vào khai thác, sử dụng có hiệu quả. Một số bệnh viện chưa quan tâm đến việc kiểm tra, đối
chiếu giữa hợp đồng và thực tế giao nhận cùng với các chứng từ quan trọng.
2.1.5. Khó khăn về kinh phí
Một trong những khó khăn nữa đó là nhiều đơn vị thiếu ngân sách và chưa lập kế
hoạch kinh phí dự trù cho việc phát triển về TTBYT tại cơ sở. Đầu tư vào TTBYT đòi hỏi
187
một nguồn kinh phí lớn để bắt kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Một
số đơn vị có thể huy động được nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, từ các dự án và các
tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng thu hút được sự đầu tư từ các
doanh nghiệp hoặc các dự án. Vì thế, mong muốn đổi mới TTBYT là một vấn đề nan giải đã
kéo dài trong nhiều năm.
2.2. Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả trang thiết bị cho chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế
Xây dựng danh mục trang thiết bị với đầy đủ thông tin và lịch sử hoạt động, bảo trì –
sửa chữa.
Xây dựng quy trình bảo dưỡng - bảo trì & sửa chữa chung cho toàn chuỗi tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chí của bộ y tế.
Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng – bảo trì rõ ràng cho tất cả các TTB theo định kỳ, cơ
sở xây dựng kế hoạch dựa theo tần suất khuyến cáo của NSX và tần suất hoạt động của
TTB. Đảm bảo chắc chắn 100% TTB được kiểm tra, bảo dưỡng – bảo trì đúng thời hạn
Chuẩn hóa thiết kế cơ sở hạ tầng, lắp đặt TTBYT theo đúng khuyến cáo của nhà sản
xuất.
Xây dựng các quy trình, quy định quản lý TTBYT như: Quy trình mua sắm trang thiết
bị y tế; quy định quản lý & sử dụng trang thiết bị y tế nêu rõ trách nhiệm của bộ phận thiết bị
y tế và các khoa/phòng; quy định về sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị y tế, chương trình
quản lý trang thiết bị xây dựng theo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, thường xuyên cập nhật để
hạn chế các rủi ro do TTB ảnh hưởng đến bệnh nhân và nhân viên y tế.
Tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên cũng như đào tạo và tái đào tạo liên
tục cho nhân viên y tế vận hành trang thiết bị. - Có kế hoạch kiểm tra và thanh tra việc tuân
thủ các quy định về quản lý và sử dụng tại khoa/phòng sử dụng trang thiết bị
Nhân sự quản lý TTBYT có chất lượng và được ưu đãi đặc biệt; định biên nhân sự tăng
theo số lượng chủng loại thiết bị được đầu tư cũng như số lượng Bác sỹ, ĐD, Dược sĩ đảm
bảo đủ quân số không kiêm nhiệm.
Dự trù ngân sách cho sửa chữa, bảo dưỡng – bảo trì TTB hàng năm, đảm bảo kiểm soát
mọi vấn đề và dự phòng được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành TTB
Các TTB trong danh mục cần kiểm định, hiệu chuẩn được thực hiện cẩn thận ngay sau
quá trình lắp đặt hoàn thành và tái hiệu chuẩn, kiểm định theo định kỳ. Đảm bảo TTB luôn ở
trạng thái an toàn nhất cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế vận hành thiết bị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Trí Dũng. Nguyên lý và các kỹ năng quản lý., Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2014.
2. Hội Điều dưỡng Việt Nam. Tài liệu Đào tạo quản lý Điều dưỡng. Module 2, Các kỹ năng
quản lý cơ bản. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2018.

188
CHUYÊN ĐỀ 5
GIÁM SÁT TUÂN THỦ THỰC HÀNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 12 tiết


Số tiết lý thuyết: 08 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU BÀI HỌC:


1. Trình bày được mục tiêu của công tác giám sát thực hành Kiểm soát nhiễm khuẩn
và giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

189
NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Tầm quan trọng của giám sát tuân thủ thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn
1.1. Mối quan hệ giữa chăm sóc người bệnh và nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng
đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. NKBV có thể được xem như là bệnh gây ra
bởi bệnh viện, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải chỉ trong thời gian bệnh nhân nằm
viện. Những nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm
viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị. Cùng với
sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi sinh vật kháng thuốc, hoặc bởi những tác nhân
gây bệnh mới, NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước đã phát triển. Thống kê
cho thấy tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các
nước đang phát triển.
Có thể ngăn ngừa NKBV qua những chương trình kiểm soát NKBV. Chương trình
kiểm soát NKBV tốt đưa những chuẩn mực về chất lượng chăm sóc vào trong những thực
hành lâm sàng. Nghiên cứu về hiệu quả của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
SENIC (Study on the Efficacy of Nosocomial Infection Control) năm 1970 -1976 đã chứng
minh rằng một chương trình kiểm sóat NKBV bao gồm giám sát và áp dụng kỹ thuật có thể
làm giảm 33% NKBV. Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện như thế có ý nghĩa thiết thực trong
góp phần nâng cao chất lượng điều trị và nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc kiểm soát và dự
phòng NKBV hiệu quả được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng nhằm nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.
1.2. Thực trạng giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
Giám sát là hoạt động chủ yếu của nhiều chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Giám
sát trong kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm giám sát quá trình (giám sát tuân thủ thực hành
KSNK) và giám sát đầu ra (giám sát NKBV). Có nhiều cách giám sát trong kiểm soát nhiễm
khuẩn. Tùy thuộc mục tiêu của bệnh viện, năng lực thực tế của đội ngũ cán bộ KSNK và cơ
sở vật chất phục vụ cho giám sát, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có thể lựa chọn phương pháp
giám sát thích hợp. Hình thức giám sát này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các hoạt động
thực hành KSNK. Giám sát thực hành vừa giúp cho người thực hành tự điều chỉnh các hoạt
động mà chuyên môn kỹ thuật yêu cầu cần có khi thực hành KSNK, vừa giúp cho người
thực hành tự đào tạo cho mình những kiến thức chưa đáp ứng với thực hành cần có. Tổ chức
giám sát do từng cá nhân, nhóm công việc, các bộ phận chuyên trách thực hiện thường qui,
đột xuất, theo nhu cầu để xác định vị trí, mức độ, qui mô, nội dung giám sát.
Trong hoạt động KSNK, việc giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn được hiểu
như là công việc kiểm tra tuân thủ thực hiện các qui trình chuyên môn trong chăm sóc, thăm
khám, can thiệp thủ thuật… theo một chuẩn mực về kiểm soát nhiễm khuẩn. Trong thực tế,
mỗi bệnh viện có qui mô hoạt động và năng lực thực hành của nhân viên y tế ở trình độ rất
khác nhau. Năng lực thực hành của NVYT phụ thuộc vào môi trường đào tạo, môi trường
làm việc sau tốt nghiệp, kỹ năng tự đào tạo, kỹ năng tìm tòi hoàn thiện thực hành.

190
 Để giúp cho các hoạt động thực hành trong NVYT hàng ngày được hoàn thiện, đáp
ứng nhu cầu chuyên môn và chuẩn mực về kiểm soát nhiễm khuẩn, việc giám sát tuân thủ
thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn rất được coi trọng tại các nước có nền y tế phát triển cao.
Tại Việt Nam, việc giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn đã được chú trọng trong
những năm gần đây thông qua chương trình đào tạo liên tục và chương trình đánh giá chất
lượng hàng năm của các bệnh viện.
1.3. Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm
khuẩn được quy định cụ thể trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện như sau:
CHƯƠNG C4. PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM
KHUẨN (6)
40 C4.1 Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn 74
41 C4.2 Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy
75
trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
42 C4.3 Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ vệ sinh tay 76
43 C4.4 Giám sát, đánh giá việc triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn
77
trong bệnh viện
44 C4.5 Chất thải rắn y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và
78
tuân thủ theo đúng quy định
45 C4.6 Chất thải lỏng y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và
80
tuân thủ theo đúng quy định
Chi tiết đánh giá chất lượng về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng như giám sát
nhiễm khuẩn bệnh viện tại Phụ lục kèm theo.
2. Xây dựng chính sách về giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện
2.1. Các quy định về giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
Theo quy định của Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành Thông tư quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, việc xây dựng chính sách về giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
Điều 3. Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát
nhiễm khuẩn
1. Xây dựng, phê duyệt và phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình (gọi chung
là quy định) kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư này.

191
2. Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở kế hoạch
hành động quốc gia, mục tiêu chất lượng về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực
và điều kiện thực tiễn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo từng giai đoạn.
Điều 5. Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực
hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác đối với tất cả người hành nghề,
người làm việc khác (gọi chung là nhân viên y tế), học sinh, sinh viên, học viên (gọi chung
là học viên), người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
2. Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và
khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
2.2. Xây dựng quy định về giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn
Bên cạnh quy định về việc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xây dựng, phổ biến
các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn, Thông tư 16/2018/TT-
BYT còn quy định việc xây dựng chính sách về giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát
nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
Điều 4. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây
dịch
1. Giám sát, phát hiện, báo cáo và quản lý dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn
kháng thuốc kháng sinh, các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có nguy
cơ gây dịch.
2. Thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và
các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch, sử dụng kháng sinh hợp lý trên cơ sở kết quả
giám sát.
2.3. Xây dựng quy trình giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn
2.3.1. Lựa chọn phương pháp giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
Có nhiều phương pháp giám sát có thể áp dụng trong giám sát NKBV. Tùy theo mục
tiêu, quy mô giám sát và nguồn lực sẵn có cho giám sát để lựa chọn một hoặc một số
phương pháp giám sát thích hợp.
2.3.1.1. Ưu tiên giám sát chủ động thay cho giám sát thụ động
- Giám sát thụ động: Người phát hiện và báo cáo ca bệnh NKBV không phải là nhân
viên giám sát NKBV chuyên trách mà là NVYT trực tiếp chăm sóc, điều trị NB chưa được
đào tạo về chẩn đoán và thông báo NKBV. Hạn chế của phương pháp này là NVYT thường
không dành nhiều thời gian cho việc phát hiện NKBV, xác định ca bệnh sai hoặc báo cáo sót
ca bệnh NKBV.
- Giám sát chủ động: Là quá trình chủ động giám sát xác định ca bệnh NKBV do nhân
viên chuyên trách đã được đào tạo giám sát NKBV phối hợp với các bác sỹ lâm sàng thu
thập trên NB và từ các nguồn dữ liệu khác. Giám sát chủ động cho kết quả chính xác hơn, có
hệ thống hơn giám sát thụ động, cần được ưu tiên áp dụng.
2.3.1.2. Ưu tiên giám sát tiến cứu thay cho giám sát hồi cứu
192
- Giám sát tiến cứu: Theo dõi NB trong thời gian NB còn ở bệnh viện hoặc giám sát
NKVM sau xuất viện. Ở loại giám sát này, nhân viên giám sát trực tiếp khám bệnh và xem
xét các dữ liệu khác để xác định ca bệnh NKBV. Giám sát này đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực và kinh phí thực hiện.
- Giám sát hồi cứu: Xem lại hồ sơ bệnh án sau khi NB đã xuất viện. Các thông tin liên
quan tới NKBV thường không đầy đủ, kết quả giám sát thường không phản ánh đúng thực
trạng, do vậy cần hạn chế áp dụng phương pháp giám sát này.
2.3.1.3. Ưu tiên giám sát dựa vào người bệnh thay cho giám sát dựa vào kết quả xét nghiệm
vi sinh
- Giám sát dựa vào NB: Căn cứ vào danh sách NB nhập viện để giám sát, phát hiện
NKBV. Các thông tin liên quan tới xác định NKBV, yếu tố nguy cơ, các quy trình/thực hành
chăm sóc và điều trị được thu thập thông qua việc nghiên cứu hồ sơ bệnh án, theo dõi, thăm
khám trực tiếp NB và cùng thảo luận với NVYT trực tiếp chăm sóc, điều trị NB.
- Giám sát dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh: Căn cứ vào danh sách NB có kết quả
nuôi cấy dương tính do khoa Vi sinh cung cấp, nhân viên giám sát tìm tới NB để xác định
NKBV. Mặc dù số NKBV xác định theo phương pháp này rất đáng tin cậy nhưng có nhược
điểm căn bản là bỏ sót NKBV (ví dụ: có NKBV nhưng không được làm xét nghiệm vi sinh
hoặc có làm xét nghiệm vi sinh nhưng lại âm tính) hoặc nhầm lẫn NKBV với trường hợp
mang vi khuẩn định cư. Một nhược điểm nữa của phương pháp này là không kiểm soát mẫu
số (những NB không mắc NKBV) nên khó đánh giá các yếu tố nguy cơ. Nhìn chung, giám
sát dựa vào NB cần được ưu tiên áp dụng hơn là giám sát dựa vào xét nghiệm vi sinh.
2.3.1.4. Ưu tiên giám sát tỷ lệ mới mắc thay cho tỷ lệ hiện mắc
- Giám sát tỷ lệ hiện mắc: Phát hiện các ca NKBV hiện có vào ngày giám sát (Point
Prevalence Surveillance) hoặc trong khoảng thời gian ngắn giám sát (Period Prevalence
Surveillance). Dữ liệu giám sát được thu thập bằng điều tra cắt ngang (hay điều tra tỷ lệ hiện
mắc) 1 ngày hoặc trong một khoảng thời gian dự kiến. Giám sát ngang cho phép xác định tỷ
lệ hiện mắc NKBV nói chung (tất cả các loại NKBV) hoặc một loại NKBV nào đó (ví dụ,
nhiễm khuẩn huyết liên quan đến ống thông mạch máu, NKTN, NKVM, viêm phổi bệnh
viện…). Căn cứ vào cỡ mẫu cần thiết để quyết định một hay nhiều lần cắt. Thời gian giữa
hai đợt giám sát cần đủ lớn để bảo đảm hầu hết NB được giám sát trong đợt giám sát này
không hiện diện trong đợt giám sát tiếp theo và nên giám sát vào cùng thời kỳ hằng năm. Ưu
điểm của giám sát ngang là không đòi hỏi nhiều về nguồn lực, cho phép xác định nhanh tỷ lệ
hiện mắc NKBV, loại NKBV thường gặp và căn nguyên NKBV.
- Giám sát tỷ lệ mới mắc: Phát hiện NKBV mới xuất hiện trong khoảng thời gian giám
sát. Đây là giám sát chủ động, tiến cứu trong đó người giám sát theo dõi NB có cùng nguy
cơ hoặc có cùng đặc điểm chung (thở máy, đặt ống thông tiểu, phẫu thuật tim hở, trẻ sơ sinh
…) từ khi nhập viện cho tới khi xuất viện và cũng có thể sau xuất viện về tình trạng NKBV
và các yếu tố nguy cơ. Phương pháp giám sát này cho phép xác định được diễn biến của
NKBV cũng như tỷ lệ tấn công, đồng thời xác định được yếu tố nguy cơ NKBV, do vậy cần

193
được khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên loại giám sát này đòi hỏi nhiều nguồn lực, trong đó
đặc biệt là nguồn nhân lực phải được đào tạo tốt.
2.3.1.5. Ưu tiên giám sát trọng điểm thay cho giám sát toàn diện
- Giám sát trọng điểm: Theo phương pháp này, mục tiêu và quy mô giám sát chỉ tập
trung vào một vài khu vực trọng điểm (ví dụ: khoa Hồi sức tích cực) hoặc một vài nhóm NB
có nguy cơ cao mắc NKBV (Ví dụ: NB có đặt ống thông mạch máu) hoặc có thể chỉ 7 tập
trung giám sát một loại căn nguyên gây bệnh phổ biến. Phương pháp này cần được ưu tiên
áp dụng trong giám sát NKBV vì tiết kiệm được nguồn lực và kinh phí giám sát nhưng vẫn
đạt được mục tiêu chính là phát hiện được những vấn đề nổi cộm ở những khu vực, đối
tượng NB có nguy cơ cao để kịp thời triển khai can thiệp phòng ngừa NKBV.
- Giám sát toàn diện: Là giám sát liên tục mọi NB về mọi yếu tố liên quan (Ví dụ: giám
sát toàn bệnh viện hoặc giám sát mọi loại NKBV ở một khu vực hoặc ở nhiều khoa lâm
sàng). Phương pháp này thường tiêu tốn nhiều nhân lực và chi phí nên cần hạn chế áp dụng.
2.3.1.6. Ưu tiên giám sát theo yếu tố nguy cơ thay cho giám sát chung
- Giám sát theo yếu tố nguy cơ: Tỷ lệ một loại NKBV phản ánh sự tác động của
một/một số yếu tố nguy cơ chính dẫn tới loại NKBV đó (Ví dụ: Viêm phổi bệnh viện thường
xảy ra ở NB có đặt nội khí quản và/hoặc thở máy). Theo phương pháp này, các tỷ lệ/mật độ
NKBV có thể so sánh được theo các đợt giám sát hoặc giữa các cơ sở KBCB.
- Giám sát chung: Tỷ lệ NKBV thu được qua giám sát là tỷ lệ thô phản ánh sự tác động
của nhiều yếu tố nguy cơ tới tất cả các loại NKBV. Phương pháp giám sát này ít có ý nghĩa
trong việc xác định yếu tố nguy cơ của 1 loại NKBV hoặc hiệu quả can thiệp của một biện
pháp KSNK cụ thể. Tóm lại, những phương pháp giám sát NKBV cần được ưu tiên lựa chọn
gồm: giám sát chủ động, tiến cứu, dựa vào NB, theo tỷ lệ mới mắc và theo yếu tố nguy cơ.
2.3.2. Xác định quần thể, đối tượng, nội dung và mục tiêu giám sát
2.3.2.1. Xác định quần thể giám sát:
Ở cấp bệnh viện, quần thể giám sát có thể là NB nội trú trong toàn bệnh viện, trong
một khu vực lâm sàng (nội, ngoại, hồi sức cấp cứu, nhi), tại một khoa lâm sàng hoặc theo
một loại yếu tố nguy cơ. Căn cứ vào mục tiêu và loại hình giám sát để lựa chọn quần thể
giám sát. Ví dụ, để xác định tỷ lệ NKBV chung trong toàn bệnh viện thì cần giám sát ở mọi
NB trong toàn bệnh viện. Ngược lại, để xác định tỷ lệ NKVM thì chỉ giám sát những NB có
phẫu thuật.

2.3.2.2. Xác định đối tượng giám sát


- Tùy theo quần thể cần giám sát, đối tượng được giám sát NKBV có thể là tất cả NB
nội trú, NB được phẫu thuật, NB có thủ thuật xâm lấn hoặc NB mang các tác nhân thường
gây NKBV…Ví dụ, trong giám sát ngang toàn bệnh viện thì đối tượng giám sát sẽ là mọi
NB nội trú có thời gian nhập viện ≥48 giờ (2 ngày); trong giám sát tiến cứu phát hiện
NKVM thì đối tượng giám sát là mọi NB được phẫu thuật trong khoảng thời gian giám sát.

194
- Để xác định đối tượng “có nguy cơ cao” NKBV cần căn cứ vào nhóm NB chủ yếu,
loại bệnh chủ yếu, loại TTXL chính, nhóm NB nào làm tăng chi phí điều trị/làm NVYT bận
tâm nhất.
- Những NB có nguy cơ cao mắc NKBV gồm: Người cao tuổi, người suy giảm miễn
dịch, ghép tạng, HIV/AIDS, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, NB lọc máu chu kỳ, người mắc bệnh
tiểu đường… và đặc biệt là những NB có phẫu thuật, TTXL.
2.3.2.3. Xác định nội dung giám sát
- Khi lựa chọn nội dung (vấn đề) giám sát cần cân nhắc các yếu tố sau: Tần suất xuất
hiện, mức độ chi phí/tác động, khả năng phòng ngừa, mục tiêu, yêu cầu, nguồn lực giám sát
của cơ sở KBCB.
- Tại cơ sở KBCB còn hạn hẹp về nguồn lực thì cần tập trung vào giám sát những NB
có nguy cơ cao, loại NKBV thường gặp hoặc loại TTXL chính để tập trung can thiệp phòng
ngừa.
2.3.2.4. Xác định mục tiêu giám sát
- Mục tiêu giám sát NKBV cần phù hợp với năng lực giám sát và mục tiêu chương
trình KSNK của cơ sở KBCB và của Bộ Y tế.
- Các mục tiêu giám sát có thể là tỷ lệ NKBV hiện mắc, tỷ lệ NKBV mới mắc, các hậu
quả của NKBV như tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện, chi phí phát sinh do NKBV…hay các
yếu tố nguy cơ NKBV.
- Mục tiêu giám sát NKBV cần thường xuyên được đánh giá lại và cập nhật.
2.3.3. Thu thập dữ liệu giám sát
2.3.3.1. Nguồn dữ liệu
Có thể sử dụng nhiều nguồn dữ liệu cho hoạt động giám sát. Người giám sát cần có kế
hoạch phối hợp với các NVYT khác trong cơ sở KBCB để tiếp cận và thu thập dữ liệu một
cách tốt nhất. Nhìn chung cần tiếp cận tối đa các nguồn dữ liệu để bảo đảm thu thập đầy đủ
và chính xác thông tin cần giám sát. Nguồn dữ liệu có thể gồm:
- Hồ sơ bệnh án: Là nguồn dữ liệu chính của giám sát NKBV. Hồ sơ bệnh án ghi chép
các dữ liệu trước nhập viện, khi nhập viện và toàn bộ quá trình chẩn đoán và điều trị tại cơ
sở KBCB. Thông tin thu thập từ bệnh án gồm các biểu hiện lâm sàng, các kết quả xét
nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh và các dữ liệu hành chính khác.
- Người bệnh: Qua hỏi bệnh và trực tiếp thăm khám NB, nhân viên giám sát có thể thu
thập được những dấu hiệu, triệu chứng, diễn biến của bệnh trong ngày giám sát (với giám sát
ngang 1 ngày) hoặc trong suốt thời gian NB nằm viện (với giám sát dọc). Thực tế có những
dấu hiệu, triệu chứng hoặc diễn biến của bệnh có thể không được ghi vào hồ sơ bệnh án nên
chỉ có thể thu thập được bằng cách hỏi và thăm khám trực tiếp NB.
- Nhân viên y tế: Là những người trực tiếp chăm sóc, theo dõi, điều trị NB hằng ngày
nên nắm được chi tiết diễn biến của bệnh. Trao đổi trực tiếp các đối tượng này giúp có thêm
dữ liệu để xác định ca bệnh hay yếu tố nguy cơ của NKBV.
- Sổ kết quả xét nghiệm: Bên cạnh kết quả xét nghiệm có trong hồ sơ bệnh án, nhân
viên giám sát nhiều khi phải xem sổ kết quả xét nghiệm để xác minh thêm dữ liệu cho giám
195
sát. Hầu hết các khoa xét nghiệm như vi sinh, huyết học, sinh hóa… đều có số lưu kết quả
xét nghiệm tại khoa.
- Sổ ghi chép khác: Bao gồm sổ theo thõi NB nhập/xuất khoa, sổ phát thuốc, sổ vật tư
tiêu hao, sổ theo dõi thủ thuật… Các sổ ghi chép này đều là nguồn dữ liệu cho giám sát
NKBV.
- Mạng máy tính bệnh viện: Khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu trên mạng máy tính
bệnh viện là xu hướng giám sát NKBV hiện đại đang được quan tâm phát triển. Mạng máy
tính của bệnh viện cho phép khai thác hầu hết các thông tin cần thiết cho giám sát NKBV.
2.3.3.2. Thông tin cần thu thập
Từ đối tượng và mục tiêu giám sát, nhóm giám sát xác định chi tiết, cụ thể các thông
tin cần thu thập (biến số giám sát). Các thông tin cơ bản cần thu thập thường gồm:
- Thông tin chung liên quan NB: Mã số NB, tuổi, giới tính, ngày nhập viện, ngày xuất
viện/tử vong.
- Thông tin liên quan tới NKBV: Thời gian, vị trí mắc NKBV, triệu chứng và diễn biến
NKBV, quá trình điều trị, tác nhân VSV gây NKBV và mức độ đề kháng kháng sinh.
- Thông tin liên quan tới các yếu tố nguy cơ NKBV: Bệnh lý nền, ngày bắt đầu/loại bỏ
TTXL và các yếu tố nguy cơ khác…
- Tiền sử và các yếu tố dịch tễ học liên quan khác.
2.3.3.3. Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu
- Từ các thông tin (biến số) giám sát cần thu thập, nhóm giám sát cần xây dựng công
cụ thu thập dữ liệu phù hợp để bảo đảm thu thập được các thông tin thiết yếu nhất phục vụ
mục tiêu giám sát. Các thông tin không phục vụ mục tiêu giám sát cần được loại bỏ để bảo
đảm phiếu giám sát được ngắn ngọn nhất có thể.
- Công cụ thu thập dữ liệu (phiếu giám sát) cần được xây dựng trước khi tiến hành
giám sát. Nhóm giám sát cũng có thể xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài cơ
sở KBCB để xây dựng phiếu giám sát cho phù hợp. Các phiếu giám sát cần được Hội đồng
Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và Giám đốc cơ sở KBCB phê duyệt.
- Có 2 mẫu phiếu giám sát chính phục vụ 2 phương pháp giám sát thường được áp
dụng là phiếu giám sát NKBV hiện mắc (giám sát ngang) và phiếu giám sát NKBV mới mắc
(giám sát dọc, tiến cứu).
2.3.3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Các phương pháp thu thập dữ liệu thường áp dụng trong giám sát NKBV là khai thác
hồ sơ bệnh án, quan sát và thăm khám NB, truy cập mạng bệnh viện, kết quả xét nghiệm,
phỏng vấn NB/người nhà NB/nhân viên y tế…
- Để bảo đảm thu thập chính xác các dữ liệu giám sát, các thành viên tham gia thu thập
dữ liệu cần được tập huấn thống nhất mục tiêu, phương pháp giám sát, cách thức thu thập và
điền dữ liệu, quản lý dữ liệu…
2.3.4. Phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả giám sát
2.3.4.1. Phân tích các tỷ lệ, chỉ số:

196
- Dựa trên kết quả thu thập các dữ liệu giám sát về “tử số”, “mẫu số” người giám sát
tính toán các tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất và các chỉ số khác theo mục tiêu giám sát. Để bảo đảm tính
chính xác và phân tích có hiệu quả dữ liệu giám sát, các dữ liệu giám sát cần được quản lý
trên phần mềm thống kê chuyên dụng, do nhân viên KSNK đã qua đào tạo quản lý và thực
hiện.
- Các chỉ số thường được phân tích trong giám sát NKBV gồm: Tỷ lệ NKBV hiện mắc,
tỷ lệ tử vong do NKBV, tỷ lệ NKBV mới mắc, mật độ mới mắc (của tất cả hoặc từng loại
NKBV), tỷ suất sử dụng TTXL …
2.3.4.2. Phân tích NKBV theo các nhóm đối tượng người bệnh:
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhóm NB được giám sát để phân tích những dữ liệu
NKBV trên nhóm NB đó về mức độ xuất hiện cũng như những yếu tố liên quan, yếu tố nguy
cơ NKBV. Mẫu số trong trường hợp này là dữ liệu phản ánh nhóm đối tượng NB khác nhau.
2.3.4.3. Phân tích NKBV theo các khu vực chăm sóc người bệnh:
Phân tích các tỷ lệ, chỉ số NKBV cũng như các yếu nguy cơ, yếu tố liên quan tới
NKBV theo khoa/khu vực lâm sàng. Phân tích tỷ lệ NKBV theo khu vực chăm sóc NB còn
có ý nghĩa xác định giả thuyết lan truyền tác nhân gây NKBV.
2.3.4.4. Phân tích NKBV theo thời gian:
Mục đích của việc phân tích dữ liệu NKBV theo thời gian là phát hiện sự thay đổi của
số mắc và tử vong do NKBV theo thời gian, qua đó theo dõi xu hướng xuất hiện bệnh, sự
thay đổi các yếu tố nguy cơ, yếu tố liên quan để phát hiện quy luật và đưa ra dự báo, đề xuất
chiến lược phòng ngừa.
2.3.4.5. Xác định dịch hoặc bùng phát dịch nhiễm khuẩn bệnh viện:
- Thực hiện giám sát NKBV thường xuyên, phân tích dữ liệu giám sát theo đối tượng,
địa điểm và thời gian giúp xác định tỷ lệ lưu hành NKBV, qua đó xác định sớm đợt bùng
phát hoặc dịch NKBV. Xác định có dịch hoặc bùng phát dịch NKBV nếu tỷ lệ NKBV ghi
nhận được trong đợt giám sát vượt quá tỷ lệ NKBV lưu hành. Sự bùng phát dịch NKBV có
thể xảy ra theo từng khu vực, từng loại đối tượng, loại NKBV hoặc liên quan tới loại thủ
thuật can thiệp. Nhận định tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện Từ kết quả phân tích dữ liệu
giám sát, nhóm giám sát cần đưa ra nhận định về tình hình NKBV:
- Số mắc, tỷ lệ NKBV không thay đổi, thấp hơn hoặc tăng lên so với kỳ giám sát trước
hoặc với tỷ lệ lưu hành NKBV đã được xác định tại bệnh viện.
- Các yếu tố nguy cơ NKBV.
- Vi khuẩn gây NKBV và mức độ đề kháng kháng sinh.
- Có/không có dịch NKBV.
- Hậu quả của NKBV: Tỷ lệ tử vong, chi phí điều trị và thời gian nằm viện gia tăng do
NKBV.
2.3.5. Đề xuất biện pháp can thiệp
- Một giám sát không được coi là đạt mục đích nếu kết quả giám sát không được sử
dụng tốt cho các can thiệp làm giảm NKBV. Căn cứ vào kết quả giám sát, đặc biệt là căn cứ

197
vào mức độ, xu hướng diễn biến NKBV cũng như các yếu tố liên quan, nhóm giám sát cần
đề xuất các biện pháp can thiệp cụ thể, phù hợp với điều kiện của cơ sở KBCB.
- Để phát huy hiệu quả giám sát, các nhà quản lý cơ sở KBCB cần xem xét kỹ lưỡng
các đề xuất can thiệp dựa trên các bằng chứng thu được từ cơ sở mình để xây dựng kế hoạch
đầu tư và triển khai các biện pháp KSNK phù hợp.
2.3.6. Thông báo và báo cáo kết quả giám sát
- Theo định kỳ, kết quả giám sát NKBV cần được thông báo kịp thời đến đúng người
cần biết gồm NVYT trực tiếp chăm sóc NB (bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên khác), Hội đồng
KSNK và Lãnh đạo cơ sở KBCB. Việc thông báo kết quả giám sát tới những NVYT trực
tiếp chăm sóc NB có thể là bản báo cáo hoàn chỉnh, nhưng quan trọng hơn là cần phản hồi
nhanh những trường hợp NKBV nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của NVYT.
- Khi kết thúc đợt giám sát, kết quả giám sát cần được báo cáo tới các cá nhân và tổ
chức có liên quan như Ban giám đốc, Hội đồng KSNK và các cơ quan quản lý y tế cấp trên
theo quy định. Chế độ báo cáo này cũng cần được đưa vào kế hoạch giám sát.
3. Xây dựng bộ công cụ giám sát
Bộ công cụ giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và giám sát tuân thủ thực hành liên quan
đến kiểm soát nhiễm khuẩn được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng dựa trên hướng dẫn
được ban hành theo Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Mỗi một công việc, kỹ thuật được xây dựng một công cụ giám sát riêng dựa theo quy
trình kỹ thuật đã được bệnh viện ban hành hoặc theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y
tế
4. Xây dựng quy trình giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
4.1. Lập kế hoạch giám sát
Kế hoạch giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn được xây dựng theo các
mức độ: hàng năm, hàng quý và các lịch giám sát hành tuần, hành tháng.
Trong quá trình lập kế hoạch giám sát cần chỉ rõ các câu hỏi: về nhân lực (đầu mối và
phối hợp), địa điểm, thời gian, ai được giám sát, nội dung giám sát, công cụ giám sát, số
lượng, tần xuất….
Việc xây dựng kế hoạch giám sát còn lưu ý đến việc đề xuất giám sát lại để theo dõi,
đánh giá mức độ cải thiện sau giám sát, phản hồi.
4.2. Chuẩn bị công cụ phương tiện
Công cụ giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn được cơ sở khám bệnh
xây dựng và ban hành theo các hướng dẫn của Bộ Y tế cho mỗi một nội dung giám sát riêng
biệt như: giám sat vệ sinh tay, giám sát thực hành phòng ngừa chuẩn, giám sát vệ sinh môi
trường….
4.3. Thực hiện/phối hợp giám sát
Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn không phải là nhiệm vụ của riêng
khoa kiểm soát nhiễm khuẩn mà là nhiệm vụ chung của tất cả các nhân viên y tế, các khoa
phòng. Đặc biệt là sự tham gia của mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện và các
phòng chức năng như phòng quản lý chất lượng, phòng điều dưỡng của bệnh viện.
198
Trong quá trình xây dựng kế hoạch giám sát thường quy cũng như giám sát đột xuất
việc chỉ rõ, phân công sự tham gia của các cá nhân, bộ phận liên quan là hết sức cần thiết
4.4. Tổng hợp kết quả giám sát, đề xuất giải pháp cải thiện
Sau giám sát, kết quả giám sát phải được tổng hợp phân tích ngay và báo cáo theo quy
định kèm theo những phân tích về nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả giám sát.
Bệnh viện cần xây dựng quy trình giám sát tuân thủ thực hành trong đó chỉ rõ thời
gian, phương thức và đối tượng cần được báo cáo sau các giám sát tuân thủ thực hành.
Song song với việc phân tích số liệu giám sát, việc đề xuất các giải pháp can thiệp dựa
theo phân tích nguyên nhân gốc rễ và đánh giá ưu tiên cần được nhóm giám sát và khoa
KSNK đưa ra.
4.5. Báo cáo, phản hồi
Kết quả giám sát phải được tổng hợp phân tích ngay và báo cáo theo quy định của bệnh
viện
Việc báo cáo phản hồi có được thực hiện ngay sau giám sát với đối tượng được giám
sát để góp ý trực tiếp và tổng hợp báo cáo.
Báo cáo phản hồi cần được thực hiện theo văn hóa không phê phán, trách phạt đối với
đối tượng được giám sát.
5. Theo dõi, đánh giá cải thiện tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
Việc thực hiện thảo dõi, đánh giá, cải thiện mức độ tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm
khuẩn là nội dung đặc biệt quan trọng của giám sát tuân thủ thực hành. Nếu giám sát tuân
thủ thực hành không đi kèm theo việc theo dõi đáng giá cải thiện sau giám sát phản hồi thì
việc giám sát không có ý nghĩa.
Việc theo dõi, đánh giá, cải thiện mức độ tuân thủ thực hành phải được thực hiện có kế
hoạch và nên được thực hiện với quy trình, công cụ, phương pháp…. như các lần giám sát
trước để việc so sánh kết quả giám sát có ý nghĩa.
6. Quản lý công tác giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn là đầu mối phụ trách công tác giám sát tuân thủ thực
hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong quá trình triển khai
cần phối hợp với các phòng ban và bộ phận liên quan như: phòng điều dưỡng, phòng quản lý
chất lượng, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và đặc biệt là mạng lưới kiểm soát nhiễm
khuẩn của các khoa.
Kế hoạch giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn được xây dựng hàng
năm bao gồm giám sát thường quy và các giám sát đột xuất.
Bệnh viện cần xây dựng quy trình giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
trong đó nêu rõ sự phối hợp và trách nhiệm của các bộ phận tham gia giám sát cũng như việc
phản hồi kết quả sau giám sát.
7. Giám sát phòng ngừa các bệnh dịch mới nổi trong bệnh viện
Giám sát phòng ngừa các bệnh dịch mới nổi trong bệnh viện và giám sát bệnh, dịch
bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo quy định của 17/2019//TT-BYT gày 17 tháng 7 năm

199
2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm như sau:
7.1. Đối tượng giám sát
7.1.1. Đối tượng giám sát
- Người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm và bị nghi ngờ
mắc bệnh truyền nhiễm;
- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
- Ổ chứa, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm và các yếu tố nguy cơ.
7.1.2. Bệnh truyền nhiễm cần giám sát thực hiện theo phân loại tại Điều 3 Luật Phòng,
chống bệnh truyền nhiễm.
7.2. Loại hình giám sát
Giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm các loại hình sau:
7.2.1. Giám sát dựa vào chỉ số: là việc thu thập thông tin về các bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm cụ thể theo các chỉ số và biểu mẫu quy định. Bao gồm các loại hình sau:
- Giám sát thường xuyên: là việc thu thập thường xuyên, liên tục có hệ thống các thông
tin cơ bản về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm dựa vào cơ sở y tế được thực hiện trên phạm vi
cả nước;
- Giám sát trọng điểm: là việc thu thập thường xuyên, liên tục có hệ thống các thông tin
chuyên sâu về một số bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và một số vấn đề y tế ưu tiên tại một số
điểm giám sát được lựa chọn trong một khoảng thời gian nhất định.
7.2.2. Giám sát dựa vào sự kiện: là việc thu thập thông tin, sàng lọc, xác minh các dấu hiệu
cảnh báo từ các nguồn tin của cộng đồng, mạng xã hội, mạng lưới thông tin truyền thông, cơ
quan, tổ chức và mạng lưới y tế.
7.3. Địa điểm giám sát
Giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện trên toàn bộ phạm vi địa bàn
quản lý hành chính được phân công giám sát, chú trọng tại:
- Cơ sở y tế.
- Khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm.
- Khu vực đang có ổ dịch, dịch; khu vực có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ xảy ra
dịch bệnh.
- Nơi cư trú, học tập, làm việc, điểm đến du lịch, lưu trú của người mắc bệnh truyền
nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
- Khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy.
- Khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa.
7.4. Nội dung giám sát
7.4.1. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người
bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, các nội dung giám sát gồm:
- Họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, điện thoại liên lạc, địa chỉ nơi sinh sống, nơi học
tập, làm việc; địa điểm và thời gian mắc, khởi phát bệnh, diễn biến bệnh, triệu chứng, chẩn
đoán và quá trình điều trị, cơ sở y tế chăm sóc, điều trị trước khi mắc bệnh; thông tin về xét
200
nghiệm khẳng định tác nhân gây bệnh phù hợp; tiền sử sản khoa, tiền sử tiêm chủng vắc xin
phòng bệnh và tình trạng miễn dịch, tiền sử đi lại trong và ngoài nước, các thông tin về tiền
sử phơi nhiễm, tiếp xúc và yếu tố dịch tễ liên quan;
- Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa điểm giám sát; mức sống, lối sống, điều kiện
sống, phong tục tập quán, cơ cấu dân cư, cơ cấu dân tộc, cơ cấu bệnh tật; địa lý, khí hậu, thời
tiết bao gồm: khu vực địa dư, mùa, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, hướng gió và các yếu tố
nguy cơ khác.
7.4.2. Đối với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: chủng, loài, nhóm, týp, phân týp, gen, kiểu
gen, các đặc tính sinh học về tính kháng thuốc, biến đổi về hình thể, gen và phương thức lây
truyền.
7.4.3. Đối với trung gian truyền bệnh
- Động vật: số lượng, mối liên hệ với con người và các đặc điểm khác theo yêu cầu.
Riêng đối với côn trùng cần giám sát thêm: đặc điểm sinh vật học, thành phần loài, các chỉ
số giám sát, tính nhạy cảm với hóa chất;
- Thực phẩm: nguyên liệu, nguồn gốc, phương thức chế biến, bảo quản, vận chuyển và
phân phối;
- Môi trường: đất, nước, không khí;
- Các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
7.4.4. Căn cứ vào bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, đối tượng giám sát, yêu cầu của các loại
hình giám sát, đơn vị chịu trách nhiệm giám sát lựa chọn các nội dung giám sát phù hợp.
7.5. Quy trình giám sát
- Thu thập số liệu, thông tin.
- Phân tích số liệu, phiên giải và đánh giá kết quả.
- Đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Đề xuất biện pháp can thiệp.
- Báo cáo và chia sẻ thông tin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện, Bộ Y tế, Nhà xuất
bản Y học, 2013.
2. Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt
các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 09 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành các  hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn áp dụng trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh.
4. Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành
hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018, quy định về kiểm soát nhiễm
khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

201
CHUYÊN ĐỀ 6
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TRUYỀN THÔNG, TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO HỘ SINH

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 12 tiết


Số tiết lý thuyết: 08 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

202
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Xác định nhu cầu đào tạo về truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe của hộ sinh.
2. Xây dựng chương trình đào tạo về truyền thông, giáo dục sức khỏe cho hộ sinh.
3. Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe cho hộ sinh

NỘI DUNG
1. Xác định nhu cầu đào tạo về truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe của hộ sinh
1.1. Đánh giá nhu cầu đào tạo
1.1.1. Nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo là "khoảng cách'' hay sự khác biệt giữa những năng lực hiện có và
những năng lực mong muốn để một cá nhân có thể thực hiện nhiệm vụ của mình hiệu quả
như yêu cầu đặt ra. Như vậy nhu cầu đào tạo về truyền thông, giáo dục sức khỏe (TT-
GDSK), tư vấn sức khỏe (TVSK) cho hộ sinh chính là sự thiếu hụt về năng lực của họ để
thực hiện công tác TT-GDSK, TVSK. Nhu cầu này cần được xác định đúng để có thể xây
dựng chương trình đào tạo, tiến hành đào tạo nhằm lấp đầy sự thiếu hụt năng lực này, giúp
người học đạt được những năng lực mong muốn, cần thiết.
Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằm làm rõ nhu
cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định đào tạo là giải pháp nâng cao hiệu
quả làm việc, khả năng phát triển với nhân viên hộ sinh cụ thể.
Phân tích nhu cầu đào tạo là một quá trình mang tính hệ thống nhằm xác định và xếp
thứ tự các mục tiêu đào tạo, định lượng các nhu cầu và quyết định các mức độ ưu tiên trong
lĩnh vực đào tạo. Công tác đào tạo phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu chung của cơ sở
y tế, nói cách khác là không có mâu thuẫn giữa mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu của
của chương trình đào tạo. Vì vậy, nhu cầu đào tạo nhân viên được xem xét bắt đầu từ chính
nhu cầu của cơ sở y tế.
Để xác định, phân tích nhu cầu đào tạo về TT-GDSK, TVSK của cơ sở y tế, người
quản lí cần trả lời các câu hỏi:
- Yêu cầu đặt ra về TT-GDSK, TVSK đối với cơ sở của mình hiện tại và tương lai là
gì?
- Nhân viên của cơ sở y tế có khả năng đáp ứng các đòi hỏi của người dân, của khách
hàng, người bệnh đến đâu?
- Nhân viên hộ sinh còn thiếu những năng lực TT-GDSK, TVSK gì để thực hiện hiệu
quả vị trí việc làm của mình?
Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên có những điểm khác biệt do kiến thúc cơ bản, tiềm
năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Vì thế, cần thiết kế chương trình sao
cho có thể đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm đối tượng nhân viên.
Nhu cầu đào tạo quyết định mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo,
phương pháp đào tạo. Không có bất kỳ chương trình hay phương thức nào phù hợp với mọi
nhu cầu. Các chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở dung hoà mong muốn của các
203
cá nhân với mục tiêu của tổ chức. Đào tạo gắn liền với phát triển nhân sự của tổ chức và cần
chú trọng làm tốt để phát triển chất lượng đội ngũ nhân sự và nâng cao hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ của nhân viên.
1.1.2. Cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo
Những căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo phải xuất phát từ mục tiêu, kế hoạch, chiến
lược, chỉ số đánh giá của cơ sở y tế. Trong nhiều lĩnh vực hoạt động chuyên môn có lĩnh vực
TT-GDSK, TVSK cho các nhóm đối tượng đích khác nhau. Hiệu quả thực hiện công việc
nói chung của nhân viên trong đó có hiệu quả thực hiện các hoạt động TT-GDSK, TVSK
cho khách hàng, người bệnh.
Những căn cứ cụ thể hơn như năng suất, chất lượng thực hiện công việc; sự hài lòng
của khách hàng, người bệnh; sự hợp tác, tuân thủ của người bệnh, khách hàng trong quá
trình điều trị, chăm sóc sức khỏe, sử dụng dịch vụ, …
Bên cạnh đó, định hướng phát triển, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ sở y tế
chính là những căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu đào tạo nói chung, nhu cầu đào tạo
TT-GDSK, TVSK nói riêng cho hộ sinh.
1.1.3. Xác định nhu cầu đào tạo
Phân tích công việc giúp người làm đào tạo xác định được nhu cầu đào tạo cho nhân
viên y tế. Phân tích công việc là nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm làm rõ các
nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu năng lực về kiến thức, thái độ, kĩ năng, kinh nghiệm
đối với người thực hiện công việc ở ở một vị trí việc làm cụ thể. Kết quả phân tích công việc
làm cơ sở thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp.
Người hộ sinh cần có những năng lực cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của
mình nói chung và TT-GDSK), tư vấn sức khỏe (TVSK). Những năng lực chính thường thể
hiện trong ba lĩnh vực năng lực khác nhau là kiến thức, thái độ và kĩ năng. Ví dụ, một trong
những năng lực quan trọng của người hộ sinh là năng lực TT-GDSK, TVSK cho các nhóm
đối tượng đích. Điều này đòi hỏi họ phải có kiến thức về TT-GDSK, về TVSK, có thái độ
tích cực về những hoạt động này, có kĩ năng tư vấn sức khỏe về các chủ đề, vấn đề liên quan
chuyên môn mà khách hàng, người bệnh quan tâm, thể hiện nhận thức đúng và có trách
nhiệm trong công tác TT-GDSK, TVSK; và có những kĩ năng mềm để có thể giáo dục, tư
vấn hiệu quả cho các cá nhân hay nhóm đối tượng đích.
Từ các nhóm năng lực chính, các năng lực cụ thể được xác định để làm cơ sở phát triển
các nội dung chi tiết tương ứng cho một chương trình đào tạo cụ thể. Chương trình đào tạo
sẽ có những chuẩn đầu ra (learning outcomes) tương ứng với những chuẩn năng lực
(competencies) của người học, để giúp cho người học sau khi học xong chương trình sẽ hoàn
thiện, củng cố năng lực của mình để đảm nhận, thực hiện nhiệm vụ ở vị trí việc làm được
mô tả cụ thể trong bản mô tả công việc của cá nhân.
Bản mô tả công việc của cá nhân rất hữu ích để phân tích công việc, năng lực hiện tại
và xác định nhu cầu đào tạo. Bản mô tả công việc thường thể hiện:
- Liệt kê các nhiệm vụ, công việc chính.
- Tần suất thực hiện các nhiệm vụ, công việc.
204
- Điều kiện thực hiện nhiệm vụ, công việc.
- Tiêu chuẩn cho từng nhiệm vụ, công việc.
- Năng lực cần có để hoàn thành nhiệm vụ, công việc (đạt các tiêu chuẩn của từng
nhiệm vụ, công việc).
Từ bản mô tả công việc, phân tích mức độ kết quả đạt được so với những tiêu chuẩn,
chỉ tiêu đặt ra; xem xét năng lực thực tế của nhân viên; xác định khoảng cách, sự thiếu hụt
về năng lực (kiến thức, thái độ, kĩ năng) so với năng lực cần có, mong muốn để từ đó xác
định nhu cầu đào tạo.
Việc xác định nhu cầu đào tạo có thể được minh họa qua bảng sau:

Năng lực hiện tại Năng lực cần có Nhu cầu đào tạo

Thiếu kiến thức về TVSK; Có đủ kiến thức về TT- Củng cố kiến thức về
GDSK, TVSK; cập nhật GDSK, cập nhật kiến thức
kiến thức mới. về TVSK.

Kĩ năng GDSK trực tiếp; Tự tin trong GDSK trực Rèn luyện kĩ năng GDSK,
kĩ năng tư vấn còn yếu; tiếp và TVSK; giúp đối TVSK.
chưa tự tin trong quá trình tượng có quyết định phù
tư vấn cho khách hàng. hợp.

Có thể khái quát đánh giá nhu cầu đào tạo theo các bước như sau:
1. Xác định các năng lực cá nhân tương ứng với nhiệm vụ, công việc cụ thể.
2. So sánh các năng lực hiện tại với năng lực cần có để hoàn thành nhiệm vụ, công việc
theo các tiêu chuẩn đặt ra tương ứng.
3. Xác định khoảng cách, thiếu hụt về năng lực của nhân viên để từ đó thiết kế chương
trình đào tạo nhằm cải thiện, nâng cao năng lực nhân viên.

Sơ đồ phân tích sau đây cũng giúp người quản lí đào tạo xem xét, quyết định có cần
tiến hành đào tạo và hình thức đào tạo về TT-GDSK, TVSK phù hợp cho nhân viên y tế.

Có đáp ứng được tiêu chuẩn năng lực về TT-GDSK không?

Đáp ứng được một phần Không đáp ứng được


205

Tìm nguyên nhân: Tìm nguyên nhân:


Thiếu kiến thức, kĩ năng TT-GDSK Chưa có kiến thức, kĩ năng TT-GDSK
Tâm lí không ổn định

Giải pháp: Giải pháp:


Đào tạo lại, bổ sung kiến thức, kĩ Bố trí công việc đúng chuyên môn
năng TT-GDSK; Có thể đào tạo mới kiến thức, kĩ
Bố trí công việc hợp lí. năng TT-GDSK để đảm nhận nhiệm
vụ.

Sơ đồ: Sơ đồ phân tích nhu cầu đào tạo

1.2. Xây dựng chương trình đào tạo


Từ nhu cầu đào tạo đã được xác định, các chuẩn đầu ra (learning outcomes) hay còn
gọi là mục tiêu học tập của một chương trình đào tạo được hình thành. Chương trình đào tạo
trong một thời gian nhất định nhằm giúp người học đạt được những năng lực cần thiết.
Chương trình đào tạo được hiểu là toàn bộ các hoạt động học tập được thiết kế để đạt
được các chuẩn đầu ra đào tạo cụ thể (Bevis 1982). Thuật ngữ này còn đề cập cả các tài liệu
viết và việc triển khai thực tế một chương trình đào tạo. Mỗi chương trình đào tạo là riêng
biệt và dựa trên nhu cầu đào tạo của người học.
Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình có tính hệ thống, kết nối các đặc điểm,
nhu cầu của người học, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập của
học viên so với các chuẩn đầu ra học tập mong muốn người học đạt được. Trong quá trình
này, thiết kế chương trình đào tạo là việc tổ chức và xắp xếp thứ tự các yêu cầu của khóa
học để tạo nên chương trình đào tạo tổng thể. Một chương trình đào tạo hay một khóa học
tốt là tạo nên sự kết nối logic giữa các chuẩn đầu ra mong (expected learning outcomes),
phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập của học viên. Sơ đồ sau minh họa quá trình
phát triển và thiết kế chương trình đào tạo.
Chuẩn năng lực mong
muốn đạt được

Chuẩn đầu ra của khóa học (kiến thức, thái độ, kĩ


năng)
Hình thành mục tiêu đào tạo

206
Nội dung khóa Phương pháp giảng Họat động dạy- Đánh giá người
học dạy học học
Theo dõi và đánh giá
chương trình đào tạo

Sơ đồ: Phát triển và thiết kế chương trình đào tạo


Yêu cầu chuẩn năng lực quyết định chuẩn đầu ra của khóa học. Chuẩn đầu ra quyết
định những nội dung gì cần đưa vào chương trình đào tạo để giúp người học đạt được các
năng lực mong muốn. Chuẩn đầu ra của khóa học cũng quyết định phương pháp đào tạo và
đánh giá kết quả của người học thế nào cho phù hợp. Nói cách khác, phương pháp đào tạo,
các hoạt động học tập và đánh giá là cách thức đảm bảo đầu ra của chương trình đào tạo.
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình đào tạo sẽ quyết định việc chuẩn bị,
biên soạn tài liệu và công cụ cần thiết để giảng dạy và đánh giá người học.
1.2.1. Chuẩn đầu ra hay mục tiêu đào tạo
Chuẩn đầu ra (CĐR) hay còn gọi là mục tiêu đào tạo là yêu cầu tối thiểu về kiến thức,
kĩ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương
trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, với xã hội và công bố công khai
cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.
CĐR là lời khẳng định về điều mà người học cần biết, hiểu và có khả năng làm được
khi kết thúc chương trình đào tạo. CĐR có thể đặt ra cho một giờ học, một học phần hoặc
toàn bộ khóa đào tạo. Vì CĐR mô tả những gì người học có thể làm được khi hoàn thành
khóa đào tạo, mà trước khi đào tạo học chưa học hoặc chưa làm được. Trong quản lí đào tạo,
CĐR được sử dụng để định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện đào tạo, là
tiêu chuẩn để đánh giá kết quả học tập của học viên. Do đó, CĐR cần được viết, mô tả đơn
giản, rõ ràng và phải đánh giá được.
Một CĐR tốt phải chỉ ra: (1) Hành động mong muốn người học làm, thực hiện được;
(2) Điều kiện để hành động có thể diễn ra như mong muốn; (3) Tiêu chuẩn để đo lường kết
quả đạt được. Khi viết CĐR chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cụ thể, đặc thù (specific): nghĩa là phải chỉ ra ai, làm gì, ở đâu, khi nào và thường
được diễn tả bởi một động từ hành động kèm một công việc cụ thể.
- Đo lường được (measurable): nghĩa là kết quả của hành động, việc làm đó có thể đo
được, tính được và thường được diễn tả bằng số lượng, tỉ lệ, mức độ cụ thể.
- Khả thi, có thể đạt được (achievable): nghĩa hành động, việc làm đó có thể thực
hiện được, có thể đạt được mức độ mong muốn trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
mà hành động, công việc diễn ra.

207
- Phù hợp (relevant): nghĩa là hành động, công việc phù hợp với mục tiêu công việc,
mục tiêu chung của cá nhân, tổ chức.
- Xác định về thời gian (time bound): nghĩa là hành động, công việc khi nào hoàn
thành, khi nào có kết quả.
Người ta thường dùng chữ SMART (viết tắt chữ đầu tiên của các yêu cầu trên bằng
tiếng Anh) để minh họa các yêu cầu của CĐR. CĐR viết càng SMART thì càng giúp cho
người làm đào tạo cũng như người học đạt được những yêu cầu mục tiêu đề ra. Một số ví dụ
về CĐR như sau:
- CĐR của khóa học: Sau khi hoàn thành khóa học về TVSK, hộ sinh viên có khả năng
tư vấn hiệu quả cho người bệnh trước khi ra viện.
- CĐR của học phần: Sau khi hoàn thành học phần lí thuyết TVSK, hộ sinh viên có khả
năng lập kế hoạch buổi tư vấn về biện pháp tự chăm sóc cho người bệnh.
- CĐR của bài học: Sau khi hoàn thành bài học, hộ sinh viên có khả năng tư vấn một
cách tự tin cho người bệnh.
Dựa vào nhu cầu đào tạo thực tế, nguồn lực phục vụ công tác đào tạo hiện có, người
quản lí đào tạo có thể xây dựng được những CĐR phù hợp cho chương trình đào tạo cụ thể.
CĐR của chương trình đào tạo tập trung vào 3 lĩnh vực chính nhằm đạt được các năng lực
tương ứng về kiến thức, thái độ và kĩ năng. Kiến thức là những gì người học cần biết; kĩ
năng là người học làm gì và làm như thế nào hoặc thể hiện, ứng xử như thế nào; và thái độ là
cảm nhận, quan điểm về những gì người học biết và thực hiện. Dưới đây là vài ví dụ về
CĐR của 3 lĩnh vực vừa nêu
CĐR về kiến thức
- Nêu các nguyên nhân gây loét ở người bệnh nằm viện.
- Mô tả khẩu phần dinh dưỡng của người bệnh sau mổ.
- Giải thích những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ.
CĐR về thái độ
- Thể hiện sẵn sàng hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh phòng.
- Biểu hiện sự cảm thông khi người bệnh đau đớn.
- Thể hiện sự thân thiện, quan tâm khi GDSK cho người bệnh tại giường bệnh.
CĐR về kĩ năng
- Xác định đúng nhu cầu GDSK của người bệnh về biện pháp phòng di chứng sau khi
xuất viện.
- Tư vấn một cách tự tin về nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ mang thai.
- Thực hiện khám thai định kì cho phụ nữ mang thai thành thạo theo qui trình chuẩn.
Mỗi câu tuyên bố về CĐR thường bao gồm 3 nội dung sau:
Thời gian thể hiện kiến thức hoặc kĩ năng: thường bắt đầu với mệnh đề "Sau khi hoàn
thành khóa học/học phần/bài học này...", hay "Sau khi kết thúc buổi thực hành này ..."
Người thực hiện: chỉ rõ người thực hiện "Sau khi…, người học có khả năng…".
Nội dung: Đây là phần nội dung chính của CĐR, diễn đạt những kiến thức, kĩ năng và thái
độ mà người học cần đạt được và là những chủ điểm chính sẽ được trình bày, thảo luận
208
trong quá trình đào tạo. Phần này thường bắt đầu bằng động từ hành động và nội dung chi
tiết của hành động và mức độ đạt được.
Ví dụ: Sau khi hoàn thành buổi học thực hành này, người học có khả năng tư vấn một
cách tự tin về biện pháp tự chăm sóc tại giường bệnh cho người bệnh.
Viết CĐR của khóa đào tạo rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nội
dung chi tiết, áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp, chuẩn bị những tài liệu, phương
tiện phục vụ quá trình dạy-học và đánh giá người học.
Các hoạt động cụ thể trong CĐR mô tả việc người học cần làm để thể hiện năng lực
cần có. Một số động từ hành động phổ biến nên sử dụng khi viết CĐR học tập để tăng khả
năng ''đo lường được" trình bày ở bảng sau:

Động từ để viết chuẩn đầu ra học tập


Lĩnh vực kiến thức Lĩnh vực kĩ năng Lĩnh vực thái độ Tránh dùng
Nêu Làm theo Chấp nhận Tin tưởng
Chỉ ra Điều chỉnh Hỗ trợ Tiếp thu
Liệt kê Sắp xếp Lựa chọn Biết
Mô tả Thu thập Tuân thủ Nhận thức
Phân tích Kiểm tra Thích nghi Hiểu biết
Giải thích Định vị Hợp tác Nắm
Phân loại Tạo mô hình Bảo vệ Tìm hiểu
So sánh Tổ chức Thể hiện
Phân biệt Thực hiện Giúp đỡ
Ước lượng Tiến hành Lắng nghe
Đánh giá Thực hành Tham gia
Dự đoán Chuẩn bị Đồng cảm
Tổng hợp Chăm sóc Chia sẻ
… … …

Tùy thuộc mức độ kiến thức, thái độ và kĩ năng người học cần đạt được mà việc lựa
chọn, sử dụng các động từ để viết CĐR tương ứng với các mức độ mong muốn cho phù hợp.
Ví dụ kiến thức ở mức độ nhớ lại ''nêu triệu chứng…", thì ở mức cao hơn có thể là ''phân
tích nguyên nhân…" hoặc ''giải thích cơ chế"; hoặc cao hơn nữa là ''đánh giá …; tổng
hợp…''. Kĩ năng ở mức độ thấp là ''làm … theo hướng dẫn'' nhưng ở mức kĩ năng cao hơn là
''thực hiện thành thạo …''
Ví dụ về CĐR của khóa học về kế hoạch hóa gia đình cho Hộ sinh viên
Năng lực chính: Hộ sinh viên có thể cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phù hợp về
văn hóa, có chất lượng cao và toàn diện.
CĐR của khóa học: Sau khi hoàn thành khóa học, người học có khả năng:
209
1. Vận dụng kĩ năng giao tiếp phù hợp khi tư vấn cho khách hàng.
2. Tư vấn hiệu quả cho khách hàng về giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình
dục.
3. Giải thích hiệu quả của các biện pháp tránh thai cho khách hàng.
4. Xác định biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp với mỗi khách hàng.
5. Tư vấn để khách hàng lựa chọn áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp.
7. Khám vùng chậu đúng qui trình kĩ thuật.
1.2.2. Chương trình và nội dung đào tạo
Từ các CĐR của khóa học, các CĐR cụ thể, nội dung đào tạo được tổng hợp, lựa chọn
hay biên soạn bổ sung để đáp ứng yêu cầu của CĐR, giúp người học đạt được năng lực
mong muốn sau khi học.
Nội dung đào tạo là những nội dung viết chi tiết về lí thuyết, thực hành liên quan đến
CĐR của chương trình đào tạo. Nguồn thông tin để lựa chọn nội dung đào tạo từ các tài liệu,
sách tham khảo liên quan với chủ đề, đóng góp của chuyên gia.
Nội dung đào tạo phải có tính đúng, chính xác, cập nhật, liên quan trực tiếp đến các
CĐR của chương trình đào tạo, thiết yếu đối với việc phát triển năng lực thực hiện nhiệm vụ
của người học.
Nội dung đào tạo được sắp xếp hệ thống, logic để giúp người học tiếp thu, thực hành
hiệu quả trong trong một thời gian nhất định. Nội dung được lựa chọn, xem xét để tránh sự
trùng lặp nội dung khi trình bày.
Nội dung đào tạo được sắp xếp từ những nội dung cơ bản, lí thuyết cơ bản đến các
phương pháp, kĩ năng thực hiện rồi đến các nội dung về giám sát, đánh giá… Nội dung có
thể trình bày từ chung đến cụ thể hoặc ngược lại. Nội dung được sắp xếp, trình bày từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp; từ quen thuộc đến nội dung mới đối với người học. Nội dung
cũng có thể sắp xếp, trình bày theo trình tự thực hiên công việc (qui trình thực hiện các thủ
thuật trên lâm sàng…).
Nội dung biên soạn có thể phân thành 3 nhóm chính: "phải biết'', ''cần biết'' và ''nên
biết''. Những nội dung phải biết được ưu tiên tổng hợp, lựa chọn, sắp xếp, biên soạn phù hợp
theo định hướng của CĐR. Tiếp theo là nhóm nội dung cần biết cũng được trình bày tương
tự nhóm phải biết và cuối cùng là nhóm nên biết với những gợi ý tìm hiểu thêm ở các nguồn
thông tin khác nhau.
Một chương trình học là tài liệu thiết kế cho một khóa học nhằm cung cấp tất cả các
thông tin cơ bản về khóa học. Chương trình đào tạo, tập huấn thường được phát cho học
viên vào ngày đầu tiên của khóa học, bao gồm những thông tin sau:
- Tên khóa học và mô tả khóa học
- Đối tượng học và các điều kiện tham gia khóa học
- Thời lượng (số tín chỉ, số tiết học), khoảng thời gian tổ chức khóa học
- Địa điểm học lí thuyết, thực hành
- CĐR của khóa học
- Nội dung và các phương pháp dạy học
210
- Mô tả tài liệu học tập
- Mô tả phương thức đánh giá học viên
- Mô tả các nhiệm vụ của học viên
- Thời gian biểu cụ thể
Phần mô tả khóa học: Khóa học cần có tiêu đề mô tả khóa học. Mô tả khóa học là đoạn
ngắn giới thiệu khóa học, CĐR, nội dung chính. Dưới đây là ví dụ về phần mô tả một khóa
học.
Khóa học về kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) này được thiết kế để trang bị cho các
hộ sinh và hộ sinh trở thành những người cung cấp dịch vụ KHHGĐ chuyên nghiệp.
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có thể tư vấn cho khách hàng về các biện
pháp KHHGĐ; đánh giá tình trạng khách hàng, cung cấp các biện pháp KHHGĐ
phù hợp và quản lí sức khỏe khách hàng.
Phần chuẩn đầu ra của khóa học: CĐR định hướng nội dung, phương pháp để lập kế
hoạch dạy học cho từng bài học, từng chủ đề.
Phương pháp đào tạo (dạy-học): Mô tả khái quát các phương pháp dạy-học dự định áp
dụng trong quá trình đào tạo, ví dụ: thuyết trình có sự tương tác, nghiên cứu trường hợp,
thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận, làm bài tập theo nhóm, đóng vai, trình diễn,
thực hành trên mô hình hoặc trên người bệnh, đi lâm sàng, v.v.
Tài liệu: Nêu rõ những tài liệu được sử dụng trong khoá học (sách, bài báo, tình huống,
hướng dẫn làm bài tập, v.v.) và cách sử dụng những tài liệu này trong khóa học.
Nhiệm vụ của người học: Học viên thường rất quan tâm tới những nhiệm vụ mà họ phải
hoàn thành và trình bày trong khoá học (ví dụ: báo cáo, các bài tập lí thuyết, trình diễn kĩ
năng). Vì vậy, cần nêu rõ nhiệm vụ của người học để họ chú ý thực hiện.
Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá cần được nêu rõ, cụ thể cho từng phần kiến
thức, thái độ và kĩ năng (ví dụ: đánh giá kiến thức bằng hình thức thi viết, vấn đáp, bài trắc
nghiệm, v.v.; đánh giá thái độ, kĩ năng thông qua quan sát, sử dụng bảng kiểm để đánh giá kĩ
năng thực hiện các thao tác, các qui trình kĩ thuật chuyên môn, quá trình GDSK, TVSK cho
khách hàng). Giải thích rõ tiêu chuẩn đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, thái độ, kĩ
năng.

2. Lập kế hoạch và tổ chức tập huấn truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe cho hộ
sinh
Hoạt động đào tạo sẽ được triển khai khi thỏa mãn các nội dung sau:
- Nhu cầu đào tạo và đối tượng đào tạo đã được xác định rõ.
- CĐR của chương trình đào tạo đã được xác định cụ thể.
- Nguồn lực phục vụ công tác đào tạo đã chuẩn bị sẵn sàng.
- Kế hoạch đào tạo phù hợp với hoạt động chuyên môn của cơ sở và người học.
TT-GDSK và TVSK là những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên được thực hiện
trong quá trình công tác của người hộ sinh và hộ sinh; căn cứ kết quả đánh giá nhu cầu đào
211
tạo về TT-GDSK, TVSK đã được xác định, nhóm quản lí đào tạo và thực hiện công tác đào
tạo xây dựng CĐR cụ thể cho khóa tập huấn; chuẩn bị nội dung, phương pháp, hình thức tập
huấn; chuẩn bị các nguồn lực phục vụ tập huấn sẵn sàng và triển khai thực hiện tập huấn.
2.1. Lập kế hoạch tập huấn truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe
2.1.1. Kế hoạch chung
Kế hoạch tập huấn trình bày các nội dung sau:
- Nêu rõ tiêu đề khóa tập huấn, ví dụ: tập huấn nâng cao năng lực tư vấn sức khỏe cho
hộ sinh bệnh viện …
- Nêu rõ đối tượng học, ví dụ: hộ sinh hoặc hộ sinh của bệnh viện …
- Nêu rõ thời gian tập huấn: tổng số tiết, số buổi hay số tín chỉ; diễn ra trong khoảng
thời gian nào.
- Nêu rõ chuẩn đầu ra (mục tiêu) của khóa tập huấn
- Nêu rõ nội dung các bài học, chuẩn đầu ra của từng bài học.
- Nêu rõ phương pháp dạy học.
- Nêu rõ các tài liệu, phương tiện hỗ trợ dạy học, sử dụng thực hành.
- Nêu rõ giảng viên, trợ giảng (lí thuyết, thực hành)
- Nêu rõ phương pháp đánh giá người học.
- Lịch đào tạo, tập huấn chi tiết của khóa học.
- Những thông tin khác về hậu cần, trách nhiệm của các bên tham gia…
2.1.2. Kế hoạch dạy học
Trong nội dung kế hoạch khóa đào tạo, tập huấn, phần kế hoạch dạy học cho từng bài,
từng phần lí thuyết và thực hành rất quan trọng. Kế hoạch dạy học là căn cứ, công cụ để
giảng viên tiến hành buổi giảng hiệu quả, giúp người học đạt được các CĐR mong muốn.
Nội dung bản kế hoạch dạy học thường gồm tiêu đề "kế hoạch dạy học''; tên bài; số
tiết học; đối tượng học; chuẩn đầu ra của bài học; tiến trình dạy học; phương pháp đánh giá
học viên; tài liệu tham khảo; giảng viên, trợ giảng.
Tùy thuộc điều kiện thực tế để bố trí thời gian cho các bài giảng, buổi giảng. Thông
thường mỗi buổi giảng được sử dụng để tiến hành dạy-học một bài học, một chủ đề chính
trong khoảng thời gian 4-5 tiết học, mỗi tiết học 50 phút.
Mỗi bài học thường không quá 5 CĐR. Các CĐR có thể tập trung vào cả kiến thức,
thái độ hoặc kĩ năng người học cần đạt được hoặc chỉ tập trung vào kiến thức hoặc thái độ và
kĩ năng liên quan đến qui trình, thao tác kĩ thuật chuyên môn của người hộ sinh.
Tiến trình dạy học thường được thiết kế theo trình tự các hoạt động dạy học và thường
có 3 giai đoạn chính: mở đầu, nội dung chính và kết thúc. Các phương pháp dạy học được áp
dụng phù hợp tương ứng với từng giai đoạn. Thời lượng cho phần mở đầu và kết thúc
thường được bố trí như nhau và thường chiếm khoảng 5% thời lượng buổi giảng.
Các hoạt động dạy học được sắp xếp trình tự theo cấu trúc nội dung chuyên môn, từ
khái quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, lí thuyết đến thực hành. Mỗi phần hoạt động
dạy học thường được chia theo từng nhóm nội dung, chủ đề chính để tác nghiệp dạy học
trong thời lượng nhất định của từng tiết học; thời gian tối thiểu cho hoạt động dạy học một
212
nội dung chính thường là 5-10 phút.
Tương ứng với từng hoạt động dạy học, các hoạt động tương ứng của giảng viên và
của học viên được xác định. Tài liệu, phương tiện dạy học cũng được xác định rõ cho từng
hoạt động dạy học. Kết quả mong đợi của từng nhóm hoạt động dạy học chính tương ứng
với từng nhóm nội dung, chủ đề chính cũng được chỉ ra trong kế hoạch dạy học để giúp
giảng viên lượng giá kết quả đạt được trong quá trình học của học viên để có phương án hỗ
trợ, điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Để ước tính, lượng giá kết quả học tập của học viên, những hình thức, phương pháp
lượng giá được dự kiến áp dụng trong tiến trình dạy học cũng được nêu rõ trong kế hoạch
dạy học. Câu hỏi ngắn, trắc nghiệm, yêu cầu làm bài tập (lí thuyết hoặc thực hành) có thể
được áp dụng phù hợp. Kết quả trả lời câu hỏi, thực hiện theo yêu cầu trên lớp được sử dụng
để lượng giá học viên tương ứng theo CĐR của bài học.
Kế hoạch dạy học có thể trình bày như sau:
- Tên bài: ……….
- Đối tượng học: ……….
- Số tiết học: ……….
- Chuẩn đầu ra của bài học: ……….
- Tiến trình dạy học:
Tiến Thời gian Hoạt động của Hoạt động của Kết quả mong đợi
trình giảng viên học viên
Mở đầu 5 phút Làm quen, khởi Làm theo hướng Hiểu rõ điều gì cần
5 phút động dẫn đạt được sau khi
Giới thiệu bài học, Lắng nghe, hỏi… học
CĐR, cách học…
Nội 15 phút Trình bày nội dung Quan sát, lắng Nhớ nội dung
dung 1; nêu câu hỏi; … nghe, nêu câu chính
chính 15 phút Trình bày nội dung hỏi… Làm được theo
… 2; nêu câu hỏi; … Thảo luận, làm bài hướng dẫn
tập, trình bày…
theo yêu cầu
Kết thúc 5 phút Tóm tắt ý chính Trả lời câu hỏi; hỏi Nhớ, nhắc lại đúng
5 phút Lượng giá nhanh để làm rõ các chủ ý chính
5 phút Giới thiệu nội dung điểm quan tâm Biết học, làm gì
tiếp theo tiếp theo
2.2. Tổ chức thực hiện tập huấn
2.2.1. Chuẩn bị thực hiện tập huấn
Sau khi hoàn thiện kế hoạch tập huấn TT-GDSK hoặc TVSK, nhóm quản lí đào tạo
hay nhóm giảng viên tiến hành chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực phục vụ khóa tập huấn: thời
213
gian, địa điểm, phòng học, nơi thực hành, tài liệu, phương tiện hỗ trợ dạy học, gửi lịch học,
tiếp đón học viên, các nội dung hậu cần khác để sẵn sàng triển khai tập huấn theo kế hoạch.
Trước khi tiến hành tập huấn cần rà soát các tài liệu, phương tiện dạy học, kiểm tra tình
trạng phòng học, phương tiện dạy học … để chủ động tiến hành thuận lợi.
Khi lựa chọn phương pháp đào tạo, hãy chú ý cân nhắc:
- CĐR của khóa tập huấn, của bài học là gì. Nếu CĐR chú trọng nâng cao kiến thức
của học viên thì phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm bài tập, giải quyết tình
huống … là phù hợp. Nếu chú trọng tăng cường kĩ năng, thái độ thì nên lựa chọn
phương pháp đóng vai, trình diễn, thực hành trên mô hình hoặc trên lâm sàng.
- Nguồn lực phục vụ đào tạo: Một số phương pháp yêu cầu thêm tài liệu, công cụ và
trang thiết bị; cân nhắc tính sẵn có của các nguồn lực hỗ trợ để quyết định.
- Yêu cầu về điều kiện đặc biệt như phòng bệnh, phòng khám, phòng thực hành kĩ
năng; tính sẵn có như thế nào. Nếu chú trọng cải thiện kĩ năng mà lâm sàng không
khả thi thì phải chuẩn bị nơi thực hành mô phỏng.
- Số lượng học viên: Một số phương pháp thích hợp với nhóm nhỏ hơn; cân nhắc về
phòng học, phòng thực hành, lâm sàng để lựa chọn giải quyết tình huống hay thực
hành trên mô hình hay chỉ xem trên video…
- Có cần thiết phải sắp xếp lại phòng học để tăng tính tương tác giữa các học viên
không.
- Phối hợp các phương pháp để dạy học hiệu quả, tránh nhàm chán.
Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong tập huấn tương ứng với
CĐR của bài học.

Phương pháp Mô tả Chuẩn đầu ra


Động não Liệt kê những ý tưởng, suy nghĩ, các giải Kiến thức
pháp cho một vấn đề, luận điểm cụ thể.
Động não khuyến khích sự tư duy và sáng
tạo và thường được sử dụng trong thảo luận
nhóm.
Bài tập tình huống Sử dụng các kịch bản thực tế về vấn đề cụ Kiến thức; thái độ
thể; chủ điểm, luận điểm cụ thể. Học viên
đọc, nghiên cứu và giải quyết tình huống
theo cá nhân hay theo nhóm.
Mô phỏng thực Thực hiện, trình bày thao tác chuyên môn Kiến thức; kĩ
hành trên mô hình hoặc người bệnh giả định. năng; thái độ
Thao diễn Giảng viên trình diễn mẫu qui trình chuyên Kĩ năng
môn, kĩ thuật; sau đó học viên làm theo, có
nhận xét, góp ý.
214
Thảo luận Quá trình tương tác trong đó học viên chia Kiến thức; thái
sẻ các ý tưởng, suy nghĩ, nhận xét câu trả độ.
lời về những câu hỏi, chủ đề chuyên môn
cụ thể trong một nhóm; giảng viên tham gia
bình luận, nhận xét, đánh giá.
Thực hành có điều Cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực Kiến thức; kĩ
kiện hành trên mô hình, người bệnh giả định năng; thái độ
hoặc người bệnh trên lâm sàng.
Giảng viên hướng dẫn, giải thích các thủ
tục, chỉ ra các nhiệm vụ và thao tác chính
xác; quan sát thực hiện và phản hồi liên tục
cho học viên.
Đóng vai Là hoạt động trong đó các học viên đóng Kiến thức; kĩ
vai trong tình huống mô phỏng có liên quan năng; giao tiếp;
tới mục tiêu học tập cụ thể. thái độ.
Đi thực địa, lâm Là hoạt động học tập diễn ra ngoài phòng Kiến thức; kĩ
sàng học trong bối cảnh giống nơi học viên công năng; thái độ
tác; là cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng,
rèn luyện kĩ năng đã học.
Việc dạy học sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng nhiều tài liệu thích hợp. Tài liệu được giảng
viên và học viên sử dụng trong các khoá học khác nhau là khác nhau. Trong hầu hết các
khoá học tài liệu được sử dụng bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu phát tay hoặc
các chương trình học trên máy tính. Một số tài liệu mang lại hiệu quả hơn cho việc dạy học
các khái niệm và nguyên tắc cơ bản, trong khi những tài liệu khác lại có ích cho dạy học kĩ
năng. Chú ý những điều sau đây khi lựa chọn, chuẩn bị tài liệu:
- Các tài liệu có thích hợp với CĐR học tập không?
- Thông tin trong tài liệu có cập nhật, thống nhất và đúng chuyên môn, kĩ thuật
không?
- Phương tiện hỗ trợ dạy học có sẵn không?
- Độ khó về đọc hiểu của tài liệu có phù hợp với học viên không?
Xây dựng lịch học
Lịch học tổng thể có thể thiết kế như sau:
- Tên khóa tập huấn:…
- Đối tượng học:
- Thời gian: từ …đến…
- Chuẩn đầu ra của khóa tập huấn:…
- Lịch tập huấn:

215
Thời gian Chủ đề Tài liệu Giảng viên
(ngày…)
Ngày 1 Giới thiệu Tài liệu 1 GV A
Lí luận về GDSK, TVSK
Ngày 2 Giao tiếp hiệu quả với Tài liệu 2 GV A
người bệnh Bài tập 1
Ngày 3 Tư vấn sức khỏe Tài liệu 3 GV B
Tình huống 1
Ngày … Thực hành, trình diễn Tài liệu 4 GV A, B
GDSK, TVSK
Ngày cuối Tổng kết GV A, B
2.2.2. Tiến hành dạy học
Bám sát kế hoạch tập huấn chung, kế hoạch dạy học từng bài, từng buổi tập huấn cụ
thể để triển khai. Phần mở đầu cần chú ý tạo được mối quan hệ tốt với học viên, tạo sự thân
thiện, tin cậy của học viên đối với giảng viên, với khóa học. Nêu rõ mục đích, ý nghĩa khóa
tập huấn, làm rõ các CĐR học tập để học viên xác định đích cần đạt được sau khi học. Làm
rõ cách thức tác nghiệp dạy học để học viên chủ động tham gia tích cực.
Phần nội dung chính chiếm nhiều thời gian nhất. Giảng viên cần chú ý áp dụng phương
pháp dạy học tích cực, phối hợp các phương pháp hài hòa để dạy học về kiến thức hoặc thái
độ hoặc kĩ năng. Chú ý cân nhắc lượng nội dung chuyên môn, thời gian, phương tiện dạy
học, bối cảnh thực tế để vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với người học, giúp
người học đạt được CĐR của bài học, của khóa tập huấn.
Phần kết thúc bài học cần chú ý nhấn mạnh, nhắc lại các điểm chính, những nội dung
quan trọng, những điểm người học cần nhớ, cần làm được, làm đúng. Dành thời gian để
lượng giá nhanh kết quả đạt được của người học thông qua đặt câu hỏi ngắn, trắc nghiệm
hoặc thông qua kết quả làm bài tập cá nhân hoặc nhóm. Nêu kết quả đạt được, động viên,
ghi nhận kết quả đạt được của học viên. Giới thiệu những nội dung học tập tiếp theo để học
viên chủ động tìm hiểu trước khi tham gia buổi học tiếp theo.
2.2.3. Đánh giá học viên
Đánh giá học viên khi kết thúc khóa tập huấn cần được thực hiện theo kế hoạch đào
tạo. Các lĩnh vực kiến thức, thái độ và kĩ năng liên quan với TT-GDSK, TVSK về các chủ
đề sức khỏe cần được đo lường để phân tích, xác định mức độ đạt được so với CĐR của
khóa tập huấn.
Đánh giá học viên được giảng viên thực hiện thông qua việc sử dụng các công cụ đánh
giá như các câu hỏi ngắn, câu hỏi dành cho viết bài luận, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi giải
quyết tình huống, câu hỏi nghiên cứu trường hợp hoặc đánh giá kĩ năng thực hành thao tác,
qui trình kĩ thuật trên mô hình hoặc trên người bệnh bằng bảng kiểm hoặc thang điểm.

216
Hình thức tự đánh giá dành cho học viên nên được áp dụng. Học viên tự trả lời câu hỏi
ngắn, câu hỏi trắc nghiệm hoặc sử dụng bảng kiểm, thang điểm để đánh giá thực hành của
mình. Việc tự đánh giá mang lại cho học viên trải nghiệm đánh giá và có bài học kinh
nghiệm để cải thiện kiến thức và kĩ năng của mình về TT-GDSK, TVSK.
Có nhiều yêu cầu đối với đánh giá học viên, nhưng tính giá trị và tin cậy của đánh giá
là rất quan trọng.
Tính giá trị: Tính giá trị của đánh giá thể hiện bài thi, kiểm tra có đánh giá được
những gì CĐR của khóa tập huấn, của bài học nêu ra không? Đánh giá được coi là có giá trị
nếu đo lường đầy đủ, thích đáng xem người học có đạt được những CĐR về kiến thức, kĩ
năng và thái độ đã nêu ra không. Các câu hỏi đánh giá bám sát nội dung đào tạo, tập huấn;
phù hợp với mức độ của các CĐR thì thường đảm bảo tính giá trị.
Tính tin cậy: Tính tin cậy của đánh giá phản ánh tính thống nhất của các kết quả khi
người học trả lời, thực hiện nhiều lần khác nhau hoặc người đánh giá khác nhau. Nếu người
đánh giá khác nhau cho kết quả khác nhau thì thể hiện tính tin cậy thấp.
Giảng viên và những người tham gia đánh giá học viên cần chú ý hai yêu cầu này để
thiết kế câu hỏi đánh giá, công cụ đánh giá phù hợp để có thể đánh giá đúng mức độ cải
thiện của người học về kiến thức, thái độ, kĩ năng mà các CĐR đã chỉ ra.
Lựa chọn phương pháp đánh giá
CĐR của bài học quyết định phương pháp, hình thức đánh giá tương ứng. Đánh giá
học viên đo lường sự hiểu biết (kiến thức), hoặc khả năng thực hiện công việc (kĩ năng),
hoặc biểu cảm, xu hướng, quan điểm (thái độ).
Đánh giá kiến thức học viên thường sử dụng một số phương pháp được trình bày tóm
tắt trong bảng sau:
Phương pháp Mô tả
đánh giá kiến thức
Trả lời câu hỏi ngắn Đánh giá qua kết quả trả lời các câu hỏi ngắn tại lớp
hoặc trả lời câu hỏi khi đi lâm sàng hoặc trả lời câu
hỏi trên giấy tại lớp.
Làm bài trắc nghiệm Đánh giá qua kết quả trả lời nhiều câu hỏi dạng đúng /
sai; chọn 1 trong nhiều phương án trả lời; ghép cặp;
điền chỗ trống; …
Bài tập viết luận Dạng bài tập có một số câu hỏi mở liên quan đến kiến
thức đã học (trả lời theo câu hỏi hoặc viết luận theo
câu hỏi gợi ý sau khi đọc tình huống, xem tình huống
trên tranh ảnh hoặc video, v.v.).

217
Sử dụng tình huống, kịch bản Xem, đọc tình huống, kịch bản, sau đó trả lời câu hỏi
điều trị, chăm sóc người bệnh, dạng: câu hỏi mở hoặc trắc nghiệm đúng/sai; chọn
quản lí bệnh nhân một trong nhiều phương án.
Viết báo cáo Viết tổng quan tài liệu hoặc tóm tắt bài báo hoặc báo
cáo trường hợp sau khi phỏng vấn, chăm sóc người
bệnh.
Thi thực hành theo cấu trúc mục Thi thực hành theo cấu trúc có thể đánh giá cả kiến
tiêu (OSPE) thức, kĩ năng và thái độ của học viên.
Học viên di chuyển đến những vị trí có câu hỏi để trả
lời (trả lời miệng hoặc bài viết) hoặc có yêu cầu thực
hiện thao tác chuyên môn, kĩ thuật dưới sự quan sát,
đánh giá của người đánh giá.

Đánh giá thái độ và kĩ năng của học viên thường tiến hành đồng thời và thường được
đánh giá bằng những phương pháp sau:
Phương pháp Mô tả
đánh giá thái độ, kĩ năng
Quan sát trực tiếp Người đánh giá quan sát học viên thể hiện thái độ và kĩ
năng trong quá trình thực hành, thực hiện qui trình,
thao tác chuyên môn, kĩ thuật cụ thể (tình huống mô
phỏng hoặc hoặc thực hiện trên lâm sàng).
Đánh giá qua Nhật kí thực hiện Đánh giá qua việc xem xét nhật kí công việc; thái độ và
công việc, kế hoạch chăm sóc kĩ năng được đánh giá gián tiếp qua việc mô tả kế
người bệnh… hoạch chăm sóc người bệnh; quá trình thực hiện, cách
giải quyết vấn đề, quan điểm, …
Phương pháp này cũng đánh giá được kiến thức của
học viên.
Thi thực hành theo cấu trúc Thi thực hành theo cấu trúc có thể đánh giá cả kiến
mục tiêu (OSPE) thức, kĩ năng và thái độ của học viên.
Học viên di chuyển đến những vị trí có câu hỏi để trả
lời (trả lời miệng hoặc bài viết) hoặc có yêu cầu thực
hiện thao tác chuyên môn, kĩ thuật dưới sự quan sát,
đánh giá của người đánh giá.
Thi thực hành theo cấu trúc Như phương pháp OSPE nêu trên, nhưng được tiến
mục tiêu (OSCE) hành tại giường bệnh, phòng bệnh trên người bệnh đã
được chuẩn bị. Phương pháp này đánh giá cả kiến thức,
kĩ năng và thái độ của học viên trong bối cảnh thực tế
218
lâm sàng.
Học viên được yêu cầu trả lời câu hỏi và giao tiếp với
người bệnh; thực hiện thao tác chuyên môn, kĩ thuật
dưới sự quan sát, đánh giá của người đánh giá.

Bảng sau nêu một số ví dụ về phương pháp đánh giá học viên:
Chuẩn đầu ra học tập Phương pháp đánh giá
Áp dụng kĩ năng giao tiếp có hiệu quả khi Quan sát và sử dụng bảng kiểm hoặc thang
nói chuyện với người bệnh. điểm đánh giá quá trình giao tiếp với người
bệnh để đánh giá kĩ năng giao tiếp của học
viên.
Tư vấn cho người bệnh về biện pháp Quan sát và sử dụng bảng kiểm hoặc thang
phòng tránh nguy cơ mắc loét do tì đè. điểm đánh giá quá trình tư vấn trên người
bệnh giả định hoặc tại lâm sàng để đánh giá
kĩ năng, thái độ và kiến thức của học viên.
Đánh giá bạn học trong phòng thực hành kỹ
năng (quá trình). Giảng viên trực tiếp quan
sát .
Giải thích các ưu nhược điểm của từng Thi/kiểm tra bằng bài trắc nghiệm;
biện pháp tránh thai; Hoặc bằng bài viết trả lời câu hỏi ngắn.
Liệt kê chỉ định và chống chỉ định của
từng biện pháp tránh thai.
Trình diễn cách khám kiểm tra khung Quan sát trực tiếp học viên thực hiện trên
xương chậu. mô hình hoặc trên người bệnh và sử dụng
bảng kiểm hoặc thang điểm để đánh giá.

Trong các khóa tập huấn TT-GDSK, TVSK về các chủ đề sức khỏe cho hộ sinh và hộ
sinh, người quản lí đào tạo, giảng viên căn cứ điều kiện thực tế của lớp tập huấn để lựa chọn
các phương pháp đánh giá phù hợp, hiệu quả tương xứng với các CĐR của khóa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế (2016). Phương pháp dạy-học lâm sàng. NXB Y học.
2. Trường Đại học Y tế công cộng. Phương pháp Dạy-Học. Tài liệu tham khảo.
3. WHO (2005). Giảng dạy hiệu quả. Tài liệu dành cho nhân viên y tế. (Trường Đại
219
học Y tế công cộng biên dịch).

CHUYÊN ĐỀ 7

KIỂM SOÁT YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA TRONG MỘT
SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT TẠI CƠ SỞ Y TẾ

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 08 tiết


Số tiết lý thuyết: 04 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Giải thích bảy thuật ngữ cơ bản sử dụng trong quản lý nguy cơ thảm họa.
2. Liệt kê những hậu quả của thảm họa đối với cơ sở y tế.
3. Phân tích nguyên tắc quản lý nguy cơ thảm họa trong cơ sở y tế.

NỘI DUNG
1. Khái niệm về quản lý nguy cơ
1.1. Những thuật ngữ cơ bản trong quản lý nguy cơ thảm họa
Bảy thuật ngữ cơ bản thường được sử dụng trong quản lý thảm họa bao gồm:
- Hiểm họa
- Cộng đồng
- Tính dễ bị tổn thương
- Nguy cơ
- Năng lực (sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp)
- Tình huống khẩn cấp
- Thảm họa
Các tác giả khác nhau có thể định nghĩa những thuật ngữ này theo các cách khác nhau
(WHO, 1999). Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các khía cạnh chung trong
những định nghĩa. Những điểm chung trong các định nghĩa khác nhau về những thuật ngữ
trên được tóm tắt dưới đây:
220
Hiểm họa (Hazard)
Hiểm họa là khả năng gây hại tiềm tàng. "Hiểm họa là bất cứ hiện tượng nào có khả
năng phá vỡ hay gây thiệt hại cho con người và môi trường" (WHO, 1999, tr.31). Nói cách
khác, hiểm họa là hiện tượng/sự kiện có thể gây chết người, chấn thương và gây thiệt hại về
kinh tế hay phá hủy môi trường. Ví dụ: bão, lũ lụt, động đất, cháy, sóng thần, núi lửa phun,
rò rỉ hóa chất độc hại, rõ rỉ chất phóng xạ, tràn dầu…
Có một số cách phân loại hiểm họa khác nhau cùng tồn tại. Về cơ bản hiểm họa có thể
chia làm 2 loại là hiểm họa tự nhiên (bão, lụt, động đất,…) và hiểm họa do con người gây ra
(cháy, nổ, sập công trình xây dựng,…). Một cách phân loại khác là dựa vào bản chất hiểm
họa, người ta có thể phân làm bốn loại sau:
Hiểm họa tự nhiên (lũ lụt, động đất, bão,…)
Hiểm họa kĩ thuật (hiểm họa hạt nhân, xây dựng, …)
Hiểm họa sinh học (bệnh dịch: bệnh than, đậu mùa, …)
Hiểm họa xã hội (chiến tranh, khủng bố, bạo động, …)
Cộng đồng (Community)
Theo nghĩa thông thường, cộng đồng được hiểu là một nhóm người sống trong một khu
vực địa lý, có tổ chức xã hội và hành chính, có chia sẻ về nguồn lực và trách nhiệm. Trong
lĩnh vực quản lý thảm họa, cộng đồng bao gồm năm thành phần sau đây:
- Người
- Tài sản (tài sản cá nhân, cơ sở hạ tầng)
- Dịch vụ (dịch vụ hành chính, y tế, du lịch, thương mại, giao thông vận tải v.v)
- Sinh kế (nghề nghiệp, phương thức kiếm sống)
- Môi trường (tự nhiên và xã hội)
Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability)
Tính dễ bị tổn thương là tính nhạy cảm của cộng đồng với một loại hiểm họa nhất định.
Tính dễ bị tổn thương liên quan tới mức độ thiệt hại hay hậu quả có thể xảy ra khi một hiểm
họa tác động tới cộng đồng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính dễ bị tổn thương của một
cộng đồng, ví dụ: đặc điểm địa lý, nhân khẩu, tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, khả năng
hồi phục của môi trường, trình độ phát triển khoa học kĩ thuật, sự khác biệt về xã hội, cũng
như nền kinh tế, chính trị của vùng và toàn cầu.
Yếu tố địa lý: đặc điểm địa lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn
thương. Ví dụ: cộng đồng sống ở vùng đất thấp (đồng bằng sông Cửu Long) dễ bị tổn
thương bởi lũ lụt; cộng đồng sống gần sông suối, khe núi ở vùng núi phía Bắc dễ bị tổn
thương bởi lũ quét và sạt lở đất; cộng đồng sống ở vùng ven biển miền Trung dễ bị tổn
thương bởi bão, lụt.
Yếu tố đặc điểm sinh học: người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật là những người có
nhiều hạn chế trong việc tự di chuyển và thực hiện các biện pháp để bảo vệ chính mình, do
đó nhóm người này dễ bị tổn thương trước những hiểm họa hơn so với những nhóm người
khác.

221
Tuy nhiên, nhữngcộng đồng cùng sống trong những vùng địa lý giống nhau nhưng
trình độ phát triển khoa học kĩ thuật khác nhau thì tính dễ bị tổn thương cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ: nếu cộng đồng sống tại vùng ven biển miền Trung sống trong những ngôi nhà được
thiết kế và xây dựng đúng tiêu chuẩn có thể chịu được bão lớn thì tính dễ bị tổn thương của
cộng đồng đó sẽ được giảm đi. Ví dụ: ở Nhật Bản, một đất nước có nền khoa học kĩ thuật
phát triển nhưng lại thường có động đất. Tại những vùng hay xảy ra động đất, các công trình
xây dựng đều phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để có thể không sụp đổ khi có động đất xảy ra
với một cường độ nhất định. Kết quả là tính dễ bị tổn thương của các công trình xây dựng và
dân cư trong khu vực được giảm đi.
Kinh tế, trình độ khoa học và khả năng/ sự chuẩn bị sẵn sàng của cộng đồng là yếu tố
cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương của cộng đồng. Ví dụ: mặc dù động
đất ở Chi Lê (27 tháng 2 năm 2010) có cường độ cao hơn động đất ở Haiti (13 tháng 1 năm
2010) nhiều lần nhưng thiệt hại về người lại rất nhỏ (hơn 700 người chết) so với thiệt hại về
người do động đất ở Haiti (trên 200.000 người chết). Nguyên nhân chính là do Chi Lê có
nền kinh tế phát triển hơn nên có điều kiện xây dựng những công trình bảo đảm chống được
động đất, trong khi đó ở Haiti, do hạn chế về kinh tế nên phần lớn các công trình không
được xây dựng đủ tiêu chuẩn để chống được động đất. Hơn nữa, Chi Lê nằm trong khu vực
có nguy cơ động đất cao hơn nên ngoài việc các công trình được xây dựng đủ tiêu chuẩn
chống động đất, cộng đồng còn thường xuyên được đào tạo, diễn tập phòng chống tác hại
động đất nên khi có động đất xảy ra, người dân đã đáp ứng nhanh, hiệu quả dẫn đến số
người bị thiệt mạng được giảm thiểu.
Nguy cơ (Risk)
Nguy cơ là khả năng một hậu quả không mong muốn có thể xảy ra khi hiểm họa tác
động đến cộng đồng. Những hậu quả đó là khả năng bị tử vong, bị thương, mắc bệnh, bùng
phát dịch, ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe tâm thần, cơ sở vật chất bị hư hỏng hay phá hủy.
Nguy cơ có thể được xem như sự tương tác giữa hiểm họa và tính dễ bị tổn thương. Sự
tương tác này có thể được minh họa bằng mô hình sau đây:

TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG
NGUY CƠ = HIỂM
HỌA * NĂNG LỰC

Từ mô hình này ta có thể thấy: nếu có hiểm họa nhưng không có tính dễ bị tổn thương, thì sẽ
không có thảm họa và nếu có tính dễ bị tổn thương nhưng không có hiểm họa thì cũng
không có thảm họa. "Một thảm họa xảy ra khi có một số lượng lớn người dễ bị tổn thương
trải qua một hiểm họa và chịu những thiệt hại và/hoặc sự phá vỡ nghiêm trọng nguồn sống
của họ ở mức không thể hồi phục được nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài" (Blaikie và
cs. 1994, tr. 21). Nếu cộng đồng có khả năng ứng phó cao, đồng nghĩa với tính dễ bị tổn
thương giảm đi thì nguy cơ sẽ giảm. Như vậy, hiểm họa luôn tồn tại, không thể loại trừ được
222
hết hiểm họa, do đó tăng khả năng ứng phó của cộng đồng, giảm tính dễ bị tổn thương là
trung tâm của quản lý thảm họa.
Năng lực (sự chuẩn bị sẵn sàng - Capacity/Readiness)
Chuẩn bị sẵn sàng là yếu tố quyết định mức độ nghiêm trọng và khả năng quản lý
những hậu quả của thảm họa. Chuẩn bị sẵn sàng làm cho cộng đồng sẵn sàng với một thảm
họa có thể xảy ra. Năng lực ứng phó của cộng đồng đối với thảm họa bao gồm tất cả những
nguồn lực của cộng đồng (kiến thức, kỹ năng, khoa học kỹ thuật, tài chính, luật pháp…) và
những hoạt động nhằm giảm nguy cơ. Năng lực cũng bao gồm sự thích ứng với các hiểm
họa của cộng đồng và khả năng phục hồi sau thảm họa. Sau đây là một số ví dụ về một số
hoạt động chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thảm họa:
- Đào tạo cán bộ y tế nhằm nâng cao năng lực quản lý thảm họa
- Truyền thông, giáo dục cộng đồng biết cách trú ẩn, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm
khi có động đất, lũ lụt, cháy v.v.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm (còi báo động, kẻng, hệ thống thông tin v.v.)
- Xây dựng hệ thống thông tin trong tình trạng khẩn cấp
- Chuẩn bị sẵn trang thiết bị, phương tiên, nhân lực,….
- Hướng dẫn người dân chuẩn bị túi thuốc cấp cứu gia đình
- Chuẩn bị những vật dụng cần thiết trong trường hợp bị lụt (lương thực, chất đốt,
đèn pin, quần áo v.v.)
- Lập kế hoạch sơ tán, kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, kế hoạch quản lý chấn thương
hàng loạt v.v.
- Diễn tập, v.v
Tình huống khẩn cấp (Emergency)
Là một sự kiện xảy ra đòi hỏi phải có những hành động đáp ứng ngay lập tức để phòng
và giảm tác động của sự kiện đó đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Trong tình trạng
khẩn cấp, cộng đồng vẫn đủ nguồn lực và khả năng đáp ứng với tình trạng này, chưa cần đến
sự trợ giúp từ bên ngoài. Ví dụ: một cơn bão cấp 12 sắp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung trong
12 giờ tới, một vụ động đất cấp 8 xảy ra trên biển có cảnh báo sóng thần, ... Những sự kiện
này đều đòi hỏi cộng đồng có hành động ứng phó ngay lập tức (sơ tán khỏi vùng nguy
hiểm…).
Thảm họa (Disaster)
Là tình huống khẩn cấp trong đó nhu cầu của cộng đồng vượt quá khả năng đáp ứng
của cộng đồng bị ảnh hưởng do đó cần sự hỗ trợ từ bên ngoài (quốc gia hoặc quốc tế). Định
nghĩa về thảm họa và phân loại thảm họa sẽ được trình bày chi tiết trong Mục 1.2. Các định
nghĩa trên đây về bảy thuật ngữ cơ bản được tóm tắt trong Bảng 1.
Bảng 1. Tóm tắt định nghĩa bảy thuật ngữ cơ bản
Khung logic các thuật ngữ cơ bản
Hiểm họa (Hazard) Nguy cơ (Risk)
Bất kì mối đe dọa tiềm tàng nào đối với an Những hậu quả có thể xảy ra khi hiểm họa
223
toàn/sức khỏe của cộng đồng tác động tới cộng đồng
Tình huống khẩn cấp (Emergency) Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability)
Bất kì mối đe dọa thực sự nào đối với an Những yếu tố quyết định mức độ nghiêm
toàn/sức khỏe của cộng đồng trọng của những hậu quả của thảm họa
Thảm họa (Disaster) Năng lực (Capacity)
Là tình huống khẩn cấp trong đó nhu cầu của Là yếu tố quyết định mức độ nghiêm trọng
cộng đồng vượt quá khả năng đáp ứng của và khả năng quản lý những hậu quả của thảm
cộng đồng bị ảnh hưởng, do đó cần sự hỗ trợ họa.
từ bên ngoài (quốc gia hoặc quốc tế).
Cộng đồng (Community): người, tài sản, dịch vụ, sinh kế và môi trường (những yếu tố
phơi nhiễm với hiểm họa)

1.2. Nguyên tắc quản lý nguy cơ thảm họa trong cơ sở y tế


Những nguyên tắc Quản lý nguy cơ thảm họa chung cũng được áp dụng trong Quản lý
nguy cơ thảm họa trong cơ sở y tế. Quản lí nguy cơ là một chiến lược tổng hợp nhằm giảm
nguy cơ đối với cộng đồng thông qua giảm phơi nhiễm với hiểm họa, giảm tính dễ bị tổn
thương (của cộng đồng và cơ sở y tế), tăng cường sự chuẩn bị sẵn sàng và năng lực đáp ứng
với thảm họa.
Quản lý nguy cơ thảm họa được tóm tắt trong Mô hình Quản lý nguy cơ thảm họa sau:

TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG
NGUY CƠ = HIỂM
HỌA * NĂNG LỰC
Như đã đề cập trên đây, muốn quản lý tốt nguy cơ, phải tác động đồng thời các thành
phần trong mô hình. Trong đó:
- Đối với “Hiểm họa”: Xác định những loại hiểm họa đối với cơ sở y tế (bão, lụt, sạt lở
đất, cháy nổ,….)
- Đối với “Tính dễ bị tổn thương”: Xác định thành phần của cộng đồng dễ bị tổn
thương với loại hiểm họa cụ thể. Phân tích các đặc điểm của từng thành phần của
cộng đồng để xác định ưu tiên tính dễ bị tổn thương trong cộng đồng (bệnh nhân, cán
bộ y tế, khoa,…).
- Đối với “Năng lực”: Đánh giá năng lực chuẩn bị sẵn sàng hiện có, xác định sự thiếu
hụt về năng lực. Tực hiện các can thiệp nhằm nâng cao năng lực của cơ sở y tế (cơ sở
hạ tầng, sự chuẩn bị sẵn sàng, nâng cao năng lực ứng phó của cán bộ y tế, người
bệnh,…)

224
225
Qui trình quản lý nguy cơ bao gồm:

CHÍNH SÁCH CỦA


CHÍNH PHỦ

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU


GIẢM NGUY CƠ

PHÁT HIỆN HIỂM HỌA

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ

LẬP KẾ HOẠCH QUẢN


LÝ NGUY CƠ

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH


QUẢN LÝ NGUY CƠ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ


THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
QLNC
Sáng kiến của Chính phủ: Quản lý nguy cơ thảm họa khởi đầu bằng sự cam kết mạnh mẽ
từ chính phủ. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ thông qua việc:
- Xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia giảm nhẹ thiên tai.
- Quốc hội thông qua Luật phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013, có hiệu
lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2014.
- Tham gia tích cực Công ước Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu và các hoạt
động quốc tế chống biến đổi khí hậu.
- Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho từng vùng của Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch quốc gia chống biến đổi khí hậu.

226
Xác định mục tiêu giảm nguy cơ
Các hướng dẫn về quản lý nguy cơ phải phản ánh nhu cầu xã hội bảo vệ tính mạng và
tài sản trước thiên tai, làm rõ những mục tiêu cần đạt được thông qua việc triển khai một hệ
thống quản lý nguy cơ từ Trung ương đến địa phương.
Phát hiện hiểm họa
Trong quá trình phát hiện hiểm họa, những hiểm họa chính được xác định dựa trên
những sự kiện thảm họa trong lịch sử, hậu quả và mức độ nghiêm trọng quan sát được trong
những sự kiện thảm họa của một quốc gia cũng như của các quốc gia khác. Để phát hiện
hiểm họa một cách hiệu quả cần sử dụng những phương pháp thích hợp, có sự tham gia của
các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng sống trong vùng có hiểm họa.
Đánh giá nguy cơ
Đánh giá nguy cơ đượ thực hiện nhằm ước lượng số lượng thiệt hại có thể xảy ra do
thiên tai và tác động của thiên tai tới xã hội. Khi nào không thể tiến hành đánh giá định
lượng nguy cơ được, đánh giá định tính được thực hiện để đánh giá nguy cơ. Kết qảu đánh
giá nguy cơ đầy đủ và sát thực rất quan trọng cho việc tìm giải pháp giảm thiểu nguy cơ.
Kịch bản ứng phó với thảm họa cũng được được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá nguy
cơ.
Lập kế hoạch quản lý nguy cơ
Kết quả đánh giá nguy cơ được sử dụng để xây dựng những mục tiêu và chính sách
cụ thể, chỉ rõ những nguy cơ chính cần được quản lý (ví dụ loại thảm họa, khu vực cần ưu
tiên bảo vệ,…). Trong quá trình này, những đặc điểm của nguy cơ chủ yếu, kinh phí, các
giai đoạn của dự án và những ưu tiên được xác định. Một kế hoạch tổng thể sau đó được
xây dựng, xem xét đến các chủ đề như sự liên tục của nội dung trong kế hoạch tổng thể,
phương pháp phù hợp, cơ chế và phân công trách nhiệm.
Thực hiện kế hoạch quản lý nguy cơ
Sau khi kế hoạch được phê chuẩn, kế hoạch phải được thực hiện. Những hoạt động
ưu tiên cần được thực hiện trước, trong khi đó các hoạt động khác trong kế hoạch cũng cần
được thực hiện theo lộ trình.
Đánh giá thực hiện kế hoạch

Hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch quản lý nguy cơ cần được đánh giá định kỳ và
đánh giá khi kế thúc kế hoạch. Việc đánh giá định kỳ nhằm phát hiện những khó khăn,
những điều chưa phù hợp với thực tế để có điều chỉnh phù hợp. Đánh giá khi kết thúc kế
hoạch nhằm xác định hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch, rút ra những kinh nghiệm trong
triển khai kế hoạch và đặc biệt có thể phát hiện những nguy cơ mới hoặc những thay đổi
trong các nguy cơ đã phát hiện và can thiệp từ kế hoạch trước. Kết quả đánh giá sau khi thực
hiện kế hoạch là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý nguy cơ trong giai đoạn tiếp
theo.
2. Hậu quả của thảm họa đối với cơ sở y tế và quản lý hậu quả của thảm họa
2.1. Hậu quả của thảm họa đối với cơ sở y tế
227
Cơ sở y tế cũng là một trong năm thành phần của cộng đồng, do đó cơ sở y tế cũng tồn
tại những nguy cơ và có thể chịu những hậu quả khi xảy ra thảm họa. Bệnh viện, phòng
khám, trung tâm y tế, trang thiết bị y tế, thuốc,… và nhân viên tại các cơ sở này có thể chịu
những tác động của thảm họa. Những thiệt hại này lại xảy ra vào thời điểm bất lợi nhất, khi
mà nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của cộng đồng ở mức độ cao hơn.
2.1.1. Cơ sở hạ tầng y tế bị phá huỷ
Thảm họa có thể trực tiếp làm hư hại hay phá huỷ hoàn toàn cơ sở chăm sóc y tế, gây
ra các mức độ tàn phá khác nhau về mặt cấu trúc (là các phần chịu lực trong toà nhà như
tường, khung nhà) và phi cấu trúc (là các cấu phần của một toà nhà không đóng vai trò chịu
lực như trần nhà, cửa, mái hiên, trang thiết bị v.v.). Khi cấu trúc của cơ sở y tế bị ảnh hưởng,
mọi hoạt động đều bị ngưng trệ. Ngay cả khi các cơ sở y tế có cấu trúc vững chắc, các cơ sở
này cũng có thể chịu ảnh hưởng trong thời gian dài do hệ thống cung cấp các dịch vụ thiết
yếu như điện, nước hay đường xá bị ở ngoài khu vực cơ sở y tế phá huỷ. Hàng ngày, các cơ
sở y tế muốn hoạt động được phải cần đến các đơn vị cung cấp các dịch vụ thiết yếu như
điện nước, thông tin liên lạc. Hệ thống cấp cứu cũng phải phụ thuộc vào các cơ quan phụ
trách giao thông, để đảm bảo đường xá có thể đi lại được. Mọi thiên tai đều tiềm ẩn khả
năng các dịch vụ thiết yếu này bị phá huỷ. Điện có thể bị cắt, đường dây thông tin liên lạc có
thể bị khá vỡ, mặt đường có thể bị vỡ hay bị xới lật tung lên. Đường ống ngầm chứa nước
sạch, nước thải… có thể bị nứt, vỡ. Các hệ thống xử lý nước có thể bị quá tải do lượng nước
lớn từ các trận lũ lụt mang lại. Nếu thiếu các dịch vụ thiết yếu này, hệ thống chăm sóc y tế
không thể hoạt động được. Các cơ sở y tế lớn như bệnh viện thường duy trì các hệ thống dự
phòng để sử dụng trong trường hợp cơ sở hạ tầng bị thiên tai ảnh hưởng (Shoaf & Rottman,
2000).
Lực tác động của động đất, gió lốc có thể phá huỷ vật tư, trang thiết bị y tế khi chúng
rơi, đổ xuống sàn hoặc bị vật khác va vào. Việc phá huỷ trang thiết bị, vật tư y tế, đặc biệt là
những tổn thất liên quan đến các hoạt động xét nghiệm và dược đặt thêm gánh nặng cho cơ
sở y tế vốn đang phải nỗ lực cung cấp dịch vụ trong khi số lượng bệnh nhân tăng lên. Bên
cạnh đó, việc mất hồ sơ bệnh án cũng làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống y tế.
Hệ thống giao thông cũng rất dễ chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai khác
nhau. Sự phá huỷ hệ thống giao thông kết hợp với việc hệ thống thông tin liên lạc bị phá vỡ
sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới khả năng ứng phó với thảm họa của ngành y tế. Chẳng hạn hệ
thống giám sát dịch bệnh có thể bị ngưng trệ, dẫn tới việc kiểm soát các bệnh truyên nhiễm
bị thất bại, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Một ví dụ về tác động trực tiếp của thảm họa lên hệ thống chăm sóc y tế là sự kiện các
bệnh viện bị phá huỷ sau trận động đất năm 1994 ở Northridge, Mỹ. 18 bệnh viện chịu các
mức độ tàn phá khác nhau về mặt cấu trúc và phi cấu trúc. Một số bệnh viện phải sơ tán
bệnh nhân. Nhiều bệnh viện không thể chữa trị cho những người đến cấp cứu. Các ảnh
hưởng lên hoạt động của cơ sở y tế không chỉ xuất phát từ nguyên nhân bị tàn phá về cấu
trúc. Trong trận động đất ở Northridge, Mỹ nêu trên, phần phá huỷ nặng nề nhất của các
bệnh viện nằm ở đường ống dẫn nước. Nhiều bệnh viện, mặc dù có cấu trúc chắc chắn
228
nhưng cũng không hoạt động được do hệ thống dẫn nước bị phá vỡ, làm ngập nước nhiều hồ
sơ bệnh án, trang thiết bị y tế, máy tính và các thiết bị điện tử khác (Shoaf & Rottman,
2000). Trong trận động đất xảy ra vào tháng 4 năm 2015 tại Nepal, theo đánh giá nhanh của
Tổ chức Y tế thế giới ở thời điểm một tuần sau trận động đất, toàn bộ bệnh viện tại 4 trong
số 12 khu vực chịu tác động nặng nề nhất ở Nepal là Ramechhap, Trihuli, Chautaratara và
Rasuwa đều bị phá huỷ hoàn toàn hoặc bị tàn phá nặng nề đến mức không thể hoạt động
được. Năm bệnh viện lớn còn lại tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất chỉ hoạt động
cầm chừng trong trạng thái thiếu thốn rất nhiều thuốc và trang thiết bị (World Health
Organization, 2015). Ở Việt Nam, Tổ chức y tế thế giới đã thực hiện một số đánh giá về
thiệt hại cơ sở y tế sau thiên tai. Theo báo cáo đánh giá nhanh thiệt hại về y tế sau bão
Xangsane năm 2006 thực hiện tại ba tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất là Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, 36,7% số bệnh viện tuyến tỉnh đã bị ảnh hưởng. Tốc mái và đổ tường bao là
những thiệt hại phổ biến nhất tại các cơ sở y tế này. Tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện bị ảnh
hưởng bởi bão Xangsane tại ba tỉnh lên tới 75%. Hầu hết các cơ sở y tế tuyến huyện bị ảnh
hưởng vẫn duy trì hoạt động, mặc dù rất khó khăn. Có một bệnh viện huyện tại Huế gần như
bị phá huỷ hoàn toàn và phải di chuyển đến địa điểm gần đó để tiếp tục hoạt động. Tỷ lệ
trạm y tế xã bị ảnh hư hại do bão là 46,9%. Riêng ở Đà Nẵng, 100% trạm y tế đều bị ảnh
hưởng. Chi phí khôi phục các cơ sở y tế tuyến huyện và xã tại ba tỉnh ước tính lên tới
khoảng 4,5 triệu đô la Mỹ. Các chi phí này chủ yếu sử dụng cho việc sửa chữa tường, mái,
cửa sổ, cửa ra vào cùng các trang thiết bị quan trọng như máy X quang.
2.1.2. Tổn thất về nhân lực y tế
Bên cạnh những tổn thất về cơ sở hạ tầng, các nhân viên y tế cũng có thể là nạn nhân
của thảm họa. Khi thảm họa xảy ra, nhân viên y tế có thể bị tử vong, bị thương, mất người
thân, nhà cửa của họ có thể bị phá huỷ. Ngay cả khi họ đủ sức khỏe thể chất để làm việc
nhưng vẫn phải đương đầu với các vấn đề liên quan đến cảm xúc và tâm lý. Họ cần được
biết là gia đình mình có ổn hay không. Họ cũng cần thời gian để sửa chữa nhà cửa, sắp xếp
việc nhà. Những nhu cầu này của nhân viên y tế lại đến cùng lúc với tình trạng bệnh nhân
tăng lên, vượt quá khả năng đáp ứng của các cơ sở y tế. Tình trạng này có thể dẫn đến việc
thiếu nhân lực y tế làm việc sau khi thảm họa xảy ra và ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ y tế
cho cộng đồng. Báo cáo về thiệt hại do thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân tại tỉnh
huyện Soso thuộc Fukushima Nhật Bản năm 2011 cho thấy những thiệt hại nặng nề về nhân
lực của các bệnh viện ở địa phương này. Tình trạng thiếu nhân lực y tế đạt đỉnh điểm trong
vòng một tháng đầu tiên sau thảm họa (chỉ có 47% nhân viên đi làm). Sự thiếu hụt nhân viên
văn phòng là trầm trọng nhất (chỉ có 38% báo cáo là quay trở lại với công việc), tiếp đó là
thiếu y tá (48% báo cáo quay trở lại nơi làm việc). Tình trạng thiếu nhân lực vẫn tiếp diễn
ngay cả ở thời điểm 18 tháng sau khi thảm họa diễn ra (thời điểm tiến hành thống kê thiệt
hại nhân lực) (Tsubokura et al, 2011). Những bằng chứng này cho thấy sau một thảm họa
mà những tổn thất về chức năng của bệnh viện vượt xa các tổn thất về cơ sở hạ tầng, việc hỗ
trợ nhân lực quy mô lớn ở giai đoạn ngay sau khi thảm họa xảy ra mà hỗ trợ nhân lực quy
mô nhỏ hơn ở giai đoạn sau đó là cần thiết, không chỉ nhân lực ở khối lâm sàng mà cả nhân
229
lực không thuộc khối lâm sàng.
2.1.3. Năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu bị ảnh hưởng
Bên cạnh các tác động trực tiếp, thảm họa cũng gây ra các tác động gián tiếp lên sức
khỏe người dân. Những tác động này chủ yếu xuất phát từ những tổn thất trong công tác
chăm sóc y tế thường quy do hệ thống y tế bị phá huỷ và sự quá tải của các cơ sở y tế trong
thời điểm xảy ra thảm họa. Những tổn thất, hư hại của hệ thống y tế có thể có tác động rất
lớn đối với sức khỏe của người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai. Bên cạnh
nhu cầu chăm sóc sức khỏe khẩn cấp do thảm họa gây ra, còn thêm nhu cầu của những
người vốn có bệnh từ trước đó, do thảm họa xảy ra mà họ không được chữa trị kịp thời. Có
những nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu nếu không được đáp ứng có thể có ảnh hưởng bất
lợi tới quần thể. Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý bệnh mạn tính
như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu khác cần phải được duy trì và cung cấp cho cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Một
số thành viên trong một cộng đồng có thể còn có các nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt,
cần sử dụng các thuốc phải kê đơn. Nếu các dịch vụ cung ứng thuốc bị ngừng trệ thì những
người cần phải sử dụng các thuốc phải kê đơn sẽ không có thuốc để chữa trị (Shoaf &
Rottman, 2000).
2.2. Quản lý hậu quả của thảm họa đối với cơ sở y tế
Quản lý hậu quả của thảm họa đối với cơ sở y tế tại Việt Nam được thực hiện theo
Phương châm Bốn tại chỗ. Tại Việt Nam, phương châm Bốn tại chỗ trong phòng chống
thảm họa đã được hình thành và áp dụng rộng rãi trên cả nước. Bốn tại chỗ bao gồm:
- Chỉ huy tại chỗ
- Lực lượng tại chỗ
- Phương tiện tại chỗ
- Hậu cần tại chỗ
Phương châm Bốn tại chỗ thể hiện rõ quan điểm khẳng định tầm quan trọng của việc
chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng khi thảm họa xảy ra của cộng đồng. Việt Nam đã có nhiều kinh
nghiệm trong việc triển khai thực hiện phương châm Bốn tại chỗ. Một số ví dụ cụ thể về
việc áp dụng phương châm Bốn tại chỗ tại các địa phương trong cả nước đã được tổng kết
và ghi lại trong cuốn “Phương châm Bốn tại chỗ tại Việt Nam” do dự án “Vận động chính
sách phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng” (JANI) thực hiện với sự tài trợ của Ủy
Ban Nhân Đạo Châu Âu (European Commission for Humanitarian Aids and Civil Protection
department-ECHO) (xem chi tiết trong “Phương châm Bốn tại chỗ tại Việt Nam”).
Phương châm Bốn tại chỗ cũng đã được ngành Y tế vận dụng trong toàn hệ thống, đặc
biệt từ cấp tỉnh đến huyện và xã. Việc này thể hiện ở chỗ:
- Chỉ huy tại chỗ: Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được thành
lập tại các cấp của ngành y tế, từ Bộ Y tế đến Sở Y tế và Trung tâm Y tế huyện (xem
chi tiết trong bài Hệ thống tổ chức quản lý thiên tại tại Việt Nam).
- Lực lượng tại chỗ: đó là nhân viên y tế tại các cơ sở y tế được huấn luyện và giao
nhiệm vụ cụ thể, tại các bệnh viện có các đội cấp cứu lưu động, tại các Trung tâm y
230
tế dự phòng tỉnh, huyện có các đội phòng chống dịch, vệ sinh môi trường. Lực lượng
có thể được huy động thêm tùy tình hình thiên tai thực tế.
- Phương tiện tại chỗ: bao gồm xe cứu thương, phương tiện và trang thiết bị y tế,
thuốc chữa bệnh và hóa chất phòng dịch, bảo vệ môi trường,…
- Hậu cần tại chỗ: hệ thống dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, vật tư y tế cùng
với hệ thống vận chuyển, phân phối tới những nơi bị thiên tai được chuẩn bị sẵn
sàng.
Phương châm bốn tại chỗ được thực hiện tại Việt Nam cũng phản ánh khái niệm “Quản
lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau trận lũ lịch sử gây thiệt hại lớn về người và
kinh tế xảy ra tại miền Trung vào năm 1999, nhiều dự án tăng cường năng lực phòng chống
thảm họa cho cộng đồng đã được thực hiện, đặc biệt nhiều dự án tập trung vào quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng đã được triển khai và thu được kết quả tốt. Dưới đây là khái
niệm cơ bản về Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng:
Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QLRRTT-DVCĐ) là một phương pháp tiếp
cận giúp giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng ứng phó của cộng
đồng khi thảm họa xảy ra, hướng tới cộng đồng an toàn hơn và có khả năng hồi phục nhanh
hơn sau khi chịu tác động của thảm họa. Phương pháp này đã chứng tỏ hiệu quả trong lĩnh
vực giảm thiểu rủi ro thiên tai và được áp dụng mạnh mẽ trong hơn 2 thập kỷ vừa qua. Tại
Việt Nam, QLRRTT-DVCĐ được giới thiệu từ đầu năm 2000 trong một số dự án của các tổ
chức phi chính phủ quốc tế và cho đến nay có rất nhiều dự án và chương trình của nhà nước
và quốc tế áp dụng. QLRRTT-DVCĐ gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau sau đây:
- Giai đoạn 1: Xác định cộng đồng và Đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia
- Giai đoạn 2: Lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai
- Giai đoạn 3: Thực hiện các hoạt động giảm thiểu rủi ro
- Giai đoạn 4: Theo dõi và đánh giá có sự tham gia
Sau hơn 10 năm triển khai áp dụng Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại Việt
Nam, năm 2009, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế (CECI) chủ trì tổ chức biên soạn
cuốn tài liệu “Hệ thống tài liệu hướng dẫn quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.
Cuốn tài liệu đã trình bày khái niệm cơ bản, chi tiết về các bước thực hiện và công cụ thực
hiện QLRRTT - DVCĐ. Một số ví dụ điển hình cũng được tổng hợp trong cuốn tài liệu này.
Do đó, cuốn tài liệu là một nguồn tham khảo hữu ích cho tất cả những người tham gia vào
hoạt động phòng chống thảm họa.
Sau 10 năm thực hiện, “Khung hành động Hyogo 2005-2015 - Xây dựng khả năng
chống chịu thiên tai của các quốc gia và cộng đồng” thế giới đã đạt được những thành quả rõ
rệt về giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở cấp quốc gia, khu vực và thế giới. Những tiến bộ này dẫn
đến giảm số người tử vong do thiên tai trên toàn thế giới. Bên cạnh những thành quả đạt
được, những bằng chứng về sự gia tăng tiếp xúc với nguy cơ thiên tai đi kèm với quá trình
phát triển kinh tế, xã hội, tăng dân số, di dân từ nông thôn đến đô thị. Hậu quả của sự gia
tăng tiếp xúc này là tử vong, chấn thương và thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới vẫn rất
231
nghiêm trọng. Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc (LHQ) về giảm nhẹ rủi ro
thiên tai (GNRRTT) (14-18/03/2015) tại Sendai, Miyagi, Nhật Bản, đã thông qua “Khung
hành động giảm nhẹ rủi ro thiên tai”. Bảy mục tiêu toàn cầu của Khung hành động này bao
gồm:
1. Giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do thiên tai trên toàn cầu vào năm 2030, nhằm đạt tỷ lệ tử
vong trung bình (1/100.000 người) trên quy mô toàn cầu giai đoạn năm 2020-2030
thấp hơn so với giai đoạn năm 2005-2015.
2. Giảm đáng kể số người bị ảnh hưởng trên toàn cầu vào năm 2030, nhằm đạt tỷ lệ
trung bình (1/100.000 người) quy mô toàn cầu giai đoạn năm 2020-2030 thấp hơn so
với giai đoạn năm 2005-2015.
3. Giảm tổn thất kinh tế do thiên tai trực tiếp gây ra tính theo GDP toàn cầu vào năm
2030.
4. Giảm đáng kể thiệt hại do thiên tai gây ra đối với cơ sở hạ tầng trọng yếu và sự gián
đoạn của dịch vụ cơ bản, trong đó có các cơ sở y tế và giáo dục, thông qua tăng
cường khả năng chống chịu của các cơ sở này vào năm 2030.
5. Gia tăng đáng kể con số các nước có chiến lược GNRRTT quốc gia và chiến lược của
địa phương vào năm 2020;
6. Nâng cao hợp tác quốc tế với các quốc gia đang phát triển thông qua hỗ trợ đầy đủ và
bền vững nhằm bổ sung cho hành động của các quốc gia này trong việc thực khung
hành động này đến năm 2030.
7. Tăng cường đáng kể khả năng tiếp cận và truy cập các hệ thống cảnh báo sớm đa
thảm họa, thông tin và các đánh giá về RRTT cho người dân vào năm 2030.
Để đạt được các mục tiêu trên đây, những ưu tiên hành động bao gồm:
(i) Hiểu biết về rủi ro thiên tai;
(ii) Tăng cường công tác quản lý rủi ro thiên tai;
(iii) Đầu tư vào GNRRTT nhằm tăng cường khả năng chống chịu;
(iv) Tăng cường khả năng sẵn sàng để ứng phó hiệu quả và “Xây dựng lại tốt hơn”
trong công tác phục hồi và tái thiết.
(Chi tiết xem thêm trong tài liệu “Khung hành động Sendai về GNRRTT, 2015-2030”,
bản dịch tiếng Việt trên trang web: phongchongthientai.vn).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ y tế (2011), Quản lý y tế công cộng trong thảm họa
2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định Số:
66/2014/NĐ-CP, ngày 04 tháng 07 năm 2014 “Qui định chi tiết hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật phòng, chống thiên tai”
3. Dự án vận động chính sách phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng (JANI) (2010),
Phương châm bốn tại chỗ trong phòng chống thiên tai.
4. Dự án vận động chính sách phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng (JANI) (2010), Quản
lý rủi do thiên tai dựa vào cộng đồng.
232
5. “Khung hành động Sendai về GNRRTT, 2015-2030”, bản dịch tiếng Việt trên trang web:
phongchongthientai.vn).
6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật số 33/2013/QH ngày
19 tháng 6 năm 2013 “Luật phòng, chống thiên tai”.

233
CHUYÊN ĐỀ 8

CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
THEO HƯỚNG HỘI NHẬP (TIÊU CHUẨN JCI), 5S, LEAN, SIX SIGMA, ISO

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 12 tiết


Số tiết lý thuyết: 08 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Định nghĩa được các phương pháp tiếp cận cải tiến chất lượng bệnh viện theo
hướng hội nhập
2. Áp dụng các phương pháp tiếp cận cải tiến chất lượng bệnh viện theo hướng hội
nhập vào trong thực tiễn.
3. Ứng dụng các nội dung trên vào công tác điều dưỡng thật hiệu quả

NỘI DUNG
1. Đại cương về quản lý chất lượng bệnh viện
1.1. Khái niệm chất lượng bệnh viện
Chất lượng là những tiêu chí cụ thể được miêu tả bằng những ngôn từ định tính hay
được định lượng rõ ràng.
Có nhiều định nghĩa về chất lượng:
Juran định nghĩa: chất lượng là những đặc điểm thích hợp cho sử dụng.
Deming định nghĩa: chất lượng là thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Crosby định nghĩa: chất lượng là làm đúng theo nhu cầu.
Chất lượng bệnh viện là toàn bộ các khía cạnh liên quan đến người bệnh, người nhà
người bệnh, nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu
tố hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh.
Một số khía cạnh chất lượng bệnh viện là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn, người
bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời, tiện nghi, công
bằng, hiệu quả…
Chất lượng của bệnh viện bao gồm những yếu tố:
- Chất lượng dịch vụ gồm chuyên môn, kĩ thuật, chất lượng chăm sóc, chất lượng cung
ứng bữa ăn, quần áo và thông tin cho bệnh nhân.
- Là chất lượng đảm bảo an toàn cho người bệnh và cho nhân viên gồm có: hệ thống kĩ
thuật, chất lượng gây mê hồi sức, chất lượng phẫu thuật, sản khoa, nhi khoa.
- Chất lượng là có độ hài lòng của bệnh nhân cao qua công việc hàng ngày, qua mức độ
hấp dẫn thu hút bệnh nhân được đánh giá qua thăm dò ý kiến của bệnh nhân và qua hình ảnh
của bệnh viện trước công chúng.
234
- Chất lượng còn đánh giá dựa theo đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên, mức độ
thu nhập va thu hút hấp dẫn của nghề nghiệp và mức độ phàn nàn, khiếu nại của nhân viên.
1.2. Các nguyên tắc chất lượng
Năng lực lãnh đạo: Đó là việc phát triển và đào tạo về kỹ năng lãnh đạo chứ
không phải về quản lý. Đó là làm điều đúng đắn, kết hợp với việc làm đúng mọi việc. Đó là
việc đào tạo và phát triển các kỹ năng như lắng nghe, lấy mọi người làm trọng tâm, có tầm
nhìn xa trông rộng, xây dựng nhóm hợp tác làm việc, xây dựng sự đồng thuận và xác lập
các mục tiêu vv. Nhà lãnh đạo là người biết đánh giá đổi mới, cải tiến và thành tích cao.
Cam kết: Cam kết của lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì và thể
chế hoá vấn đề chất lượng và sự cải thiện hoạt động trong các tổ chức y tế. Cam kết có
nghĩa là tham gia chủ động, hỗ trợ chủ động và hào phóng qua việc bố trí nguồn nhân lực
và vật lực cho các nỗ lực cải tiến chất lượng và sự tham gia chủ động của lãnh đạo trong
các hoạt động cải thiện thành tích và trong các nhóm liên quan đến chất lượng.
Lấy khách hàng làm trọng tâm: Trước hết phải biết ai là khách hàng, cả bên trong
và bên ngoài tổ chức. Sau đó phân loại họ thành nhóm khách hàng ‘sống còn’ và khách
hàng quan trọng. Sau khi đã xác định được khách hàng, phải áp dụng các quy trình để
nhận biết nhu cầu và mong đợi của khách hàng, rồi tìm ra cách đáp ứng nhu cầu và mong
đợi đó.
Cải tiến theo định hướng quy trình: đối lập với cải tiến theo định hướng cấu
trúc và định hướng kết quả. Theo Deming, “mỗi tổ chức được tạo thành bởi hàng ngàn quy
trình”, do đó cải thiện các quy trình này sẽ dần dần từng bước và cuối cùng dẫn đến việc cải
tiến tổ chức. Vì vậy, đòi hỏi tổ chức phải tự xác định những quy trình sống còn nhất, tìm
cách nghiên cứu, phân tích những quy trình đó và xây dựng các biện pháp cải tiến.
Tính hệ thống: Avedis Donabedian đưa ra lý thuyết mẫu để đánh giá chất lượng tổ
chức y tế, trong đó, mỗi một tổ chức là một hệ thống với 3 thành phần chính: Cấu trúc
(nguồn lực), quy trình và kết quả. Vì thế, chúng ta cần phải nghiên cứu tổ chức trong bối
cảnh mà các thành phần của nó có liên kết với nhau và đều cần được phân tích và xác định
các thành tố cần phải cải thiện và tăng cường thêm.
Quản lí có sự tham gia của tập thể: so với phương thức quản lý dân chủ là hình
thức quản lýtheo đó các quyết định của một nhóm sẽ được đưa ra trên nguyên tắc đồng
thuận. Đồng thuận ở đây bao gồm cả sự ủng hộ “thống nhất” của tất cả thành viên trong
nhóm và là phương thức để đạt được đồng thuận về mọi quyết định mà nhóm sẽ đưa ra kể
cả với các mức độ ủng hộ và nhiệt tình khác nhau. Phương thức này gắn với nghệ thuật
đàm phán, thuyết phục và thái độ quả quyết.
Trách nhiệm cá nhân. Trong một tổ chức có chất lượng, các nhân viên chịu trách
nhiệm về những công việc hàng ngày cũng như kết quả làm việc của mình sao cho công
việc thể hiện trực tiếp kết quả làm việc, tính cách cũng như sự hài lòng về công việc. Trong
một tổ chức như vậy, mỗi người lao động đều nhận thức được môi trường làm việc, nhu
cầu, khách hành cũng như trách nhiệm của bản thân mình. Mục đích chính của họ là
bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ cũng như kết quả làm việc đạt mức hoàn hảo mà không cần
235
ai phải bảo họ nên hay không nên làm điều gì. Chỉ khi nhân viên hành động theo cách đó họ
mới có thể tự phát hiện những lĩnh vực dễ xảy ra sai sót và khắc phục chúng, cũng như tự
phát hiện thiếu sót để sửa chữa.
Trao quyền cho nhân viên. Khi bạn tới thăm một tổ chức cho dù là trực tiếp hay
trực tuyến, nếu cán bộ mà bạn tiếp xúc được trao quyền thì người đó có thể làm mọi việc
cần thiết để đáp ứng nhu cầu của bạn với tư cách là một khách hàng cho dù đó có phải là
trách nhiệm của họ hay không. Nếu vấn đề không thuộc trách nhiệm của họ, họ sẽ tìm ra
câu trả lời hoặc cách thức để đáp ứng được điều bạn muốn bằng mọi cách,trong khả năng
của họ.
Hạn chế sự khác biệt. Tiêu chuẩn hóa là một phương thức để kiểm soát sự khác biệt
vì mọi người đều có thể sử dụng và áp dụng những tiêu chuẩn giống nhau cho các quy
trình và cấu trúc. Kiểm soát sự khác biệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì sự khác biệt
có tác động tiêu cực tới việc dự báo kết quả cũng như các nhu cầu cần thiết về nguồn
lực. Sự khác biệt (là dao động của một quy trình xung quanh mức trung bình – có thể cao
hơn hoặc thấp hơn mức đó) có thể sẽ khiến cho một quy trình khó có thể đoán trước được,
vì thế kết quả của quy trình đó cũng khó dự đoán và ta khó có thể chuẩn bị đầy đủ để đối
phó với tác động của nó. Vì vậy, một trong các mục tiêu của chương trình chất lượng là
giảm bớt sự khác biệt, qua đó giảm bớt dao động của các quy trình xung quanh một điểm
trung bình, điều này sẽ nâng cao kết quả dự báo, tiết kiệm nguồn lực và tăng cường hiệu
năng.
Can thiệp đón đầu: Đối lập với các can thiệp sau, và là cách cải thiện kết quả hoạt
động có hiệu quả nhất. Thay vì để tình hình trở nên xấu đi mà không làm gì, các tổ chức có
chất lượng nên tìm cách để xác định những lĩnh vực dễ có sai sót và can thiệp đón đầu
TRƯỚC KHI vấn đề xảy ra.. Điều này thực ra cũng giống nguyên tắc dự phòng ban đầu
nhằm loại bỏ căn nguyên của sai sót trước khi nó có thể gây hại cho hệ thống. Trong
phương pháp này một lĩnh vực có vấn để được xác định trước khi nó trở nên có vấn đề
và sẽ được loại bỏ hoặc cải thiện.
Một quy trình không phải là một chương trình: nghĩa là sự cải tiến phải được
thực hiện liên tục giống như một quy trình, chứ không phải như một chương trình có
điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Đánh giá và công nhận: Một vấn đề liên quan đến việc đánh giá là nên thực hiện
đánh giá liên tục, không phải một lần trong năm hoặc là định kỳ. Tại sao phải đợi đến kỳ
hạn định sẵn mới nói với một công nhân là anh ta làm việc tốt hay kém. Tại sao không
làm như vậy thường xuyên và thực hiện thưởng cho việc làm tốt và kết quả hiệu quả. Công
nhận thành tích cũng nên được thực hiện một cách tự do và tiên phong. Nó có thể được
thực hiện theo nhiều cách khác nhau bao gồm và không chỉ giới hạn ở hình thức thưởng
tiền cũng như thưởng bằng các hình thức khác.
Số liệu có vai trò quyết định: Trong kỷ nguyên mà thực hành đều dựa vào bằng
chứng, các tổ chức phải trở thành người sử dụng hiệu quả các dữ liệu và có sẵn số liệu
phục vụ cho việc phân tích và hành động. Không nên quyết định tuỳ tiện mà phải dựa
236
trên các số liệu chính xác. Ở đây, kỹ năng quản lý số liệu theo cách thích hợp cần phải
được đưa vào áp dụng trong tổ chức, bao gồm việc thu thập, phân tích và báo cáo số liệu
một cách hiệu quả nhằm chuyển số liệu thành các thông tin hữu ích.
Hợp tác nhóm: Có rất nhiều lý do giải thích tại sao làm việc nhóm lại có thể có
hiệu quả tích cực cho kết quả cuối cùng. Nhóm có hiệu ứng cộng lực kết hợp các ý tưởng,
kiến thức và kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm. Xây dựng các nhóm làm việc
hiệu quả có xác định rõ nhiệm vụ, gồm những thành viên có khả năng đáp ứng cao và các
lãnh đạo năng động là mục tiêu của bất kỳ chương trình chất lượng nào đặc biệt là chương
trình của một tổ chức hoạt động có hiệu quả cao.
Liên ngành: Một nhóm đơn ngành chỉ bao gồm các thành viên trong một lĩnh vực
chuyên ngành ví dụ nhóm bác sĩ hoặc nhóm điều dưỡng… Nhóm đa ngành là nhóm tập hợp
các cá nhân ở một vài chuyên ngành khác nhau như trong một hội đồng hoặc một đội công
tác và thường có hơn một lĩnh vực chuyên ngành tham gia. Tuy nhiên trong một nhóm liên
ngành, mối quan hệ giữa các thành viên được củng cố vững chắc và tập trung vào một
chức năng và một quy trình. Giữa các thành viên có một số điểm chung: ví dụ nhóm làm
giảm thời gian chờ của bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh ngoại trú có sự tham gia
của các bác sĩ khoa ngoại trú, y tá, kỹ thuật viên Xquang và nhân viên phụ trách đăng ký
khám và phụ trách bệnh viện, mỗi thành viên đại diện cho một bước hoặc một phần của
quy trình khám chữa bệnh ngoại trú.
Giáo dục và đào tạo: Gần như tất cả các chuyên gia về chất lượng đều đồng ý rằng
đào tạo rất quan trọng trong việc tăng cường và bổ sung các kỹ năng mới cho nhân viên.
Biện pháp hiệu quả nhất là đào tạo tại chỗ - nhân viên được đào tạo ngay tại nơi họ làm
việc và có thể ngay lập tức áp dụng những kiến thức đã học trực tiếp lên môi trường làm
việc của mình. Tất nhiên phát triển chuyên môn đến mức cao nhất vẫn là đạt được trình độ
học vấn cao hơn và điều này đi liền với việc giáo dục và đào tạo thường xuyên là cơ chế để
tăng cường thành tích hoạt động của nhân.
Quản lý dự phòng: Dựa trên nguyên lý dự phòng là cách tôt nhất để chống lại bênh
tật, và quản lý dự phòng là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề về quản lý. Đây cũng
chính là nguyên tắc góp phần làm nên lý thuyết cho rằng việc xác định các lĩnh vực có khả
năng dễ xảy ra sai sót nhất, hoặc xác định sớm các vấn đề (khi nó còn chưa đáng kể) là
cách tốt nhất để hạn chế thiệt hại tiềm tàng do các vấn đề trên có thể gây ra nếu để
chúng xảy ra, trở nên lớn hơn hoặc diễn ra kinh niên hơn.
Chuẩn hoá: Có 2 loại chuẩn hoá là chuẩn hoá theo quy trình và chuẩn hoá theo kết
quả. Dù là loại nào thì nó đều là quá trình tìm được sự xuất sắc về thành tích trong một tổ
chức và học cách làm và đạt được điều tương tự như vậy. Trong chuẩn hoá theo kết quả,
một bệnh viện luôn luôn xem xét các bệnh viện có thành tích xuất sắc trong một hoạt động
hoặc một lĩnh vực (ví dụ như một bệnh viện có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp) và lấy
đó làm mục tiêu cần đạt được trong hệ thống của mình. Trong chuẩn hoá theo quy trình,
bệnh viện sẽ nắm bắt vấn đề đó thêm bằng cách cử một nhóm nhân viên (ví dụ nhóm
bác sĩ) tới thăm bệnh viện có thành tích nổi trội trên để học cách đạt được mức thành tích
237
cao để đưa về thực hiện trong bệnh viện của mình.
1.3. Các phương pháp chất lượng
Có rất nhiều phương pháp chất lượng, nhưng trong phạm vi bài này, chúng tôi xin giới
thiệu 3 phương pháp chất lượng chính thường được sử dụng:
[1] – Chuẩn thiết yếu quốc tế về chất lượng y tế và an toàn cho người bệnh (JCI)
[2]- 5S
[3] –Quản lí tinh gọn (Lean )
[4]- Six Sigma (6 Sigma)
[5]- ISO
1.3.1. Chuẩn thiết yếu quốc tế về chất lượng y tế và an toàn cho người bệnh (JCI)
JCI là tổ chức giám định chất lượng bệnh viện tại Mỹ. Tổ chức được thành lập năm
1994. JCI là bộ tiêu chuẩn cao nhất trong lĩnh vực thẩm định chất lượng y tế đang được thế
giới áp dụng với 14 chương chức năng, 321 tiêu chuẩn, 1312 yếu tố đo lường. Với các tiêu
chuẩn so sánh quốc tế chi tiết và toàn diện, JCI là sự bảo chứng cho chất lượng DVYT trên
phạm vi toàn cầu.
Tư tưởng cốt lõi tạo bên giá trị và sự khác biệt của JCI là đặt người bệnh là trọng tâm,
trong đó đề cao việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Nội dung của giá trị này
được JCI quy định rất rõ ràng trong từng tiêu chí: Tiếp cận chăm sóc và chăm sóc liên tục,
Quyền của bệnh nhân và gia đình, Chăm sóc bệnh nhân, Chăm sóc phẫu thuật gây mê, Quản
lý và sử dụng thuốc, Giáo dục bệnh nhân và gia đình
Bộ tiêu chuẩn thiết yếu này xác định 5 lĩnh vực trọng tâm liên quan đến chăm sóc
người bệnh, cải tiến chất lượng và an toàn cho người bệnh được đúc kết từ các nghiên cứu
và y văn. Mỗi lĩnh vực có 10 tiêu chí, tổng cộng có 50 tiêu chí.
Các tiêu chí cung cấp những chiến lược rõ ràng và có thể đạt được giúp giảm thiểu
nguy cơ và rủi ro. Từng tiêu chí có 4 mức độ nỗ lực. Các mức độ nỗ lực được xác định cho
mỗi tiêu chí này sẽ cung cấp phương tiện giúp cho việc đánh giá tiến trình giảm thiểu rủi ro,
nguy cơ và mức độ cải tiến mà mình đã làm được.
Các mức độ nỗ lực:
Mức 0: Không có mong muốn thực hiện các hoạt động của tiêu chí này hoặc hầu như
không có hoạt động nào tại bệnh viện liên quan đến việc giảm nguy cơ rủi ro liên quan
đến tiêu chí này.
Mức 1: Có bắt đầu các hoạt động nhưng chưa hệ thống, đầy đủ và hiệu quả.
Mức 2: Có triển khai các hoạt động tại bệnh viện và các hoạt động này có hệ thống,
có hiệu quả giúp giảm nguy cơ rủi ro tại bệnh viện.
Mức 3: Có dữ liệu chứng minh sự thành công của các hoạt động, nguy cơ được giảm
thiểu và có sự cải tiến liên tục.

238
CHUẨN THIẾT YẾU QUỐC TẾ VỀ
CHẤT LƯỢNG Y TẾ VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH
Tổng quan của các lĩnh vực nguy cơ

Lĩnh
vực 1 2 3 4 5
nguy cơ

Cách thức lãnh Lực lượng lao An toàn môi Chăm sóc lâm Cải thiện chất
Tiêu đạo và trách động giỏi và trường cho sàng cho người lượng và an
chí nhiệm giải thành thạo nhân viên và bệnh toàn
 trình người bệnh

1 Cách thức lãnh Hồ sơ cá nhân Thanh tra các Nhận diện đúng Có hệ thống
đạo và trách và bản mô tả tòa nhà thường bệnh nhân báo cáo sự cố
nhiệm giải trình công việc xuyên
được xác định

2 Sự lãnh đạo đối Sự thẩm tra Kiểm soát các Sự ưng thuận Sự cố rủi ro y
với chất lượng chứng nhận vật liệu nguy hại đồng thuận có khoa được phân
và an toàn bệnh bằng cấp và am hiểu của tích
nhân phạm vi hoạt người bệnh
động chuyên
môn của bác sĩ
3 Sự cộng tác và Sự thẩm tra Chương trình an Đánh giá y khoa Các quá trình
sự hợp tác ở tất chứng nhận toàn cháy nổ của bác sĩ và nguy cơ cao và
cả các cấp bằng cấp của đánh giá điều người bệnh
điều dưỡng dưỡng cho mọi nguy cơ cao
bệnh nhân được theo dõi
và giám sát

4 Những yêu cầu Sự thẩm tra giấy An toàn trang Dịch vụ xét Sự hài lòng của
về chất lượng phép và bằng thiết bị y tế nghiệm sẵn sàng bệnh nhân
trong các hợp cấp của các và tin cậy được theo
đồng về y tế và chuyên gia y tế dõi
quản lý khác

239
5 Chất lượng, an Nhân viên được Nguồn nước và Dịch vụ chẩn Sự hài lòng của
toàn bệnh nhân định hướng nguồn điện ổn đoán hình ảnh nhân viên
và quản lý nguy công việc định sẵn sàng và tin được theo
cơ rủi ro được cậy dõi
phối hợp chặt
chẽ
6 Tuân thủ luật Giám sát sinh Sự phối hợp của Các chăm Có quá trình
pháp và qui viên và người chương trình sóc/điều trị được tiếp nhận và xử
định đang được huấn phòng ngừa và hoạch định và lý than phiền,
luyện, đào tạo kiểm soát được ghi chép khiếu nại của
nhiễm khuẩn vào hồ sơ bệnh khách hàng
án
7 Cam kết thực Huấn luyện kĩ Giảm nhiễm Gây mê và an Các hướng dẫn
hiện quyền của thuật hồi sức trùng liên quan thần/giảm đau lâm sàng và
người bệnh và đến y tế được sử dụng phác đồ điều trị
thân nhân một cách thích có sẵn và được
hợp sử dụng

8 Chính sách/qui Giáo dục nhân Sử dụng thiết bị Dịch vụ phẫu Nhân viên hiểu
trình cho các viên về phòng bảo hộ thuật thích hợp cách thức cải
phẫu thuật/thủ ngừa và kiểm với nhu cầu tiến các quá
thuật và bệnh soát nhiễm người bệnh trình/qui
nhân nguy cơ khuẩn trình
cao
9 Giám sát thực Truyền thông Tiêu hủy vật sắc Việc sử dụng Kết quả lâm
hiện nghiên cứu giữa những nhọn và kim thuốc được quản sàng được theo
trên cơ thể người chăm sóc tiêm đúng cách lý một cách an dõi
người bệnh nhân toàn

10 Giám sát việc Chương trình Tiêu hủy chất Người bệnh Truyền đạt
hiến tạng, ghép bảo vệ sức khỏe thải y tế lây được hướng dẫn thông tin về
tạng và mô cơ và an toàn cho nhiễm đúng để tham gia vào chất lượng và
thể nhân viên Cách quá trình an toàn cho
điều trị cho họ nhân viên

LĨNH VỰC NGUY CƠ 5 - CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN


Các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế và bệnh nhân của họ sẽ tiếp tục gánh chịu các
nguy cơ từ việc chăm sóc điều trị kém chất lượng và không an toàn, nếu các tổ chức không
học hỏi những kinh nghiệm dù tốt hay xấu từ chính họ và không có hành động cải tiến liên

240
tục. Dữ liệu là chìa khóa, là cốt lõi của quá trình học hỏi này. Các tổ chức cần hiểu được
giá trị của việc thu thập và phân tích dữ liệu trong quá trình thực hiện cải tiến. Cần học
hỏi để cải tiến cách xác định các vấn đề ưu tiên, cách thu thập, trình bày dữ liệu để phân
tích tốt hơn, và cuối cùng là hoạch định và triển khai các chiến lược cải tiến. Khi các nhà
lãnh đạo cam kết để thực hiện cải tiến chất lượng thì các dữ liệu sẽ là cơ sở để làm chứng
cứ cho quá trình học hỏi, văn hóa của tổ chức sẽ tập trung vào chất lượng và an toàn. Điều
này giúp tạo ra một môi trường không trừng phạt và khuyến khích đẩy mạnh việc xây
dựng hệ thống báo cáo các sự cố y khoa. Nó cũng giúp đẩy mạnh tinh thần đồng đội ở tất
cả các cấp và cả bệnh nhân cũng sẽ như một thành viên quan trọng của nhóm ê kíp điều trị,
chăm sóc cho họ.
Hầu hết các tổ chức đều biết cần phải thực hiện điều gì để hổ trợ chăm sóc chất lượng
và an toàn cho bệnh nhân nhưng thường không nhất quán trong cách họ thực hiện. Giảm
thiểu sự khác biệt giữa các bác sĩ và điều dưỡng trong việc chăm sóc cho bệnh nhân, giảm
sự khác biệt trong việc chăm sóc giữa các ngày trong tuần và giữa các đơn vị chăm sóc
bệnh nhân, là một sự thách thức rất lớn. Các tiêu chí trong Lĩnh Vực Trọng Yếu này đề
cập đến các giải pháp chiến lược then chốt cần thiết để bắt đầu những nỗ lực này.
TIÊU CHÍ 1: Có hệ thống báo cáo sự cố
Có hệ thống báo cáo sự cố hiệu quả, không mang tính trừng phạt, dựa trên một
định nghĩa rõ ràng của những gì cần được báo cáo, và báo cáo hiệu quả.
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY CƠ
Tần số, cường độ, và tác động của sự cố chỉ được biết nếu dữ liệu được thu thập
và phân tích.
Thông thường, việc xem xét dữ liệu sẽ giúp thuyết phục tổ chức rằng rủi ro/nguy
cơ thực sự hiện diện và có tác động đáng kể do đó phải có hành động để giảm
thiểu rủi ro. Một thách thức thực sự là làm sao để xây dựng một quá trình báo cáo
sự cố rủi ro không có ngụ ý chỉ trích hay trừng phạt.
MỨC NỖ LỰC
Cấp độ 0: Sự cố y khoa không được báo cáo hoặc ít khi được báo cáo.
Cấp độ 1: Các nhà lãnh đạo cam kết thực hiện quá trình báo cáo, các sự cố cần được
báo cáo được xác định rõ ràng, và có chính sách hay qui trình cho quá trình báo cáo.
Cấp độ 2: Qui trình báo cáo sự cố được thực hiện, dữ liệu được thu thập đúng với
các định nghĩa.
Cấp độ 3: Có dữ liệu được dùng để giáo dục nhân viên và cải thiện qui trình báo cáo.

TIÊU CHÍ 2: Sự cố/rủi ro y khoa được phân tích


Tổ chức có phân tích các sự cố/rủi ro y khoa riêng lẻ cũng như tổng hợp các dữ
liệu về các sự cố này. Phân tích tìm cách xác định nguyên nhân gốc rễ của rủi ro sự

241
cố và tạo sự thay đổi trong các qui trình chăm sóc/điều trị để ngăn ngừa sự lặp lại đó.
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY CƠ
Một trong những hoạt động mạnh mẽ nhất giúp làm giảm thiểu rủi ro là điều tra
nguyên nhân cơ bản (nguyên nhân gốc) của sự cố nghiêm trọng và thay đổi các qui
trình để ngăn chặn sự cố tái diễn. Một số sự cố nhất định như bệnh nhân đột tử hoặc
phẫu thuật sai bệnh nhân hoặc sai vị trí sẽ khởi động hoạt động này một cách hiệu quả.
Những dữ liệu sự cố khác có thể được tổng hợp để hiểu các chiều hướng định dạng
như trường hợp bệnh nhân té ngã hay sai sót trong sử dụng thuốc. Các tổ chức có thu
thập dữ liệu nhưng không phân tích dữ liệu và không có hướng hành động thì vẫn còn
là một tổ chức có rủi ro cao. Chỉ thu thập dữ liệu thôi thì vẫn không giảm thiểu được
rủi ro.
MỨC NỔ LỰC
Cấp độ 0: Không có mong muốn thực hiện và quá trình phân tích dữ liệu một cách
thường xuyên.
Cấp độ 1: Có thiết lập quá trình phân tích dữ liệu.
Cấp độ 2: Quá trình đã thiết lập được sử dụng đồng nhất để rút ra các bài học từ các
sự cố.
Cấp độ 3: Những kết quả phân tích sẽ được ứng dụng trong các thay đổi được thực
hiện để giảm thiểu rủi ro tương tự.

242
TIÊU CHÍ 3: Các quá trình nguy cơ cao và người bệnh nguy cơ cao được theo
dõi và giám sát
Các lãnh đạo cần xác định các quá trình chăm sóc có nguy cơ cao và nhóm bệnh
nhân nguy cơ cao. Thiết lập các chỉ số và tiêu chí để giám sát và thu thập dữ liệu về các
quá trình chăm sóc và đối tượng bệnh nhân này
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY CƠ
Sự giảm thiểu nguy co, rủi ro cần tập trung để có hiệu quả. Điểm tập trung cần
thiết đầu tiên mà các nhà lãnh đạo lâm sàng và người khác cần tập trung vào là các quá
trình chăm sóc có nguy cơ cao nhất ( ví dụ chăm sóc cấp cứu, hồi sức) và các đối
tượng bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ, bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, bệnh
nhân hôn mê). Giám sát các quá trình chăm sóc này và các đối tượng bệnh nhân này
sẽ giúp phát hiện các chiều hướng tích cực và tiêu cực; tốt và xấu theo thời gian và sẽ
hướng đến sự cải tiến để làm giảm thiểu các nguy có đó.
MỨC NỖ LỰC
Cấp độ 0: Không thiết lập quá trình để giám sát các thủ thuật/phẩu thuật có nguy cơ
cao và đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao.
Cấp độ 1: Những bệnh nhân có nguy cơ cao và các phẫu thuật/thủ thuật có nguy cơ
cao được xác định, và sự giám sát được bắt đầu.
Cấp độ 2: Có dữ liệu theo dõi, giám sát được phân tích về chiều hướng và những
sự khác biệt, thay đổi.
Cấp độ 3: Những dữ liệu theo dõi giám sát sẽ tạo ra những thay đổi để giảm thiểu
nguy cơ và rủi ro trong các quá trình điều trị và những bệnh nhân được theo dõi đó.

TIÊU CHÍ 4: Sự hài lòng của bệnh nhân được theo dõi
Có quá trình theo dõi đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân với quá trình chăm sóc,
môi trường chăm sóc, và nhân viên của tổ chức.
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY CƠ
Sự hài lòng của bệnh nhân với quá trình chăm sóc, môi trường chăm sóc, và
các nhân viên tham gia trong quá trình chăm sóc điều trị cho họ là thông tin quan
trọng để giúp xác định được chất lượng và an toàn bệnh nhân. Thông tin này rất
hữu dụng trong việc xác định các vấn đề ưu tiên để cải thiện và giúp nhận biết/nhìn
thấy nếu sự cải thiện này có làm gia tăng sự hài lòng bệnh nhân.
MỨC NỖ LỰC
Cấp độ 0: Không có tổ chức qui trình thu thập thông tin về sự hài lòng bệnh nhân.
Cấp độ 1: Có công cụ và qui trình hỗ trợ để theo dõi sự hài lòng bệnh
nhân.
243
Cấp độ 2: Sự hài lòng bệnh nhân được theo dõi thường xuyên và có dữ liệu phân
tích.
Cấp độ 3: Định hướng sự hài lòng bệnh nhân được sử dụng để xác định các khu
vực ưu tiên cho việc cải tiến và đánh giá về sau
TIÊU CHÍ 5: Sự hài lòng của nhân viên được theo dõi
Có quá trình theo dõi sự hài lòng của nhân viên với các quá trình chăm
sóc/điều trị, môi trường chăm sóc, sự hướng dẫn/đào tạo và sẵn sàng hỗ trợ kỹ
thuật để hỗ trợ họ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân hay các nhiệm vụ khác.
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY CƠ
Biết được sự hài lòng của nhân viên với quá trình chăm sóc/điều trị, môi
trường chăm sóc,hướng dẫn đào tạo, và hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp xác định các vấn đề
về chất lượng và an toàn bệnh nhân. Thông tin này rất hữu ích để xác định những vấn
ưu tiên cho việc cải thiện cũng như cho biết sự cải thiện này có giúp nhân viên hài
lòng hơn không. Những nhân viên được hài lòng sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc an
toàn và tận tình, chu đáo cho bệnh nhân.
MỨC NỖ LỰC
Cấp độ 0: Không tổ chức qui trình thu thập thông tin về sự hài lòng nhân viên.
Cấp độ 1: Có công cụ và qui trình hỗ trợ theo dõi sự hài lòng nhân viên.
Cấp độ 2: Sự hài lòng nhân viên thường xuyên được theo dõi và được phân tích dữ
liệu.
Cấp độ 3: Các khuynh hướng về sự hài lòng nhân viên được sử dụng để xác định
ưu tiên cho các cải thiện và đánh giá về sau.

TIÊU CHÍ 6: Có quá trình tiếp nhận và xử lý than phiền và khiếu nại
Có quá trình để tiếp nhận và xử lý các than phiền và khiếu nại từ bệnh nhân, thân
nhân, và những đối tượng khác.
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY CƠ
Các than phiền và khiếu nại thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các qui trình
của bệnh viện có trục trặc và những bệnh nhân khác có thể đang chịu nguy cơ
tương tự. Do đó, than phiền và khiếu nại phải được tiếp nhận thông qua một quá
trình được thiết lập để có thể theo dõi và có hành động giải quyết.
MỨC NỖ LỰC
Cấp độ 0: Không có qui trình giải quyết than phiền và khiếu nại.
Cấp độ 1: Có chính sách hay qui trình tiếp nhận than phiền, khiếu nại nhưng chỉ
thỉnh thoảng mới được sử dụng. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận và giải quyết
không được chuẩn hóa.
Cấp độ 2: Có qui trình tiếp nhận và giải quyết than phiền, khiếu nại mà kết quả

244
được theo dõi, xem xét, và giải quyết.
Cấp độ 3: Dữ liệu than phiền, khiếu nại giúp xác định các vấn đề ưu tiên cho
việc cải thiện.

245
TIÊU CHÍ 7: Các hướng dẫn lâm sàng và phác đồ điều trị có sẵn và được sử
dụng
Có qui trình để xác định các hướng dẫn lâm sàng và các phác đồ điều trị của
những đối tượng bệnh nhân và các dịch vụ điều trị thường gặp nhất, có sự điều chỉnh
để các phác đồ được đúng đắn, thích hợp và luôn sẵn sàng để sử dụng
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY CƠ
Giảm thiểu sự khác biệt sẽ làm giảm nguy cơ. Hướng dẫn lâm sàng và phác đồ
điều trị là công cụ để ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực hành và do đó giảm sự
khác biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
MỨC NỖ LỰC
Cấp độ 0: Không có qui trình xác định những hướng dẫn lâm sàng và phác đồ điều
trị liên quan.
Cấp độ 1: Hướng dẫn lâm sàng và phác đồ điều trị được xác định đối với một số
loại bệnh nhân và dịch vụ điều trị.
Cấp độ 2: Hướng dẫn lâm sàng và phác đồ điều trị được sử dụng cho một số loại
bệnh nhân và dịch vụ điều trị.
Cấp độ 3: Có những dữ liệu hữu ích trong quá trình sử dụng hướng dẫn lâm sàng và
phác đồ điều trị để hiểu rõ và giảm đi những rào cản trong việc sử dụng nó theo thời
gian.

TIÊU CHÍ 8: Nhân viên hiểu cách thức cải tiến các quá trình/qui trình
Nhân viên được đào tạo về các nguyên tắc của cải tiến chất lượng phù hợp
với sự tham gia của họ trong hoạt động cải tiến chất lượng.
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY CƠ
Khi nhân viên nhận thức được về vấn đề chất lượng an toàn bệnh nhân nhưng
không có kiến thức hay công cụ để cải tiến, những rủi ro vẫn còn và có khả năng tiềm
ẩn. Điều quan trọng là khi có cơ hội hay một ưu tiên để thiết lập cải tiến, nhân viên
tham gia vào quá trình thực hiện cải tiến được đào tạo kiến thức căn bản về thực hiện
cải tiến chất lượng.
MỨC NỖ LỰC
Cấp độ 0: Nhân viên không có cơ hội được đào tạo về cải tiến chất lượng.
Cấp độ 1: Có cơ hội được đào tạo nhưng còn giới hạn.
Cấp độ 2: Có tổ chức chương trình đào tạo cho nhân viên tham gia các hoạt động
cải tiến chất lượng và an toàn bệnh nhân.
Cấp độ 3: Những tác động và hiệu quả của chương trình đào tạo được ghi chép bằng
văn bản và được dùng để cải tiến nội dung/mục tiêu trọng tâm của chương trình về

246
sau.

TIÊU CHÍ 9: Kết quả lâm sàng được theo dõi


Bệnh viện có theo dõi kết quả chăm sóc bệnh nhân với những chẩn đoán
thường gặp nhất và kết quả của các phẫu thuật thường gặp cũng như những hoạt
động phổ biến nhất để cải tiến theo thời gian.
HƯỚNG ĐẾN AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
Mục đích của việc chăm sóc bệnh nhân là làm giảm bệnh tật, loại bỏ hay làm
dịu các triệu chứng, và để kéo dài cuộc sống có chất lượng cao. Kết quả của bất kỳ
một giai đoạn nào của quá trình chăm sóc không chỉ dựa vào mức độ mong muốn của
bệnh viện có thể đạt được mà còn phải so sánh với các kết quả trước đó, kết quả của
các bệnh viện đồng cấp và những kết quả đã được công bố. Sẽ có nhiều nguy cơ nếu
kết quả lâm sàng không được theo dõi, sẽ có ít kết quả tối ưu theo các chuẩn mực
mong đợi và những nguy cơ cho bệnh nhân sẽ không được giảm thiểu về sau.
MỨC NỖ LỰC
Cấp độ 0: Không có hiểu biết về kết quả của những chăm sóc người bệnh thường
gặp nhất được cung cấp tại bệnh viện.
Cấp độ 1: Một vài kết quả chăm sóc được theo dõi theo cách xem xét đánh giá đồng
nghiệp, nhưng kết quả không được truyền đạt.
Cấp độ 2: Dữ liệu kết quả được so sánh so với các giai đoạn trước đây và công bố
các tiêu chuẩn định mức nếu có; so sánh với các số liệu ở các tổ chức tương tự, nếu
sẵn có.
Cấp độ 3: Bệnh viện có hệ thống và chủ động tìm kiếm các dữ liệu về kết quả điều
trị từ các tổ chức tương tự và công bố định mức và so sánh với kết quả của mình.

247
TIÊU CHÍ 10: Truyền đạt thông tin về chất lượng và an toàn cho nhân viên
Nhân viên nhận thức được hoạt động chất lượng và an toàn bệnh nhân trong
tổ chức thông qua các báo cáo định kỳ, bản tin, áp phích quảng cáo và những phương
tiện khác.
MỐI LIÊN KẾT VỚI LĨNH VỰC NGUY

Những nỗ lực về chất lượng và an toàn bệnh nhân của một tổ chức sẽ bị đe dọa
nếu nhân viên tin rằng chương trình này chỉ là một hoặc hai sự kiện chứ không hoạt
động liên tục, hoặc nếu nhân viên cảm thấy chương trình không liên quan đến công
việc của họ hoặc được thực hiện bởi người khác. Thường xuyên thông báo đến nhân
viên các thông tin về chất lượng và an toàn bệnh nhân sẽ giúp nhân viên nhìn thấy
chương trình này liên quan nhiều đến các hoạt động công việc của họ.
MỨC NỔ LỰC
Cấp độ 0: Thông tin về chất lượng và an toàn bệnh nhân không thường xuyên
được thông báo cho nhân viên.
Cấp độ 1: Thông tin về chất lượng và an toàn bệnh nhân thỉnh thoảng được thông
báo cho nhân viên.
Cấp độ 2: Thông tin chất lượng và an toàn bệnh nhân thường xuyên được thông báo
cho nhân viên.
Cấp độ 3: Nhân viên sử dụng thông tin được lượng giá này để cải tiến trách nhiệm
công việc của nhân viên có liên quan đến thông tin đã công bố.

248
1.3.2. 5S
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ
quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện
lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để
việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Phương pháp 5S được
phát mình bởi người Nhật và họ cũng rất tự hào khi cả thế giới áp dụng phương pháp
này của họ.
Vậy, 5S là gì?
5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”,
SEIKETSU” và “SHITSUKE”
Theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”,
“SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”
Dịch sang tiếng Việt thì cũng tạo được 5 chữ S, đó là “SÀNG LỌC”, “SẮP
XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”

SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không
cần thiết tại nơi làm việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng
…) không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải
được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất.
Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất
định kì.
SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành
phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ
lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí
quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân
thủ triệt để.
249
SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ
làm việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan
tại nơi làm việc. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.
SEIKETSU (Săn sóc): Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S
đầu tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì,
người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi
cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó
ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.
SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui
định tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối
với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và
chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất
công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.
1.3.2.1. Ý nghĩa của hoạt động 5S:
 Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên
 Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc
 Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở
 Nâng cao chất lượng cuộc sống
 Nâng cao năng suất
Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người
Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực
hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn
bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân xường, người quản lý sẽ cố gắng khơi
dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”,
“máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy
của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình”
một cách tốt nhất.
1.3.2.2. Lợi ích của 5S:
1. Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
2. Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến
3. Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.
4. Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc
5. Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.
6. Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình.
7. Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:
 Cải tiến Năng suất (P – Productivity)
 Nâng cao Chất lượng (Q – Quality)
 Giảm chi phí (C – Cost)
 Giao hàng đúng hạn (D – Delivery)
 Đảm bảo an toàn (S – Safety)
 Nâng cao tinh thần (M – Morale)
Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ diệu.
Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết
250
được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy
móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng
cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc
sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.
1.3.2.3. Bốn yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S
- Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi
thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm
công tác và chỉ đạo thực hiện
- Bắt đầu bằng đào tạo: Đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S,
cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi
đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong
các hoạt động 5S
- Mọi người cùng tự nguyện tham gia: Bí quyết thành công khi thực hiện 5S là
tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người
- Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại
không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quản lý.
1.3.2.4. Các bước áp dụng 5S
Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng
Bước 2: Phát động chương trình
Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh
Bước 4: Bắt đầu bằng Seiri
Bước 5: Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày
Bước 6: Đánh giá định kỳ
1.3.2.5. Gợi ý để thực hiện thành công 5S
- Hai cái đầu luôn tốt hơn một cái đầu – phát huy tối đa phương pháp huy động
trí não .
- Luôn ý thức tìm ra các điểm không thuận tiện để cải tiến.
- Luôn ý thức tìm ra những nơi làm việc không ngăn nắp để cải tiến.
- Tìm ra những khu vực làm việc không an toàn để cải tiến.
- Tìm ra những nơi chưa sạch sẽ để cải tiến.
- Tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ.
- Mở rộng phạm vi vệ sinh bề mặt máy móc.
- Chú ý tới các khu vực công cộng như căng tin, nhà vệ sinh, vườn, hành lang
ngoài và bãi đỗ xe.
- Chỉ ra những bằng chứng mà nhân viên cần phải tăng cường hoạt động 5S.
- Sử dụng hữu hiệu cách thức kiểm soát bằng trực quan.
1.3.3. Quản lí tinh gọn (Lean)
Nhiều khái niệm về Quản lí tinh gọn bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota
(TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm
1950. Từ trước những năm 1980, Toyota đã ngày càng được biết đến nhiều hơn
về tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống sản xuất Just-In-Time (JIT). Ngày
nay, Toyota thường được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất trên
thế giới và là công ty đã đưa ra chuẩn mực về điển hình áp dụng quản lí tinh gọn.
Quản lí tinh gọn đang được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các công ty sản xuất
hàng đầu trên toàn thế giới, dẫn đầu là các nhà sản xuất ôtô lớn và các nhà cung cấp
251
thiết bị cho các công ty này. Quản lí tinh gọn đang trở thành đề tài ngày càng được
quan tâm tại các công ty sản xuất ở các nước phát triển khi các công ty này đang tìm
cách cạnh tranh hiệu quả hơn đối với khu vực châu Á.
Trong y tế, quản lí tinh gọn cũng ngày càng được áp dụng rộng rãi với góc nhìn
bệnh viện là một hệ thống phức tạp với hàng loạt các quy trình và mối liên hệ.
Chi phí y tế đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, nhiều sai sót có thể phòng
ngừa được đã xảy ra. Quản lí tinh gọn có thể áp dụng tại bệnh viện và các cơ sở y tế
nhằm làm giảm lãng phí và các chi phí không cần thiết.

252
Các nguyên tắc chính trong quản lý tinh gọn có thể được tóm tắt như sau:
1. Nhận thức về sự lãng phí – Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và
những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy
trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được
xem là thừa và nên loại bỏ. Ví dụ như việc giảm thời gian và khoảng cách đi lại của
nhân viên y tế và người bệnh trong bệnh viện.
2. Chuẩn hoá quy trình – Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi
tiết gọi là Quy trình chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả
cho tất cả các thao tác do nhân viên thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt
trong cách các nhân viên y tế thực hiện công việc.
3. Quy trình liên tục – Trong sản xuất, Lean thường nhắm tới việc triển khai
một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay
phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được
giảm đến 90%. Trong y tế điều này có thể nhận thấy và áp dụng trong quy trình
khám bệnh, quy trình phẫu thuật, xuất viện v.v…
4. Sản xuất “Pull” – Còn được gọi là Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ
trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới
tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của
công đoạn kế tiếp.
5. Chất lượng từ gốc – Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc
kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc
trong quy trình sản xuất.
6. Liên tục cải tiến – Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng
cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng
đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhân viên trong quá trình cải tiến liên tục.
Các chuyên gia y tế ước tính rằng, khoảng 30-50% các hoạt động y tế có thể
được coi là lãng phí. Cơ hội sử dụng Lean để giảm chi phí là rất lớn, mang lại lợi
ích cho người bệnh, nhân viên y tế, bệnh viện, cơ sở y tế và cộng đồng.
1.3.4. Six Sigma (6 sigma)
6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, tập
trung vào việc thực hiện có hiệu quả các kỹ thuật và các nguyên tắc quản lý chất
lượng đã được thừa nhận. Bằng việc kết hợp các yếu tố trong nhiều lĩnh vực công
nghệ khác nhau, 6 Sigma tập trung vào việc mà không có lỗi hay khuyết tật. Chữ
Sigma (d) theo ký tự Hy Lạp đã được dùng trong kỹ thuật xác suất – thống kê để
đánh giá sự sai lệch của các quá trình. Hiệu quả hoạt động của một công ty cũng
được đo bằng mức Sigma mà công ty đó đạt được đối với các quá trình sản xuất
kinh doanh của họ. Các công ty truyền thống thường đặt 3 hoặc 4 Sigma là mức
Sigma chuẩn cho công ty, mặc dù ở mức đó, xác suất lỗi có thể xảy ra là từ 6200 tới
67000 trên một triệu cơ hội. Nếu đạt tới mức 6 Sigma, con số này chỉ còn là 3,4 lỗi
trên một triệu cơ hội. Ðiều này cho phép đáp ứng được sự mong đợi ngày càng tăng
của khách hàng cũng như sự phức tạp của các sản phẩm và quy trình công nghệ mới
ngày nay.
6 Sigma không hẳn là một kỹ thuật thống kê hay một công nghệ cao, 6 Sigma
dựa trên chính những kỹ thuật đã được thử nghiệm và được khẳng định giá trị từ
253
hàng chục năm nay. Về thực chất, 6 Sigma đã loại bỏ khá nhiều các yếu tố phức tạp,
6 Sigma chỉ lựa chọn các công cụ hữu dụng nhất và đã được kiểm chứng và đào tạo
cho một số nhỏ cán bộ kỹ thuật chủ chốt. Những người này sẽ được gọi là "Ðai đen
6 Sigma" và có chức năng làm đầu mối chỉ đạo việc triển khai thực hiện ở tầm vĩ
mô. Vì vậy, các kỹ thuật do nhóm đai đen này sử dụng thường là các ứng dụng công
nghệ cao, chẳng hạn như là các chương trình ứng dụng máy tính tiên tiến nhất. Còn
các công cụ được sử dụng phổ biến nhằm cải tiến hiệu quả hoạt động được gọi tắt là
DMAIC (viết tắt của các từ tiếng Anh: Define-xác định; Measure - đo lường;
Analyze- phân tích; Improve-cải tiến; Control- kiểm soát). Nội dung các yếu tố này
được mô tả trong bảng sau:

Xác định mục tiêu của các hoạt động cải tiến. ở tầm vĩ mô trong
công ty, các mục tiêu này chính là mục tiêu chiến lược, chẳng
hạn như tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) hay tăng thị
phần. ở quy mô phòng ban chức năng, các mục tiêu này có
D (Define) Xác thể là năng suất hay hiệu quả hoạt động của một bộ phận sản
định xuất. Còn ở quy mô tác nghiệp cụ thể thì đó có thể là mục tiêu
giảm tỷ lệ khuyết tật hoặc tăng số sản phẩm đầu ra đạt chất
lượng... Ðể xác định các mục tiêu cho hoạt động cải tiến có thể
dùng phương pháp phân tích dữ liệu thông kê để tìm kiếm các
cơ hội có thể cải tiến.
Ðo lường hệ thống hiện hành. Cần thiết lập một hệ thống có
đủ độ tin cậy cần thiết để giám sát các hoạt động cải tiến
M Ðo
đang được tiến hành để tiến tới mục tiêu. Bắt đầu bằng việc xác
(Measure) lường
định vị trí hiện tại. Có thể sử dụng các phương pháp phân tích
và mô tả dữ liệu nhằm dễ dàng nắm bắt vấn đề
Phân tích hệ thống nhằm tìm ra cách tốt nhất vượt qua khoảng
Phân cách giữa hiệu quả đang đạt được của hệ thống hay quá trình để
A(Analyze)
tích đạt tới mục tiêu mong muốn. áp dụng các kỹ thuật thống kê là
một cách tốt để phân tích.
Cải tiến hệ thống. Cố gắng tìm tòi sáng tạo để tìm ra cách thực
hiện công việc một cách tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn. Sử dụng
Cải
I (Improve) phương pháp quản lý dự án và các phương pháp hoạch định và
tiến
quản lý khác để quản lý việc triển khai các ý tưởng cải tiến mới.
Sử dụng kỹ thuật thống kê để đánh giá hiệu quả của việc cải
tiến.
Kiểm soát hệ thống sau khi cải tiến. Thể chế hoá hệ thống sau
khi cải tiến bằng cách thay đổi các vấn đề về lương thưởng,
Kiểm chính sách, các quy trình công việc, việc hoạch định nguồn
C (Control) soát lực, ngân quỹ, hướng dẫn công việc và các vấn đề quản lý khác.
Sử dụng ISO 9000 để thể chế hoá và văn bản hoá công việc là
một phương tiện rất tốt trong trường hợp này.

254
6 Sigma là khái niệm đang và sẽ được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn trong
các cơ sở y tế trong vài năm tới, đặc biệt trong một số lĩnh vực thực hiện kỹ thuật
lặp lại với số lượng lớn như xét nghiệm y học hay chẩn đoán hình ảnh.
Hãy làm một phép so sánh giữa năng lực của một hoạt động (bệnh viện, hãng
hàng không, cung cấp điện) điển hình với năng lực là 3.8 Sigma với việc đạt được
năng lực là 6 Sigma.

3.8 Sigma 6 Sigma


5000 ca phẫu thuật thất bại hàng
1.7 ca phẫu thuật thất bại hàng tuần
tuần
2 chuyến bay gặp sự cố mỗi ngày Trong 5 năm mới có 1 chuyến bay gặp sự
cố
200. 000 đơn thuốc bị kê sai mỗi
68 đơn thuốc kê sai mỗi năm
năm
Mỗi tháng có 7 giờ bị mất điện 34 năm mới có 1 giờ bị mất điện

Mỗi một phương pháp và công cụ cải tiến chất lượng như trên đều có đặc điểm
riêng. Việc áp dụng các phương pháp và mô hình chất lượng trong bệnh viện đang
được các bệnh viện quan tâm. Đã có một số bệnh viện đi tiên phong trong việc áp
dụng các phương pháp và mô hình quản lý chất lượng mang lại hiệu quả thiết thực góp
phần hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng KCB có thể kể đến Bệnh viện Nhi Đồng
I, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí áp dụng mô hình TQM/CQI; Bệnh viện
FV áp dụng 6 Sigma, Lean; Bệnh viện Mắt Cao thắng áp dụng mô hình công nhận chất
lượng HAS, JCI. Bệnh viện Chợ Rẫy thành lập đơn vị Quản lý Rủi ro; một số bệnh
viện khác đã áp dụng tiêu chuẩn ISO, 5S … trong việc cải thiện và nâng cao chất
lượng KCB. 
Hiện nay, tính hiệu quả của các mô hình và phương pháp chất lượng trên thế
giới còn có nhiều đánh giá khác nhau. Các bệnh viện nên bắt đầu áp dụng một phương
pháp, mô hình quản lý chất lượng cụ thể để bước đầu thiết lập hệ thống chất lượng tại
bệnh viện và từng bước hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng DVYT mà bệnh
viện cung cấp.
1.3.5. ISO
ISO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “International Organization for
Standardization” có nghĩa là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ chức này là một cơ
quan tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia khác
nhau. ISO được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, với trụ sở tại Geneva, Thụy
Sĩ và hoạt động ở 162 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những tổ chức đầu tiên
được cấp phép tư vấn chung với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế là một tổ chức độc lập, phi chính phủ, các thành
viên của tổ chức này là các tổ chức tiêu chuẩn của 162 quốc gia thành viên. Đây là nhà
phát triển lớn nhất thế giới về các tiêu chuẩn hóa quốc tế tự nguyện và tạo điều kiện
255
thuận lợi cho thương mại thế giới bằng cách cung cấp các tiêu chuẩn chung giữa các
quốc gia. Hơn 20.000 tiêu chuẩn đã được thiết lập bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm
sản xuất, công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.
Các tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ an toàn, đáng tin cậy và có chất lượng tốt. Các tiêu chuẩn mà ISO đưa ra giúp các
doanh nghiệp tăng năng suất trong khi giảm thiểu sai sót và lãng phí. Nó cho phép so
sánh sản phẩm từ các thị trường khác nhau và tạp điều kiện cho các doanh nghiệp
tham gia và một thị trường mới, đồng thời hỗ trợ sự phát triển thương mại toàn cầu
trên cơ sở công bằng. Các tiêu chuẩn cũng có tác dụng bảo vệ người tiêu dùng- người
dùng cuối của sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo rằng các sản phẩm được chứng nhận
tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập quốc tế.
Việc thực hiện các tiêu chuẩn ISO có thể giúp các đơn vị:
⇒ Giảm chi phí năng lượng.
⇒ Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của bạn được duy trì.
⇒ Cung cấp sự tự tin và đảm bảo cho khách hàng / các bên liên quan của bạn, dữ
liệu của họ được bảo vệ.
⇒ Tuân thủ mọi quy định quốc tế.
⇒ Cải thiện hiệu suất trong toàn tổ chức.
⇒ Đảm bảo sức khỏe & an toàn tại nơi làm việc.
Tiêu chuẩn ISO đang được thực hiện trong lĩnh vực y tế
¤ Chứng nhận ISO 13485
¤ Chứng nhận ISO 9001
¤ Chứng nhận ISO 14001
¤ Chứng nhận OHSAS 18001
¤ Chứng nhận ISO 45001
Các thành viên của tổ chức ISO
ISO gồm 162 thành viên được chia thành 3 dạng:
 Hội viên: Đây là cơ quan tiêu chuẩn đại diện ở mỗi quốc gia và là những thành
viên duy nhất của ISO có quyền biểu quyết.
 Thành viên thường trực: Là những quốc gia không có tổ chức tiêu chuẩn của
riêng họ. Các thành viên này được thông báo về công việc của ISO, nhưng không tham
gia vào việc ban hành tiêu chuẩn.
 Thành viên đăng ký: Là những quốc gia có nền kinh tế nhỏ. Họ cần trả lệ phí
thành viên và có thể theo dõi sự phát triển của các thành viên.
1.3.5.1. ISO 13485 là gì?
ISO 13485- Hệ thống quản lý chất lượng y tế là tiêu chuẩn được quốc tế đồng ý
đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho ngành thiết bị y
tế. Tiêu chuẩn này được thiết kế để được sử dụng bởi các tổ chức tham gia vào việc
thiết kế, sản xuất, lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan. Nó
cũng có thể được sử dụng bởi các cơ quan bên trong và bên ngoài, chẳng hạn như các
cơ quan chứng nhận để giúp họ với các quy trình kiểm toán.
1.3.5.2. ISO 9001 
ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 - phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn
ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn
256
hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 [1]. Tiêu chuẩn này
có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. ISO
9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý
chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp
với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.

Mô hình hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015


Lợi ích của tổ chức khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2015
a) khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu
cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành;
b) tạo thuận lợi cho các cơ hội nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng;
c) giải quyết rủi ro và cơ hội liên quan đến bối cảnh và mục tiêu của tổ chức;
d) khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản
lý chất lượng.
e) Áp dụng ISO 9001 tạo tiền đề cho việc áp dụng thành công những hệ thống
quản lý tiên tiến khác như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning - Hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp) và CRM (Customer Relationship Management – Quản lý
quan hệ với khách hàng)
2. Hướng dẫn công tác quản lý chất lượng bệnh viện
2.1. Các nhiệm vụ quản lý chất lượng
2.1.1. Lập kế hoạch, đề án về quản lý chất lượng bệnh viện
Bệnh viện phải xây dựng, ban hành, phổ biến mục tiêu về chất lượng của
bệnh viện. Mục tiêu về chất lượng của bệnh viện phù hợp với chính sách chất lượng
của quốc gia và nguồn lực của bệnh viện.

Kế hoạch và chương trình quản lý chất lượng của bệnh viện được lồng ghép vào
kế hoạch hoạt động hằng năm và 5 năm của bệnh viện.
257
Lập các đề án cải tiến chất lượng thông qua việc xác định các vấn đề ưu tiên để
triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng phù hợp với nguồn lực hiện có của bệnh
viện.
2.2.2. Áp dụng tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp quản lý chất lượng
Hiện nay, có nhiều phương pháp và mô hình quản lí chất lượng. Bệnh viện có
thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp quản lý chất
lượng cho tất cả các lĩnh vực hoặc từng lĩnh vực cụ thể của bệnh viện, ví dụ:
 Áp dụng quản lý chất lượng dựa trên các bộ tiêu chuẩn: Đánh giá và chứng
nhận chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc
bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện nước ngoài, hoặc bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh
viện do tổ chức chứng nhận chất lượng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
trong nước xây dựng được Bộ Y tế thừa nhận; Hiện nay, đã có 19 tổ chức chứng nhận
chất lượng nước ngoài và 35 bộtiêu chuẩn đã được ISQua công nhận.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày
27/9/2011 đã quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của tổ chức chứng nhận chất
lượng ở Việt Nam. Trong thời gian tới, một số tổ chức chứng nhận chất lượng sẽ
được thành lập theo quy định của Nghị định số 87 và triển khai xây dựng Bộ Tiêu
chuẩn chất lượng bệnh viện và tổ chức đánh giá chứng nhận chất lượng.
 Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO. Đã có một số bệnh viện áp dụng hệ
thống quản lí chất lượng ISO 9001-2008. Hệ thống quản lí chất lượng xét nghiệm y học
ISO 15189 là một trong các bộ tiêu chuẩn được xây dựng dành cho các phòng thí
nghiệm, phù hợp với các khoa xét nghiệm bệnh viện. Các đơn vị trong bệnh viện như:
các phòng chức năng, khoa dược, trung tâm khử khuẩn tiệt khuẩn … có thể áp dụng hệ
thống quản lí chất lượng ISO 9001- 2008.
 Áp dụng chu trình cải tiến chất lượng, quản lý chất lượng toàn diện; Với các
bệnh viện có nguồn lực hạn chế, việc áp dụng chu trình chất lượng, trong đó lựa chọn
những lĩnh vực ưu tiên thông qua khảo sát đánh giá hài lòng người bệnh và nhân viên y
tế, có tính khả thi cao. Những vấn đề chất lượng thường gặp hiện nay tại các bệnh viện
gồm:
- Thời gian chờ lâu: chờ khám, xét nghiệm, phẫu thuật
- Thái độ, ứng xử
- Chất lượng chuyên môn: sai sót chuyên môn kỹ thuật, lạm dụng thuốc, xét
nghiệm, kỹ thuật hoặc sử dụng dưới mức cần thiết.
- An toàn bệnh nhân: Nhiễm khuẩn bệnh viện, sai sót trong sử dụng thuốc,
nhầm lẫn người bệnh, v.v…
- Môi trường bệnh viện, vệ sinh, xử lý chất thải v.v…
Việc sử dụng các công cụ chất lượng, áp dụng chu trình cải tiến chất lượng
(PDCA, PDSA, chu trình giải quyết vấn đề, chu trình 10 bước) thông qua lựa chọn
vấn đề chất lượng ưu tiên từng bước sẽ giúp bệnh viện cải tiến chất lượng, đáp ứng
ngày càng tốt hơn sự hài lòng người bệnh và nhân viên y tế.
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là một triết lý quản lý. Mục tiêu của TQM
là cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao sự thoả mãn khách hàng ở mức
tốt nhất. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng
trước đây là cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi
258
khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và
mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra.
Các đặc trưng cơ bản của TQM:
- Chất lượng được tạo nên bởi sự tham gia của tất cả mọi người
- Chú ý đến mối quan hệ với các lợi ích xã hội khác.
- Chú ý đến công tác giáo dục và đào tạo.
- Đề cao tính tự quản: chất lượng được tạo ra từ ý thức tự giác.
- Quản lý dựa trên sự kiện thực tế.
- Xây dựng và triển khai hệ thống chính sách trên toàn tổ chức
- Thúc đẩy ý thức tự quản và hợp tác của người lao động.
- Chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và cải tiến
- Thực hiện xem xét của lãnh đạo và đánh giá nội bộ đảm bảo hệ thống hoạt
động thông suốt.
- Sử dụng các phương pháp thống kê.
2.2. Hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện
2.2.1. Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện
Hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện gồm: Hội đồng quản lý chất lượng
bệnh viện, các ban liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện, phòng hoặc tổ quản lý
chất lượng, cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng, mạng lưới quản lý chất lượng
phù hợp với quy mô của bệnh viện.
Tùy theo quy mô, điều kiện của từng bệnh viện có thể thành lập phòng hoặc tổ
quản lý chất lượng.
Mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện: được thiết lập từ bệnh viện đến các
khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện.
Cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện:
a) Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện tổ chức các cuộc họp thường kỳ và
đột xuất nhằm giám sát, hỗ trợ và có các khuyến nghị liên quan đến quản lý chất
lượng.
b) Các ban liên quan đến chất lượng bệnh viện triển khai thực hiện các nhiệm vụ
theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và theo kế hoạch về chất lượng.

c) Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và xây dựng cơ
chế hoạt động của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng và ban
hành các văn bản về quản lý chất lượng của bệnh viện.
2.2.2. Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện
2.2.2.1. Tổ chức:
a) Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện do Giám đốc bệnh viện ra quyết
định thành lập. Chủ tịch hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện. Thư ký
thường trực là trưởng phòng/tổ trưởng quản lý chất lượng bệnh viện.
b) Số lượng thành viên hội đồng tùy thuộc vào quy mô của bệnh viện do Giám
đốc bệnh viện quyết định. Các thành viên hội đồng gồm đại diện các khoa, phòng liên
quan.

259
2.2.2.2. Nhiệm vụ:
a) Tư vấn cho Giám đốc về định hướng, tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp, kế
hoạch bảo đảm và cải tiến chất lượng trong bệnh viện.
b) Đề xuất, bổ sung, bãi bỏ và xây dựng mới các quy định, tiêu chuẩn, chỉ số đo
lường, hướng dẫn chuyên môn về quản lý chất lượng bệnh viện.
c) Tham gia đào tạo, nghiên cứu, tư vấn về chất lượng bệnh viện. d) Ban hành
quy chế và duy trì hoạt động của Hội đồng.
2.2.3. Tổ chức và nhiệm vụ của Phòng (Tổ) Quản lý chất lượng
2.2. 3.1. Tổ chức:
a) Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện có trưởng phòng, phó trưởng phòng,
một số nhân viên tùy thuộc vào quy mô bệnh viện và do Giám đốc quyết định.
b) Tổ quản lý chất lượng bệnh viện trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp, do
lãnh đạo phòng phụ trách phối hợp chặt chẽ với phòng điều dưỡng để thực hiện
nhiệm vụ quản lý chất lượng bệnh viện.
2.2. 3.2. Nhiệm vụ:
Là đơn vị đầu mối tham mưu cho giám đốc bệnh viện và Hội đồng quản lý chất
lượng bệnh viện và triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng bệnh viện:
a) Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong toàn
bệnh viện để trình Giám đốc phê duyệt.
b) Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ
việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng cho các khoa phòng.
c) Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan
đến chất lượng bệnh viện.
d) Xây dựng kế hoạch và triển khai huấn luyện về quản lý chất lượng.
đ) Xây dựng kế hoạch và triển khai đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện
dựa trên các bộ tiêu chuẩn chất lượng được Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận.
e) Triển khai thực hiện đánh giá việc tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều
trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc dựa trên các
hướng dẫn của Bộ Y tế và các hướng dẫn chuyên môn chi tiết của bệnh viện đã
được Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện thông qua.
g) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh.
2.2.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng (tổ trưởng) quản lý chất lượng
Theo nội dung dự thảo Thông tư, Trưởng phòng (tổ trưởng) quản lí chất lượng
có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
2.2.4.1. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng (tổ) quản lý chất lượng và
chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng (tổ) quản lý chất lượng của bệnh viện;
b) Tổng kết, báo cáo hoạt động của phòng (tổ) quản lý chất lượng và kết quả
công tác quản lý chất lượng trong toàn bệnh viện.
c) Hỗ trợ các nhóm chất lượng tại các khoa, phòng thực hiện các đề án cải tiến
chất lượng.
d) Tham gia đánh giá chất lượng bệnh viện khi được yêu cầu.
đ) Là thư ký của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện.

260
2.2.4.2. Quyền hạn:
a) Là thành viên của một số hội đồng của bệnh viện theo sự phân công của Giám
đốc.
b) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, cá nhân thực hiện đúng kế hoạch
quản lý chất lượng của bệnh viện.
c) Đề xuất với Giám đốc biểu dương khen thưởng các cá nhân và tập thể
thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chất lượng.
2.2.5. Cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng bệnh viện
Cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng bệnh viện có các nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
2.2.5.1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện các nhiệm vụ của phòng/tổ quản lý chất lượng theo sự phân
công của Trưởng phòng/tổ trưởng quản lý chất lượng bệnh viện.
b) Hỗ trợ các nhóm chất lượng tại các khoa, phòng thực hiện các đề án cải tiến
chất lượng.
c) Tham gia đánh giá chất lượng bệnh viện khi được yêu cầu.
2.2.5.2. Quyền hạn:
a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện của các
khoa, phòng.
b) Tham mưu đề xuất khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân trong bệnh viện
thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng.
Tất cả cán bộ, viên chức, nhân viên y tế phải tham gia các hoạt động bảo
đảm và cải tiến chất lượng tùy theo chức trách, nhiệm vụ của từng cá nhân trong
lĩnh vực công tác của mình.
3. Đo lường chất lượng bệnh viện
3.1. Giới thiệu về đo lường chất lượng bệnh viện
Đo lường chất lượng là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong QLCL • Cần
thiết lập hệ thống quản trị dữ liệu hiệu quả, xây dựng một bộ chỉ số chất lượng tốt để
làm tiền đề triển khai hoạt động cải tiến và quản lý chất lượng
Vai trò của đo lường trong quản lí chất lượng là không thể thiếu được, không đo
lường cũng đồng nghĩa là không cải tiến chất lượng.
Đo lường: PM (Performance Measurement) là quá trình định lượng thuộc tính
của một hoạt động, đưa ra kết quả là con số từ quá trình định lượng và dùng con số đó
vào quá trình so sánh • Đo lường cho phép chuyển đổi các thuộc tính của hoạt động
thành hình thức có thể định lượng được, thực hiện qua 3 bước: 1. Xác định một đơn vị
đo lường (lượng giá thuộc tính của hoạt động) 2. Thiết lập một công cụ đo lường với
đơn vị đo đã xác định 3. Áp dụng công cụ đo lường cho hoạt động cần đo lường để
định lượng thuộc tính và biểu đạt, diễn giải theo đơn vị đo lường
Việc công bố chất lượng bệnh viện đã được nhiều quốc gia áp dụng thể hiện sự
minh bạch và có tác dụng khuyến khích cải tiến chất lượng, đồng thời là yếu tố để giúp
người bệnh có thông tin để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Tại Đức, mỗi bệnh viện bắt
buộc phải báo cáo chất lượng định kỳ 2 năm. Tại Singapore, hàng năm bệnh viện đều
công bố một số chỉ số chất lượng trên trang web của bệnh viện để người bệnh, cơ quan
quản lí biết.
261
3.2. Dữ liệu và đo lường chất lượng
Để thực thi việc đo lường, cần xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý chất lượng,
trong đó ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý
thông tin liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện là hết sức cần thiết và phải
được thực hiện thường xuyên, liên tục, mang tính chất định kỳ, đều đặn.
3.3. Phương pháp đo lường
Trong những thập niên 60 của Thế kỷ 20, Avedis Donabedian đã đưa ra lý thuyết
đo lường chất lượng cả về cấu trúc, quy trình và kết quả.
Đo lường cấu trúc, bao gồm cả về thiết kế, chính sách và phương pháp, số
lượng và chất lượng nhân lực, trình độ cán bộ, trang thiết bị, vật tư, cơ sở hạ tầng.
Đo lường quy trình lượng giá các quy trình hoạt động có được thực thi đúng
cách nhằm đạt được kết quả mong muốn hay không.
Đo lường kết quả nhằm đánh giá sự thay đổi về sức khỏe của người bệnh
sau khi đã thực hiện hàng loạt các quy trình.
Đo lường hiện trạng (baseline measurement) và đo lường xu hướng
(trending measurement):
Đo lường hiện trạng là đo lường lúc khởi đầu các biện pháp can thiệp về chất
lượng nhằm đánh giá chất lượng y tế tại thời điểm trước can thiệp. Sau khi triển khai
các giải pháp can thiệp về chất lượng, đo lường xu hướng giúp đánh giá hoặc xem xét
các giải pháp can thiệp về chất lượng có mang lại hiệu quả hay không.
3.4. Công cụ đo lường
Ngày 29 tháng 11 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số 7051/QĐ-
BYT về việc ban hành hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường
chất lượng bệnh viện được áp dụng tại các bệnh viện công lập và tư nhân

262
3.4.1. Mục tiêu chung của Bộ tiêu chí
Khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động cải
tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả
và đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế, đồng thời phù hợp
với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước.
3.4.2. Mục tiêu cụ thể của Bộ tiêu chí
1. Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam.
2. Hỗ trợ cho các bệnh viện xác định được mức chất lượng tại thời điểm đánh giá
để tiến hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.
3. Định hướng cho bệnh viện xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng.
4. Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu tư, phát triển bệnh viện.
5. Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng bệnh viện, thi
đua và khen thưởng.
3.4.3. Ý nghĩa của Bộ tiêu chí
- Là công cụ để cơ quan quản lý hướng dẫn bệnh viện triển khai các hoạt động
cải tiến chất lượng theo Thông tư Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013.
- Là căn cứ để bệnh viện triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng nhằm cung
ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cao nhất cho người
bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.
- Là công cụ, thước đo để bệnh viện tự xác định được đang đứng ở đâu trong hệ
thống bệnh viện, thông qua việc đánh giá chất lượng, bao gồm tự đánh giá, cơ quan
quản lý và tổ chức kiểm định chất lượng độc lập đánh giá.

263
- Góp phần từng bước thay đổi quan điểm của lãnh đạo bệnh viện, quản lý cần
hướng đến người bệnh và phát triển con người.
- Từng bước đưa hệ thống bệnh viện Việt Nam hội nhập quốc tế.
3.4.4. Quan điểm sử dụng bộ tiêu chí
Các bệnh viện sử dụng Bộ tiêu chí như một công cụ đo lường, “tấm gương” để so
sánh liên tục thực trạng chất lượng đang ở vị trí nào và những việc đã làm được; không
chạy theo thành tích, tự xếp ở mức chất lượng cao hoặc cao hơn thực tế hiện có mà ít
quan tâm đến những việc chưa làm được để cải tiến chất lượng.
Nếu áp dụng sai quan điểm, mục đích của Bộ tiêu chí sẽ không xác định được
thực trạng chất lượng, không biết điểm mạnh, yếu ở đâu; dẫn đến hệ quả không xác
định được hoặc xác định sai vấn đề cần ưu tiên để cải tiến chất lượng. Về mặt lâu dài,
chất lượng bệnh viện sẽ ngày càng giảm đi, người bệnh đến ngày càng ít hơn, nguy cơ
ảnh hưởng đến sự tồn tại của bệnh viện.
Bộ tiêu chí bao gồm 83 tiêu chí chính thức, được chia làm 5 phần A, B, C, D, E:
– Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)
– Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
– Phần C: Hoạt động chuyên môn (35 tiêu chí)
– Phần D: Cải tiến chất lượng (11 tiêu chí)
– Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
Mỗi phần A, B, C, D, E được chia thành các chương. Trong mỗi chương có một
số tiêu chí (mỗi chương có thể được xem xét như là một tiêu chuẩn chất lượng).
Bố cục của Bộ tiêu chí được trình bày theo thứ tự như sau:
– Phần: A, B, C, D, E
– Chương: A1, A2, B2, C3…
– Tiêu chí: A1.1, A1.2, B2.3, C5.4…
– Mức: 1, 2, 3, 4, 5.
– Tiểu mục: 1, 2, 3, 4, 5, 6…
Bộ tiêu chí tiếp tục được bổ sung các tiêu chí khác để bao phủ toàn bộ các hoạt
động của bệnh viện.

CHƯƠNG C6. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
C6.1 Hệ thống quản lý điều dưỡng được thiết lập đầy đủ và hoạt động hiệu quả
Căn cứ  Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn công tác
đề xuất điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.
và ý  Thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 Quy định mã
nghĩa số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
 Hệ thống quản lý điều dưỡng giúp tổ chức, điều hành, giám sát, đánh giá công
tác chăm sóc người bệnh và đào tạo phát triển năng lực nhân viên.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Chưa thành lập hội đồng điều dưỡng.
2. Chưa thành lập phòng điều dưỡng (hoặc tổ điều dưỡng với bệnh viện hạng IV
264
và chưa phân hạng).
3. Chưa bổ nhiệm đầy đủ các vị trí điều dưỡng trưởng trong bệnh viện (không áp
dụng với khoa có điều dưỡng trưởng vừa nghỉ trong vòng 6 tháng).
4. Đã thành lập hội đồng điều dưỡng, có trên 50% là điều dưỡng trưởng.
5. Đã thành lập phòng điều dưỡng (hoặc tổ điều dưỡng với bệnh viện hạng IV và
chưa phân hạng).
Mức 2 6. Bổ nhiệm đầy đủ điều dưỡng trưởng khoa (điều dưỡng trưởng được bổ nhiệm
trong vòng 6 tháng nếu có người nghỉ hoặc chuyển công tác).
7. Có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của
phòng/tổ điều dưỡng với các khoa/phòng liên quan.
8. Phòng (hoặc tổ) có bản mô tả công việc cho các vị trí điều dưỡng.
9. Phòng (hoặc tổ) điều dưỡng xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm (trong quý
I hoặc quý IV của năm trước) và được ban giám đốc phê duyệt.
10. Phòng (hoặc tổ) điều dưỡng là đầu mối triển khai các nội dung công việc theo
như kế hoạch đã phê duyệt.
11. Phòng điều dưỡng xây dựng các bộ công cụ về kiểm tra, giám sát, đánh giá
công tác chăm sóc người bệnh và phổ biến cho các khoa áp dụng.
12. Phòng (hoặc tổ) điều dưỡng theo dõi tình hình và cập nhật thông tin hằng ngày
về nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và người bệnh để điều phối
Mức 3
nhân lực trong phạm vi phòng quản lý cho phù hợp giữa các khoa và phục vụ
công tác quản lý.
13. Tỷ lệ điều dưỡng trưởng có trình độ đại học chiếm từ 30% trở lên (trên tổng số
các điều dưỡng trưởng).
14. Tỷ lệ điều dưỡng trưởng có chứng chỉ quản lý điều dưỡng* (hoặc tương đương,
hoặc có bằng thạc sĩ quản lý bệnh viện) chiếm từ 30% trở lên (trên tổng số các
điều dưỡng trưởng).
15. Hội đồng điều dưỡng rà soát, cập nhật, bổ sung các quy định, quy trình kỹ
thuật chăm sóc người bệnh và duy trì sinh hoạt định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.
Mức 4 16. Phòng (hoặc tổ) điều dưỡng theo dõi tình hình và cập nhật thông tin hằng ngày
về nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và người bệnh dựa trên phần
mềm để điều phối nhân lực trong phạm vi phòng quản lý cho phù hợp giữa các
khoa và phục vụ công tác quản lý.
17. Tỷ lệ điều dưỡng trưởng có trình độ đại học chiếm từ 50% trở lên (trên tổng số
điều dưỡng trưởng).
18. Tỷ lệ các điều dưỡng trưởng có chứng chỉ quản lý điều dưỡng* (hoặc tương
đương, hoặc có bằng thạc sĩ quản lý bệnh viện) chiếm từ 50% trở lên (trên tổng
số điều dưỡng trưởng).
19. Hội đồng điều dưỡng xây dựng và cập nhật các quy trình chăm sóc người bệnh.
20. Phòng điều dưỡng xây dựng ít nhất 10 chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc
người bệnh và công tác điều dưỡng, trong đó có 5 chỉ số cụ thể như tỷ lệ loét
do tỳ đè, tỷ lệ tuân thủ quy trình kỹ thuật, tỷ lệ sự cố y khoa do dùng thuốc cho
người bệnh, tỷ lệ điều dưỡng tham gia đào tạo liên tục, tỷ số điều

265
dưỡng/giường bệnh…
21. Tiến hành đo lường, đánh giá định kỳ (do bệnh viện tự quy định) kết quả thực
hiện các chỉ số hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.
22. Tiến hành theo dõi sự thay đổi các chỉ số theo thời gian, có biểu đồ theo dõi,
phân tích xu hướng biến động các chỉ số.
23. Phòng điều dưỡng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm về hoạt động
điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, có báo cáo đánh giá,
trong đó có chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục.
24. Tỷ lệ điều dưỡng trưởng có trình độ đại học chiếm từ 70% trở lên (trên tổng số
điều dưỡng trưởng).
25. Tỷ lệ điều dưỡng trưởng có chứng chỉ quản lý điều dưỡng* (hoặc tương đương,
hoặc có bằng thạc sĩ quản lý bệnh viện) chiếm từ 70% trở lên (trên tổng số điều
dưỡng trưởng).
26. Áp dụng kết quả báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch vào việc cải tiến
chất lượng chăm sóc người bệnh và công tác điều dưỡng.
27. Tiến hành nghiên cứu, đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh và công tác
Mức 5
điều dưỡng dựa trên các chỉ số đã xây dựng.
28. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh
và công tác điều dưỡng.
29. Phòng (hoặc tổ) điều dưỡng có ít nhất một sáng kiến mới về cải tiến chất lượng
chăm sóc người bệnh, được giám đốc phê duyệt và áp dụng rộng rãi trên phạm
vi bệnh viện.
30. Đánh giá kết quả áp dụng các sáng kiến mới đã áp dụng và chỉnh sửa, bổ sung
các sáng kiến cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh khác.
 *Lớp đào tạo quản lý điều dưỡng theo chương trình được Bộ Y tế phê duyệt.
Ghi chú Đơn vị tổ chức có chức năng đào tạo về quản lý điều dưỡng và chứng chỉ được
cấp mã đào tạo liên tục theo quy định.

C6.2 Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe khi điều trị và trước khi ra viện
Căn cứ  Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn công tác
đề xuất điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh (Điều 4 quy định nhiệm vụ của điều
và ý dưỡng trong việc hướng dẫn, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh).
nghĩa  Mục đích quan trọng của việc tư vấn điều trị và giáo dục sức khỏe là giúp
người bệnh có kiến thức, kỹ năng để có thể tự phòng bệnh, theo dõi tiến trình
bệnh tật và tự nguyện tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn.
Các bậc thang chất lượng
1. Không có quy định cụ thể về việc tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
Mức 1
2. Không có các tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

266
3. Sẵn có các tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh do các cơ
quan có thẩm quyền ban hành (Bộ Y tế, Sở Y tế, trung tâm truyền thông..) theo
Mức 2
định kỳ hoặc theo chiến dịch, chương trình truyền thông như tờ rơi, tranh, ảnh,
băng hình…
4. Các tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe người bệnh được phổ biến cho
nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh bằng các hình thức (như
được treo, dán ở vị trí dễ thấy đối với tranh ảnh, dễ lấy đối với tờ rơi…).
5. Có ban hành các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về việc tư vấn, giáo dục sức
khỏe cho người bệnh (và người nhà người bệnh).
6. Tỷ lệ điều đưỡng, hộ sinh được đào tạo, tập huấn kỹ năng tư vấn, truyền thông,
giáo dục sức khỏe cho người bệnh chiếm từ 50% trở lên.
Mức 3 7. Nhân viên y tế tại các khoa/phòng thực hiện đầy đủ các quy định của bệnh viện
về hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong quá trình
khám và điều trị.
8. Tỷ lệ người bệnh nội trú được điều đưỡng, hộ sinh tư vấn, truyền thông, giáo
dục sức khỏe chiếm từ 50% trở lên.
9. Lập danh mục các bệnh hoặc vấn đề sức khỏe (theo mô hình bệnh tật của bệnh
viện) và lộ trình cần ưu tiên xây dựng, cập nhật tài liệu truyền thông, giáo dục
sức khỏe.
10. Phòng (hoặc tổ) điều dưỡng làm đầu mối hoặc tham gia xây dựng các nội
dung, tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo lộ trình đã
lập, có tham khảo các tài liệu khác (trong nước và nước ngoài).
11. Các tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe do bệnh viện xây dựng được họp
góp ý và được cấp có thẩm quyền (hội đồng điều dưỡng, hội đồng khoa học kỹ
thuật hoặc ban giám đốc bệnh viện) phê duyệt, thông qua.
12. Tỷ lệ điều đưỡng, hộ sinh được đào tạo, tập huấn kỹ năng tư vấn, truyền thông,
Mức 4
giáo dục sức khỏe cho người bệnh chiếm từ 70% trở lên.
13. Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe phù hợp với bệnh khi vào viện,
trong quá trình điều trị và lúc ra viện.
14. Người bệnh có được các kiến thức, thực hành thiết yếu để tự theo dõi, chăm
sóc, điều trị và phòng các biến chứng cho bản thân.
15. Người bệnh được điều đưỡng, hộ sinh nhận định nhu cầu tư vấn, giáo dục sức
khỏe và ghi vào “Phiếu chăm sóc điều dưỡng”.
16. Tỷ lệ điều đưỡng, hộ sinh được đào tạo, tập huấn kỹ năng tư vấn, truyền thông,
giáo dục sức khỏe cho người bệnh chiếm từ 90% trở lên.
17. Tiến hành đánh giá (hoặc nghiên cứu) hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo
dục sức khỏe cho người bệnh; có báo cáo đánh giá, trong đó có chỉ ra những
Mức 5 nhược điểm cần khắc phục và đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng.
18. Có hình thức công bố, thông báo hoặc phản hồi kết quả đánh giá tới các khoa
liên quan bằng các hình thức như bản tin nội bộ, gửi báo cáo, thư điện tử….
19. Thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng công tác tư vấn, truyền thông, giáo
dục sức khỏe cho người bệnh dựa trên kết quả đánh giá.

267
C6.3 Người bệnh được theo dõi, chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh và phân
cấp chăm sóc
Căn cứ  Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
đề xuất  Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn công tác
và ý điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.
nghĩa
Các bậc thang chất lượng
1. Có xảy ra vụ việc theo dõi, chăm sóc người bệnh không đúng so với các hướng
dẫn quy trình kỹ thuật chuyên môn, gây hậu quả người bệnh tử vong hoặc tổn
thương không hồi phục nhưng không được tự nguyện báo cáo kịp thời (báo cáo
Mức 1
về cơ quan quản lý trước khi phương tiện truyền thông đưa tin).
2. Bệnh viện chưa có quy định theo dõi, chăm sóc, vệ sinh, phục hồi chức năng
cho người bệnh.
3. Có quy định cụ thể về theo dõi, chăm sóc, vệ sinh cá nhân và phục hồi chức
năng cho người bệnh.
4. Điều dưỡng, hộ sinh, các nhân viên y tế có liên quan được phổ biến, tập huấn,
Mức 2 đào tạo về các quy định theo dõi, chăm sóc, vệ sinh cá nhân và phục hồi chức
năng cho người bệnh.
5. Điều dưỡng và các nhân viên y tế có liên quan hướng dẫn người bệnh, người
nhà người bệnh cách theo dõi, chăm sóc người bệnh.
Mức 3 6. Có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cơ bản phục vụ cho việc chăm sóc thể chất
và vệ sinh cá nhân cho người bệnh.
7. Người nhà người bệnh được điều dưỡng tập huấn và làm mẫu thực hiện chăm
sóc người bệnh theo đúng kỹ thuật chăm sóc.
8. Người nhà người bệnh tham gia chăm sóc nhưng không làm các việc liên quan
đến chuyên môn (như rửa vết thương, thay băng, thay dịch truyền…).
9. Điều dưỡng, hộ sinh phối hợp với bác sĩ điều trị trong việc đánh giá phân cấp
chăm sóc người bệnh.
10. Điều dưỡng trưởng khoa thực hiện việc đi buồng kiểm tra, giám sát việc tuân
thủ thực hiện quy trình kỹ thuật và chăm sóc người bệnh hằng ngày và khi cần
thiết.
11. Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý, có chỉ định ăn qua ống thông được điều
dưỡng, hộ sinh kiểm soát thực hiện và ghi kết quả vào phiếu chăm sóc.
12. Người bệnh có yêu cầu chăm sóc như cho ăn uống, vận động, phục hồi chức
năng…được điều dưỡng (hoặc nhân viên y tế khác) thực hiện.
13. Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng được ghi lại trong hồ sơ bệnh án.
14. Người bệnh được điều dưỡng, hộ sinh hướng dẫn hỗ trợ và tập phục hồi chức
năng (nếu có nhu cầu).
15. Toàn bộ người bệnh chăm sóc cấp I* được điều dưỡng, hộ sinh đánh giá, xác
định nhu cầu và lập kế hoạch chăm sóc để thực hiện.
268
16. Toàn bộ người bệnh cần chăm sóc cấp I* được các nhân viên y tế theo dõi,
chăm sóc toàn diện, bao gồm chăm sóc thể chất và vệ sinh cá nhân.
17. Người bệnh có phẫu thuật* được điều dưỡng, hộ sinh hướng dẫn, hỗ trợ và
thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật theo quy định của bệnh viện.
18. Người bệnh“giai đoạn cuối”* được điều dưỡng chăm sóc hỗ trợ giảm đau, hỗ
trợ thể chất và tinh thần.
19. Toàn bộ người bệnh chăm sóc cấp II* được điều dưỡng, hộ sinh đánh giá, xác
định nhu cầu và lập kế hoạch chăm sóc để thực hiện.
20. Toàn bộ người bệnh cần chăm sóc cấp II* được các nhân viên y tế theo dõi,
Mức 4 chăm sóc toàn diện, bao gồm chăm sóc thể chất và vệ sinh cá nhân.
21. Có các phương tiện để phòng chống loét do tỳ đè.
22. Có nhân viên y tế hoặc dịch vụ hỗ trợ chăm sóc thể chất và vệ sinh cá nhân cho
người bệnh (tắm, gội đầu, vệ sinh răng miệng, xoay trở, vỗ rung).
23. Xây dựng các chỉ số đánh giá chất lượng công tác theo dõi, chăm sóc người
bệnh (như tỷ lệ người bệnh loét do tỳ đè, tỷ lệ người bệnh bị viêm phổi do ứ
đọng…) và tiến hành đo lường, theo dõi các chỉ số đó.
24. Phòng điều dưỡng so sánh, theo dõi chất lượng công tác chăm sóc người bệnh
giữa các khoa lâm sàng dựa trên vẽ biểu đồ so sánh các chỉ số của các khoa.
25. Các khoa lâm sàng tự tiến hành theo dõi chất lượng công tác chăm sóc người
bệnh dựa trên vẽ biểu đồ so sánh các chỉ số theo thời gian.
Mức 5 26. Tiến hành đánh giá (hoặc nghiên cứu) công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh;
có báo cáo đánh giá trên phạm vi bệnh viện, trong đó có chỉ ra những nhược
điểm cần khắc phục và đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng.
27. Tỷ lệ người bệnh loét do tỳ đè giảm dần hàng năm (hoặc tỷ lệ này bằng 0%).
28. Tỷ lệ người bệnh bị viêm phổi do ứ đọng giảm dần hàng năm, tiến đến không
có (hoặc tỷ lệ này bằng 0%).
29. Thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng công tác theo dõi, chăm sóc người
bệnh dựa trên kết quả đánh giá và đo lường các chỉ số đã xây dựng.
 *Nếu bệnh viện không có người bệnh chăm sóc cấp I/II, người bệnh có phẫu
Ghi chú thuật hoặc người bệnh “giai đoạn cuối” thì không đánh giá các khoản có đề
cập đến nội dung này và được tính coi như là đạt.

4. Cải tiến chất lượng bệnh viện


4.1. Tầm quan trọng của cải tiến chất lượng bệnh viện
Cải tiến chất lượng là góp phần đề cao các chỉ số chất lượng đối với một loại
hàng hoá dịch vụ. Khi dịch vụ khám chữa bệnh được định nghĩa là một loại hình của
dịch vụ y tế bao gồm tất cả các hoạt động về quản lý, chuyên môn, nhu cầu của người
bệnh liên quan đến việc thăm khám bệnh và chữa bệnh. Từ đó có thể hiểu nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh có nghĩa là nâng cấp, tận dụng tối đa, cập nhật ứng dụng
cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện để khám chữa bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.

269
4.1.1. Nâng cao dịch vụ KCB để phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế
Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân càng ngày càng tăng cao cả về số lượng
và đặc biệt yêu cầu về chất lượng, bên cạnh đó việc hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng
đến mức độ cung cấp dịch vụ y tế với việc tiếp cận các dịch vụ y tế, kỹ thuật y học mới
và hiện đại. Các cơ sở y tế dễ dàng tiếp cận được với các trang thiết bị hiện đại mà
trước đó không có. Chất lượng các dịch vụ y tế tăng lên và loại hình dịch vụ cũng đa
dạng hơn nhờ tiếp cận tốt hơn với khoa học công nghệ thế giới và dược phẩm nhập
khẩu. Do đó các bệnh viện trung ương cần thấy được sự quan trọng trong việc nâng
cao vị thế của bệnh viện trong hội nhập qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ KCB
ngày càng tiến tới tiêu chuẩn của thế giới.
4.1.2. Tăng sức cạnh tranh của các bệnh viện công lập đối với bệnh viện tư nhân,
bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài ở trong và ngoài nước
- Tác động tích cực tới nhân viên y tế
+ Nâng cao dịch vụ khám, chữa bệnh tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán
bộ, nhân viên y tế
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB nhằm tăng cường thu hút nhân tài, giảm
thiểu hiện tượng “chảy máu chất xám” cho các bệnh viện công lập tại Việt Nam.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB là nâng cao y đức và thái độ, kỹ năng giao
tiếp ứng xử của nhân viên y tế với người bệnh
- Đáp ứng được lượng “cung” so với nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao
của người dân hiện nay
- Việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ là nâng cao chất lượng
toàn diện ở rất nhiều lĩnh vực như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tiến tới tiêu chuẩn
quốc tế, cung ứng TTB kỹ thuật hiện đại, đội ngũ NVYT đáp ứng đủ yêu cầu,… điều
này sẽ giải quyết được tình trạng quá tải hiện nay tại các cơ sở y tế công lập.
- Giảm các thủ tục hành chính
- Đảm bảo mục tiêu chiến lược “Người bệnh là trung tâm” mà toàn xã hội hướng
tới
- Tăng hiệu quả, hiệu suất, tiết kiệm chi phí, đạt được các tiêu chuẩn hóa hướng
tới bộ tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện yêu cầu công khai kết quả thực hiện nhiệm vụ
4.2. Các phương pháp cải tiến chất lượng
4.2.1. Các chỉ số đo lường về cải tiến chất lượng
Chỉ số chất lượng chăm sóc sức khỏe là 1 công cụ để đo lường chất lượng
chăm sóc và dịch vụ, nó phải có liên hệ với những kết quả sức khỏe tốt hơn, phù
hợp với những hiểu biết về khoa học hiện tại cũng như đáp ứng được nhu cầu và
mong đợi của khách hàng.
Đặc tính quan trọng của chỉ số:
- Có liên quan chặt chẽ với t́nh trạng sức khỏe tốt hơn
- Tính khoa học và cập nhật
- Phù hợp với nhu cầu người sử dụng dịch vụ
4.2.2. Các phương pháp cải tiến
- Tiêu chuẩn 5S: Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng
- Bộ tiêu chuẩn chất lượng JCI (Join Commision International): JCI là tổ chức
giám định chất lượng bệnh viện tại Mỹ. Tổ chức được thành lập năm 1994. JCI là bộ
270
tiêu chuẩn cao nhất trong lĩnh vực thẩm định chất lượng y tế đang được thế giới áp
dụng với 14 chương chức năng, 321 tiêu chuẩn, 1312 yếu tố đo lường. Với các tiêu
chuẩn so sánh quốc tế chi tiết và toàn diện, JCI là sự bảo chứng cho chất lượng DVYT
trên phạm vi toàn cầu.
Tư tưởng cốt lõi tạo bên giá trị và sự khác biệt của JCI là đặt người bệnh là trọng tâm,
trong đó đề cao việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Nội dung của giá trị
này được JCI quy định rất rõ ràng trong từng tiêu chí: Tiếp cận chăm sóc và chăm sóc
liên tục, Quyền của bệnh nhân và gia đình, Chăm sóc bệnh nhân, Chăm sóc phẫu thuật
gây mê, Quản lý và sử dụng thuốc, Giáo dục bệnh nhân và gia đình
- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: Hệ thống các tiêu chuẩn quản
lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Hệ thống tiêu chuẩn
này là tổ chức, công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu, cũng như đánh giá, chứng
nhận hoạt động quản lý chất lượng.
- Chu trình PDCA (Plan: Lập kế hoạch  Do: Triển khai  Check: Kiểm tra
Act: Hành động/Điều chỉnh: Đây là chu trình cải tiến liên tục được Tiến
sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950, khái quát hóa được các
bước đi thông thường trong công tác cải tiến chất lượng. Tất cả các khâu trong chu
trình chính đều phải thực hiện theo một chu trình PDCA phụ, nghĩa là trong mọi hoạt
động từ hoạch định, thực hiện, kiểm tra đến phòng ngừa đều phải đi theo 1 chu trình
PDCA nhỏ hơn. Điều đó sẽ giúp cho hoạt động cải tiến liên tục đạt hiệu quả cao, ít sai
sót hơn. Chu trình PDCA là nền tảng cho các phương pháp quản lý chất lượng toàn
diện.
- Phương pháp SIX-SIGMA: 6 Sigma là hệ thống bao gồm các công cụ và chiến
lược nhằm nâng cao quá trình hoạt động nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp nâng
cao chất lượng phục vụ. Một khung 6 Sigma đơn giản gồm: xác định, đo lường, phân
tích và kiểm soát. Khi thực hiện theo phương pháp cải tiến 6 Sigma, các tổ chức,
doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí quản lý, thời gian được tiết
kiệm. Nó có thể làm tăng hiệu suất chất lượng công việc và có thể làm tăng sự hài lòng
của khách hàng.
- Quản lý tinh gọn – LEAN management: Các nguyên tắc chính trong quản lý
tinh gọn Lean bao gồm Nhận thức về lãng phí; Xác định chuỗi giá trị; Xây dựng dòng
chảy của vật liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ; Sản xuất “PULL”; Chất lượng từ gốc và Cải
tiến liên tục.
Đánh giá chung:
Mỗi một phương pháp và công cụ cải tiến chất lượng như trên đều có đặc điểm
riêng. Việc áp dụng các phương pháp và mô hình chất lượng trong bệnh viện đang
được các bệnh viện quan tâm. Đã có một số bệnh viện đi tiên phong trong việc áp
dụng các phương pháp và mô hình quản lý chất lượng mang lại hiệu quả thiết thực góp
phần hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng KCB có thể kể đến Bệnh viện Nhi Đồng
I, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí áp dụng mô hình TQM/CQI; Bệnh viện
FV áp dụng 6 Sigma, Lean; Bệnh viện Mắt Cao thắng áp dụng mô hình công nhận chất
lượng HAS, JCI. Bệnh viện Chợ Rẫy thành lập đơn vị Quản lý Rủi ro; một số bệnh
viện khác đã áp dụng tiêu chuẩn ISO, 5S … trong việc cải thiện và nâng cao chất
lượng KCB. 
271
Hiện nay, tính hiệu quả của các mô hình và phương pháp chất lượng trên thế giới
còn có nhiều đánh giá khác nhau. Các bệnh viện nên bắt đầu áp dụng một phương
pháp, mô hình quản lý chất lượng cụ thể để bước đầu thiết lập hệ thống chất lượng tại
bệnh viện và từng bước hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng DVYT mà bệnh
viện cung cấp.
4.3. Lập kế hoạch chiến lược và đề án cải tiến chất lượng bệnh viện
4.3.1. Lập kế hoạch
Lập kế hoạch là công tác căn bản trong quản lý, giúp đưa ra các định hướng
hoạt động nhằm cải tiến chất lượng.
Lập kế hoạch chất lượng được định hướng bằng những mục tiêu cụ thể. Bản kế
hoạch mô tả cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, phương pháp chất lượng... để đạt được các
mục tiêu đó. Do đó, bản kế hoạch chất lượng được dùng làm khuôn khổ và các nguyên
tắc chỉ đạo cho hành động trong các vấn đề về chất lượng.
4.3.2. Lập kế hoạch chiến lược
Loại kế hoạch này chủ yếu được các cán bộ quản lý cao cấp trong tổ chức
xây dựng. Đây là những người có thẩm quyền ban hành quyết định và xác định
các định hướng về mặt chính sách của tổ chức. Kế hoạch chiến lược có tính dài hạn
và sử dụng thông tin của tổ chức, kết hợp với thông tin bên ngoài. Một thách thức rất
lớn khi xây dựng kế hoạch chiến lược là đòi hỏi những người tham gia xây dựng
cần có tầm nhìn xa, kết hợp với khoa học dự báo trên cơ sở phân tích các số liệu và
xu hướng phát triển.
Kế hoạch cải tiến chất lượng có vai trò rất quan trọng trong cải tiến chất lượng
của tổ chức. Nếu không có kế hoạch cải tiến chất lượng cụ thể, một tổ chức sẽ khó
đạt được mục tiêu cải tiến chất lượng do không xác định được đích đến là gì, cải tiến
cái gì, lấy nguồn lực ở đâu, dựa vào phương pháp gì... để cải tiến chất lượng.
Bản kế hoạch cải tiến chất lượng sẽ cụ thể hóa kế hoạch chiến lược theo từng
giai đoạn, từng công việc và giúp xác định các mục tiêu cụ thể, nguồn lực, lộ trình
thời gian cụ thể và phương pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu đó. Bản kế hoạch
này cũng giúp xác định nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng tham gia
vào hoạt động cải tiến chất lượng.
4.3.3. Quy trình lập kế hoạch
4.3.3.1 .Phân tích thực trạng
Tuy nhiên, đối với các bệnh viện nếu như việc xây dựng kế hoạch chiến lược và
kế hoạch cải tiến chất lượng chỉ dựa vào các yếu tố nội tại của bệnh viện sẽ không
hoàn chỉnh. Đích đến của tất cả các bệnh viện đều là người bệnh, vì vậy cần đặt người
bệnh ở vị trí trung tâm và xác định các vấn đề tồn tại liên quan trực tiếp đến người
bệnh. Cần xác định người bệnh cần gì khi đến bệnh viện, từ đó đánh giá thực trạng
bệnh viện đã đáp ứng như thế nào.
4.3.3.2. Phân tích thực trạng điểm mạnh và yếu của bệnh viện
Để phân tích sâu sắc các vấn đề tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của bệnh viện có
thể sử dụng một công cụ hữu ích là phương pháp SWOT. Phân tích SWOT là việc
đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới
một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận. Mẫu phân tích SWOT được trình
bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Điểm mạnh, điểm yếu,
272
cơ hội và mối nguy cơ (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats).

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

S W
CƠ HỘI THÁCH THỨC

O T

Để thực hiện phân tích SWOT cho đánh giá thực trạng bệnh viện (hoặc của
khoa/phòng), có thể đặt các câu hỏi sau:
- Điểm mạnh:
+ Ưu thế của bệnh viện là gì?
+ Lĩnh vực chuyên môn nào đang làm tốt nhất?
+ Ưu thế để phát triển các lĩnh vực mũi nhọn khác?
+ Nguồn lực nào bệnh viện cần, có thể sử dụng?
- Điểm yếu:
+ Công việc nào bệnh viện làm tồi nhất?
+ Có thể cải thiện những lĩnh vực gì?
+ Cần tránh làm gì?
Khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu cần phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên
trong và cả bên ngoài bệnh viện. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân
bệnh viện không thấy. Vì sao người bệnh, người dân chưa hài lòng với các dịch vụ
y tế mình cung cấp? Quá trình phân tích các điểm yếu cần phải nhận định một cách
thực tế và đối mặt với sự thật, nhìn thẳng vào các khuyết điểm đang tồn tại.
- Cơ hội:
+ Cơ hội tốt đang ở đâu?
+ Có thể tận dụng các ưu thế nào của bệnh viện?
+ Các ưu thế này có mở ra cơ hội mới nào không?
+ Có thêm cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được các yếu điểm của bệnh viện
hoặc khoa/phòng mình?
+ Dự báo xu hướng phát triển và nhu cầu của người dân?
Thách thức:
+ Những trở ngại nào hiện nay đang phải?
Các phân tích thách thức thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến
điểm yếu thành triển vọng.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của một
đơn vị trên phạm vi rộng như toàn bệnh viện hoặc trên phạm vi hẹp như khoa/phòng
thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Điểm mạnh và Điểm yếu) và bên
ngoài (Cơ hội và Thách thức). SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ
hiểu và dễ xử lý, giúp bệnh viện xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng được chi tiết,
khả thi.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:
273
+ Văn hóa chất lượng bệnh viện
+ Hình ảnh, uy tín, y hiệu bệnh viện
+ Cơ cấu, tổ chức
+ Nhân lực chủ chốt
+ Khả năng sử dụng các nguồn lực
+ Kinh nghiệm đã có, "bề dày” truyền thống
+ Danh tiếng, y hiệu
+ Hiệu quả hoạt động, Năng lực hoạt động
+ Đối tượng người bệnh và mô hình bệnh tật của bệnh viện
+ Nguồn tài chính
4.3.3.3. Phân tích nhu cầu người bệnh
Để xây dựng một kế hoạch cải tiến chất lượng tốt thì không thể không quan tâm
đến các nhu cầu, nguyện vọng người bệnh, người dân.”Người bệnh là trung tâm” cần
được là quan điểm chủ đạo và xuyên suốt của đề án cải tiến chất lượng.
Một số vấn đề và câu hỏi quan trọng cần đặt ra và phân tích:
+ Người bệnh cần gì khi đến bệnh viện?
+ Xác định và phân tích các nhu cầu, nguyện vọng của người bệnh?
+ Theo cách nhìn của người bệnh, chất lượng bệnh viện là gì?
Một số nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra một số mong muốn, nguyện vọng cơ
bản của người dân khi đến bệnh viện, đó có thể là:
+ Đừng làm tôi đau thêm,
+ Hãy giúp bệnh tình của tôi trở nên tốt hơn,
+ Hãy điều trị tôi với tấm lòng bao dung, nhân hậu,
+ Đừng quát mắng tôi,
+ Đừng bắt tôi phải chờ đợi nhiều...
Việc phân tích nhu cầu người bệnh và thực sự hiểu người bệnh cần gì, muốn gì sẽ
giúp bản kế hoạch chất lượng hướng đến người bệnh, gần gũi với người bệnh mà
không xa rời thực tế hoặc tránh việc cải tiến chất lượng là ”câu chuyện riêng” của bệnh
viện.
4.4. Vai trò của người điều dưỡng trong quản lý chất lượng bệnh viện
Điều dưỡng là khối ngành rất quan trọng trong bệnh viện..nhất là trong hoạt động
Quản Lý Chất Lượng - An Toàn Người Bệnh. Bác sĩ giỏi thu hút người bệnh đến bệnh
viện, nhưng điều dưỡng là người sẽ giữ người bệnh ở lại với bệnh viện..thời gian
người điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh - thân nhân là nhiều nhất..."
4.5. Tình hình hội nhập điều dưỡng hiện nay
Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã ký Thỏa thuận với các quốc gia thành viên
ASEAN thừa nhận điều dưỡng có trình độ cao đẳng trở lên. Và một trong những thách
thức lớn nhất đối với Việt Nam khi hội nhập là việc tự do lưu chuyển lao động có tay
nghề. Nếu Việt Nam không nâng cao chất lượng của điều dưỡng và hộ sinh thì sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập ASEAN.
Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng (2012) và
hộ sinh (2014). Các chuẩn này xây dựng dựa trên yêu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân Việt Nam, có tham khảo các chuẩn của khu vực và quốc tế. Đây là những
tiêu chí cơ bản để các điều dưỡng và hộ sinh phải đạt được khi hành nghề cũng như là
274
cơ sở để các cơ sở đào tạo xác định chuẩn đầu ra, và các cơ sở y tế có kế hoạch hàng
năm rà soát lại năng lực của điều dưỡng và hộ sinh trong bệnh viện.
Năm 2017, Việt Nam và các nước trong khu vực tiếp tục bổ sung những thông
tin và triển khai những hoạt động còn thiếu để từng bước thực hiện hóa thỏa thuận với
các quốc gia thành viên ASEAN thừa nhận điều dưỡng có trình độ cao đẳng trở lên.
Nổi bật là việc rà soát chuẩn năng lực điều dưỡng cơ bản của tất cả các nước so với 5
năng lực tối thiểu cần có khi dịch chuyển điều dưỡng trong khu vực bởi các chuyên gia
Thái Lan và Singapore. Kết quả cho thấy, trong 5 năng lực tối thiểu của điều dưỡng
ASEAN cần có, bộ chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng của Việt Nam chỉ đáp ứng được
3. Chính vì vậy, năm 2017, Bộ Y tế đã có chủ trương chỉnh sửa, cập nhật Chuẩn năng
lực cơ bản điều dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và đáp ưng với Hội
nhập ASEAN.

So sánh chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng của Việt Nam
với 5 năng lực tối thiểu của ASEAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế (2014), Quản lý bệnh viện, Dự án tăng cường chất lượng nguồn nhân
lực trong khám chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo liên tục Quản lý chất lượng bệnh viện, Dự án
tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong khám chữa bệnh, Nhà xuất bản Y
học.
3. Bộ Y tế (2016), Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (phiên bản 2.0).

275
4. Lê Thu Thủy (2017), Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các
bệnh viện trung ương tren địa bàn Hà Nội, Tóm tắt Luận án Tiến sỹ kinh tế chính
trị.
5. Thomas L. Jackson, Nguyên tắc 5S trong y tế, Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý
Chất lượng An Toàn Người Bệnh – Chương trình dịch sách #1.

CHUYÊN ĐỀ 9
PHÁT TRIỂN HIỆP HỘI HỘ SINH VÀ HỘI NHẬP

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 04 tiết


Số tiết lý thuyết: 04 tiết
Số tiết thực hành: 0 tiết

MỤC TIÊU:
1. Trình bày sự ra đời của hội nữ hộ sinh Việt Nam?
2. Trình bày tầm nhìn, sứ mệnh của hội nữ hộ sinh Việt Nam?

NỘI DUNG:
1. Giới thiệu vài nét về Hiệp hội hộ sinh Việt Nam
1.1. Mục đích, sứ mệnh của hội hộ sinh
Mục đích
Nữ hộ sinh Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp đại diện cho Nữ Hộ sinh của
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động nhằm:
• ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NGÀNH HỘ SINH, GIÚP ĐỠ HỘI VIÊN TIẾN BỘ
ĐỂ GÓP PHẦN VÀO VIỆC TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ NHÂN DÂN, ĐẶC
BIỆT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ SỨC KHOẺ BÀ MẸ TRẺ EM, SỨC KHOẺ
SINH SẢN.
• BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA HỘI VIÊN.
Sứ mệnh
Hội NHS Việt Nam là một Hội nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp nâng cao sức
khỏe sinh sản cộng đồng thông qua các hoạt động:
• Cải thiện Sức Khoẻ Sinh Sản Cộng Đồng.
• Bảo vệ quyền lợi cho Hội viên.
• Nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho hội viên.
• Duy trì và phát triển các Trung Tâm Chăm sóc SKSS mang tính chuyên nghiệp,
có chất lượng làm cơ sở cho công tác đào tạo liên tục
1.2. Cơ cấu tổ chức của hội hộ sinh
Hội Nữ hộ sinh Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp hợp pháp, đại diện cho NHS
trong cả nước, hoạt động dựa trên tinh thần tự nguyện.

276
Các thành viên Ban Chấp Hành của Hội được bầu tại các kỳ Đại Hội Đại Biểu toàn
quốc cứ 5 năm 1 lần.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội nữ hộ sinh việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc

Ban chấp hành

Chủ tịch hội


và các Ủy viên thường vụ

Văn phòng khu Văn phòng Văn phòng khu


vực Trung Ương hội vực

Các tỉnh/ thành Các tỉnh/ thành Các tỉnh/ thành


hội hội hội
1.3. Quan hệ trong nước và quốc tế của hội hộ sinh
Trong nước:
• Hội NHS Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với Bộ y tế, Tổng hội Y học Việt
Nam, Hội Sản phụ khoa – KHHGĐ Việt Nam, Trung Ương Đoàn TNCS Hồ chí
Minh và Liên hiệp Hội phụ nữ các tỉnh thành trong hầu hết các hoạt động phục vụ
sức khỏe sinh sản cộng đồng
Quốc tế:
• Liên Đoàn nữ hộ sinh Quốc tế (ICM)
• Hội Nữ hộ sinh Nhật Bản
• Tổ chức Hợp tác Quốc tế về KHHGĐ Nhật Bản (JOICFP)
• Tổ chức phòng chống Ung thư Việt – Mỹ
• Tổ chức sáng kiến Ung thư toàn cầu (GCI)
• WHO, UNFPA, UNICEF, Pathfinder Internation, IPAS ….
2. Phát triển Hiệp hội hộ sinh
2.1. Xây dựng kế hoạch hành động phát triển cho hội hộ sinh
1. Tham gia các dự thảo về chính sách, chế độ, đào tạo cho hộ sinh của Bộ Y tế.
2. Thành lập Trung Tâm đào tạo y khoa liên tục được Bộ Y Tế công nhận (dự
kiến trong năm 2018 )
3. Cập nhật kiến thức chuyên môn, hợp tác với các nước tiên tiến nhằm nâng cấp
trình độ chuyên môn cho hội viên( trình độ trung cấp => Đại học => Sau đại học)
4. Phối hợp với Bộ Y Tế tổ chức các lớp tập huấn đào tạo nâng cao và đào tạo liên
tục cho hội viên.
5. Tìm các nguồn tài chính để hỗ trợ trong công tác đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn cho hội viên công tác ở các vùng sâu vùng xa .

277
6. - Thiết lập ít nhất 3 mô hình Trung tâm Chăm sóc SKSS cho 3 vùng (Bắc -
Trung - Nam ), cung cấp các dịch vụ SKSS thân thiện, chất lượng cho phụ nữ,
trong đó có mô hình “ Dịch vụ chăm sóc hộ sinh do hộ sinh chịu trách nhiệm”
7. Thực hiện các chiến lược truyền thông, giáo dục sức khỏe đặc biệt chăm sóc sức
khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ em nhằm nâng cao sự tin tưởng của người dân đối với
các cơ sở cung cấp dịch vụ hộ sinh ở tuyến ban đầu.
8. Vận động mô hình chăm sóc hộ sinh ở các bệnh viện phụ sản với sự hỗ trợ của
Bộ Y Tế
9. Các hội viên của Hội luôn tuân thủ thực hiện các Hướng dẫn Quốc gia và giảm
tình trạng lạm dụng một số dịch vụ.
10. Tiếp tục phát triển các Chi hội trên toàn quốc: Mỗi Tỉnh - Thành đều có một
chi hội Nữ hộ sinh trực thuộc Trung ương Hội Nữ Hộ sinh Việt Nam.
2.2. Đào tạo nguồn nhân lực hộ sinh có trình độ chuẩn năng lực cơ bản, hộ
sinh có trình độ cao
Thời Nội dung Đối tượng Địa điểm Tổ chức và Tổ chức tài
gian tham dự phối hợp thực trợ
hiện
Từ 1995 7 khoá đào 244 nữ hộ Toàn VAM -Quỹ Nhi
đến 1997 tạo giảng sinh và 16 quốc đồng Liên
viên về lớp đào hiệp quốc
làm mẹ an tạo lại cho (UNICEF). -
toàn 560 nữ hộ Bộ y tế
sinh tuyến

Năm 04 lớp tập 200 nữ hộ Thừa Pathfinder
1997 huấn về sinh các Thiên International
nạo phá phường, Huế và và IPAS
thai an xã Hà Nội
toàn
Năm tập 50 nữ hộ Thừa VAM, ICM, Pathfinder
2007 huấn”Xử sinh các Thiên - Bộ y tế, Tổng International
trí tích cực tỉnh thành Huế hội y học Việt Việt Nam,
giai đoạn Nam, UNFPA và
III cuộc VINAGOFP WHO
chuyển dạ” A
Từ năm . 09 khoá 186 nữ hộ TT - Huế, VAM, Pathfinder
2009 – đào tạo về sinh tuyến Đồng Trường Đại International
2010 Kế hoạch phường, Nai, An học y dược Việt Nam
hoá gia xã và y tế Giang, Bà Hồ Chí Minh
đình & Phá tư nhân Rịa- (hỗ trợ kỹ
thai an Vũng thuật
toàn Tàu, Hồ
278
Chí Minh,
Vĩnh
Long,
Kiên
Giang và
Hà Nội
2014 – Tổ chức 12 253 Nữ hộ Thừa MOH VAM Chính phủ
2017 khóa đào sinh tuyến Thiên JOICFP Nhật Bản
tạo lại về xã Huế,
“Người đỡ Quảng Trị
đẻ có kỹ và Quảng
năng và Bình
chăm sóc
sơ sinh
sớm thiết
yếu”

2.3. Tìm kiếm nguồn đầu tư, hỗ trợ trong nước và quốc tế cho hội hộ sinh
Với sự hỗ trợ về tài chinh của cña hội thành viên của ICM cũng như của
UNFPA và các tổ chức quốc tế khác như Pathfinder Int., IPAS Hội đã cử hơn
200 hội viên đi tham quan, học tập các khóa ngắn ngày tại các nước như Canada,
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Áo, Anh, Hà Lan, Italy, Úc , Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,
Ấn độ, Thái Lan, Phillippines, Hongkong....
3. Hội nhập
3.1. Khái niệm về hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế trong y tế (đặc biệt trong
lĩnh vực bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản)
Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cairô năm 1994, với sự tham
dự của trên 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đã nhất trí với cách tiếp
cận toàn diện về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). Sau hội nghị Việt Nam đã
thực hiện cam kết của mình thông qua một loạt các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc SKSS đáp ứng nhu cầu
chăm sóc SKSS của nhân dân, hạ thấp tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ em.
Trong quá trình thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS, việc chuẩn hóa các
hoạt động chuyên môn là vấn đề cần được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ chăm sóc SKSS và hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra.
Cuốn "Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS" được Bộ Y tế
ban hành lần thứ nhất năm 2002 đã bước đầu đưa công tác chăm sóc SKSS cho
nhân dân đi vào nền nếp, hạn chế sai sót và đáp ứng được phần lớn yêu cầu quan
trọng trên.
Tài liệu Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS được biên soạn
với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục của Bộ Y
tế, các Viện, Bệnh viện đầu ngành về Sản Phụ khoa, Nhi khoa và Da liễu, của các
chuyên gia trong và ngoài nước với sự hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật của Văn
279
phòng Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), IPAS, Pathfinder International, Quỹ
Ford foundation, Tổ chức Cứu trợ nhi đồng Mỹ (SCUS). Trong quá trình soạn
thảo, tài liệu đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu cẩu các cán bộ y tế địa
phương của các tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc
SKSS tại Việt Nam.
3.2. Định hướng trong hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế trong y tế (đặc biệt
trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản)
Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành UNDP - UNFPA từ năm 2000-
2002 và là Phó Chủ tịch Hội đồng này trong hai năm 2000 và 2001. Năm 1999,
Việt Nam được trao giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc.
Trong chu kỳ tài trợ gần đây nhất giai đoạn 2006 - 2010, UNFPA hướng tới
việc nâng cao việc tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc SKSS và SKTD cho người
dân. Hỗ trợ Việt Nam thu thập dữ liệu có chất lượng cao và chuẩn bị cho cuộc
Tổng điều tra dân số và nhà ở quốc gia năm 2009. UNFPA cũng góp phần vào
các cuộc đối thoại chính sách và giúp chính phủ thực hiện các chính sách và
chương trình liên quan tới các vấn đề về giới, dân số và phát triển. UNFPA cũng
đang hợp tác chặt chẽ với các Tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam nhằm đáp
ứng mạnh mẽ và thống nhất hơn cho các nhu cầu phát triển của Việt Nam khi đất
nước hướng tới đạt mục tiêu thuộc quốc gia có mức thu nhập trung bình.
3.3. Thảo luận thực tế về hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế trong y tế (đặc
biệt trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản)
UNICEF đang cùng hợp tác với các cơ quan y tế địa phương tại Việt Nam để
tăng cường một số phương pháp tiếp cận nhằm cứu sống trẻ.
Bằng những biện pháp can thiệp đơn giản, Chăm sóc cần thiết cho trẻ sơ sinh
đã phát triển thành một mô hình quan trọng và được nhân rộng trên toàn quốc từ
năm 2015 đạt con số 9.000 nhân viên y tế tham gia và đảm bảo có them nhiều bà
mẹ và trẻ sơ sinh được hưởng lợi từ việc tiếp da kề da và bú mẹ hoàn toàn thông
qua Phương pháp tiếp cận Cái ôm đầu tiên và Chăm sóc bà mẹ Kangaroo.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày sự ra đời của hội nữ hộ sinh Việt Nam?
2. Trình bày tầm nhìn, sứ mệnh của hội nữ hộ sinh Việt Nam? 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bernadette, M.M & Ellen, F.O (2012).Evidence Based Practice in
Nursing & Healthcare. A Guide to best practice. Second edition. Lippimcott
Williams & Wilkins, Philadelphia.
2. Derntl M. (2014), Basics of research paper writing and publishing, Int J
Technology Enhanced Learning, 6(2).
3. Melnyk, B.M. & Fineout-Overholt, E. (2015). Evidence-based practice
in nursing & healthcare: A guide to best practice (3rd ed.). Philadelphia, PA:
Wolters Kluwer Health. ISBN 978-1-4511-9094-6.

280
4. Melnyk, B.M. (2011). Evidence-based practice in nursing & healthcare:
A guide to best practice. Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins. pp.
3–7. ISBN 978-1-60547-778-7.
5. Rita H. Pickler, (2019). Nursing Research. Volume 68 - Issue 5,
Philadelphia, PA: Wolters Kluwer Health, DOI:
10.1097/NNR.0000000000000378.
6. Scott, K. & McSherry, R. (2009). Evidence Based Nursing: clarifying
the concepts for nurses in practice." Journal of Clinical Nursing; 18(8): 1085-95.

CHUYÊN ĐỀ 10
QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO HỘ SINH

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 12 tiết


Số tiết lý thuyết: 08 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được kế hoạch đào tạo liên tục 5 năm của bệnh viện
2. Lập kế hoạch cho một khóa đào tạo liên tục tại bệnh viện
3. Nêu được các nội dung quản lý một chương trình đào tạo và đánh giá kết
quả đào tạo liên tục tại bệnh viện

NỘI DUNG
1. Xây dựng khoá đào tạo liên tục tại bệnh viện
Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2018, chuẩn năng lực của hộ sinh Việt Nam
được xây dựng năm 2008 và được công bố năm 2012 bao gồm 3 lĩnh vực, 110 tiêu chí.
Ba lĩnh vực đó là: năng lực thực hành chăm sóc, năng lực quản lý và phát triển nghề
nghiệp, năng lực thực hành nghề theo đạo đức và pháp luật nghề nghiệp. So sánh với 5
lĩnh vực cốt lõi về năng lực hộ sinh ASEAN, chuẩn năng lực hộ sinh Việt Nam đang
thiếu 2 lĩnh vực là năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, năng lực phát triển cá
nhân và nâng cao chất lượng. Trong đó có thể nhận thấy năng lực phát triển cá nhân
được tích lũy thông qua các khóa học đào tạo liên tục.
Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra thuật ngữ phát triển nghề nghiệp liên tục
(Continuing Professional Development viết tắt là CPD). CPD được xây dựng dựa trên
nhu cầu chuyên môn của cán bộ y tế đồng thời cũng là giải pháp chính để cải thiện
chất lượng. Khác với đào tạo chính quy hay đào tạo sau đại học được thực hiện theo
các quy định và quy tắc cụ thể thì CPD lại chủ yếu là các hoạt động học tập trên cơ sở
định hướng cá nhân và thực hành để thúc đẩy nâng cao năng lực nghề, nhằm duy trì và

281
nâng cao năng lực từng cá thể để đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của người
bệnh và của hệ thống y tế. Bên cạnh CPD, hiện nay ở nước ta đang đồng nhất giữa
CPD và CME. CME - viết tắt của Continuing Medical Education (Đào tạo y khoa liên
tục) là quá trình cán bộ y tế không ngừng cập nhật những kiến thức và tiến bộ mới
nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Công tác đào tạo liên tục tuy đã triển khai trong ngành khá lâu, tuy nhiên khó
khăn chủ yếu nhất là cách tổ chức đào tạo và đặc biệt là vấn đề kinh phí cho đào tạo
liên tục, do vậy Thông tư số 22/2013/TT-BYT đã chỉ ra để có thể triển khai tốt công
tác này thì cần phải xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở đó mới có nguồn lực bao gồm,
nhân lực, vật lực và tài lực cho công tác đào tạo liên tục. Thông tư có riêng Điều 12 về
xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục trong đó đã chỉ ra:
- Các cơ sở đào tạo liên tục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục:
+ Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục 5
năm của Bộ Y tế và của các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc Bộ Y tế.
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt hoặc ủy
quyền cho Sở Y tế phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục 5 năm của tỉnh và các cơ sở đào
tạo liên tục trực thuộc Sở Y tế.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, Ngành phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục 5 năm của
các đơn vị đào tạo liên tục thuộc Bộ, Ngành.
+ Thủ trưởng các cơ sở đào tạo liên tục tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch đào tạo
liên tục hằng năm của đơn vị trên cơ sở kế hoạch 5 năm đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Như vậy kế hoạch đào tạo liên tục bao gồm kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng
năm. Trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến thì việc xây
dựng kế hoạch đào tạo liên tục gồm có 2 loại là:
- Kế hoạch đào tạo liên tục trong 5 năm
- Kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm
1.1. Kế hoạch đào tạo liên tục 5 năm
1.1.1. Kế hoạch của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
Vì việc đào tạo liên tục thường là thời gian ngắn (dưới 1 năm) nên kế hoạch đào
tạo liên tục của các bệnh viện có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến thường là kế hoạch 5 năm và
cần trình Bộ Y tế phê duyệt vì vậy quy trình xây dựng và phê duyệt đòi hỏi có đủ thời
gian để xem xét và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền nhà nước đưa vào kế hoạch
kinh phí cho năm sau, vì vậy quy trình thông thường như quy trình xây dựng kế hoạch
của ngành cụ thể như sau:
Tháng quý 3 hàng năm: xây dựng kế hoạch 5 năm tại bệnh viện
- Thu thập thông tin và tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục
- Xin góp ý của các bộ phận liên quan trong bệnh viện
- Hoàn thiện và trình giám đốc bệnh viện xem xét để có tờ trình Bộ Y tế xin thẩm định,
phê duyệt (do lãnh đạo bệnh viện ký trình Bộ Y tế)
Tháng 10: Trình bản dự thảo kế hoạch dài hạn xin Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt
(theo quy trình thẩm định và phê duyệt của Bộ Y tế)
282
- Cục khoa học công nghệ và Đào tạo đầu mối báo cáo Bộ trưởng thành lập hội đồng
thẩm định (phối hợp với Vụ Kế hoạch- Tài chính).
- Sau khi hội đồng thẩm định thông qua, Cục khoa học công nghệ và Đào tạo đầu mối
phối hợp Vụ Kế hoạch – Tài chính trình Bộ trưởng phê duyệt.
Lưu ý: Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch 5 năm của bệnh viện thuộc Bộ về đào tạo liên tục.
Nếu được ủy quyền thì giám đốc bệnh viện mới phê duyệt.
Tháng 11: Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) tổng hợp và đưa vào kế hoạch chung
hàng năm của Bộ để trình các cơ quan chính phủ cấp kinh phí.
Tháng 12. Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính thông báo kế hoạch cho Bộ Y tế
Trước 31/12. Bộ Y tế thông báo cho các bệnh viện thuộc Bộ kế hoạch năm sau (trong
đó có kế hoạch đào tạo liên tục của bệnh viện).
Từ tháng 1 năm tới cho đến hết kỳ kế hoạch 5 năm: Các bệnh sau khi nhận được kế
hoạch của Bộ Y tế
- Đưa vào kế hoạch hàng năm,
- Tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch năm
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch (giám sát giữa kỳ)
- Điều chỉnh kế hoạch 5 năm (nếu cần thiết)
1.1.2. Kế hoạch của bệnh viện trực thuộc Sở Y tế và các Bộ, Ngành
Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục 5 năm cũng tương tự như quy trình của
các bệnh viện trung ương, có điểm khác biệt sẽlà cấp trên quản lý trực tiếp của bệnh
viện phê duyệt kế hoạch (Sở Y tế). Sau đó Sở sẽ tập hợp báo cáo tỉnh để đưa vào kế
hoạch chung của tỉnh/thành phố.
Để triển khai đào tạo có hiệu quả, sau khi đã khảo sát thực trạng và xác định được
nguyên nhân của việc cung cấp dịch vụ chưa tốt là do cán bộ y tế thiếu hụt kiến thức
hoặc thực hành chưa chuẩn mực thì lập kế hoạch đào tạo là bước kế tiếp cơ sở đào tạo
liên tục cần tiến hành. Một kế hoạch đào tạo cụ thể, khả thi sẽ tạo thuận lợi cho việc tổ
chức thực hiện đào tạo và quyết định sự thành công của khoá đào tạo.
1.2. Các bước lập kế hoạch cho một khóa đào tạo liên tục
Kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm sẽ là căn cứ để các nhà quản lý hộ sinh xây
dựng kế hoạch cho các khóa đào tạo cụ thể
Để tiến hành lập kế hoạch cho một khoá đào tạo người ta thường đặt ra các câu hỏi,
câu trả lời cho mỗi câu hỏi tương ứng với mỗi bước của quá trình lập kế hoạch.
STT Câu hỏi Bước lập kế hoạch
1 Thực tế có vấn đề gì về kiến thức, Xác định chủ đề đào tạo
thái độ và kỹ năng của cán bộ y tế (Tiêu đề khóa học)
làm ảnh hưởng đến chất lượng cung
cấp dịch vụ cần phải đào tạo?
2 Đối tượng đào tạo là ai? Lựa chọn học viên
3 Họ sẽ làm được gì sau khoá đào tạo? Xác định mục tiêu khoá đào tạo
4 Họ sẽ được đào tạo những gì? Xây dựng nội dung khoá đào tạo
5 Họ sẽ được đào tạo bằng cách nào? Chọn lựa phương pháp đào tạo thích
283
hợp
6 Cần có những phương tiện, công cụ, Chuẩn bị phương tiện, công cụ, tài
tài liệu hỗ trợ gì ? liệu cho đào tạo
7 Khóa đào tạo sẽ được tổ chức ở đâu Quyết định địa điểm và thời gian tiến
và khi nào hành đào tạo
8 Kết quả của khoá học ra sao? Chọn lựa phương pháp và nội dung
đánh giá
9 Ai sẽ là giảng viên? Chọn lựa giảng viên thích hợp
10 Kinh phí lấy từ đâu? Dự toán kinh phí và xác định nguồn
11 Làm thế nào để đảm bảo sau khoá Xây dựng kế hoạch giám sát sau đào
đào tạo học viên sẽ áp dụng được các tạo
kiến thức và kỹ năng mới sau khi kết
thúc khoá đào tạo
1.2.1. Xác định chủ đề đào tạo/tiêu đề khoá học
Chủ đề/tiêu đề khoá đào tạo liên tục thường xuất phát từ lượng giá nhu cầu đào tạo
(LGNC). Dựa vào những thiếu hụt về kiến thức/thái độ/kỹ năng thu được qua khảo sát
việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế để xác định chủ đề/tiêu đề khoá đào tạo.
Những nhiệm vụ này có thể là những nhiệm vụ họ vẫn làm hàng ngày nhưng chưa
chuẩn mực theo quy định hoặc những nhiệm vụ mới cần họ đảm nhiệm trong tương lai
do nhu cầu thực tế đòi hỏi. Chủ đề thường được viết ngắn gọn, cụ thể.
Một số thí dụ về chủ đề/tiêu đề của khoá đào tạo liên tục:
- Dự phòng và xử trí một số bệnh truyền nhiễm mới nổi
- Quản lý bệnh phổi mạn tính tại cộng đồng
- Nhiễm khuẩn bệnh viện
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Moore et al (2018) đã chỉ ra một mô hình đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục căn cứ vào
đánh giá những thiếu hụt
Xác định
những thiếu
hụt về tình
trạng sức khỏe
NB Xác định
những thiếu
hụt trong thực Xác định
hành lâm sàng những thiếu
hụt về năng
lực của cá
nhân hay
nhóm chăm Xác định những
sóc thiếu hụt về
kiến thức của
284 cá nhân hay của
nhóm chăm sóc
Mô hình đánh giá nhu cầu (Moore et al, 2018)
1.2.2. Lựa chọn học viên
Học viên của các khoá đào tạo liên tục có thể là hộ sinh ở các trình độ khác nhau hoặc
đôi khi là những đối tượng khác như bác sĩ, kỹ thuật viên, dược sĩ…khi nhà quản lý
quan tâm đến những nội dung đào tạo liên ngành. Chọn lựa học viên phù hợp sẽ tạo
nên sự thành công của khoá học. Tuy nhiên khi tuyển chọn học viên cho các khoá đào
tạo liên tục thường gặp phải một số vấn đề như:
- Có quá nhiều học viên hoặc quá ít học viên đăng ký
- Họ muốn đến học nhưng không có đủ những kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết
- Có thể có học viên không thể theo học đủ lịch trình của khoá học do bận công việc
- Các học viên đăng ký có chuyên môn khác nhau do vậy khi đào tạo có thể nội dung
sẽ thích hợp với một số người này nhưng lại không thích hợp với một số người khác
- Có thể có học viên sau khoá đào tạo lại chuyển sang công tác khác
Để tránh các vấn đề trên, trước khoá đào tạo ban tổ chức cần đưa ra các tiêu chí lựa
chọn học viên bằng văn bản gửi về các cơ sở y tế. Những tiêu chí lựa chọn là:
- Năng lực và thời gian công tác cần có ở lĩnh vực sẽ được đào tạo.
- Học viên phải đảm bảo tham dự được toàn bộ khoá đào tạo
- Học viên phải đảm bảo tiếp tục thực hành trong lĩnh vực được đào tạo.
- Cơ sở gửi học viên đi đào tạo phải đảm bảo có đủ điều kiện để học viên có thể thực
hiện được kỹ năng mới sau đào tạo.
Số lượng học viên cho mỗi khoá đào tạo liên tục thường phụ thuộc vào mục tiêu khoá
đào tạo và khả năng cung cấp các phương tiện thực hành của cơ sở đào tạo.
Có một điều cũng cần lưu tâm, hiện nay hầu hết các khóa đào tạo liên tục được mở ra
nhằm đáp ứng nhu cầu cho một số lượng người tham gia được coi là vừa đủ hay phù
hợp với kế hoạch ban đầu. Chúng ta chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu/ mong muốn
của người học, như mục tiêu của CPD. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống đã chỉ ra
rằng hiệu quả của chương trình đào tạo liên tục càng cao khi có tỷ lệ lớn những người
quan tâm đến nội dung tham gia (Ronald and Julie, 2014).
1.2.3. Xác định mục đích và mục tiêu khoá đào tạo
Mục đích hay mục tiêu khái quát của khoá đào tạo là những mong muốn học viên có
thể đạt được vào cuối khoá. Mục đích thường rộng và không cụ thể. Thí dụ mục đích
của khoá đào tạo phương pháp sư phạm cho giảng viên của các khoá đào tạo liên tục là
tăng cường kiến thức và kỹ năng dạy học cơ bản cho học viên.
Mục tiêu khoá đào tạo là những nhiệm vụ cụ thể mà học viên cần đạt được sau khoá
đào tạo về kiến thức, thái độ và kỹ năng. Mục tiêu khoá đào tạo được xác định dựa vào
kết quả LGNC. Khác với mục đích, mục tiêu cần được viết một cách cụ thể, chính xác,
đo lường được, quan sát được, thực hiện được và phải sát hợp với nhu cầu của học
viên.

285
- Thí dụ về mục tiêu kiến thức: Mô tả được 4 mô hình phân công chăm sóc và ưu,
nhược điểm của từng mô hình, khả năng áp dụng trong điều kiện thực trạng của bệnh
viện.
- Thí dụ về mục tiêu thái độ: Tôn trọng, hợp tác và chia sẻ với các cán bộ, nhân viên
trong đơn vị để thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
- Thí dụ về mục tiêu kỹ năng: Lựa chọn được mô hình chăm sóc thích hợp cho
khoa/phòng nơi học viên công tác.
1.2.4. Chọn lựa nội dung khoá đào tạo
Nội dung được xác định dựa vào mục tiêu của khoá đào tạo. Nội dung đào tạo có thể
thuộc lĩnh vực kiến thức, thái độ hoặc kỹ năng và dựa vào nội dung để quyết định thời
lượng cần có cho khoá đào tạo cũng như thời lượng cho từng nội dung.
1.2.5. Chọn lựa phương pháp đào tạo:
Phương pháp đào tạo được chọn lựa dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- Tạo cơ hội tối đa để học viên tham gia tích cực vào việc học như được trao đổi thảo
luận chia sẻ kinh nghiệm với giảng viên và đồng nghiệp, được áp dụng các kiến thức
đã học để giải quyết các vấn đề của thực tế ngay trong thời gian tham gia khoá đào
tạo…
- Đa dạng phương pháp dạy-học để gây hứng thú và phù hợp với các phong cách học
tập khác nhau của học viên.
- Kết hợp giữa học kiến thức với thực hành kỹ năng, cùng lúc tác động vào nhiều giác
quan để tăng khả năng ghi nhớ
- Phù hợp với điều kiện về cơ sở và phương tiện dạy-học hiện có của bệnh viện
Hiện nay, phương pháp đào tạo trực tuyến được các cơ sở y tế quan tâm bởi một số
hiệu quả như hạn chế thời gian di chuyển của các học viên, giảm chi phí đào tạo khi
mong muốn nhận được nhiều thông tin từ các chuyên gia trong lĩnh vực đang thực
hiện đào tạo. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như
không hỗ trợ được các kỹ năng thực hành của học viên và đòi hỏi sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin.
1.2.6. Chuẩn bị phương tiện, công cụ, tài liệu và vật liệu cho đào tạo:
Các phương tiện, công cụ, tài liệu và vật liệu có thể có sẵn, có thể chính giảng viên
phải chuẩn bị cho phù hợp với nội dung đào tạo nhằm làm cho việc học của học viên
thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.
Phương tiện và công cụ: Có hai loại phương tiện và công cụ cần chuẩn bị đó là:
- Phương tiện và công cụ sử dụng cho phương pháp dạy học như bảng/phấn, bảng/bút,
bảng lật, máy tính, máy chiếu, đầu vidio, giấy A0, giấy A4 các màu, dao, kéo, băng
dính…
- Phương tiện và công cụ sử dụng cho đào tạo chuyên môn như dụng cụ phẫu thuật,
mô hình, băng, bông, máy siêu âm, …
Tài liệu: Có thể chọn lựa các tài liệu đã được xuất bản/trên mạng/tài liệu phát tay do
giảng viên soạn/các bài giảng của giảng viên dưới dạng powerpoint.
Vật liệu: Vật liệu là các tình huống lâm sàng được giảng viên chọn lựa từ thực tế và
biên soạn lại cho phù hợp mục tiêu và nội dung đào tạo, các kịch bản dùng cho đóng
vai, các bảng kiểm/quy trình kỹ thuật, các băng ghi hình mô tả cách tiến hành các thủ
thuật/kỹ thuật…
286
1.2.7. Chọn địa điểm và thời gian tổ chức khoá đào tạo
Địa điểm đào tạo: Các khoá đào tạo liên tục thường được tổ chức ngay tại bệnh viện
do vậy các cơ quan quản lý cần khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào
tạo trước khi cho phép bệnh viện tham gia đào tạo liên tục nhằm đảm bảo chất lượng
đào tạo. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý đó là một cơ sở như thế nào thì đủ tiêu
chuẩn để trở thành một cơ sở đào tạo lâm sàng:
- Đa dạng về thể loại bệnh và có đủ bệnh nhân hoặc khách hàng liên quan đến chủ đề
và nội dung đào tạo
- Cơ sở đào tạo cần có đủ trang thiết bị, thuốc và các phương tiện phục vụ cho đào tạo
- Nhân viên sẵn sàng tiếp nhận và tham gia vào khoá đào tạo, thường xuyên cập nhật
kiến thức và kỹ năng, đang áp dụng các quy trình kỹ thuật được sử dụng trong khoá
đào tạo để cung cấp các dịch vụ cho bệnh nhân/khách hàng và thực hiện đúng quy
trình phòng chống nhiễm khuẩn
- Việc tiến hành khoá đào tạo tại bệnh viện sẽ không làm ảnh hưởng đến các hoạt động
cung cấp dịch vụ hàng ngày của bệnh viện do phải chia sẻ nguồn lực cho khoá đào tạo
Thời gian tiến hành đào tạo: Nên chọn thời gian dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- Có một lượng bệnh nhân hoặc khách hàng đủ cho đào tạo, không quá nhiều và cũng
không quá ít
- Tránh những thời điểm bệnh viện có những hoạt động bận rộn như tổng kết cuối
năm, hội nghị, kiểm tra hoặc đang tiến hành một khoá đào tạo khác
Bản kế hoạch cần xác định rõ thời gian bắt đầu, thời gian kết thức khoá đào tạo.
1.2.8. Chọn lựa phương pháp đánh giá
- Lượng giá học viên: Ngay từ khi lập kế hoạch đào tạo đã phải xác định phương pháp,
nội dung lượng giá học viên và phát triển công cụ lượng giá trước, trong và cuối khoá
đào tạo. Các phương pháp và công cụ lượng giá học viên cần đảm bảo kiểm định được
mục tiêu, đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng. Trên cơ sở kết quả lượng
giá, cơ sở đào tạo có thể cấp chứng chỉ cho học viên.
- Đánh giá khoá đào tạo: Đánh giá khoá là đánh giá toàn bộ các khâu cũng như các
thành phần tham gia vào khoá đào tạo. Kết quả đánh giá sẽ giúp cho cơ sở đào tạo rút
ra được những kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời cho các khoá đào tạo tiếp theo.
1.2.9. Chọn lựa giảng viên:
Tiêu chí chọn lựa giảng viên
- Là những người có kinh nghiệm về chủ đề đào tạo
- Là những người có kinh nghiệm sử dụng các phương pháp đào tạo khích lệ sự tham
gia tích cực của học viên mà người lập kế hoạch đã lựa chọn
- Là những người có khả năng làm việc nhóm với đồng nghiệp và với học viên
- Là những người nhất trí với kế hoạch đào tạo do bệnh viện đề xuất kể cả nội dung,
phương pháp và thời gian biểu
Số lượng giảng viên: Nên chọn một nhóm giảng viên đa dạng cả về giới, nền tảng văn
hoá và trình độ chuyên môn. Nhóm giảng viên đa dạng sẽ có thể hỗ trợ nhau về
chuyên môn, tạo ra sự đa dạng về phong cách đào tạo do vậy có thể phù hợp với kinh
nghiệm chuyên môn cũng như các phong cách học tập khác nhau của học viên.

287
1.2.10. Dự toán kinh phí và tìm nguồn tài trợ
Sau khi tìm được nhà tài trợ thì cơ sở đào tạo cần dự toán kinh phí cho khoá đào tạo.
Khi dự toán kinh phí cần lưu ý đến các quy định về mức chi cũng như các khoản mục
được chi theo quy định của từng nhà/đơn vị tài trợ.
1.2.11. Xác định phương pháp giám sát sau đào tạo
Mục đích của giám sát sau đào tạo là để hỗ trợ học viên áp dụng được những kiến thức
và kỹ năng mới thu nhận được từ khoá đào tạo. Do vậy ngay từ khi lập kế hoạch khoá
đào tạo thì cơ sở đào tạo đã phải xây dựng được kế hoạch giám sát sau đào tạo. Kinh
phí tổ chức khoá đào tạo phải bao gồm cả kinh phí giám sát sau đào tạo. Giám sát sau
đào tạo thường được tiến hành 3 đến 6 tháng sau khi kết thúc khoá đào tạo.
1.3. Phát triển chương trình đào tạo liên tục
Chương trình đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo xây dựng phải được thẩm định, ban
hành theo quy định thông tư 22/2013/TT-BYT trước khi triển khai đào tạo:
Chương trình đào tạo liên tục có các mục sau:
- Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học;
- Mục tiêu khóa học (về kiến thức, thái độ, kỹ năng);
- Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên;
- Chương trình chi tiết (cụ thể đến tên bài, tiết học);
- Tên tài liệu dạy - học chính thức và tài liệu tham khảo;
- Phương pháp dạy - học;
- Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng;
- Thiết bị, học liệu cho khóa học (kể cả thực hành lâm sàng);
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình;
- Đánh giá và cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
Ví dụ về Chương trình chi tiết của một khóa học đào tạo liên tục “Chăm sóc người
bệnh toàn diện”
TT Nội dung Tổng số LT TH
1. Bài 1: Tổng quan về công tác hộ sinh và chăm sóc 3 1 2
người bệnh toàn diện theo quy định tại thông tư
07/2011/TT-BYT
- Khái niệm, chức năng và vai trò, nghĩa vụ và
quyền hạn của người hộ sinh.
- Khái niệm và nội dung chăm sóc người bệnh
toàn diện
- Trách nhiệm của các cá nhân trong chăm sóc
người bệnh toàn diện
- Liệt kê những điều kiện bảo đảm công tác chăm
sóc người bệnh.
- Các giải pháp tăng cường công tác chăm sóc toàn
diện của bệnh viện.
2. Bài 2: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc 2 1 1
nguời bệnh toàn diện Theo quy định của thông tư

288
07/2011/TT-BYT
- Khái niệm về kế hoạch và vai trò của việc lập kế
hoạch;
- Viết kế hoạch;
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện CSNBTD;
3. Bài 3: Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của hộ sinh 2 1 1
viên Việt Nam
- Khái niệm
- Sự cần thiết
- Mục đích
- Nội dung chuẩn đạo đức nghề nghiệp
- Kế hoạch triển khai
4. Bài 4: Phân cấp chăm sóc và hỗ trợ người bệnh – 3 1 2
chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
- Phân cấp chăm sóc, hỗ trợ người bệnh trong
bệnh viện.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh.
- Thực hiện được: kỹ thuật vệ sinh răng miệng cho
người bệnh hôn mê, kỹ thuật gội đầu cho nguời
bệnh tại giường, kỹ thuật tắm cho nguời bệnh tại
giường theo đúng qui trình.
5. Bài 5: Tổ chức chăm sóc dinh dưỡng cho người 2 1 1
bệnh
- Tầm quan trọng của Dinh dưỡng lâm sàng.
- Giải pháp tăng cường chế độ dinh dưỡng bệnh lý
cho người bệnh.
6. Bài 6: Phục hồi chức năng và phòng ngừa biến 4 1 3
chứng trong chăm sóc người bệnh toàn diện
- Tầm quan trọng của chăm sóc phục hồi chức
năng
- Xác định nhu cầu hỗ trợ vận động, phục hồi chức
năng của người bệnh
- Tăng cường phục hồi chức năng cho người bệnh
- Kế hoạch tổ chức thực hiện phục hồi chức năng
cho người bệnh
7. Bài 7: Tổ chức ghi chép phiếu theo dõi, chăm sóc 2 1 1
người bệnh và bình hồ sơ hộ sinh
- Tầm quan trọng và trách nhiệm của hộ sinh trong
ghi chép theo dõi, chăm sóc người bệnh.
- Hồ sơ hộ sinh và cách ghi hồ sơ.
- Quy trình và nội dung bình hồ sơ hộ sinh.

289
8. Bài 8: Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe 3 1 2
- Khái niệm truyền thông và Giáo dục sức khỏe;
- Mục đích của Truyền thông- Giáo dục sức khỏe
trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho
mọi nguời;
- Tác động của Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
- Tổ chức buổi Truyền thông- Giáo dục sức khỏe
hiệu quả;
- Các qui định của tổ chức thực hiện Truyền
thông, Giáo dục sức khỏe
9. Kiểm tra truớc và kết thúc khóa học 1 1

10. Khai mạc, bế mạc 2 2

Tổng cộng 24 11 13

Thông thường sau khi thiết kế chương trình, trước khi mở rộng quy mô đào tạo (Mở
nhiều khoá) thì cần tiến hành đào tạo thử nghiệm chương trình với một số lượng học
viên hạn chế. Tổ chức đào tạo thử nghiệm để thử nghiệm tất cả các khâu của quá trình
đào tạo từ tiêu chuẩn chọn lựa học viên, chọn lựa giảng viên, mục tiêu đào tạo, nội
dung và thời lượng ấn định cho từng nội dung, phương pháp đào tạo, tài liệu /vật
liệu /phương tiện sử dụng cho đào tạo, phương pháp đánh giá cho đến việc tổ chức
khoá học.
Trong khoá đào tạo thử nghiệm cần có một thư ký theo dõi liên tục, ghi lại đầy đủ và
chi tiết diễn biến của khoá đào tạo, thời lượng thực tế của từng nội dung, những vấn đề
nẩy sinh và cách giải quyết trong quá trình tiến hành khoá đào tạo. Kết thúc khoá đào
tạo thử nghiệm cần lấy ý kiến phản hồi của học viên, giảng viên, quan sát viên và
những người tổ chức sau đó tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh những vấn đề chưa
phù hợp.
2. Quản lý và đánh giá chương trình
2.1. Quản lý quy trình xây dựng, nội dung, tài liệu đào tạo liên tục
2.1.1. Quản lý quy trình xây dựng chương trình như sau:
- Truớc hết cần điều tra xác định nhu cầu đào tạo liên tục của các đối tượng cán bộ y
tế.
- Mô tả nhiệm vụ: Phải liệt kê được các nhiệm vụ người cán bộ đang thực hiện tại cơ
sở, tìm hiểu xem những thiếu hụt mà chương trình dự kiến sẽ bổ xung, cập nhật cho
họ.
- Xây dựng mục tiêu đào tạo bao gồm Mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể. Mục
tiêu chung là cái nhìn tổng thể mà người cán bộ y tế có được sau khóa học. Mục tiêu
cụ thể bao gồm các nội dung chi tiết về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học viên có
khả năng nhận được sau khi kết thúc khóa học.
- Xác định quỹ thời gian cho toàn khóa học
- Từ đó tiến hành xác định nội dung học tập của khóa học
290
- Xây dựng chương trình (kế hoạch học tập) cho khóa học
+ Xác định mục tiêu từng bài học
+ Hình thành nội dung từng bài học (giờ lý thuyết và thực hành) trong mỗi bài học.
+ Chỉ ra cơ sở thực tập, thực hành tiền lâm sàng, thực hành lâm sàng và thực tế cộng
đồng
+ Xác định lượng giá thường xuyên, lượng giá kết thúc khóa học
2.1.2. Quản lý chương trình đảm bảo chất luợng
- Quản lý mục tiêu đào tạo: một chương trình đào tạo khi thực hiện chúng ta phải kiểm
soát chất luợng bằng cách xem chương trình đó có đạt mục tiêu đưa ra ban đầu hay
không.
- Quản lý nội dung chương trình đào tạo: xem tất cả các nội dung trong chương trình
có được giảng dạy và học tập đầy đủ hay không, cả lý thuyết và thực hành, đặc biệt là
thực hành lâm sàng. Việc đánh giá thực hiện chương trình phải đầy đủ, khách quan có
giá trị.
- Quản lý kế hoạch thực hiện chương trình bao gồm quản lý kế hoạch giảng dạy từng
bài học, quản lý kế hoạch toàn khoá học. Các kế hoạch đó phải được thực hiện đầy đủ,
trôi chảy, các khó khăn vướng mắc đều được giải quyết hợp lý không ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo. Kế hoạch dạy học là văn bản quan trọng nhất khi triển khai chương
trình đào tạo liên tục.
- Quản lý phương pháp lượng giá và kết quả lượng giá học viên.
Phương pháp lượng giá có ý nghĩa đối với tính giá trị và độ tin cậy của kết quả lượng
giá. Mọi kết quả lượng giá học viên đều được ghi nhận và phản ánh toàn diện quá trình
học tập của học viên.
- Quản lý chỉ tiêu thực hành tay nghề. Ðây là nội dung đã được đề cập nhiều nhưng lại
ít được quan tâm đúng mức. Ðối với cán bộ y tế, mọi khóa đào tạo liên tục phải có chỉ
tiêu thực hành tay nghề, nhất là các môn lâm sàng. Chỉ tiêu thực hành được dùng để
lượng giá khi kết thúc khóa học. Chuẩn năng lực hộ sinh được xem là một trong các
chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá thực hành hộ sinh.
- Quản lý kế hoạch dạy-học: Mỗi giảng viên khi lên lớp đều phải có kế hoạch dạy-học.
Kế hoạch dạy học là văn bản pháp lý đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Kế
hoạch dạy-học cần thường xuyên cập nhật thông tin mới, sinh động.
2.1.3. Quản lý tài liệu dạy học
- Tài liệu theo sát chương trình: tài liệu mới biên soạn hay sử dụng tài liệu có sẵn đều
cần căn cứ vào chương trình đã phê duyệt để có tài liệu phù hợp, sát với chương trình,
nội dung cần cô đọng, chỉ nên đưa ra những nội dung mà chúng ta thường nói PHẢI
HỌC, rất hạn chế những nội dung mà giảng viên thích thú nhưng không phải cốt lõi và
tuyệt đối không đưa vào tài liệu các nội dung biết thì tốt. Vì là đào tạo liên tục nên nội
dung phải là cập nhật nhưng phải đảm bảo chính xác, khoa học.
- Lưu trữ tài liệu. Việc lưu trữ tài liệu rất quan trọng để đảm bảo các khóa đào tạo liên
tục đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế, việc lưu trữ còn phục vụ cho việc thanh tra, kiểm
tra của cơ quan quản lý giáo dục sau này.
2.2. Thẩm định chương trình và đánh giá kết quả đào tạo liên tục tại bệnh viện
2.2.1. Một số quy định chung về thẩm định, phê duyệt chương trình và tài liệu đào
tạo liên tục
291
- Nguyên tắc chung: cơ sở đào tạo có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu dạy
học và trình phê duyệt trước khi tổ chức khoá đào tạo.
Việc phê duyệt của người có thẩm quyền phải dựa trên biên bản chấp thuận của Hội
đồng thẩm định chuyên môn.
- Chương trình và tài liệu dạy- học có thể riêng biệt hoặc gộp chung, nhưng phải thể
hiện rõ 2 phần: Chương trình đào tạo và Tài liệu dạy-học.
Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong việc xây dựng các tài liệu dạy-học.
- Theo Ðiều 8 của Thông tư 22/2013 quy định Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục
phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, ban hành trước khi tổ chức đào tạo, cụ thể
như sau:
1. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định thành
lập Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục của tỉnh; chỉ định chủ
tịch Hội đồng; hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung cấp y tế của tỉnh là phó
chủ tịch, cán bộ phụ trách đào tạo liên tục của Sở Y tế là thư ký.
Giám đốc Sở Y tế phê duyệt chương trình và tài liệu dạy - học của các cơ sở đào tạo
liên tục thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định chương
trình và tài liệu. Thời gian thẩm định không quá 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ
hợp lệ của đơn vị.
2. Người đứng đầu các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục
khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe và các bệnh viện, viện
có giường bệnh, viện nghiên cứu có trung tâm đào tạo hoặc được giao nhiệm vụ đào
tạo sau đại học phê duyệt chương trình và tài liệu đào tạo liên tục tương ứng với mã
đào tạo đã được giao trên cơ sở thẩm định của Hội đồng do đơn vị thành lập.
3. Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo phê duyệt chương trình, tài liệu
của các cơ sở đào tạo liên tục không thuộc Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, các chương
trình mục tiêu quốc gia; dự án y tế trong, ngoài nước; các hội nghề nghiệp và theo đề
nghị của đơn vị trên cơ sở thẩm định của Hội đồng chuyên môn cấp Bộ hoặc có thể
phân cấp cho đơn vị tổ chức thẩm định, phê duyệt trong trường hợp cần thiết. Thời
gian hoàn thành việc thẩm định không quá 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.3. Quy trình thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục
“Chương trình và Tài liệu đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo xây dựng phải được thẩm
định, ban hành truớc khi triển khai đào tạo”
- Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn thẩm định chương
trình và tài liệu đào tạo liên tục cán bộ y tế của tỉnh (hội đồng gồm 7 người, do một
Lãnh đạo Sở là chủ tịch, lãnh đạo trường y tế tỉnh làm phó chủ tịch và các uỷ viên lựa
chọn trong tỉnh như lãnh đạo bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa có uy tín, chuyên viên
phụ trách công tác đào tạo liên tục ở sở y tế là thư ký Hội đồng). Chương trình và tài
liệu đào tạo liên tục của các bệnh viện tỉnh sẽ do Hội đồng này thẩm định.
- Ở các bệnh viện và viện nghiên cứu Trung ương đã được ủy quyền thẩm định chương
trình và tài liệu thì giám đốc ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình
và tài liệu đào tạo liên tục.

292
- Sau khi nhận được chương trình/ tài liệu của một cơ sở đào tạo gửi về, thư ký báo
cáo Chủ tịch hội đồng chọn 2 người có chuyên môn trong lĩnh vực đó làm nhận xét,
phản biện (có thể trong hoặc ngoài hội đồng)
- Thư ký gửi chương trình/ tài liệu cho từng ủy viên hội đồng đọc trước khi họp ít nhất
1 tuần và giấy mời họp.
- Tổ chức họp hội đồng (tương tự hội đồng khoa học)
- Nếu chương trình/tài liệu đã được Hội đồng thông qua: Thư ký dự thảo quyết định
kèm biên bản, trình lãnh đạo quyết định phê duyệt là chương trình/ tài liệu sử dụng
chính thức. Nếu chưa được thông qua cần báo lại đơn vị để chuẩn bị lại và sẽ tổ chức
buổi họp hội đồng lần sau.
Lưu ý là chương trình và tài liệu do hội đồng do Sở y tế phê duyệt thì chỉ dùng trong
sở y tế. Chương trình do bệnh viện/viên nghiên cứu trung ương phê duyệt chỉ dùng khi
bệnh viện đứng tư cách pháp nhân mở lớp. Chương trình do các truờng y tế phê duyệt
thì chỉ dùng cho các lớp do trường tổ chức. Chỉ có chương trình do Bộ Y tế phê duyệt
mới được sử dụng trong toàn quốc.
2.4. Đánh giá kết quả đào tạo liên tục tại bệnh viện
Ðánh giá đào tạo liên tục của bệnh viện không chỉ đơn thuần là đánh giá kết quả học
tập của học viên trong các khóa ÐTLT mà là một quá trình đánh giá từ khi lập kế
hoạch, tổ chức khóa đào tạo, theo dõi kết quả học viên và tác động của ÐTLT đến chất
lượng nguồn nhân lực y tế.
2.4.1. Mục đích đánh giá kết quả đào tạo liên tục tại bệnh viện
Ðánh giá ÐTLT của bệnh viện nhằm mục đích:
- Xác định xem các khóa ÐTLT có đạt được các mục tiêu không
- Ðánh giá tính phù hợp và giá trị của các chương trình ÐTLT của bệnh viện.
- Xác định những lĩnh vực của chương trình ÐTLT cần cải thiện.
- Xác định các đối tượng CBYT phù hợp cho các chương trình ÐTLT trong tương lai.
- Rà soát và củng cố các điểm mấu chốt trong nội dung của các chương trình ÐTLT.
- Chỉnh sửa hoặc cải tiến thiết kế khóa ÐTLT để áp dụng trong tương lai.
- Nhận xét về sự thành công hoặc thất bại của công tác ÐTLT của bệnh viện.
- Xem xét khả năng tiếp tục thực hiện chương trình ÐTLT tại bệnh viện và chuyển
giao để nhân rộng chương trình ÐTLT cho bệnh viện khác.
Tham gia đánh giá đào tạo liên tục của học viên có thể là:
- Các giảng viên
- Học viên
- Cán bộ quản lý ÐTLT
- Cơ quan quản lý, cơ quan tài trợ, v.v.
2.4.2. Các hoạt động đánh giá kết quả đào tạo liên tục tại bệnh viện
Quá trình đánh giá ÐTLT gồm các hoạt động sau đây:
- Ðánh giá hàng ngày: Giúp cho giảng viên và người tổ chức khóa đào tạo giải quyết
ngay các các ý kiến phản hồi của học viên, những vấn đề liên quan đến khóa đào tạo
giúp học viên hoàn thành các mục tiêu đào tạo
- Ðánh giá định kỳ: Giúp giảng viên và nguời tổ chức khóa đào tạo cải tiến cách thức
và chỉnh sửa các vấn đề nhỏ trước khi chúng trở thành các vấn đề lớn, mang lại lợi ích
cho học viên ngay trong quá trình đào tạo
293
- Ðánh giá khi kết thúc khóa đào tạo: Giúp giảng viên và người tổ chức khóa đào tạo
cải tiến các hoạt động trong tương lai và lập kế hoạch cho việc giám sát hỗ trợ các học
viên đã được đào tạo
- Ðánh giá học viên sau khi đã trở về nơi làm việc: Giúp giảng viên và người tổ chức
khóa đào tạo thu nhận được kết quả và tác động của học viên đã được đào tạo vào thực
tế làm việc
Ðánh giá đào tạo liên tục có nhiều mức khác nhau, thường người ta chia làm 4 cấp độ,
tùy theo mục tiêu của cuộc đánh giá, những người tham gia đánh giá ÐTLT của bệnh
viện lựa chọn cấp độ đánh giá cho phù hợp
+ Cấp độ 1: Phản ứng của học viên đối với khóa đào tạo. Nếu học viên “hài lòng”, có
nhiều ‘niềm vui” trong khi đào tạo sẽ tác động đến thành công của khoá đào tạo. Ðánh
giá cấp độ 1 được tiến hành trong suốt khóa huấn luyện và ở cuối khóa huấn luyện. Ðể
đánh giá phản ứng của học viên với khóa đào tạo (về nội dung, tài liệu, phương pháp
dạy học, giảng viên, môi truờng học tập, hậu cần …) có thể sử dụng các Phiếu hỏi ý
kiến học viên, các bài tập, các trò chơi, hộp thư trong lớp học để thu nhận những phản
hồi của học viên
+ Cấp độ 2: Ðánh giá kết quả học tập của học viên. Cụ thể là những kiến thức, kỹ năng
học viên đã đạt được trong quá trình tham dự khóa ÐTLT. Ðược tiến hành trong hoặc
ngay sau khóa đào tạo. Bao gồm các bài kiểm tra trước và sau khóa học; các bảng
kiểm, thang điểm đánh giá kỹ năng, thái độ; các câu hỏi trả lời miệng, câu hỏi tự luận,
các bài kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan; các bài tập tình huống (tham khảo nội
dung Đánh giá người học – Tài liệu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp Hộ
sinh hạng III).
+ Cấp độ 3: Ðánh giá việc thay đổi hành vi và khả năng học viên áp dụng các kiến
thức và kỹ năng đã được đào tạo vào thực tế công việc của họ. Việc này có thể được
tiến hành tại nơi học viên đang làm việc 3-6 tháng sau khóa đào tạo. Ðánh giá ở cấp độ
3 nhằm đánh giá các kết quả lâu dài hơn của khóa đào tạo. Phương pháp đánh giá bao
gồm quan sát CBYT (đã được ÐTLT) thực hiện các kỹ năng; phỏng vấn, thảo luận
nhóm cùng CBYT hoặc cũng có thể là các cuộc khảo sát với các bài kiểm tra lại kiến
thức. Các sản phẩm là kết quả của các khóa đào tạo liên tục tại bệnh viện cũng được kể
đến như các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các hướng dẫn lâm sàng được các học viên sau
khi tham gia ĐTLT xây dựng và áp dụng tại khoa/phòng nhằm nâng cao hiệu quả
chăm sóc.
+ Cấp độ 4: Ðánh giá kết quả hoặc tác động của nguồn nhân lực đã được ÐTLT đối
với công tác CSSKND. Tác động ngắn hạn của nguồn nhân lực đã được đào tạo có thể
là những sự thay đổi tốt lên của các chỉ số sức khỏe, có thể là sự tăng lên số nguời sử
dụng dịch vụ CSSK do người CBYT đã được ÐTLT ... Ðánh giá cấp độ 4 bao gồm các
con số thống kê về dịch vụ CSSK, các cuộc phỏng vấn những người sử dụng dịch vụ y
tế, những chỉ số về CSSK. Tuy nhiên khi đánh giá cấp độ 4 thường gặp phải khó khăn
đó là có nhiều yếu tố tác động đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ y tế ngoài ÐTLT.
Do vậy cần phải loại trừ các yếu tố này bằng cách khảo sát song song với nhóm đối
chứng (những CBYT không được ÐTLT).
+ Ngoài ra, trong khía cạnh kinh tế - y tế của bối cảnh đổi mới kinh tế-xã hội của nuớc
ta hiện nay cũng cần đề cập đến việc đánh giá chi phí của các hoạt động ÐTLT. Ðó là
294
phương pháp đánh giá bằng cách so sánh lợi ích kinh tế của kết quả, tác động ÐTLT
CBYT với chi phí của các khóa ÐTLT (tài liệu đào tạo, trang thiết bị, giảng viên và
học viên …). Có người xếp nội dung đánh giá này vào mức độ 4, cũng có người đề
nghị xếp thành mức độ 5. Trong phạm vi đào tạo liên tục cán bộ y tế của một bệnh
viện, chúng tôi chỉ đề cập tới nội dung này nhằm mục đích tham khảo mà chưa sắp xếp
vào cấp độ đánh giá. Cán bộ quản lý đào tạo liên tục của bệnh viện thực hiện chức
năng tổ chức hoạt động đánh giá ÐTLT CBYT của bệnh viện thông qua các hoạt động
sau:
Phối hợp cùng giảng viên tổ chức các hoạt động thu nhận phản hồi của học viên (hộp
thư, phiếu hỏi ý kiến học viên, các trò chơi ...) để đánh giá cấp độ 1 của các khóa
ÐTLT CBYT do bệnh viện tổ chức.
Tham gia cùng với các giảng viên thực hiện các hoạt động đánh giá học viên trong quá
trình tham dự các khóa ÐTLT do bệnh viện tổ chức, đánh giá ở cấp độ 2. Biên soạn
các bộ công cụ đánh giá, lập kế hoạch đánh giá, tổ chức các cuộc đánh giá ÐTLT của
bệnh viện ở cấp độ 3 và cấp độ 4. Tổng hợp và báo cáo kết quả các cuộc đánh giá theo
cấp độ của từng khóa, hay một số khóa ÐTLT do bệnh viện tổ chức được tổ chức trong
khoảng thời gian nhất định (6 tháng, 1 năm).

Sức khỏe cộng đồng


Sức khỏe của người bệnh
Hiệu quả
Kỹ năng/ năng lực
Học tập
Hài lòng
Tham gia

Than

Khung hiệu quả chương trình đào tạo liên tục (Moore, et al 2018)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế. Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 Hướng dẫn việc đào tạo liên tục
cho cán bộ y tế.
2. Bộ Y tế (2014). Tài liệu đào tạo quản lý đào tạo liên tục tại bệnh viện
3. Bộ Y tế (2013). Chương trình đào tạo chăm sóc người bệnh toàn diện
4. Moore, D.E., Chappell, K., Sherman, L., Vinayaga-Pavan, M. (2018). A conceptual
V framework for planning and assessing learning in continuing education activities
designed for clinicians in one profession and/or clinical teams. Medical teacher.
https://doi.org/10.1080/0142159X.2018.1483578 .

295
5. Ronald M. Cervero and Julie K. Gaines (2014). Effectiveness of Continuing Medical
Education: Updated Syntheses of Systematic Reviews, Accreditation Council for
Continuing Medical Education.

CHUYÊN ĐỀ 11
ĐẶC ĐIỂM TÀI CHÍNH Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 08 tiết


Số tiết lý thuyết: 04 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU
1. Mô tả một số khái niệm liên quan đến Tài chính Y tế và Bảo hiểm Y tế.
2. Phân tích thực trang các nguồn tài chính cho y tế và một số giải pháp.
3. Mô tả nguyên lí căn bản và các loại hình Bảo hiểm Y tế.
4. Mô tả đặc thù, đánh giá thực trạng của Bảo hiểm Y tế.

296
NỘI DUNG
1. Tài chính y tế
1.1. Khái niệm về Tài chính y tế
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tài chính Y tế (TCYT) là một chức năng của
hệ thống y tế, thực hiện việc huy động, tập hợp và phân bổ nguồn kinh phí cho nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân, cho cá nhân và cộng đồng.
TCYT không chỉ là tạo đủ nguồn kinh phí cho chăm sóc sức khỏe, mà còn là việc
tạo nguồn tài chính sao cho công bằng (ai đóng góp và đóng góp bao nhiêu), và sử
dụng nguồn tiền có được sao cho có hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, năm 2007, WHO cho
rằng: “Một hệ thống TCYT tốt huy động đủ tiền để người dân có thể sử dụng dịch vụ y
tế khi cần, và được bảo vệ trước chi phí y tế thảm họa hoặc bảo vệ không bị nghèo hóa
do phải chi trả chi phí y tế. Hệ thống TCYT tốt khuyến khích cung ứng và sử dụng
dịch vụ một cách hiệu quả”.
Cũng theo WHO (2010), mục đích của hệ thống TCYT mà mọi quốc gia, giàu
cũng như nghèo hướng tới là tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho tất cả
mọi người dân mà không ai phải đối mặt với chi phí y tế lớn.
1.2. Các nguồn Tài chính Y tế
Hệ thống TCYT Việt Nam là hệ thống hỗn hợp, đa nguồn bao gồm: Ngân sách
nhà nước (NSNN), BHYT, chi tiền túi từ hộ gia đình, viện trợ và nguồn khác.
1.2.1. Nguồn Ngân sách nhà nước
Cũng như nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới, hệ thống
TCYT Việt Nam là một hệ thống hỗn hợp, trong đó nguồn từ NSNN có vai trò quan
trọng để thực hiện các chức năng của nhà nước trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng
đồng và đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Trong nhiều năm qua, Nhà nước luôn xác định ưu tiên ngân sách cho lĩnh vực y
tế, đặt mục tiêu tăng tỉ lệ chi NSNN cho y tế cao hơn tỉ lệ tăng chi NSNN, đổi mới
trong cơ chế phân bổ ngân sách y tế, trong đó 20% ngân sách y tế được sử dụng để hỗ
trợ người dân tham gia BHYT.
Trong 9 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2011 - 2019), tốc độ tăng chi
từ NSNN cho y tế luôn cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN.
Cùng với đó, công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư
cho y tế tăng nhanh. Các cơ sở KCB công lập được huy động vốn, liên doanh, liên kết
trên nguyên tắc đảm bảo nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, bảo toàn vốn và tài sản nhà
nước, công khai, minh bạch. Cơ sở KCB tư nhân phát triển nhanh, từ chỗ không có các
cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tư, năm 1993 tới nay đã có 206 các cơ sở cung cấp dịch vụ
y tế tư nhân với 15.475 giường bệnh và trên 35.000 phòng khám tư nhân. Đặc biệt đã
xuất hiện một số mô hình các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, phòng khám tư nhân hoạt
động không vì lợi nhuận.
Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lí và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ
công, các dịch vụ y tế đã được chuyển từ thu một phần viện phí sang cơ chế giá dịch
vụ, thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Đây là bước đổi mới cơ bản nhất,
quan trọng về TCYT, khắc phục tình trạng “bao cấp qua giá”, là điều kiện cơ bản để
các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, tăng sự lựa
chọn của người sử dụng dịch vụ.
297
Mục tiêu của đổi mới cơ chế quản lí đối với đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức
công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ
được giao; phát huy khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng chuyên
môn cao; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động; huy
động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng
bước giảm dần bao cấp từ NSNN.
Theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2014, tỉ lệ chi cho y tế chiểm 8,2% tổng chi
NSNN, tăng so với năm 2010 là 7,7%. Theo số liệu báo cáo thực hiện dự toán Ngành
Y tế 2011–2015, chi NSNN cho y tế trong giai đoạn 2011–2015 tăng qua các năm với
tỉ lệ tăng cao hơn so với chi NSNN, đạt chỉ tiêu theo NQ 18 của Quốc hội (trừ năm
2011 có mức tăng trưởng âm sau khi trừ đi tỉ lệ giảm phát GDP) (Hình 1).
Hình 1: NSNN chi cho y tế giai đoạn 2011 – 2015
(Nguồn: Vụ KHTC, Bộ Y tế)
Bộ Y tế được Chính phủ đánh giá là một trong những Bộ tiên phong trong việc

đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.
Tuy nhiên mức chi NSNN cho y tế vẫn chưa đạt mức đề ra trong kế hoạch bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2015 là 10%.
Mức tăng cao của NSNN cho y tế trong vài năm gần đây một phần là do tác động
lớn của nguồn trái phiếu Chính phủ cho các đề án:
- Từ 2013, nguồn NSNN cho y tế có thêm một nguồn tài chính mới, đó là Quỹ
phòng, chống tác hại thuốc lá. Theo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Quỹ Phòng,
chống tác hại thuốc lá được hình thành từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp sản
xuất, nhập khẩu thuốc lá. Mỗi năm Quỹ có khoảng 400–500 tỉ đồng và được sử dụng
toàn bộ cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, các hoạt động truyền thông,
xây dựng chính sách, tìm hiểu khảo sát kinh nghiệm nước ngoài…
- Nâng cấp các cơ sở y tế bao gồm Đề án nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ y
tế huyện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg.
- Đề án nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tuyến tỉnh và trung ương theo
Quyết định số 930/QĐ-TTg. Do vậy chưa thể coi đây là mức ổn định cho những năm
tới.

298
2015

2014

2013

2012

2011

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Chi đầu tư XDCB Chi ĐTPT từ TPCP


Chi CTMTQG Chi mua BHYT cho các ĐT
Chi TX cho TƯ Chi TX cho địa phương

Hình 2: Cơ cấu chi NSNN cho y tế giai đoạn 2011 – 2015


(Nguồn: Vụ KHTC, Bộ Y tế)

- Chi thường xuyên chiếm tỉ lệ khoảng 55% trong đó phần lớn được phân bổ về
cho các địa phương.
- Phần kinh phí cấp từ trái phiếu chính phủ cho các đề án nâng cấp các cơ sở y tế
bao gồm Đề án nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế huyện theo Quyết định
47/2008/QĐ-TTg và Đề án nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tuyến tỉnh và
trung ương theo Quyết định 930/QĐ-TTg (2009) và đầu tư phát triển trung tâm y tế
huyện và trạm y tế xã theo Quyết định số 950/QĐ-TTg (2007).
- Phần chi từ NSNN mua toàn bộ hoặc hỗ trợ một phần thẻ BHYT cho các đối
tượng quy định theo Luật BHYT chiếm tỉ lệ trên dưới 20% tổng NSNN chi cho y tế.
- Trong tổng chi từ NSNN cho y tế, tỉ lệ chi cho chi đầu tư phát triển bao gồm cả
đầu tư từ trái phiếu chính phủ đạt tỉ lệ dao động trên dưới 20% (Hình 2).
1.2.2. Nguồn Bảo hiểm Y tế
Thực hiện chủ trương phát triển BHYT xã hội như một cơ chế tài chính chủ yếu
cho y tế Việt Nam, chính sách BHYT được triển khai từ năm 1992, Luật Bảo hiểm Y
tế đã được ban hành năm 2008 và sửa đổi vào năm 2014. Chính phủ đã phê duyệt lộ
trình bao phủ BHYT toàn dân; năm 2014, đã có 71% dân số tham gia BHYT.
Tuy nhiên, đóng góp tài chính từ BHYT vào tổng chi y tế toàn xã hội chưa tương
xứng với tỉ lệ người tham gia BHYT. Năm 2012, nguồn từ BHYT đóng góp xấp xỉ
16% tổng chi y tế toàn xã hội. Mức đóng góp này không tương xứng với tỉ lệ bao phủ
BHYT là 66,4% dân số. Mức đóng BHYT cũng tăng lên theo lộ trình tăng lương.
Nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ đóng BHYT, số tiền nợ đọng BHXH, BHYT
không ngừng gia tăng. Nguyên nhân của tình trạng này liên quan đến nhiều vấn đề:
- Do quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân
hàng nên đại bộ phận doanh nghiệp cố tình nợ BHXH, chấp nhận chịu phạt để chiếm
dụng quỹ BHXH;

299
- Chế tài xử lí vi phạm trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập như: mức xử phạt
thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, không quy định xử lí hình sự khi chiếm dụng tiền đóng
BHXH của người lao động;
- Cơ quan BHXH lại không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm BHXH nên
khi kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH chỉ
nhắc nhở và đề nghị doanh nghiệp chấp hành, sau đó dừng lại ở việc phản ánh với Ủy
ban Nhân dân tỉnh hoặc huyện xử lí.
Độ bao phủ (tỉ lệ tham gia) BHYT tốt ở khu vực có thu nhập cao và khu vực thu
nhập thấp, nhưng mức độ bao phủ kém ở khu vực người lao động phi chính thức có
thu nhập trung bình (Missing middle problem) và nhóm lao động trong các doanh
nghiệp.
Tỉ lệ tham gia BHYT ở nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình đang ở mức thấp
nhất (Bảng 1).
Các nhóm đối tượng có mức độ bao phủ gần như toàn bộ 100% đó là nhóm hành
chính sự nghiệp, nhóm hưu trí trợ cấp BHXH, nhóm nghèo, dân tộc thiểu số.
Bảng 1: Số người tham gia BHYT theo nhóm đố tượng (9/2018)
(Nguồn: Công văn số 3681/BHXH-CSYT bổ sung nội dung báo cáo
tình hình thực hiện chế độ chính sách BHYT ngày 20/9/2018)
Đơn vị: Người
Nhóm đối tượng Đối tượng đích Thực hiện Tỉ lệ (%)
(ước tính)
Nhóm do người lao động 13.257.552 12.594.674 95,0
và sử dụng lao động đóng
Nhóm do cơ quan BHXH 3.047.068 3.047.068 100,0
đóng
Nhóm do NSNN đóng 34.215.442 3.4215.442 100,0
Nhóm do NSNN hỗ trợ 17.718.356 16.566.663 93,5
Nhóm tham gia BHYT 25.194.844 14.765.663 58,6
theo hộ gia đình
Cộng 93.433.261 81.188.991 86,9
Mức phí BHYT hiện là 4,5% đối với người làm công ăn lương, tuy nhiên việc áp
dụng mức đóng theo luật định là 6% khó thực hiện trong ngắn hạn, do quỹ BHYT
đang trong giai đoạn cân đối được thu chi và do tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động
sản xuất kinh doanh hiện nay đang có những khó khăn.
Vấn đề lựa chọn ngược đang thể hiện rõ ở khu vực tham gia BHYT tự nguyện.
Nhóm tự nguyện chỉ đóng góp 9% kinh phí quỹ BHYT trong khi chiếm 11,4% tổng số
người có BHYT, có tần suất và chi phí khám chữa bệnh cao gấp nhiều lần các nhóm
khác.
BHYT thương mại phát triển nhanh nhưng thiếu sự quản lí của Nhà nước. Hoạt
động của BHYT thương mại được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm. Các

300
chương trình BHYT thương mại hay Bảo hiểm phi nhân thọ đã bao phủ hàng chục
triệu người, chủ yếu nhằm vào các đối tượng khoẻ mạnh hoặc có thu nhập cao. Tuy
nhiên, hiện không có số liệu theo dõi, đánh giá về hoạt động của BHYT thương mại và
sự đóng góp của BHYT thương mại vào chi tiêu y tế ở Việt Nam.
1.2.3. Nguồn chi tiền túi hộ gia đình
Tỉ lệ chi trả tiền túi ở mức 48,8% là một thách thức lớn cho Việt Nam thực hiện
mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Các chỉ số về bảo vệ tài chính như tỉ lệ
hộ gia đình mức chi phí y tế thảm họa, tỉ lệ nghèo hóa do chi phí y tế chưa được cải
thiện rõ rệt. Chưa có bằng chứng thuyết phục về tác động bảo vệ tài chính của BHYT.
Bệnh nhân BHYT vẫn phải tự chi trả khi đi KCB do nhiều nguyên nhân trong đó có cả
tình trạng bệnh nhân có BHYT nhưng không dùng thẻ, bệnh nhân vượt tuyến, trái
tuyến. Một trong những mặt trái và nguy cơ của việc thực hiện chính sách tự chủ các
cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công chính là làm gia tăng chi phí tiền túi của bệnh nhân,
kể cả bệnh nhân BHYT.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng các nguồn tài chính công thông qua
tăng cấp NSNN cho y tế, mở rộng BHYT song tỉ lệ chi tiền túi từ hộ gia đình của Việt
Nam vẫn cao với tỉ trọng 48,8% năm 2012 và có xu hướng tăng nhẹ trong vài năm
gần đây. Phân tích số liệu lịch sử cho thấy trong giai đoạn 2008 - 2012 chứng kiến sự
biến động khá rõ rệt của chỉ số này (Hình 3).
Tỉ lệ chi tiền túi giảm từ 52,4% năm 2008 xuống còn 44,8% năm 2010, tuy nhiên
sau đó lại có xu hướng tăng lên với mức gần 50% vào năm 2012.

52.4

50.5
48.8

45.6
44.8

2008 2009 2010 2011 2012

Hình 3: Tỉ lệ chi tiền túi trong tổng chi y tế giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Tài khoản Y tế quốc gia 1998 - 2012)
Phân tích số liệu Tài khoản Y tế quốc gia năm 2011 cho thấy toàn bộ chi tiền túi
của các hộ gia đình là cho khám chữa bệnh trong đó 55,8% là chi trả cho dịch vụ khám
chữa bệnh nội trú, 43,7% chi cho tự mua thuốc, chỉ có 0,5% chi cho khám bệnh ngoại
trú. Trong tổng chi tiền túi của hộ gia đình cho khám chữa bệnh thì 62,5% chi trả cho
cơ sở KCB công lập, 37,5% chi cho các cơ sở KCB tư nhân.
Theo WHO khó có thể đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân về dịch vụ y tế nếu
chi y tế từ tiền túi chiếm hơn 30% tổng chi y tế - Việt Nam còn một khoảng cách rất
lớn để đạt tới mục tiêu này.

301
1.2.4. Nguồn viện trợ, vốn vay
Nguồn hỗ trợ tài chính quốc tế cho y tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm dần và ít
ưu đãi hơn do mức độ phát triển kinh tế Việt Nam tăng lên.
Từ năm 2010 khi Việt Nam đạt GDP bình quân đầu người hơn 1000 USD/năm,
nguồn vốn vay ODA với các điều kiện ưu đãi dành cho Việt Nam sẽ giảm, thay vào đó
vốn vay ODA với các điều kiện kém ưu đãi hơn sẽ tăng lên.
Đối với Ngành Y tế, nguồn hỗ trợ quốc tế, dù chiếm một tỉ lệ không lớn, nhưng
vẫn nằm trong chiến lược chung của các nhà tài trợ cũng như định hướng chính sách
của Chính phủ trong phân bổ, quản lí và sử dụng nguồn vốn này. Dự báo chung là hỗ
trợ quốc tế cho y tế sẽ thay đổi về cơ cấu, hình thức và nội dung. Các nhà tài trợ có thể
sẽ tập trung hơn vào các chương trình mục tiêu quốc gia đi đôi với việc đòi hỏi các
phương thức tiếp cận mới, hỗ trợ chương trình, tiếp cận ngành.
Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, các
nguồn viện trợ cho Việt Nam có xu hướng bị cắt giảm. Tỉ lệ nguồn chi cho y tế từ viện
trợ và vốn vay giảm khá rõ trong những năm gần đây. Năm 2012 tỉ lệ này ước tính là
1,6% giảm so với các năm trước (2,9% năm 2010 và 2,3% năm 2011).
Kinh phí cho y tế từ bên ngoài do Bộ Y tế quản lí gồm 2 nguồn:
(1)- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): các lĩnh vực chủ yếu được hỗ trợ từ các
dự án ODA bao gồm:
- Nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị y tế;
- Hỗ trợ y tế dự phòng;
- Hỗ trợ y tế cơ sở;
- Hỗ trợ triển khai các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia;
- Hỗ trợ phát triển y tế, phát triển chính sách nâng cao năng lực quản lí.
(2)- Viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO): Đối với nguồn viện trợ phi
chính phủ, trong vòng 10 năm từ 2003 - 2013, tổng số dự án do Bộ Y tế quản lí là 384
dự án với tổng giá trị đạt trên 400 triệu đô la Mỹ.
Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn cung cấp một số lượng
lớn các dự án thuộc lĩnh vực y tế thông qua UBND các tỉnh/thành trên cả nước.
Các dự án viện trợ tổ chức phi chính phủ nước ngoài bao phủ nhiều lĩnh vực y tế,
góp phần cải thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở các
tuyến và định hướng ưu tiên phân bổ cho Y tế Dự phòng, y tế cơ sở, miền núi, vùng
sâu, vùng xa và hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu công bằng
trong CSSK đóng góp vào thành tựu chung của Ngành Y tế trong CSSK nhân dân.
Liên quan đến nguồn viện trợ, nổi lên một số vấn đề liên quan chủ yếu đến hiệu
quả và giải ngân. Để sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ đang có xu hướng giảm đi,
Ngành Y tế đã có các báo cáo tổng kết, đánh giá và phân tích các nguyên nhân hạn chế
hiệu quả các nguồn viện trợ liên quan đến:
- Công tác điều phối nguồn viện trợ;
- Các thủ tục hành chính;
- Năng lực thực hiện;
- Công tác theo dõi, đánh giá.
Tuy nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng khả năng vay
nợ không còn nhiều.
302
Tổng nợ quy đổi của Việt Nam hiện nay là 37% GDP, nằm trong khoảng an toàn
(40% GDP là mức an toàn theo khuyến cáo của IMF), nhưng khả năng vay nợ của Việt
Nam không còn nhiều.
Đối với Ngành Y tế, việc đột ngột thiếu đi nguồn hỗ trợ quốc tế sẽ tăng gánh
nặng tài chính, đặc biệt là đối với ngân sách các địa phương ở các vùng khó khăn và
một số chương trình lớn (Chương trình phòng chống HIV/AIDS). Tương tự, kinh phí
đầu tư cơ sở vật chất cho hệ y tế dự phòng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn viện trợ.
Hơn nữa, các hỗ trợ này có vai trò quan trọng trong chuyển giao kĩ thuật tiên tiến và là
những “bà đỡ” cho phát triển các chiến lược phù hợp của ngành.
1.2.5. Nguồn khác
Ngoài các nguồn tài chính chủ yếu như trên, kinh phí đầu tư cho CSSK còn được
huy động từ khu vực tư nhân dưới hình thức “Xã hội hóa”.
Thực hiện Nghị quyết 46 về việc “khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ”, các nguồn lực ngoài NSNN
được huy động để đầu tư phát triển các cơ sở y tế công lập hiện đang được thực hiện
dưới hai hình thức chủ yếu:
- Liên doanh, liên kết để đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế tại các các cơ sở cung
cấp dịch vụ y tế công.
- Phát triển các dịch vụ theo yêu cầu tại các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công.
Báo cáo kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công năm 2014 ghi nhận hầu
hết các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công lớn đều thành lập Khoa khám chữa bệnh
theo yêu cầu, được đầu tư cơ sở tiện nghi, trang thiết bị hiện đại từ nguồn xã hội hóa.
Hoạt động liên doanh, liên kết tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công công đã góp
phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đổi mới trang bị kĩ thuật y tế, đặc biệt những trang
thiết bị kĩ thuật cao, phục vụ nhu cầu KCB của nhân dân trong hoàn cảnh kinh phí Nhà
nước chưa cung cấp đủ để mua sắm các trang thiết bị này.
Tuy nhiên, các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công có xu hướng chỉ quan tâm
đến lĩnh vực có thu, tập trung kinh phí để phát triển khu dịch vụ theo yêu cầu, đầu tư
TTB chưa tương xứng với năng lực, trình độ chuyên môn, nhu cầu KCB; cung ứng
dịch vụ quá mức cần thiết đối với thiết bị xã hội hóa, chưa quan tâm đầy đủ đến công
tác kiểm tra, giám sát, thực hiện quy chế dân chủ. Sự tham gia góp vốn và điều hành
của tư nhân với động cơ vì lợi nhuận trong các dự án liên doanh liên kết đầu tư
TTBYT tại các cơ sở y tế công lập, có nguy cơ làm tăng các chỉ định không cần thiết,
dẫn đến tình trạng tỉ lệ chi phí y tế do người dân tự chi trả sẽ ngày càng tăng cao nếu
không có cơ chế kiểm soát việc chỉ định và sử dụng trang thiết bị kĩ thuật cao.
Đầu tư cho các cơ sở y tế công lập từ nguồn xã hội hóa đã góp phần đổi mới
trang thiết bị kĩ thuật đáp ứng nhu cầu CSSK nhưng cũng có những tác động không
mong muốn.
1.3. Một số vấn đề đặc thù của Tài chính Y tế và Bảo hiểm Y tế của Việt Nam
1.3.1. Đặc thù trong cung cấp Tài chính Y tế
Hệ thống TCYT Việt Nam là hệ thống hỗn hợp, đa nguồn bao gồm: NSNN,
BHYT, chi tiền túi từ hộ gia đình, viện trợ và nguồn khác.
Những vấn đề do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại đã gây một sức ép mới
với Ngành Y tế. Tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm đến đầu tư cho sức khoẻ; sự phân
303
hoá giàu nghèo gây khó khăn trong việc thực hiện “Công bằng” trong CSSK; các tệ
nạn xã hội xuất hiện ngày một nhiều và mang tính đa dạng phức tạp, ảnh hưởng không
nhỏ đến mô hình bệnh tật; tư tưởng chạy theo lợi nhuận làm giảm tính nhân đạo vốn
có của Ngành Y tế.
Mặt khác, các cơ sở y tế không có đủ ngân sách để trang trải các dịch vụ y tế
thiết yếu theo cách bao cấp như trước đây, chứ chưa nói đến thực hiện các kĩ thuật cao.
 Cơ chế tài chính có một vai trò hết sức quan trọng cho nền y tế trong cơ chế thị
trường và xác định cơ chế TCYT là một bộ phận rất quan trọng cho việc hoạch định
chiến lược y tế trong tình hình mới.
TCYT trong cơ chế thị trường có chức năng:
- Huy động các nguồn TCYT một cách thích hợp;
- Quản lí và phân bổ nguồn tài chính;
- Khuyến khích việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và phát triển kĩ thuật y tế;
- Bảo vệ người dân trước các rủi ro do các chi phí quá lớn cho y tế gây ra để họ
không bị nghèo hoá.
TCYT là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính công bằng trong CSSK và đảm
bảo an sinh xã hội. Cách huy động các nguồn tài chính và cách phân bổ tài chính sẽ
quyết định việc có giúp người dân, nhất là người nghèo vượt qua những khó khăn và
rủi ro do chí phí dành cho CSSK gây ra hay không. Nói một cách khác là việc xác định
được cơ chế tài chính đúng sẽ làm giảm nguyên nhân gây ra nghèo đói do chi phí dành
cho CSSK gây ra và thông qua đó mà ảnh hưởng rất lớn đến việc xoá đói giảm nghèo
và an sinh xã hội.
Hơn thế nữa, cho đến nay trên thế giới chưa có một mô hình y tế nào vận hành và
phù hợp theo phương hướng cơ chế thị trường kiểu Việt Nam.
Một số đặc điểm của y tế hiện nay liên quan đến tài chính:
- Nhu cầu tài chính dành cho y tế ngày một tăng do dân số tăng;
- Mô hình bệnh tật thay đổi, nhiều bệnh mới xuất hiện và tính nguy hiểm cao;
- Chi phí cho các dịch vụ y tế càng cao; xu thế chạy theo lợi nhuận không thể
tránh khỏi hoàn toàn trong một nền kinh tế thị trường với các biểu hiện khác nhau: lạm
dung thuốc, lạm dụng kĩ thuật, coi người bệnh là đối tượng để tăng doanh thu của cơ
sở dịch vụ...
- Khoản tiền để người dân chi cho các dịch vụ CSSK đã trở thành gánh nặng
trong chi tiêu, nhất là người nghèo. Khoản chi phí này làm cho người nghèo không có
khả năng trang trải ngay mà phải có được bằng cách vay nợ.
Đó là lí do coi chi trả trong CSSK là một nguyên nhân hay dẫn đến nghèo đói.
Để đánh giá việc chi trả cho các dịch vụ y tế của một nước ảnh hưởng đến việc gây ra
sự nghèo đói, người ta dùng một số chỉ số như chỉ số Impoor, chỉ số CATA.
- Chỉ số Impoor phản ánh tỉ lệ hộ gia đình không nghèo được điều tra sau khi trải
qua khám chữa bệnh thì trở nên nghèo;
- Chỉ số CATA phản ánh tỉ lệ hộ gia đình (cả nghèo lẫn không nghèo) được điều
tra rơi vào tình trạng CATA sau khi trải qua khám chữa bệnh (tình trạng CATA là tình
trạng mà chi trả bằng tiền túi từ hộ gia đình cho khám chữa bệnh bằng hoặc lớn hơn
40% chi tiêu ngoài lương thực của hộ gia đình).  

304
- Những quy luật chung của kinh tế nhiều khi không thể áp dụng máy móc trong
quản lí y tế: “Cống hiến và hưởng thụ”, các dịch vụ y tế đặc biệt là các dịch vụ mang
tính chất cấp cứu.
Những nội dung chính của cơ chế tài chính dành cho y tế nhằm giải quyết vấn đề
đặc thù trong TCYT và BHYT của Việt Nam:
- NSNN: chủ yếu lấy từ thuế để chi cho y tế, ngoài ra nhà nước có thể có các
nguồn khác như tập hợp viện trợ của các tổ chức quốc tế và vay vốn với lãi xuất ưu đãi
từ các ngân hàng quốc tế, các nước giàu có.
- BHYT với các hình thức BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện.
- Viện phí hay còn gọi là chi trả từ túi người bệnh (Pocket money).
Có hai điều quan trọng cần nhận thức về nguồn tài chính cho y tế:
Tính chất của mỗi nguồn xét dưới giác độ công bằng trong CSSK. Nếu xét các
nguồn TCYT dưới các góc độ “Công bằng”, “Cộng đồng”, “Giảm nghèo đói” và
“An sinh xã hội” thì nguồn NSNN thông qua thuế có tính ưu việt nhất trong các nguồn
ngân sách cho y tế. Đó là giải pháp tốt nhất trong việc chia sẻ những khó khăn về tài
chính để chăm sóc sức khoẻ giữa người giàu với người nghèo, giữa vùng giàu với
vùng nghèo, giữa người đang độ tuổi lao động với trẻ em và người già, giữa người
khoẻ với người rủi ro về sức khoẻ.
Ngoài khái niệm BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện còn có khái niệm BHYT
toàn dân, nói lên mức độ dân chúng tham gia BHYT cả bắt buộc lẫn tự nguyện.
BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện là chương trình mà mức phí đóng góp
được xác định theo xác xuất rủi ro mắc bệnh của người hay nhóm người tham gia
BHYT. Ở các nước khác thì BHYT tự nguyện mang tính vì lợi nhuận và không do nhà
nuớc đứng ra tổ chức nên còn đuợc gọi là BHYT thương mại hay BHYT tư nhân.
Ở nước ta BHYT tự nguyện đuợc hiểu là loại chương trình phi lợi nhuận với phí
đóng góp đồng mức cho từng nhóm đối tượng ở từng khu vực và do BHXH
Việt Nam đứng ra tổ chức.
Tính chất chia sẻ trong cộng đồng của BHYT bắt buộc sẽ cao hơn BHYT tự
nguyện vì trong BHYT bắt buộc người tham gia đóng bảo hiểm theo phần trăm thu
nhập trong khi ở bảo hiểm tự nguyện mọi người đều có mức đóng như nhau.
Bảng 2: So sánh cơ chế TCYT công - tư
Cơ chế TCYT Tổ chức theo kiểu Tổ chức theo kiểu tư
công lập (Nhà nước) nhân
Cơ chế tài chính công Công bằng được Công bằng vẫn đuợc đảm
(NSNN + BHYT) đảm bảo (+++++) bảo (+++)
Cơ chế tài chính tư (viện phí) Công bằng chưa chắc đã Không có công bằng
đảm bảo
Việt Nam đã dùng NSNN để mua BHYT cho người nghèo và những người thuộc
diện chính sách cần hỗ trợ (đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, những xã nghèo...)
hoặc mua một phần BHYT bắt buộc cho những công chức hưởng lương nhà nước.
Điều này có nghĩa là nhà nước chuyển hình thức phân bổ ngân sách trực tiếp cho các
cơ sở cung cấp dịch vụ y tế sang chi trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế.
305
Xét về khía cạnh “sở hữu”, thì hai nguồn NSNN và BHYT mang tính công hữu.
Vì vậy người ta hay xếp chung vào trong một nhóm là: “Ngân sách công”. Trái lại,
viện phí là khoản ngân sách do bệnh nhân tự chi trả trực tiếp, nên được coi là: “Ngân
sách tư”.

Chart Title
8 7,3
7
6,0
6 5,4
5 4,2 4,4 4,5
4,0
4
3,0
3
1,8 1,9
2
1
0
a o ia ia or
e
pi
n n c
am hi
a
n m Là es ys p La Qu
ô
uc
ya o n
al
a ga il i
p á i
g ệtN p
M In
d M Si
n Ph Th un Vi m
Tr Ca

Hình 4: Tổng chi y tế so với tổng thu nhập quốc nội


một số nước trong khu vực (2012)
(Nguồn: World Health Statistics 2015)

Tỉ trọng giữa ngân sách công và ngân sách tư: Tỉ lệ giữa ngân sách công và ngân
sách tư trong tổng chi xã hội cho y tế của một nước được người ta rất quan tâm vì nó
phản ánh xem nền y tế nước đó có xu thế tài chính như thế nào để đảm bảo công bằng.
Theo Tổ chức y tế thế giới, nếu ngân sách tư chiếm trên 50% tổng chi xã hội y tế thì
nền y tế đó có xu thế đi đến cực kỳ mất công bằng. Những hậu quả sau đây của nền y
tế được cảnh báo khi ngân sách tư chiếm trên 50% tổng chi tiêu y tế của một quốc
gia:  
- Nền y tế rất không công bằng;
- Khác biệt lớn giữa các nhóm dân cư;
- Mức đầu tư vào sức khoẻ thấp;
- Khác biệt lớn trong khả năng tiếp cận và chất lượng;
- Tiếp cận tài chính và dịch vụ rất hạn chế với người nghèo;
- Thiếu cơ chế hạ tầng;
- BHYT kém phát triển;
- Kích cầu cao từ phía cung cấp dịch vụ (Provider induced demand);
- Quản lí kém các nguồn lực;
- Thiếu mạng lưới an sinh xã hội;
- Nghèo đói tăng

306
Cách tổ chức cơ chế tài chính công (gồm NSNN và BHYT) hay cơ chế tài chính
tư (viện phí) sẽ ảnh hưởng đến định hướng “Công bằng” trong CSSK còn hơn cả cách
tổ chức công lập hay tư nhân trong một hệ thống y tế.
Nếu áp dụng cơ chế tài chính công ngay trong các các cơ sở cung cấp dịch vụ y
tế tư nhân thì nền y tế vẫn giữ được công bằng, trái lại nếu chỉ thực hiện cơ chế tài
chính tư thì dù cho tất cả các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế là của công nhưng chưa
chắc đã có công bằng, vì những các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công sẽ hoạt động như
một các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tư, thậm chí còn tệ hại hơn ở chỗ nó ẩn mình dưới
dạng các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công.
1.3.2. Thực tế cung cấp Tài chính Y tế
(1)- Tổng chi tiêu y tế so với GDP:
Mức chi tiêu y tế ở Việt Nam tiếp tục gia tăng và đạt mức cao so với một số nước
trong khu vực. Theo số liệu Tài khoản Y tế quốc gia, tổng mức chi toàn xã hội cho y tế
của Việt nam năm 2012 ước tính ở mức 6% so với GDP.

2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
2008 2009 2010 2011 2012

Chi y te bình quân đầu người (giá thực tế)


Chi y te bình quân đầu người (giá so sánh 2010)

Hình 5: Mức chi y tế bình quân đầu người, giai đoạn 2008 - 2012
(Nguồn: Tài khoản Y tế quốc gia 2012)
Trong giai đoạn 2010 - 2012, tốc độ gia tăng bình quân hàng năm tổng chi y tế là
2,9%, thấp hơn so với tốc độ gia tăng bình quân GDP cùng kỳ là 6,7% (theo giá so
sánh).
Trong giai đoạn trước từ 1998 - 2008, tốc độ tăng chi y tế bình quân hàng năm
đạt 9,8%, cao hơn so với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,2%. So với nhiều
nước trong khu vực, Việt Nam có tỉ lệ tổng chi y tế so với GDP ở mức cao (Hình 4).
(2)- Chi tiêu y tế bình quân đầu người:
Chi tiêu y tế bình quân đầu người ở Việt Nam cao hơn so với các nước Đông
Nam Á. Mức chi y tế bình quân đầu người Việt Nam năm 2012 là 2.184.000 đồng, xấp
xỉ 300 USD PPP, cao hơn so với một số nước khu vực Đông Nam Á (79 USD), cũng
như so với mức bình quân các nước thu nhập trung bình thấp (86 USD).
Hình 6: Mức chi y tế bình quân đầu người theo các vùng kinh tế - xã hội
(Nguồn: Tài khoản Y tế quốc gia 2012)

307
Chi phí y tế bình quân đầu người tăng trong những năm gần đây. Tính theo giá
3000000

2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
ĐB sông Đông bắc Tây bắc Bắc Duyên Tây Đông ĐB sông
Hồng Trung Bộ hải miền nguyên Nam bộ Cửu long
trung

thực tế thì chi phí y tế bình quân đầu người tăng gấp 3,5 lần trong vòng 5 năm từ 2008
đến 2012, nhưng khi điều chỉnh theo chỉ số giảm phát với chỉ số giảm phát có năm gốc
là 1994 của Việt Nam thì mức tăng chi y tế bình quân đầu người là 1,3 lần.
(3)- Có sự chênh lệch khá rõ về mức chi y tế bình quân đầu người giữa các vùng
kinh tế xã hội trong cả nước. Bình quân một người dân tại vùng Đông Nam Bộ có mức
chi y tế gấp 2 lần vùng Tây Bắc (Hình 6). Sự chênh lệch về mức chi y tế phản ánh sự
khác biệt về tần suất sử dụng DVYT cũng như mức giá dịch vụ y tế tại các địa phương
này.
(4)- Tỉ trọng các nguồn tài chính trong tổng chi tiêu y tế:
Chỉ tiêu y tế từ tiền túi vẫn đang ở mức cao. Tỉ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho
y tế năm 2012 là 48,8%, tỉ lệ chi công cho y tế (bao gồm NSNN và BHYT) là 42,6%
(hình 7). Nguồn viện trợ chiếm 1,5%, còn lại là 7,1% từ các nguồn khác.

1,5% 7,1%

26,8%

48,8%
15,8%

NSNN BHXH Hộ gia đình


Viện trợ Khác
Hình 7: Mức Cơ cấu các nguồn TCYT, 2012
(Nguồn: Tài khoản Y tế quốc gia 1998 - 2012)
+ Trong tổng chi ở các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công, tỉ trọng chi cho con
người dao động trong khoảng từ 22 - 45% (so với mức chi cho con người ở các nước
phát triển là 70 - 80%; tỉ trọng chi cho thuốc cao, trong khi việc kiểm soát cung ứng và
sử dụng thuốc còn nhiều khó khăn.

308
Theo Tài khoản Y tế quốc gia, năm 2011, trong tổng chi NSNN cho y tế, chi cho
đầu tư phát triển (bao gồm chi mua tài sản cố định và xây lắp) thấp, ở mức 7,8%. Gần
đây, nhờ có nguồn đầu tư từ trái phiếu chính phủ, tỉ trọng chi cho đầu tư phát triển của
ngành y tế đã tăng lên đáng kể.
(6)- Nguồn BHYT
Thực hiện chủ trương phát triển BHYT xã hội như một cơ chế tài chính chủ yếu
cho y tế Việt Nam, chính sách BHYT được triển khai từ năm 1992, Luật BHYT đã
được ban hành năm 2008 và sửa đổi vào năm 2014. Chính phủ đã phê duyệt lộ trình
bao phủ BHYT toàn dân; năm 2014, đã có 71% dân số tham gia BHYT.
Đóng góp tài chính từ BHYT vào tổng chi y tế toàn xã hội chưa tương xứng với
tỉ lệ người tham gia BHYT. Năm 2012, nguồn từ BHYT đóng góp xấp xỉ 16% tổng chi
y tế toàn xã hội. Mức đóng góp này không tương xứng với tỉ lệ bao phủ BHYT là
66,4% dân số. Mức đóng BHYT cũng tăng lên theo lộ trình tăng lương.

120

100

80

60

40

20

0
2011 2012 2013 2014

- Hành chính sự nghiệp - Doanh nghiệp và tổ chức khác


- Hưu trí, trợ cấp BHXH - Người nghèo, dân tộc thiểu số
- Trẻ em dưới 6 tuổi Cận nghèo
HSSV Tự nguyện

Hình 8: Tỉ lệ tham gia BHYT theo nhóm đối tượng đích


giai đoạn 2011 - 2014
(Nguồn: BHXH Việt Nam, 5/2015)
Nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ đóng BHYT, số tiền nợ đọng BHXH, BHYT
không ngừng gia tăng. Theo số liệu công bố gần đây của cơ quan BHXH Việt Nam, có
đến 400 doanh nghiệp còn nợ đọng BHXH, BHYT với số tiền nợ tính đến tháng
11/2012 là 8700 tỉ đồng, trong đó nợ BHYT là 2100 tỉ đồng.
Nguyên nhân của tình trạng này liên quan đến nhiều vấn đề: do quy định mức lãi
suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên đại bộ phận doanh
nghiệp cố tình nợ BHXH, chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH; chế tài xử lí
vi phạm trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập như: mức xử phạt thấp, thủ tục xử
phạt phức tạp, không quy định xử lí hình sự khi chiếm dụng tiền đóng BHXH của
người lao động; cơ quan BHXH lại không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm
BHXH nên khi kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về
BHXH chỉ nhắc nhở và đề nghị doanh nghiệp chấp hành, sau đó dừng lại ở việc phản
ánh với Ủy ban Nhân dân tỉnh hoặc huyện xử lí.
309
Độ bao phủ (tỉ lệ tham gia) BHYT tốt ở khu vực có thu nhập cao và khu vực thu
nhập thấp, nhưng mức độ bao phủ kém ở khu vực người lao động phi chính thức có
thu nhập trung bình - (Missing middle problem) và nhóm lao động trong các doanh
nghiệp. Các nhóm đối tượng có mức độ bao phủ gần như toàn bộ 100% đó là nhóm
hành chính sự nghiệp, nhóm hưu trí trợ cấp BHXH, nhóm nghèo, dân tộc thiểu số.
Nhóm học sinh, sinh viên cũng có tỉ lệ tham gia rất cao lên tới 94% năm 2014. Cả hai
nhóm này đều được NSNN hỗ trợ một phần phí BHYT. Tỉ lệ tham gia BHYT ở nhóm
tự nguyện và nhóm doanh nghiệp đang ở mức thấp nhất (Hình 8).
Mức phí BHYT hiện là 4,5% đối với người làm công ăn lương, tuy nhiên việc áp
dụng mức đóng theo luật định là 6% khó thực hiện trong ngắn hạn, do quỹ BHYT
đang trong giai đoạn cân đối được thu chi (kết dư liên tục trong ba năm với số lũy kế
năm 2012 ước tính là 7722 tỉ đồng) và do tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động sản
xuất kinh doanh hiện nay đang có những khó khăn.
Vấn đề lựa chọn ngược đang thể hiện rõ ở khu vực tham gia BHYT tự nguyện.
Nhóm tự nguyện chỉ đóng góp 9% kinh phí quỹ BHYT trong khi chiếm 11,4% tổng số
người có BHYT, có tần suất và chi phí khám chữa bệnh cao gấp nhiều lần các nhóm
khác.
BHYT thương mại phát triển nhanh nhưng thiếu sự quản lí của Nhà nước. Hoạt
động của BHYT thương mại được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm. Các
chương trình BHYT thương mại hay Bảo hiểm phi nhân thọ đã bao phủ hàng chục
triệu người, chủ yếu nhằm vào các đối tượng khoẻ mạnh hoặc có thu nhập cao. Tuy
nhiên, hiện không có số liệu theo dõi, đánh giá về hoạt động của BHYT thương mại và
sự đóng góp của BHYT thương mại vào chi tiêu y tế ở Việt Nam.
(7)- Nguồn chi tiền túi hộ gia đình:
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng các nguồn tài chính công thông qua
tăng cấp NSNN cho y tế, mở rộng BHYT song tỉ lệ chi tiền túi từ hộ gia đình của Việt
Nam vẫn cao với tỉ trọng 48,8% năm 2012 và có xu hướng tăng nhẹ trong vài năm gần
đây. Phân tích số liệu lịch sử cho thấy trong giai đoạn 2008 - 2012 chứng kiến sự biến
động khá rõ rệt của chỉ số này (Hình 9).
Theo Tổ chức Y tế thế giới khó có thể đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân về
dịch vụ y tế nếu chi y tế từ tiền túi chiếm hơn 30% tổng chi y tế. Rõ ràng, Việt Nam
còn một khoảng cách rất lớn để đạt tới mục tiêu này.

52.4

50.5
48.8

45.6
44.8

2008 2009 2010 2011 2012

310
Hình 9: Tỉ lệ chi tiền túi trong tổng chi y tế giai đoạn 2008 - 2012
(Nguồn: Tài khoản Y tế quốc gia 1998 - 2012)
Tài khoản Y tế quốc gia năm 2011 cho thấy toàn bộ chi tiền túi của các hộ gia
đình là cho khám chữa bệnh trong đó 55,8% là chi trả cho dịch vụ khám chữa bệnh nội
trú, 43,7% chi cho tự mua thuốc, chỉ có 0,5% chi cho khám bệnh ngoại trú. Trong tổng
chi tiền túi của hộ gia đình cho khám chữa bệnh thì 62,5% chi trả cho cơ sở KCB công
lập, 37,5% chi cho các cơ sở KCB tư nhân.
Tỉ lệ chi trả tiền túi ở mức 48,8% là một thách thức lớn cho Việt Nam thực hiện
mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Các chỉ số về bảo vệ tài chính như tỉ lệ
hộ gia đình mức chi phí y tế thảm họa, tỉ lệ nghèo hóa do chi phí y tế chưa được cải
thiện rõ rệt. Chưa có bằng chứng thuyết phục về tác động bảo vệ tài chính của BHYT.
Bệnh nhân BHYT vẫn phải tự chi trả khi đi KCB do nhiều nguyên nhân trong đó có cả
tình trạng bệnh nhân có BHYT nhưng không dùng thẻ, bệnh nhân vượt tuyến, trái
tuyến. Một trong những mặt trái và nguy cơ của việc thực hiện chính sách tự chủ các
cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công chính là làm gia tăng chi phí tiền túi của bệnh nhân,
kể cả bệnh nhân BHYT.
(8)- Nguồn viện trợ, vốn vay:
Trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, các nguồn viện trợ cho Việt Nam có
xu hướng bị cắt giảm. Tỉ lệ nguồn chi cho y tế từ viện trợ và vốn vay giảm khá rõ
trong những năm gần đây. Năm 2012 tỉ lệ này ước tính là 1,6% giảm so với các năm
trước (2,9% năm 2010 và 2,3% năm 2011).
Kinh phí cho y tế từ bên ngoài do Bộ Y tế quản lí gồm 2 nguồn là hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đối với
nguồn viện trợ ODA, trong giai đoạn 1993 - 2013, Bộ Y tế đã quản lí 162 chương
trình, dự án ODA. Trong đó có 130 dự án viện trợ không hoàn lại, 24 dự án vốn vay và
08 dự án hỗn hợp (cả vốn vay và không hoàn lại). Tổng kinh phí của các chương trình,
dự án là: 2,7 tỉ USD, trong đó nguồn ODA là: 2,5 tỉ USD, chiếm 90,8% tổng kinh phí
chương trình, dự án và vốn đối ứng là 252 triệu USD, chiếm 9,2% tổng kinh phí
chương trình, dự án. Trong tổng vốn ODA của các chương trình, dự án, thì vốn ODA
viện trợ không hoàn lại là: 1,2 tỉ USD chiếm 48,3%, vốn ODA vay nợ là 1,28 tỉ USD)
chiếm 51,7%. Các lĩnh vực chủ yếu được hỗ trợ từ các dự án ODA bao gồm: nâng cấp
cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị y tê, hỗ trợ y tế dự phòng, hỗ trợ y tế cơ sở, hỗ
trợ triển khai các CTMTYTQG, hỗ trợ phát triển y tế, phát triển chính sách nâng cao
năng lực quản lí.
Nguồn hỗ trợ tài chính quốc tế cho y tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm dần và ít
ưu đãi hơn do mức độ phát triển kinh tế Việt Nam tăng lên. Từ năm 2010 khi Việt
Nam đạt GDP bình quân đầu người hơn 1000 USD/năm, nguồn vốn vay ODA với các
điều kiện ưu đãi dành cho Việt Nam sẽ giảm, thay vào đó vốn vay ODA với các điều
kiện kém ưu đãi hơn sẽ tăng lên. Đối với ngành y tế, nguồn hỗ trợ quốc tế, dù chiếm
một tỉ lệ không lớn, nhưng vẫn nằm trong chiến lược chung của các nhà tài trợ cũng
như định hướng chính sách của Chính phủ trong phân bổ, quản lí và sử dụng nguồn
vốn này. Dự báo chung là hỗ trợ quốc tế cho y tế sẽ thay đổi về cơ cấu, hình thức và
nội dung. Các nhà tài trợ có thể sẽ tập trung hơn vào các chương trình mục tiêu quốc

311
gia đi đôi với việc đòi hỏi các phương thức tiếp cận mới, hỗ trợ chương trình, tiếp cận
ngành.
Tuy nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng khả năng vay
nợ không còn nhiều. Tổng nợ quy đổi của Việt Nam hiện nay là 37% GDP, nằm trong
khoảng an toàn (40% GDP là mức an toàn theo khuyến cáo của IMF), nhưng khả năng
vay nợ của Việt Nam không còn nhiều. Đối với ngành y tế, việc đột ngột thiếu đi
nguồn hỗ trợ quốc tế sẽ tăng gánh nặng tài chính, đặc biệt là đối với ngân sách các địa
phương ở các vùng khó khăn và một số chương trình lớn (ví dụ Chương trình phòng
chống HIV/AIDS). Tương tự, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho hệ y tế dự phòng phụ
thuộc nhiều vào nguồn vốn viện trợ. Hơn nữa, các hỗ trợ này có vai trò quan trọng
trong chuyển giao kĩ thuật tiên tiến và là những “bà đỡ” cho phát triển các chiến lược
phù hợp của ngành.
(9)- Nguồn khác:
Ngoài các nguồn tài chính chủ yếu như trên, kinh phí đầu tư cho CSSK còn được
huy động từ khu vực tư nhân dưới hình thức “xã hội hóa”. Việc “khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ”, các
nguồn lực ngoài NSNN được huy động để đầu tư phát triển các cơ sở y tế công lập
hiện đang được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu:
+ Liên doanh, liên kết để đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế tại các các cơ sở cung
cấp dịch vụ y tế công.
+ Phát triển các dịch vụ theo yêu cầu tại các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
công.
Đầu tư cho các cơ sở y tế công lập từ nguồn xã hội hóa đã góp phần đổi mới
trang thiết bị kĩ thuật đáp ứng nhu cầu CSSK nhưng cũng có những tác động không
mong muốn. Báo cáo kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công năm 2014 ghi
nhận hầu hết các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công lớn đều thành lập Khoa khám
chữa bệnh theo yêu cầu, được đầu tư cơ sở tiện nghi, trang thiết bị hiện đại từ nguồn
xã hội hóa. Hoạt động liên doanh, liên kết tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công
công đã góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đổi mới trang bị kĩ thuật y tế, đặc biệt
những trang thiết bị kĩ thuật cao, phục vụ nhu cầu KCB của nhân dân trong hoàn cảnh
kinh phí Nhà nước chưa cung cấp đủ để mua sắm các trang thiết bị này. Tuy nhiên, các
các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công có xu hướng chỉ quan tâm đến lĩnh vực có thu,
tập trung kinh phí để phát triển khu dịch vụ theo yêu cầu, đầu tư TTB chưa tương xứng
với năng lực, trình độ chuyên môn, nhu cầu KCB; cung ứng dịch vụ quá mức cần thiết
đối với thiết bị xã hội hóa, chưa quan tâm đầy đủ đến công tác kiểm tra, giám sát, thực
hiện quy chế dân chủ. Sự tham gia góp vốn và điều hành của tư nhân với động cơ vì
lợi nhuận trong các dự án liên doanh liên kết đầu tư TTBYT tại các cơ sở y tế công
lập, có nguy cơ làm tăng các chỉ định không cần thiết, dẫn đến tình trạng tỉ lệ chi phí y
tế do người dân tự chi trả sẽ ngày càng tăng cao nếu không có cơ chế kiểm soát việc
chỉ định và sử dụng trang thiết bị kĩ thuật cao.
1.4. Thực trạng tự chủ về tài chính của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
1.4.1. Tự chủ của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
Quá trình tự chủ trong đó có tự chủ về tài chính được thực hiện ở nhiều nước trên
thế giới cùng với xu thế đổi mới quản lí khu vực công diễn ra vào đầu những năm 80
312
của thế kỉ trước. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng về tự chủ trong các
cơ sở y tế công, mỗi nước đang tìm một mô hình tối ưu và phù hợp nhất với nước
mình.
Đối với nhưng cở sở y tế tư nhân, hoạt động tài chính diễn ra theo kiểu tự chủ.
Còn đối với các cơ sở y tế công lập, nếu áp dụng cách quản lí tài chính như thời kỳ bao
cấp thì không tránh khỏi sự trì trệ trong quản lí và sử dụng ngân sách không có hiệu
quả.
Để khắc phục trì trệ của hệ thống công, người ta đã đưa những cải tiến trong
quản lí theo hướng phân cấp quản lí để người quản lí được tự chủ hơn trong tạo và sử
dụng nguồn vốn.
Ban đầu chỉ đề cập đến tự chủ tài chính vì tính cấp thiết của việc tìm nguồn vốn
cho các hoạt động và tự chủ tài chính cũng ở mức quản lí thống nhất nguồn thu,
khuyến khích tăng thu, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, tăng thu nhập cho người
lao động. Sau đó tự chủ tài chính được nâng cao theo hướng phát huy tối đa tự
chủ: hoàn toàn được chủ động về nguồn thu tài chính, được khuyến khích chuyển sang
loại hình doanh nghiệp, tự chủ trong việc trích lập các quỹ (quỹ phát triển sự nghiệp,
quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng...) được phép sử dụng tài sản để liên doanh liên kết
hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây
dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ.
Tự chủ tài chính còn được đi kèm với tự chủ về biên chế lao động và bộ máy.
Việc phân cấp quản lí và trao quyền tự chủ cho các đơn vị y tế công lập được nhiều
người kỳ vọng là một phép màu để thay đổi bộ mặt trì trệ của y tế công theo kiểu bao
cấp và hành chính hóa, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động, tiết kiệm chi phí, tăng
nguồn thu từ các dịch vụ, tăng tính sẵn có của dịch vụ, làm cho người sử dụng dịch vụ
có nhiều khả năng lựa chọn dịch vụ. Nhưng những điều này chỉ diễn ra một khi năng
lực quản lí được nâng cao, tăng cường trách nhiệm giải trình và nâng cao tính minh
bạch tài chính, thường xuyên có cơ chế kiểm tra và thanh tra thích hợp. Nếu không có
những điều kiện này đi cùng thì rất nhiều khả năng tự chủ sẽ làm cho xuất hiện rào cản
với người nghèo trong tiếp cận các dịch vụ y tế và làm tăng nguy cơ mất công bằng
trong CSSK.
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế được giao tự đảm bảo toàn bộ chi phí
hoạt động thường xuyên được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy,
tuyển dụng viên chức gồm: thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc đơn vị
ngoài các tổ chức trong cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức hoạt
động của đơn vụ theo hướng tinh gọn hiệu quả phù hợp chức năng nhiệm vụ của đơn
vị và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị sự nghiệp được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo phân cấp; được tổ chức tuyển dụng
viên chức của đơn vị theo quy định pháp luật. Với quy định về quyền tự chủ, người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế được giao tự đảm bảo toàn bộ chi phí
hoạt động thường xuyên có trách nhiệm xây dựng bổ sung sửa đổi quy chế tổ chức và
hoạt động thường xuyên.
Nhìn rộng hơn, tự chủ BV công không nằm ngoài cái đích hướng tới đẩy mạnh
chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; là động lực để các BV cải tiến, tự hoàn thiện và
313
thay đổi mình nhằm mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Và chính
chỉ số hài lòng của người bệnh sẽ góp phần phản ánh đáng kể chất lượng phục vụ của
các BV. Trong cơ chế cạnh tranh, thì cuộc đua để nhận được sự hài lòng của bệnh
nhân và người nhà họ không chỉ dành cho các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công. 
Trên thực tế, sau hơn 10 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đến nay, nhiều
BV công đã tự chủ động được phần lớn kinh phí hoạt động, đồng thời có bước chuyển
từ tư duy phục vụ sang tư duy cung ứng dịch vụ, đáp ứng hài lòng của người bệnh.
Việc giao tự chủ cho BV không có nghĩa là để các BV “tự bơi” trong cơ chế thị
trường, mà Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế chính sách để các BV phát triển phù hợp
với cơ chế thị trường. Những BV công thuộc khu vực khó khăn, BV công thuộc lĩnh
vực chuyên khoa đặc thù như tâm thần, phong, HIV/AIDS thì Nhà nước vẫn “bao cấp”
để đảm bảo chính sách an sinh xã hội.
Theo quy định mới của Bộ Y tế, việc tự chủ tài chính trong các BV công lập tới
đây sẽ là tự chủ hoàn toàn, từ tài chính, nhân sự.
1.4.2. Kết quả tự chủ trong Ngành Y tế
Theo Bộ Y tế, tính đến 2018, cả nước có khoảng 160 đơn vị đã tự bảo đảm chi
thường xuyên, chiếm 7,6% tổng số đơn vị sự nghiệp (năm 2013 mới có 28 đơn vị
chiếm 1,3%), là các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công có quy mô lớn. Đối với
1.364 đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên thì mức tự chủ cũng rất cao; nhiều đơn
vị đã tự chủ được 80 - 90% chi thường xuyên.
Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế quản lí, trong năm 2017, 2018 do thực hiện
được giá dịch vụ có tiền lương nên đã chuyển 12 các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công
từ nhóm tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang nhóm đơn vị tự bảo đảm chi
thường xuyên. Đến nay đã có 23 các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công tự bảo đảm
được toàn bộ chi thường xuyên. Giảm cấp ngân sách hàng chục nghìn tỉ đồng/năm để
chuyển sang mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT. Các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công
thuộc Bộ đã giảm được 25.362 người hưởng lương ngân sách với số tiền khoảng 2.127
tỉ đồng/năm.
Theo Bộ Y tế, việc tự chủ tài chính trong các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
công trực thuộc Bộ đã giúp tiết kiệm khoảng 1.500 tỉ đồng/năm từ NSNN. 
Khi thực hiện tự chủ, Nhà nước sẽ giảm gánh nặng đầu tư cho các BV và có thể
sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm này điều tiết cho những lĩnh vực y tế khác đang cần
để phục vụ an sinh xã hội tốt hơn như: Y tế dự phòng, y tế cơ sở, đào tạo nhân lực.
Tính đến hết năm 2018, 100% số đơn vị sự nghiệp y tế trong cả nước đã được
phân loại, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính theo các nhóm quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP, trong đó 7,6% tự đảm bảo chi thường xuyên (160 đơn vị), 65% tự
chủ một phần chi hoạt động thường xuyên (1.364 đơn vị), còn lại do NSNN đảm bảo
toàn bộ chi thường xuyên.
Cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã từng bước phát
huy tính năng động của một số đơn vị; khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị
trong việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị,
phát triển các hoạt động sự nghiệp; tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch
vụ kĩ thuật y tế tiên tiến hiện đại đồng thời tăng nguồn thu cho các cơ sở cung cấp dịch
314
vụ y tế công. Việc thực hiện xã hội hóa, liên doanh, liên kết đầu tư đã làm thay đổi
nhận thức của nhiều đơn vị, không trông chờ, ỷ lại vào NSNN mà chủ động huy động
các nguồn ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở, trang thiết bị nhằm phát triển kĩ thuật,
nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh
(KCB) ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân.
1.4.3. Bất cập trong tự chủ của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
Việc tự chủ tài chính trong các BV công vẫn còn nhiều gian nan:
(1)- Thiếu cơ chế tự chủ rõ ràng: Tự chủ về mặt quản trị, nhưng mô hình hiện tại,
hội đồng quản trị lại như một tổ chức mặt trận. Một khi quan điểm không thông dẫn
đến chính sách không rõ, và không có hành lang pháp lí khiến lãnh đạo các cơ sở cung
cấp dịch vụ y tế công chọn cách đi an toàn, tránh rủi ro về sự nghiệp chính trị.
Khảo sát của bộ Y tế cũng chỉ ra, nhiều đơn vị đã tự bảo đảm được kinh phí hoạt
động từ các nguồn thu, tự bảo đảm tiền lương cho người lao động nhưng do là “đơn vị
sự nghiệp” nên bị hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Báo cáo xuất bản năm 2011 của bộ Y tế và Ngân hàng Thế giới viết: “Người làm
việc trong các đơn vị sự nghiệp vừa là “Công chức” đối với lãnh đạo, vừa là “Viên
chức” đối với người không phải là lãnh đạo đơn vị, nên phải thực hiện việc tuyển
dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật theo quy định của “Luật
Công chức”, “Luật Viên chức”…
Hiện nay, cơ chế không cho Hội đồng Quản trị thành viên kiêm giám đốc các cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế công. Giám đốc các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công vừa
phải báo cáo cho Sở Y tế, vừa phải giải trình, báo cáo với hội đồng thành viên giám
sát.
Là công chức, nên tương lai giám đốc phụ thuộc vào nhiệm kỳ bổ nhiệm, vì thế
không tránh khỏi cách làm an toàn, hơn là tìm cách đột phá, dễ gặp rủi ro.
Nghiên cứu Kinh tế y tế và Quản trị các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công
TP.HCM: “các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công nhà nước hiện đang thực hiện trên
90% tổng lượng dịch vụ y tế trên cả nước, hay nói theo cách của kinh tế thị trường là
khối nhà nước đang chiếm thị phần 90% thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nên
việc xem xét các yếu tố mô hình theo chủ sở hữu cũng là một yếu tố quan trọng trong
đánh giá thị trường dịch vụ y tế hiện nay.
Một số các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công tự chủ tài chính nhưng chưa thể
được coi là hoạt động có lợi nhuận vì nhiều yếu tố tài chính liên quan không tính được
trong bảng cân đối tài chính của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế.
Nếu coi Nhà nước là cổ đông của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công và Nhà
nước quyết định không thu lợi nhuận thì điều này còn chưa có trong luật. NSNN
không thể tiến hành đầu tư mà không thu lợi nhuận nếu không phải là các dịch vụ xã
hội tối cần thiết. Bộ Y tế cũng không phải là đơn vị có chức năng kinh doanh vốn để
có thể quản lí được hiệu quả tài chính của các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công. Bộ
Y tế hay UBND các cấp cũng không thể ra quyết định dùng NSNN đề đầu tư cho các
cơ sở cung cấp dịch vụ y tế trên cơ sở hiệu quả tài chính của việc đầu tư.
Các nhà lãnh đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế đều cho rằng, khi tự chủ hoàn
toàn về tài chính, người đứng đầu cơ quan có thể phát huy hết khả năng lãnh đạo của

315
mình. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tự chủ, kể cả tự chủ tài chính toàn phần, vẫn có
một số điểm bất hợp lí trong tuyển dụng nhân sự, mua sắm, đầu tư xây dựng.
(2)- Đang quen sống dựa vào ngân sách, việc chuyển sang tự chủ, đứng vững
trong nền kinh tế thị trường là điều không hề dễ dàng.
(3)- Quá trình thực hiện đã nảy sinh những hạn chế, bất cập từ chính sách so với
thực tế, chưa phân định rõ nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao và hoạt
động dịch vụ; việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế còn chậm.
(4)- Cơ chế tự chủ nửa vời: có những BV chỉ được tự chủ về tài chính, chưa được
tự chủ tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.  
(5)- Nghịch lí khác nữa là trong khi cơ chế tự chủ thời gian qua giúp các BV
tuyến trung ương, tuyến trên cải thiện đáng kể thu nhập của nhân viên y tế. Tự chủ là
khó khăn đối với một số BV tuyến quận, huyện...
Khoảng cách, năng lực khám chữa bệnh giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
tuyến trung ương và tuyến dưới có khuynh hướng tăng lên sau khi thực hiện tự chủ tài
chính. Việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển y tế công lập thông qua liên
doanh, liên kết để đầu tư trang thiết bị y tế và phát triển dịch vụ khám chữa bệnh theo
yêu cầu, dễ dẫn tới tình trạng tăng chỉ định sử dụng các xét nghiệm và trang thiết bị kĩ
thuật cao ở một số các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công .
(6)- Người dân lo ngại khi tự chủ tài chính, sẽ xuất hiện các hiện tượng tiêu cực
như BV tìm mọi cách trục lợi BHYT, “tận thu” của bệnh nhân để tăng thu, tăng lợi
nhuận. Hạn chế trong việc giao tự chủ cho các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công
như gia tăng chỉ định dịch vụ cận lâm sàng, kéo dài thời gian nằm điều trị, có xu
hướng tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí tối thiếu để tăng chênh lệch thu chi.
1.5. Thực trạng Tài chính Y tế nước ta và một số giải pháp
1.5.1. Thực trạng Tài chính Y tế nước ta
(1)- Tạo nguồn TCYT chưa thực sự bền vững: nguồn tài chính cho y tế chưa bền
vững, với tỉ trọng OOP chiếm xấp xỉ 50% tổng chi tiêu y tế, trong khi mức độ tuân thủ
tham gia BHYT của khu vực lao động chính quy cũng như lao động phí chính quy
chưa tốt và mức phân bổ NSNN cho y tế khó có thể tăng thêm trong thời gian tới.
(2)- Phương thức tập hợp, phân bổ quỹ (Pooling) chưa sát với mục tiêu chia sẻ
rủi ro:
- Phân bổ NSNN từ trung ương theo đầu dân, nhưng phân bổ NSNN cho y tế tại
các địa phương mới chủ yếu dựa trên đầu vào (theo giường bệnh, theo biên chế).
- Phân bổ từ quỹ BHYT: Qũy được quản lí tập trung thống nhất nhưng chưa có
nguyên tắc phân bổ, chia sẻ rủi ro qũy BHYT một cách rõ ràng. Cũng chưa có nguyên
tắc trong phân bổ, sử dụng qũy tập trung cho các dịch vụ có tính chi phí hiệu quả cao.
- Việc sử dụng qũy BHYT tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ yếu
được ấn định thông qua số chi lịch sử và 90% số thu BHYT trên địa bàn tỉnh, thành
phố đó (Quỹ khám chữa bệnh theo Nghị định 105/2014/NĐ-CP).
(3)- Tính hiệu quả trong sử dụng quỹ (Mua dịch vụ y tế) chưa cao:
- Gói quyền lợi (thuốc, dịch vụ và vật tư y tế) chưa được xác định dựa trên bằng
chứng về chi phí hiệu quả). Thách thức trong sử dung thuốc generic, quản lí giá thuốc
thiết yếu cũng như biệt dược, quản lí đấu thầu trong quan hệ giá và chất lượng thuốc.

316
Thách thức trong việc loại bỏ bớt những dịch vụ/ thuốc biệt dược có chi phí - hiệu quả
thấp.
- Phương thức chi trả chủ yếu dựa trên phí dịch vụ trong bối cảnh toàn bộ hệ
thống cung ứng dịch vụ y tế, công và tư, đều có mục tiêu tối đa hóa nguồn thu từ phí
dịch vụ.
- Chưa sử dụng công cụ giá một cách chiến lược để điều chỉnh số lượng, chất
lượng dịch vụ; ví dụ để khuyến khích cung ứng nhiều hơn các dịch vụ có chi phí hiệu
quả cao, giảm bớt các dịch vụ y tế chuyên sâu có tính chi phí hiệu quả thấp; để khuyến
khích nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng ở tuyến y tế cơ sở.
1.5.2. Một số giải pháp về Tài chính Y tế
(1)- Bảo vệ tài chính: giảm chi tiêu tiền túi của người dân trong tổng chi tiêu y tế.
Giảm tỉ lệ hộ gia đình có chi phí y tế thảm họa và bị nghèo hóa do chi phí y tế vẫn ở
mức cao;
(2)- Công bằng: trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, đặc biệt Nhà nước quan
tâm nhiều hơn nhóm có thu nhập thấp, người sống ở khu vực kinh tế, xã hội kém phát
triển
(3)- Phát triển bền vững:
- Mở rộng diện bao phủ dân số một cách bền vững, tiến tới bao phủ BHYT toàn
dân.
- Đảm bảo tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế chất lượng, công bằng, hiệu quả, đặc
biệt là các dịch vụ CSSK ban đầu.
- Tăng cường bảo vệ tài chính cho người dân.
(4)- Đảm bảo thực thi 3 chức năng của hệ thống TCYT:
- Huy động nguồn tài chính (Revenue collection)
- Quản lí, phân bổ quỹ nhằm mục tiêu chia sẻ rủi ro (Pooling)
- Mua dịch vụ y tế (purchasing)
(5)- Huy động nguồn tài chính từ BHYT và từ NSNN:
- Các giải pháp huy động nguồn tài chính cho chăm sóc sức khỏe cần đảm bảo
tính bền vững và công bằng tài chính (đóng góp của mỗi cá nhân căn cứ vào khả năng
tài chính của mình, người có thu nhập cao đóng nhiều, người có thu nhập thấp đóng ít;
người không có thu nhập được sự hỗ trợ đóng góp từ NSNN). Huy động tài chính đề
cập ở đây không bao gồm góp vốn của tư nhân nhằm mục đích kinh doanh vì lợi
nhuận.
- Đảm bảo nguồn thu BHYT ở khu vực lao động chính quy: Xây dựng và thực
hiện các thiết chế giám sát có hiệu quả, xử lí vi phạm thích đáng để đảm bảo sự tuân
thủ tham gia BHYT ở khu vực lao động chính quy.
- Đổi mới phương thức bao phủ BHYT theo hộ gia đình: thực hiện bao phủ
BHYT theo hộ gia đình ở khu vực lao động chính thức cũng như khu vực phi chính
thức, trong đó hộ gia đình khu vực lao động chính thức phải bao gồm cả thân nhân phụ
thuộc.
- Sử dụng nguồn NSNN một cách hợp lí hơn để hỗ trợ cho các nhóm dân cư yếu
thế và nhóm dân cư khó có khả năng đóng phí, trong đó có người nghèo, người cận
nghèo, người cao tuổi chưa có chế độ hưu trí.

317
(6)- Quản lí, phân bổ nguồn tài chính từ NSNN: ưu tiên phân bổ NSNN để chi
đầu tư cho y tế cơ sở; Các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công ở vùng khó khăn; Các
trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở Kiểm nghiệm vùng; Các viện nghiên cứu y học. Ưu
tiên phân bổ NSNN cho chi thường xuyên đối với: Y tế dự phòng; Các chương trình
mục tiêu; Các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế phong, tâm thần, các các cơ sở cung cấp
dịch vụ y tế ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Từng bước cải cách phương pháp phân bổ NSNN theo đầu vào (đổi mới phân bổ
NSNN theo giường bệnh đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, theo biên chế đối với
khu vực dự phòng) sang phân bổ, chi trả theo hoạt động, theo kết quả.
Đổi mới việc tiếp nhận nguồn ODA, NGO theo chương trình, dự án sang hỗ trợ
ngân sách để chủ động điều hành các hoạt động cần thiết. ODA ưu tiên đầu tư cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị.
(7)- Quản lí, phân bổ nguồn tài chính từ BHYT:
- Khắc phục tình trạng “bao cấp ngược”, hạn chế chia sẻ rủi ro của quỹ BHYT
khi phân bổ quỹ KCB cho địa phương theo số thu BHYT của từng địa phương.
- Từng bước loại bỏ phương pháp tính quỹ, tính trần BHYT theo chi phí lịch sử.
- Mở rộng phạm vi chi trả của quỹ BHYT cho: Các dịch vụ ngoại trú tại y tế
tuyến xã, phường; Các dịch vụ CSSK ban đầu (chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng,
chăm sóc sức khỏe tại nhà); Các dịch vụ y tế dự phòng cho cá nhân (dịch vụ tư vấn đối
với người bệnh điều trị các bệnh không lây nhiễm và các bệnh mạn tính).
(8)- Mua dịch vụ y tế; thực hiện “mua dịch vụ y tế một cách chiến lược”, nhằm
tăng cường hiệu quả và công bằng trong sử dụng nguồn tài chính, theo nguyên tắc:
- Lựa chọn các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu CSSK của người dân, dựa trên bằng
chứng về chi phí - hiệu quả;
- Quản lí giá dịch vụ y tế theo nguyên tắc tính đủ, khuyến khích dịch vụ có tính
chi phí hiệu quả cao;
- Có phương thức chi trả phù hợp;
- Thực hiện hợp đồng mua dịch vụ minh bạch, có theo dõi, giám sát;
- Xây dựng gói dịch vụ y tế dựa trên bằng chứng về chi phí – hiệu quả, ưu tiên
đưa vào gói dịch vụ y tế;
- Các dịch vụ, thuốc có tính chi phí - hiệu quả cao;
- Các dịch vụ CSSK BĐ, dự phòng và kiểm soát bệnh KLN, bệnh mạn tính ở
người cao tuổi cung ứng ở YTCS.
- Quản lí giá: Thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Quản lí hiệu
quả giá thuốc và vật tư y tế. Thực hiện từng bước việc đầu thầu tập trung, đàm phán
giá. Định giá cao hơn để khuyến khích cung ứng có tín dịch vụ chi phí hiệu quả cao.
- Sửa đổi phương thức chi trả: Xây dựng và áp dụng các phương thức chi trả
thích hợp với hệ thống cung ứng dịch vụ và loại hình dịch vụ (định suất, DRGs, phí
dịch vụ), trong đó có phương thức chi trả theo kết quả (RBP, P4P).
- Xây dựng phương thức chi trả phù hợp và khuyến khích YTCS, khuyến khích
YTCS, CSSK BĐ: Khuyến khích cung ứng DV ở YTCS, DV phòng chống BKLN,
quản lí sức khỏe NCT bằng cách áp dụng nguyên tắc một giá cho các tuyến chuyên
môn kĩ thuật.

318
- Chi trả khuyến khích chất lượng: áp giá cao hơn cho các cơ sở y tế được chứng
nhận đạt chuẩn chất lượng. Áp dụng hướng dẫn điều trị chuẩn cho các dịch vụ trong
gói dịch vụ.
- Đảm bảo và tăng cường sự minh bạch, kịp thời thông tin giữa cơ quan BHXH
và cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong thực hiện các hợp đồng KCB BHYT.
- Có cơ chế, chính sách chi trả phù hợp để huy động y tế tư nhân vào cung ứng
dịch vụ CSSK BĐ trong mạng lưới y tế cơ sở.
- Khuyến khích mô hình tự vay vốn đầu tư, hợp tác đầu tư, kết hợp công tư trong
y tế, tuy nhiên cần xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ, có hiệu quả (như
quản lí giá, phương thức chi trả, quản lí chất lượng v.v.) để hạn chế tác động không
mong muốn của việc cung ứng dịch vụ vì lợi nhuận.
1.6. Nâng cao hiệu quả quản lí tài chính của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
1.6.1. Mục tiêu của nâng cao hiệu quả quản lí tài chính của các cơ sở cung cấp dịch
vụ y tế
(1)- Khắc phục mặt trái của tự chủ của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế:
Tự chủ là xu thế tất yếu đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ công nói chung và
các đơn vị cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh nói riêng. Việc giao quyền tự chủ vừa
giảm chi từ NSNN vừa giúp các các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công chủ động thực
hiện biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người dân.
Tuy nhiên, việc các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công thực hiện tự chủ cũng sẽ có
những mặt trái, cho nên cần có biện pháp khắc phục. Tự chủ, các cơ sở cung cấp dịch
vụ y tế công được tự quyết định về nhân lực, phần lớn các đơn vị sẽ “tiết kiệm” nguồn
nhân lực, duy trì số lượng nhân lực ở mức vừa phải để giảm bớt chi phí. Thực tế hiện
nay có các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế bình quân khoảng 1,3 cán bộ y tế/giường bệnh,
nhưng cũng có đơn vị, tỉ lệ này chỉ khoảng 0,8 cán bộ/giường bệnh.
Do vậy, bên cạnh việc ban hành các quy trình chuẩn về chuyên môn, trang thiết
bị, Ngành Y tế cũng cần có những quy chuẩn về tỉ lệ nhân lực và giường bệnh. Nguồn
nhân lực bảo đảm về số lượng và chất lượng không chỉ duy trì chất lượng khám chữa
bệnh mà còn là biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, nhất là
bảo đảm quyền lợi theo Luật Lao động cho thầy thuốc.
Thực hiện tự chủ về tài chính tạo ra áp lực các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công
phải tăng nguồn thu để chi trả các chi phí thường xuyên duy trì hoạt động của đơn vị
và tích lũy cho đầu tư phát triển. Thời gian qua, để tăng nguồn thu, tại một số các cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế đã xảy ra tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế, trục lợi quỹ
BHYT. Do đó, tự chủ tài chính không chỉ là lo tăng nguồn thu mà còn phải khắc phục
tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế. Cần bảo đảm hài hòa quyền lợi các bên, các cơ sở
cung cấp dịch vụ y tế công tăng nguồn thu nhưng phải tương xứng với chất lượng
khám, chữa bệnh và các dịch vụ. Các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công cần hợp tác với
bảo hiểm xã hội để bảo đảm nguồn thu mà vẫn bảo tồn quỹ BHYT. Với vai trò là trung
tâm, người bệnh cần được bảo đảm hưởng chất lượng dịch vụ y tế cũng như tinh thần
phục vụ ngày càng cao và được bảo đảm an toàn ở mức cao nhất.
Trong các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công, hiện có rất nhiều nguy cơ có thể gây
mất an toàn cho người bệnh và cả nhân viên y tế như: phẫu thuật nhầm; kê, phát thuốc
319
nhầm; chất lượng trang thiết bị, chất lượng thuốc… An toàn người bệnh không chỉ
trong việc mổ xẻ hay trong quá trình sử dụng dịch vụ y tế mà ngay cả việc sử dụng các
phương tiện, thiết bị, dịch vụ trong các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công như thang
máy, xe đẩy, nhà vệ sinh... Ðã có những người bệnh bị ngã, đột quỵ trong nhà vệ sinh.
Do đó, khi tự chủ tài chính, không còn NSNN cấp thì các cơ sở y tế vẫn phải đặt tiêu
chí an toàn người bệnh lên hàng đầu, từ lúc họ vào viện đến lúc ra viện.
(2)- Nâng cao hiệu quả quản lí tài chính của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
phải gắn liền với cải cách thu nhập cho nhân viên y tế:
Xét dưới góc độ y tế phục vụ con người thì con người là mục tiêu phục vụ của
Ngành Y tế, nhưng xét dưới góc độ xây dựng và phát triển y tế thì cán bộ và nhân viên
y tế (hay gọi chung là nhân viên y tế) không những là mục tiêu phục vụ của của các cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế mà còn là chủ thể xây dựng và phát triển y tế.
Có các hình thức như sau để cải thiện thu nhập của nhân lực y tế:
+ Tăng thu nhập lương: có bậc lương khởi điểm và tăng lương định kỳ một cách
ưu đãi, có chính sách phụ cấp đặc thù nghề nghiệp cho nhân lực y tế (phụ cấp nghề
nghiệp, phụ cấp độc hại, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật…).
+ Tạo thuận lợi cho thu nhập ngoài lương bằng hành nghề y tế: cho thầy thuốc
được làm tư ngoài giờ hành chính hoặc làm thêm tại các cơ sở y tế tư nhân, mở thêm
các khu dịch vụ theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập hay thành lập các khu bán
công, huy động vốn của cán bộ nhân viên để mua sắm trang thiết bị và chia nhau lãi
xuất….  
1.6.2. Nâng cao hiệu quả quản lí tài chính của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
1.6.2.1. Quản lí thu, chi
Các giải pháp cơ bản của nâng cao hiệu quả quản lí tài chính của các cơ sở cung
cấp dịch vụ y tế công:
- Giải pháp “Quản lí nguồn thu”: tận thu và nuôi dưỡng nguồn thu.
- Giải pháp “Quản lí nguồn chi”: tiết kiệm chi, tăng cường chi cho phát triển dịch
vụ, nâng cao chất lượng và phát triển nhân lực
Công cụ quản lí tài chính của các vi mô bao gồm: lập kế hoạch tài chính, tổ chức
thực hiện và giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của đơn vị.
1.6.2.2. Công cụ quản lí tài chính các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công
(1)- Lập kế hoạch tài chính:
Kế hoạch tài chính (còn gọi là dự toán, bản dự trù tài chính/ kinh phí) là một bản
kế hoạch về tài chính, là phác thảo những nguồn lực cần thiết của một hoạt động y tế,
hoặc của một cơ sở y tế. Tài chính thể hiện kế hoạch thu, kế hoạch chi của một đơn vị,
một chương trình hay một hoạt động. Tài chính thường được lập dựa trên kế hoạch
một hoạt động hoặc kế hoạch của toàn đơn vị. Thông qua tài chính người ta có thể dự
kiến về chi tiêu; Dự kiến về các nguồn thu trong một khoảng thời gian nhất định,
thường là một năm.
Lập kế hoạch tài chính là một hoạt động quan trọng của người cán bộ quản lí
trong công tác quản lí nói chung và trong công tác quản lí tài chính nói riêng. Lập tài
chính tốt sẽ giúp cho người quản lí sử dụng tốt các tài nguyên, sử dụng tốt đồng tiền,
khai thác triệt để các nguồn thu, phát hiện sớm những khó khăn và thuận lợi về tài

320
chính để có kế hoạch chi tiêu và thực hiện đúng và tránh được những sai phạm về chế
độ, qui định của Nhà nước về tài chính.
Bản dự toán, bản kế hoạch tài chính có tầm quan trọng trong quản lí tài chính của
các đơn vị: công cụ đối ngoại và kiểm toán. Cung cấp thông tin cho người quản lí về:
Sự phân bổ nguồn lực; Tính hiệu quả; Tính công bằng; Tính thực thi và điều chỉnh kế
hoạch.
Để lập kế hoạch tài chính có hiệu quả cần tuân thủ qui trình lập kế hoạch tài
chính theo qui trình sau:
(a)- Xem xét lại mục tiêu kế hoạch y tế.
(b)- Xem xét lại các giải pháp của kế hoạch.
(c)- Rà soát lại tất cả các hoạt động có trong kế hoạch hoạt động.
(d)- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về chi tiêu của Nhà nước…
(e)- Lập dự toán ban đầu.
(g)- Thảo luận dự toán ban đầu với các cá nhân, các cấp có thẩm quyền.
Thường các cán bộ quản lí y tế không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán, chính vì
vậy để nâng cao hiệu quả của bản kế hoạch tài chính các cán bộ quản lí cần phải tuân
thủ một số nội dung sau:
- Nêu thật rõ mục tiêu để mọi người cùng hiểu.
- Mỗi mục tiêu phải xác định rõ giải pháp.
- Mỗi giải pháp có bao nhiêu hoạt động.
- Mỗi hoạt động cần có bao nhiêu tiền, vào thời gian nào, chi cho việc gì, định
mức, đơn giá, thủ tục…
(2)- Nội dung của công tác quản lí tài chính tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
công:
(a)- Lập dự toán ngân sách - xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động y tế của
các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công:
(b)- Căn cứ cơ bản để xây dựng kế hoạch tài chính là:
+ Kế hoạch hoạt động của đơn vị.
+ Nguồn ngân sách có được của đơn vị.
+ Hướng dẫn của các cơ quan quản lí.
(c)- Nội dung cơ bản của kế hoạch tài chính là:
+ Nguồn thu.
+ Nguồn chi.
(3)- Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
công:
- Tổ chức hệ thống sổ sách.
- Chế độ chứng từ kế toán.
- Vai trò người thủ trưởng.
- Vai trò kế toán trưởng.
- Kiểm kê tài sản.
- Báo cáo quyết toán.
- Kiểm toán nội bộ.

321
1.6.2.3. Giám sát thực hiện kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính là một công việc quan trọng nhưng cũng chỉ là bước đầu
tiên trong chu kì tài chính. Việc theo dõi và giám sát kế hoạch tài chính cũng không
kém phần quan trọng. Theo dõi và kiểm soát kế hoạch tài chính càng tốt, càng sớm
phát hiện và hạn chế được các vấn đề do tài chính gây ra.
Mục tiêu của giám sát tài chính tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công:
- Theo dõi thu nhập và chi tiêu theo kế hoạch tài chính.
- Dự báo thu nhập và chi tiêu trong tương lai.
- Phát hiện các vấn đề về tài chính và kế hoạch để điều chỉnh kịp thời nếu cần
thiết.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính.
- Kiểm soát chi tiêu theo định mức của từng hạng mục.
- Tìm nguồn kinh phí bổ sung và điều chuyển khi cần.
Công cụ phục vụ giám sát tài chính tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công:
Kế toán là một công cụ đắc lực cho việc giám sát. Kế toán là công việc lưu trữ
các sự kiện tài chính xảy ra trong một tổ chức, một đơn vị, hoặc một chương trình.
Công cụ của công tác kế toán là hệ thống sổ sách kế toán, gồm có:
- Sổ theo dõi tiền mặt;
- Sổ kiểm kê kho, tài sản;
- Bảng, sổ theo dõi chi tiêu theo tài chính và chi tiêu thực tế;
- Bảng theo dõi thu nhập;
- Bảng cân đối tài chính, bảng cân đối tài sản...
Mục đích của sổ sách kế toán là cung cấp bằng chứng cho cơ quan kiểm tra, kiểm
toán thấy các công việc giao dịch của cơ sở để chứng tỏ tiền đã được chi đúng mục
đích, cung cấp thông tin phục vụ quản lí về:
- Theo dõi thực hiện và chi tiêu cho kế hoạch.
- Tính duy trì, tính bền vững của kế hoạch.
- Khả năng sẵn có của luồng vốn, luồng tiền.
- Bảng theo dõi chi tiêu theo tài chính và chi tiêu thực tế.
2. Bảo hiểm y tế
2.1. Khái niệm Bảo hiểm Y tế
Có nhiều khái niệm về BHYT, trong phạm vi chuyên đề này chúng tôi xin đưa ra
một số khái niệm sau:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Bảo hiểm Y tế xã hội là một hoạt động dựa
vào sự đóng góp của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ; lấy số đông bù
số ít nhằm giúp các thành viên khi họ gặp rủi ro về sức khỏe, Bảo hiểm Y tế giúp
người bệnh chia sẻ gánh nặng về tài chính và đề cao tính cộng đồng xã hội”.
Tại Việt Nam, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 định nghĩa: “Bảo hiểm Y tế
là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục
đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham
gia theo quy định của Luật này”.
Ngày 13/6/2014, Quốc hội ban hành Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Bảo hiểm Y tế định nghĩa: “Bảo hiểm Y tế là hình thức bảo hiểm bắt

322
buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của luật này để chăm sóc sức
khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.
BHYT có tác dụng góp phần khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện công bằng
trong khám chữa bệnh cho nhân dân.
Như vậy, BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe (CSSK), không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các
đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT. Người tham gia
BHYT sẽ đóng một mức phí từ trước khi đau ốm trong một thời hạn nhất định, nếu
trong khoảng thời gian đó mà người tham gia BHYT có vấn đề sức khoẻ và cần sử
dụng dịch vụ CSSK thì sẽ được cơ quan BHYT thanh toán toàn bộ hoặc một phần chi
phí CSSK. Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập
của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra quản lí,
nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có một khoản tiền trả trước cho các cơ sở
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi người tham gia không may ốm đau phải sử
dụng các dịch vụ đó mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh. Cơ quan Bảo
hiểm Xã hội (BHXH) sẽ thanh toán khoản chi phí này theo qui định của Luật BHYT.
Bản chất BHYT là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội. BHYT
là một chính sách xã hội nằm trong hệ thống các chính sách “An sinh xã hội” của mỗi
quốc gia. Tính san sẻ tài chính, chia sẻ rủi ro luôn là nội dung quan trọng nói lên bản
chất của BHYT. Các mối quan hệ trong BHYT có thể gồm nhiều bên, tùy theo loại
hình BHYT.
Bảo hiểm Y tế toàn dân: là việc các đối tượng quy định trong Luật BHYT đều
tham gia BHYT. “Toàn dân” được định nghĩa là đảm bảo tất cả mọi người khi cần đều
có thể sử dụng dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng và
chăm sóc giảm nhẹ có đủ chất lượng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo việc sử dụng các
dịch vụ này không làm cho người sử dụng gặp khó khăn về tài chính.
Quỹ BHYT là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn
thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) cho người
tham gia BHYT, chi phí quản lí bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí
hợp pháp khác liên quan đến BHYT.
Cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu: Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên
theo đăng ký của người tham gia BHYT và được ghi trong thẻ BHYT.
Các yếu tố cấu thành cơ bản của BHYT là: Quỹ BHYT, người sử dụng lao động,
giám định bảo hiểm, hộ gia đình/cá nhân tham gia bảo hiểm, gói dịch vụ cơ bản do
quỹ BHYT chi trả, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
BHYT ban đầu.
Theo quy định của Luật BHYT, quỹ BHYT được quản lí tập trung, thống nhất,
công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lí trong hệ thống tổ chức BHYT. Luật
BHYT quy định Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về BHYT, Bộ Y tế thực hiện
quản lí nhà nước về BHYT. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình thực hiện quản lí nhà nước về BHYT. Uỷ ban nhân dân các cấp thực
hiện quản lí nhà nước về BHYT trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính
phủ.
323
Khái niệm về Quỹ Bảo hiểm Y tế:
Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 định nghĩa: “Quỹ Bảo
hiểm Y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng Bảo hiểm Y tế và các nguồn
thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người
tham gia Bảo hiểm Y tế, chi phí quản lí bộ máy của tổ chức Bảo hiểm Y tế và những
chi phí hợp pháp khác liên quan đến Bảo hiểm Y tế”. Luật cũng khẳng định Chính phủ
thống nhất quản lí nhà nước về BHYT.
Quỹ BHYT là một quỹ tài chính độc lập có quy mô phụ thuộc chủ yếu vào số
lượng thành viên đóng góp và mức độ đóng góp của mỗi thành viên đó. Quỹ BHYT
được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng của người tham gia BHYT, gọi là phí bảo
hiểm. Ngoài ra, quỹ còn được bổ sung bằng một số nguồn khác: hỗ trợ của ngân sách
nhà nước, các khoản đóng góp tài trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân từ thiện trong
và ngoài nước; lãi do đầu tư tăng trưởng phần quỹ còn tạm thời nhàn rỗi theo quy
định, các nguồn thu hợp pháp khác.
Sử dụng quỹ BHYT: Tùy theo mô hình tổ chức thực hiện BHYT ở mỗi quốc gia,
thông thường quỹ BHYT dành một tỉ lệ nhất định để chi cho bộ máy hoạt động tổ chức
điều hành quỹ, còn lại phần lớn quỹ BHYT dùng để chi trả chi phí KCB cho người
tham gia BHYT. Ở Việt Nam quỹ BHYT được phân bổ và sử dụng như sau:
- Dành 90% số tiền đóng Bảo hiểm Y tế cho khám bệnh, chữa bệnh;
- Dành 10% số tiền đóng Bảo hiểm Y tế cho quỹ dự phòng, chi cho quản lí
BHYT, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng Bảo hiểm Y tế cho quỹ dự phòng.
2.2. Nguyên lí căn bản và các loại hình Bảo hiểm Y tế
2.2.1. Nguyên lí căn bản Bảo hiểm Y tế
BHYT được thực hiện theo những nguyên lí cơ bản nhằm bảo đảm sự công bằng
và hiệu quả, giúp phân biệt BHYT xã hội với các loại hình BHYT kinh doanh (BHYT
thương mại).
(1)- Tính phi lợi nhuận:
BHYT xã hội được tổ chức thực hiện không vì mục tiêu lợi nhuận là một trong
những nguyên tắc cơ bản để phân biệt với các loại hình BHYT thương mại khác. Theo
đó mọi nguồn thu của quỹ BHYT, kể cả số tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư tăng
trưởng quỹ (nếu có) cũng được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho cộng
đồng.
(2)- Đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT, đảm bảo sự hỗ trợ
chéo giữa các nhóm tham gia BHYT:
Nhóm có nguy cơ bệnh tật thấp (nhóm hành chính, doanh ngiệp…) hỗ trợ nhóm
có nguy cơ mắc bệnh cao hoặc không còn ở độ tuổi lao động (nhóm hộ nghèo, cận
nghèo, hưu trí…); nhóm đang ở độ tuổi lao động hỗ trợ nhóm chưa ở độ tuổi lao động
(nhóm trẻ em, nhóm học sinh, sinh viên…). Như vậy phân phối trong BHYT là không
đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân
phối với số tiền như nhau, nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình phân phối
bồi thường.
(3)- Đóng góp theo thu nhập, mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật:
Theo nguyên tắc này, mức đóng BHYT của mỗi cá nhân được xác định theo tỉ
lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp, tiền lương hưu hoặc mức lương cơ
324
sở của khu vực hành chính. Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng
trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
(4)- Chi trả trước:
Người tham gia BHYT có trách nhiệm đóng góp phí BHYT trước vào quỹ
BHYT khi chưa ốm đau, để được hưởng quyền lợi khi đau ốm.
2.2.2. Các loại hình Bảo hiểm Y tế
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại hình BHYT:
- BHYT xã hội, là loại hình bảo hiểm bắt buộc toàn dân, mang tính cộng đồng
chia sẻ, nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều được chăm sóc sức khỏe, không vì mục
đích lợi nhuận và được Nhà nước tổ chức thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế số
25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo
hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014.
- BHYT thương mại/tư nhân: mang tính kinh doanh, hoạt động có lợi nhuận theo
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010.
BHYT thương mại/tư nhân: Là chương trình kinh doanh BHYT vì lợi nhuận;
mức phí BHYT được xác định theo xác suất rủi ro mắc bệnh của người hoặc nhóm
người tham gia BHYT (dựa vào tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tiền sử bệnh...). Khác với
BHYT xã hội, quyền lợi của người tham gia BHYT thương mại tùy thuộc vào mức phí
BHYT đã đóng. Nhà nước thường không tổ chức kinh doanh loại hình BHYT thương
mại mà để cho tư nhân kinh doanh, nên còn gọi là BHYT tư nhân. BHYT thương mại
là hình thức BHYT tự nguyện, nên ở một số nước, BHYT thương mại còn được gọi là
BHYT tự nguyện.
Sự giống và khác nhau của 2 loại hình bảo hiểm:
(1)- Giống nhau:
- Một nguyên tắc chung mà ai tham gia 2 loại bảo hiểm này đều phải thực hiện
đó là: phải đóng phí bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, không đóng phí thì
không được hưởng quyền lợi.
- Hai loại hình bảo hiểm này đều hướng tới bảo vệ sức khỏe cho người tham gia
bảo hiểm. Họ sẽ nhận được các khoản tiền trợ cấp khi họ ốm đau, bệnh tật, gặp tai
nạn…, cụ thể là người tham bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả một phần hoặc
toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men điều trị.
- Cách hoạt động của hai loại hình bảo hiểm này đều giống nhau, số tiền của
nhiều người tham gia bảo hiểm sẽ được chia sẻ cho một số ít người gặp phải các vấn
đề về sức khỏe.
(2)- Khác nhau:
- BHYT thương mại được tạo ra vì mục tiêu tạo ra lợi nhuận cho các công ty bảo
hiểm thì mục tiêu của BHYT xã hội là nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà
nước, giúp đời sống người dân được ổn định hơn. BHYT xã hội là hoạt động phi lợi
nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội. Vì vậy mục tiêu của 2 loại bảo hiểm này là
khác nhau
- BHYT xã hội chỉ có tác dụng trong từng quốc gia cung cấp loại bảo hiểm này.
Còn BHYT thương mại có thể được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau tùy thuộc vào
khả năng của các công ty bảo hiểm.
325
- Mức phí phải đóng BHYT xã hội dựa vào thu nhập từ tiền lương của người
tham gia, mức lương cơ sở và mức hưởng được thực hiện theo quy định chung của
Luật Bảo hiểm y tế. Trong khi đó mức đóng phí của BHYT thương mại là quan hệ tỉ lệ
thuận, tức là mức phí đóng bảo hiểm càng cao thì bạn sẽ nhận được càng nhiều quyền
lợi và chất lượng phục vụ tốt hơn.
2.3. Đặc thù của Bảo hiểm Y tế Việt Nam
2.3.1. Chính sách Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam
(1)- Quá trình phát triển BHYT Việt Nam từ trước năm 1992 và từ 1992 – 2012:
Chương trình BHYT Việt Nam được thí điểm năm 1989 đến năm 1990 có 10%
dân số có Bảo hiểm Y tế. Thực hiện Điều 39 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992: “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được
chăm sóc sức khỏe” và qua tổng kết rút kinh nghiệm triển khai thí điểm, Hội đồng Bộ
Trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 299/HĐBT kèm theo điều lệ
BHYT Việt Nam đánh dấu sự ra đời chính sách BHYT ở Việt Nam, thời gian này
BHYT Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế.
Chính sách BHYT được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Số người tham gia
BHYT tăng nhanh qua các năm: Năm 1993 chỉ có 3,7 triệu người tham gia BHYT;
năm 1998 là 9,9 triệu người; năm 2003 là 16,4 triệu người.
Từ ngày 01/01/2003 BHYT Việt Nam chuyển sang BHXH Việt Nam theo Quyết
định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam quy định tại
Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ.
Năm 2005 điều lệ về BHYT được ban hành trong đó quy định các đối tượng
tham gia BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Đến năm 2006 số người tham gia Bảo
hiểm Y tế đã tăng lên 36,7 triệu người, tăng 58% so với năm 2005 (23,2 triệu người)
và bằng khoảng 42% dân số cả nước. Riêng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện năm
1993 chỉ có 320.000 người thì đến năm 2006 là 11,1 triệu người.
Sau 17 năm thực hiện chính sách BHYT, năm 2008 Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật BHYT. Luật đã quy định về chế độ, chính
sách Bảo hiểm Y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng
Bảo hiểm Y tế; thẻ Bảo hiểm Y tế; phạm vi được hưởng Bảo hiểm Y tế; tổ chức khám
bệnh, chữa bệnh cho người tham gia Bảo hiểm Y tế; thanh toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh Bảo hiểm Y tế; quỹ Bảo hiểm Y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên
quan đến Bảo hiểm Y tế. Đây là một đạo luật quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình tiến tới
BHYT toàn dân. Tuy nhiên, sau hơn 04 năm triển khai Luật BHYT hiện hành cũng đã
bộc lộ một số bất cập, như quy định tham gia BHYT chưa có tính ràng buộc cao, điều
này dẫn đến việc tiếp tục mở rộng các đối tượng tham gia BHYT gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Các chế tài xử phạt khi không tham gia BHYT chưa đủ mạnh để mọi người
phải tham gia BHYT theo luật định vì vậy mục tiêu hướng tới bao phủ y tế toàn dân
khó có thể thực hiện.
(2)- Chính sách Bảo hiểm Y tế Việt Nam từ 2013 đến nay:
Quá trình thực hiện chính sách BHYT từ 1992 đến năm 2012 đã đạt được nhiều
thành tựu hết sức quan trọng như trên đã đề cập. Tuy nhiên, với tỉ lệ bao phủ còn thấp,
326
khó có thể thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Đây là thách thức lớn đòi hỏi các nhà
hoạch định chính sách phải xây dựng phương án và đưa ra giải pháp đồng bộ và cụ
thể, thiết thực phù hợp với sự phát triển của xã hội với sự tham gia của cả hệ thống
chính trị.
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm Xã hội, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 đã
được cụ thể hóa bằng quyết định số 538/2013/QĐ –TTg ngày 29/03/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 -
2015 và 2020.
Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, bổ sung có 8 điểm mới mang tính đột phá tạo hành
lang pháp lí giúp thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân:
- Quy định BHYT là hình thức bắt buộc;
- Quy định BHYT theo hộ gia đình;
- Quy định BHYT đối với trẻ em dưới 06 tuổi;
- Quy định mở thông tuyến khám chữa bệnh BHYT;
- Tăng quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT;
- Quy định về tỉ lệ thanh toán;
- Quy định mới về mức đóng BHYT.
- Quy định về thanh toán chi phí KCB trong trường hợp người có thẻ BHYT
đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh nhưng thẻ Bảo hiểm Y tế hết hạn sử dụng.
Quá trình hình thành và phát triển chính sách Bảo hiểm Y tế ở nước ta được khái
quát trên hình 11.

Hình 11: Các giai đoạn hình thành và phát triển BHYT Việt Nam
(3)- Tình hình bao phủ BHYT ở Việt Nam:
Trong những năm qua, số người tham gia BHYT ở Việt Nam ngày càng tăng,
tính đến cuối 2010, tỉ lệ người dân tham gia BHYT là 60%, tỉ lệ này tăng lên 81,7%
vào năm 2016 và tỉ lệ này đã là 86,4% năm 2017. Như vậy có thể thấy với nhiều nỗ
lực, Việt Nam đã đạt được mục tiêu bao phủ BHYT 80% sớm hơn dự kiến là năm
2020.
2.3.2. Giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế tại Việt Nam
Theo Luật Bảo hiểm Y tế: “Giám định BHYT là hoạt động chuyên môn do cơ
quan Bảo hiểm Xã hội tiến hành nhằm đánh giá sự hợp lí của việc cung cấp dịch vụ y

327
tế cho người tham gia Bảo hiểm Y tế, làm cơ sở thanh toán chi phí khám, chữa bệnh
BHYT”.
Công tác giám định của cơ quan BHXH luôn được xác định là một nhiệm vụ
trọng tâm trong quản lí sử dụng quỹ BHYT. Nghiệp vụ giám định luôn phải thường
xuyên xử lí một khối lượng lớn thông tin để giải đáp các vấn đề về sử dụng thuốc, xét
nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, vật tư y tế, dịch vụ y tế… hợp lí, phù hợp với chẩn đoán
bệnh, hiệu quả trong KCB BHYT được thực hiện theo những nguyên tắc sau trước khi
thanh toán:
(1)- Đúng chế độ:
- Dịch vụ kĩ thuật (DVKT) được thanh toán là DVKT thuộc danh mục đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức giá theo quy định phù hợp với tuyến chuyên môn
kĩ thuật của cơ sở y tế. Người thực hiện DVKT phải được cấp chứng chỉ hành nghề
theo đúng quy định.
- Thuốc được thanh toán theo chế độ BHYT là thuốc nằm trong danh mục thuốc
do Bộ Y tế quy định, được xây dựng phù hợp với tuyến chuyên môn kĩ thuật và phân
hạng bệnh viện, thuốc được mua sắm theo đúng quy định của Luật đấu thầu và các văn
bản hướng dẫn.
- Vật tư y tế (VTYT) được thanh toán phải nằm trong Danh mục do Bộ Y tế quy
định được sử dụng trong và ngoài DVKT, quỹ BHYT thanh toán theo tiêu chí sau:
- Không thanh toán riêng các VTYT đã được kết cấu và tính trong giá của
DVKT, giá ngày giường điều trị hoặc thu trọn gói theo ca bệnh.
- Những loại VTYT nào chưa được kết cấu và tính trong giá của DVKT, giá ngày
giường điều trị hoặc thu trọn gói theo ca bệnh thì quỹ BHYT sẽ thanh toán riêng.

Hình 12: Tỉ lệ bao phủ BHYT Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017
(2)- Đúng người:
Đảm bảo người được hưởng quyền lợi khám, xét nghiệm, DVKT, thuốc, thủ
thuật, phẫu thuật… phải là người tham gia BHYT.
(3)- Đúng bệnh:

328
Việc chỉ định các thuốc, các dịch vụ y tế cụ thể cho người bệnh trong khám bệnh,
điều trị phải phù hợp với tình trạng bệnh, đúng liệu trình, đúng thời lượng, đúng quy
trình chuyên môn trong hướng dẫn điều trị.
(4)- Đúng chi phí:
Được phản ánh thông qua số lượng sử dụng đúng và áp giá đúng, đảm bảo số
lượng sử dụng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật, phẫu thuật, thuốc, VTYT…
thống kê để thanh toán BHYT là số lượng sử dụng thực cho bệnh nhân BHYT, bệnh
nhân BHYT được thụ hưởng phù hợp với chẩn đoán và điều trị.
Giá trong thanh toán BHYT chính là giá trên hóa đơn chứng từ hợp lệ theo quy
định của Bộ Tài chính và phù hợp phương thức mua sắm được lựa chọn. Máu và chế
phẩm máu được thanh toán theo giá quy định của Bộ Y tế.
Hoạt động thanh quyết toán chi phí KCB BHYT của cơ sở y tế với cơ quan
BHXH luôn tiềm ẩn những sai sót, từ dữ liệu đầu vào như ghi chép, thực hiện khám
bệnh, chẩn đoán, điều trị, thống kê chi phí… cho người bệnh có thẻ BHYT đến thông
tin đầu ra trình bày và thuyết minh các khoản mục chi phí chăm sóc sức khỏe trong hồ
sơ thanh toán.
Mức độ sai sót cần xem xét trong từng trường hợp cụ thể: quy mô (định lượng)
và tính chất (định tính), bao gồm:
- Sai do không đủ thủ tục hành chính: thiếu chữ ký bệnh nhân, thuốc có dấu (*)
phải hội chẩn khi chỉ định sử dụng cho người bệnh lại thiếu biên bản hội chẩn.
- Sai sót do áp sai giá: dịch vụ kĩ thuật, thuốc, VTYT, giường…
- Do áp dụng sai danh mục: chỉ định không có trong danh mục thanh toán với
BHYT, hoặc sai mục chi phí như thuốc, vật tư y tế tiêu hao đã tính trong chi trả trọn
gói của dịch vụ kĩ thuật nhưng tách riêng thanh toán BHYT (thuốc cản quang, thuốc
thụt tháo dùng trong siêu âm và chụp đại tràng, …)
- Sai sót về quy chế chuyên môn trong KCB như chỉ định các dịch vụ xét cận
lâm sàng, thuốc không phù hợp với chẩn đoán; thực hiện dịch vụ chưa được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; người thực hiện kĩ thuật y tế chưa đủ các điều kiện về chuyên
môn theo quy định.
- Sai do thống kê: thừa hoặc thiếu ngày giường, thừa CĐHA, siêu âm, thừa
thuốc…
Kết quả giám định BHYT cho thấy có tình trạng lạm dụng BHYT cả về phía cán
bộ y tế cũng như người có thẻ BHYT. Những vi phạm phổ biến là lạm dụng xét
nghiệm, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, kê đơn thuốc ngoài danh mục cho phép, kê khống
tiền thuốc, bệnh nhân nằm ghép nhưng vẫn thanh toán mỗi người/1 giường bệnh, lập
hồ sơ bệnh án khống (như làm giả kết quả xét nghiệm), sử dụng chung xét nghiệm ở
một số bệnh viện để thanh toán với quỹ BHYT; có nơi, cán bộ y tế ở bệnh viện sử
dụng thẻ BHYT của người thân để làm thủ tục lấy thuốc ở bệnh viện; người có thẻ
BHYT lạm dụng thông qua việc cho mượn thẻ, đi khám nhiều nơi trong ngày (nhất là
các bệnh mạn tính), cho thuê thẻ BHYT và thuê người bị bệnh mạn tính đi KCB để lấy
thuốc. Tuy nhiên số hồ sơ bệnh án giám định chỉ chiếm khoảng 20% nên chưa đảm
bảo việc thanh toán chính xác, chưa thể phát hiện đầy đủ việc lạm dụng BHYT ở các
bệnh viện. Các bệnh viện được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và xã hội hóa đã tìm
cách để tăng nguồn thu từ dịch vụ y tế làm phát sinh nhiều hình thức lạm dụng BHYT
329
tinh vi khó phát hiện và kiểm soát, đồng thời vai trò quản lí nhà nước ở các địa phương
còn hạn chế.
Tại Việt Nam, công tác giám định quản lí theo ngành dọc từ Trung ương đến địa
phương, dưới sự chỉ đạo của Ban Thực hiện chính sách BHYT, Ban Dược và Vật tư y
tế. Cơ quan BHXH thực hiện việc giám định BHYT và chịu trách nhiệm về kết quả
giám định theo quy định của pháp luật về BHYT. Cơ sở khám chữa bệnh BHYT cung
cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan đến khám chữa bệnh của người bệnh BHYT theo
yêu cầu của cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH tiếp nhận danh sách bệnh nhân và dữ
liệu thống kê chi phí KCB BHYT đề nghị quyết toán của cơ sở KCB BHYT. Nghiệp
vụ giám định chi phí KCB BHYT (gọi tắt là nghiệp vụ giám định) do giám định viên
của cơ quan BHXH thực hiện. Nghiệp vụ giám định được thực hiện trước, trong hoặc
sau khi người bệnh ra viện và phải bảo đảm tính chính xác, công khai, minh bạch. Mọi
chi phí khám, chữa bệnh BHYT của cơ sở y tế được cơ quan BHXH giám định theo
nguyên tắc: đúng chế độ - đúng người - đúng bệnh - đúng chi phí trước khi thực hiện
thanh quyết toán. Kết quả giám định được lập thành văn bản và thông báo cho cơ sở
KCB, trong đó nêu cụ thể những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục, những chi phí
không chấp nhận thanh toán. Cơ sở KCB tiến hành kiểm tra lại và có trách nhiệm chấp
hành kết quả giám định đã được thống nhất giữa hai bên. Trường hợp chưa thống nhất
thì phải ghi rõ ý kiến của các bên và báo cáo với cấp trên để giải quyết. Trong thời
gian chờ ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm
thực hiện thông báo kết quả giám định của cơ quan BHXH.
- Nội dung công tác giám định BHYT, yêu cầu thực hiện theo trình độ đào tạo,
cụ thể như sau:
+ Cán bộ có trình độ y, dược đại học có nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ giám định
chuyên sâu về y tế nhằm đánh giá tính hợp lí và hiệu quả của chỉ định chẩn đoán và
điều trị của cơ sở KCB thông qua phân tích các biểu báo cáo của cơ sở y tế và giám
định trực quan từng hồ sơ bệnh án; xem xét sự phù hợp của danh mục thuốc, dịch vụ y
tế tại cơ sở KCB BHYT.
+ Cán bộ được đào tạo về công nghệ thông tin: có nhiệm vụ tổng hợp, kiểm tra
dữ liệu báo cáo của cơ sở KCB trên các Mẫu 79a, 80a, 19/BHYT, 20/BHYT,
21/BHYT (các biểu mẫu trên do Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam quy định). Phân
tích đánh giá sơ bộ chi phí KCB BHYT tại cơ sở y tế tăng, giảm... Báo cáo những vấn
đề phát hiện thông qua xử lí số liệu bằng phần mềm, những vấn đề cần lưu ý chuyển
cho cán bộ có chuyên môn y dược (bệnh nhân có chi phí lớn, trường hợp đi khám chữa
bệnh nhiều lần, gia tăng chi phí không hợp lí ...).
+ Cán bộ có chuyên ngành tài chính kế toán và chuyên ngành khác (kinh tế, luật)
kiểm tra việc thống kê tổng hợp chi phí KCB BHYT và lập các biểu quyết toán cho
công tác thanh quyết toán chi phí KCB BHYT giữa cơ quan BHXH với cơ sở KCB
BHYT (Biểu C82); xác định nguồn quỹ, kinh phí tạm ứng, quyết toán.
2.3.3. Các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế
Phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đã được thay đổi nhiều
lần qua 3 lần ban hành Điều lệ BHYT. Theo quy định hiện hành, có 3 phương thức
thanh toán chi phí KCB BHYT, đó là thanh toán theo phí dịch vụ, theo định suất và
theo ca bệnh.
330
(1)- Theo phí dịch vụ (Fee-for-service payment) là phương thức thanh toán trong
giai đoạn từ 23/11/1994 đến 19/12/1998.
Phương thức thanh toán trong giai đoạn này được quy định theo: Nghị định số
95/CP và các Thông tư số 20/TT-LB ngày 23/11/1994 của Bộ Y tế, Tài chính, Lao
động TBXH và Ban Vật giá Chính phủ, Thông tư số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của liên
Bộ Y tế, Tài chính, Lao động, Thương binh và xã hội và Ban vật giá Chính phủ hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 95/CP về việc thu một phần viện phí.
Nghị định số 95/CP quy định “người có thẻ BHYT được cơ quan BHYT trả một
phần viện phí cho các cơ sở khám, chữa bệnh” (khoản 3, Điều 3). Phương thức thanh
toán một phần viện phí là “thu theo dịch vụ đối với người bệnh ngoại trú và thu theo
ngày giường điều trị đối với người bệnh nội trú” (Khoản 2, Điều 5 của Nghị định) theo
khung giá được ban hành theo Thông tư liên bộ số 20/TT-LB ngày 23/11/1994 và sau
đó Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995.
Như vậy, từ 23/11/1994 phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT
đã có bản chất là chi trả theo phí dịch vụ cho cả hai khu vực nội trú và ngoại trú. Riêng
khu vực ngoại trú, vẫn tiếp tục thực hiện trần thanh toán theo một tỉ lệ quỹ BHYT của
số người đăng ký tại từng cơ sở y tế. Quy định thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo
phí dịch vụ không có trần khống chế trong giai đoạn này đã dẫn tới tình trạng mất cân
đối thu chi quỹ BHYT tại nhiều địa phương trong năm 1996 và 1997. Xuất phát từ nhu
cầu thực tế, việc xem xét tìm kiếm phương thức thanh toán phù hợp đã được đề cập tới
và thảo luận lần đầu tiên trong hệ thống BHYT.
Với phương thức thanh toán theo phí dịch vụ, cơ sở cung ứng dịch vụ được hoàn
trả cho mỗi dịch vụ đơn lẻ được cung cấp cho khách hàng. Phương thức này có thể dựa
trên đầu vào hoặc đầu ra. Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ cũng còn những bất
cập, tạo nên những rào cản về tài chính, cản trở khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ
CSSK cơ bản của người dân nhất là ở nhóm thu nhập thấp. Khi phải chi trả tiền túi cho
CSSK, người dân phải đối mặt với nguy cơ chịu chi phí quá mức và bị đẩy vào bẫy
nghèo đói. Với các chương trình BHYT, phương thức thanh toán theo dịch vụ là một
trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí CSSK.
Tuy nhiên, phương thức thanh toán theo phí dịch vụ cũng có những lợi thế nhất
định. Thứ nhất, phương thức thanh toán này có thể dễ dàng được thực hiện mà không
cần yêu cầu quá nhiều về năng lực mà chỉ cần dựa trên các biểu phí. Thứ hai, phương
thức thanh toán theo phí dịch vụ phản ánh chính xác hơn các dịch vụ thực sự đã thực
hiện, mở rộng hơn so với phương thức thanh toán theo mục ngân sách. Do đó khuyến
khích cơ sở cung ứng phí dịch vụ làm việc nhiều giờ hơn và cung cấp nhiều dịch vụ
hơn. Thứ ba, phương thức thanh toán theo phí dịch vụ được cho là cải thiện sự tiếp cận
và sử dụng cho những vùng khó khăn, cho người nghèo và cũng cho những dịch vụ ưu
tiên. Thứ tư, nếu việc xác định phí dịch vụ phù hợp thì phương thức chi trả này có thể
khuyến khích việc cung cấp các dịch vụ có tính chi phí-hiệu quả cao.
Mặc dù phương thức chi trả theo phí dịch vụ vốn là một phương thức thanh toán
có nhiều bất lợi trong tài chính y tế, hiện nay phương thức thanh toán này vẫn đang là
phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ hệ thống cung ứng dịch
vụ cho bệnh nhân BHYT.
(2)- Theo định suất (Per capita/Capitation):
331
Thanh toán theo định suất được hiểu là một phương thức trả trước cho cơ sở cung
cấp dịch vụ, theo đó tổng quỹ mà cơ sở cung ứng dịch vụ nhận được phụ thuộc vào số
người đăng ký và mức phí cố định theo mỗi đầu thẻ tại đó nhưng không phụ thuộc vào
số lượng dịch vụ đã thực hiện. Luật BHYT ngày 14/11/2008 được Quốc hội thông qua
cũng đề cập: “Thanh toán theo định suất là thanh toán theo định mức chi phí khám
bệnh, chữa bệnh và mức đóng tính trên mỗi thẻ BHYT được đăng ký tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh BHYT trong một khoảng thời gian nhất định”. Khái niệm này được
sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014 của
Quốc hội qui định lại là: “Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được
xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch
vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định”.
Cách tính phí trong phương thức thanh toán theo định suất được thực hiện dưới
hai hình thức:
- Tính theo tỉ lệ phần trăm cố định của số thu mà cơ quan bảo hiểm đã thu nhận;
- Tính theo giá chi phí thực tế cho từng thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ
dựa vào mức giá viện phí, phạm vi quyền lợi, mức cùng chi trả, số lượng người đăng
ký, tính chất đăng ký (cá nhân, tập thể).
Cách tính phí trong phương thức thanh toán theo định suất được thực hiện là một
cơ chế cung ứng dịch vụ có kiểm soát do có hợp đồng giữa cơ quan BHYT và cơ sở
cung ứng dịch vụ y tế.
Trong hệ thống thanh toán theo định suất, cơ sở cung ứng dịch vụ được chi trả
trước một tỉ lệ kinh phí cố định được xác định trước để cung cấp các dịch vụ đã được
xác định cho mỗi cá nhân đăng ký với cơ sở cung ứng dịch vụ trong một khoảng thời
gian cố định. Nguyên tắc của phương thức thanh toán này không liên quan đến đầu
vào mà cơ sở cung ứng dịch vụ sử dụng hoặc khối lượng dịch vụ được cung cấp.
Vì vậy, một số rủi ro được chuyển từ người mua dịch vụ sang cho cơ sở cung
ứng dịch vụ. Nếu cơ sở cung ứng dịch vụ phải chịu chi phí lớn hơn ngân sách theo
định suất, cơ sở cung ứng dịch vụ phải tự chịu trách nhiệm. Nếu cơ sở cung ứng dịch
vụ đạt được hiệu suất và chi phí thấp hơn so với ngân sách theo định suất, số dư có thể
được giữ lại và tái đầu tư.
Phương thức thanh toán trong giai đoạn từ 1/7/2005 đến 30/6/2009 được quy
định tại Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 63, bao gồm các phương thức
thanh toán theo phí dịch vụ, thanh toán theo định suất, theo nhóm chẩn đoán hoặc các
phương thức thanh toán phối hợp khác. Thông tư liên tịch số 21/2005 ngày 27/7/2005
của liên bộ hướng dẫn chi tiết hai phương thức thanh toán giữa quỹ BHYT và cơ sở y
tế là thanh toán theo phí dịch vụ có trần và thanh toán theo định suất. Theo đó, cơ sở
KCB lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để ký hợp đồng với cơ quan BHXH.
Cả hai phương thức thanh toán theo phí dịch vụ và theo định suất đang được áp
dụng phổ biến nhưng đều có những vướng mắc: chi phí khám chữa của bệnh nhân
được giới thiệu khám, chữa bệnh tại tuyến trên cao, luôn là nguy cơ gây ra chi phí
vượt trần của tuyến dưới do đó cơ sở KCB phải đưa ra các giải pháp hạn chế quyền lợi
củangười bệnh BHYT. Nhiều cơ sở y tế hạn chế gửi bệnh nhân lên tuyến trên, có thể
ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế của người tham gia BHYT. Ngay tại bệnh viện

332
tuyến tỉnh, chi phí KCB của bệnh nhân ở ngoại tỉnh cũng có thể khiến bệnh viện mất
khả năng cân đối và phải hạn chế chi phí cho bệnh nhân BHYT.
(3)- Theo trần thanh toán:
Theo trần thanh toán là phương thức thanh toán trong giai đoạn từ 19/12/1998
đến 1/7/2005 với bản chất là thu phí dịch vụ theo hướng dẫn tại thông tư liên bộ số
14/TTLB nói trên, nhưng đã có những giải pháp nhằm khống chế tình trạng gia tăng
chi phí y tế, theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/1998/TT-BYT của Bộ Y tế ngày
19/12/1998. Bản chất phương thức thanh toán trong giai đoạn này là:
- Khu vực ngoại trú: thanh toán theo phí dịch vụ, có trần thanh toán bằng 45%
quỹ khám, chữa bệnh của số thẻ đăng ký tại cơ sở y tế. Chi phí khám, chữa bệnh ngoại
trú tuyến trên cũng được tính vào trần thanh toán này;
- Khu vực nội trú: thanh toán theo phí dịch vụ, có trần, trần thanh toán bằng (Chi
phí khám, chữa bệnh nội trú bình quân một đợt điều trị năm trước x tổng số bệnh nhân
ra viện trong kỳ thanh toán x 1,1);
- Chi phí vượt trần được cân đối, thanh toán vào quý đầu năm tài chính kế tiếp;
Ngoài ra, cơ sở y tế được sử dụng 5% quỹ KCB cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ban
đầu.
(4)- Theo nhóm chẩn đoán (Dianogsis related group: DRG)
Quyết định số 488/QĐ-BYT đã phê duyệt đề án xây dựng và thí điểm phương
thức chi trả chi phí khám chữa bệnh theo nhóm chẩn đoán liên quan (DRG). Phương
thức thanh toán này được sử dụng trong thanh toán trong bệnh viện như một cơ chế để
kiểm soát chi phí và giảm công suất sử dụng giường bệnh trong lĩnh vực bệnh viện.
Khi thanh toán theo trường hợp bệnh, tất cả các trường hợp bệnh nằm trong một số
nhóm thanh toán được xác định trước. Nhóm thanh toán thường được xác định theo
mức độ sử dụng nguồn lực bình quân. Tất cả các trường hợp bệnh nằm trong một
nhóm chẩn đoán được hoàn trả ở tỉ lệ như nhau.
Bằng chứng trên Thế giới cho thấy thanh toán bệnh viện theo trường hợp bệnh
liên quan đến việc giảm bình quân ngày điều trị nội trú. Sự giảm thời gian nằm viện
được quan sát có ý nghĩa thống kê chủ yếu cho các nhóm bệnh mạn tính; bình quân
ngày điều trị nội trú các bệnh cấp tính không bị ảnh hưởng đáng kể.
Tuy nhiên, thanh toán theo trường hợp bệnh có thể làm tăng cả số người bệnh
nhập viện và số người bệnh tái nhập viện không cần thiết.
Ở Hungary, Nga và nhiều nước khác, số người bệnh nhập viện tăng đáng kể sau
khi hệ thống thanh toán theo trường hợp bệnh được áp dụng. Phương thức thanh toán
này cũng dẫn đến việc để có lợi cho mình, các bệnh viện thường cố gắng nhận các
trường hợp bệnh ít tốn kém hơn trong một nhóm thanh toán, tránh các trường hợp yêu
cầu điều trị tốn kém. Ngoài ra cơ sở cung cấp dịch vụ y tế cũng có xu hướng phân chia
các trường hợp bệnh cần nhiều nguồn lực trong điều trị (chi phí đắt) thành nhiều đợt
nằm viện. Những điểm trên cũng có thể tạo ra rào cản tiếp cận dịch vụ y tế cho người
bệnh nặng. Để giảm những tác động bất lợi, các phương pháp phân biệt giữa các
trường hợp có mức độ nguồn lực khác nhau đã được áp dụng, phương thức thanh toán
theo nhóm bệnh như DRG đã được phát triển và liên tục được hoàn thiện.
Hệ thống thanh toán theo trường hợp bệnh cũng còn có một số nhược điểm khác,
bao gồm:
333
- “Chuyển dịch mã bệnh”, trong đó cơ sở cung ứng dịch vụ có khả năng mã
người bệnh vào một nhóm với điểm (hoặc chỉ số) cao để có được sự bồi hoàn lớn hơn
(như đã thấy ở Croatia, Hungary và Slovenia).
- “Chuyển dịch chi phí”, trong đó cơ sở cung ứng dịch vụ thay đổi mô hình chăm
sóc và chi phí cho người bệnh không thuộc nhóm chẩn đoán.
- Khuyến khích xuất viện sớm, trong đó chi phí được chuyển sang dịch vụ ngoại
trú, chăm sóc tại nhà và chăm sóc tại nhà dưỡng lão (làm giảm chất lượng chăm sóc do
gián đoạn) hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức cần thiết, không đáp ứng nhu cầu điều trị
thực sự của người bệnh BHYT.
2.4. Đánh giá thực trạng Bảo hiểm Y tế nước ta và một số giải pháp
Việc tham gia BHYT đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc gắn với lộ trình thực hiện
BHYT toàn dân. Tỉ lệ người dân tham gia BHYT so với dân số ngày càng tăng, từ
46,6% năm 2008 lên 86,7% năm 2018; số thu BHYT năm 2018 khoảng 92.000 tỉ
đồng. Trong đó, đối tượng được NSNN đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT bằng khoảng
61%. Số tiền NSNN đóng, hỗ trợ cho một số đối tượng so với tổng số tiền đóng BHYT
bằng khoảng 41%. 
Ngoài ra, các đối tượng chính sách như người có công, người nghèo, trẻ em dưới
6 tuổi, người trên 80 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và
các đối tượng yếu thế cũng được NSNN đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT. Bên cạnh đó,
thị trường bảo hiểm sức khỏe phát triển khá nhanh, gần 40 doanh nghiệp tham gia kinh
doanh và trên 16,5 triệu hợp đồng, doanh thu trên 13.300 tỉ đồng. Tỉ trọng chi tiền túi
của người dân cho KCB giảm từ 63% năm 1993 xuống còn 38,5% năm 2016.
Qua 25 năm thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, nhất là sau hơn 2 năm
thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, chất lượng KCB BHYT
ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kĩ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc
mới hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo.
Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của BV. Tuy
nhiên, lộ trình tiến tới BHYT toàn dân và xây dựng nền y tế công bằng, hiệu quả và
phát triển cho thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc.
Chính sách BHYT đang ngày càng đi vào cuộc sống, khi huy động được cả hệ
thống chính trị cùng vào cuộc và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc
thực hiện chính sách này vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc.
(1)- Theo Bộ Y tế, sau hơn 2 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật BHYT, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, cũng còn một số vướng mắc,
nhất là liên quan đến mở rộng độ bao phủ BHYT. Cụ thể, những NLĐ làm việc theo
Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3
tháng trở lên, NLĐ là người quản lí doanh nghiệp hưởng tiền lương đều có trách
nhiệm tham gia BHYT- không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam.
Tuy nhiên, việc bắt buộc tham gia BHYT đối với nhóm đối tượng là NLĐ nước ngoài
làm việc tại Việt Nam (nhưng hưởng lương tại nước ngoài); người nước ngoài đang
sinh sống và kết hôn với người Việt Nam rất khó thực hiện.
(2)- Cùng với đó, theo Khoản 5 Điều 12, Khoản 3 Điều 13, Khoản 6 Điều 15, tất
cả các thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT cùng một thời điểm- theo phương
thức thông qua đại diện hộ gia đình (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2,
334
Khoản 3 và Khoản 4 Điều 12). Song, quá trình thực hiện các quy định của Luật Bảo
hiểm Y tế đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Ngoài ra, theo số liệu tổng hợp của BHXH Việt Nam, trong năm 2016 vẫn có 32
địa phương chưa đạt chỉ tiêu về bao phủ BHYT theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tỉ lệ tham gia BHYT của những người thuộc hộ
nông- lâm- ngư- diêm nghiệp có mức sống trung bình và tỉ lệ tham gia BHYT của
nhóm hộ gia đình vẫn còn thấp, đặc biệt là với những lao động tự do, người buôn bán
nhỏ di cư từ nông thôn lên các thành phố lớn.
(3)- Luật Bảo hiểm Y tế có quy định người tham gia BHYT khi đi KCB BHYT
không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng và với tỉ lệ tương ứng
là 40%, 60%, 70%. Trong thực tế, hệ thống các cơ sở KCB rất đa dạng, ngoài các BV
còn có hệ thống các viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện có chức năng KCB.
Vì vậy, quy định này đã gây khó khăn cho các cơ sở y tế như viện, trung tâm y tế trong
tổ chức triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia BHYT.
Đáng chú ý, chính sách thông tuyến KCB đã góp phần tăng tiếp cận dịch vụ y tế,
đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, đặc biệt là đối với người nghèo, người
dân tộc thiểu số… Nhưng, một số người lợi dụng quy định này để đi khám nhiều lần
trong ngày, trong tháng tại nhiều cơ sở y tế khác nhau, có trường hợp đã bị phát hiện
và phải trả lại tiền cho cơ quan BHXH. Một số cơ sở KCB dùng mọi cách thu hút
người bệnh, nhằm mục đích lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
Việc thông tuyến KCB BHYT cũng có nguy cơ “phá vỡ” cơ chế chuyển tuyến
của ngành Y tế. Do đó, chính sách thông tuyến cần được nghiên cứu, đánh giá kĩ, để
có điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt, việc quy định thông tuyến huyện trong cả nước
từ ngày 1/1/2016, trong khi tuyến xã, PKĐK chỉ được thông tuyến trong địa bàn tỉnh
cũng gây khó khăn trong tổ chức thực hiện và khó giải thích cho người dân.
(4)- Ngoài ra, hiệu quả đầu tư nguồn lực cho y tế cơ sở cũng bị hạn chế, số lượt
KCB tại Trạm Y tế xã giảm, trong khi nhiều Trạm Y tế đã được đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nhân lực. Trong khi đó, ở tuyến huyện, việc đầu tư nguồn lực chưa
đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến việc có nơi bị quá tải, chất lượng KCB chưa được như
mong muốn.
(5)- Qua hệ thống thông tin giám định BHYT của BHXH Việt Nam, khá nhiều
cơ sở khám chữa bệnh vì làm sai quy định trong KCB BHYT. Tuy nhiên, cơ quan
chức năng Ngành Y tế cho rằng nhiều trường hợp bị xuất toán qua việc giám định của
cổng thông tin này không phù hợp với thực tế.
(6)- Chưa có sự quản lí/phối hợp hiệu quả cơ quan BHXH và các cơ quan quản
lí. Hệ thống BHXH cồng kềnh ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả quản lí BHYT. BHXH
là cơ quan thực hiện chính sách, không được chủ động trong việc xây dựng mức đóng,
và chức năng mua chủ yếu được chỉ đạo bởi BYT. Năng lực xây dựng và thực hiện
chính sách, năng lực giám sát và thanh tra từ trung ương đến địa phương còn hạn chế.
Thiếu sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2018), Báo cáo tình hình triển khai thực hiện
Luật BHYT giai đoạn 2015-2018.
335
2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2018) Báo cáo tình hình thực hiện chế độ, chính
sách BHYT.
3. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2018), Báo cáo tình hình sử dụng quỹ KCB
BHYT.
4. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2018), Báo cáo tình hình sử dụng quỹ BHYT năm
2017.
5. Bộ Y tế, Tài khoản Y tế quốc gia 2009 – 2011, 1998 – 2012.
6. Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế (2018), Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế
năm 2016: Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam, Hà Nội.
7. Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế
năm 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2013), Báo cáo 20 năm hơp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà
tài trợ.
9. Bộ Y tế (2014), Báo cáo kiểm tra bệnh viện.
10. Bộ Y tế và Nhóm đối tác quốc tế (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành y
tế các năm 2008, 2013, 2014.
11. Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2017), Thông báo số 789/TB_BHXH
VN kết luận của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam.
12. Bộ Y tế (2017), Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 về
quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.
13. Bộ Y tế & Bộ Tài Chính (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-
BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 về quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
14. Bộ Y tế & Bộ Tài Chính (2014), Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT- BYT-
BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 về hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm Y tế.
15. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2018 về
quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh
viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp.
16. Bộ Y tế (2013), Báo cáo 20 năm hơp tác phát triển giữa Việt Nam và các
nhà tài trợ.
17. Phạm Trí Dũng. Quản lí Tài chính Y tế. NXB Y học, Hà Nội, 2002.
18. Pham Trí Dũng. Kinh tế Y tế. NXB Quân đội nhân dân, 2003.
19. Nguyễn Phú Trọng (2017). “Nghị quyết số 20-NQ/TƯ ngày 25 tháng 10 năm
2017 của Ban Chấp Hành Trung Ương về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.
20. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2013). Dự thảo báo cáo Đánh giá 3
năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế.
21. Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) (2015). Dự báo kinh tế-xã
hội Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.
22. Assembly, N. (2008), Law on Social Health Insurance.
23. Assembly, N. (2014), Amended Health Insurance Law.

336
24. Charles E. Phelps, Health Economics, third edition. Boston: Addison-
Wesley, 2003.
25. Folland, Sherman, Allen C. Goodman, and Miron Stano, The Economics of
Health and Health Care (4th Ed). Prentice Hall Inc., 2003.
26. Government, V. (2014), Decree Number 105/2014/NĐ-CP guildline on
implementation of Health Insurance Law.
27. Ministry of Health Viet Nam and Health Parnership Group (2008), Joint
Annual Health Review 2008, p. 25-26.
28. Ministry of Health Viet Nam and Health Partnership Group (2013), Joint
Annual Health Review 2013: Towards Universal Health Coverage.
29. Sherman Folland, Allen C. Goodman and Miron Stano, The Economics of
Health and Health Care, 5th edition, Prentice Hall, 2006.
30. Thomas E. Getzen, Health Economics: Fundamentals and Flow of Funds,
2nd edition. Wiley, 2004.
31. Walter Nicholson and Christopher Snyder, 2008. Microeconomic Theory:
Basic Principles and Extensions, 10th edition. South Western Learning.
32. World Bank (2014), Moving Towards Universal Coverage of Social
Health Insurance in Vietnam: Assessment and Options.

337
CHUYÊN ĐỀ 12
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ VÀ HÀNH NGHỀ HỘ SINH
TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ

THỜI LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ: 08 tiết


Lý thuyết: 04 tiết
Thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU
1. Trình bày các nội dung trong đạo đức nghề nghiệp nơi công sở
2. Nêu được các vấn đề đạo đức liên quan đến sức khỏe sinh sản
3.Trình bày các vấn đề đạo đức liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh

NỘI DUNG:
1. Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở
1.1. Tính chuyên nghiệp
Hành xử chuyên nghiệp có phạm vi rất rộng, bao gồm tất cả những thứ từ ngoại hình
cho đến cách bạn thể hiện trong công việc: ăn mặc phù hợp, cử xử đúng mực với đồng
nghiệp, không tham gia vào các tin đồn, không tự ý nghỉ việc, không thay đổi giờ làm
việc một cách ngẫu nhiên. Hành xử chuyên nghiệp còn được thể hiện ở việc tôn trọng
đồng nghiệp và luôn làm việc hướng tới hình ảnh trung thực, chăm chỉ.
1.2. Tính trung thực
Một số biểu hiện của trung thực không chỉ đơn giản là việc bạn dám chấp nhận mọi lỗi
sai thay vì đổ lỗi cho người khác, cạnh tranh công bằng với đồng nghiệp,... Tính trung
thực trong công việc còn được thể hiện ở những khía cạnh như:
o Có quan điểm làm việc vững vàng.
o Giữ lời hứa, tuân thủ quy tắc.
o Trung thành tuyệt đối.
o Thể hiện sự chính trực trong công việc.
o Tinh thần trách nhiệm cao.
1.3. Tuyển dụng và sa thải
Theo nội dung của bộ luật lao động
1.4. Phân biệt đối xử
Theo quy định tại Điều 26 của Hiến pháp, công dân nam và nữ có quyền bình đẳng
trong tất cả các lĩnh vực. Nhà nước có chính sách để đảm bảo quyền và cơ hội bình
đẳng giới. Theo quy định tại Điều 16 của Hiến pháp, mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Người sử dụng lao động phải tuân thủ và thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam và nữ
trong tuyển dụng, giao việc, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nâng bậc lương,
tiền công. Việc vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm
việc áp dụng trình độ (tiêu chuẩn) khác nhau trong việc tuyển dụng lao động nam và
nữ cho cùng một công việc; từ chối hoặc hạn chế tuyển dụng lao động, sa thải người
lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con hoặc nuôi con của họ;
338
phân biệt đối xử trong giao việc lao động nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập
hoặc áp dụng mức lương khác nhau cho người lao động tương đương về trình độ và
năng lực vì lý do giới tính; và từ chối thực hiện các quyền cụ thể cho lao động nữ đều
được quy định trong pháp luật lao động.
1.5. Lạm dụng tình dục
Lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ
dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục. 
Tất cả người lao động, không phân biệt giới tính, tuổi tác, vị trí, hình thức ký hợp đồng
lao động hay tình trạng công việc, đều có quyền và trách nhiệm đảm bảo nơi làm việc
không có quấy rối tình dục, ngăn cản và báo cáo mọi hành vi không được chấp nhận
theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể về quấy rối tình dục của doanh nghiệp
1.6. Quấy rối tình dục
Quấy rối tình dục”là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của
nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và
không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn,
đáng sợ, thù địch và khó chịu. Quấy rối tình dục “trao đổi” (nhằm mục đích đánh đổi)
diễn ra khi người sử dụng lao động, người giám sát, người quản lý hay đồng nghiệp
thực hiện hay cố gắng thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng, thăng
chức, đào tạo, kỷ luật, sa thải, tăng lương hay các lợi ích khác của người lao động để
đổi lấy sự thỏa thuận về tình dục.
Doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào đều có quyền, trách nhiệm xây dựng và duy trì môi
trường làm việc không quấy rối tình dục. Người sử dụng lao động phải có hành động
ngay lập tức khi xuất hiện bất cứ cáo buộc nào về quấy rối tình dục, đảm bảo người
được cho là nạn nhân không sợ bị trả thù hoặc cảm thấy yêu cầu của họ bị lờ đi hay bị
coi thường. Để phòng, chống có hiệu quả hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc,
người sử dụng lao động cần ban hành các quy định nhằm thúc đẩy, thực hiện và giám
sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quấy rối tình dục, để đưa vào nội quy
lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các quy chế, quy định hợp pháp khác của
doanh nghiệp. Khi xây dựng các quy định cụ thể trên, doanh nghiệp cần phối hợp chặt
chẽ với tổ chức công đoàn nhằm đảm bảo sự đồng thuận và thực thi có hiệu quả các
quy định này.
1.7. An toàn nơi làm việc
Về môi trường làm việc:
- Phải đạt yêu cầu về môi trường tối ưu (không gian, độ thoáng, bụi, tiếng ồn, các yếu
tố nguy hiểm,…);
- Định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố môi trường;
Về phương tiện lao động:
- Sử dụng, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và
theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn tại nơi làm việc;
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, nhà kho.
Về trang bị bảo hộ lao động:
- Trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm công việc có yếu tố nguy
hiểm, có hại;
- Trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
339
Về phòng ngừa sự cố:
- Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại
tại nơi làm việc;
 - Cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
- Có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn đặt ở vị trí dễ thấy đối với máy, thiết bị, vật tư và
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo
quản;
- Xây dựng và ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
Về hoạt động tuyên truyền:
- Tuyên truyền, phổ biến nội quy, quy định, các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy
hiểm, có hại tại nơi làm việc;
- Huấn luyện cho người lao động biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại tại
nơi làm việc liên quan đến công việc;
Về xử lý sự cố:
- Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai
nạn, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vượt khỏi khả năng kiểm soát.
Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà pháp luật đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải
nghiêm túc thực hiện. Trên cơ sở này, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện có
hiệu quả, chất lượng công tác phòng ngừa để đảm bảo an toàn tại nơi làm việc.
1.8. Phòng chống bạo hành nơi làm việc
Bạo hành có nghĩa là lạm dụng vị trí, quyền lực mà quấy rối, chèn ép nhân viên tại nơi
làm việc, gây ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần của nhân viên.
Nhiều doanh nghiệp đang tiến hành thành lập các tổ chức nhằm chống lại bạo hành nơi
công sở bằng các cuộc khảo sát cho phép người thực hiện dấu tên. Người lao động hãy
nhanh chóng trao đổi với các cơ quan liên quan nếu gặp vấn đề này, việc mượn sức
mạnh của bên thứ ba là một điều vô cùng quan trọng.
1.9. Bảo mật và công bố thông tin
Điều kiện làm việc ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Làm việc với máy
vi tính và sử dụng Internet là điều không thể thiếu. Hồ sơ giấy tờ đã được thay bằng dữ
liệu số và chúng ta có thể trao đổi thư điện tử với đối tác chỉ trong chốc lát.
Tuy nhiên, mặt trái của việc xử lý thông tin gọn nhẹ này là thông tin dễ bị thất lạc hoặc
bị rò rỉ ra ngoài. So với trước đây, tầm quan trọng của thông tin văn phòng không thay
đổi, nhưng cách xử lý thông tin vô cùng tiện lợi như ngày nay cũng mang đến nhiều
rủi ro hơn. Do đó, bảo mật thông tin là yếu tố cần phải chú trọng trong phong cách làm
việc của các nhà kinh doanh thời nay. Không chỉ đầu tư vào các công cụ bảo mật
thông tin hiện đại mà còn cả huấn luyện đội ngũ nhân viên, nâng cao hiểu biết của họ
về kiến thức lẫn kỹ năng về bảo mật thông tin.
2. Vận dụng xử lý một số vấn đề đạo đức nghề nghiệp
2.1.Vấn đề đạo đức liên quan đến sức khỏe sinh sản
2.1.1. Vấn đề tránh thai và nạo phá thai
a) Tránh thai

340
Tư vấn giúp khách hàng tự lựa chọn một BPTT thích hợp trong một giai đoạn sinh sản
nhất định. Nội dung tư vấn đáp ứng nhu cầu của khách hàng chứ không xuất phát từ ý
muốn chủ quan của người tư vấn
b) Nạo phá thai:
Các vấn đề đạo đức được thể hiện trong quá trình tư vấn :
* Địa điểm:
Nên có phòng tư vấn riêng, tuy nhiên có thể tư vấn ở bất cứ địa điểm nào, cần đảm
bảo:
- Riêng tư, kín đáo.
- Thoải mái.
- Yên tĩnh.
- Không bị gián đoạn hoặc bị làm ồn bởi cuộc nói chuyện khác.
* Quy trình tư vấn:
- Tư vấn về quyết định phá thai: đưa ra 2 lựa chọn cho khách hàng và tôn trọng quyết
định của khách hàng:
 Tiếp tục mang thai và sinh con.
 Phá thai.
- Nếu quyết định cuối cùng là phá thai, tư vấn về các phương pháp phá thai sẵn có tại
cơ sở, giúp khách hàng tự lựa chọn phương pháp thích hợp và thực hiện các thủ tục
hành
chính cần thiết.
- Nghiêm cấm phá thai lựa chọn giới tính
2.1.2. Vấn đề triệt sản
Triệt sản là biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Quy trình triệt sản nữ được gọi là thắt
ống dẫn trứng, quy trình triệt sản nam được gọi là cắt bỏ đoạn ống dẫn tinh.
Phải được thảo luận với khách hàng và tôn trọng ý kiến của khách hàng
2.1.3. Vấn đề tư vấn và xét nghiệm gen
Xét nghiệm gen là xét nghiệm để xác định thông tin liên quan đến ADN và các nhiễm
sắc thể trong cơ thể người. Sau khi có kết quả xét nghiệm dựa vào sự thay đổi của
NST (nhiễm sắc thể), protein, gen để xác định các bệnh và các triệu chứng của rối loạn
di truyền. Trên thực tế, xét nghiệm gen và di truyền trước khi hôn nhân hay mang thai
là điều bắt buộc ở các nước phát triển.
Xét nghiệm di truyền được xem là phương pháp tiên tiến hiện nay nhằm xác định nguy
cơ trẻ sinh ra có bị mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Phát hiện sớm các nguy cơ mắc
bệnh di truyền giúp bố mẹ có được những lựa chọn sáng suốt trong việc sinh con.
Đặc biệt, ở những cặp vợ chồng lớn tuổi, thì nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc các bệnh rối
loạn di truyền càng lớn. Do đó, xét nghiệm gen trước khi mang thai nhằm đảm bảo an
toàn và sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Hiện nay, khám tiền hôn nhân đang là xu thế hiện đại, khoa học được nhiều cặp vợ
chồng trẻ lựa chọn. Đây là một việc làm mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe
sinh sản mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ
chồng tương lai.

341
2.2. Vấn đề đạo đức liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh
Giao tiếp với người nhà trẻ bệnh.
Nguyên tắc chung.
- Phong cách chững chạc, thái độ quan tâm, thân thiện tạo niềm tin cho gia đình trẻ
bệnh.
- Tôn trọng, thông cảm với những nỗi lo lắng của gia đình.
- Lắng nghe và khuyến khích người nhà hỏi hoặc đề đạt ý kiến.
- Chú ý quan tâm đến bà mẹ kể cả khi không có bà mẹ đi theo. Cần hỏi về tình trạng

mẹ để thu thập thông tin liên quan đến trẻ và biểu lộ sự quan tâm của mình
Hỗ trợ tinh thần cho gia đình trẻ trong các trường hợp bệnh nặng.
Các hướng dẫn sau đây áp dụng ở các cơ sở y tế có điều trị trẻ bị bệnh nặng.
Đối với tất cả gia đình có trẻ bị bệnh nặng.
- Động viên an ủi gia đình.
 Không được trách gia đình người bệnh nếu họ đưa trẻ đến quá muộn hoặc không
quan tâm đến tình trạng bệnh của trẻ.
 Thông tin đầy đủ tình trạng bệnh của trẻ cho gia đình để cùng chia sẻ, phối hợp với
cán bộ y tế trong chăm sóc trẻ.
 Biểu hiện sự quan tâm, tôn trọng đối với trẻ và gia đình:
 Khuyến khích và cho phép bà mẹ ở với trẻ. Nếu bà mẹ không thể ở với trẻ thì
khuyến khích bà mẹ đến thăm trẻ càng nhiều càng tốt. Trong điều kiện tình trạng trẻ
cho phép, cố gắng có giường nằm cho cả bà mẹ và trẻ.
 Khuyến khích bà mẹ cộng tác trong việc chăm sóc trẻ.
 Khuyến khích, động viên, hỗ trợ bà mẹ cho con bú. Trường hợp không thể cho con
bú được, hướng dẫn, giúp đỡ bà mẹ vắt sữa và dùng thìa, cốc để cho trẻ ăn.
- Thăm trẻ.
 Chỉ những người thân trong gia đình vào thăm và hướng dẫn họ tuân thủ các qui
định của bệnh viện.
 Những người nhà đang bị sốt, có dấu hiệu bị bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm (như
nhiễm khuẩn đường hô hấp, thuỷ đậu..) không được vào thăm trẻ.
 Khi thăm trẻ cần phải:
 Rửa sạch tay.
 Mặc quần áo, đi dép của bệnh viện.
 Chỉ thăm người nhà của mình, không tiếp xúc với các trẻ khác trong buồng bệnh.
Gia đình có trẻ bị khuyết tật bẩm sinh.
Cán bộ y tế cần có thái độ thông cảm, tinh tế trong khi giải thích về tình trạng dị tật
cho người nhà.
- Nếu trẻ bị dị dạng nặng thì cân nhắc việc cho bà mẹ gặp trẻ. Nếu bắt buộc phải cho
mẹ gặp trẻ, tìm cách che bớt sao cho bà mẹ không nhìn thấy hết những dị dạng này khi
lần đầu gặp trẻ.
- Lần đầu tiếp xúc với trẻ, không nên để bà mẹ một mình mà cần có thêm một người
nữa
để giảm bớt sự lo sợ cho bà mẹ.
342
- Hướng dẫn và bảo đảm cha/mẹ trẻ biết cách chăm sóc trẻ.
- Tư vấn về tiên lượng bệnh của trẻ và giới thiệu đến các cơ sở điều trị tiếp tục.
Gia đình có trẻ đang hấp hối hoặc đã mất.
- Trẻ đang hấp hối:
 Cho phép người nhà vào thăm trẻ, ngay cả khi đang cố gắng cấp cứu cho trẻ, nếu
thấy phù hợp.
 Giải thích tình trạng bệnh của trẻ.
 Nếu biết chắc chắn trẻ không thể qua khỏi cần an ủi, động viên gia đình người
bệnh và thông báo cho gia đình biết là không thể cứu sống trẻ.
- Khi trẻ tử vong:
 Sau khi trẻ đã mất, mặc quần áo, chia sẻ với gia đình người bệnh và cho phép gia
đình gặp mặt, nếu họ muốn.
 Tôn trọng tín ngưỡng, các tập tục địa phương: giữ vật kỷ niệm, chôn cất... nhưng
phải đúng theo qui định địa phương và bảo đảm đúng các qui trình y tế.
 Hoàn thành mọi thủ tục, giấy tờ theo qui định xác nhận tử vong của trẻ. Ghi chép
đầy đủ các thông tin liên quan và lưu hồ sơ trẻ tử vong.
 Đưa giấy chứng tử cho gia đình và hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1: Tính chuyên nghiệp được thể hiện như thế nào trong đạo đức nghề nghiệp nơi
công sở?
Câu 2: Hãy vận dụng các nội dung trong đạo đức nghề nghiệp để xử lý vấn đề nạo phá
thai và triệt sản?
Câu 3:Vấn đề đạo đức liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh nặng được thể hiện như
thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y Tế, (2014). Tài liệu đào tạo liên tục quản lý chất lượng bệnh viện.
2. Bộ Y Tế (2016). Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
3. Cục QLKCB-JICA, (2012). Tài liệu đào tạo Quản lý điều dưỡng

343
CHUYÊN ĐỀ 13
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT TẠI
CÁC CƠ SỞ Y TẾ

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP: 08 tiết


Số tiết lý thuyết: 04 tiết
Số tiết thực hành: 04 tiết

MỤC TIÊU
1. Phân tích về Y nghiệp và sự chuyên nghiệp trong nghề Y.
2. Diễn giải một số lý do cần bảo mật thông tin y tế và các loại thông tin y tế cần
bảo mật.
3. Thảo luận về thực trạng bảo mật thông tin y tế.
4. Thực hành xử lý một số tình huống đặc biệt trong giao tiếp, ứng xử của điều
dưỡng viên với người bệnh, truyền thông và đồng nghiệp.

NỘI DUNG
1. Giới thiệu một số vấn đề về Y nghiệp, tính chuyên nghiệp trong nghề Y
1.1. Y nghiệp
Để làm rõ hơn nội hàm của y đức, nhất là để phù hợp với nền kinh tế thị trường
hiện nay, Tổ chức y tế thế giới và một số nước đã đề cập đến một khái niệm mới, đó là
tính chuyên nghiệp y học hay còn gọi là y nghiệp.
Trong tiếng Anh có hai từ đều nói về nghề:
- Từ “occupation” được hiểu là nghề, nhưng nghề ở đây hàm ý là những công việc mang
tính thường quy, ít đòi hỏi kỹ năng, ít có tính trách nhiệm đối với mọi người, và ít ảnh
hưởng đến mọi người;
- Từ “profession” được hiểu là nghề nghiệp, đó là công việc đòi hỏi những quy trình đặc
biệt (phải được đào tạo cẩn thận và dài), kỹ năng cao, có trách nhiệm và ảnh hưởng tới
nhiều người. Cũng từ đó có từ “professional” là tính chuyên nghiệp và từ
“professionalism” là sự chuyên nghiệp. “Medical professionalism” là sự chuyên nghiệp
trong y học.
Ở Việt Nam nhiều người gọi tắt là y nghiệp. Đó là một khái niệm mới, được thể
hiện cụ thể bằng 4 nội dung chính sau:
- Cán bộ y tế/nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng phải có lòng vị tha:
phải có lòng nhân ái, phải sẵn lòng cứu chữa người bệnh và quan trọng nhất là phải đặt
quyền lợi, tính mạng của người bệnh lên trên quyền lợi của bản thân mình.
- Cán bộ y tế phải luôn trau dồi học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, phải thực sự có tay
nghề giỏi, điêu luyện. Điều dưỡng viên phải luôn luôn nhớ một câu nói liên quan đến
nghề nghiệp của mình, đó là nghề y không phải là nghề chữa bệnh mà là nghề chữa
người bệnh. Ví dụ nhiều người cùng bị bệnh đái tháo đường, nhưng khi chẩn đoán bệnh
và điều trị, điều dưỡng viên còn phải tìm hiểu xem cơ thể người bệnh, cuộc sống (hành
vi, lối sống, kinh tế, quan hệ xã hội…) của người bệnh có đặc điểm gì để lựa chọn cách
chăm sóc, tư vấn để kiểm soát các yếu tố nguy cơ phù hợp với người bệnh đó. Như vậy
là điều dưỡng viên chăm sóc, tham gia điều trị cho một con người cụ thể chữ không phải
344
chữa một thứ bệnh chung chung. Vì vậy, muốn trở thành điều dưỡng viên giỏi không có
cách nào khác là phải học hỏi, thực hành và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp để điều
trị, chăm sóc cho các người bệnh với nhiều đặc điểm khác nhau. Hơn thế nữa ngày nay
khoa học phát triển như vũ bão trong đó có nhiều thành tựu liên quan và ứng dụng cho y
học như chẩn đoán hình ảnh, nội soi, tế bào gốc... và cả các phương thuốc mới ngày
càng mang tính đặc trị cao cũng các qui trình chăm sóc tiên tiến đòi hỏi điều dưỡng viên
cần liên tục học hỏi cập nhật và nâng cao trình độ. Ngoài kinh nghiệm lâm sàng, ngày
nay các trang thiết bị y tế hiện đại đã và đang mang lại cho cán bộ y tế các thông tin rất
chính xác về người bệnh. Nếu không nắm được những kiến thức và kỹ thuật này thì
chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng lạc hậu và không thể chăm sóc cứu chữa người bệnh một
cách hiệu quả.
- Cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng phải có lòng tự trọng và biết kiểm
soát bản thân mình: ở mọi nơi mọi lúc phải luôn biết mình ở vào hoàn cảnh nào, cương
vị nào, mối quan hệ với người xung quanh ra sao, từ đó có cách ứng xử thích hợp để thể
hiện sự tôn trọng của mình với mọi người và nhận lại được sự tôn trọng của mọi người
với mình. Bên cạnh lòng tự trọng và tự kiểm soát mình, người điều dưỡng viên còn phải
biết hợp tác với đồng nghiệp: Hợp tác được hiểu là học hỏi từ đồng nghiệp, cầu thị; giúp
đỡ và chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm tốt của bản thân; đồng thời giúp đỡ
đồng nghiệp nhận ra các sai lầm trong nghề nghiệp, kịp thời phát hiện những hạn chế,
hành vi chưa phù hợp hoặc những sai sót của đồng nghiệp để giúp họ không gây ra tổn
thất cho người bệnh.
- Điều dưỡng viên cần thể hiện rõ cam kết trách nhiệm với xã hội qua một số điểm sau:
(i) Đóng góp ý kiến, đồng thuận và thực hiện các giải pháp chuyên môn, bao gồm cả
việc thực hiện việc truyền thông về các chính sách y tế và giáo dục, tư vấn các kiến thức
về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; (ii) tham gia các hoạt động cộng đồng
(hoạt động vì người nghèo, hiến máu nhân đạo, bảo hiểm y tế (BHYT)….và tham gia
các phong trào trong ngành y tế; (iii) gương mẫu trước cộng đồng và được cộng đồng tin
tưởng.
Như vậy cụm từ Y nghiệp có nội hàm bao gồm cả tiêu chí đức lẫn tài, mang tính
chắt lọc, tích lũy dài lâu, suốt cuộc đời, gắn với vận mệnh, vừa mang tính quyết đoán,
dấn thân vừa tự nguyện và cống hiến. Chỉ có hiểu về y nghiệp một cách thấu đáo và mỗi
cá nhân các điều dưỡng viên và cả hệ thống các bệnh viện, phòng khám và rộng hơn nữa
là cả hệ thống y tế thực hiện các nội dung của y nghiệp chúng ta mới nâng cao được chất
lượng các dịch vụ y tế đồng thời mới có được niềm tin của người dân đối với điều
dưỡng viên nói riêng và, các cán bộ y tế, bệnh viện, ngành y tế nói chung.
1.2. Sự chuyên nghiệp trong thực hành nghề Y
Thảo luận:
Sự chuyên nghiệp trong thực hành nghề y là gì? Ví dụ cụ thể đối với điều dưỡng
viên?
Thực trạng và tại sao cần thiết phải tăng cường sự chuyên nghiệp trong nghề y
nói chung và điều dưỡng viên nói riêng?
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự chuyên nghiệp trong thực hành nghề y
của điều dưỡng viên và trong đào tạo điều dưỡng (tại Việt Nam nói chung và/hoặc tại
đơn vị/tổ chức anh/chị làm việc nói riêng)?.
345
Khái niệm:
Sự chuyên nghiệp (professionalism) là một trong những khái niệm được đề cập
rộng rãi nhất trong chăm sóc sức khỏe nhưng đồng thời cũng là một trong những khái
niệm khó hiểu nhất. Sự chuyên nghiệp là nội dung trung tâm của mọi vấn đề mà các cán
bộ y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng thực hiện trong các công việc hàng
ngày. Chúng ta nghĩ, chúng ta nói và viết về sự chuyên nghiệp nhưng chúng ta vẫn đang
có khó khăn để lượng hóa, hay đo lường được nó. Tuy nhiên chúng ta đã xây dựng các
qui trình, qui định và các văn bản qui phạm pháp luật xung quan khái niệm này. Vì vậy
chúng ta cần đưa ra được khái niệm phù hợp của từ chuyên nghiệp này.  
Sự chuyên nghiệp là một chủ đề phức tạp, bao hàm cả năng lực, đạo đức, chính
trực, trung thực, liêm khiết, đáng tin cậy, cam kết phục vụ người bệnh và kiên định trong
thực hành nghề nghiệp. Điều này bao gồm cả mối quan hệ của cán bộ y tế với người
bệnh và người thân của họ, với đồng nghiệp và những người quản lý. Tính chuyên
nghiệp đòi hỏi điều dưỡng viên thể hiện trong thực hành nghề nghiệp của mình, đảm
bảo rằng các điều dưỡng viên duy trì được kiến thức, kỹ năng để cung cấp dịch vụ đạt
tiêu chuẩn chất lượng cao, điều này đòi hỏi các điều dưỡng viên phải liên tục cập nhật.
Tóm lại, sự chuyên nghiệp bao gồm mọi thứ mà người bệnh và xã hội kỳ vọng ở
các cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng. Vì vậy điều dưỡng viên là người
có trách nhiệm giải trình mang tính cá nhân cao. Nội hàm của sự chuyên nghiệp bao
gồm 5 khía cạnh chính mà người bệnh, xã hội và chính các các bộ y tế mong đợi, đó là:
(1) Năng lực chuyên môn, bao gồm: kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và
việc áp dụng chúng và thực hành nghề nghiệp một cách phù hợp;
(2) Các mỗi quan hệ cá nhân.
(3) Quản lý giới hạn trong lĩnh vực nghề nghiệp.
(4) Sự kiên định và tin cậy trong thực hành nghề nghiệp.
(5) Tự rèn luyện và học tập.
(6) Cam kết phục vụ người bệnh và xã hội.   
Như vậy nhiệm vụ của điều dưỡng viên là rất cao, nói một cách đơn giản và ngắn
gọn đó chính là luôn cần cố gắng đáp ứng kỳ vọng và làm hài lòng người bệnh. Việc rèn
luyện, chỉnh đốn khắt khe của mỗi cá nhân điều dưỡng viên chính là nền tảng quan
trọng. Khái niệm sự chuyên nghiệp gắn với công việc hàng ngày của điều dưỡng viên
chính là tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn, qui định, qui trình đã được thống nhất ban
hành của các cấp bên ngoài cơ sở khám chữa bệnh (ví dụ Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm
kiểm soát bệnh tật…) và chính đơn vị mà điều dưỡng viên đang công tác. Điều này
thường bao gồm rất nhiều điểm từ việc tuân thủ các qui định về trang phục, giao tiếp
đến các qui trình chuyên môn kỹ thuật.
Tại sao điều dưỡng viên cần chuyên nghiệp?
Nghề y không phải chỉ là nghề để kiếm sống đơn thuần mà là nghề đặc biệt,
mang sứ mênh và sự ủy thác của người bệnh và xã hội, có tác động đến tất cả mọi
người, đối tượng phục vụ chính là người bệnh. Người bệnh khi đi khám chữa bệnh đều
có chung tâm trạng: lo lắng thậm chí là hoảng sợ, chủ yếu họ không hiểu biết về bệnh
tật, dẫn đến tâm lý phó thác tính mạng cho cán bộ y tế, sẵn sàng chấp nhận mọi yêu cầu
của cán bộ y tế. Từ đó, các cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng dễ nảy
sinh ý nghĩ “lạm dụng” người bệnh, tư tưởng làm giàu không chính đáng. Đặc thù trong
346
ngành y cũng không dễ dàng kiểm soát được tường tận toàn bộ các hoạt động về chuyên
môn, một số trường hợp xảy ra sự cố tai biến của người bệnh thì chỉ có lương tâm của
chính cán bộ y tế và người trong nghề y mới hiểu được lý do là từ đâu. Chăm sóc sức
khỏe và khám, chữa bệnh có một vai trò và vị trí đặc biệt trong xã hội, làm nghề y liên
quan đến bảo vệ tính mạng con người trước bệnh tật. Bệnh tật là một nguyên nhân quan
trọng dẫn đến đói nghèo và bệnh tật cũng là sự rủi ro có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kỳ
khi nào và bất kỳ nơi nào, nó liên quan mật thiết đến an sinh xã hội vì vậy ngành y mang
tính nhạy cảm rất cao trong lĩnh vực an sinh xã hội.
Tinh thần, trách nhiệm, trình độ năng lực chuyên môn của các điều dưỡng viên
ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, tác động đến mọi người trong xã hội với mọi tầng
lớp. Xuất phát từ đó các điều dưỡng viên phải có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên
môn giỏi, sư chuyên nghiệp trong y học cao. Nói đến y đức thì phải hiểu nhiều yếu tố
nội dung bên trong của nó: như tinh thần thái độ, ứng xử, lòng nhân ái, trách nhiệm song
hành là phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi. Cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng
viên nói riêng mà chỉ hiểu đơn giản y đức là chỉ cần niềm nở, không gắt gỏng với người
bệnh, không sách nhiễu, vòi vĩnh, trong khi trình độ chuyên môn yếu kém, không rèn
luyện học tập để nâng cao năng lực chuyên môn thì những trường hợp như vậy không
phải là người có y đức tốt và sự chuyên nghiệp trong y học. Vì vậy cần phải đề cao tính
chuyên nghiệp để đáp ứng mong mỏi của người bệnh và tăng niềm tin của xã hội. Đối
với Việt Nam, đây là một khái niệm còn mới nên cần có lộ trình phù hợp để từng bước
nâng cao, tăng cường sự chuyên nghiệp trong y học. Tăng cường tính chuyên nghiệp
không chỉ là trách nhiệm của các bệnh viện, cả ngành y tế mà còn là của toàn xã hội.
Cán bộ y tế và các hội nghề nghiệp (như Hội điều dưỡng) cần đặt ra trách nhiệm cho
mình để giải quyết các vấn đề thời sự là: Các cán bộ y tế Việt Nam sẽ làm gì để tăng
cường tính chuyên nghiệp? Hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý y tế và cơ sở đào tạo
có vai trò gì trong lộ trình tăng cường sự chuyên nghiệp của các điều dưỡng viên và của
tất cả các loại hình cán bộ y tế khác trong hệ thống y tế ở Việt Nam?.
2. Các vấn đề bảo mật thông tin trong y tế
2.1. Lý do cần bảo mật thông tin
Trong khám chữa bệnh, nhân viên y tế trong đó có điều dưỡng đặc biệt là điều
dưỡng viên trực tiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh là người biết nhiều thông tin
và là các thông tin "nhạy cảm" của người bệnh. Mức độ "nhạy cảm" của thông tin tùy
thuộc vào văn hóa từng quốc gia, nghề nghiệp của bệnh nhân và trình độ cũng như nhận
định của điều dưỡng viên. Tuy nhiên theo mọi khía cạnh thì tất cả thông tin từ người
bệnh dù có nhạy cảm hay không đều phải được bảo mật. Trong ứng xử với người bệnh
cần tôn trọng người bệnh và tôn trọng không phải chỉ là đúng mực trong giao tiếp, trong
thăm khám mà việc giữ kín thông tin là rất quan trọng. Điều dưỡng viên không có quyền
chia sẻ những gì mình biết về người bệnh cho bất cứ ai khi chưa được người bệnh đồng
ý cũng như chưa được luật pháp cho phép.
Trên thực tế một số điều dưỡng viên có kinh nghiệm còn tư vấn thêm cho người
bệnh, người nhà của người bệnh cách tự giữ kín thông tin của mình/người nhà của mình,
thông tin nào nên chia sẻ, thông tin nào không nên chia sẻ cho người xung quanh vì điều
dưỡng viên đã từng biết thông tin đó có ảnh hưởng đến nghề nghiệp, đến cuộc sống lâu
dài của người bệnh và gia đình người bệnh. Làm lộ thông tin của người bệnh do sơ suất,
347
do vô tình đã là không nên, nếu dùng thông tin của người bệnh để vụ lợi là vi phạm y
đức, thậm chí là luật pháp. Ngay cả khi chia sẻ thông tin với mục đích phục vụ giảng
dạy, rút kinh nghiệm cho chăm sóc, điều trị tốt hơn cũng chỉ được phép nêu tình huống,
nếu sử dụng hình ảnh phải che mặt và xin phép.
Xét về luật thì thông tin về người bệnh là bảo mật và chỉ được ghi chép trong hồ
sơ bệnh án, ngoài hồ sơ bệnh án ra thông tin đó muốn ghi vào bất cứ tài liệu nào khác
như nghiên cứu khoa học phải xin phép hội đồng khoa học, phải mã hóa thông tin để
bảo mật. Bệnh án không được mang ra khỏi nơi điều trị, không được tự ý chụp hình hay
lưu giữ dưới bất cứ hình thức khác. Ngay cả khi phục vụ điều tra cũng phải có đủ thủ tục
pháp lý mới được tham khảo hồ sơ bệnh án.
Hiện nay nhận thức về quyền lợi của bản thân người bệnh ngày càng cao, người
bệnh dễ dàng tìm hiểu được chuyện làm lộ thông tin người bệnh trong khám chữa bệnh
là phạm luật. Xã hội phát triển, dân trí ngày càng cao, nhân viên y tế nói chung và điều
dưỡng viên nói riêng cũng cần tìm hiểu thêm các luật liên quan đến khám chữa bệnh để
tránh những tình huống đáng tiếc kể cả do vô tình và không vụ lợi.
Trong thời đại với nền công nghệ thông tin đa truyền thông phát triển như vũ bão
hiện nay, việc rò rỉ thông tin có tính chất riêng tư càng trở nên có nguy cơ cao hơn bao
giờ hết, tính riêng tư và bảo mật của người bệnh cũng nằm trong mối nguy cơ đó. Sự rò
rỉ thông tin có thể là vô ý, thiếu kiến thức và hiểu biết về nghiệp vụ hoặc cố tình. Dù bất
kỳ lý do nào, dưới mọi hình thức nào thông tin riêng tư của người bệnh được công bố ra
ngoài mà không có sự ưng thuận của người bệnh, hoặc dưới một số quy định của luật
pháp là có thể vi phạm quy định nghề nghiệp, vi phạm pháp luật hay cả hai.
Trong lĩnh vực y tế tính riêng tư và quyền bảo mật cũng như mối quan hệ nhân
viên y tế bao gồm điều dưỡng với người bệnh còn được quy định chặt chẽ hơn. Điều này
không phải mới ở Việt Nam và cũng không có gì khác biệt với các qui định quốc tế. Từ
khi xã hội loài người được phân chia và quản lý bằng nhà nước có pháp quyền, nền Y
học hiện đại ra đời thì quyền riêng tư và bảo mật cũng như quan hệ giữa nhân viên y tế
và người bệnh cũng được thiết lập. Điều 8 trong Luật Khám bệnh, chữa bênh (2009) đề
cập đến Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư với 2 điều cụ thể: (1) Được giữ bí mật
thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án; (2) Thông tin
qui định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc điều trị
người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh
hoặc trong trường hợp khác được pháp luật qui định. Như vậy ngoài Bộ Luật dân sư qui
định về quyền được bảo vệ về bí mật đời tư, hình ảnh… của con người thì Luật Khám
bệnh, chữa bệnh còn qui định về quyền được giữ bí mật thông tin về hồ sơ bệnh án của
con người.
Sở dĩ như vậy là do tầm quan trọng, tính quyết định giúp cho nhân viên y tế chẩn
đoán, chữa trị, chăm sóc cho người bệnh từ những thông tin người bệnh cung cấp. Nếu
người bệnh không được đảm bảo những quyền đó thì họ sẽ e ngại thông báo cho nhân
viên y tế những thông tin có tính riêng tư mà lại có giá trị chẩn đoán, chữa trị, chăm sóc
cho người bệnh. Điều này càng rõ nét khi nền Y học phát triển, những loại bệnh xã hội,
như bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, mang trong đó cả đạo đức, nhân phẩm của
người bệnh trong quan hệ xã hội; các loại bệnh tâm thần, tâm lý, các vấn đề về stress do
348
mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng thì thông tin có tính nghề nghiệp càng mang đặc
tính riêng tư cao. Nếu không có những quy định nghiêm ngặt và bảo đảm quyền riêng tư
và bảo mật đó, thì công việc chữa trị sẽ phải đương đầu với khó khăn là không khai thác
được thông tin từ người bệnh.
Trong thực tế nếu một người có đủ bằng chứng, cơ sở về việc cung cấp thông tin
trái với qui định pháp luật của nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng,
của cơ sở y tế thì người đó có thể chọn 1 trong các cách sau:
(1) Gửi đơn khiếu nạn đến Thủ trưởng cơ sở y tế theo trình tự Luật Khiếu nại.
(2) Khởi kiện vụ án hành chính.
(3) Khởi kiện vụ án dân sự.
Ai phải chịu trách nhiệm về thông tin cá nhân của người bệnh?
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xây dựng chính sách, qui định về bảo mật
thông tin và quyền riêng tư của người bệnh. Đối với hệ thống chẩn đoán hình ảnh, thông
tư cũng đã có các quy định để hình ảnh điện tử có thể sử dụng thay phim, nếu cơ sở
khám chữa bệnh đáp ứng các tiêu chuẩn ngành do Bộ Y tế đã quy định, ngoài ra, còn
phải có hệ thống lưu trữ dự phòng.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tổ chức, cá nhân được
phép truy cập và khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định tại Khoản 4, Điều 59 của Luật
Khám bệnh, chữa bệnh. Tổ chức, cá nhân được phép truy cập và khai thác hồ sơ bệnh án
điện tử phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân trong hồ sơ bệnh án điện tử theo
đúng các quy định tại Mục 2 “Bảo vệ thông tin cá nhân” của Luật An toàn thông tin
mạng. Trong trường hợp dùng bệnh án điện tử thì trách nhiệm lưu trữ bí mật thông tin
cá nhân thuộc về bệnh viện/cơ sở y tế, chứ không phải thuộc về bệnh nhân.
2.2. Các thông tin của người bệnh cần bảo mật
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2009) đề cập đến Quyền được tôn trọng bí mật
riêng tư của người bệnh đã chỉ rõ các thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi
trong hồ sơ bệnh án của người bệnh đều phải được giữ bí mật. Thông tin mà dịch vụ y tế
lưu trữ về bệnh tình, việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh được các luật lệ bảo mật
chi tiết riêng tư bảo vệ nghiêm ngặt. Nhân viên y tế có thể cho người chăm sóc biết
thông tin về người bệnh nếu người bệnh (hay người được ủy quyền đại diện cho họ) cho
phép. Nếu người bệnh không cho phép thì thông tin về họ sẽ không được tiết lộ ngoại
trừ trong trường hợp đặc biệt.
Trong thời đại công nghệ thông tin và mạng xã hội trở thành một phần quan
trọng của cuộc sống, việc bảo mật thông tin của người bệnhcàng trở thành một vấn đề
rất cần quan tâm. Hầu hết quốc gia trên thế giới đều có luật bảo vệ dữ liệu cá nhân,
trong đó bao gồm cả hình ảnh cá nhân. Thông thường, các nhân viên y tế (bác sỹ, điều
dưỡng, hộ sinh…) khi sử dụng hình ảnh của người bệnh vào mục đích y học như lưu
trữ, trao đổi với đồng nghiệp,… đều phải có sự cho phép của người bệnh.
Tuy nhiên, nhiều vụ rò rỉ hình ảnh và thông tin người bệnh đã xảy ra khiến nhiều nhân
viên y tế bị đình chỉ, phạt tiền và làm giảm uy tín của bệnh viện. Ví dụ:
- Năm 2015, bác sĩ John Kinahan của Bệnh viện Royal Jubilee (Victoria, British
Columbia, Canada) đã bị đình chỉ 6 tháng và phạt 20.000 USD do chụp ảnh một bệnh
nhân đang hôn mê trong tình trạng khỏa thân và gửi cho một đồng nghiệp.

349
- Năm 2016, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng Martin Huang đã bị Hội đồng Y tế
Singapore (SMC) khiển trách và phạt 10.000 USD khi chăm sóc một bệnh nhân 17 tuổi.
Cô gái này đã có buổi khám với bác sĩ Duang và lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng khi bị
chụp ảnh lúc không mặc quần lót trước lúc thực hiện phẫu thuật.
- Năm 2017, ba bác sĩ của bệnh viện UPMC Bedford Memorial (Pennsylvania, Mỹ) đã bị
đình chỉ sau vụ việc một đám đông khoảng 15 người là nhân viên bệnh viện vào phòng
phẫu thuật, dùng điện thoại chụp ảnh bộ phận sinh dục có dị vật mắc kẹt của bệnh nhân
đang hôn mê. Trong số 15 người có mặt, chỉ 6 người tham gia trực tiếp vào ca chữa bệnh.
Các nhân viên y tế thừa nhận đã chụp ảnh và chia sẻ với một số người. Bệnh viện này bị
chỉ trích vì vi phạm sự riêng tư của cá nhân, cho phép người không có phận sự vào phòng
và để họ sử dụng thiết bị cá nhân chụp ảnh bệnh nhân. Một bác sĩ phẫu thuật bị đình chỉ
công tác trong vòng 7 ngày, người khác bị đình chỉ 28 ngày, giám đốc bộ phận điều
dưỡng phẫu thuật bị thay thế.
Ở một số nước nhân viên y tế có thể bị phạt tù vì tiết lộ thông tin bệnh nhân, ví dụ:
Mục 323, chương 2, Bộ luật Hình sự Thái Lan, quy định bất cứ ai biết hoặc có khả
năng tiếp cận với các thông tin riêng tư của một cá nhân dưới tư cách nghề nghiệp như
bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh,… mà tiết lộ thông tin đó theo cách có khả năng gây
hại cho bất cứ ai, sẽ bị phạt tù lên tới 6 tháng, phạt tối đa 1.000 Baht hoặc cả hai.
Tại Mỹ, theo Luật bảo vệ dữ liệu và Quy định về quyền của bệnh nhân (do Hiệp hội y
tế Mỹ ban hành), mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân đều không được phép tiết lộ hay
công bố khi chưa có sự cho phép của người bệnh, trong đó có bệnh án, tình trạng bệnh
hay hình ảnh. Mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân có thể lên
tới 16.000 USD và 10 năm tù giam tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp ngoại lệ điều dưỡng viên, chuyên
viên quản lý hồ sơ bệnh án có thể cung cấp thông tin mà không cần giấy uỷ quyền của
đương sự: Nói chung ngoại lệ này có nhưng rất hạn hữu, một số nơi được phép nhận
thông tin bao gồm cả các thông tin cận lâm sàng trong hồ sơ bệnh án cá nhân như:
- Toà án, giấy lệnh của toà án
- Uỷ ban, Hội đồng thừa lệnh luật pháp cần thông tin để giải quyết án lệnh
- Nằm trong một phần của tiến trình điều tra trước khi ra toà của Công tố viên theo trát
lệnh của toà án
- Người phân xử hay hội đồng phân xử, khi sự phân xử đó theo luật phải tiến hành theo
trát lệnh của toà án
- Tổ chức được lệnh của chính phủ phát lệnh truy nã
Ngoài ra, trong một số trường hợp điều dưỡng viên hoặc chuyên viên quản lý
bệnh án có thể được phép thông báo một số giới hạn thông tin trong hồ sơ bệnh án
không cần phải có giấy uỷ quyền cho tùy theo bối cảnh và qui định của hệ thống y tế. Vì
vậy các thông tin dưới đây chỉ có tính chất tham khảo, điều dưỡng viên cần phỉa đọc và
nắm rõ các qui định cụ thể trong đơn vị để thực hiện cho đúng các qui định về bảo mật
thông tin người bệnh:
- Tiến trình thanh toán tài chính, thủ tục bồi hoàn chăm sóc y tế, xử lý số liệu y học,
hoặc các dịch vụ chăm sóc y tế, chuyên viên quản lý bệnh án khác.
- Các tổ chức hoặc các hội đoàn chuyên môn có thẩm quyền nghiên cứu đánh giá chất
lượng chăm sóc y tế.
350
- Các tổ chức cá nhân hoặc nhà nước có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra
chất lượng cũng như cơ sở của các dịch vụ chăm sóc y tế, chuyên viên quản lý bệnh án.
- Nhân viên điều tra vụ án trong tiến trình điều tra được xúc tiến bởi văn phòng điều tra
- Các tổ chức, các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu y tế giáo dục có liên quan
với các dự án nghiên cứu, với điều kiện các thông tin đó không thể dùng để nhận dạng
được đương sự
- Những người chịu trách nhiệm trả bảo hiểm y tế
- Các tổ chức y tế nhà nước thu thập số liệu thống kê, nghiên cứu, với mục đích vì lợi
ích cho quốc gia, cộng đồng nhưng các thông tin phải được xử lý ở mức độ không nhận
dạng được cá nhân.
Tóm lại những trường hợp ngoại lệ về việc tiết lộ thông tin cá nhân bao gồm cả các
thông tin cận lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không cần giấy uỷ quyền của đương sự nằm
trong ba mục đích chính: (a) liên quan đến sự an nguy tính mạng của một số người khác,
có tính cách pháp lý, ví dụ như một người bệnh đến tư vấn với một điều dưỡng viên và
thổ lộ mình có kế hoạch giết một người nào đó, về mặt đạo đức nghề nghiệp thì đó là
thông tin cá nhân, nhưng về mặt đạo đức xã hội và luật pháp nếu thấy vấn đề có thể
nghiêm trọng thì người điều dưỡng đó cần phải thông báo cho cơ quan hữu trách theo
dõi; hoặc một nạn nhân đến điều trị với những vết thương nghi ngờ có liên quan hình sự
như vết đạn bắn, dao đâm, thì cần phải liên lạc với cơ quan tư pháp; (b) liên quan đến lợi
ích cho cộng đồng xã hội, như những trường hợp các bệnh truyền nhiễm (sởi,
HIV/AIDS v..v..,); (c) liên quan đến quan hệ bảo hiểm sức khoẻ giữa cá nhân với bộ
phận trả bảo hiểm.
Trong mọi trường hợp có hay không cần giấy uỷ quyền thì các thông tin được tiết lộ
phải tuân thủ theo nguyên tắc: có đích nhận là những tổ chức có thẩm quyền được cấp
giấy phép về quyền nhận thông tin, và các thông tin cung cấp phải được giới hạn ở mức
đủ yêu cầu sử dụng.
2.3. Các giải pháp để đảm bảo được tính bảo mật của thông tin y tế
Trên thực tế, việc phát triển E-Health tại Việt Nam đã được triển khai, đi đầu
trong lĩnh vực này phải kể đến Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Việt Đức… Kể
từ ngày 01/7/2016, các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã triển khai thực hiện giám
định bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, các cơ sở y tế trên toàn quốc đã kết nối thành công
vào hệ thống thông tin giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hệ thống hoạt
động trực tuyến này cung cấp các công cụ giúp cơ sở y tế khai thác thông tin, tra cứu thẻ
BHYT, lịch sử khám chữa bệnh của người bệnh có BHYT và quản lý thông tuyến trên
cả nước, giúp cho việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT hiệu quả, kịp thời hơn
trước.
Ngày 27/02/2016, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 316/QĐ-TTg, phê
duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai
đoạn 2016-2025. Một trong ba mục tiêu quan trọng của đề án là liên thông, công nhận
kết quả xét nghiệm giữa các phòng xét nghiệm trên toàn quốc, bảo đảm lộ trình: chậm
nhất đến năm 2018, liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc
bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và tương đương; chậm nhất đến năm 2020, liên thông
kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm có cùng mức chất lượng xét nghiệm

351
trong phạm vi quản lý thuộc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2025,
liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc.
Trong bối cảnh thông tin của người bệnh hiện đang được lưu trữ cả qua hệ thống
điện tử và giấy như hiện nay để đảm bảo bảo mật thông tin của người bệnh, nhân viên y
tế bao gồm cả điều dưỡng viên và các đơn vị y tế cần quan tâm một số biện pháp sau:
Môi trường pháp lý: Mỗi đơn vị/tổ chức chăm sóc sức khỏe cần rà soát, chỉnh
sửa bổ sung, ban hành đầy đủ các quy chế, quy định về an toàn, an ninh thông tin; Xây
dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin của tổ chức.
Triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin y tế: Quan
tâm đầu tư trang thiết bị về an toàn thông tin; Thường xuyên cập nhật các bản vá lỗ
hổng phần mềm từ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ; Đầu tư, trang bị các hệ thống
giám sát an toàn mạng và cảnh báo sớm các dấu hiệu tấn công mạng; Thiết lập hệ thống
sao lưu dự phòng, đảm bảo tránh rủi ro mất dữ liệu khi có sự cố xảy ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến: Tổ chức tuyên truyền để các điều
dưỡng viên và các nhân viên trong các cơ sở y tế, cũng như người bệnh luôn nhận thức
đầy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin;
Điều dưỡng viên và các nhân viên y tế khác luôn có trách nhiệm ghi nhận thông tin
người bệnh chính xác và nhất quán; Giữ thông tin của người bệnh là thông tin riêng tư
và tại nơi được bảo mật an toàn; Công bố và sử dụng thông tin của người bệnh một cách
thận trọng và đúng qui định: phải có sự đồng ý của người bệnh khi sử dụng thông tin cá
nhân của họ mà không phải để trực tiếp phục vụ cho việc điều trị và chăm sóc họ; tôn
trọng quyết định của người bệnh về việc hạn chế hoặc không đồng ý tiết lộ thông tin cá
nhân của họ, trừ một số trường hợp đặc biệt đã được qui định đã đề cập ở trên; trao đổi
rõ ràng với người bệnh/người nhà người bệnh để đảm bảo họ hiểu rõ tác động có thể của
việc họ đồng ý hoặc không đồng ý tiết lộ các thông tin cá nhân của người bệnh trong hồ
sơ bệnh án; Không bàn tán, nói chuyện tầm phào về thông tin cá nhân của người bệnh;
Thận trọng khi thảo luận về các trường hợp bệnh trước những người khác.
Xây dựng nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn, an ninh thông tin y tế:
Thành lập bộ phận chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin trong tổ chức y tế; Tăng
cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin
cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.
Đẩy mạnh phối hợp trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin y tế: Phối
hợp với các cơ quan chuyên trách về an toàn thông tin trong nước và các tổ chức an ninh
mạng để thực hiện các giải pháp an toàn, an ninh thông tin cũng như kịp thời khắc phục
sự cố về mạng.
Là một điều dưỡng viên, công việc hàng ngày của anh/chị là làm việc, giao tiếp với
người bệnh và khai thác, sử dụng các thông tin của họ (rà soát hồ sơ bệnh án, hỏi và lắng
nghe các thông tin về tình hình bệnh tật, phát và hướng dẫn uống thuốc, các hoạt động
chăm sóc khác với người bệnh…). Các điều dưỡng viên bắt buộc phải đảm bảo việc bảo
mật thông tin của người bệnh trừ những trường hợp cần phải cung cấp theo các qui định
của pháp luật hiện hành. Dưới đây là 7 điểm quan trọng mà một điều dưỡng viên cần lưu
ý để tránh việc có thể bị vi phạm các vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân của người bệnh:
- Hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt qui định của pháp luật và các chính sách của đơn vị/tổ
chức trong việc bảo vệ tính bí mật các thông tin của người bệnh
352
- Hiểu định nghĩa về các thông tin được xác định là thông tin y tế của cá nhân và cần được
bảo mật và biết khi nào có thể chia sẻ, chia sẻ như thế nào, chia sẻ với ai, bao gồm nhưng
không bó hẹp trong thông tin chung/dân số học về người bệnh; các đặc điểm/triệu chứng
về sức khỏe bao gồm các kết quả chẩn đoán và xét nghiệm; thông tin về hóa đơn và chi
trả; các ảnh;…
- Học cách thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin để tránh sự cố xảy ra trường hợp
thông tin của người bệnh bị “rò rỉ”.
- Luôn giữ bất kỳ thứ gì có chữa thông tin cá nhân của người bệnh khỏi việc bị những
người không có chức năng nhiệm vụ có thể đọc, xem, chụp…
- Học cách loại bỏ/tiêu hủy các thông tin cần bảo mât đúng qui định với các chính xách
hiện hành của tổ chức/đơn vị và của pháp luật.
- Tư vấn/báo cáo với đơn vị/người có trách nhiệm trong đơn vị/tổ chức về bất cứ hoạt
động nào có nghi ngờ là có thể làm ảnh hưởng đến tính bảo mật thông tin cá nhân của
người bệnh. Không nên ngại ngần khi cần phải hỏi để được hướng dẫn về các qui định,
thủ tục về bảo mật thông tin ở đơn vị/tổ chức mà anh chị đang công tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Amanda J Wheeler, Shane Scahill, David Hopcroft, Helen Stapleton (2018).
Reducing medication errors at transitions of care is everyone’s business. Australian
prescriber. 41(3). nps.org.au/australianprescriber. Accessed 8/3/2019.
2. Bộ Y tế. Số 1450/KH-BYT ngày 29/12/2017. Kế hoạch học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực hiện dân chủ cơ sở, Qui tắc ứng xử,
đổi mới phòng cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh-
Sạch-Đẹp”, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân
năm 2018.
3. Bộ Y tế. Thông tư số 07/2014/TT- BYT ngày 25/ 02/ 2014 Quy định về Quy tắc ứng
xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
4. Bộ Y tế. Ban tổ chức Hội thi “Tuyên truyền về qui tắc ứng xử ngành Y tế”. Bộ câu hỏi
thi tuyên tuyền thực hiện qui tắc ứng xử tron ngành Y tế (Ban hành kèm theo văn bản
số 3717/BYT-TCCB, ngày 27/6/2011), 2011.
5. Gợi ý trả lời 35 câu phần thi giải quyết tình huống Hội thi Điều dưỡng trưởng giỏi–
thanh lịch ngành Y tế Quảng Bình.
https://www.google.com/url?
sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjNss
iD1PjhAhWbP3AKHRc9BYMQFjAAegQIABAC&url=https%3A%2F
%2Fsyt.quangbinh.gov.vn%2F3cms%2Fupload%2Fsoyte%2FFile
%2F2018%2FVan%2520ban%2FB%25E1%25BB%2598%252035%2520C
%25C3%2582U%2520GI%25E1%25BA%25A2I%2520QUY%25E1%25BA
%25BET%2520T%25C3%258CNH%2520HU%25E1%25BB
%2590NG.doc&usg=AOvVaw1QGiOK1KUsNW7mDFONosh2. Tiếp cận ngày
20/4/2019.
6. Phạm Mạnh Hùng. Rèn luyện và nâng cao tính chuyên nghiệp y học: Một việc làm
cấp bách để xây dựng y tế trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
353
7. Mahnaz Samadbeik, Zahra Gorzin, Masomeh Khoshkam, Masoud Roudbari.
Managing the Security of Nursing Data in the Electronic Health Record. ACTA
INFORM MED. FEB 23(1): 39-43. 2015. doi: 10.5455/aim.2015.23.39-43.
8. Melanie L. Balestra, JD, NP. Electronic Health Records: Patient Care and Ethical and
Legal Implications for Nurse Practitioners. The Journal for Nurse Practitioners. 2016.
http://dx.doi.org/10.1016/j.nurpra.2016.09.010.
9. The U.S. Department of Health and Human Services. Guide to Privacy and Security
of Electronic Health Information. 2015.
10. William C. Figg. & Hwee Joo Kam. Medical Information Security . International
Journal of Security. 5(1): 22-34. 2011.

354
i

You might also like