You are on page 1of 211

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG


THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
DƯỢC SĨ (HẠNG III)
(Biên soạn theo Quyết định số 4947/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)

Hải Phòng, 6/2020


MỤC LỤC

PHẦN I
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUN

G
Chuyên đề 1. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.............2
Chuyên đề 2. PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM............................................................................................23
Chuyên đề 3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC.....................................................43
Chuyên đề 4. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC Y TẾ..................................57
Chuyên đề 5. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG NGHỀ
NGHIỆP CỦA DƯỢC SĨ (HẠNG III)...................................................83
PHẦN II
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH
VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (168 TIẾT)105
Chuyên đề 1. VIÊN CHỨC, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DƯỢC
SĨ (HẠNG III) VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP.................................106
Chuyên đề 2. GIỚI THIỆU, CẬP NHẬT HỆ THỐNG NGÀNH DƯỢC VÀ HỆ
THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI TRONG LĨNH VỰC DƯỢC..116
Chuyên đề 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC DƯỢC.................................137
Chuyên đề 4. ĐẢM BẢO CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN.................160
Chuyên đề 5. GIÁM SÁT KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
.............................................................................................................176
PHẦN I
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG

1
Chuyên đề 1
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 12 tiết
Lý thuyết: 8 tiết
Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1. Hiểu được nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức và tổ chức bộ máy nhà
nước
2. Nhận thức rõ một số vấn đề về bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nhĩa Việt Nam
3. Nhận thức sự cần thiết và những định hướng cơ bản về nội dụng xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Có kỹ năng nhận biết được sự khác nhau về bản chất của Nhà nước nước xã
hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà nước tư sản.
5. Vận dụng những hiểu biết vào quá trình công tác để góp phần xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1.1. Nguồn gốc
Trong lịch sử phát triển của xã hội, đã có rất nhiều quan điểm và học
thuyết khác nhau về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Nhưng do những nguyên
nhân khác nhau mà các quan điểm và học thuyết đó chưa thực sự giải thích
đúng nguồn gốc của nhà nước.
Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp
đặt trật tự xã hội, nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung,
do vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự
phục tùng quyền lực là cần thiết và tất yếu.

2
Thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước ra đời là kết quả phát triển của gia
đình và quyền gia trưởng, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con
người; vì vậy cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền lực
nhà nước về bản chất cũng giống như quyền lực gia trưởng của người đứng đầu
gia đình (Aristote, Bodin, More…).
Thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo
lực của thị tộc này đối với một thị tộc khác, mà kết quả là thị tộc chiến thắng
“nghĩ ra” một hệ thống cơ quan đặc biệt. Nhà nước, để nô dịch kẻ chiến bại (đại
biểu của thuyết này có Hume, Gumplowicz…)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Nhà nước là một hiện tượng
lịch sử, được phát triển qua quá trình phát triển tự nhiên của xã hội loài người.
Lịch sử loài người chỉ ra rằng không phải khi nào cùng tồn tại nhà nước, mà nhà
nước chỉ xuất hiện và tồn tại khi có những điều kiện nhất định. Đó là, xã hội tồn
tại những mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được và nhà nước sẽ tự tiêu vong
khi những mâu thuẫn này không còn nữa.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, khi con người mới thoát thai từ vượn
người, tụ tập với nhau thành xã hội, mọi người còn ăn chung, ở chung, không có
sự chiếm đoạt của chung thành của riêng, nên chưa có xung đột về lợi ích lớn và
do đó cũng chưa có sự phân chia xã hội thành giai cấp và chưa có nhà nước.
Trong giai đoạn này, đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng (hay tộc
chủ) do những người dân ở trong cộng đồng đó bầu ra với quyền lực được xác
lập qua uy tín và đạo đức của họ. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội khi ấy
được thực hiện thông qua việc thừa nhận những quy tắc chung, những tập quán
trong cộng đồng. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức
đặc biệt nào.
Cùng với sự phát triển của con người là quá trình phát triển lực lượng sản
xuất, trước hết là sự phát triển của công cụ lao động dẫn đến năng suất lao động
tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và do đó bắt đầu có của cải dư thừa, kèm
theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiếm đoạt của cải dư
thừa đó (do nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ tức
là xuất hiện có sự phân hóa giàu nghèo, phân biệt giữa người có của và người
không có của. Sự phân hóa này dẫn đến hiện tượng phân chia người dân trong
xã hội thành các tầng lớp khác nhau (phân chia giai cấp) và kéo theo xuất hiện
mâu thuẫn giai cấp. Những mâu thuẫn giai cấp này đưa tới đấu tranh giai cấp và
làm xuất hiện nhà nước với tư cách là bộ máy thống trị của giai cấp này đối với
các giai cấp khác trong xã hội.

3
Như vậy, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. V.I.Lênin nhận định: “Nhà nước là sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất
cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn
tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà
được”. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát
triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. C.Mác
và Ph.Ăngghen khi phân tích sự ra đời của nhà nước cũng đã nói: “Nhà nước là
sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định; nó là sự thú
nhận rằng xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà
không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập
không thể điều hoà mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được. Nhưng muốn
cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau
đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một
cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng rõ
ràng là đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt xung đột và giữ cho xung đột
đó nằm trong vòng trật tự. Và lực lượng đó... chính là nhà nước”
1.2. Bản chất
Nhà nước được hiểu là bộ máy đặc biệt đảm bảo sự thống trị về kinh tế,
để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với
quần chúng, ngoài ra nhà nước còn phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh
trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội. Điều đó chứng tỏ
rằng, nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất
giai cấp vừa mang bản chất xã hội.
Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn
áp các giai cấp khác. Vì thế, nhà nước chính là một tổ chức đặc biệt của quyền
lực chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để tổ chức và thực hiện quyền
lực chính trị của giai cấp mình.
Các kiểu nhà nước bóc lột có bản chất chung là sử dụng bộ máy để thực
hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột. Các nhà nước này đều duy trì sự
thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của một thiểu số người bóc lột đối với đa
số nhân dân lao động. Trái lại, nhà nước Xã hội chủ nghĩa lại sử dụng bộ máy để
bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chiếm đa số trong xã
hội, trấn áp những lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ và những phần tử chống

4
đối cách mạng. Quan trọng hơn, nó là bộ máy để tổ chức, xây dựng xã hội mới -
xã hội chủ nghĩa.
Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên,
với tư cách là bộ máy thực thi quyền lực công cộng nhằm duy trì trật tự và sự ổn
định của xã hội, nhà nước còn thể hiện rõ nét tính xã hội của nó. Trong bất kỳ
nhà nước nào, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước cũng
phải chú ý đến lợi ích chung của xã hội, giải quyết những vấn đề mà đời sống xã
hội đặt ra. Chẳng hạn: bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xây dựng và thực hiện hệ
thống an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, chống thiên tai, dịch bệnh…
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt
nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị trong xã hội.
1.3. Chức năng
Chức năng của nhà nước được thể hiện thông qua những phương diện,
những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước,
được xác định tùy thuộc vào đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế, nhằm
thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong từng giai đoạn.
Chức năng của nhà nước do các cơ quan nhà nước bộ phận hợp thành bộ máy
nhà nước thực hiện. Căn cứ vào những phương diện hoạt động của nhà nước, các chức
năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
- Chức năng đối nội là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà
nước trong nội bộ đất nước như: bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp những phần tử
chống đối chế độ, bảo vệ và phát triển chế độ kinh tế, văn hóa…
- Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với
các nhà nước, các dân tộc, quốc gia khác như: thiết lập mối quan hệ với các
quốc gia khác, phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài…
Các chức năng đối nội và đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với nhau,
nếu thực hiện tốt chức năng đối nội thì sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt
chức năng đối ngoại và ngược lại, thực hiện thành công hay thất bại chức năng
đối ngoại sẽ ảnh hưởng tốt hoặc cản trở việc thực hiện chức năng đối nội.
1.4. Các kiểu nhà nước
a. Khái niệm kiểu nhà nước.

5
Kiểu nhà nước là một phương diện rất quan trọng trong quá trình
nghiên cứu về những thuộc tính liên quan đến nhà nước. Nghiên cứu về kiểu nhà
nước để nhận biết được vị trí, vai trò của nhà nước cũng như các điều kiện tồn
tại và xu hướng phát triển của nhà nước trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất
định.
Trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã
hội cơ bản: hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và xã
hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế có bốn kiểu nhà nước: nhà
nước chủ nô, phong kiến, tư bản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Học thuyết Mác
- Lênin đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước như sau:
Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước thể
hiện bản chất của nhà nước và các điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của
nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Kiểu nhà nước có những đặc trưng cơ bản:
Mỗi một kiểu nhà nước tồn tại trong một hình thái kinh tế xã hội
nhất định. Mỗi kiểu nhà nước tương ứng với một phương thức sản xuất nhất
định. Một khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi
theo. Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng cho nên tất yếu bị thay
thế bằng một kiểu nhà nước mới.
Sự thay thế kiểu nhà nước gắn liền với sự thay thế của các hình thái
kinh tế - xã hội. Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác manh
tính tất yếu khách quan và kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện
hơn kiểu nhà nước trước.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác là những
bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại và là quá trình lịch sử tự nhiên.
Tính tất yếu khách quan của sự thay thế kiểu nhà nước này bằng
kiểu nhà nước khác được Các Mác và Ph.Ăngghen phát hiện “tới một giai đoạn
phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu
thuẫn với những quan hệ sản xuất đó, hay đây chỉ là những biểu hiện pháp lý
của những quan hệ sản xuất đó, mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó
từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình
thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những
xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc
cách mạng xã hội. Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ

6
sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”. Kiểu nhà nước cũ bị thay thế bằng
kiểu nhà nước mới được thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội.
Các cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử dẫn tới kết quả là nhà
nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước
phong kiến, nhà nước XHCN thay thế nhà nước tư sản. Các kiểu nhà nước chủ
nô, phong kiến, tư sản có những đặc điểm riêng nhưng đều có chung bản chất
bóc lột. Kiểu nhà nước bóc lột là “kiểu nhà nước nguyên nghĩa”, là công cụ
chuyên chế để bảo vệ quyền lợi, địa vị của thiểu số giai cấp thống trị. Nhà nước
XHCN là kiểu nhà nước mới khác với kiểu nhà nước bóc lột, là kiểu nhà nước
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, là kiểu nhà nước xây dựng một xã
hội công bằng, bình đẳng, văn minh và theo Lênin đây là kiểu nhà nước “nửa
nhà nước”. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử
nhân loại, có sứ mệnh lịch sử là xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến tới chủ nghĩa
cộng sản. Sự thay thế kiểu nhà nước cũ bằng kiểu nhà nước mới là một trong
những bước nhảy vọt trong sự phát triển của văn minh nhân loại.
b. Các kiểu nhà nước
- Nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Nhà nước
chủ nô ra đời dựa trên nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế, chính trị, vị trí địa lí của các nhà nước trên thế giới.
Nhà nước chủ nô sở hữu tư hữu về tư liệu sản xuất và người nô lệ.
Xã hội chủ nô có hai giai cấp chính là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ trong đó
giai cấp chủ nô nắm trong tay ba thứ quyền lực về kinh tế, chính trị, tư tưởng và
bắt giai cấp nô lệ lệ thuộc về mình. Nhà nước chủ nô quy định quyền lực vô hạn
của giai cấp chủ nô và tình trạng vô quyền của người nô lệ. Nhà nước chủ nô là
công cụ chuyên chế của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ. Nhà nước chủ nô
ngoài việc bảo vệ địa vị của giai cấp chủ nô, nhà nước chủ nô còn quản lí các vấn
đề trong xã hội, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội và quan tâm đến việc
giữ gìn trật tự xã hội.
- Nhà nước phong kiến
Khi quan hệ chiếm hữu nô lệ lỗi thời so với sự phát triển của lực
lượng sản xuất xã hội, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới mâu
thuẫn gay gắt giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Lao động của người nông
dân trên đất đai của chúa đất đưa lại năng suất cao hơn lao động của nô lệ và dần

7
thay thế lao động nô lệ. Chế độ phong kiến dần thay thế chế độ nô lệ và nhà nước
phong kiến ra đời.
Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở
chế độ sở hữu về ruộng đất và một phần sức lao động của nông dân. Xã hội
phong kiến có hai giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân, thợ thủ công, tiểu
thương, thị dân.
Nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chế của giai cấp địa chủ
phong kiến đối với giai cấp nông dân và các bộ phận khác. Giai cấp địa chủ sở
hữu trong tay về ruộng đất và bắt giai cấp nông dân lệ thuộc vào mình bằng cách
bóc lột tô hoặc đi lao dịch. So với giai cấp nô lệ người nông dân trong nhà nước
phong kiến đã có địa vị cao hơn, họ được quyền tự do về thân thể, được quyền
sở hữu các tư liệu sản xuất nhỏ tuy vậy họ vẫn chịu sự ràng buộc về kinh tế,
chính trị và tư tưởng do giai cấp địa chủ thiết lập.
Nhà nước phong kiến là công cụ thống trị của giai cấp địa chủ đối
với giai cấp nông dân, là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp địa chủ đối với
giai cấp nông dân. Nhà nước phong kiến thể hiện ý chí giai cấp địa chủ, duy trì
và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp địa chủ. Nhưng bên cạnh đó nhà nước
phong kiến cũng là một phương thức tổ chức bảo đảm lợi ích chung của xã hội,
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội, quan tâm tới lợi ích của các giai
tầng khác trong một giới hạn nhất định.
- Nhà nước tư sản
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự hình thành
quan hệ tư bản trong lòng xã hội phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến trở
nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ phong kiến
rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Đại biểu cho phương thức sản xuất
mới tiến bộ, giai cấp tư sản có những ưu thế rõ rệt so với giai cấp địa chủ phong
kiến, khi giành được vị trí chủ đạo trong kinh tế, giai cấp tư sản đã tập hợp lực
lượng tiến hành cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị thủ tiêu chế độ phong
kiến, thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất
phát triển.
Sự ra đời của nhà nước tư sản đánh dấu sự tiến bộ to lớn trong lịch
sử phát triển của nhân loại, trong giai đoạn đầu nhà nước tư sản đã có vai trò
tích cực trong việc giải phóng xã hội khỏi trật tự phong kiến, giải phóng lực
lượng sản xuất xã hội, đưa đến bước nhảy vọt của xã hội loài người. Nhà nước
tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng trong lịch sử, là công cụ duy trì nền
thống trị của giai cấp tư sản đối với các tầng lớp nhân dân lao động.
8
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Nhà nước tư sản có hai giai cấp chính là giai cấp
tư sản và giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản nắm trong tay tư liệu sản xuất và bóc
lột giai cấp vô sản về kinh tế, chính trị và tư tưởng.
Nhà nước tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và sự thống trị
giai cấp, bảo vệ địa vị của giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản là công cụ chuyên
chế của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản và các tầng lớp lao động khác
như: giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức.
Bên cạnh đó nhà nước tư sản cũng đã quan tâm tới các vấn đề xã
hội như vấn đề phúc lợi xã hội, môi trường, các tệ nạn xã hội…có thể nói khái
niệm công dân, khái niệm tự do, bình đẳng, bác ái, chế định tự do hợp đồng lần
đầu tiên xuất hiện trong nhà nước tư sản và mặc dù nó còn mang tính hình thức
nhưng nó đã trở thành những dấu mốc quan trọng, những bước tiến vượt bậc của
văn minh nhân loại. Dù nhà nước tư sản phát triển như thế nào đi nữa và những
giá trị, thành tựu mà nhà nước tư sản để lại cho nhân loại có ý nghĩa lịch sử nhất
định thì nhà nước tư sản vẫn mang bản chất giai cấp và là kiểu nhà nước bóc lột
cuối cùng trong sự phát triển của xã hội.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử ra
đời trên cơ sở những tiên đề về kinh tế, xã hội, chính trị và tư tưởng của cách mạnh
vô sản.
+ Tiên đề về kinh tế: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở nên lạc hậu so với tính chất hóa và trình độ phát
triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
đã mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất. Để giải quyết mâu thuẫn này phải
tiến hành cuộc cách mạng xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập
quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Khi phương
thức sản xuất cũ bị thay thế bằng phương thức sản xuất mới tất yếu dẫn đến sự
ra đời kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế kiểu nhà nước tư bản.
+ Tiền đề xã hội: Do sự bóc lột và áp bức của giai cấp tư sản đối
với giai cấp vô sản cho nên giai cấp công nhân bằng mọi cách phải xóa bỏ xiềng
xích của giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh về số
lượng, chất lượng và ý thức được vai trò sứ mệnh lịch sử của mình thông qua
cuộc cách mạng vô sản để giải phóng ách áp bức thống trị của giai cấp tư sản,
xây dựng nhà nước kiểu mới mang tính dân chủ, tính xã hội rộng lớn cho nhân
dân lao động.
9
+ Tiền đề chính trị và tư tưởng: Để thực hiện được cuộc cách mạng
vô sản, giai cấp công nhân đã ý thức giác ngộ về chính trị và thành lập Đảng vô
sản – là lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, cuộc cách mạng vô sản là cuộc cách mạng xã hội triệt để nhất được
xây dựng trên cơ sở học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin. Học thuyết này là vũ
khí tư tưởng, là kim chỉ nam cho giai cấp vô sản tiến hành cuộc cách mạng vô
sản. Có thể nói, với những tiêu đề trên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời.
Nhà nước XHCN là nhà nước cuối cùng trong lịch sử có bản chất
khác với bản chất của nhà nước bóc lột. Nhà nước XHCN là nhà nước được xây
dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Nhà nước XHCN là bộ máy
hành chính, cơ quan cưỡng chế, đồng thời là một tổ chức quản lý kinh tế xã hội,
là công cụ để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh. Nhà nước
XHCN là nhà nước mang tính dân chủ rộng rãi và tính xã hội rộng lớn, nhà nước
XHCN là nhà nước “nửa nhà nước”.

1.5. Tổ chức bộ máy nhà nước


a. Khái niệm
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương
đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống
nhất tạo thành cơ chế đồng bộ để thức hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước.
b. Đặc điểm
- Bộ máy nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị
về kinh tế, chính trị và tư tưởng bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp cầm quyền.
- Bộ máy nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý
xã hội.
- Sự phát triển của mỗi bộ máy nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ,
mục tiêu của nhà nước và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử trong từng giai đoạn phát
triển của mỗi quốc gia.
- Bộ máy nhà nước không phải là một tập hợp giản đơn các cơ quan
nhà nước mà là một hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước có sự liên hệ chặt
chẽ, tác động qua lại nhau cùng thực hiện mục tiêu chung.

10
Các yếu tố hợp thành bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước. Các
cơ quan nhà nước rất đa dạng. Tuy nhiên, thông thường cơ quan nhà nước bao
gồm 3 loại: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước nhưng bộ
máy nhà nước không phải là tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước mà là hệ thống
thốngcnhất các cơ quan nhà nước. Yếu tố tạo nên sự thống nhất trong bộ máy nhà
nước là hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước là một tổ chức có tính độc lập tương đối về mặt
tổ chức, cơ cấu, bao gồm những cán bộ, công chức được giao những quyền hạn
nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan đó trong phạm vi do
pháp luật quy định. Cơ quan nhà nước có các đặc điểm sau:
- Cơ quan nhà nước là một tổ chức công quyền, có tính độc lập
tương đối với các cơ quan nhà nước khác, một tổ chức cơ cấu bao gồm những
cán bộ, công chức được giao những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực
hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan nhà nước mang quyền lực nhà nước. Đây là đặc điểm
làm cho cơ quan nhà nước khác hẳn với các tổ chức khác. Chỉ có cơ quan nhà
nước mới có quyền nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước, giải
quyết những vấn đề quan hệ với công dân.
- Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về không
gian, thời gian và đối tượng chịu sự tác động. Giới hạn này mang tính pháp lý vì
nó được pháp luật quy định.
- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động
riêng do pháp luật quy định.
- Cơ quan nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của
mình và trong phạm vi đó, nó hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình. Cơ quan nhà nước có quyền đồng thời có nghĩa vụ phải thực
hiện các quyền của mình. Khi cơ quan nhà nước không thực hiện quyền hoặc từ
chối không thực hiện quyền được pháp luật quy định là vi phạm pháp luật.
Mỗi nhà nước, phụ thuộc vào kiểu nhà nước, hình thức chính thể,...
nên có cách tổ chức bộ máy nhà nước khác nhau. Bộ máy nhà nước được tổ
chức rất đa dạng, phong phú trên thực tế.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

11
2.1. Bản chất
Nhà nước CHXHCNVN là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước kiểu
mới có bản chất khác hẳn với các nhà nước bóc lột. Cũng như mọi nhà nước đều là
công cụ thống trị của một giai cấp, nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp
công nhân, là sự thống trị của đa số nhân dân lao động đối với thiểu số giai cấp bóc
lột đã bị đánh đổ nhưng vẫn tìm trăm phương nghìn kế để khôi phục địa vị thống trị
của nó. Nó khác hẳn với sự thống trị của giai cấp bóc lột trong nhà nước bóc lột, là
sự thống trị của thiểu số đối với đa số nhân dân lao động để bảo vệ lợi ích của
chúng.
Sự thống trị của giai cấp công nhân là nhằm mục đích giải phóng giai cấp
mình và tất cả mọi người lao động.
Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định
tại điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Như vậy tính nhân dân
và quyền lực nhân dân là nét cơ bản xuyên suốt, thể hiện bản chất của nhà nước
CHXHCNVN
2.2. Chức năng
Chức năng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những
phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước, phản ánh bản chất giai cấp, ý
nghĩa xã hội, mục đích, nhiệm vụ của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Xác định căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng nhà
nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
a. Chức năng đối nội
- Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế. Đây là chức năng cơ bản của nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ là tổ chức của
quyền lực chính trị mà còn là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, trực tiếp
tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước. Nội dung của hoạt động tổ chức và
quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất;
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nông
nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm... thiết lập từng bước quan hệ sản xuất

12
xã hội chủ nghĩa... phát huy mạnh mẽ vai trò then chốt của khoa học và công
nghệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh tế đối ngoại.
- Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội. Thực hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhà nước quan tâm xây dựng các
lực lượng an ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an nhân dân, tòa án nhân
dân, viện kiểm sát nhân dân...) thực sự trở thành công cụ sắc bén, tuyệt đối trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng
các lực lượng có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh
của toàn dân và các lực lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh này.
- Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Nhà nước xây dựng hệ thống các cơ quan tổ chức quản lý văn hóa, văn học -
nghệ thuật, khoa học, giáo dục thể thao, các phương tiện thông tin đại chúng;
đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở vật chất tương xứng với yêu cầu thực tế
của các lĩnh vực công tác đó. Hệ thống các trường học, cơ quan nghiên cứu, nhà
in, xuất bản, báo chí, truyền hình, truyền thanh, điện ảnh, sân khấu, bảo tàng,
thư viện dần được kiện toàn và đổi mới phương thức hoạt động nâng cao chất
lượng phục vụ.
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Đây là chức năng quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các
chức năng khác của nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để nhà nước tổ
chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình. Nhà nước không
ngừng hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm
tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của toàn xã hội; đồng thời tăng cường củng cố
các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi
vi phạm pháp luật. Đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ
và nhân dân, đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật.
- Chức năng thực hiện, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của
nhân dân. Nhà nước thể chế hóa quyền tự do, dân chủ của nhân dân trên các lĩnh
vực đời sống xã hội, xây dựng các thiết chế, công cụ có hiệu lực bảo đảm thực
hiện các quyền tự do, dân chủ đó trên thực tế. Trong hoạt động của mình, nhà
nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và
đấu tranh không khoan nhượng, trừng trị kịp thời mọi hành vi vi phạm quyền tự
do dân chủ của nhân dân.

13
b. Các chức năng đối ngoại
- Chức năng bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn
kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; kết hợp kinh tế với quốc phòng và an
ninh; quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại. Xây dựng Quân đội nhân
dân và Công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại...
Đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang thiết bị hiện đại cho quân
đội, công an...
- Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế
và khu vực. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương
Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
2.3. Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Khái niệm bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Nhà nước là tổ chức quyền lực, đại diện cho nhân dân thống nhất
quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ đó với phạm vi
rộng lớn trên toàn lãnh thổ, đòi hỏi phải lập ra hệ thống các cơ quan nhà nước từ
trung ương đến địa phương. Các cơ quan nhà nước này có cơ cấu tổ chức và
phương thức hoạt động phù hợp với tính chất của các chức năng, nhiệm vụ mà
nhà nước giao. Tuy có sự khác nhau về tên gọi, cơ cấu tổ chức và phương thức
hoạt động, nhưng tất cả các cơ quan nhà nước đều có chung một mục đích là
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Vậy có thể hiểu: Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ
trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống
nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của
nhà nước.

14
b. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học,
phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.
Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN
Việt Nam được thể hiện cụ thể sau:
Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân trở thành chủ thể của quyền
lực nhà nước, nhân dân tổ chức, thực hiện và kiểm tra hoạt động bộ máy nhà
nước.
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội”. Nhân dân lao động tham gia vào tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước bằng nhiều hình thức phong phú như: bầu cử, ứng cử
vào các cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào
dự án luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan
nhà nước, tham gia hoạt động xét xử của tòa án…
Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước
Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định
phương hướng hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là điều kiện quyết định
để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo
chính trị thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn; những
vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy và thông qua nhà nước chúng được thể chế
hóa thành pháp luật. Đảng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước thông
qua các Đảng viên và tổ chức Đảng trong các cơ quan đó; tuyên truyền, vận
động quần chúng trong các cơ quan nhà nước và thông qua vai trò tiền phong,
gương mẫu của mỗi Đảng viên, tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.
Đây là nguyên tắc đã được Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đảng
Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ

15
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lượng
lãnh đạo nhà nước và xã hội ”
Thứ ba, nguyên tắc tập trung dân chủ
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trên các mặt tổ chức và hoạt
động của cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước ở trung ương quyết định những vấn đề cơ bản, quan
trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trên phạm vi toàn quốc.
Cơ quan nhà nước địa phương quyết định những vấn đề thuộc phạm vi địa
phương mình một cách độc lập, cơ quan nhà nước trung ương có quyền kiểm tra
giám sát hoạt động của các cơ quan địa phương, thậm chí có thể đình chỉ, hủy
bỏ quyết định của cơ quan cấp dưới, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ
quan địa phương phát huy quyền chủ động sáng tạo khi giải quyết các công việc,
nhiệm vụ của mình.
Các quyết định, chủ trương của cấp trên phải thông báo kịp thời cho cấp
dưới, các hoạt động của cấp dưới phải báo cáo kịp thời và đầy đủ cho cấp trên,
nhằm đảm bảo sự kiểm tra của cấp trên đới với cấp dưới khi thi hành nhiệm vụ.
Thứ tư, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc này yêu cầu việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước, nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật,
tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 12 Hiến pháp 2013 đã quy định cụ thể: “Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Đây là nguyên tắc có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước tuân theo ý chí của nhân dân, làm cho bộ
máy nhà nước hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy được hiệu lực quản lý
nhà nước.
Thứ năm, nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
Nguyên tắc này được biểu hiện ở những điểm cơ bản về chính trị, về văn
hóa giáo dục, kinh tế. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện chính sách đoàn kết,
tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Tất
cả các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và
phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
mình. Tất cả các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và

16
hoạt động của bộ máy nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội.
c. Hệ thống các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước
Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu
ra, nhân danh nhân dân để thực hiện và thực thi một cách thống nhất quyền lực,
phải chịu trách nhiệm và phải báo cáo trước nhân dân về mọi hoạt động của
mình. Tất cả các cơ quan khác của bộ máy nhà nước đều do cơ quan quyền lực
nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập ra và đều chịu sự giám sát của các cơ
quan quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội
là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội có nhiệm vụ quyết
định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc
hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Thành phần của Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội
Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm; Quốc hội hoạt động thông qua
các kỳ họp; mỗi năm họp 2 kỳ do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp
bầu ra, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên. Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, biện pháp
quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương; giám sát việc thực hiện Nghị
quyết của Ủy ban nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương.
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp tương tự như nhiệm kỳ
Quốc hội.
- Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về
đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc

17
hội, phải báo cáo công tác trước Quốc hội, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo
nhiệm kỳ của Quốc hội.
- Hệ thống cơ quan quản lý còn gọi là cơ quan chấp hành, điều
hành, hoặc cơ quan hành chính nhà nước. Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan quản lý
gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trực thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có thẩm quyền
chung.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ...
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và
các thành viên khác, ngoài Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác không
nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội
hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội mới thành lập
Chính phủ mới.
Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý nhà nước ở địa
phương, là cơ quan có thẩm quyền chung, thực hiện sự quản lý thống nhất mọi
mặt đời sống xã hội ở địa phương. Tổ chức của Ủy ban nhân dân được phân
theo 3 cấp: cấp tỉnh và thành phố trung ương, cấp huyện, quận, thị xã và cấp xã,
phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước
cơ quan quản lý cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp
Ủy ban nhân dân các cấp thành lập nên các sở, phòng, ban chuyên
môn ở địa phương. Các cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý
chuyên môn trong phạm vi lãnh thổ địa phương và trực thuộc Ủy ban nhân dân
cùng cấp và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên.
- Hệ thống cơ quan xét xử
Đây là cơ quan có tính đặc thù, chúng trực thuộc cơ quan quyền lực
nhà nước, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà nước, nhưng
hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Hệ thống cơ quan xét xử ở Việt Nam gồm có:
18
Hệ thống tòa án nhân dân bao gồm:
+ Tòa án nhân dân Tối cao;
+ Tòa án nhân dân ở địa phương
Tòa án nhân dân ở địa phương gồm có: Tòa án nhân dân cấp tỉnh
và các cấp tương đương, Tòa án nhân dân cấp huyện và các cấp tương đương
Hệ thống Tòa án quân sự bao gồm:
+ Tòa án quân sự Trung ương;
+ Tòa án quân sự Quân khu; Tòa án quân sự Khu vực và Quân
chủng
Nhiệm vụ, thẩm quyền, chức năng của tòa án nhân dân các cấp
được quy định cụ thể trong luật Tổ chức và hoạt động tòa án nhân dân.
- Hệ thống cơ quan kiểm sát, gồm có:
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Viện kiểm sát nhân dân địa phương gồm có:Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh và các cấp tương đương, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các cấp
tương đương
+ Hệ thống Viện kiểm sát quân sự gồm có: Viện kiểm sát quân sự trung
ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và Viện kiểm sát quân sự khu vực và quân
chủng
Chức năng của viện kiểm sát là thực hiện quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tố tụng nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng đúng pháp luật.
2.4. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay xuất phát từ tất yếu kinh tế, là một nhu cầu chính trị khách quan. Thông
qua xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta mới có thể xác định đúng chức
năng và nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị nói riêng và
trong đời sống chính trị nói chung. Đến nay, nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã được định hình trên những nét cơ bản và trở thành trụ cột
của hệ thống chính trị nước nhà. Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị,
cùng với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cần xác định
xây dựng và hoàn thiện nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng Nhà nước
19
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng và thực hiện nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; làm
cho quyền lực nhà nước và hệ thống tổ chức thực thi quyền lực - hệ thống chính
trị - được xác định đúng đắn và có hiệu quả hơn. Quyền lực Nhà nước được
củng cố và tăng cường cũng có nghĩa là quyền lãnh đạo của Đảng được củng cố
và tăng cường. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
là nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã xác định rõ: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà
nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không
ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”1.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng và đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị nói riêng của chúng ta hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều nhược
điểm cần khắc phục như:2 Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN chưa theo kịp
yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước, thể hiện trên các mặt: năng lực
xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu; tổ chức
bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm;
chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo; chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới của đất nước; cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục
hành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân; năng lực dự báo, hiệu
lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu; phân cấp mạnh
nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát; trật tự, kỷ cương xã hội không nghiêm. Cải
cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét
xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị huỷ, bị cải sửa
còn nhiều.

1
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011)
2
Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.

20
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu
đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu
hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội.
Những nhược điểm nói trên đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi
mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước để phát huy dân chủ
xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát triển
kinh tế thị trường tạo cơ sở vật chất cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Những định hướng cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đổi mới hệ thống chính trị là một vấn đề phức tạp và khó khăn, tuy
cấp bách nhưng không thể chủ quan, nóng vội dễ dẫn tới sai lầm. Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ: “Việc đổi mới hệ thống chính trị
nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho
phép gây mất ổn định chính trị dẫn đến sự rối loạn. Nhưng không vì vậy mà tiến
hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và các bộ;
mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ” 3. Do vậy, về nhận thức
cũng như hành động thực tiễn cần quán triệt quan điểm: đổi mới hệ thống chính
trị ở Việt Nam là một quá trình lâu dài, tuy khẩn trương và với quyết tâm đổi
mới cao nhưng không thể nóng vội và đơn giản hoá trong nhận thức, quan niệm
cũng như trong triển khai thực hiện4.
Bên cạnh việc đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng
theo hướng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và
xã hội và đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức quần chúng,
trước hết là các tổ chức chính trị-xã hội, đổi mới và nâng cao hiệu lực và hiệu
quả quản lý của nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo cuả Đảng là một yêu cầu cấp bách và quan trọng.
Nhà nước là bộ máy cơ bản nhất để thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân, là công cụ quan trọng nhất để phát huy dân chủ XHCN, do đó cần
phải trở thành bộ máy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực
hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân
dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. NXB. Sự
thật, Hà Nội, tr.54
4
Lê Minh Thông (2011): Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng các yêu cầu phát triển
mới của đất nước.
21
ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền,
xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị
mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Trong tình hình hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực
sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt
chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa
Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị
trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo,
phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân5.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích để làm rõ bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam?
2. Trình bày các quan điểm của Đảng về xây dựng, kiện toàn nhà nước vững
mạnh, trong sạch ở nước ta hiện nay?
3. Trình bày các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI, Nxb, CTQG, Hà Nội. 2013.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Hội nghị
Trung ương 7 khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính
trị từ Trung ương đến cơ sở.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2016.

5
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI. NXB.
Chính trị Quốc gia, tr.70.
22
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân 2014
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, năm 2015.
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Chuyên đề 2
PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được
1. Hiểu được khái niệm, bản chất, các thuộc tính, chức năng của pháp luật

23
2. Nhận thức được bản chất, cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và một số nội dung cơ bản về Hiến pháp, Luật Hành chính và pháp
luật về y tế
3. Nhận biết được sự khác nhau về bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa với
pháp luật của nhà nước tư sản
4. Có tinh thần, thái độ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong quá trình thực
hiện công việc và trong cuộc sống.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử phát triển của xã hội loài
người trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hình thái
kinh tế - xã hội nào cũng có pháp luật. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có nhà
nước và vì vậy chưa có pháp luật. Việc điều chỉnh các hành vi xử sự của con người
trong xã hội chủ yếu bằng các quy phạm xã hội gồm tập quán và các tín điều tôn
giáo.
Các quy phạm xã hội này có đặc điểm cơ bản là: thể hiện ý chí phù hợp với
lợi ích của toàn thị tộc, bộ lạc; chúng đều điều chỉnh cách sử xự của những con
người liên kết với nhau theo tinh thần hợp tác cộng đồng; chúng được thực hiện
một cách tự nguyện và theo thói quen của mỗi thành viên trong thị tộc, bộ lạc.
Các quy phạm xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy điều chỉnh được những
quan hệ xã hội bởi lẽ chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế- xã hội của
một xã hội chưa có tư hữu và giai cấp
Khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia giai cấp thì các quy tắc tập quán
thể hiện ý chí chung của mọi người không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện lịch
sử mới này, tầng lớp có của đã lợi dụng địa vị xã hội của mình tìm cách giữ lại
những tập quán có lợi, vận dụng và biến đổi nội dung các tập quán sao cho phù
hợp với ý chí của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ mục đích củng cố và bảo vệ trật
tự xã hội mà chúng mong muốn. Bằng sự thừa nhận của nhà nước, các tập quán
đã trở thành các quy tắc sử sự chung, đó là quy phạm pháp luật.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động
và người lao động ngày càng tăng đã xuất hiện nhiều mối quan hệ phát sinh
trong xã hội đòi hỏi nhà nước phải có những quy phạm mới để điều chỉnh. Vì
vậy, hoạt động xây dựng pháp luật đã được tiến hành vào thời kỳ sớm nhất sau
khi nhà nước ra đời. Hệ thống pháp luật được hình thành dần cùng với sự phát
24
triển của các nhà nước và hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan trung
ương. Như vậy, pháp luật ra đời cùng với nhà nước, không tách rời nhà nước và
đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là
nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.2. Bản chất
Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật đã lý giải một cách khoa
học về bản chất của pháp luật và những mối quan hệ của nó với các hiện tượng
khác trong xã hội có giai cấp.
Bản chất của pháp luật thể hiện ở chỗ nó luôn mang tính giai cấp chứ
không có pháp luật tự nhiên hay pháp luật không mang tính giai cấp. Biểu hiện
đầu tiên là thông qua con đường nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được đề
lên thành luật. Sau đó cũng thông qua tổ chức quyền lực đặc biệt này, pháp luật
được đảm bảo thực hiện đối với tất cả mọi đối tượng
Mặt khác, tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh
các quan hệ xã hội là nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự
nhất định, phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị nhằm bảo vệ, củng cố địa vị
của giai cấp thống trị.
Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội. Pháp luật do nhà
nước, đại diện chính thức cho toàn xã hội ban hành. Vì vậy, ở chừng mực nào đó
pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau
trong xã hội.
Thực tiễn chỉ ra rằng các quy phạm pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc
tự nhiên” trong xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức xã
hội có quan hệ với nhau rất đa dạng và được thể hiện trong các hành vi xử sự
khác nhau.
Xã hội, thông qua nhà nước, ghi nhận những cách xử sự “hợp lý”, “khách
quan”, nghĩa là những cách xử sự được số đông chấp nhận, phù hợp với lợi ích của
số đông trong xã hội. Cách xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành những quy
phạm pháp luật. Những quy phạm pháp luật này là thước đo hành vi con người, là
công cụ nhận thức và điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chúng vận động phát
triển phù hợp với các quy luật phát triển khách quan của đời sống xã hội.
1.3. Các thuộc tính của pháp luật

25
Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp
luật nhằm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Nhìn một cách
tổng quát, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:
Tính quy phạm phổ biến. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần
trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi bằng những quy định khác hoặc
thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Nội dung của pháp luật đựơc xác
định rõ ràng, chặt chẽ khái quát trong các điều, khoản của luật. Trong pháp luật
không sử dụng những từ “vân vân” và các dấu (...), “có thể” và một quy phạm
pháp luật không cho phép hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tính được bảo đảm bằng nhà nước. Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc
đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Pháp luật trở thành quy tắc xử sự có
tính bắt buộc chung nhờ vào sức mạnh quyền lực của nhà nước.
1.4. Chức năng
Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ
yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.
Pháp luật có ba chức năng chủ yếu:
Một là, chức năng điều chỉnh. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới
sự điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo
điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng phù hợp với ý chí
của giai cấp thống trị và với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã
hội.
Hai là, chức năng bảo vệ. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy
ra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế
được quy định trong pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
Ba là, chức năng giáo dục. Pháp luật tác động vào ý thức của con
người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong
các quy phạm pháp luật.
1.5. Các kiểu pháp luật
- Khái niệm
Kiểu pháp luật là thuật ngữ chỉ những nền pháp luật cùng có chung một
bản chất giai cấp, cùng thể hiện ý chí, phản ánh lợi ích cơ bản và là công cụ bảo
vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp cầm quyền.

26
- Các kiểu pháp luật trong lịch sử
Tương ứng với 4 kiểu nhà nước có bốn kiểu pháp luật:
+ Kiểu pháp luật chủ nô.
+ Kiểu pháp luật phong kiến.
+ Kiểu pháp luật tư sản.
+ Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội dẫn tới sự thay thế của các kiểu
pháp luật tương ứng. Vì vậy, kiểu pháp luật sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu
pháp luật trước đó.
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử
nhà nước và pháp luật, hình thành sau cách mạng vô sản và thiết lập nhà nước
chuyên chính vô sản
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản sau:
1) Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung;
2) Có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của
đảng cộng sản, là sự thể chế hoá đường lối lãnh đạo của đẳng cầm quyền;
3) Thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản
với tính cách những tỉnh hoa của văn minh loài `. người, như việc thiết lập các
nguyên tắc hiến định: §ãễ chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, mọi công dân
bình đẳng trước pháp luật, cơ quan lập pháp do dân cử, các quyền công dân và
quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ;
4) Không chia thành công pháp và tư pháp;
5) Có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật; pháp luật tập
quán được sử dụng trong một chừng mực hạn chế, còn án lệ tuy không được
thừa nhận như một hình thức pháp luật, nhưng vẫn được tôn trọng, phát huy với
tính cách là một kinh nghiệm thực tế có thể tham khảo.
II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Khái niệm và bản chất hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Khái niệm
Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) là hệ thống các quy tắc xử sự
thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của

27
Đảng do nhà nước XHCN ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng
thực hiện.
b. Bản chất
Cũng như mọi Nhà nước khác, bản chất, đặc điểm pháp luật của
Nhà nước ta phù hợp với bản chất, đặc điểm của Nhà nước, do bản chất, đặc
điểm và những nhiệm vụ của Nhà nước ta trong từng thời kỳ cách mạng quyết
định.
Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) xác định: “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức”.
Nhà nước đó đặt dưới sự lãnh đạo của “Đảng Cộng sản Việt Nam,
đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại bỉểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh” (Điều 4 Hiến pháp 1992).
Vì lẽ đó, pháp luật của Nhà nước ta về bản chất là pháp luật xã hội
chủ nghĩa, nó thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, đồng thời phản ánh, thể
hiện ý chí, lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động khác và của cả dân tộc. Có
sự thống nhất đó là do trong xã hội ta hiện nay có sự thống nhất về cơ bản, lâu
dài giữa lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức với
lợi ích của cả dân tộc. Đó là mục đích “bảo đảm không ngừng phát huy quyền
làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3 Hiến pháp 1992).
Nói pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của toàn thể nhân dân lao
động không có nghĩa là phủ nhận tính giai cấp của pháp luật của Nhà nước ta,
đối với đường lối, chính sách của Đảng của giai cấp công nhân. Vấn đề là ở chỗ,
khi pháp luật phản ánh, bảo vệ lợi ích của các giagi cấp, của dân tộc phải đứng
trên những quan điểm, thể hiện trong chủ trương,đường lối, chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một nguyên tắc hàng đầu của pháp luật nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, đương nhiên còn
tồn tại các lợi ích khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Pháp luật cũng
đương nhiên phải bảo vệ, phản ánh tất cả nhẽng lợi ích chính đáng đó, nhưng

28
phải phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế nhiều thành phầnm phù
hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp sâu sắc và tính nhân dân rộng
rãi là một đặc điểm đáng chú ý của pháp luật Nhà nước ta hiện nay.
2.2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật
Trong hệ thống pháp luật của một nhà nước, quy phạm pháp luật là
phần tử nhỏ nhất, tạo nên hệ thống pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật điều
chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, sự phong phú, đa dạng của các mối
quan hệ xã hội đã tạo nên sự khác nhau giữa các quy phạm pháp luật. Nhà nước
muốn hướng các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định, phù hợp với ý chí,
nguyện vọng và lợi ích giai cấp mình. Ngoài việc thừa nhận và sử dụng các quy
phạm xã hội (như quy phạm đạo đức, phong tục tập quán, tín ngưỡng…) để duy
trì trật tự xã hội, đòi hỏi nhà nước phải ban hành và sử dụng các quy phạm pháp
luật để điều chỉnh quan hệ xã hội.
Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và có phạm vi tác động
trên toàn lãnh thổ, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, mọi công
dân đều phải tuân thủ, không phân biệt vị trí địa lý, trình độ văn hóa, dân tộc, địa
vị xã hội… Do vậy, quy phạm pháp luật phải được trình bày một cách cụ thể, rõ
ràng, dễ hiểu.
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những
định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Thông thường một quy phạm pháp luật đòi hỏi phải quy định đầy đủ
những phần sau:
+ Ai (hoặc tổ chức nào)? Khi nào? Trong điều kiện hoàn cảnh nào?
+ Phải làm gì? Làm như thế nào?
+ Phải gánh chịu hậu quả như thế nào nếu không thực hiện đúng
mệnh lệnh của Nhà nước.
Dựa vào những đòi hỏi trên, chúng ta có thể chia quy phạm pháp
luật thành các bộ phận sau:

29
Giả định là phần mô tả những tình huống thực tế, những hoàn cảnh
cụ thể chịu sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Giả định thường nói
về thời gian, địa điểm, các chủ thể và các hoàn cảnh thực tế mà trong đó mệnh
lệnh của quy phạm được thực hiện.
Chẳng hạn, Điều 95 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: "Cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo
có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được
khen thưởng theo quy định của pháp luật". Phần giả định của quy phạm này là:
"Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá
nhân".
Những điều kiện, hoàn cảnh chủ thể được nêu ở phần giả định phải
rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và phải dự kiến tới mức tối đa những điều kiện hoàn
cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà pháp luật cần phải điều chỉnh. Có dự kiến
được như vậy thì mới tránh được các “khe hở, lỗ hổng” trong pháp luật
Quy định là phần trung tâm của quy phạm pháp luật nêu lên những
cách xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải thực hiện gắn với những hoàn
cảnh đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật. Nói cách khác, khi xảy ra
những hoàn cảnh, điều kiện đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật thì
nhà nước đưa ra những chỉ dẫn có tính chất mệnh lệnh (các cách xử sự) để các
chủ thể thực hiện.
Phần quy định của quy phạm pháp luật được coi là phần cốt lõi của
quy phạm, nó thể hiện ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con
người trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định.
Phần quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng
mệnh lệnh như: cấm, không được, phải, thì, được... mức độ chính xác, chặt chẽ,
rõ ràng của các mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu trong phần quy định của quy phạm
pháp luật là một trong những bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của
các chủ thể pháp luật.
Những mệnh lệnh (chỉ dẫn) của nhà nước được nêu trong phần quy
định của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có thể là:
+ Những cách xử sự (hành vi) mà chủ thể được phép hoặc không
được phép thực hiện;
+ Những lợi ích hoặc những quyền mà chủ thể được hưởng;

30
+ Những cách xử sự (hành vi) mà chủ thể buộc phải thực hiện, thậm
chí là phải thực hiện chúng như thế nào.
Ví dụ: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm" (Điều 33 Hiến pháp 2013). Phần quy định của
quy phạm này (được làm gì?) là: "có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm".
Trong một số trường hợp khác nhà nước còn nêu ra hai hoặc nhiều
cách xử sự thích hợp cho phép các chủ thể có thể tự lựa chọn. Ví dụ: Điều 12 Luật
Hôn nhân gia đình quy định: “Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của
một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn”. Trong trường hợp này các
bên có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại UBND nơi thường trú của bên nam hoặc
bên nữ.
Chế tài khi các chủ thể ở vào những điều kiện hoàn cảnh đã nêu ở
phần giả định, mà không thực hiện đúng các xử sự bắt buộc đã nêu ở phần quy
định thì phải gánh chịu những hậu quả nhất định theo quy định của pháp luật.
Hậu quả do nhà nước quy định mà chủ thể đó phải gánh chịu chính là bộ phận
chế tài.
Chế tài là bộ phận trong đó nêu lên những biện pháp tác động mà
nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện mệnh lệnh
của nhà nước đã nêu ở phần giả định.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 100 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: "Người
nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm". Phần
giả định nêu lên chủ thể chịu sự tác động của quy phạm này là: "Người nào đối
xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình
làm người đó tự sát". Phần chế tài được chỉ dẫn cho chủ thể có thẩm quyền áp
dụng pháp luật đối với chủ thể đã thực hiện hành vi nêu ở phần giả định của quy
phạm này là: "bị phạt tù hai năm đến bảy năm".
Chế tài là bộ phận quy định chung trong các quy phạm pháp luật,
song cũng cần phân biệt không phải bất cứ chủ thể nào khi vi phạm đều chịu
chung một loại chế tài. Tùy thuộc từng mối quan hệ xã hội mà các chủ thể tham
gia khác nhau, hình thức chế tài áp dụng cũng được phân thành từng loại khác
nhau
Thông thường chế tài các quy phạm pháp luật được chia thành 4
nhóm gồm:

31
- Chế tài hình sự: là hình phạt áp dụng với những người vi phạm
pháp luật Hình sự. Chế tài hình sự do toà án áp dụng như tử hình, tù có thời hạn,
cải tạo không giam giữ …
- Chế tài dân sự: là các biện pháp tác động đến tài sản hoặc nhân
thân của một bên đã gây ra thiệt hại cho một bên khác. Các hình thức cụ thể
như: bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản đã bị xâm phạm, huỷ bỏ một xử sự
không đúng.
- Chế tài hành chính: là biện pháp cưỡng chế áp dụng với những
người vi phạm pháp luật Hành chính thể hiện qua hình thức xử lý vi phạm hành
chính như: tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm hành chính, buộc tháo
dỡ khôi phục tình trạng ban đầu…
- Chế tài kỷ luật: là chế tài mà người đứng đầu của tổ chức áp dụng
với nhân viên khi có sự vi phạm nội quy của tổ chức. Các biện pháp như: khiển
trách, cảnh cáo, hạ mức lương, buộc thôi việc …
b. Hệ thống các ngành luật
- Ngành luật
Ngành luật là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan
hệ xã hội cùng tính chất.
Chế định pháp luật là một tập hợp hai hay một số quy phạm pháp
luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết
với nhau.
Ví dụ : Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật Dân sự do nhà nước
ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân dựa trên
nguyên tắc bình đẳng về pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện và trách
nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.
Luật Đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành
trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai.
Như vậy, các quy phạm pháp luật trong một ngành luật có chung
một đối tượng điều chỉnh là các nhóm quan hệ xã hội có cùng một tính chất. Tuy
nhiên có những mối quan hệ xã hội lại thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều
ngành luật khác nhau nên việc phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành

32
luật không chỉ dựa vào đối tượng điều chỉnh mà còn dựa vào cả phương pháp
điều chỉnh.
- Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Mỗi ngành luật đều có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.
Đây là căn cứ quan trọng để phân biệt các ngành luật khác nhau trong hệ thống
pháp luật.
Hệ thống các ngành luật là tổng hợp các ngành luật có quan hệ
thống nhất nội tại và phối hợp với nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong các lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay, hệ thống các ngành luật trong hệ thống pháp luật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều ngành luật như: Luật Nhà
nước, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Đất đai, Luật
Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Kinh tế, Bộ luật Lao động, Luật Tài chính,
Luật Hôn nhân gia đình…
Bên cạnh hệ thống pháp luật của quốc gia còn tồn tại hệ thống pháp
luật quốc tế. Những quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa
thuận giữa các quốc gia và thể hiện ý chí chung của quốc gia đó. Luật Quốc tế
bao gồm Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế
2.3. Một số nội dung cơ bản trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.3.1. Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước)
a. Khái niệm Luật Nhà nước
Đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, Hiến pháp là đạo luật
quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật. Bởi vì Hiến pháp quy định những vấn
đề cơ bản nhất, tác động trực tiếp đến sự phát triển hay tồn tại của một chế độ
chính trị, chế độ kinh tế…
Luật Nhà nước (còn gọi là Luật Hiến pháp), là ngành luật chủ đạo
trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Luật Nhà nước quy định những nguyên tắc về chế độ chính trị, chế độ kinh tế và
xã hội, địa vị pháp lý của công dân, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Nhà nước là những quan hệ xã hội
quan trọng nhất, những nhóm quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức quyền lực
nhà nước, đó là:

33
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị như quan hệ giữa
các cơ quan nhà nước với nhau, giữa nhà nước và các cơ quan nhà nước với nhân
dân, với các tổ chức xã hội, với các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức quốc
tế.
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế như: quan hệ về sở
hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ trong lĩnh vực phân phối sản phẩm xã
hội, quan hệ giữa nhà nước với các thành phần kinh tế.
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học
công nghệ.
- Những quan hệ chủ yếu giữa nhà nước với công dân trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội và những đảm bảo của nhà nước cho sự phát triển
toàn diện của mỗi công dân.
- Những quan hệ cơ bản trong quá trình hình thành hoạt động của
các cơ quan nhà nước.
b. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật Nhà nước điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất
trong một chế độ xã hội. Những quan hệ này mang tính chất quyết định đến bản
chất chế độ xã hội. Luật Nhà nước đóng vai trò là cơ sở chỉ đạo cho các ngành
luật khác hình thành và phát triển. Nó thể chế hóa các đường lối đối nội và đối
ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật Nhà nước là biểu hiện tập trung nhất
ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
Hiến pháp và các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng gắn liền với việc xác
định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, khoa học
công nghệ, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và hoạt động
của bộ máy Nhà nước, phản ánh đặc điểm cơ bản của xã hội và nhà nước Việt
Nam, gắn liền với việc tổ chức và thực hiện quyền lực của Nhà nước.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quan trọng nhất, có hiệu lực pháp lý
cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, các văn bản
pháp luật khác đều có hiệu lực pháp lý thấp hơn Hiến pháp và không được trái
với Hiến pháp (Điều 119 Hiến pháp 2013)
c. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013

34
Hiến pháp 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 9 tháng
12 năm 2013 và có hiệu lực từ 1/1/2014. Hiến pháp 2013 gồm 11 chương, 120
điều. Sau đây là một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013.
* Chế độ chính trị và chế độ kinh tế
- Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là hệ thống những nguyên tắc thực hiện quyền lực
nhà nước. Chế độ chính trị là chế định của luật Hiến pháp, là tổng thể các quy
định về những vấn đề có tính nguyên tắc chung làm nền tảng cho các chương
sau của Hiến pháp như: bản chất nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối
với hoạt động của nhà nước và xã hội, nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy
nhà nước.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, bản chất là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công
nhân, nông dân và tầng lớp trí thức (Điều 2 Hiến pháp 2013). Nhân dân sử dụng
quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ
quan quyền lực này do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nhiệm kỳ là 5 năm, các cơ
quan nhà nước khác đều bắt nguồn từ cơ quan quyền lực và chịu sự giám sát của
cơ quan quyền lực (Điều 6 và điều 7 Hiến pháp 2013).
Mục đích của nhà nước ta là đảm bảo và không ngừng phát huy
quyền làm chủ tập thể của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công
bằng, văn minh. Nhà nước thi hành chính sách đại đoàn kết các dân tộc Việt
Nam. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đôi
bên cùng có lợi (Điều 12 Hiến pháp 2013)
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước
Việt Nam không những mang tính quy luật khách quan, mà còn được nhân dân
Việt Nam thừa nhận và được quy định tại Điều 2 của Hiến pháp 2013.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân (Điều 9 Hiến pháp 2013)
- Chế độ kinh tế
Chế độ kinh tế là một hệ thống quan hệ kinh tế được xây dựng trên
cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, thể hiện tính chất và hình thức sở hữu đối với
tư liệu sản xuất, các nguyên tắc sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm xã
hội và tổ chức quản lý nền kinh tế.
35
Theo quy định tại Điều 51, 52 Hiếp pháp 2013, nền kinh tế của
nước ta nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; các
thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh
theo pháp luật…
Mục đích của chế độ kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải
phóng được mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần
kinh tế.
Hiến pháp quy định quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp
luật của công dân.
* Chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi
trường
- Chính sách xã hội. Chính sách xã hội được quy định tại các Điều 57,
58, 59 Hiến pháp 2013. Mục đích của chính sách xã hội là nhằm bảo vệ sức khỏe
của nhân dân, thực hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, chăm lo cho những
đối tượng nghèo trong xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em trong quan hệ gia
đình.
- Chính sách văn hóa. Nhà nước, xã hội bảo tồn và phát triển nền
văn hóa Việt Nam với phương châm: dân tộc, hiện đại, nhân văn, kế thừa và
phát huy giá trị của nền văn hiến Việt Nam, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy mọi tài năng sáng tạo
trong nhân dân.
Mục đích của chính sách văn hóa là nhằm bảo vệ những giá trị văn
hóa dân tộc, xây dựng con người Việt nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu
nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân (Điều 60 Hiến
pháp 2013).
- Chính sách giáo dục. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà
nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục mầm non; cho giáo dục ở các vùng
miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tạo những điều
kiện cho người khuyết tật, người nghèo được tham gia học văn hóa và học nghề
(Điều 61 Hiến pháp 2013).

36
- Chính sách khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu
tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học
và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ.
Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng
lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ. (Điều 62 Hiến pháp 2013).
- Chính sách bảo vệ môi trường. Nhà nước có chính sách bảo vệ
môi trường nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên
thiên nhiên; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường (Điều
63 Hiến pháp 2013).
* Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Quyền con người. Quyền con người trong Hiến pháp 2013 có
nhiều đổi mới so với những hiến pháp trước đó. Hiến pháp 2013 khẳng định
quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Việc thực hiện quyền
con người không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác (Điều 14,15,16 Hiến pháp 2013).
- Quyền và nghĩa vụ công dân. Mối quan hệ giữa nhà nước với
công dân được thể hiện qua những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân
trong Hiến pháp. Nguyên tắc cơ bản khi xác định quyền và nghĩa vụ của công
dân là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về hưởng quyền
và làm nghĩa vụ trước pháp luật, trước nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ
không tách rời (Điều 15,16 Hiến pháp 2013).
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến
pháp 2013 từ Điều 14 đến Điều 49. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là
cơ sở để xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa
vụ cụ thể của công dân, thể hiện trình độ, mức sống và nền văn minh của một
Nhà nước.
Các quyền cơ bản của công dân:
+ Quyền tự do thân thể: công dân được nhà nước bảo hộ về sức
khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm; việc bắt, giam giữ người phải do pháp
luật quy định; mọi người có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể, hiến xác theo
quy định của luật… (Điều 19, 20 Hiến pháp 2013).

37
+ Quyền tự do cá nhân: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí
mật về thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do đi lại và cư trú…(Điều 22, 23 Hiến
pháp 2013).
+ Quyền về dân chủ: công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí,
hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật, quyền tự do tôn giáo, tự
do tín ngưỡng; không lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật (Điều
24 đến Điều 26 Hiến pháp 2013).
+ Quyền chính trị: công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ
21 tuổi được ứng cử vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước (Điều 27 Hiến pháp
2013).
+ Quyền tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội: công dân được
tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa
phương, cả nước. Các cơ quan Nhà nước phải công khai, minh bạch trong việc tiếp
nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có
quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 28, 29 Hiến pháp 2013).
+ Quyền khiếu nại tố cáo Hiến pháp 2013 quy định công dân có
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Đây là một quyền dân chủ cơ bản đảm bảo cho công dân khả năng
bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, đồng thời phát hiện ra những vi phạm
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, giúp cho việc
chỉnh đốn, củng cố tổ chức và cải tiến hoạt động của các cơ quan này.
Để ngăn chặn sự vi phạm quyền cơ bản này của công dân, Hiến
pháp nêu rõ việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải
quyết trong thời hạn luật định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo
hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
(Điều 30, 31 Hiến pháp 2013).
+ Quyền kinh tế: công dân có quyền tự do kinh doanh những ngành
nghề mà pháp luật không cấm, quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, sở hữu tư liệu
sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác
(Điều 32,33 Hiến pháp 2013).
+ Quyền về xã hội: công dân có quyền việc làm và lựa chọn nghề
nghiệp, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền bình đẳng nam nữ; bảo vệ các

38
quyền của trẻ em; bảo vệ và chăm sóc người già; được nhà nước bảo hộ về hôn
nhân và gia đình…(Điều 34 đến Điều 38 Hiến pháp 2013).
+ Quyền về văn hóa: công dân có quyền học tập, quyền nghiên cứu
khoa học và công nghệ, quyền sáng tạo văn học nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích
từ hoạt động đó; có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ,
lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp (Điều 39 đến Điều 43 Hiến pháp 2013).
Nghĩa vụ công dân
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc: Hiến pháp 2013 quy định “Công dân
phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” (Điều 45) và
khẳng định “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công
dân” (Điều 46).
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không chỉ là tham gia quân đội và thực hiện
nghĩa vụ quân sự mà bao gồm cả bảo vệ quốc phòng và bảo vệ an ninh.
Bảo vệ quốc phòng là bảo vệ, giữ gìn bờ cõi, chống xâm lược; bảo
vệ an ninh là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng và Nhà nước, bảo vệ
sự nghiệp xây dựng đất nước và cuộc sống an toàn của nhân dân. Hai mặt trận
luôn gắn bó, quan hệ mật thiết với nhau nhằm mục tiêu bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được đặt ra là xuất phát từ
đường lối, nguyên tắc cũng như truyền thống của dân tộc ta, đó là:
+ Dựng nước phải đi đôi với giữ nước.
+ Xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải đi đôi với bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế, các thế lực phản động và thù địch luôn tìm mọi cách
chống phá nhằm xóa bỏ những thành quả cách mạng của nhân dân ta, lật đổ chủ
nghĩa xã hội đang được xây dựng ở nước ta. Nếu chúng ta lơ là cảnh giác, không
sẵn sàng đối phó thì sẽ lâm vào nguy cơ mới.
Với nội dung, tinh thần như trên, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận
quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
+ Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công
cộng (Điều 47 Hiến pháp 2013)
+ Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 48 Hiến pháp 2013)

39
2.3.2. Luật Hành chính
a. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh
Luật Hành chính là một ngành luật về quản lý nhà nước. Khái niệm về
quản lý nhà nước là khái niệm rộng, bao gồm hoạt động của tất cả các cơ quan
trong bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn
hoạt động điều hành - chấp hành chỉ nói đến hoạt động chủ yếu nhất trong quản
lý nhà nước là hoạt động hành pháp được thực hiện bởi các cơ quan hành chính
nhà nước.
Luật Hành chính bao gồm toàn bộ các quy phạm điều chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước
trao quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
Có thể khái quát quan hệ xã hội do Luật Hành chính điều chỉnh chia thành
3 nhóm chính sau đây:
- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội.
- Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước
xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ
chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức
được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước
trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Như vậy, Luật Hành chính điều chỉnh toàn bộ những quan hệ xã hội,
những hoạt động quản lý, được thực hiện bởi nhà nước hoặc nhân danh nhà
nước mà đối tượng là các hoạt động chấp hành, điều hành của hệ thống cơ quan
quản lý hành chính nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh mang tính đặc thù “không bình đẳng” của hoạt động
chấp hành - điều hành nên phương pháp điều chỉnh của ngành luật này là
phương pháp mệnh lệnh - đơn phương.
b. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
- Vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức xâm phạm các
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà chưa đến mức là tội phạm.

40
Vi phạm hành chính có các dấu hiệu sau:
+ Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính;
+ Vi phạm hành chính là hành vi ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội
phạm, xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
+ Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do người có năng
lực trách nhiệm hành chính thực hiện. Cụ thể: công dân từ đủ 14 tuổi trở lên,
phát triển bình thường về thể chất; các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ
chức kinh tế; các cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.
+ Được pháp luật hành chính quy định là phải xử phạt hành chính
Đặc điểm của vi phạm hành chính. Để phân biệt vi phạm hành chính với
tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, có thể nhận thấy vi phạm hành chính có
các đặc điểm sau:
+ Vi phạm hành chính thường xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý nhà
nước, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự.
+ Chủ thể vi phạm hành chính đa dạng, có thể là các cơ quan nhà nước,
các tổ chức và cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không
quốc tịch).
+ Vi phạm hành chính thường xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là một biện
pháp cưỡng chế hành chính do chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính theo trình tự, thủ tục xử phạt hành chính do pháp
luật Hành chính Việt Nam quy định.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
+ Do người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
+ Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính
+ Hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, công minh
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần,
người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi
vi phạm.

41
+ Xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm
của người vi phạm.
Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp: tình thế cấp
thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm khi đang mắc bệnh
tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình.
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt chính bao
gồm:
+ Cảnh cáo: được áp dụng đối với những vi phạm hành chính do các cá
nhân, tổ chức vi phạm lần đầu, có các tình tiết giảm nhẹ
+ Phạt tiền: là hình thức xử phạt phổ biến
+ Hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ khôi
phục tình trạng ban đầu...
2.3.3. Pháp luật y tế
Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật y tế không ngừng được ban hành,
bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng
như hoạt động của người dân.
Năm Tên Luật
1989 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
2005 Luật Dược
Luật PC nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
2006
người (HIV/AIDS)
2006 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác
2007 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm
2007 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
2008 Luật Bảo hiểm y tế
2009 Luật Khám bệnh chữa bệnh
2009 Luật Người cao tuổi
2010 Luật An toàn thực phẩm
2012 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá
2014 Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)

42
2016 Luật Dược (sửa đổi)
2016 Luật Trẻ em
2018 Luật Phòng, chống tác hại rượu bia (dự kiến)
2018 Luật Máu và tế bào gốc (dự kiến)
2018 Luật Dân số (dự kiến)
2019 -
2020 Luật Chuyển đổi giới tính (dự kiến)
(Nguồn: Bộ Y tế: Báo cáo Chung tổng quan ngành y tế năm 2016, 2018)
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh (chị) hãy nêu bản chất, chức năng của pháp luật nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
2. Anh (chị) hãy trình bày những nội dung cơ bản về Luật Hiến Pháp năm 2013
3. Anh (chị) hãy tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trương Quốc Chính: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm
Mácxít, Sách chuyên khảo, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần
thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
6. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014.
7. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
8. Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.
9. Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
10. Trần Ngọc Liêu: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Sách chuyên khảo, NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.
11. Đào Trí Úc: Giáo trình Nhà nước pháp quyền, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội,
2015.

43
12. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, NXB. Chính trị
Quốc gia, Sự thật, 2017.

Chuyên đề 3
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về y tế
2. Hiểu được vị trí, vai trò, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế trong
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3. Nắm được tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn về
năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bác sĩ hạng III
4. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực y
tế
5. Nỗ lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ và học tập để chuẩn hóa chức danh
nghề nghiệp

44
NỘI DUNG
I. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC
Luật Dược năm 2016 tại Điều 7 có quy định: Chính sách của Nhà nước
về dược với nội dung cụ thể như sau
1. Bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho nhu
cầu phòng bệnh, chữa bệnh của Nhân dân, phù hợp với cơ cấu bệnh tật và yêu
cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai,
thảm họa và thuốc hiếm.
2. Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; ưu tiên phát triển
hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.
3. Ưu đãi đầu tư sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc thiết yếu,
thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền, thuốc hiếm; ưu đãi nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công
nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới.
4. Đối với thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y
tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác
của cơ sở y tế công lập thực hiện như sau:
a) Không chào thầu thuốc nhập khẩu thuộc danh Mục do Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành trên cơ sở nhóm tiêu chí kỹ thuật khi thuốc sản xuất trong nước đáp
ứng yêu cầu về Điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.
Ưu tiên mua thuốc generic, sinh phẩm tương tự đầu tiên sản xuất trong
nước được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam; thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền được sản xuất từ nguồn dược liệu trong nước; thuốc có sử dụng dược
chất, tá dược, vỏ nang hoặc bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được sản xuất bởi
cơ sở trong nước đáp ứng Thực hành tốt sản xuất; dược liệu tươi; thuốc dược
liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất trên cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh;
b) Không chào thầu dược liệu nhập khẩu thuộc danh Mục do Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành khi dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu
cầu về Điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý.
Chính phủ quy định về giá hợp lý tại Điểm này;
c) Ưu tiên mua thuốc thuộc Danh Mục sản phẩm quốc gia.
5. Tạo Điều kiện thuận lợi về trình tự, thủ tục nộp đơn đăng ký lưu hành
thuốc generic sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc độc quyền có liên quan, sinh phẩm
45
tương tự đầu tiên; ưu tiên về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành, cấp phép nhập
khẩu thuốc hiếm, vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới tiền thẩm định.
6. Kết hợp đầu tư ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực khác
cho phát triển công nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc
cổ truyền, thuốc sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc độc quyền có liên quan; nuôi
trồng, sản xuất dược liệu; phát hiện, bảo tồn và ứng dụng khoa học, công nghệ
trong nghiên cứu, phát triển nguồn gen dược liệu quý, hiếm, đặc hữu.
7. Hỗ trợ, tạo Điều kiện phát hiện, thử lâm sàng, đăng ký bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ có liên quan, đăng ký lưu hành và kế thừa đối với thuốc cổ truyền,
thuốc dược liệu có đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp
tỉnh đã được nghiệm thu; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới; xuất khẩu
dược liệu nuôi trồng; di thực dược liệu; khai thác dược liệu thiên nhiên hợp lý;
nghiên cứu, khảo sát, Điều tra loài dược liệu phù hợp để nuôi trồng tại địa
phương; phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu; hiện đại hóa sản xuất dược
liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
8. Có chính sách bảo vệ bí mật trong bào chế, chế biến và dữ liệu thử
nghiệm lâm sàng thuốc cổ truyền; đãi ngộ hợp lý đối với người hiến tặng cho
Nhà nước bài thuốc cổ truyền quý; tạo Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề y,
dược cổ truyền cho người sở hữu bài thuốc gia truyền được Bộ Y tế công nhận.
9. Khuyến khích chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc; phát triển
mạng lưới lưu thông phân phối, chuỗi nhà thuốc, bảo quản và cung ứng thuốc
theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, bảo đảm cung ứng kịp thời,
đầy đủ thuốc có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân;
khuyến khích nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ.
Ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc, cơ sở bán lẻ
thuốc lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo,
vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
10. Huy động cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia cung
ứng thuốc và nuôi trồng dược liệu nhằm đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa
bệnh của Nhân dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng
có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
11. Có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dược; ưu tiên
trong hành nghề dược đối với người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo
hình thức thi theo quy định của Chính phủ.
II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC

46
2.1. Bản chất của quản lý nhà nước
a. Quản lý nhà nước:
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là
sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối
quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
(Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, trang 407)
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực
nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.uản lý nhà nước
được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ
máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước là hoạt động quản lý hành chính
nhà nước.
b. Quản lý hành chính nhà nước.
Trong quản lý nhà nước nói chung, hoạt động quản lý hành chính là
hoạt động có vị trí trung tâm, chủ yếu. Đây là hoạt động tổ chức và điều hành để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước trong quản lý xã
hội.
Có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước là: hoạt động thực thi
quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi hoạt động của con người
và các quá trình xã hội, do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ
trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm
vụ của nhà nước.
Định nghĩa trên có ba nội dung cơ bản:
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành
pháp: hành pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước: Lập pháp, hành
pháp và tư pháp.

47
Quản lý hành chính là sự tác động có tổ chức và có định hướng: Trong
quản lý hành chính nhà nước, chức năng tổ chức rất quan trọng,vì không có tổ
chức thì không thể quản lý được. Nhà nước phải tổ chức cả triệu người và mỗi
người đều có vị trí tích cực đối với xã hội, đóng góp phần của mình để tạo ra lợi
ích cho xã hội. Quản lý hành chính nhà nước có tính định hướng vì thông qua
tác động quản lý của mình các chủ thể quản lý hành chính nhà nước định hướng
hành vi con người và các quá trình xã hội theo những quỹ đạo, mục tiêu nhất
định.
- Quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật
và theo nguyên tắc pháp chế: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước nhưng phải trong
khuôn khổ của pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà
nước pháp quyền.
c. Các tính chất và đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà
nước
- Các tính chất cơ bản của quản lý hành chính nhà nước
+ Tính chính trị xã hội chủ nghĩa. Nền hành chính nhà nước là bộ
phận quan trọng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực
hiện quyền lực chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong xã
hội. Hoạt động hành chính nhà nước nhằm thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng để đạt được những mục tiêu chính trị của quốc gia.
+ Tính dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bản chất của nhà nước ta là nhà
nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do
đó nhân dân là chủ thể tối cao của đất nước. Tuy nhiên, Nhà nước xã hội chủ
nghĩa được nhân dân uỷ quyền, thay mặt nhân dân thực hiện quản lý các lĩnh
vực của đời sống xã hội một cách tập trung, thống nhất. Hoạt động hành chính
nhà nước phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, phải đảm bảo quyền làm
chủ thực sự của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
+ Tính khoa học và nghệ thuật. Trong quá trình phát triển của xã
hội, hoạt động quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật.
Quản lý là một khoa học vì nó có tính quy luật, có các nguyên lý và các mối
quan hệ tương hỗ với các môn khoa học khác. Quản lý là một nghệ thuật vì nó
gắn với tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ, kinh nghiệm... của người quản lý.
Quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện quan trọng và tập trung
nhất của toàn bộ hoạt động của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế và đời

48
sống xã hội. Chính vì vậy, người cán bộ, công chức phải có kiến thức về những
quy luật khách quan của hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói
riêng.
+ Tính chất bao quát ngành, lĩnh vực. Đối tượng của quản lý hành
chính nhà nước là tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... Quản lý hành chính nhà nước không chỉ là tổ
chức, điều chỉnh từng lĩnh vực mà còn phải liên kết, phối hợp các lĩnh vực thành
một thể thống nhất để đảm bảo xã hội phát triển đồng bộ, cân đối, có hiệu quả
đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, quản lý toàn bộ các
lĩnh vực của đời sống xã hội không có nghĩa là các cơ quan hành chính nhà nước
can thiệp vào mọi khía cạnh, mọi quan hệ xã hội mà chỉ điều chỉnh, tác động
vào các quan hệ xã hội đã được pháp luật xác định.
- Các đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước.
Khi nói đến đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước là nói đến
những nét đặc thù của quản lý hành chính nhà nước để phân biệt với các dạng
quản lý xã hội khác. Với cách tiếp cận như trên, quản lý hành chính nhà nước
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta có các đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ
chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Hoạt động quản lý hành
chính nhà nước luôn mang tính quyền lực nhà nước và được đảm bảo bằng sức
mạnh của nhà nước. Tính quyền lực là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt hoạt
động quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động quản lý mang tính xã hội
khác.
+ Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương
trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Trong quản lý, việc đề ra mục tiêu
được coi là chức năng đầu tiên và cơ bản. Mục tiêu quản lý là căn cứ để các chủ
thể quản lý đưa ra những tác động thích hợp với những hình thức và phương
pháp phù hợp. Để đạt mục tiêu mà Đảng đề ra, các cơ quan hành chính nhà nước
cần phải xây dựng chương trình kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn và tổ
chức thực hiện.
+ Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành
trên cơ sở pháp luật nhưng có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc
điều hành và xử lý các công việc cụ thể.
+ Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục và tương đối ổn
định trong tổ chức và hoạt động. Nền hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục vụ

49
nhân dân một cách thường xuyên cho nên quản lý hành chính nhà nước phải
đảm bảo tính liên tục để thoả mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của xã hội
và phải có tính ổn định cao để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất
kỳ tình huống chính trị - xã hội nào.
+ Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, là
một hệ thống thông suốt từ Trung uơng đến cơ sở, cấp dưới phục tùng cấp trên,
thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên (đặc điểm
này có điểm khác với hệ thống các cơ quan dân cử và hệ thống các cơ quan xét
xử).
+ Quản lý hành chính nhà nước dưới chế độ XHCN không có sự
cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý. Bởi vì,
thứ nhất, trong quản lý xã hội thì con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của
quản lý. Mặt khác, dưới chế độ CNXH, nhân dân là chủ thể quản lý đất nước.
+ Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính không vụ lợi.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước XHCN không chạy theo lợi nhuận mà
nhằm phục vụ lợi ích công, lợi ích nhân dân
+ Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo. Xuất
phát từ bản chất nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, tất cả các hoạt động của
nền hành chính nhà nước đều có mục tiêu phục vụ con người, tôn trọng quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm xuất phát điểm của hệ thống
pháp luật, thể chế, quy tắc và thủ tục hành chính.
2.2. Quản lý nhà nước về dược trong cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5,
khóa XII khẳng định: Nền kinh tế thị trường mà Việt Nam xây dựng không khác
lạ so với kinh tế thị trường ở các nước, mà là một bộ phận hữu cơ của nền kinh
tế thị trường thế giới, kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị
trường của nhân loại; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị
trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt
chẽ với các nền kinh tế trên thế giới, tuân thủ các nguyên tắc, quy ước, hiệp
định, điều lệ, chuẩn mực chung của thế giới để phát triển; thực hiện tự do hóa
trên phạm vi quốc tế trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư, tài chính,
dịch vụ, lao động, việc làm, tham gia vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn
cầu; thực hiện chuyển giao các thành tựu, phát minh, sáng chế khoa học công
nghệ hiện đại với các quốc gia…
50
Dưới sự tác động của cơ chế thị trường, đặt ra yêu cầu các ngành,
các lĩnh vực, các chủ thể kinh tế phải không ngừng vận động, đổi mới, nâng cao
chất lượng hoạt động, canh tranh và đứng vững trên thị trường, trong đó ngành
dược cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đối với vấn đề quản lý nhà nước về
dược trong điều kiện kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần thực
hiện tốt một số vấn đề sau:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dược bằng pháp luật, quy
hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị
trường. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược, đảm bảo
đồng bộ với hệ thống pháp luật quốc gia và phù hợp với những cam kết hội nhập
quốc tế. Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản không còn phù
hợp với tình hình thực tế để tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho doanh
nghiệp dược Việt Nam có lợi thế cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế.
- Cơ quan quản lý nhà nước về dược từ trung ương đến địa phương cần
được tăng cường cả về nguồn lực con người và cơ sở vật chất. Xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức quản lý dược các cấp có phẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân
dân và có tính chuyên nghiệp cao. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu mới về
công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành; trang bị máy móc, thiết bị, phần
mềm để tiến tới quản lý điện tử trong lĩnh vực dược. Đảm bảo mối liên hệ thông
suốt trực tiếp từ Cục Quản lý dược ở trung ương tới Sở Y tế các tỉnh/thành phố
trực thuộc trung ương và các tuyến y tế địa phương nhằm chỉ đạo chuyên môn
và phổ biến các văn bản quản lý được nhanh chóng, kịp thời. Khẩn trương xây
dựng lộ trình và hoàn thiện quy trình tiếp nhận hồ sơ, công văn giấy tờ thông
qua cổng thông tin điện tử, nhằm rút ngắn và loại bỏ các thủ tục hành chính thủ
công hiện nay.
- Cần nghiên cứu để tổ chức mô hình cơ quan quản lý nhà nước về dược các
cấp theo hướng quản lý tập trung, toàn diện thuốc và các sản phẩm ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người. Phải đảm bảo mỗi sản phẩm chỉ do một cơ quan
chuyên ngành quản lý để tránh chồng chéo, giảm bớt thủ tục phiền phức cho doanh
nghiệp, đồng thời tránh bỏ sót để tất cả mọi sản phẩm đều được quản lý trong hành
lang pháp lý rõ ràng nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi chính đáng của người tiêu
dùng.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về dược
Cơ quan quản lý nhà nước về dược được quy định tại Điều 4 Luật dược
2016 như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dược.
51
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về dược.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện quản lý nhà nước về dược và phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện
quản lý nhà nước về dược theo phân công của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về dược tại địa phương.
Bên cạnh đó, quyết định số 7868/QĐ-BYT ngày 28/12/2018 củ Bộ trưởng
Bộ Y tế có quy định vị trí, chức năng của Cục Quản lý Dược, cụ thể:
Điều 1. Vị trí, chức năng
- Cục Quản lý Dược là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức
năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện
pháp luật, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực
dược, bao gồm: thuốc hóa dược; thuốc dược liệu; vắc xin; sinh phẩm (trừ sinh
phẩm chẩn đoán invitro); nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả bán thành phẩm
dược liệu, trừ dược liệu); bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm
thuốc; mỹ phẩm trong phạm vi cả nước.
2.4. Nội dung quản lý nhà nước về dược
a) Ban hành cơ chế, chính sách:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ
thống cơ chế chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước về dược phẩm, an
toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm, đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư và
phát triển sản xuất trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm; chính sách
hỗ trợ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút cán bộ
quản lý chuyên ngành có trình độ đại học trở lên về công tác tại địa phương,
nhất là các vùng sâu, vùng xa.
b) Đầu tư, tài chính:
- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
phục vụ công tác quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm,
mỹ phẩm ở trung ương và địa phương. Xây dựng hệ thống tin học phục vụ công
tác quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm từ
trung ương đến cấp tỉnh, huyện.
c) Đào tạo nhân lực:           
52
- Khảo sát đánh giá thực trạng nhân lực trong lĩnh vực dược phẩm,
an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực quản lý
nhà nước để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí
và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả.
- Đào tạo kiến thức quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ
sinh  thực phẩm và mỹ phẩm cho cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến địa
phương.
- Lập kế hoạch đào tạo cán bộ có trình độ đại học về dược, thực
phẩm, mỹ phẩm cho các tỉnh miền núi; tăng cường đào tạo dược sĩ đại học và
dược sĩ trung cấp cho tuyến huyện; dược sĩ trung cấp và sơ cấp cho tuyến xã.
- Xây dựng chính sách ưu tiên đào tạo và khuyến khích cán bộ công
tác tại tuyến y tế cơ sở, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn tham gia các khóa
học chính quy hoặc ngắn hạn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược phẩm, an
toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
d) Bảo đảm chất lượng và an toàn trong lĩnh vực dược phẩm, thực
phẩm, mỹ phẩm:
- Ban hành và áp dụng các nguyên tắc Thực hành tốt (GPs) theo tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới trong các khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng, bảo
quản và lưu thông phân phối ở tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh dược phẩm,
thực phẩm, mỹ phẩm, để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, hiệu quả và an toàn
khi sử dụng.
- Ban hành tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất đối với thuốc đông
dược và tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái và chế biến dược liệu để
đảm bảo cung cấp nguồn dược liệu đạt tiêu chuẩn phục vụ sản xuất thuốc.
- Tiêu chuẩn hoá dược liệu và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu phù
hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế và khu vực.
đ. Hợp tác quốc tế:
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương và trên thế giới, các Liên đoàn dược phẩm quốc tế để thu thập
thông tin về thị trường và chia sẻ kinh nghiệm quản lý.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo chuyên sâu về công tác
quản lý và kinh tế kỹ thuật đối với các lĩnh vực dược phẩm, an toàn vệ sinh thực
phẩm, mỹ phẩm.
e. Tuyên truyền giáo dục:

53
- Tăng cường công tác truyền thông và giáo dục để nâng cao nhận
thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý và an toàn thuốc, thực phẩm, mỹ
phẩm.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về chất lượng thuốc sản xuất trong nước,
khắc phục tâm lý chuộng thuốc ngoại, biệt dược.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn vệ sinh trong sản
xuất, bảo quản lưu thông phân phối thực phẩm.
- Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ
quan truyền thông đại chúng trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lĩnh vực
dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.
g) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:
- Thực hiện nghiêm việc thanh tra, kiểm tra định kỳ về dược phẩm,
an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm. Rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định
về chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm.
- Đổi mới và tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra và các cơ quan
chức năng để đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm các đối tượng
trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. 
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ THUỐC
4.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá thuốc
Điều 106 Luật Dược 2016 có quy định nguyên tắc quản lý nhà nước về
giá thuốc như sau:
- Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh
tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người
tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
- Thực hiện các biện pháp bình ổn giá và sử dụng các biện pháp khác để
quản lý giá thuốc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời
kỳ.
4.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc của Bộ Y tế được quy định
tại Điều 109 Luật dược 2016. Theo đó, Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài

54
chính, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc có các nhiệm vụ sau đây:
1. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ban hành
theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giá thuốc;
2. Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý nhà nước về giá
thuốc;
3. Chủ trì tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giá
thuốc;
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các biện pháp bình ổn giá
thuốc theo quy định của pháp luật về giá;
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể việc kê khai giá thuốc
và nguyên tắc rà soát, công bố giá thuốc do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê
khai;
6. Tổ chức tiếp nhận và rà soát giá thuốc nhập khẩu do cơ sở nhập khẩu
hoặc cơ sở ủy quyền nhập khẩu kê khai, kê khai lại; giá thuốc sản xuất trong
nước do cơ sở sản xuất kê khai;
7. Hướng dẫn thực hiện việc niêm yết giá thuốc tại các cơ sở kinh doanh thuốc;
8. Công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế về các thông tin sau đây:
a) Giá bán buôn, bán lẻ thuốc đã kê khai;
b) Giá thuốc trúng thầu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ sở y tế cung cấp;
c) Thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về
giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội;
9. Kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật về giá thuốc.
V. THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DƯỢC
Trong những năm qua, Ngành Dược Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh
và hết sức cơ bản. Ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh,
chữa bệnh của nhân dân, thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần
dược phẩm. Từ những cơ sở sản xuất, cung ứng nhỏ bé, đến nay Ngành Dược đã
xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu,
lưu thông phân phối thuốc tới tận người bệnh. Những thay đổi trong hệ thống
cung ứng thuốc đã tạo điều kiện cho thầy thuốc và người bệnh được tiếp cận
nhanh chóng với những thành tựu của nhân loại, được sử dụng những loại thuốc

55
mới phát minh, những thuốc chuyên khoa đặc trị dùng để chẩn đoán và chữa trị
những bệnh nan y. Thị trường dược phẩm đã được vận hành trong nền kinh tế
thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, dựa trên nền tảng hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng được pháp quy hóa theo hướng tuân thủ và đồng bộ
với pháp luật quốc gia, hòa hợp khu vực và cam kết hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, Ngành Dược Việt Nam cũng đang đứng trước những thách
thức to lớn, đang phải đối diện với những hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan
lẫn khách quan. Trình độ sản xuất, phân phối dược phẩm mặc dù đã tuân thủ
những quy chuẩn quốc tế cơ bản nhưng do nguồn vốn và quy mô đầu tư chưa đủ
lớn đã làm cho nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam dường như dậm chân tại
chỗ, nếu không kịp thời khắc phục sẽ dần dần trở nên lạc hậu so với sự phát
triển không ngừng của các nước khác trên thế giới. Hệ thống và phương pháp
đào tạo chậm đổi mới tạo ra nguồn nhân lực dược thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng. Sự yếu kém về nghiên cứu và ứng dụng không chỉ làm mất đi lợi thế
nguồn dược liệu trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh mà còn làm cho
Ngành Dược Việt Nam mất dần nhân tố phát triển bền vững và lệ thuộc nhiều
hơn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Việc sử dụng thuốc chưa thực sự hợp lý,
đặc biệt là tình trạng dễ dãi, lạm dụng trong kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn
vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, vừa gây lãng phí cho xã hội, gây khó khăn
cho bộ phận nhân dân lao động có thu nhập thấp.
Ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn tới nằm trong bối cảnh toàn cầu
hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với
những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau. Quá
trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; sự
tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nền kinh tế ngày
càng mạnh mẽ và quyết liệt. Các hãng dược phẩm đa quốc gia, với lợi thế về
phát minh thuốc mới và công nghệ phân phối hiện đại ngày càng tác động và có
ảnh hưởng nhiều tới đội ngũ thầy thuốc và người tiêu dùng thuốc nước ta. Việc
sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung có những thay đổi đồng thời
gắn liền với những bước tiến mới trong khoa học, công nghệ sản xuất nguyên
liệu và bào chế dược phẩm.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định ban hành Chính
sách Quốc gia về dược giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, nhằm định hướng
cho Ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững, góp phần quan trọng
vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, mục tiêu
mà Chính phủ đã đề ra cho ngành dược là: Phấn đấu đến năm 2020, Ngành dược
Việt Nam phát triển với trình độ công nghệ tương đương với các nước tiên tiến
56
trong khu vực Đông- Nam Á; tầm nhìn đến năm 2030, Ngành Dược Việt Nam
phải đạt được những tiêu chuẩn của các nước phát triển trên thế giới trong lĩnh
vực dược. Đảm bảo luôn sẵn có, đầy đủ các loại thuốc phòng bệnh và chữa bệnh
đáp ứng kịp mô hình, cơ cấu bệnh tật tương ứng từng giai đoạn phát triển kinh tế-
xã hội với giá thuốc hợp lý; Thầy thuốc và nhân dân được hướng dẫn và thông tin
đầy đủ về thuốc nhằm đảm bảo kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả
trong các cơ sở điều trị và tại cộng đồng. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng kê
đơn thuốc, chấm dứt tình trạng lạm dụng trong việc kê đơn của thầy thuốc và thói
quen sính thuốc nhập ngoại của người dân gây lãng phí tiền của và ảnh hưởng đến
sức khỏe người bệnh.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN


1. Phân ngành kinh tế và phân ngành trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước ở Việt Nam qua các giai đoạn như thế nào?
2. Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ở Việt Nam?
3. Những vấn đề đặt ra trong quản lý ngành ở địa phương Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay? Liên hệ thực tế với ngành/lĩnh vực học viên công tác.
4. Các loại hình đơn vị hành chính - lãnh thổ? Những yếu tố ảnh hưởng tới việc
phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ?
5. Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh
thổ? Chi ví dụ minh họa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp
tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH về
phân loại đô thị.
3. Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với ĐVSNCL;
4. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự
chủ của ĐVSNCL;

57
5. Quyết định 695/2015/QĐ-TTg, ngày 21/5/2015 của Chính phủ ban hành kế hoạch
triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ
quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL.
6. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn
vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
7. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. - Luật tổ chức Chính phủ
năm 2015.
8. Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015.
9. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ.
10.Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
11.Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật: Phân cấp quản lý nhà nước ở Việt
Nam, thực trạng và triển vọng, NXB Công an nhân dân, 2011.
12.Tổng cục Thống kê: Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2010, NXB.
Thống kê, 2011.
13.Hoàng Vĩnh Giang: Giải pháp cho các tình huống quản lý hành chính cấp cơ
sở, NXB. Chính trị Quốc gia, 2014.
14.Đoàn Văn Nhuệ: Giáo trình Quản lý phát triển địa phương, NXB. Chính trị
Quốc gia, 2015.

Chuyên đề 4
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 12 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 6 tiết
Thảo luận, thực hành: 6 tiết
58
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1. Trình bày được khái niệm cải cách hành chính, vai trò và mục tiêu của cải
cách hành chính;
2. Trình bày được được các xu thế cải cách hành chính của các nước phát triển
và khả năng áp dụng ở Việt Nam;
3. Trình bày được những vấn đề cơ bản trong chương trình cải cách hành chính
ở Việt Nam đang thực hiện;
4. Trình bày được những đổi mới trong cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công;
5. Trình bày được vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế;
6. Trên cơ sở, trình bày được những vấn đề trên, học viên vận dụng vào quá
trình công tác, trong đó có việc chung tay gióp phần thực hiện các cải cách hành
chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị.
NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm
Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ
thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó
làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng
kiến, thay đổi,...
Cải cách hành chính, theo đó, được hiểu là những thay đổi có tính
hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước
hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của
mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy
hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhànước.
Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan
trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn
mang tính thực tiễn cao. Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều
hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính
nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn
phát triển. Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ
máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên

59
cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố
chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất
đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hoá, lịch sử,...
Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng
mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với
những nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà
nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến
trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
bao gồm các thay đổi có chủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi của tiến
trình đổi mới.
1.2. Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước
Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà
nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi
ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi quốc gia.
Cải cách hành chính nhà nước, xét cho cùng, không có mục đích tự thân mà nhằm
tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước trong
quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội, trước hết là quản lý, định hướng và
điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội và duy trì trật tự của xã hội theo mong muốn
của Nhà nước.
Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ở
nước ta gần 30 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh
tế -xã hội của đất nước. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp
đã từng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, duy trì được định hướng
phát triển xã hội chủ nghĩa. Những thành công kể trên có nhiều nguyên nhân,
trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là trong toàn bộ tiến trình đổi mới
đất nước từ năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến cải
cách nền hành chính nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành một
trong những đòi hỏi khách quan của sự phát triển và đổi mới. Khẳng định tầm
quan trọng của cải cách hành chính nhà nước với tư cách là một bộ phận không
tách rời và quyết định thành công của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác
định: cải cách hành chính là nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải
cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

60
II. XU HƯỚNG CẢI CÁCH HƯỚNG HÀNH CHÍNH HÀNH CHÍNH
TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Xu hướng cải cách hành chính ở các nước phát triển
Ngày nay, cải cách hành chính nhà nước là một lĩnh vực được hầu
hết các nước trên thế giới quan tâm. Nhiều quốc gia coi cải cách hành chính là
một yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng
thời thông qua cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của Nhà nước; tăng khả năng phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, những nội
dung cải cách hành chính được đề cập tới không giống nhau ở các quốc gia do
có sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như
truyền thống, phong tục, tập quán,... Tùy từng điều kiện phát triển của mỗi quốc
gia, mà việc cải cách hành chính tập trung vào những khâu, những bộ phận nhất
định.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy một trong những xu hướng chung của
cải cách hành chính trên thế giới hiện nay là hướng tới làm thế nào xây dựng
một chính phủ gọn nhẹ hơn để có thể vận động một cách nhanh nhạy hơn và
hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nhà nước trong bối cảnh toàn
cầuhoá. Xu hướng này ở các nước phát triển thường được thể hiện qua các thuật
ngữ “Tái tạo lại chính phủ“(Mỹ), “Mô hình quản lý mới“ (CHLB Đức), “Hành
chính công định hướng hiệu quả” (Thụy Sĩ),... Cuộc cải cách này không chỉ
mang ý nghĩa của một cuộc thay đổi nội bộ mà còn phản ánh một xu hướng mới
trong hoạt động của nhà nước: nền hành chính không chỉ làm chức năng “cai
trị” mà chuyển dần sang chức năng “phục vụ”, cung cấp các dịch vụ công cho
xã hội.
Mục tiêu tổng quát trong cải cách hành chính của tất cả các nước
trên thế giới là hướng tới việc xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn,
hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn, hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cầu và
lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và cả xã hội. Xu hướng chủ đạo của các cuộc
cải cách này là chuyển đổi nền hành chính công truyền thống, được xây dựng
trên nền tảng những nguyên tắc tổ chức cơ bản của mô hình “bộ máy thư lại”
của Max Weber sang xây dựng mô hình “quản lý công mới”. Đây là xu hướng
mới xuất hiện vào cuối những năm 70- đầu những năm 80 của thế kỷ XX ở các
nước phát triển. Nội dung của xu hướng cải cách này là đưa tinh thần doanh
nghiệp và các yếu tố của thị trường vào hoạt động của nhà nước, vận dụng các
nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào tổ chức và hoạt động của

61
bộ máy nhà nước, đặc biệt vào quản lý cơ quan hành chính nhằm nâng cao tính
kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động hành chính.
Có thể nhận thấy những giải pháp chủ yếu ở các nước phát triển khi
tiến hành các hoạt động cải cách hành chính như sau:
- Tăng cường tư nhân hoá: Quá trình tư nhân hóa là giải pháp mạnh
mẽ nhất được áp dụng trong cải cách hành chính ở các nước phát triển. Các nhà
nước theo đuổi mô hình Quản lý công mới luôn tìm cách giảm bớt số lượng và
quy mô của các dịch vụ vốn trước đây do nhà nước tự mình cung cấp và chuyển
giao lại cho khu vực tư nhân đảm nhiệm. Quá trình tái cơ cấu khu vực công
bằng cách chuyển giao cho tư nhân và huy động các nguồn lực của tư nhân tham
gia cùng với nhà nước cung cấp dịch vụ công làm giảm gánh nặng chi ngân sách
của nhà nước, giảm nợ công, đồng thời giúp bộ máy nhà nước tái cơ cấu để trở
nên gọn nhẹ hơn, vận động nhanh nhạy hơn, đáp ứng các đòi hỏi của quá trình
toàn cầu hóa. Nhưng việc đẩy mạnh tư nhân hoá không đồng nghĩa với việc
giảm trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ cho công dân và xã
hội. Thay cho việc trực tiếp đứng ra cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công thiết
yếu (chèo thuyền), Nhà nước chỉ cần đứng ra điều tiết, đảm bảo sự có mặt của
các hàng hoá và dịch vụ công đó, việc trực tiếp cung ứng được giao cho các chủ
thể khác (lái thuyền).
- Hướng tới kiểm soát kết quả: Với mục đích tăng cường hiệu quả
của hoạt động hành chính nhà nước, thay cho việc kiểm soát nghiêm ngặt các
yếu tố đầu vào và quy trình, thủ tục như trong mô hình truyền thống, trong mô
hình Quản lý công mới người ta hướng tới việc kiểm soát đầu ra, đánh giá các
hoạt động theo kết quả thu được. Điều này giúp cho các cơ quan hành chính nhà
nước và cán bộ, công chức có thể phát huy tính sáng tạo trong quá trình thực thi
công vụ, cải tiến quy trình, thủ tục cho phù hợ với đặc điểm của mỗi công việc
và theo hoàn cảnh cụ thể để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất.
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương: Về
nguyên tắc, đó là quá trình hợp lý hoá mức độ phân cấp giữa chính quyền trung
ương và chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương với
nhau. Xu hướng chung trong lĩnh vực cải cách này là đẩy mạnh quá trình phân
quyền cho địa phương để tăng tính chủ động, sáng tạo cho địa phương. Nhiều
nước đã áp dụng nguyên tắc “tự quản địa phương” cho phép các địa phương tự
quyết định các vấn đề liên quan tới công việc của địa phương mình và chỉ khi
nào cấp dưới không thể hoàn thành được nhiệm vụ thì cấp trên mới tiến hành
can thiệp.

62
- Phi quy chế hoá: Trong quá trình chuyển từ việc giám sát đầu vào
và sự tuân thủ quy trình sang việc giám sát đầu ra, đánh giá hoạt động thông qua
kết quả hoạt động, tính chủ động của cơ quan nhà nước và người công chức
được nâng lên. Xu hướng này dẫn tới việc cần phải loại bỏ đi các quy định vốn
cứng nhắc, phức tạp trong các quy trình xử lý công việc, tạo thêm không gian
cho người công chức thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của mình.
- Cấu trúc tổ chức của bộ máy hành chính: cũng được đổi mới theo
hướng “phẳng” hơn, thay cho bộ máy quan liêu đồ sộ, hình tháp trước đây. Một
trong những giải pháp để thực hiện hướng đi này là việc hình thành các nhóm
chuyên gia kiểu dự án để giải quyết các vấn đề và tăng cường thông tin theo
chiều ngang.
- Cải cách chế độ công vụ, công chức: Trong lĩnh vực nhân sự, các
cơ quan nhà nước đưa các yếu tố của mô hình “quản lý nguồn nhân lực” từ lâu
đã là một động lực quan trọng trong khu vực tư nhân vào khu vực nhà nước thay
thế cho mô hình „quản trị nhân sự truyền thống“. Quá trình thay đổi này khiến
cho đội ngũ công chức hoạt động tích cực hơn và mang lại hiệu quả hoạt động
cao hơn. Đồng thời, việc giao lưu nhân sự giữa khu vực công và khu vực tư trở
nên dễ dàng hơn và nhờ đó những ý tưởng quản lý theo kiểu doanh nghiệp được
vận dụng vào khu vực nhà nước cũng ngày càng nhiều hơn.
- Cải cách tài chính công: Ở nhiều nước theo mô hình quản lý mới,
thay cho việc cấp phát ngân sách hàng năm trên căn cứ vào biên chế, người ta đã
tiến hành cấp phát ngân sách theo chương trình, dự án cụ thể (trừ những chi tiêu
tất yếu và ổn định) nhằm tăng cường hiệu quả, tiết kiệm tiền thuế do nhân dân
đóng góp. Việc cấp phát ngân sách được kiểm tra rất chặt chẽ, đảm bảo những
quy tắc tài chính và coi trọng tính hiệu quả.
- Hiện đại hoá nền hành chính: Việc ứng dụng các thành tựu khoa
học công nghệ hiện đại vào các hoạt động hành chính góp phần quan trọng làm
giảm số lượng nhân sự và nâng cao năng suất lao động trong các cơ quan nhà
nước. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học - công nghệ còn làm thay đổi cách thức
làm việc, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chuyên nghiệp.
2.2. Vận dụng các kinh nghiệm cải cách hành chính nhà nước của các nước
phát triển vào cải cách hành chính ở Việt Nam
Cải cách hành chính nhà nước liên quan tới nhiều yếu tố mang tính
nội tại của từng quốc gia trong mỗi giai đoạn, do đó không có một nền hành
chính khuôn mẫu cho tất cả các nước. Cải cách hành chính nhà nước phải bắt
nguồn từ thực tiễn của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ
63
phát triển kinh tế- xã hội và cả những yếu tố khác như truyền thống, văn hoá,
lịch sử,…của quốc gia đó. Tuy nhiên, những kinh nghiệm của các nước khác
đều là những bài học quan trọng, có thể tham khảo và vận dụng một cách thích
hợp.
Mô hình “quản lý công mới” xuất hiện trong môi trường các nước
phát triển phản ánh một cách rõ nét những gì cần phải làm ở các nước này. Tuy
nhiên, việc ứng dụng mô hình này vào các nước đang phát triển nói chung và
Việt Nam nói riêng vẫn còn là vấn đề phải tranh luận không chỉ trong giới học
thuật, mà cả giữa các nhà nghiên cứu hành chính thực tiễn.
Các nước phát triển với truyền thống hành chính lâu đời, với hệ
thống luật pháp đã tương đối ổn định và đầy đủ, trình độ phát triển kinh tế-xã
hội và tương ứng với nó là ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của đại bộ phận dân
cư cũng như đội ngũ cán bộ, công chức đã đạt tới mức độ tương đối cao khiến
cho các giải pháp cải cách hành chính nhà nước được áp dụng sẽ khác với ở các
nước đang phát triển.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, cải cách hành chính là một
quá trình thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện các bộ phận của nền hành chính
để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hành chính công trong
quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân, góp phần thực hiện thành công công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã xác định:
Cải cách hành chính phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt
Nam, có tham khảo kinh nghiệm của các nước. Việc nghiên cứu, vận dụng
những bài học kinh nghiệm từ các cuộc cải cách ở các nước sẽ góp phần quan
trọng tạo nên thành công của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
III. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.1. Chương trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu của cải cách hành chính ở Việt Nam
Ngay từ những năm đầu của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác
định cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước là nhằm xây dựng một nhà
nước Xã hội chủ nghĩa vững mạnh phục vụ cho công cuộc đổi mới. Với định
hướng đó, cải cách hành chính nhà nước là để tăng cường chất lượng hoạt động
của bộ máy hành chính nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện đổi mới.
Tiếp tục thực hiện các mục tiêu chung đặt ra đối với công cuộc cải
cách nền hành chính nhà nước, trong giai đoạn 2011-2020, ba nhiệm vụ trọng
tâmcủa cải cách hành chính được Chính phủ xác định là cải cách thể chế hành
64
chính nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và nâng cao
chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Những mục tiêu cụ thể được xác định trong giai đoạn 2011-2020
bao gồm:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triểnđất nước.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi,
minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
- Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung
ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả,
tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và
của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Bảo đảm thực hiện trên thực tếquyền dân chủ của nhân dân, bảo
vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của
đất nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất,
năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụnhân dân và sự phát triển của đất
nước.
Đánh giá thực tiễn cải cách hành chính nhà nước những năm qua,
trong giai đoạn 2011-2020 Chính phủ xác định những nội dung cơ bản của cải
cách hành chính sẽ tập trung vào 6 nội dung chủ yếu là:
3.1.2. Nội dung chương trình cải cách hành chính ở Việt Nam
a. Cải cách thể chế hành chính nhà nước
Cải cách thể chế hành chính nhà nước nhằm tạo ra hệ thống hành
lang pháp lý cho hoạt động hành chính nhà nước đầy đủ, chính xác, rõ ràng.
Những nhiệm vụ chủ yếu của cải cách thể chế hành chính nhà nước bao gồm:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước
hết là quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông
tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm
tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy
phạm pháp luật;
65
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính
sách, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm sự công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế
- xã hội;
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại
khách quan, lâu dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở
hữu tập thể, sở hữu tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
sở hữu khác nhau trong nền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở
hữu đất đai, phân định rõ quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm
quyền của người sử dụng đất;
- Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm
là xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn
của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức
năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ
chức và kinh doanh vốn nhà nước;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo
hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh;
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;
- Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa
Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan
trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước.
b. Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các
cơ quan nhà nước với nhau và cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức trong
xã hội theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và công khai, minh bạch. Những nhiệm vụ
cụ thể đặt ra trong cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011-2020 bao gồm:

66
- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các
lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân,
doanh nghiệp;
- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà
nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo
quy định của pháp luật;
- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình
thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân,
tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà
nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây
dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà
nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các
tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực
quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành;
công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc
thực hiện;
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các
quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính
và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà
nước các cấp.
c. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hướng tới
xây dựng một bộ máy hành chính đơn giản, gọn nhẹ, vận hành thông suốt từ
trung ương tới cơ sở với chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính nhà
nước và các cấp hành chính không chồng chéo, trùng lắp. Những nhiệm vụ cụ
thể đặt ra trong lĩnh vực này bao gồm:
- Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành
chính nhà nước ở trung ương và địa để trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc
phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ,

67
quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước
không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức
phi chính phủ đảm nhận;
- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của
chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân
định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây
dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp.
- Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài
nguyên, khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng
cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần
trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành;
- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà
nước; thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ
chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào
năm 2020;
- Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng
bước được nâng cao, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm sự hài
lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sựnghiệp công cung cấp trong các
lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020.
d. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là yếu tố cơ
bản, quyết định tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước nói riêng và cả bộ máy hành chính nhà nước nói riêng. Do đó, đây là
một trong những nội dung được chú trọng nhất trong tiến trình cải cách hành
chính ở nước ta. Những nhiệm vụ chủ yếu đặt ra trong giai đoạn 2011-2020
trong lĩnh vực này bao gồm:
- Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức có
số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân
dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước;
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm
chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao,

68
tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp,
có hiệu quả;
- Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn
nghiệp vụ của cán bộ,công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo,quản
lý;
- Xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí
việc làm;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân
công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên
chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh;
thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ
trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa
phương) trở xuống;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức,
viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại
bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy
tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ,quyền hạn của cán bộ, công chức, viên
chức tương ứng với trách nhiệm và có chếtài nghiêm đối với hành vi vi phạm
pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức,
viên chức;
- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức:
Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công
chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý;
bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi
dưỡng hàng năm;
- Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương,
chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công;đến năm 2020, tiền lương của
cán bộ,công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của
cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức
công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
e. Cải cách tài chính công
Cải cách tài chính công trong tổng thể cải cách hành chính có ý
nghĩa quan trọng. Thực tiễn cho thấy các giải pháp ở các lĩnh vực khác chi có
69
thể được thực hiện tốt nếu gắn liền với một cơ chế tài chính minh bạch và hiệu
quả.
Những nhiệm vụ chính đặt ra đối với cải cách tài chính công giai
đoạn 2011- 2020 bao gồm:
- Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các
chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực,
bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người,
nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi
ngân sách;
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp
nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc
vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong
giới hạn an toàn;
- Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây
dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và
hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học,
công nghệ sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp
khoa học, công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây
dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài
khoa học và công nghệ;
- Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà
nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng
cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm
soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành
chính nhà nước;
- Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động
toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia
đình, thể dục, thể thao, đồng thời đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài
chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; từng bước thực hiện chính sách
điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài
chính của các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ,công
khai, minh bạch.
Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; nâng cao chất
lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, từng bước tiếp cận với tiêu

70
chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo
hiểm y tế, khám, chữa bệnh; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
f. Hiện đại hóa hành chính
Hiện đại hóa hành chính là xu hướng không thể phủ nhận trong bối
cảnh cách mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Việc ứng dụng
các thành tựu khoa học-công nghệ vào hoạt động hành chính nhà nước không chỉ
làm tăng năng suất lao động mà còn góp phần quan trọng làm thay đổi phương
thức làm việc của cán bộ, công chức, hướng tới một môi trường hành chính hiện
đại. Những nhiệm vụ chủ yếu của hiện đại hóa hành chính trong giai đoạn tới thể
hiện trên các mặt:
- Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử
hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin -truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm
2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính
nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức
thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu
điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch
của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử,
mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết
các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành
chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người
dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;
- Ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông trong quy trình xử lý
công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính
nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt
động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;
- Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông
tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Xây dựng và sử dụng thống
nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ
chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính;
- Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ
quan hành chính nhà nước;
- Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại,
tập
trung ở những nơi có điều kiện.

71
3.2. Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập
Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII đã ra Nghị quyết Số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập. Bao gồm những nội dung chính sau:
a. Quan điểm chỉ đạo
- Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của
tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị.
- Nhà nước chăm lo, bảo đảm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ
bản, thiết yếu, nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công
cho mọi tầng lớp nhân dân trên cơ sở giữ vững, phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ
đạo, vị trí then chốt, bản chất tốt đẹp, ưu việt, hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, nhất là trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn
mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt; huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ sự nghiệp
công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện công
khai, minh bạch, không thương mại hoá. Bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa
các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra
trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với đổi mới hệ thống
chính trị và cải cách hành chính, đồng thời có lộ trình và bước đi phù hợp, có
trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn
để kịp thời bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền
tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phát huy vai trò giám sát của
người dân trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
b. Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát
72
Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự
nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản
trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị
trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết
yếu có chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng
manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả
chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách
nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong
đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu
hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.
* Mục tiêu đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp
công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với
năm 2021. Chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn
vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị bảo đảm tự chủ tài chính).
- Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
- 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện
hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước
cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
Tầm nhìn đến năm 2030
- Tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị
sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các
đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
- Giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước
so với năm 2025.
- Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn
vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.
c. Nhiệm vụ và giải pháp
1- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa,
yêu cầu, nội dung đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ
thống các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận ở
các ngành, các cấp, các đơn vị sự nghiệp và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ

73
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội
hoá dịch vụ sự nghiệp công.
2- Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu chí phân loại, điều
kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo
từng ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở đó, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công
lập của từng ngành, lĩnh vực theo nguyên tắc:
(1) Pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức
bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập;
(2) Trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự nghiệp công
lập, thì đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp phải
thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu);
(3) Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự
nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn
trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ;
(4) Cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
không hiệu quả;
(5) Đẩy mạnh xã hội hoá, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự
nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.
Việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập (đối với
lĩnh vực y tế)
- Tổ chức các cơ sở y tế theo hướng toàn diện, liên tục và lồng ghép
theo 3 cấp: Chăm sóc ban đầu, chăm sóc cấp 2, chăm sóc cấp 3. Sắp xếp lại các
đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn thành đơn vị kiểm
soát dược phẩm, thực phẩm và thiết bị y tế.
- Xây dựng một số bệnh viện hiện đại ngang tầm khu vực và quốc
tế. Sớm hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh
và Trung ương thành trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cùng cấp
trên cơ sở sáp nhập các tổ chức, đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ và hoạt
động lồng ghép.
- Thực hiện thống nhất mô hình mỗi cấp huyện chỉ có một trung
tâm y tế đa chức năng (trừ các huyện có bệnh viện đạt hạng II trở lên), bao gồm
y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch

74
vụ y tế khác; trung tâm trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa
khu vực (nếu có). Rà soát, sắp xếp hợp lý các phòng khám đa khoa khu vực. Nơi
đã có cơ sở y tế trên địa bàn cấp xã thì có thể không thành lập trạm y tế xã.
- Điều chỉnh, sắp xếp lại các bệnh viện bảo đảm mọi người dân đều
có thể tiếp cận thuận lợi về mặt địa lý. Chuyển dần các bệnh viện thuộc Bộ Y tế
và các bộ, cơ quan nhà nước ở Trung ương về địa phương quản lý (trừ các bệnh
viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu
ngành, bệnh viện của các trường đại học).
3- Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đổi mới cơ chế xác định và giao biên chế theo hướng quản lý,
giám sát chặt chẽ biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà
nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên; đẩy mạnh thí điểm việc
thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công
lập. Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp
tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Không thực hiện chế độ công chức
trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và
phục vụ quản lý nhà nước). Thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại viên
chức hằng năm theo quy định hiện hành để đưa ra khỏi đội ngũ những người 2
năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
- Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá
số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định; có kế hoạch và giải
pháp để giải quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên
chế được giao (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính). Các cơ quan, đơn vị chưa sử
dụng hết số biên chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp.
- Tổ chức phân loại viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp, bố trí
lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỉ lệ ít nhất
65%. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, bố trí,
sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ này.
- Quy định và thực hiện nghiêm về số lượng lãnh đạo cấp phó.
Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, số lượng cấp phó của các đơn vị sự nghiệp
công lập do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó
nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung; đồng thời phải có
giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm
kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn
thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm.
75
- Đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên
chức (bao gồm cả cán bộ quản lý). Có chính sách thu hút nhân tài, thu hút đội
ngũ viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc trong đơn vị sự
nghiệp công lập. Thực hiện đào tạo lại, hỗ trợ thích hợp đối với viên chức và
người lao động dôi dư do sáp nhập, giải thể hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp
ngoài công lập.
4- Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị
trường, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo điều kiện đẩy
mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã
hội hoá trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công: (1) Xác định các dịch
vụ sự nghiệp công do ngân sách nhà nước phải bảo đảm, nhất là đối với vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn; các dịch vụ công khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước,
xác định giá theo cơ chế thị trường, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức
thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích luỹ để thu hút nhà đầu tư thuộc các
thành phần kinh tế ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; (2)
Có chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai, thuế, phí, tín dụng,… tạo điều
kiện hỗ trợ cho các đơn vị ngoài công lập, nhà đầu tư tham gia đầu tư, nâng cao
chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; (3) Có chính sách đối xử bình đẳng giữa các
đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập trong việc cung cấp dịch vụ công;
các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công của Nhà nước.
- Đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô
hình tự chủ hoàn toàn cả về chi đầu tư, chi thường xuyên, thực hiện quản lý, kế
toán theo mô hình doanh nghiệp. Các đơn vị được Nhà nước giao vốn, tài sản để
thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đủ chi phí đầu vào
(kể cả khấu hao) để xác định giá dịch vụ. Các đơn vị đã bảo đảm chi đầu tư và
chi thường xuyên được quyền quyết định số lượng người làm việc, tiền lương
theo kết quả hoạt động, được Nhà nước hỗ trợ về thuế, phí để tăng cường năng
lực tài chính và khả năng tự cân đối.
- Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang
công ty cổ phần. Không tách, điều chuyển các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề
nghiệp và khám, chữa bệnh trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi các
tập đoàn, tổng công ty này thực hiện cổ phần hoá.

76
- Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hoá, trước hết là
các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở y tế, tổ chức khoa
học và công nghệ ở các địa bàn có khả năng xã hội hoá cao. Có chính sách thí
điểm đổi mới theo lộ trình, đẩy mạnh xã hội hoá các cơ sở giáo dục mầm non và
phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hoá cao để mở rộng quy mô, nâng
cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là đối với các thành
phố, đô thị lớn có dân số tăng nhanh do nhập cư.
- Thực hiện chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh
nghiệp, kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính đối
với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có
khả năng xã hội hoá cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh
phí hoạt động có thời hạn.
- Khuyến khích thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nhất
là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, khoa học và
công nghệ.
- Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh
nghiệp đa sở hữu trong các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thực hiện hoạt
động ứng dụng, triển khai, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và cung ứng
dịch vụ sự nghiệp công.
Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh
nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp để đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao
động. Xây dựng chính sách để doanh nghiệp được tham gia giáo dục nghề
nghiệp theo hình thức đặt hàng của Nhà nước và của doanh nghiệp khác; được
tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào
tạo, đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đánh giá kết quả học tập của học
sinh, sinh viên.
- Có chính sách thuận lợi để tổ chức khoa học và công nghệ công
lập được quyền sở hữu và có cơ chế phân chia lợi ích hợp lý đối với kết quả
nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước, tạo điều kiện và thúc đẩy quá
trình thương mại hoá ứng dụng kết quả nghiên cứu.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế kết hợp công - tư về nhân lực và thương
hiệu trong lĩnh vực y tế; xây dựng cơ chế hợp tác đầu tư giữa bệnh viện công và
bệnh viện tư, giữa các bệnh viện công. Minh bạch hoá các hoạt động liên doanh,

77
liên kết, hợp tác công - tư, nhất là ở các đơn vị thuộc lĩnh vực do Nhà nước cấp
phép hoạt động; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước.
5- Nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập
- Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị,
bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng
các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị
theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu
chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế.
- Nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị.
Ban hành quy chế quản lý tài chính, tài sản công, xác định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn
thiện chế độ kế toán, thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát, bảo đảm công khai,
minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp. Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng,
hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; bí thư đảng
uỷ kiêm chủ tịch hội đồng trường.
- Thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các đơn vị sự nghiệp
công lập, nhất là đối với trường đại học, bệnh viện.
6- Hoàn thiện cơ chế tài chính
- Hoàn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính,
tăng cường phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có cơ chế tài chính phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội
đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công, nhất là cho y tế và giáo dục, kể cả
hình thức hợp tác công - tư, liên doanh, liên kết.
- Phân định rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước
giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Xây
dựng và hoàn thiện các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà
nước theo nguyên tắc: Đối với các dịch vụ thiết yếu thì Nhà nước bảo đảm kinh
phí; đối với các dịch vụ cơ bản thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện; đối

78
với các dịch vụ mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo
cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu để tạo điều kiện cho các cơ sở ngoài công lập
cùng tham gia; đối với các dịch vụ khác thì đẩy mạnh thực hiện theo cơ chế xã
hội hoá, huy động sự tham gia cung ứng của các thành phần kinh tế.
- Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự
nghiệp công theo hướng Nhà nước quy định khung giá dịch vụ, từng bước tính
đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời cần gắn với
chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá
dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ
cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp
chi phí và có tích luỹ.
- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách
nhà nước. Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ công cơ bản,
thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; y tế dự phòng, y tế cơ sở,
khám, chữa các bệnh phong, lao, tâm thần; nghiên cứu khoa học cơ bản; văn
hoá, nghệ thuật dân gian truyền thống, đào tạo huấn luyện vận động viên, huấn
luyện viên thể thao quốc gia; bảo trợ xã hội và chăm sóc người có công,...) và
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc ít người.
Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp
công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách
khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ
chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp
dịch vụ sự nghiệp công. Thực hiện cơ chế giao vốn, tài sản cho đơn vị sự nghiệp
công lập; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về tài chính và tài sản công của
đơn vị sự nghiệp công lập trong toàn quốc.
- Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ khác
nhau về tài chính. Đối với đơn vị đã tự chủ về tài chính, được trả lương theo kết
quả hoạt động. Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, thực hiện
trả lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện
hành; đối với phần tăng thu, tiết kiệm chi, được trích lập các quỹ bổ sung thu
nhập và phát triển hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị được giao tự chủ tài chính
ổn định từ 3 đến 5 năm theo phương án thu chi tài chính được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Đối với các đơn vị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí
hoạt động, cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi.

79
- Rà soát các quy định về thuế nhằm khuyến khích tự chủ tài chính
và có tích luỹ cho đầu tư. Đối với đơn vị đã tự chủ về tài chính, được tính chi
phí tiền lương theo doanh thu hoặc quỹ lương khoán trong chi phí hợp lệ để tính
thuế thu nhập.
- Có cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến
khích việc tinh giản biên chế, bổ sung vào diện tinh giản biên chế một số đối
tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bảo đảm nguồn kinh phí để giải
quyết chính sách đối với những người dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự
nghiệp công lập và thực hiện tinh giản biên chế. Đối với công chức, viên chức
làm việc trong đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, kinh
phí lấy từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Đối với công chức, viên chức làm
việc trong đơn vị do ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần hoặc bảo đảm toàn bộ
kinh phí hoạt động thì lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị. Trường hợp
kinh phí của đơn vị không đủ thì ngân sách nhà nước bổ sung theo quy định hiện
hành về phân cấp ngân sách.
7- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chức, viên chức, đội ngũ nhà
giáo và pháp luật có liên quan. Đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho
các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước
với quản trị đơn vị sự nghiệp công lập và việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập có tính chất cung cấp dịch
vụ sự nghiệp công của bộ, ngành về chính quyền địa phương quản lý; bộ chỉ
thực hiện chủ quản đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ
quản lý nhà nước của bộ và những đơn vị trọng điểm, chuyên sâu.
- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch định hướng mạng lưới các đơn vị
sự nghiệp công lập gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và
từng địa phương; chuyển từ quy hoạch theo đơn vị hành chính sang quy hoạch
theo ngành, lĩnh vực, nhu cầu của xã hội và thị trường.
- Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại hình dịch
vụ sự nghiệp công; tiêu chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập; tiêu chí
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của đơn vị theo
ngành, lĩnh vực; hệ thống tiêu chuẩn chức danh những người làm việc trong đơn
vị sự nghiệp công lập; thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản
lý, điều hành đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm
của người đứng đầu. Lấy kết quả thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế hằng năm

80
là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả công tác của người
đứng đầu cấp uỷ, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp trong quản lý
ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân
sách nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí. Quy định rõ quyền hạn gắn với trách
nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc không thực hiện nhiệm vụ được
giao đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hình thành các tổ chức kiểm định, đánh
giá độc lập về chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực.
8- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của
nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
- Các cấp uỷ và tổ chức đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo
tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành quy định về
vai trò và chức năng lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng trong đơn vị sự nghiệp
công lập.
- Phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập.
IV. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
4.1. Sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh
vực y tế
a. Sự tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh
vực y tế
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một xu thế lớn hội tụ nhiều
công nghệ trên nền tảng số hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với
sự phát triển đột phá của công nghệ Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ
liệu lớn, điện toán đám mây và các công nghệ số khác để thực hiện siêu kết nối,
tích hợp các hệ thống số hóa - vật lý - sinh học, giữa thế giới thực và không gian
số tạo ra lực lượng sản xuất và quản hệ sản xuất mới, chuyển đổi toàn diện trên
tất cả các mặt của cuộc sống, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương
thức kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, giao tiếp xã hội, thậm chí thay đổi
81
chính bản thân con người.
Công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và tác động sâu rộng đến mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Những thay đổi mang tính cách
mạng về khoa học, đột phá của công nghệ số dẫn tới xu hướng phát triển và yêu
cầu thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, xã hội quốc gia cũng như hệ
thống quản lý của các ngành, lĩnh vực.
b. Những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông y tế được triển khai sẽ hình thành
hệ thống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh, giúp người dân chủ
động phòng bệnh, dễ dàng tiếp cận các thông tin y tế, đồng thời được tư vấn,
giúp đỡ chăm sóc sức khỏe kịp thời, hiệu quả.
Với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh, người dân sẽ được sử
dụng các dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến và thuận lợi, hạn chế các rủi ro, tai
biến khi điều trị, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Hệ thống
khám bệnh, chữa bệnh thông minh sẽ góp phẩn giảm tải bệnh viện, nâng cao chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, giảm thiểu tối đa các lỗi bất cẩn của
con người. Góp phần xây dựng hình ảnh mới của bệnh viện: văn minh, hiện đại,
hết lòng vì bệnh nhân. Quản lý, khai thác thông tin bệnh viện nhanh chóng, hiệu
quả, thuận tiện.
Hệ thống quản trị y tế thông minh sẽ giúp cho các cơ quan quản lý y tế ra
quyết định chính sách kịp thời dựa trên khả năng phân tích dữ liệu lớn, quản lý,
theo dõi hiệu quả hoạt động của toàn bộ mạng lưới dịch vụ y tế trên toàn quốc,
tăng khả năng ứng phó nhanh với các tình huống bất ngờ như: kiểm soát, khống
chế dịch bệnh, chia sẻ phương pháp điều trị mới, đào tạo từ xa, giúp cho hệ
thống y tế Việt nam dễ dàng liên thông, hội nhập với thế giới.
Hình thành hệ thống y tế thông minh, góp phần nâng cao hình ảnh, chất
lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam, tăng sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp
khi sử dụng các dịch vụ y tế, hướng đến nền y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng,
công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
4.2. Xây dựng hệ thống thông tin bệnh viện
“Hệ thống thông tin bệnh viện”  tiếng Anh “Hospital Information System”
viết tắt là HIS. Hệ thống thông tin bệnh viện thường được biết đến với tên gọi
khác là "Hệ thống quản lý bệnh viện"; phục vụ công tác quản lý, điều hành tại
Bệnh viện với các chức năng chính: quản lý thông tin bệnh nhân và bệnh sử;
quản lý bệnh nhân đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lý bệnh án, dược,

82
tài chính, viện phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự... Ngày nay, HIS là công cụ
tối ưu hóa trong quản lý điều hành; phục vụ điều trị; phục vụ nghiên cứu và đào
tạo; thống kê, dự báo, dự phòng... tại các Bệnh viện.

Mô hình hệ thống thông tin trong bệnh viện

4.3. Thiết lập và đảm bảo sự kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin
y tế
Việc thiết lập và đảm bảo sự kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông
tin y tế là một nội dung quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ
thống y tế. Nội dung này đã được thể hiện ở “Tiêu chuẩn HL7”. Tiêu chuẩn
HL7 là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Health Level 7 Standard” là tiêu
chuẩn quốc tế cung cấp giao thức về quản lý, trao đổi và tích hợp thông tin y tế
điện tử giữa các hệ thống thông tin y tế.
So với HIS (tập trung vào vấn đề quản lý bệnh viện), HL7 tập trung vào
việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về lâm sàng, hành chính và chuyên môn giữa các
đơn vị y tế với nhau.

83
Nhiệm vụ của HL7 là cung cấp một chuẩn cho trao đổi, quản lý và tích
hợp thống nhất dữ liệu về trợ giúp chăm sóc lâm sàng bệnh nhân, quản lý, phân
phát, đánh giá về hoạt động y tế. Đặc biệt, HL7 giúp cho việc tiếp cận, chuẩn
hoá, hướng dẫn, phương pháp và phục vụ liên quan cho khả năng giao tiếp giữa
các hệ thống thông tin y tế. HL7 là định dạng các gói thông tin (dữ liệu) gửi đi
giữa các bệnh viện với nhau, các bệnh viện với sở y tế, với Bộ Y tế. 
Như vậy, với việc xây dựng chuẩn HL7 được sử dụng dùng chung trong
hệ thống hệ thống bệnh viện trong toàn quốc sẽ giải quyết được sự đa dạng,
không thống nhất của các phần mềm quản lý ở các bệnh viện khác nhau, mà vẫn
kết nối, báo cáo, trao đổi thông tin, hình ảnh cho nhau được.  Tiêu chuẩn HL7
giúp cho việc kết nối giữa các hệ thống IT trong lĩnh vực y tế, các hệ thống này
gửi đi hoặc tiếp nhận các bản tin về việc đăng ký/nhập viện của bệnh nhân, dữ
liệu xuất viện hoặc chuyển chuyên khoa (ADT), truy vấn, nguồn tài nguyên và
xếp lịch bệnh nhân, chỉ định, kết quả, các quan sát lâm sàng, lập hóa đơn, thông
tin cập nhật danh mục dùng chung, hồ sơ bệnh án, lập lịch/kế hoạch, giới thiệu
bệnh nhân (chuyển viện), chăm sóc bệnh nhân, tự động hóa phòng xét nghiệm
cận lâm sàng, quản lý ứng dụng và quản lý nhân sự.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Anh/chị hãy phân tích xu hướng cải cách hành chính nhà nước theo mô
hình quản lý công mới.
Câu 2. Anh/chị hãy đánh giá khả năng vận dụng các yếu tố của mô hình Quản lý
công mới ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Câu 3. Tại sao cải cách hành chính nhà nước ở nước ta được Đảng và Nhà nước
ta xác định là trọng tâm của cải cách nhà nước theo hướng pháp quyền XHCN?
Câu 4. Theo anh/chị, công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở nước ta hiện
nay đang gặp phải thách thức nào? Cần làm gì để khắc phục?
Câu 5. Những lợi ích và thách thức khi ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh
vực y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010
ban hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001
của Thủ tướng Chính phủ.
84
2. Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020
ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của
Chính phủ.
3. Báo cáo Kết quả thực hiện chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001-2010 và phương hướng cải cách hành chính giai đoạn
2011-2020.
4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII (Khóa 7) tháng 01/1995.
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương V (Khóa X) năm 2007.
6. Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức (Chủ biên): Cải cách hành chính địa
phương – Lý luận và thực tiễn. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
7. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên): Những giải pháp thúc đẩy cải cách hành
chính ở Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
8. Viện nghiên cứu và Đào tạo về quản lý: Hành chính công và Quản lý hiệu
quả chính phủ, NXB. Lao động Xã hội, Hà Nội, 2005.

Chuyên đề 5
MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA DƯỢC SĨ (HẠNG III)

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 16 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 8 tiết
Thảo luận, thực hành: 8 tiết
MỤC TIÊU

85
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1. Nắm được những vấn đề cơ bản về giao tiếp; các bước để thực hiện giao tiếp
có hiệu quả và giao tiếp trong một số tình huống đặc biệt.
2. Hiểu được văn bản quản lý nhà nước và phân loại văn bản quản lý nhà nước
3. Năm được những quy định chung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
4. Soàn thảo được văn bản thông dụng trong quá trình công tác
NỘI DUNG
I. KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.1. Đại cương về kỹ năng giao tiếp
a. Khái niệm về giao tiếp
Người Việt nam vốn có truyền thống văn hoá giao tiếp, một nếp sống, một
cách suy nghĩ, cách tiếp cận rất độc đáo. Những nét đặc trưng đó khái quát lại gọi
là nghệ thuật ứng xử Việt Nam. Phát huy văn hoá giao tiếp Việt Nam trong công
tác chăm sóc sức khỏe có lẽ hơn bao giờ hết là một việc rất đáng được mọi người
quan tâm. Một trong các ví dụ về ý nghĩa, vai trò của giao tiếp đã được ông cha ta
đúc kết bằng câu nói: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau”.
Trong cuộc sống, trong lao động, học tập, công tác con người không thể
không giao tiếp với các cá nhân khác. Giao tiếp là nhu cầu của con người trong
đời sống hàng ngày.
- Giao tiếp là yếu tố thiết yếu để thiết lập mọi quan hệ giữa người với
người. Nhờ giao tiếp con người sẽ tự hiểu mình được nhiều hơn, đồng thời cũng
qua giao tiếp hiểu được tâm tư, tình cảm, ý nghĩ, nhu cầu của người khác.
- Đối với cán bộ y tế, giao tiếp tốt làm cho người bệnh tin tưởng, họ phó
thác tính mạng của mình cho người thầy thuốc. Vì vậy, giao tiếp tốt sẽ đạt được
niềm tin của người bệnh, làm tăng uy tín của người thầy thuốc. Người bệnh
được tiếp xúc với một thầy thuốc vui vẻ, nhiệt tình giải thích cặn kẽ, hướng dẫn
chi tiết… họ sẽ yên tâm và tin tưởng điều trị, bệnh chóng khỏi và như vậy uy tín
của người thầy thuốc được nâng cao.
b. Các hình thức giao tiếp
- Giao tiếp bằng lời. Trong mọi xã hội, lời nói là phương tiện phổ thông
nhất để mỗi cá nhân thực hiện giao tiếp và biểu lộ tình cảm. Đối với người Việt
lời nói được chú ý đặc biệt, bởi lẽ " lời nói chẳng mất tiền mua" nhưng lại có tác

86
động rất to lớn "sẩy chân sẩy tay thì có người đỡ, nhưng sẩy mồm sẩy miệng thì
chẳng ai đỡ cho". Người ta có thể bị "shock" hoặc bị tai bay vạ gió vì câu nói
của người khác. Nói thế nào cho phải, cho vừa lòng, nói để được việc, nói để
giải toả tâm lý cho người khác... là cả một nghệ thuật mà mọi người phải học
cách nói suốt đời. Người Việt rất nhạy cảm, dị ứng với những người lạm dùng
lời nói như "mồm miệng đỡ chân tay", nịnh bợ "nói vuốt đuôi" để được thăng
quan tiến chức.
- Ngôn ngữ nói và yếu tố ảnh hưởng . Đặc điểm cá nhân của đối tượng
giao tiếp: tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, giáo dục nghề nghiệp…
- Kỹ năng của người nói: Âm điệu; Sử dụng từ ngữ; Tốc độ nói; Khoảng
cách giữa người nói và người nghe :
- Kỹ năng của người nghe: Khả năng nghe là một khả năng quan trọng
trong công tác thông tin truyền đạt. Bằng cách lắng nghe một cách tích cực ta sẽ
thành đạt trong giao tiếp. Nó càng có ý nghĩa lớn trong công tác điều trị, chăm
sóc người bệnh và cả trong quản lý. Lắng nghe tốt giúp ta thu được nhiều thông
tin, từ đó giúp con người xử lý thông tin, giải mã chính xác. Muốn tạo được thói
quen lắng nghe tốt, chúng ta cần làm những việc sau đây:
+ Tránh ngắt lời người khác khi họ đang nói hoặc dừng lại để suy nghĩ.
+ Không nên nói “chen ngang, nói leo”
+ Nét mặt vui, tập trung
+ Gật đầu
+ Các câu trả lời ngắn ( “vâng”, “đồng ý”, “nhất trí”, “đúng”...)
+ Nhìn hướng về người đang nói
+ Không nói chuyện riêng
+ Không làm việc khác khi đang nghe.
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu: không nên dùng từ một cách cầu kỳ, quá hoa
mỹ. Nên dùng từ phổ thông, dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn đối với
người bệnh và người nhà người bệnh.
- Câu văn nói ngắn gọn, mạch lạc. Tính trong sáng của ngôn ngữ: đầy đủ
cấu trúc ngữ pháp, rõ ràng mạch lạc.
- Giao tiếp không lời: Nội dung giao tiếp không lời bao gồm:
- Điệu bộ: Điệu bộ có thể diễn đạt sự tức giận, lo lắng, vui sướng......

87
- Cử chỉ: Cử chỉ có thể diễn đạt cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú.
- Nét mặt: Nét mặt có thể biểu hiện sự yêu thương, căm ghét ngạc nhiên,
vui buồn. - Sự vận động của cơ thể: có thể là “ngôn ngữ” nói lên sự cảm thông.
- Ánh mắt: có thể là tín hiệu của yêu thương, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi..
- Nụ cười: Người Trung quốc có câu “Không biết cười thì đừng mở tiệm”.
Ðó là nguyên tắc trong kinh doanh và đối với các nghề phục vụ cũng áp dụng
nguyên tắc tương tự.
- Trang phục: Trong y tế, nước nào cũng đặt ra những qui định chung về y
phục. Hình thức và mầu sắc của y phục cũng có những qui định riêng cho từng
đối tượng, từng khoa. Y phục qui định hành vi của người đang mặc nó. Ví dụ,
người mặc y phục khoa phẫu thuật chỉ được sử dụng trong phòng mổ.
Người điều dưỡng trong y phục gọn gàng, sạch sẽ, không nhăn nhúm,
không tỏa ra mùi khó chịu sẽ làm tăng thêm niềm tin nơi người bệnh và được
đánh giá cao hơn trong mắt của đồng nghiệp.
1.2. Các bước giao tiếp hiệu quả
- Chuẩn bị trước khi giao tiếp: Ngoại hình: duyên dáng, lịch sự. Ngôn
ngữ: phù hợp với nội dung giao tiếp. Phong cách: tự tin, chững chạc. Nội dung
giao tiếp chuẩn bị đầy đủ, chu đáo.
- Thể hiện trong khi giao tiếp: Nếu mới tiếp xúc lần đầu cần quan sát để
xác định và chọn cách phù hợp xưng hô phù hợp. Khéo léo giới thiệu tên, công
việc của bản thân. Tỏ rõ niềm vui khi được gặp gỡ họ, tạo cảm giác thân thiện
và dấu ấn khi tiếp xúc lần đầu,
- Nếu đã tiếp xúc nhiều lần: Xác định môi trường giao tiếp: không gian,
thời gian, không khí, tâm lý…Chú ý thuộc được tên, tuổi, chức vụ, nghề nghiệp.
Nhớ được sở thích, hoài bão họ đang mong muốn thực hiện và đạt được.
- Trong lúc trò chuyện trao đổi: Lắng nghe, khiêm tốn học hỏi. Gợi ý,
khuyến khích để đối tượng nói về họ, hướng họ tới mục tiêu của mình cần đạt
được (những điều mà họ thích). Khen tặng chính xác. Thể hiện sự thông minh,
dí dỏm phù hợp với tình huống. Luôn cảm ơn, xin lỗi đúng lúc
+ Khi giải quyết các tình huống phát sinh (nếu có): Dịu dàng, ôn tồn, ngay
cả khi không vừa ý để người mắc lỗi nhận ra những vấn đề cần khắc phục, tránh
mạt sát và thể hiện thái độ trịnh thượng sẽ gây e ngại và gây cảm giác khó chịu
cho người khác. Góp ý chân thành, nhẹ nhàng khi thấy những vấn đề chưa được

88
thực hiện tốt, hoặc chưa hiệu quả. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra những
giải quyết hợp tình, hợp lí và có tính thuyết phục,
1.3. Giao tiếp trong các tình huống đặc biệt
a. Giao tiếp với người cao tuổi
Một số yếu tố cần quan tâm khi giao tiếp với người cao tuổi:
+ Khả năng tiếp thu: vì ảnh hưởng của sự lão hóa nên hầu hết người cao
tuổi đều suy giảm về trí nhớ và khả năng tiếp thu vấn đề. Do đó, Dược sĩ cần
kiên nhẫn trong tư vấn cho người lớn tuổi, khéo léo khuyến khích họ phản hồi
lại để xem họ đã nắm được vấn đề chưa.
+ Thị lực: Ở người lớn tuổi, thị lực có thể giảm nên phải lưu ý khi thông
tin thuốc bằng chữ cũng như giúp đỡ học trong việc đọc các thông tin trên nhãn
thuốc hay những căn dặn của bác sĩ ghi trong đơn.
+ Thính giác: Khả năng nghe của người lớn tuổi cũng giảm. Do vậy cần
nói to rõ, ngắn gọn để họ có thể nghe được. Tốt nhất nên giao tiếp, tư vấn ở nơi
yên tĩnh như khu vực tư vấn riêng. Nên đứng đối diện bệnh nhân, cách họ 90 -
180 cm để họ có thể nhìn được môi bạn đang nói gì, điều này cũng rất có ích.
+ Khác biệt về nhận thức và giá trị: Vì khác biệt về tuổi tác, thế hệ, người
lớn tuổi có thể có những quan điểm khác với chúng ta. Do đó, cần khéo léo
trong giao tiếp, cần thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe họ; giải thích một các chân
thành khi họ có quan điểm không đúng về sử dụng thuốc.
+ Yếu tố xã hội: người lớn tuổi có thể đang trải nghiệm nhiều tổn thất lớn
lao như sự mất mát, lo lắng về bệnh tật, tuổi già… Vì vậy cần lắng nghe, thể
hiện sự thấu hiểu, đồng cảm với họ.
b. Giao tiếp với bệnh nhân có vấn đề về tâm thần
Có rất nhiều yếu tố khiến cho việc giao tiếp của cán bộ y tế và bệnh nhân
có vấn đề về tâm thần không thành công. Dưới đây là một số lưu ý khi giao tiếp
với nhóm bệnh nhân này:
+ Tư tưởng rập khuôn nhất định về bệnh nhân tâm thần: hãy cảm thông cho
bệnh nhân khi họ có những hành vi khác thường. Cần kiên nhẫn và chân thành
trong giao tiếp với họ. Bỏ qua những định kiến về họ, giúp họ vượt qua mặc cảm
xã hội.
+ Sự không hợp tác của người bênh: họ thường không muốn giao tiếp với
nhân viên y tế vì nhiều lí do. Hãy kiên nhẫn và lắng nghe những chia sẻ của họ.

89
+ Lưu ý: ngoài tư vấn cho người bệnh, dược sĩ cũng cần có những tư vấn
phù hợp cho người thân của bệnh nhân để đảm bảo tuân thủ sử dụng thuốc vì
nhóm bệnh nhân này thường không muốn dùng thuốc.
c. Đối với một số trường hợp đặc biệt khác:
+ Đối với người lặng lẽ ít nói: cần lựa lời tìm hiểu nhu cầu của bệnh nhân
để đáp ứng. Không nên giải thích nhiều.
+ Với người ăn nói trịch thượng, hống hách: cũng cần nhẹ nhàng đối xử,
không cáu gắt.
+ Với người hiểu biết rộng: nên ứng xử lịch sự, nên nghe họ nói, lựa chọn
điều hay để học tập, không cần nói nhiều.
+ Với người chậm chạp lừng khừng: không nên nóng nảy, phải nhẹ nhàng
nói dần dần cho rõ để tùy họ quyết định.
+ Với người nóng nảy, khó tính: cần trả lời rõ ràng, chính xác, đừng dong
dài; họ sẽ mất kiên nhẫn mà bỏ đi mua nơi khác.
II. KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN
2.1. Khái niệm văn bản
Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ.
Phương tiện giao tiếp này được thực hiện ngay từ buổi đầu của xã hội loài
người. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thưc hiện được những không
gian cách biệt qua nhiều thế hệ. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn
được thực hiện qua quá trình phát và nhận các ngôn bản.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn bản:
- Quan niệm 1: “Văn bản là một loại tài liệu được hình thành trong các
hoạt động khác nhau của đời sống xã hội”;
- Quan niệm 2: Quan niệm của các nhà ngôn ngữ: “Văn bản là một chỉnh thể
ngôn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, có tính
nhất quán về chủ đề, trọn vẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt
chẽ”;
- Quan niệm 3: Quan niệm theo nghĩa rộng của các nhà nghiên cứu hành
chính: “Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng một
ngôn ngữ hay một ký hiệu ngôn ngữ nhất định”.
2.2. Phân loại văn bản

90
2.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử
sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực
hiện.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước + Nghị định của Chính phủ +
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư
của Chánh án Toà án nhân dân tối cao
+ Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
+ Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước
+ Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính
phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội
+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
+ Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp
2.2.2. Văn bản hành chính
a. Văn bản hành chính thông thường.
Văn bản hành chính thông thường dùng để chuyển đạt thông tin trong
hoạt động quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về một chủ trương,
quyết định hay nội dung và kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức; ghi
chép lại các ý kiến và kết luận trong các hội nghị; thông tin giao dịch chính thức
giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa tổ chức và công dân. Văn bản
hành chính đưa ra các quyết định quản lý, do đó, không dùng để thay thế cho
văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt.

91
Văn bản hành chính thông thường là loại văn bản hình thành trong hoạt
động quản lý nhà nước, được sử dụng giải quyết những công việc có tính chất
như hướng dẫn, trao đổi, đôn đốc, nhắc nhở, thông báo…
Các loại văn bản hành chính
+ Công văn; + Thông cáo; + Thông báo; + Báo cáo; + Tờ trình; + Biên
bản; + Dự án đề án; + Kế hoạch, chương trình; + Diễn văn; + Công điện; + Các
loại giấy (giấy mời, giấy đi đường, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép,…)
+ Các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình,…)
b. Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt là những quyết định quản lý hành chính thành
văn mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra quy tắc xử sự riêng
áp dụng một lần đối với một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể, được chỉ rõ.
Các loại văn bản hành chính cá biệt:
+ Lệnh: là một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban hành
nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới.
+ Nghị quyết: là một trong những hình thức văn bản do một tập thể chủ
thể ban hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới.
+ Nghị định quy định cụ thể về tổ chức, địa giới hành chính thuộc thẩm
quyền của Chính phủ.
+ Quyết định là một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban
hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới.
+ Chỉ thị: một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban hành có
tính đặc thù, nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới có quan hệ
trực thuộc về tổ chức với chủ thể ban hành. Chỉ thị thường dùng để đôn đóc
nhắc nhở cấp dưới thực hiện những quyết định, chính sách đã ban hành.
+ Điều lệ, quy chế, quy định, nội quy,… có tính chất nội bộ. Đây là loại
văn bản được ban hành bằng một văn bản khác, trình bày những vấn đề có liên
quan đến các quy định về hoạt động của một cơ quan, tổ chức nhất định.
2.2.3. Văn bản chuyên môn - kỹ thuật
Đây là các văn bản mang tính đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của một
số cơ quan nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật. Những cơ quan, tổ
chức khác khi có nhu cầu sử dụng các loại văn bản này phải tuân thủ theo mẫu

92
quy định của các cơ quan nói trên, không tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức
của những văn bản đã được mẫu hóa.
Văn bản chuyên môn được hình thành trong một số lĩnh vực cụ thể của
quản lý nhà nước như tài chính, ngân hàng, giáo dục... hoặc là các văn bản được
hình thành trong các cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật. Các loại văn bản này
nhằm giúp cho các cơ quan chuyên môn thực hiện một số chức năng được uỷ
quyền, giúp thống nhất quản lý hoạt động chuyên môn. Những cơ quan không
được nhà nước uỷ quyền không được phép ban hành văn bản này.
Văn bản kỹ thuật là các văn bản được hình thành trong một số lĩnh vực như
kiến trúc, xây dựng, khoa học công nghệ, địa chất, thuỷ văn... Đó là các bản vẽ
được phê duyệt, nghiệm thu và đưa vào áp dụng trong thực tế đời sống xã hội.
Các văn bản này có giá trị pháp lý để quản lý các hoạt động chuyên môn, khoa
học kỹ thuật.
2.3. Yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản
2.3.1. Yêu cầu chung về nội dung văn bản
Văn bản quản lý hành chính nhà nước dưới các hình thức và hiệu lực pháp
lý khác nhau có giá trị truyền đạt các thông tin quản lý, phản ánh và thể hiện
quyền lực nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động đến quyền, lợi ích
của cá nhân, tập thể, nhà nước. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý, văn bản
quản lý hành chính nhà nước cần đảm bảo những yêu cầu về nội dung sau:
a. Tính mục đích
Để đạt được yêu cầu về tính mục đích, khi soạn thảo văn bản cần xác định rõ:
- Sự cần thiết và mục đích ban hành văn bản;
- Mức độ, phạm vi điều chỉnh;
- Tính phục vụ chính trị:
+ Đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước;
+ Phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức;
- Tính phục vụ nhân dân
b. Tính công quyền
- Văn bản phản ánh và thể hiện quyền lực nhà nước ở các mức độ khác
nhau, đảm bảo cơ sở pháp lý để nhà nước giữ vững quyền lực của mình, truyền
đạt ý chí của cơ quan nhà nước tới nhân dân và các chủ thể pháp luật khác;

93
- Tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện ở những mức độ khác nhau của văn
bản, tức là văn bản thể hiện quyền lực nhà nước;
- Nội dung của văn bản QPPL phải được trình bày dưới dạng các các
QPPL: giả định - quy định; giả định - chế tài;
- Để đảm bảo có tính công quyền, văn bản phải có nội dung hợp pháp,
được ban hành theo đúng hình thức và trình tự do pháp luật quy định
c. Tính khoa học
Một văn bản có tính khoa học phải bảo đảm:
- Các quy định đưa ra phải có cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật phát
triển khách quan tự nhiên và xã hội, dựa trên thành tựu phát triển của khoa học -
kỹ thuật;
- Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết;
- Các thông tin được sử dụng để đưa vào văn bản phải được xử lý và đảm
bảo chính xác, cụ thể;
- Bảo đảm sự logic về nội dung, sự nhất quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ;
- Sử dụng tốt ngôn ngữ hành chính - công cụ chuẩn mực;
- Đảm bảo tính hệ thống (tính thống nhất) của văn bản. Nội dung của văn
bản phải là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống văn bản quản lý nhà
nước nói chung, không có sự trùng lặp, mâu thuẫn, chồng chéo trong một văn
bản và hệ thống văn bản;
- Nội dung của văn bản phải có tính dự báo cao;
- Nội dung cần được hướng tới quốc tế hóa ở mức độ thích hợp
d. Tính đại chúng
- Văn bản phải phản ánh ý chí, nguyện vọng chính đáng và bảo vệ quyền,
lợi ích của các tầng lớp nhân dân;
- Văn bản phải có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với đối tượng thi
hành.
e. Tính khả thi
Tính khả thi của văn bản là kết hợp đúng đắn và hợp lý các yêu cầu về
tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng và tính công quyền. Ngoài ra, để
các nội dung của văn bản được thi hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản còn
phải hội đủ các điều kiện sau:

94
- Nội dung văn bản phải đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành
hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi
hành;
- Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các điều kiện bảo
đảm thực hiện các quyền đó;
- Phải nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện văn
bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể.
f. Tính pháp lý
Văn bản quản lý hành chính nhà nước phải bảo đảm cơ sở pháp lý để nhà
nước giữ vững quyền lực của mình, truyền đạt ý chí của các cơ quan nhà nước
tới nhân dân và các chủ thể pháp luật khác.
Văn bản đảm bảo tính pháp lý khi:
- Nội dung điều chỉnh đúng thẩm quyền do luật định
+ Mỗi cơ quan chỉ được phép ban hành văn bản đề cập đến những vấn đề
thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình.
+ Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được quy định trong
nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ,
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các nghị định của Chính
phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ,
các nghị định của Chính phủ …
- Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
Xuất phát từ vị trí chính trị, pháp lý của cơ quan nhà nước trong cơ cấu
quyền lực nhà nước, bộ máy nhà nước là một hệ thống thứ bậc thống nhất, vì
vậy, mọi văn bản do cơ quan nhà nước ban hành cũng phải tạo thành một hệ
thống, thống nhất có thứ bậc về hiệu lực pháp lý. Điều đó thể hiện ở những điểm
sau:
+ Văn bản của cơ quan quản lý hành chính được ban hành trên cơ sở của
Hiến pháp, luật;
+ Văn bản của cơ quan quản lý hành chính ban hành phải phù hợp với văn
bản của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;
+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản của cơ
quan cấp trên;

95
+ Văn bản của cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền chuyên môn
phải phù hợp với văn bản của cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền chung
cùng cấp ban hành;
+ Văn bản của người đứng đầu cơ quan làm việc theo chế độ tập thể phải
phù hợp với văn bản do tập thể cơ quan ban hành;
+ Văn bản phải phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia.
- Nội dung văn bản phải phù hợp với tính chất pháp lý của mỗi nhóm
trong hệ thống văn bản
+ Mỗi văn bản trong hệ thống có thể chia thành nhiều loại, theo hiệu lực
pháp lý, mỗi loại có tính chất pháp lý khác nhau, không được sử dụng thay thế cho
nhau;
+ Khi ban hành văn bản cá biệt, văn bản chuyên ngành phải dựa trên cơ
sở văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính thông thường không được
trái với văn bản cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật. Để sửa đổi, bổ sung thay
thế một văn bản phải thể hiện bằng văn bản có tính chất và hiệu lực pháp lý cao
hơn hoặc tương ứng.
- Văn bản phải được ban hành đúng căn cứ pháp lý, thể hiện
+ Có căn cứ cho việc ban hành;
+ Những căn cứ pháp lý đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm ban
hành;
+ Cơ quan, thủ trưởng đơn vị trình dự thảo văn bản có thẩm quyền xây
dựng dự thảo và trình theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Yêu cầu về ngôn ngữ văn bản
Ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước phải đảm bảo phản ánh đúng
nội dung cần truyền đạt, sáng tỏ các vấn đề, không để người đọc, người nghe
không hiểu hoặc hiểu nhầm, hiểu sai. Do đó, ngôn ngữ trong văn bản quản lý
nhà nước có các đặc điểm sau:
- Tính chính xác, rõ ràng
+ Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn mực (đúng ngữ pháp, đúng chính tả,
dùng từ, đặt câu…);
+ Thể hiện đúng nội dung mà văn bản muốn truyền đạt;

96
+ Tạo cho tất cả mọi đối tượng tiếp nhận có cách hiểu như nhau theo một
nghĩa duy nhất;
+ Đảm bảo tính logic, chặt chẽ;
+ Phù hợp với từng loại văn bản và hoàn cảnh giao tiếp.
- Tính phổ thông đại chúng
Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, tức là bằng những ngôn
ngữ phổ thông, các yếu tố ngôn ngữ nước ngoài đã được Việt hóa tối ưu. “Ngôn
ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn
giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải
được định nghĩa trong văn bản” (Điều 5, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật).
Việc lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo văn bản hành chính là
một việc quan trọng. Cần lựa chọn ngôn ngữ thận trọng, tránh dùng các ngôn
ngữ cầu kỳ, tránh sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt suồng sã.
- Tính khuôn mẫu
Khác với các phong cách ngôn ngữ khác, ngôn ngữ trong văn bản thuộc
phong cách hành chính có tính khuôn mẫu ở mức độ cao. Văn bản cần được
trình bày, sắp xếp bố cục nội dung theo các khuôn mẫu có sẵn chỉ cần điền nội
dung cần thiết vào chỗ trống. Tính khuôn mẫu đảm bảo cho sự thống nhất, tính
khoa học và tính văn hóa của công văn giấy tờ.
Tính khuôn mẫu còn thể hiện trong việc sử dụng từ ngữ hành chính - công
vụ, các quán ngữ kiểu: “Căn cứ vào…”, “Theo đề nghị của…”, “Các … chịu
trách nhiệm thi hành … này”…, hoặc thông qua việc lặp lại những từ ngữ, cấu
trúc ngữ pháp, dàn bài có sẵn,… Tính khuôn mẫu của văn bản giúp người soạn
thảo đỡ tốn công sức, đồng thời giúp người đọc dễ lĩnh hội, mặt khác, cho phép
ấn bản số lượng lớn, trợ giúp cho công tác quản lý và lưu trữ theo kỹ thuật hiện
đại.
- Tính khách quan
Nội dung của văn bản phải được trình bày trực tiếp, không thiên vị, bởi lẽ
loại văn bản này là tiếng nói quyền lực của nhà nước chứ không phải tiếng nói
riêng của một cá nhân, dù rằng văn bản có thể được giao cho một cá nhân soạn
thảo. Là người phát ngôn cho cơ quan, tổ chức công quyền, các cá nhân không
được tự ý đưa những quan điểm riêng của mình vào nội dung văn bản, mà phải
nhân danh cơ quan trình bày ý chí của nhà nước. Chính vì vậy, cách hành văn

97
biểu cảm thể hiện tình cảm, quan điểm cá nhân không phù hợp với văn phong
hành chính - công vụ. Tính khách quan, phi cá nhân của văn bản gắn liền với
chuẩn mực, kỉ cương, vị thế, tôn ti mang tính hệ thống của cơ quan nhà nước, có
nghĩa là tính chất này được quy định bởi các chuẩn mực pháp lý.
Tính khách quan làm cho văn bản có tính trang trọng, tính nguyên tắc cao,
kết hợp với những luận cứ chính xác sẽ làm cho văn bản có sức thuyết phục cao,
đạt hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.
- Tính trang trọng, lịch sự
Văn bản quản lý nhà nước là tiếng nói của cơ quan công quyền, nên phải
thể hiện tính trang trọng, uy nghiêm. Lời văn trang trọng thể hiện sự tôn trọng
với các chủ thể thi hành, làm tăng uy tín của cá nhân, tập thể ban hành văn bản.
Hơn nữa, văn bản phản ánh trình độ văn minh quản lý của dân tộc, của đất
nước. Muốn các quy phạm pháp luật, các quyết định hành chính đi vào ý thức
của mọi người dân, không thể dùng lời lẽ thô bạo, thiếu nhã nhặn, không nghiêm
túc, mặc dù văn bản có chức năng truyền đạt mệnh lệnh, ý chí quyền lực nhà
nước. Đặc tính này cần (và phải được) duy trì ngay cả trong các văn bản kỷ luật.
Tính trang trọng, lịch sự của văn bản phản ánh trình độ giao tiếp "văn
minh hành chính” của một nền hành chính dân chủ, pháp quyền hiện đại.
2.3.3. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
a. Khái niệm thể thức văn bản
Có thể hiểu một cách chung nhất về thể thức văn bản là toàn bộ các yếu tố
cấu thành văn bản nhằm bảo đảm văn bản có hiệu lực pháp lý và được sử dụng
thuận tiện trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011
của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính,
thể thức văn bản “là tập hợp các thành phần cấu tạo văn ản, ao gồm những thành
phần chung áp dụng đối với các loại văn ản và các thành phần ổ sung trong
những trường hợp cụ thể đối với một số loại văn ản nhất định”.
Tuy nhiên, cần hiểu thể thức ở góc độ rộng hơn, không chỉ đề cập đến các
thành phần cấu tạo văn bản mà quan trọng hơn là cách thức thiết lập, trình bày
các thành phần đó trong một văn bản như thế nào. Vậy, thể thức văn bản là tập
hợp các thành phần (yếu tố) cấu thành văn được thiết lập, trình ày theo đúng
những quy định của pháp luật hiện hành. Cách quan niệm này rất phổ biến bởi
tính đầy đủ, cụ thể và hàm chứa yêu cầu cập nhật tạo điều kiện thuận lợi cho

98
người soạn thảo văn bản trong việc đáp ứng các yêu cầu về thể thức của hệ
thống văn bản được xây dựng và ban hành.
b. Cách thiết lập, bố trí các thành phần thể thức văn bản
- Các thành phần chung:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ;
+ Tên cơ quan ban hành; + Số và ký hiệu;
+ Địa danh và ngày tháng năm ban hành;
+ Tên loại;
+ Trích yếu;
+ Nội dung;
+ Thẩm quyền người ký; chữ ký; họ tên người ký;
+ Con dấu;
+ Nơi nhận.
- Các thành phần thể thức ổ sung:
+ Dấu chỉ độ mật, khẩn;
+ Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành;
+ Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số
Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website);
+ Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành;
+ Logo của cơ quan, tổ chức.
Các yếu tố thể thức kể trên đều chứa đựng những thông tin cần thiết cho việc
hình thành, sử dụng, quản lý văn bản. Mặt khác, chúng có tầm ảnh hưởng không nhỏ
tới quá trình thực hiện văn bản trong thực tế hoạt động của các tổ chức cơ quan.
- Yêu cầu đối với việc thiết lập và trình bày thể thức văn bản
Muốn văn bản đảm bảo thể thức, không những phải đảm bảo đầy đủ các
yếu tố thể thức cần có mặt trong mỗi văn bản theo trường hợp sử dụng cụ thể mà
còn phải tuân thủ những quy định về kỹ thuật trình bày. Định hướng chung của
việc trình bày các yếu tố thể thức là nhằm hướng tới tính pháp lý, tính khoa học,
tính văn hóa và đảm bảo yếu tố mỹ quan cho văn bản. Vì vậy, cần thực hiện
những yêu cầu đặt ra:

99
+ Thiết lập nội bộ các yếu tố theo đúng quy định và phù hợp với các quy
tắc hành chính hiện hành;
+ Sắp đặt vị trí các yếu tố trên sơ đồ văn bản một cách khoa học theo
đúng quy định, thuận tiện cho việc tiếp nhận và thực hiện nội dung văn bản;
+ Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ hợp lý trong khuôn khổ quy định của các
văn bản pháp luật, đồng thời tận dụng được thế mạnh của công nghệ hiện đại, dễ
dàng và thuận tiện cho việc áp dụng công nghệ thông tin.
- Cách trình bày các yếu tố thể thức:
Quốc hiệu
Quốc hiệu là yếu tố thể thức phản ánh tên nước, chế độ chính trị và mục
tiêu phấn đấu, lý tưởng theo đuổi của Nhà nước Việt Nam.
Vị trí trình bày của yếu tố này là trên cùng góc phải trang đầu của mỗi văn
bản, ngang hàng với tên cơ quan ban hành văn bản.
Quốc hiệu trình bày ở dòng trên, được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng,
đậm, cỡ chữ từ 12 đến 13; tiêu ngữ trình bày ở dòng dưới và được viết theo kiểu
chữ thường, đứng, đậm, cỡ chữ 13-14. Giữa ba từ tạo thành tiêu ngữ có gạch nối
ngắn. Dưới cùng trình bày một gạch ngang nét liền, độ dài bằng độ dài của dòng
tiêu ngữ.
Ví dụ:
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản


Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là yếu tố xác định chủ thể ban
hành văn bản và cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ thể ban hành văn bản. Tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày ở vị trí trên cùng góc trái trang
đầu của mỗi văn bản, ngang hàng với Quốc hiệu.
Có hai cách thức trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
Cách thứ nhất là chỉ cần ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản,
không cần ghi tên cơ quan chủ quản với các cơ quan, tổ chức sau: các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hay các cơ quan thuộc Quốc hội, Văn
phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu

100
Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tập đoàn kinh tế nhà nước,
Tổng công ty 91.
Cách thứ hai là bắt buộc phải đưa thêm tên cơ quan chủ quản trực tiếp lên
trên tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản với các cơ quan, tổ chức còn lại.
Tên cơ quan ban hành văn bản được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm,
cỡ chữ từ 12 đến 13. Tên cơ quan chủ quản viết kiểu chữ cũng in hoa, đứng,
không đậm. Dưới cùng, trình bày một gạch ngang nét liền, độ dài khoảng bằng
1/3 hoặc 1/2 độ dài của dòng tên cơ quan ban hành văn bản, đặt cân đối ở giữa
so với dòng tên cơ quan ban hành văn bản.
Ví dụ:
BỘ Y TẾ

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI


SỞ Y TẾ
Số và ký hiệu văn bản
Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ
chức. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày
đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Số của văn bản giúp cho
nhân viên văn thư vào sổ đăng ký và lưu trữ văn bản đồng thời giúp cho việc tra
tìm và sử dụng văn bản lưu trữ được thuận lợi, dễ dàng.
Ký hiệu văn bản là tổ hợp của chữ viết tắt tên loại văn bản và tên cơ quan
(hoặc chức danh nhà nước) ban hành văn bản.
Cách viết số và ký hiệu trong văn bản:
- Đối với VBQPPL:
Số:... /năm ban hành/ viết tắt tên loại văn bản-viết tắt tên cơ quan an
hành
- Đối với văn bản cá biệt và các loại văn bản hành chính thông thường có
tên loại, số và ký hiệu được viết là:
Số:…/ viết tắt tên loại văn bản-viết tắt tên cơ quan an hành
- Riêng công văn – còn được gọi là văn bản hành chính không có tên loại,
có cách viết số và ký hiệu riêng như sau:
Số…/viết tắt tên cơ quan an hành-viết tắt tên bộ phận soạn thảo

101
Vị trí của số và ký hiệu là ở góc trái, phía dưới yếu tố tên cơ quan ban
hành văn bản, số và ký hiệu được viết theo cỡ chữ 13, đứng, không đậm.
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi
cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
Cách thiết lâp yếu tố này được quy định cụ thể như sau:
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức trung ương là tên của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh là tên của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp xã là tên của xã,
phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức đó đóng trụ sở.
Ngày, tháng, năm ghi trên văn bản là ngày tháng năm văn bản được ký ban
hành hoặc được thông qua. Đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và số chỉ tháng
nhỏ hơn 3 thì phải viết thêm số 0 ở đằng trước. Không dùng các dấu gạch ngang
(-), dấu chấm (.) hoặc dấu gạch chéo (/) để thay thế cho các từ “ngày… tháng…
năm”.
Vị trí trình bày yếu tố địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản ở bên
phải văn bản, phía dưới quốc hiệu và tiêu ngữ. Địa danh và thời điểm ban hành
văn bản được viết theo kiểu chữ thường, nghiêng, cỡ chữ 13 đến 14. Khi trình
bày, sau địa danh có dấu phẩy (,).
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban
hành. Khi ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn. Tên loại văn bản
biểu hiện rõ giá trị pháp lý của văn bản và mục đích sử dụng văn bản trong từng
tình huống quản lý hành chính thực tế.
Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ
phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
Vị trí trình bày tên loại là dưới yếu tố địa danh, đặt cân đối giữa dòng.
Tên loại được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ từ 14 đến 15 đối với
văn bản quy phạm pháp luật và cỡ chữ 14 đối với văn bản quản lý thông thường.

102
Trích yếu được viết theo kiểu chữ thường, đứng, đậm, cỡ chữ 14 và được
đặt ngay dưới vị trí tên loại. Phía bên dưới trích yếu có một gạch ngang nét liền,
độ dài khoảng bằng 1/3 đến 1/2 độ dài dòng trên, đặt cân đối ở giữa. Ví dụ:
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Danh mục hồ sơ của Bộ Nội vụ năm 2018

Đối với công văn, trích yếu được viết theo kiểu chữ thường, đứng, không
đậm, cỡ chữ từ 12 đến 13 và đặt ở vị trí dưới số và ký hiệu văn bản.
Ví dụ:
Số: 123/STP-VP
V/v đề nghị góp ý đối với dự án Luật Tiếp cận thông tin
Nội dung
Nội dung văn bản là phần quan trọng nhất của văn bản được trình bày tại
ô số 6 bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13-14, kiểu chữ đứng. Khi xuống dòng thì
chữ đầu dòng lùi vào 1 Tab (1cm-1,27cm). Khoảng cách giữa các đoạn văn
(paragraph) đặt tối thiểu là 6 pt, khoảng cách giữa các dòng (line) chọn tối thiểu
từ cách dòng đơn (single spacing) hoặc từ 15 pt (exactly line spacing) trở lên.
- Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi
căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, riêng căn cứ cuối cùng
kết thúc bằng dấu phẩy;
- Nếu văn bản được bố cục theo chương, mục, điều, khoản, điểm thì trình
bày như sau:
+ Chương: Từ "chương" và số thứ tự của chương, được trình bày trên một
dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số
thứ tự của chương được ghi bằng chữ số La Mã. Tiêu đề của chương được đặt
ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng đậm;
+ Mục: Từ "mục" và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng
riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự
của mục được ghi bằng chữ số Ả-rập. Tiêu đề của mục được trình bày canh
giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
+ Điều: Từ "điều", số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày trên cùng
một dòng bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14),

103
kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của điều dùng chữ số Ả -rập, sau số thứ tự có
dấu chấm;
+ Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi điều được ghi bằng chữ số Ả-rập,
tiếp theo là dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ
đứng;
+ Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản được ghi bằng chữ cái tiếng
Việt theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, loại chữ in thường, cỡ chữ
bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.
- Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục từ
lớn đến nhỏ thì trình bày như sau:
+ Phần (nếu có): Từ "phần" và số thứ tự của phần được trình bày trên một
dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số
thứ tự của phần dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần được đặt ngay dưới, canh
giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng đậm;
+ Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm. Tiêu đề
của mục được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng
đậm;
+ Khoản: số thứ tự các khoản trong mỗi mục được ghi bằng chữ số Ả-rập,
sau đó có dấu chấm, số thứ tự và tiêu đề của khoản (nếu có) được trình bày bằng
chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng,
đậm;
+ Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản được ghi bằng chữ cái tiếng
Việt theo thứ tự abc, sau đó có dấu đóng ngoặc đơn, loại chữ in thường, cỡ chữ
bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.
Quyền hạn, chức vụ ký, chữ ký, họ tên của người ký văn bản
Quyền hạn, chức vụ của người ký
Trường hợp ký thay mặt tập thể thì ghi chữ viết tắt TM. (thay mặt) vào
trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan tổ chức thì phải ghi chữ viết
tắt KT. (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu.
Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt TL. (thừa lệnh) vào
trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

104
Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì ghi chữ viết tắt TUQ. (thừa ủy quyền)
vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Chức vụ ghi trên văn bản là chức danh lãnh đạo chính thức của người có
thẩm quyền ký văn bản trong cơ quan, tổ chức ban hành. Trừ một số trường hợp
nhất định (văn bản liên tịch, văn bản do hai hay nhiều cơ quan, tổ chức ban
hành, văn bản ký thừa lệnh, thừa uỷ quyền), còn lại chỉ được ghi chức danh của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức mà không trình bày lại tên của cơ quan, tổ
chức đó trong thành phần của yếu tố thể thức này. Quyền hạn và chức vụ người
ký văn bản được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ từ 13 đến 14.
Chữ ký của người ký văn bản. Người có thẩm quyền ký cần kiểm tra kỹ
nội dung văn bản trước khi ký; ký đúng thẩm quyền; không được ký bằng bút
chì, bút mực đỏ hoặc loại mực dễ phai mờ.
Họ tên của người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của
người ký văn bản. Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính,
trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu cao quý
khác, trừ văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học.
Họ tên của người ký văn bản viết theo kiểu chữ thường, đứng, đậm, cỡ
chữ từ 13 đến 14. Ví dụ:
TL. CHỦ TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG

Nguyễn Văn A
Dấu của cơ quan ban hành văn bản
Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định
110/2004/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư,

105
Chuyên đề 7
VIẾT BÁO CÁO

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
Chuyên đề báo cáo giúp học viên liên hệ, vận dụng, đối chiếu so sánh giữa lý
thuyết được cung cấp trong phần kiến thức chung với thực tiễn quản hành chính
nhà nước của đơn vị mình đang công tác.
2. Yêu cầu
Sau khi học xong các chuyên đề của phần I, học viên sẽ viết một chuyên đề báo
cáo với các yêu cầu dưới đây:
- Số trang của chuyên đề từ 10-15 trang, font chữ Times New Roman, cỡ chữ
13, giãn dòng 1,5.
- Tập trung vào ít nhất một trong các chuyên đề đã được giới thiệu trên lớp của
phần I
- Cách tiếp cận: Vận dụng lý thuyết được giảng vào phân tích hoạt động thực
tiễn ở mức cá nhân, đơn vị, ngành để rút ra các bài học và đề xuất các khuyến
nghị
II. NỘI DUNG
Nội dung chuyên đề báo cáo tùy thuộc vào vị trí việc làm của học viên. Những
gợi ý sau đây nhằm hỗ trợ cho quá trình xây dựng và trình bày chuyên đề báo
cáo.
BÌA: Nêu rõ tên tiểu luận, tên tác giả
PHẦN ĐẦU CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO: cần có các mục sau:
- Mục lục
- Bảng chú giải các ký hiệu, đơn vị đo, từ viết tắt, thuật ngữ

106
PHẦN CHÍNH CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO: nên chia thành các mục như sau:
I. Đặt vấn đề:
- Giới thiệu về chủ đề và các nội dung cơ bản mà học viên muốn trình bày trong
chuyên đề báo cáo với mục đích nêu lên lý do lựa chọn chủ đề viết báo cáo
II. Mục đích yêu cầu của chuyên đề báo cáo: Trình bày các mục đích của báo
cáo
III. Nội dung của chuyên đề báo cáo:
3.1. Các luận điểm lý thuyết chính của phần I mà học viên muốn đề cập trong
chuyên đề báo cáo (Tùy thuộc vào mối quan tâm mà học viên có thể lựa chọn ít
nhất một trong các chuyên đề đã được học, một số luận điểm lý thuyết của
chuyên đề lựa chọn).
3.2. Vận dụng các luận điểm, lý thuyết đề cập ở mục 3.1 vào thực tiễn hoạt động
ở các mức độ cá nhân, đơn vị, ngành.
- Các vấn đề thực tiễn ở mức độ cá nhân, đơn vị, ngành liên quan tới các nội
dung lý thuyết được học
- Bàn luận về những thuận lợi và khó khăn áp dụng lý thuyết vào thực tiễn
- Phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn
IV. Kết luận và khuyến nghị:
- Rút ra những kết luận chính về vấn đề, chủ đề quan tâm
- Khuyến nghị
V. Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn cách viết tài liệu tham khảo ở mục VIII
VI. Phụ lục:
Những tài liệu, hình, ảnh cần thiết để làm sáng tỏ chuyên đề báo cáo có thể đưa
vào phụ lục của báo cáo.

107
PHẦN II
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH
VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (168 TIẾT)

108
CHUYÊN ĐỀ 1
VIÊN CHỨC, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DƯỢC
SĨ (HẠNG III) VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 12 tiết, trong đó:
Số tiết lý
thuyết: 8
Số tiết thảo luận/thực hành: 4
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi kết thúc khóa học, học viên có khả năng:
1-Trình bày được chức danh nghề nghiệp của viên chức, và tiêu chuẩn chức
danh dược sỹ hạng III.
2-Phân tích được đạo đức nghề nghiệp và đạo đức của dược sỹ.
3-Phân tích được thực hành chuyên nghiệp trong hành nghề y tế
NỘI DUNG
1. Khái niệm viên chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của dược sĩ
(hạng III)
1.1. Khái niệm hoạt động nghề nghiệp và chức danh nghề nghiệp của viên
chức
Viên chức
Luật số 58/2010/QH12 của Quốc hội, quy định về viên chức; quyền,
nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị
sự nghiệp công lập.
Điều 2. Viên chức

109
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề
nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm
việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên
chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự
nghiệp công lập.
Điều 8. Chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan
quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động
của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp
luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực
hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự
nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về
thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự
nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả
năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm
vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

110
4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị
sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ
cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự
nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập.
1.2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của dược sĩ (hạng III)
Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp dược do Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành, trong đó
có quy định:
Điều 6. Dược sĩ - Mã số: V.08.08.22
1. Nhiệm vụ:
a) Lập kế hoạch và thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng
thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
b) Tổ chức thực hiện pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên
khoa ung bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn,
bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
c) Thực hiện công tác bảo đảm chất lượng thuốc pha chế tại đơn vị;
d) Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
đ) Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử
dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
e) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc;
g) Thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá
chất lượng thuốc lưu hành;
h) Quản lý, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật
chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong phạm vi được giao;
i) Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược,
bao gồm: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu, cấp phát thuốc;
k) Tham gia, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp
kiểm nghiệm;
l) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ
thuật cho học sinh, sinh viên và cán bộ y tế;

111
m) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến;
n) Chịu trách nhiệm về công tác thống kê, báo cáo.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học dược trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại
Thông tư ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân
tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin
và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm,
tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng
thuốc, mỹ phẩm;
c) Có kỹ năng thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp
luật về dược;
d) Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế,
cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia;
đ) Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
e) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược hạng IV lên chức danh dược
sĩ phải có thời gian giữ chức danh dược hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình
độ dược cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ dược trung cấp.
2. Đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của dược sĩ
2.1. Những vấn đề cơ bản về đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức bao gồm những chuẩn mực xã hội để phân biệt giữa cái đúng và
cái sai và những giá trị về phẩm hạnh bởi các hoạt động của con người. Các giá trị
tuyệt đối của cái thiện và cái ác, đúng và sai, và niềm tin về sự bất khả xâm phạm
của con người, về cơ bản là giống nhau trong tất cả các xã hội. Y đức là đạo đức
của người hành nghề y, liên quan đến quyền con người và luật pháp, là một phần
của đạo đức, và không tách rời các vấn đề đạo đức trong cuộc sống thường ngày.
112
Do đặc tính nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và nhân phẩm của con
người, những lý luận và quy tắc về y đức xuất hiện rất sớm. Giáo dục đạo đức
nghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể;
hướng con người vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề
nghiệp. Nhìn chung, đạo đức nghề nghiệp có thể bao gồm một số tiêu chí sau:
- Làm việc có nguyên tắc
Đạo đức nghề nghiệp thể hiện trước hết ở tính chuyên nghiệp, làm việc có
nguyên tắc, tuân thủ các qui định, qui chế, đúng giờ, làm hết trách nhiệm được
phân công. Tránh làm khó dễ người khác, không nói xấu đồng nghiệp chưa đủ
trong nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp được thể hiện cả trong thái độ làm việc
của bạn ở cơ quan hàng ngày.
- Quan hệ với đồng nghiệp
Làm chủ được các mối quan hệ, tình cảm của mình đối với đồng nghiệp,
nhất là những đồng nghiệp đã có gia đình. Dù là chuyện riêng tư nhưng bạn có
thể vi phạm đạo đức nghề nghiệp và sẽ bị đánh giá không hay về lối sống, cách
ứng xử với đồng nghiệp nếu có biểu hiện không đúng về hành vi, ứng xử.
- Trung thực
Trung thực là đức tính quan trọng nhất. Cần khiêm tốn, không khoa
trương, phóng đại với đồng nghiệp, đối tác, bệnh nhân, khách hàng.
- Không làm việc qua loa
Đảm bảo thực hiện đúng, đủ thời gian làm việc theo qui định, 8 tiếng mỗi
ngày. Thực hiện công việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm cao về kết quả
và chất lượng công việc. Không làm việc riêng, việc cá nhân, việc không liên
quan đến nhiệm vụ chính của bạn khi đang làm nhiệm vụ của cơ quan.
- Không lạm dụng của công
Không lấy tài sản của công mang về nhà sử dụng hoặc quá lạm dụng của
công như máy in, photo, các tài sản nhỏ như bút, sổ ghi chép… Khi lấy nhiều
lần bạn sẽ bị đánh giá là lợi dụng của công, ý thức kém và thiếu đạo đức trong
việc sử dụng tài sản chung. Đôi khi chỉ lạm dụng một chút, bạn sẽ để lại hình
ảnh xấu với đồng nghiệp.
- Là tấm gương về công bằng, minh bạch
Dù là nhân viên hay lãnh đạo bạn cũng cần luôn thể hiện mình là
người công bằng, minh bạch trong mọi việc. Là người luôn cố gắng và có chí
tiến thủ, mọi việc làm đều vì mục đích cuối cùng là vì sự phát triển của cơ quan.
113
2.2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của dược sĩ
2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản về đạo đức y học
a. Nguyên tắc về quyền tự quyết của người bệnh
Quyền tự quyết của bệnh nhân là nền tảng trong mối quan hệ thầy thuốc -
bệnh nhân. Quyền tự quyết có nghĩa là bệnh nhân có quyền “tự quản lý bản thân
mình”, tự quyết định trong mối quan hệ với thầy thuốc. Tuy nhiên, cần chú ý
đến những tiêu chí để bệnh nhân có thể tự mình ra quyết định:
Bênh nhân không có rối loạn tâm thần hoặc thiểu năng trí tuệ
Không có tình trạng bệnh ảnh hưởng đến năng lực tâm thần của bệnh
nhân.
Bác sỹ giải thích rõ các phương án lựa chọn trong chẩn đoán và điều trị
khác nhau cho bệnh nhân.
Vì vậy chúng ta có thể suy nghĩ về quyền tự quyết theo hai hướng:
Thứ nhất, là bệnh nhân đủ năng lực nhận thức
Thứ hai là bệnh nhân tự nguyện quyết định dựa trên sự hiểu biết về các
thông tin liên quan, không bị ép buộc, đe dọa, lôi kéo...
Trong thực hành y học, nguyên tắc quyền tự quyết của người bệnh là nền
tảng cho mối quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân, bệnh nhân quyết định ai được
quyền tiếp cận thông tin, quyết định việc tham gia điều trị.
b. Làm điều thiện
Nguyên tắc này đề cập đến những hành động có chủ ý đem lại lợi ích cho
bệnh nhân. Người thầy thuốc phải học tập và rèn luyện không ngừng để nâng
cao tay nghề, sự tận tâm và lòng nhân ái để việc thực hành y học của mình là
hành động có chủ ý mang lại những điều tốt nhất cho người bệnh.
Nguyên tắc làm điều thiện bao gồm hàng loạt điều kiện bắt buộc để tăng
cường lợi ích cho bệnh nhân, từ trách nhiệm không được làm gì gây hại cho tới
trách nhiệm phải làm việc tốt, có năng lực để giảm thiểu nguy cơ trong chữa trị
bệnh. Hiểu biết về hoàn cảnh và khả năng có thể gây ra nguy cơ và lợi ích của
mỗi biện pháp điều trị là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người.
c. Không gây hại
Nguyên tắc này nhấn mạnh những hành động có chủ đích không được làm
tổn hại hoặc đem lại điều có hại cho bệnh nhân.

114
Trong một số trường hợp, có thể khó giải thích về một thực hành y tế theo
nguyên tắc chỉ làm điều thiện, như thử nghiệm một thuốc mới. Một thuốc hay
liệu pháp mới, nếu thành công có thể là đóng góp cho chăm sóc sức khoẻ (điều
thiện), nhưng nếu có rủi ro thì bệnh nhân tham gia sẽ là người chịu hậu quả.
Trường hợp này có thể mâu thuẫn với việc tuân theo nguyên tắc chỉ làm việc
thiện. Vì vậy, bác sĩ cần xem xét kỹ lợi hại, giải thích đầy đủ cho người bệnh,
đảm bảo việc xác định lợi ích và nguy cơ cho bệnh nhân đã được tính toán.
Trong thực hành, thái độ lơ là, thiếu thận trọng khi giao tiếp, giải thích
cho bệnh nhân có thể dẫn đến hiểu lầm của người bệnh và gia đình, là hành vi có
thể gây hại trực tiếp cho người bệnh. Kê đơn viết không rõ, chỉ định dùng nhiều
loại thuốc, thuốc đắt tiền cũng có thể trực tiếp gây hại cho người bệnh.
Những người chưa đạt tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn được phân công
thực hiện quy trình, thủ thuật chăm sóc bệnh nhân có thể gây nguy cơ cao hơn
cho bệnh nhân, là trực tiếp gây hại cho người bệnh.
d. Công bằng trong khám chữa bệnh
Công bằng là không thiên vị. Tất cả những quyết định của bác sĩ phải
được dựa trên nhu cầu thực sự của bệnh nhân chứ không dựa trên những yếu tố
khác như giàu nghèo, quen biết hoặc tầng lớp xã hội của họ.
Nguyên tắc này rất dễ bị vi phạm, khi bệnh nhân quen biết với bác sỹ, có
địa vị, giàu sang… dẫn tới các quyết định điều trị khác nhau cho những bệnh
nhân có bệnh cảnh tương tự nhau.
Trong di huấn của Hải Thượng Lãn Ông, công bằng được đề cập như sau:
“Được mời đi thăm bệnh: nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi
thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hoặc nghèo hèn mà nơi đến trước chỗ
tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém khi lòng mình có chỗ không thành
thật, thì khó mong thu được kết quả.
Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình khi mắc
bệnh phải nhờ đến mình liền nghĩ ra ý nghĩ oán thù không chịu chữa hết lòng,
đó là tội hẹp hòi.
Thấy kẻ mồ côi goá bụa, người hiền, con hiếm mà nghèo đói ốm đau cho
là chữa mất công vô ích không chịu hết lòng, đó là tội thất đức”.
Thực tế tại nhiều nơi, việc đối xử không bình đẳng với các cá nhân và
nhóm xã hội nhất định vẫn xảy ra. Phân biệt đối xử (đối xử không công bằng)
thường thấy trong các trường hợp:

115
Phân biệt xảy ra với một số nhóm người, như những người bị định kiến xã
hội (nghiện chích, tù nhân,…), một số dân tộc, tôn giáo, vùng miền…
Sự phân biệt người giàu và người nghèo: người có thể đã đưa “quà” cho
bác sỹ hoặc có khả năng chi trả cao hơn được đối xử tốt hơn.
Phân biệt về trình độ, tầng lớp xã hội, địa vị xã hội: người có địa vị xã hội
được đối xử khác với dân thường một cách công khai tại nhiều nơi.
Thành viên trong gia đình, họ hàng của bác sĩ, nhân viên y tế.
Người quen của bác sỹ, nhân viên y tế.
2.2.2. Về tiêu chuẩn đạo đức dược sĩ
Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp dược do Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành, trong đó
có quy định:
Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên
môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên
môn nghiệp vụ.
5. Coi trọng việc kết hợp y-dược hiện đại với y-dược cổ truyền;
6. Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, ngày 15 tháng 10 năm 2019, Bộ Y tế ban hành chuẩn năng
lực của Dược sỹ (Quyết định số 4815/QĐ-BYT), trong đó có vấn đề liên quan
đến đạo đức, cụ thể:
LĨNH VỰC 1. HÀNH NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP VÀ CÓ ĐẠO ĐỨC
Tiêu chuẩn 1.1. Hành nghề theo quy định của pháp luật
Tiêu chí 1.1.1. Có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam, luật
Dược và các văn bản qui phạm pháp luật khác liên quan đến hành nghề dược.
Tiêu chí 1.1.2. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, luật Dược và các văn bản
qui phạm pháp luật khác liên quan đến hành nghề dược, các quy tắc ứng xử của
cán bộ y tế.

116
Tiêu chí 1.1.3. Hành nghề trong phạm vi chuyên môn được phép, tuân thủ
các qui định nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện sức khỏe.
Tiêu chuẩn 1.2. Hành nghề theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 1.2.1. Luôn đặt sự an toàn, lợi ích của người bệnh lên trên hết.
Tôn trọng, bảo vệ quyền của người bệnh và khách hàng.
Tiêu chí 1.2.2. Tuân thủ các quy tắc đạo đức trong hành nghề và nghiên
cứu y sinh dược học. Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề.
Tiêu chí 1.2.3. Hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước; trung thực, đoàn
kết, tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp.
Tiêu chí 1.2.4. Thực hiện trách nhiệm xã hội một cách chuyên nghiệp.
Tiêu chuẩn 1.3. Hành nghề phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế
Tiêu chí 1.3.1. Nhận biết, tôn trọng các điều kiện kinh tế, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của địa phương nơi hành nghề.
Tiêu chí 1.3.2. Thích ứng với các hoàn cảnh và điều kiện thực tế để thực
hiện các hoạt động chuyên môn độc lập hoặc phối hợp.
Tiêu chí 1.3.3. Tiếp cận người bệnh, khách hàng và cộng đồng một cách
khoa học, trách nhiệm, thấu hiểu và đồng cảm.
Tiêu chí 1.3.4. Hành nghề dựa trên nguyên tắc công bằng, không phân
biệt các thành phần xã hội.
Tiêu chí 1.3.5. Coi trọng việc kết hợp kiến thức y dược học hiện đại với y
dược học cổ truyền.
Tiêu chí 1.3.6. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc, báo vệ
sức khoẻ cộng đồng. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoe ban đầu có chất lượng.
Tiêu chuẩn 1.4. Học tập suốt đời
Tiêu chí 1.4.1. Ý thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời;
Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng tiến bộ khoa học -
công nghệ để đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp và phục vụ nhu cầu xã
hội.
Tiêu chí 1.4.2. Chủ động thu thập, đánh giá và sử dụng các nguồn thông
tin phản hồi về công việc của bản thân một cách hệ thống, thường xuyên, có cơ
sở khoa học để xác định nhu cầu học tập, phát triển chuyên môn phù hợp.

117
Tiêu chí 1.4.3. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong
học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1-Trình chức danh nghề nghiệp của viên chức, và tiêu chuẩn chức danh dược sỹ
hạng III.
2- Phân tích đạo đức nghề nghiệp và đạo đức của dược sỹ.
3 - Phân tích tính chuyên nghiệp trong hành nghề y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế Quyết định số:4815/QĐ-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2019:
Chuẩn năng lực của Dược sỹ Việt Nam.
2. Bộ Y tế Bộ Nội vụ: Thông tư liên tịch Số: 27/2015/TTLT-BYT-BNV:
QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DƯỢC
3. Quốc hội: Luật số 58/2010/QH12, Luật viên chức
4. Nguyễn Văn Hùng, Phạm Văn Thức 2014: Bài giảng đạo đức Y học. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Epstein RM, Hundert EM. Defining and assessing professional
competence. JAMA. 2002; 287(2):226–235. 
6. Vietnam Ministry of Health. Competences of Accreditation Council for
Graduate Medical Education. General competencies Chicago: ACGME 1999
7. American Board of Internal Medicine Foundation. American College of
Physicians–American Society of Internal Medicine Foundation. European
Federation of Internal Medicine Medical professionalism in the new
millennium: a physician charter. Ann Intern Med. 2002;136(3):243–246. 
8. Mohamed Alrukban, Guiath Hussein. Professionalism in Medical
Practice. Farabi 20 Oct, 2016

118
CHUYÊN ĐỀ 2
GIỚI THIỆU, CẬP NHẬT HỆ THỐNG NGÀNH DƯỢC VÀ HỆ THỐNG
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI TRONG LĨNH VỰC DƯỢC

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 12 tiết
- Lý thuyết: 4
- Thảo luận/thực hành: 8
MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc khóa học, học viên có khả năng:
1- Trình bày được cơ cấu tổ chức ngành dược Việt Nam
2- Trình bày được các văn bản pháp qui hiện hành chủ yếu trong lĩnh vực Dược
NỘI DUNG
1. Giới thiệu hệ thống ngành dược
1.1. Hệ thống ngành y tế
a. Về mô hình tổ chức
- Mạng lưới y tế được tổ chức theo tổ chức hành chính Nhà nước
+ Y tế tuyến Trung ương.
+ Y tế địa phương bao gồm: Y tế tuyến Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Y tế tuyến cơ sở: Phòng y tế huyện, quận, thị xã; Trạm y tế xã, phường,
cơ quan, trường học...
- Mạng lưới y tế tổ chức theo thành phần kinh tế
+ Cơ sở y tế Nhà nước
+ Cơ sở y tế Tư nhân
- Mạng lưới y tế tổ chức theo các lĩnh vực hoạt động
+ Lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng
+ Lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng
+ Lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế
+ Lĩnh vực giám định, kiểm định, kiểm nghiệm

119
+ Lĩnh vực dược - thiết bị y tế
+ Lĩnh vực giáo dục, truyền thông và chính sách y tế
- Mạng lưới y tế tổ chức theo 2 khu vực và các tuyến
+ Khu vực y tế phổ cập có nhiệm vụ đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân hàng ngày. Cụ thể là đáp ứng được các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu, sử dụng các kỹ thuật thông thường, phổ biến nhưng có tác
dụng tốt. Khu vực y tế phổ cập bao gồm từ tuyến y tế Tỉnh/ Thành phố trực
thuộc Trung ương trở xuống. Hiện nay tuyến y tế tỉnh còn đảm nhiệm cả nhiệm
vụ của khu vực y tế chuyên sâu. 
+ Khu vực y tế chuyên sâu có nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật cao mũi nhọn, tập
trung vào các hoạt động NCKH, chỉ đạo khoa học kỹ thuật và hỗ trợ cho tuyến trước.

Mô hình chung hệ thống tổ chức Ngành Y tế  Việt Nam.


b. Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức xây dựng
Thứ nhất, phục vụ nhân dân tốt nhất và hiệu quả cao
Các cơ sở y tế gần dân, rộng khắp ở mọi khu vực: Thành thị, nông thôn,
miền núi, hải đảo... Thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịnh vụ chăm sóc sức
khỏe (công, tư, bán công, lưu động, tại nhà… ). Với đặc điểm này các cơ sở y tế
Việt Nam có khả năng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cụ
thể là đảm bảo phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân kịp thời, hiệu quả và công

120
bằng, thực hiện các nội dung và nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Thứ hai, xây dựng theo hướng dự phòng chủ động và tích cực
Mạng lưới y tế Việt Nam xây dựng theo hướng dự phòng chủ động và tích
cực được thể hiện trong các nội dung hoạt động sau:
Mạng lưới y tế làm tham mưu tốt công tác vệ sinh môi trường: Vệ sinh ăn, ở,
sinh hoạt, lao động... Tích cực tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vận động nhân dân
thực hiện các biện pháp dự phòng. Việc kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với các
ngành khác, với các tổ chức xã hội nhằm thực hiện dự phòng theo hướng xã hội hoá.
Thứ ba, các cơ sở y tế xây dựng phù hợp với tình hình kinh tế địa phương
Quy mô cơ sở y tế hợp lý (số giường bệnh, kinh phí, cơ sở vật chất...). Địa
điểm của các cơ sở thuận lợi cho nhân dân trong quá trình sử dụng: Thuận tiện
giao thông, trung tâm của các điểm dân cư, đảm bảo bán kính ngắn cho nhân
dân đi lại được dễ dàng. Cán Bộ Y tế phù hợp về số lượng và chất lượng (loại
cán bộ, trình độ chuyên môn). Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm từ khi bắt đầu xây dựng cũng như suốt trong quá trình sử dụng. Động
viên cộng đồng tham gia xây dựng màng lưới về mọi mặt. Phát triển cân đối
giữa các khu vực phổ cập và chuyên sâu, phòng bệnh và chữa bệnh, y và dược,
chuyên môn và hành chính, hậu cần.
Thứ tư, các cơ sở y tế xây dựng phù hợp trình độ khoa học kỹ thuật, khả
năng quản lý
Đủ trang thiết bị y tế thông thường và hiện đại để thực hiện những kỹ
thuật điều trị theo tuyến quy định, có tính đến khả năng sử dụng trang thiết bị
của nhân viên y tế tại cơ sở y tế. Diện tích sử dụng phù hợp, có thể đáp ứng
được các yêu cầu hiện tại và các yêu cầu mới về quy hoạch và phát triển kinh tế
trong tương lai.
Thứ năm, đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ bao gồm chất lượng về chuyên môn kỹ thuật, chất
lượng quản lý ngành y tế và đạo đức phục vụ. Để không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ cần:
Phát huy mọi tiềm lực về cơ sở, trang thiết bị, nhân lực trong các cơ sở y
tế Nhà nước, liên doanh và tư nhân để ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khoẻ nhân dân: lồng ghép các hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh, khám
chữa bệnh và đào tạo, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên
tiến trong nước và trên thế giới.

121
Tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế, kêu gọi đầu tư để phát triển
khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng phục vụ.
Đổi mới và hiện đại hóa công tác quản lý, trang thiết bị y tế; tăng cường
đào tạo, thực hiện đào tạo liên tục để nâng cao chất lượng phục vụ.
1.2. Hệ thống ngành dược
1.2.1. Đặc điểm ngành Dược Việt Nam.
Có tính xã hội cao: Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt có ảnh
hưởng trực tiếp đến tính mạng sức khoẻ của con người, cần được đảm bảo tuyệt
đối về chất lượng, được sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm. Vì vậy
nó đòi hỏi phải sự quản lý và hỗ trợ chặt chẽ của Nhà nước, các Bộ ngành trong
việc nghiên cứu, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối nhằm đảm bảo tính
xã hội và tính nhân đạo trong việc tiêu dùng thuốc chữa bệnh.
Tính tập trung: Toàn bộ các hoạt động chuyên môn tập trung trong 1 tổ
chức và trực thuộc Bộ Y tế. Kết hợp với ngành Y tế, hỗ trợ lẫn nhau phục vụ
chăm sóc sức khỏe nhân dân và quốc phòng.
Cùng chịu sự quản lý hành chính của cơ quan nhà nước:
- UBND: quản lý toàn diện.
- Cơ quan y tế cấp trên ( BYT, sở YT,...): quản lý chuyên môn.
Về nhiệm vụ của ngành Dược:
 Bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu
cầu phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khuyến khích sử dụng thuốc sản
xuất trong nước.
Tăng cường đấu thầu tập trung, giảm giá thuốc, thiết bị, hoá chất, vật tư y
tế, bảo đảm công khai, minh bạch. Hoàn thiện cơ chế đầu tư, mua sắm và kiểm
soát chặt chẽ chất lượng, chống thất thoát, lãng phí.
Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc. Củng cố hệ thống phân phối thuốc,
bảo đảm kỷ cương pháp luật, hiệu quả, chuyên nghiệp. Thực hiện nghiêm các
quy định pháp luật về quyền phân phối thuốc, không để các doanh nghiệp không
được phép nhưng vẫn thực hiện phân phối thuốc trá hình. Tập trung quản lý hệ
thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng
bộ các giải pháp để truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc
không theo đơn. Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo

122
đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên
toàn quốc.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất thuốc, vắc xin. Đầu tư đủ nguồn
lực để làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới, vắc xin tích hợp nhiều
loại trong một, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêm chủng mở rộng trong nước, tiến tới
xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thuốc, vắc xin, sinh
phẩm, thiết bị, vật tư y tế, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị dược phẩm
trong khu vực và trên thế giới.
Đẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác dụng của các
phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ
truyền. Hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hoá
các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y.
Có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý
hiếm; ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng chuyên canh, hình thành
các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.
Đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm
chức năng giả, kém chất lượng. Kiểm soát chặt chẽ thực phẩm chức năng và
hàng hoá có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Tăng cường kiểm soát chất lượng
dược liệu ngoại nhập; giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu của nước
ngoài.
1.2.2. Tổ chức ngành Dược Việt Nam hiện nay.
Tổ chức ngành Dược Việt Nam hiện nay bao gồm có: Tổ chức quản lí nhà
nước; Tổ chức sản xuất kinh doanh; Đào tạo - nghiên cứu khoa học; Dược bệnh
viện; Đoàn thể Dược.

Tổ chức quản lí nhà Tổ chức sản xuất


123
nước kinh doanh
Việt Nam

Đào tạo - nghiên Dược bệnh viện Đoàn thể Dược


cứu khoa học

Hình 2.1. Tổ chức ngành Dược Việt Nam.


a. Về tổ chức quản lí nhà nước.

Tổ chức quản lí nhà nước

Cấp Cấp Tỉnh/ Cấp Cấp xã/


Trung Thành phố quận/ phường
ương huyện

Hình 2.2. Tổ chức quản lí nhà nước


b. Tổ chức thanh tra Dược
Khái niệm: Thanh tra Nhà nước về Y tế chuyên ngành Dược gọi là Thanh tra
Dược, là một bộ phận của Thanh tra Nhà nước về Y tế, được tổ chức theo điều 48
và 51 của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và Điều lệ thanh tra Nhà nước về y tế.
Thanh tra Dược có hai cấp:
- Cấp Trung ương: Thanh tra Dược Bộ Y tế bao gồm:
Phó Chánh Thanh tra Dược Bộ Y tế là người giúp việc Chánh thanh tra
Bộ, phụ trách công tác Thanh tra Dược trong cả nuớc.
Phó Thanh tra Dược Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm theo đề nghị
của Chánh thanh tra Bộ.

124
Thanh tra viên Dược Bộ Y tế là người thực hiện nhiệm vụ do Chánh thanh
tra Bộ giao.
Thanh tra viên Dược Bộ Y tế do Chánh thanh tra Bộ Y tế đề nghị các cấp
có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp quy định tại Nghị định 191/HĐBT ngày
18/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Quy chế thanh tra viên ban hành kèm
theo Nghị định này.
Cộng tác viên Thanh tra Dược.
Thanh tra Dược được sử dụng cộng tác viên thanh tra theo quy định tại
Nghị định 191/HĐBT về quy chế thanh tra viên.
Thanh tra Dược được mời những chuyên viên đầu ngành của các chuyên
khoa y tế có khả năng và trình độ chuyên môn tham gia cộng tác viên thanh tra
để đáp ứng những yêu cầu cụ thể theo từng nội dung thanh tra .
Thanh tra Dược được sử dụng các cộng tác viên là những cán bộ chuyên
môn công tác tại các đơn vị luôn phối hợp chặt chẽ, kịp thời với thanh tra cấp
trên, tham gia các đoàn thanh tra do cơ quan thanh tra trưng tập.
Việc trưng tập, sử dụng, quyền lợi của cộng tác viên Thanh tra Dược theo
quy định của Nhà nước.
- Cấp Địa phương: Thanh tra Dược Sở Y tế bao gồm:
Phó Chánh Thanh tra Dược Sở Y tế là người giúp việc Chánh thanh tra
Sở, phụ trách công tác thanh tra Dược trong phạm vi địa phương.
Phó Chánh thanh tra Dược Sở Y tế do giám đốc sở Y tế bổ nhiệm theo đề
nghị của Chánh thanh tra Sở Y tế.
 Thanh tra viên Dược Sở Y tế là người thực hiện nhiệm vụ do chánh thanh
tra Sở giao.
Thanh tra viên Dược Sở Y tế do Chánh thanh tra Sở y tế đề nghị các cấp
có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp quy định tại Nghị định 191/HĐBT ngày
18/6/1991 và quy chế thanh tra viên.
Cộng tác viên Thanh tra Dược
Trách nhiệm:
Thanh tra Dược có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về
dược trong các lĩnh vực: sản xuất thuốc, lưu thông phân phối thuốc, xuất khẩu
nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, tồn trữ quản lý và sử dụng thuốc; Kể
cả thuốc y dược cổ truyền dân tộc và trang thiết bị y tế.

125
Quyền hạn:
Yêu cầu các tổ chức và cá nhân nơi đang thanh tra cung cấp tài liệu cần
thiết và báo cáo bằng văn bản những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra
theo đúng yêu cầu và thời gian quy định. Trường hợp cần thiết được niêm phong
tài liệu tang vật có liên quan đến nội dung thanh tra, lập biên bản các vi phạm
theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giám định, kết luận những vấn đề cần
thiết để phục vụ cho việc thanh tra.
Đình chỉ có thời hạn những việc làm vi phạm các quy định về dược gây
nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và những việc làm khác đang
hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan tổ chức và công dân.
Quyết định cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi tang vật, giấy phép hành nghề,
giấy phép kinh doanh, sản xuất của các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân và
công dân nếu vi phạm các quy định về Dược.
Quyết định cảnh cáo các tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở công tác
thanh tra y tế, báo cáo sai sự thật, không chấp hành đúng yêu cầu, quyết định
của thanh tra
Trường hợp phải xử lý bằng hình thức cao hơn thì kiến nghị các cơ quan
có thẩm quyền quyết định.
Chuyển hồ sơ tài liệu sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với những trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm
Thanh tra Dược được tiến hành thanh tra độc lập nhưng phải xuất trình
thẻ thanh tra viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước thanh tra về mọi
kết luận và quyết định của mình.
Các cơ quan kiểm nghiệm và cơ quan kỹ thuật chuyên khoa là cơ quan
chuyên môn có trách nhiệm tiến hành thực hiện các kỹ thuật chuyên ngành cho
công tác thanh tra Dược . Trong chức năng kiểm tra thường xuyên tại cơ sở, khi
phát hiện vi phạm cần phải xử phạt hành chính có trách nhiệm chuyển giao sang
cơ quan Thanh tra Y tế cùng cấp để tiến hành xử lý.
c. Tổ chức tiêu chuẩn hóa
- Cấp Trung ương: Trực thuộc Bộ Y tế
+ Viện kiểm nghiệm thuốc quốc gia (Hà Nội) và Phân viện kiểm nghiệm
(TP.HCM)
126
Ngày 29/7/1957, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định số 845-BYT-NĐ thành
lập Phòng Kiểm nghiệm trực thuộc Bộ Y tế, đây là tổ chức tiền thân của Viện
Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hiện nay;
Ngày 13/4/1961, Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết định số 324/BYT-QĐ,
chuyển Phòng Kiểm nghiệm trực thuộc Bộ thành Viện Dược liệu trong đó có 2
khối: Khối Dược liệu và Khối Kiểm nghiệm;
Ngày 04/01/1971, Hội đồng Chính phủ có Nghị định số 03/CP về việc sửa
đổi và tổ chức lại bộ máy của Bộ Y tế, trong đó Khối kiểm nghiệm thuộc Viện
Dược liệu được tách thành Viện Kiểm nghiệm trực thuộc Bộ Y tế;
Trước yêu cầu của công tác kiểm tra và giám sát chất lượng thuốc trong
thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 18/4/2006, Thủ tướng Chính
phủ đã ký Quyết định số 621/QĐ-TTg về việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ Y tế ngoài Nghị định 49/2003/NĐ-CP, xác định đổi tên
Viện Kiểm nghiệm thành Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương.
Chức năng:
- Giúp Bộ Y tế quản lý chỉ đạo công tác kiểm tra chất lượng thuốc trong
toàn quốc về mặt kĩ thuật có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thuốc.
- Kiểm tra xác định chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường.
- Thẩm tra kĩ thuật, giúp Bộ xét duyệt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm để xét
cấp đăng ký sản xuất và lưu hành thuốc ở Việt Nam.
- Phát hành các chất chuẩn và chất đối chiếu dùng trong kiểm nghiệm.
- Làm trọng tài về chất lượng khi có tranh chấp khiếu nại về chất lượng
thuốc.
- Tham gia đào tạo cán bộ làm công tác kiểm nghiệm.
- Tư vấn về chính sách chất lượng thuốc quốc gia.
- Xây dựng tiêu chuẩn phòng kiểm nghiệm thuốc đạt tiêu chuẩn và giúp
đỡ, kiểm tra công nhận các phòng kiểm nghiệm thuốc trong cả nước.
- Kiểm tra việc kiểm nghiệm thuốc theo tiêu chuẩn trong phạm vi toàn
quốc.
- Cấp địa phương: Trực thuộc Sở Y Tế
Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm mỹ phẩm:

127
Nhiệm vụ: như Viện kiểm nghiệm nhưng giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành
phố.
Phòng kiểm nghiệm (Bộ phận kiểm nghiệm):
Nhiệm vụ: Công tác kiểm tra chất lượng thuốc được thực hiện ở tất cả các
cơ sở có liên quan đến thuốc: cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, bệnh viện,….
d. Tổ chức sản xuất, kinh doanh.
- Sản xuất
Loại hình tổ chức sản xuất thuốc bao gồm: Doanh nghiệp sản xuất thuốc;
Hợp tác xã, hộ kinh doanh sản xuất dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.
Điều kiện kinh doanh đối với cơ sở sản xuất thuốc:
Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược
phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở sản xuất thuốc.
Cơ sở sản xuất thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc
được giao;
Nhà xưởng, hệ thống phụ trợ và thiết bị được trang bị, bố trí, thiết kế, chế
tạo, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng;
Có khu vực kiểm tra chất lượng đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng phù
hợp quy mô sản xuất;
Có khu vực bảo quản bảo đảm điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo
quản phù hợp quy mô sản xuất;
Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn,
công thức, hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.
- Kinh doanh.
Các tổ chức kinh doanh bao gồm:
+ Cơ sở bán buôn thuốc
Bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh sau:
Doanh nghiệp bán buôn thuốc;
Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể bán buôn dược liệu, thuốc đông y và
thuốc từ dược liệu;
Đại lý bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế.

128
Điều kiện kinh doanh đối với cơ sở bán buôn thuốc:
Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược
phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán buôn thuốc.
Cơ sở bán buôn thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc
được giao;
Nhà kho, hệ thống phụ trợ phải được thiết kế, xây dựng, sử dụng và bảo
dưỡng phù hợp với mục đích bảo quản và quy mô sử dụng, đảm bảo bảo quản
theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc; có khu vực riêng để bảo quản
có trật tự các loại sản phẩm khác nhau; khu vực tiếp nhận, cấp phát phải có khả
năng bảo vệ thuốc khỏi các điều kiện thời tiết bất lợi; các khu vực bảo quản liên
quan phải có biển hiệu thích hợp, rõ ràng;
Thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển phải được trang bị, bố trí, thiết
kế, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng,
đảm bảo điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản;
Kho bảo quản phải trang bị hệ thống phát điện dự phòng cho hoạt động
của kho lạnh;
Có phương tiện vận chuyển thuốc bảo đảm điều kiện bảo quản, yêu cầu về
an ninh, an toàn đối với thuốc do cơ sở kinh doanh;
Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình
bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.
+ Cơ sở bán lẻ thuốc
Bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán
lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Điều kiện kinh doanh đối với cơ sở bán lẻ thuốc:
Chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với
từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ thuốc.
Cơ sở bán lẻ thuốc, trừ cơ sở bán lẻ dược liệu, phải đáp ứng các điều kiện sau:
Phải có địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an
toàn, cách xa nguồn ô nhiễm và có biển hiệu theo quy định;
Địa điểm bán lẻ phải được xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường
và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động

129
trực tiếp của ánh sáng mặt trời; bảo đảm duy trì điều kiện bảo quản ghi trên nhãn
thuốc;
Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, phải có khu vực để trưng bày,
bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về
việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;
Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác: Khu vực pha chế
theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn; khu vực ra lẻ các thuốc không còn
bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh; nơi rửa tay
cho người bán lẻ và người mua thuốc; khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và
ghế cho người mua thuốc trong thời gian chờ đợi;
Phải có tủ, giá, kệ bảo quản thuốc đáp ứng yêu cầu về điều kiện bảo quản
thuốc, yêu cầu về bảo đảm an ninh, an toàn đối với thuốc;
Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y
tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh
hưởng đến thuốc.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.
Điều kiện kinh doanh đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc:
Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược
phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu
thuốc.
Cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc
được giao;
Nhà kho, hệ thống phụ trợ phải được thiết kế, xây dựng, sử dụng và bảo
dưỡng phù hợp với mục đích bảo quản và quy mô sử dụng;
Thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển phải được trang bị, bố trí, thiết
kế, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng
đảm bảo điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản;
Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình
bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.
Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với
hình thức bán buôn thuốc
+ Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.

130
Điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc:
Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược
phù hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.
Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc phải đáp ứng các điều kiện quy
định tại khoản 2 Điều 8, điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định 102/2016/NĐ - CP
và phải bảo đảm các trách nhiệm đối với bên thuê dịch vụ về chất lượng, số
lượng, giá trị thuốc và bảo đảm để bên thuê dịch vụ thực hiện trách nhiệm đối
với thuốc do cơ sở nhận bảo quản.
+ Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
Điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc:
Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược
phù hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải đáp ứng các
điều kiện sau:
Có đủ số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công
việc được giao;
Phòng kiểm nghiệm phải được bố trí, thiết kế phù hợp, đủ rộng để bố trí
riêng biệt các hoạt động kiểm nghiệm khác nhau, đủ chỗ cho trang thiết bị
chuyên môn, hồ sơ tài liệu và không gian làm việc cho nhân viên;
Các thiết bị, máy móc, dụng cụ phải được trang bị phù hợp với phương
pháp kiểm nghiệp, mục đích kiểm nghiệp của doanh nghiệp và thích hợp với
việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chuẩn và xử lý dữ liệu;
Được trang bị đầy đủ hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn, tài liệu kỹ thuật đáp
ứng mục đích kiểm nghiệm;
Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, hướng dẫn, quy trình bao
trùm cho các hoạt động được thực hiện.
e. Đào tạo - nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ: đào tạo nhân lực Dược và nghiên cứu khoa học về Dược.
Nhà nước và Bộ Y Tế đã xây dựng các điểm đào tạo nhân lực Dược lớn
như: các trường Đại học, Cao Đẳng Dược,... và các điểm phục vụ nghiên cứu
khoa học như Viện Dược liệu quốc gia, Viện kiểm nghiệm Trung ương,...
Bên cạnh đó, có rất nhiều nguồn tra cứu, tìm hiểu tài liệu về Dược như:

131
Báo chí, tạp chí chuyên ngành:
Tạp chí Dược học: thuộc Bộ Y Tế.
Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc: Đại học Dược Hà Nội.
Tạp chí Cảnh giác dược: Trung tâm DI và ADR quốc gia.
Thư viện y học.
Sách, giáo trình:
Dược thư Quốc gia Việt Nam
Vidal Việt Nam
Dược lý học lâm sàng
Thông tin online trên các trang web chính chủ.
f. Dược bệnh viện.
Tùy thuộc hạng bệnh viện: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; số lượng cán
bộ; trang thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp.
Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
Nghiệp vụ dược;
Kho và cấp phát;
Thống kê dược;
Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

Hình 2.7. Cơ cấu tổ chức khoa Dược bệnh viện.

132
Chức năng:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh
viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ,
kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý.
Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị
và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản
xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.
Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về dược.
Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và
theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
Tham gia chỉ đạo tuyến.
Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo
cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế

133
chưa có phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó
giao nhiệm vụ.
g. Đoàn thể dược.
Khái niệm: Đoàn thể dược là Hội Dược học, hội lấy tên là Hội Dược học
Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnamese Pharmaceu - tical Association viết
tắt là VPA.
Hội Dược học Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của
dược sĩ Việt Nam và cán bộ khoa học kỹ thuật hoạt động trong các lĩnh vực
dược Việt Nam. Nhằm cùng nhau đoàn kết, học tập, trau dồi kinh nghiệm, đạo
đức và nghiên cứu để phát huy tác dụng nghề nghiệp, góp phần vào việc xây
dựng và phát triển ngành dược trên cơ sở một nền y học Việt Nam.
Hội Dược học Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, tập trung, hoạt
động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quản lý của Nhà nước.
Hội là thành viên Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Hội Dược học Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, Hội có tư cách
pháp nhân, có biểu tượng, con dấu, cơ quan ngôn luận riêng và tài khoản tại
ngân hàng, Hội đặt trụ sở tại Thủ đô Hà Nội.
Tổ chức của hội:
Cấp trung ương: Hội dược học Việt Nam.
Cấp tỉnh: Hội dược học tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
Cấp cơ sở: Tùy theo tình hình thực tế, ở cơ sở có từ 5 Hội viên trở lên
được thành lập liên chi hội hoặc chi hội cơ quan, viện, trường, doanh nghiệp và
chi hội các dược sĩ hành nghề tư.
Nhiệm vụ:
Tập hợp đoàn kết hội viên, giúp đỡ nhau nâng cao trình độ khoa học kỹ
thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực dược;
Giữ gìn, bảo vệ lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Tự quản trong việc
tuân thủ mọi quy định của luật pháp và của Nhà nước trong phạm vi thực hành
nghề nghiệp;
Tham gia đóng góp ý kiến vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chiến lược phát
triển ngành dược và việc hành nghề của dược sĩ;

134
Tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế
- xã hội của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực dược khi có yêu cầu;
Góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học và công tác bồi dưỡng
chuyên môn kỹ thuật, nhằm không ngừng nâng cao kiến thức và tay nghề cho
hội viên;
Hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các Hội chuyên môn và nghề nghiệp
trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực dược. Không ngừng phấn đấu xây
dựng ngành dược Việt Nam vững mạnh ngang tầm với khu vực và thế giới, đáp
ứng yêu cầu cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
Bảo vệ danh dự, quyền hạn và lợi ích chính đáng của các hội viên phù
hợp với pháp luật hiện hành;
Hợp tác và đoàn kết chặt chẽ với tất cả các Hội về y tế và y học.
Quyền hạn:
Đại diện cho các tổ chức thành viên và hội viên trong các hoạt động có
liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội Dược học Việt Nam
Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ với các tổ
chức hay cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
Bảo trợ cho các hội viên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học,
tham gia đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, dự án thuộc lĩnh vực
dược;
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, dự án để kiến nghị với
các cơ quan quản lý nhà nước những giải pháp nhằm phát triển chuyên ngành
dược;
Xuất bản, sách, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật để bồi dưỡng
nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin, trau dồi đạo đức nghề nghiệp.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và
cung cấp thông tin về lĩnh vực dược cho hội viên;

Phát triển Hội đúng với yêu cầu của nghề nghiệp trong phạm vi luật pháp;

Được gia nhập làm thành viên của Hội Khoa học kỹ thuật về nghề nghiệp
y dược trong khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.

2. Giới thiệu và cập nhật các văn bản pháp quy trong lĩnh vực dược

135
2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy ngành Dược

Pháp luật Dược là hệ thống quy phạm do các cơ quan có thẩm quyền ban
hành, nhằm tổ chức, hướng dẫn, điều hành và giám sát các hoạt động của tất cả
các cá nhân, tổ chức đang hành nghề Dược. Dưới đây là những kiến thức cơ bản
về hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước, các văn bản pháp quy chủ yếu có
liên quan đến các lĩnh vực hoạt động dược và nội dung chính yếu của một số
văn bản pháp quy dược có tính phổ biến và thông dụng nhất.

Một số các văn bản pháp luật chủ yếu liên quan bao gồm:

Luật Dược của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016.

Luật này quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công
nghiệp dược; hành nghề dược; kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi
thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử
dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng;
quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thử thuốc trên lâm sàng và thử
tương đương sinh học của thuốc; quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm
thuốc và quản lý giá thuốc.

Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Dược

Nghị định này quy định về Chứng chỉ hành nghề dược; kinh doanh dược;
xuất khẩu, nhập khẩu thuốc; đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang; đánh
giá cơ sở sản xuất thuốc tại nước ngoài; thẩm quyền, hình thức, thủ tục thu hồi
nguyên liệu làm thuốc, biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi; hồ sơ,
trình tự thủ tục và thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo
thuốc và biện pháp quản lý giá thuốc.

2.2. Cập nhật văn bản pháp quy trong lĩnh vực dược

Nghị định 155/2019/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ
sửa đổi, bổ dung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y Tế.

Thông tư 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Y Tế quy


định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định
54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành luật Dược.
136
Thông tư 23/2011/TT-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 10/6/2011 về việc
“Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh”.

Thông tư 22/2011/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 22/6/2011 về việc


“Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện”.

Thông tư 30/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/10/2018 về việc


“Ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh
phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người
tham gia Bảo hiểm y tế”.

Thông tư 19/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/8/2018 về việc


“Ban hành danh mục thuốc thiết yếu”

Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế về việc “Quy


định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện”.

Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y Tế Quy


định chi tiết một số điều của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày
08 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải
kiểm soát đặc biệt.

Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 07 năm 2019 do Bộ Y Tế ban


hành Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Thông tư 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y Tế quy


định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

Thông tư 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y Tế quy


định về Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Thông tư 03/2016/TT-BYT ngày 21/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Y Tế quy


định về hoạt động kinh doanh dược liệu.

Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y Tế Quy định về


Quản lý mỹ phẩm.

Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế


Quy định về quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Thông tư 06/2016/TT-BYT ngày 08/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy


định vè ghi nhãn thuốc.

Thông tư 01/2018/TT-BYT ngày 18/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy


định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

137
Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 20/12/2011
của Bộ Y Tế- Bộ Tài Chính – Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện quản lý
nhà nước về giá thuốc dùng cho người.

Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng


Bộ Y Tế Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm
trong điều trị ngoại trú.

Thông tư 18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ Y Tế sửa


đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm
2017 của Bộ Y Tế.

Thông tư 07/2017/TT-BYT ngày 03/05/2017 của Bộ Y Tế Ban hành


Danh mục thuốc không kê đơn.

Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 15/05/3015 của Bộ Y Tế quy định về


xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc
lĩnh vực quản lý của Bộ Y Tế.

Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Thông tư 06/2017/TT-BYT ngày 03/05/2017 của Bộ Y Tế Ban hành


Manh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc.

Thông tư 26/2019/TT-BYT ngày 30/08/2019 của Bộ Y Tế Quy định về


Danh mục thuốc hiếm

CÂU HỎI ÔN TẬP

1- Trình bày hệ thống tổ chức ngành Dược Việt Nam

2- Những nội dung cơ bản về Luật Dược

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030
2. Bộ Y Tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định về hoạt động của
khoa Dược bệnh viện.
3. Chính phủ (2016), Nghị định 102/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện
kinh doanh thuốc.
4. Dương Thị Mai Trang (2018), Tổ chức ngành Dược Việt Nam hiện nay.

138
CHUYÊN ĐỀ 3
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC DƯỢC

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 24 tiết

thuyết: 12
Thảo luận/thực hành: 12
MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc khóa học, học viên có khả năng:
1- Trình bày được khái niệm và sự cần thiết của lập kê hoạch
2- Trình bày được các yêu cầu và các bước xây dựng kế hoạch công tác dược
NỘI DUNG
1. Khái quát về xây dựng kế hoạch công tác dược
1.1. Khái niệm lập kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là
phương pháp có hệ thống nhằm đạt các mục tiêu trong tương lai nhờ việc sử dụng
nguồn lực hiện có và sẽ có một cách hợp lý và có hiệu quả.
1.2. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch
Hiểu rõ được mục đích, kết quả của công việc bạn đang thực hiện, tránh đi
sai hướng hoặc không chắc chắn có thực hiện được đúng yêu cầu đề ra hay không?
Làm chủ được công việc của mình. Việc lên kế hoạch trước giúp chúng ta tự
chủ được về thời gian, không bị động, chúng ta có sự chuẩn bị tốt nhất để làm tốt
được việc đó.
Việc lập kế hoạch tốt giúp bạn có tư duy hoạch định chiến lược, khả năng
bao quát vấn đề và có khả năng xử lý được nhiều công việc trong một khoảng thời
gian. Nếu trong đầu bạn đã mường tượng chi tiết các công việc cần thực hiện ở
tương lai và thời gian thực hiện chúng, bạn sẽ sắp xếp được nhiều việc một cách
hợp lý mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
Dễ dàng điều động nhân sự cùng tham gia hoặc đề xuất hỗ trợ từ phòng ban
khác. Kế hoạch chính là một bản chào hàng tuyệt vời khi đề xuất công việc với cấp
trên hoặc làm căn cứ giao việc, tương tác với các nhân sự khác. Một bảng kế hoạch
có phê duyệt của quản lý sẽ có giá trị tương đương như một quyết định ngang cấp
đúng không nào?
Nhanh chóng thăng cấp bậc, cấp quản lý. Một khi bạn hoạch định được tốt
công việc của cá nhân thì rất nhanh chóng bạn sẽ có cơ hội quản lý một nhóm, có
kinh nghiệm để hoạch định các công việc lớn hơn, cần nhiều nhân sự tham gia hơn,
cơ hội sẽ đến nhiều hơn với bạn.
Có báo cáo kết quả nhanh chóng. Với bản kế hoạch đã có trong tay, ngay lập
tức khi kết thúc công việc bạn đã có cơ sở để tổng kết báo cáo theo kết quả đã dự
kiến trong kế hoạch.
1.3. Các loại kế hoạch
Có thể chia kế hoạch thành các loại như sau: Kế hoạch chiến lược hay quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch một năm và kế hoạch hành động.
Kế hoạch chiến lược: Là định hướng phát triển cho một đơn vị, một chuyên
ngành. Kế hoạch dài hạn là bước cụ thể hoá định hướng phát triển theo lịch trình
thời gian nhiều năm với các hoạt động và phân bổ nguồn lực cần thiết.
Khi đưa ra một quy hoạch phát triển cho một cơ quan, một lĩnh vực chuyên
ngành phải dựa trên chiến lược phát triển và chính sách chung, phải xuất phát từ
việc phân tích tình hình thực tế, các bài học kinh nghiệm trước đây và khả năng tài
chính cũng như nguồn nhân lực, thiết bị kỹ thuật có thể huy động được. Quy hoạch
phải dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:
- Công bằng.
- Hiệu quả.
- Chất lượng.
- Khả thi và bền vững.
Quy hoạch phát triển ngành Dược của một địa phương cũng như định hướng
phát triển của một lĩnh vực phải nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội của địa phương, của ngành y tế và của từng chuyên ngành. Không những thế,
phải cân nhắc đến tiềm năng nguồn lực và môi trường pháp lý hiện tại và trong
tương lai.
Về kế hoạch 5 năm: Kế hoạch 5 năm có thể coi là kế hoạch dài hạn cơ bản
của một địa phương, một đơn vị. Không phải chỉ các nước XHCN mới có kế hoạch
5 năm mà nhiều nước trên thế giới cũng xây dựng kế hoạch 5 năm. Điểm khác nhau
trong kế hoạch 5 năm với kế hoạch chiến lược là có sự bố trí các nguồn lực để thực
hiện các mục tiêu được xác định khá rõ, cụ thể hàng năm. Dựa trên bản kế hoạch
này sẽ xây dựng kế hoạch hàng năm để tổng hợp nhu cầu vốn trình Quốc hội thông
qua vào tháng 10 cũng như phát triển các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dựa trên cơ sở kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm sẽ xây đựng kế hoạch từng
năm theo một lịch trình xác định, sẽ phải thực hiện được những nhiệm vụ gì và cần
nguồn lực nào, bao nhiêu.
Ví dụ
Quyết định số 68/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm
2014 Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đưa ra quan điểm phát triển cụ
thể là:
1. Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với
chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu
cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.
2. Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản
xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập
khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt
Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.
3. Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả
năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống
phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.
4. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm
sàng và cảnh giác dược.
5. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.
Trong đó, Quyết định cũng chỉ ra các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030; đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
về xau dựng pháp luật, cơ chế chính sách; giải pháp về quy hoạch, về thanh tra
kiểm tra và hoàn thiện tổ chức, giải pháp về đầu tư; về khoa học công nghệ, nhân
lực và đào tạo; giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế.
Từ đó, các Sở Y Tế cũng đưa ra các kế hoạch thực hiện. Ví dụ, theo Kế
hoạch số 22/KH-UBND của UBND tỉnh Hòa Bình ngày 05 tháng 02 năm 2018 ban
hành Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Hòa Bình với các mục tiêu chung,
mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và mục tiêu định hướng đến năm 2030, cùng các
nhiệm vụ và giải pháp tương ứng về:
Cơ chế chính sách
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dược
Cung ứng và sử dụng thuốc
Thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức
Sản xuất thuốc
Phát triển y học cổ truyền
2. Yêu cầu và các bước lập kế hoạch
2.1. Yêu cầu lập kế hoạch
a. Kế hoạch phải đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu CSSK hiện tại và trong
tương lai
Mỗi nhóm dân cư có những nhu cầu không hoàn toàn giống nhau. Nhóm dân
càng nghèo nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng cao. Nhu cầu CSSK thể hiện chủ yếu
bằng gánh nặng bệnh tật. Gánh nặng bệnh tật bao gồm tình hình mắc bệnh, tình
hình tử vong hay phối hợp cả hai và bằng các nguy cơ từ môi trường sống, môi
trường làm việc, nguy cơ tai nạn, bạo lực, lối sống phản vệ sinh, có hại cho sức
khỏe…
Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của một cộng đồng sẽ giúp bố trí các
dịch vụ CSSK phù hợp với nhu cầu đó, cũng giống như việc tìm hiểu thị trường
trước khi đưa một loại hàng vào bán ở một địa phương.
Nhu cầu CSSK bao gồm nhu cầu khi chưa ốm: Phòng bệnh, giáo dục và tư
vấn sức khoẻ; nhu cầu khi bị ốm: Khám chữa bệnh và khi ốm nhưng chữa không
khỏi hẳn: Phục hồi chức năng.
b. Các giải pháp và hoạt động phải được cộng đồng chấp nhận, sử dụng ở
mức cao nhất: 
Sử dụng thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Nhu cầu sử dụng thuốc; khả
năng cung ứng thuốc của cơ sở y tế; khả năng chi trả của người dân; khả năng tiếp
cận dịch vụ về dược (tiếp cận về khoảng cách xa-gần; tiếp cận về kinh tế: Đắt - phù
hợp - rẻ - cho không; tiếp cận về dịch vụ thuận tiện, thái độ phục vụ, sự hài lòng
hay yêu cầu CSSK được thoả mãn; tiếp cận về văn hoá … ).
Phải thể hiện các giải pháp bằng những nội dung hoạt động nhằm đạt các chỉ
tiêu của ngành do tuyến trên yêu cầu đồng thời phải giải quyết được những yêu cầu
riêng của địa phương, những tồn tại của những năm trước.
c. Kế hoạch phải hài hòa giữa các lĩnh vực dược với công tác khám chữa
bệnh và trong từng lĩnh vực
d. Kế hoạch phải có các nội dung phát triển
Khi lập kế hoạch đảm bảo duy trì các hoạt động thường quy cũng cần có các
giải pháp và hoạt động nhằm tạo ra các bước chuyển biến mới thông qua các
chương trình, dự án đầu tư phát triển và tăng cường các nội dung hoạt động đang
thực hiện.
e. Kế hoạch phải dựa trên các quy định hành chính và quy chế chuyên môn.
Không tách rời các yếu tố đang chi phối sự phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương.
f. Kế hoạch phải hướng trọng tâm phục vụ cho những nhóm cộng đồng dễ bị
tổn thương, khả năng chi trả thấp
Những người được hưởng lợi: Là những người dân thuộc diện bao phủ của
một kế hoạch, của dự án hoặc một dịch vụ y tế/dược.
Câu hỏi cho mỗi một dịch vụ y tế, một dự án y tế, một quyết định về chính
sách y tế hay quyết định thay đổi tổ chức quản lý của một cơ sở y tế là: Ai sẽ được
hưởng lợi. Không ít người quản lý y tế vẫn chỉ chú ý tới việc tìm cách nào duy trì
và phát triển cơ sở y tế của mình mà ít hoặc không chú ý tới hoạt động của cơ sở y
tế này sẽ mang lại lợi ích cho những ai. Nếu vì cơ sở y tế đó thì người được hưởng
lợi sẽ là các nhân viên y tế. Nếu vì dân, cho dân thì người hưởng lợi phải là dân.
Câu hỏi tiếp theo là: Trong dân có rất nhiều nhóm người khác nhau, việc mang lại
lợi ích đồng đều cho tất cả mọi người là rất khó khăn về tài chính, vì vậy đối tượng
hưởng lợi cũng phải được sắp xếp ưu tiên theo các tiêu chí: nhóm dễ bị tổn thương
(hay bị ốm đau, dễ bị bệnh nặng) nhóm có khả năng chi trả thấp (nghèo, nhóm dân
tộc thiểu số, vùng núi cao) và nhóm ưu đãi xã hội - gia đình chính sách. Nếu một sự
thay đổi trong tổ chức quản lý cũng như chính sách y tế mà người hưởng lợi thuộc
ba tiêu chí trên càng nhiều thì mục tiêu "Vì dân" càng được thể hiện rõ.
g. Kế hoạch phải chú trọng tới hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực y tế
Hiệu quả gồm: Hiệu quả chi phí, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
Hiệu quả kỹ thuật: Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi không để lãng phí các nguồn
lực, hay nói cách khác càng tiết kiệm nguồn lực càng có hiệu quả kỹ thuật cao. Một
cơ sở y tế quản lý kém, các nguồn lực không được bố trí hợp lý, khập khễnh, nhân
viên y tế thiếu kỷ luật lao động, gây phiền hà cho người bệnh cũng là tình trạng
hiệu quả kỹ thuật thấp. Sử dụng kỹ thuật không thích hợp như trong trường hợp
bệnh nhân ốm nhẹ cũng được chữa ở bệnh viện tuyến trên (vượt tuyến), nơi mọi chi
phí đều cao hơn, làm cho tiêu phí nhiều nguồn lực mà không hẳn chất lượng KCB
đã cao hơn so với khi được chữa ở tuyến dưới. Thiếu trách nhiệm trong quản lý,
thiếu quy chế quản lý khoa học, thiếu chỉ đạo hướng dẫn từ tuyến trên cũng làm
lãng phí nguồn lực. Giảm chi phí y tế bằng sử dụng tối ưu nguồn lực, không để thất
thoát, lãng phí là góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật.
Hiệu quả chi phí (chi tiêu): Các chi phí đầu vào thấp nhất để có được một
mức đầu ra nhất định. Khái niệm này chỉ dùng khi có ít nhất hai giải pháp can thiệp
có cùng mục tiêu được so sánh với nhau về đơn giá đầu ra. Từ đây chọn được giải
pháp nào có đơn giá chi phí đầu ra thấp nhất. Ví dụ: Phương pháp tổ chức tiêm
chủng vào một ngày cố định trong tháng, ở một địa điểm cố định trong xã có mức
chi phí 1 trẻ được tiêm đủ là 12 000 đồng chi phí này lớn hơn so với khi tổ chức
tiêm chủng tại nhà và theo chiến dịch là 8000đ/ trẻ. Như vậy, nếu giải pháp thứ hai
là khả thi và duy trì được thì người quản lý phải khuyến cáo chọn cách tổ chức này.
Giống như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí thuần tuý xem xét dưới góc độ kinh
tế - kỹ thuật và vì vậy rất quan trọng đối với người quản lý y tế ở cấp xã, huyện,
bệnh viện. 
Hiệu quả đầu tư: Đòi hỏi đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào để đạt được các
mục tiêu, các chỉ tiêu sức khỏe đã đặt ra cho ngành y tế. Đây là yêu cầu hàng đầu
trong ba loại hiệu quả.
h. Kế hoạch phải hướng ưu tiên các nguồn lực và hoạt động cho các vấn đề
sức khỏe thuộc loại hàng hoá y tế công cộng
Cho dù không nên dùng từ "hàng hoá y tế", trên thực tế các dịch vụ KCB vẫn
ít nhiều mang dáng dấp của hàng hoá: Có nhu cầu, có người cung cấp và có người
sử dụng phải trả tiền.
Hàng hoá y tế khác với hàng hoá thông thường ở chỗ người mua (người sử
dụng dịch vụ y tế) ít khi hiểu hết giá trị của hàng hoá mà mình định mua, hoặc đã
mua. Người "bán "( người cung cấp) nhất là y tế tư nhân dễ lợi dụng đặc điểm này
vì chẳng mấy khi người mua được quyết định giá phải trả. Hàng hoá y tế chia làm
ba loại:
Hàng hoá y tế tư nhân: Là dịch vụ y tế mà một khi người sử dụng nhận được chỉ
chính người đó, gia đình đó được hưởng lợi. Ví dụ: Việc chữa bệnh cao huyết áp cho
một người, khám phát hiện bệnh viêm thận cho một bệnh nhân…
Hàng hoá y tế công cộng: Là dịch vụ y tế mà một khi người sử dụng nhận
được thì không chỉ họ, gia đình họ được hưởng lợi mà còn cả những người sống
xung quanh, cả cộng đồng được hưởng lợi từ dịch vụ đó. Ví dụ: Việc chữa cho
bệnh nhân lao, bệnh nhân tả, bệnh nhân bị bệnh lây nhiễm, người bệnh khỏi được
lợi, còn cộng đồng giảm được một nguồn lây, giảm nguy cơ mắc bệnh. 
Hàng hoá y tế có mức độ công - tư khác nhau: Là dịch vụ y tế nằm giữa hai
cực trên, vừa công cộng vừa tư nhân. Khi một người nhận được dịch vụ có thể cả
họ, cả cộng đồng đều được hưởng lợi ở các mức độ khác nhau. Ví du: Bệnh suy
dinh dưỡng ở trẻ em khi được chữa chỉ trẻ đó được lợi. Tuy nhiên, nếu trong cộng
đồng mà trẻ em bị suy dinh dưỡng ít đi thì cả xã hội cũng được hưởng nhờ lực
lượng lao động trong tương lai khỏe mạnh hơn.
Với loại hàng hoá y tế công cộng, Nhà nước, cơ sở y tế phải tập trung mọi ưu
tiên để cung cấp các dịch vụ cần thiết, kể cả dịch vụ miễn phí, thu phí thấp. Với hàng
hoá y tế tư nhân, Nhà nước cần có cơ chế thu phí thích hợp cùng với việc cung ứng
dịch vụ theo yêu cầu và đúng với nhu cầu của họ. Với các hàng hoá có mức độ công-
tư khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng tài chính mà Nhà nước cung cấp dịch vụ y tế
phù hợp với các mức thu khác nhau hoặc không thu phí.
i. Kế hoạch phải hướng về các giải pháp thực hiện công bằng y tế
Công bằng y tế không có nghĩa là sự đồng đều trong sự hưởng lợi từ ngân
sách Nhà nước của mọi thành viên trong cộng đồng. Cũng hoàn toàn không phải là
sự sòng phẳng như mua và bán.
Trong xã hội có những cộng đồng chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
hơn, có những nhóm người dễ bị tổn thương hơn và vì vậy ốm đau nhiều hơn. Như
một quy luật, trẻ em và người già ốm nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Phụ nữ ở độ
tuổi sinh đẻ ốm nhiều hơn nam cùng nhóm tuổi. Cùng giới các nhóm tuổi có đời
sống kinh tế - văn hoá hoặc ở vùng địa lý khác nhau lại có các chỉ số sức khỏe
không như nhau. Giới nữ ốm nhiều hơn, vùng nghèo ốm nhiều- ốm nặng hơn vùng
giàu, nhóm người có văn hoá cao ít ốm hơn nhóm người có văn hoá thấp… tất cả
thể hiện một phần của sự thiếu công bằng trong hưởng lợi các dịch vụ y tế và các
dịch vụ phúc lợi công cộng liên quan tới sức khỏe.
Người nghèo khả năng chi trả thấp hơn, người vùng núi, vùng sâu vùng xa
tiếp cận với dịch vụ y tế khó khăn hơn (về kinh tế, về khoảng cách) vì vậy họ cần
được toàn xã hội quan tâm hơn, ưu tiên hơn, bao cấp y tế nhiều hơn. Người giầu
hơn phải trả phí cao hơn để có thể bao cấp chéo cho những người nghèo. Cải cách
phương thức phân bổ ngân sách và hệ thống thu phí dịch vụ y tế là yêu cầu đối với
công bằng về mặt tài chính.
Bất kể người giàu hay người nghèo, khi bị một bệnh như nhau, cần được
chăm sóc chữa chạy như nhau. Các nhu cầu khác nhau về dịch vụ y tế cần được
chăm sóc theo nhu cầu phù hợp. Đó là công bằng về mặt cung cấp dịch vụ y tế.
Một số câu hỏi cho người ra quyết định khi chọn ưu tiên một cách công bằng là:
Ai sẽ được ưu tiên? nếu câu trả lời là người nghèo và vùng nghèo thì bản kế
hoạch đã theo đúng định hướng công bằng.
Ưu tiên đối với dịch vụ gì? nếu câu trả lời là các dịch vụ đó khi cung cấp thì
đa số người nghèo được hưởng lợi thì đó là định hướng công bằng. 
Ở từng vùng địa lý, dân cư khác nhau mức cấp ngân sách ưu tiên bao nhiêu
là phù hợp. Sự cam kết tài chính đối với chính sách công bằng y tế và phải được thể
hiện trong bản kế hoạch y tế của địa phương.
j. Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi và bền vững
Muốn một kế hoạch y tế đảm bảo tính bền vững cần phải chú ý đến nguyện
vọng và đời sống của cán bộ y tế, đây là một phần quan trọng của quản lý chất
lượng toàn diện. Phải có tính khả thi. Muốn khả thi trước hết phải có nguồn lực cần
thiết và có phương án sử dụng hợp lý nguồn lực đó để đạt mục tiêu. Sau đó cũng
cần chú ý tới sự cam kết chính trị của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Hội đồng
nhân dân. Một bản kế hoạch khả thi cần có sự cân nhắc rất kỹ càng các tình huống,
khả năng có thể gặp phải các cản trở từ trong cơ quan và ngoài cơ quan mình. Nếu
kế hoạch được thực hiện nhưng làm ảnh hưởng đến các bên có liên quan có thể sẽ
gặp phải sự phản ứng tiêu cực. Nếu nguồn lực từ ngành y tế chưa đủ cần nghĩ tới
các giải pháp tìm nguồn lực hỗ trợ khác.
2.2. Các bước lập kế hoạch
Các bước lập kế hoạch công tác dược bào gôm các bước sau:
Bước 1- Thu thập thông tin
Phân tích SWOT là một trong những phương pháp phân tích hiện đại của
quản trị học, được áp dụng trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức cho các tổ chức, cá nhân, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cạnh tranh...
Phân tích SWOT bao gồm phân tích 4 yếu tố: Điểm mạnh (Strengths); Điểm
yếu (Weaknesses); Cơ hội (Opportunities); Thách thức(Threats), trong đó:
Yếu tố chủ quan: cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu
Yếu tố khách quan: tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức.
Trong đó tập trung phân tích một số thực trạng sau:
- Đặc điểm địa lý, dân cư.
Kế hoạch y tế phải phù hợp với đặc điểm địa lý dân cư nơi các đối tượng cần
được phục vụ sinh sống. Trong phần này cần nêu được những nét lớn về:
Đặc điểm địa lý: Diện tích, địa hình phân bố diện tích đồng bằng, vùng núi
thấp, vùng núi cao, vùng ven biển, biên giới hoặc hải đảo, đặc điểm khí hậu, sinh thái
các loại vectơ truyền bệnh, các mầm bệnh tự nhiên. Các yếu tố này tạo điều kiện
thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh dịch như thế nào. Bên cạnh đó cũng phải nêu
lên những đặc điểm địa lý, giao thông, thông tin liên lạc có thể gây một số khó khăn
hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ y tế.
Đặc điểm dân cư: Tổng dân số (tính đến mốc thời gian xác định), tháp dân
số, tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi, năm tuổi, tỷ lệ phụ nữ 15-49, tỷ suất tăng dân số tự
nhiên, tăng dân số cơ học (do di dân), mật độ dân số theo từng vùng, tỷ lệ và phân
bố các dân tộc ít người. Khi mô tả tình hình địa lý dân cư cần tìm ra, nêu lên những
vùng nào có những nguy cơ gì cho sức khỏe và vùng nào, dân tộc nào cần được ưu
tiên đầu tư.
- Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương.
Điểm qua những nét lớn về tình hình phát triển kinh tế, các ngành nghề
trong năm trước để thấy được những khó khăn, những thuận lợi trong đời sống kinh
tế các cộng đồng. 
Đối với khu vực đô thị, việc phát triển sản xuất đi kèm với phát triển các cơ
sở sản xuất công nghiệp, các dịch vụ và du lịch có thể là nguyên nhân dẫn tới: Ô
nhiễm môi trường; đô thị hoá; di dân; tệ nạn xã hội; thay đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Phát triển kinh tế làm tăng thu nhập bình quân đầu người, thể hiện bằng thu nhập
bình quân đầu người biến động theo các năm; tỷ lệ hộ nghèo/ hộ đói (theo tiêu
chuẩn phân loại của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). 
Khi phân tích tình hình phát triển kinh tế không chỉ nêu lên các con số mô tả
định lượng mà còn chú ý tới xu hướng tăng trưởng kinh tế hàng năm. Việc mô tả
tình hình phát triển kinh tế chung và so sánh giữa các khu vực dân cư, các vùng địa
lý, tìm ra sự khác biệt để từ đó giúp cho việc xác định vùng cần ưu tiên đầu tư phân
bổ ngân sách nhiều hơn những vùng khác. 
Về phát triển văn hoá, giáo dục, cần nêu ra được các chỉ số về tỷ lệ mù chữ,
tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học, tỷ lệ dân được phổ cập phổ thông
cơ sở, tỷ lệ trẻ bỏ học, tỷ lệ trẻ em sống lang thang, tỷ lệ trẻ em phạm pháp ở tuổi vị
thành niên. Ngoài các chỉ số trên cũng cần nêu ra những tập tục lạc hậu ảnh hưởng
tới sức khỏe cộng đồng cũng như ảnh hưởng tới việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y
tế công cộng. Các chỉ số trên cần lập thành bảng diễn đạt các xu hướng trong một
số năm, sự chênh lệch giữa các vùng địa lý, nhóm dân cư để thấy được một số yếu
tố thuận lợi hoặc cản trở đối với những tác nhân gây bệnh trong các cộng đồng dân
cư. Từ đó có những kế hoạch cho các hoạt động hỗ trợ cho công tác y tế địa
phương cũng như trực tiếp cho công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, cho công
tác vận động quần chúng tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh.
Kế hoạch phát triển tổng thể của một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế (các
Viện đầu ngành, các trung tâm ) cũng là những yếu tố rất quan trọng cần nêu ra làm
định hướng cho kế hoạch phát triển từng lĩnh vực chuyên ngành của địa phương. 
- Tình hình sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Tình hình sức khỏe được thể hiện qua các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản, số liệu có
được từ tổng kết tình hình mắc bệnh và tử vong qua các năm.
Trường hợp thấy số liệu báo cáo tình hình mắc bệnh hoặc tử vong giống
nhau giữa các năm cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về yếu tố gây bệnh, yếu
tố ngăn ngừa bệnh tật cũng như các hoạt động y tế và hoạt động có liên quan tới y
tế (kinh tế, giáo dục, thông tin đại chúng... ).
Do nhiều bản kế hoạch khi đưa ra nhận định tình hình sức khỏe và giải thích
chỉ dựa trên các số liệu thiếu độ tin cậy cần thiết đã làm cho bản kế hoạch không
khách quan. Vì thế, các định hướng công tác cho tương lai có thể không chính xác.
- Tình hình và khả năng cung cấp dịch vụ y tế.
Trong khi phân tích tình hình sức khỏe nhân dân trong địa phương đã đề cập
tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe các cộng đồng dân cư với những đặc điểm khác
nhau. ở phần mục này sẽ phân tích tình hình cung cấp dịch vụ y tế và qua đó nhận
định khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK cộng đồng của mạng lưới y tế trong địa bàn.
Để phân tích một cách có hệ thống, nên lần lượt phân tích từ các chỉ số đầu
vào, chỉ số về tổ chức hoạt động và chỉ số thể hiện kết quả đầu ra. 
Người làm công tác quản lý cần đặc biệt chú ý đặt các chỉ số đầu vào bên
cạnh chỉ số đầu ra để thấy sự không đồng biến hoặc có thể nghịch biến (đầu vào
tăng nhưng đầu ra giảm) và từ đó đi tìm nguyên nhân. Điều này cũng hay gặp đối
với cán bộ phụ trách chương trình.
Các vấn đề về sức khỏe ở địa phương: Tỷ lệ mắc bệnh, tử vong… theo nhóm
dân số, theo tuổi, giới tính…; Xu hướng thay đổi nguyên nhân bệnh tật, chết…
Các vấn đề về nguồn lực: Nguồn nhân lực y tế: trình độ, phân bổ nhân lực…;
Nguồn tài chính: phân nguồn; phân bổ tài chính…
Các vấn đề về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế: Bố trí cơ sở y tế; sự thuận
tiện của giao thông; Thời gian làm việc; thái độ phục vụ…
Các vấn đề về sử dụng các dịch vụ y tế: Công tác phòng chống bệnh tật; tư
vấn sức khỏe…; Sử dụng các nguồn lực y tế hiện có…
Các vấn đề về chất lượng các dịch vụ y tế: Cơ sở vật chất khám, chữa bệnh;
Sự sẵn có của nguồn thuốc; Trình độ và khả năng tư vấn của đội ngũ bác sỹ, y tá…
- Phân tích các bên liên quan xây dựng KH có sự tham gia của các bên liên quan

Bước 2. Xác định các vấn đề ưu tiên


Do nguồn lực về nhân lực, vật lực và tài lực có han và để tập trung giải quyết
về vấn đề bức xúc, vì vậy ta cần phải xác định các vấn đề ưu tiên. Để xác định vấn
đề ưu tiên có thể sử dụng Phương pháp cây vấn đề.
Quy trình xây dựng cây vấn đề gồm các nước sau:
- Xác định các vấn đề chính đang tồn tại (liệt kê)
- Thảo luận về tính phù hợp của vấn đề
- Lựa chọn Vấn đề cốt lõi
- Phân tích các nguyên nhân – Phát triển các tầng nguyên nhân
- Phân tích các hậu quả - Phát triển các tầng hậu quả
- Đảm bảo tính hợp lý và hoàn chỉnh của CÂY VẤN ĐỀ
- Thống nhất về CÂY VẤN ĐỀ
Khi lựa chọn vấn đề xem xét cần liệt kê các vấn đề bao gồm vấn đề bức xúc;
vấn đề có thể giải quyết hiệu quả, triệt để; vấn đề mang tính chất bao trùm các vấn
đề khác (khi giải quyết vấn đề này thì các vấn đề khác cũng được giải quyết), để từ
đó xác địng được vấn đề cốt lõi cần ưu tiên.
Bước 3. Xây dựng mục tiêu
Trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ có nhiều việc phải làm, rất nhiều
khó khăn, trong khi đó nguồn lực dành cho công tác CSSK hiện nay còn rất hạn
chế. Sau khi phân tích vấn đề sức khoẻ, chọn ưu tiên, việc tiếp theo là phải nêu ra
được mục tiêu và biết xây dựng mục tiêu cụ thể cho phù hợp với nguồn lực.
Dựa vào mục tiêu mà lập kế hoạch hành động có khả năng thực thi. Cũng dựa
trên mục tiêu mà tiến hành theo dõi, giám sát, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch
trong quá trình thực hiện. Đặc biệt phải dựa trên mục tiêu mà đánh giá kết quả thực
hiện.
Không xây dựng mục tiêu đúng, ta không thể lập kế hoạch tốt (kế hoạch
không thực thi hoặc lãng phí). Bất cứ người quản lý nào cũng cần phải biết cách
xây dựng và viết mục tiêu cho kế hoạch một cách đúng đắn.
Xây dựng mục tiêu không hợp lý sẽ gây nhiều hậu quả. Nếu nêu mục tiêu
quá thấp thì sẽ gây lãng phí tiền bạc, lãng phí nhân lực, lãng phí thời gian, làm trì
trệ sự phát triển. Nếu đặt mục tiêu cao quá sẽ gây hoang mang, giảm lòng tin, và
không đạt được mục tiêu đề ra. Cả 2 thái cực là hậu quả xấu, tiếc thay, lại hay xảy
ra và khá phổ biến ở mọi tuyến.
Từ mục tiêu được xác định mới xây dựng các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch. Từ
chỉ tiêu thực hiện mới xác định nguồn lực đầu vào, xây dựng các chỉ số đánh giá
việc thực hiện kế hoạch – dự án. Vì vậy mục tiêu phải chuẩn mực.
Các thông tin cần thiết để xây dựng mục tiêu:
Mục tiêu không phải chỉ là ý tưởng tốt, mục tiêu cũng không phải là sự áng
chừng, mục tiêu cũng không phải là càng cao càng tốt, làm được càng nhiều càng
tốt. Để xây dựng mục tiêu đúng hoặc gần đúng vào các thông tin, cơ sở khoa học,
các dự báo, các dữ kiện sau:
Các thông tin cần và đủ liên quan đến kế hoạch – dự án (thông tin về kinh tế,
văn hoá - xã hội, sức khoẻ...).
Bước 4. Lựa chọn các giải pháp
Một số yêu cầu chủ yếu với một giải pháp
- Đặc thù, phù hợp với mục tiêu và nội dung hoạt động của kế hoạch.
- Hiệu lực: thực hiện bằng giải pháp đó thì sẽ đạt mục tiêu.
- Dễ thực hiện, không phức tạp, nhiều người có thể áp dụng.
- Dễ tiếp cận, triển khai được ở nhiều nơi, với nhiều người.
- Được đa số chấp nhận.
- Giá chi trả hợp lý.
Chọn các giải pháp phù hợp. Giải pháp là con đường đi tới mục tiêu. Mỗi
một mục tiêu có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều giải pháp. Mỗi giải pháp có thể
coi như một kế hoạch nhỏ. Có những giải pháp cụ thể và có những giải pháp hỗ trợ.
Giải pháp cụ thể như phòng 6 bệnh hay gặp ở trẻ em, khám chữa bệnh cho người
nghèo… Giải pháp hỗ trợ như: nâng cao năng lực cán bộ chuyên ngành VSDT, cán
bộ lâm sàng và xét nghiệm; tìm nguồn ngân sách bổ sung…
Bước 5. Xây dựng kế hoạch hành động
Chuẩn bị bảo vệ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch
Một bản kế hoạch muốn thực thi được phải cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch y tế có sự tham gia của ngành kế hoạch đầu tư,
ngành tài chính các cấp. Vai trò của các ngành này rất quan trọng, đây là cơ quan
tổng hợp các kế hoạch y tế nằm chung trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
Thêm vào đó, ngân sách luôn bị hạn chế vì vậy phải biết chọn ưu tiên một cách hợp
lý.
Khi chuẩn bị bảo vệ kế hoạch không chỉ chuẩn bị các nội dung chuyên môn
mà còn có sự thống nhất của các cơ quan tổng hợp về lĩnh vực đầu tư và nguồn
ngân sách.
Đối với kế hoạch chiến lược và kế hoạch 5 năm, việc điều chỉnh kế hoạch là
rất phổ biến và cũng rất cần thiết vì nhu cầu CSSK cũng như khả năng cung cấp
nguồn lực có thể chưa xác định chính xác lúc xây dựng kế hoạch. Đối với kế hoạch
một năm, điều chỉnh kế hoạch chỉ rất hạn chế và thường tiến hành vào quý cuối của
năm kế hoạch. Điều chỉnh kế hoạch năm chủ yếu do khả năng thực hiện kế hoạch
không đồng đều giữa các lĩnh vực, nên phải điều chỉnh một số hoạt động và nguồn
ngân sách để thực hiện giải ngân ở mức cao nhất và có hiệu quả nhất. Cấp nào phê
duyệt kế hoạch thì cấp đó xem xét quyết định cho điều chỉnh kế hoạch.
2.3. Xây dựng và viết một kế hoạch y tế địa phương
Trong phần này trình bày dàn ý của một bản kế hoạch y tế năm năm và một
năm cho địa phương. Các đơn vị chuyên ngành như các trung tâm, bệnh viện trực
thuộc sở y tế cũng có thể áp dụng dàn ý này với một số sửa đổi cho phù hợp.
PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC Y TẾ
- Đặc điểm của địa phương và tình hình sức khỏe của nhân dân địa phương
+ Một số đặc điểm cơ bản: địa lý, kinh tế-xã hội, dân số
+ Tình hình sức khỏe nhân dân: tập trung phân tích một số chỉ số cơ bản về
sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng…
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân địa phương:
+ Kinh tế - xã hội
+ Các yếu tố liên quan đến dân số
+ Công nghiệp hóa, đô thị hóa và di cư và thay đổi lối sống
+ Sức khỏe môi trường
+ Các yếu tố liên quan đến lối sống
- Cung ứng dịch vụ y tế
- Cung ứng dịch vụ Y tế dự phòng
- Cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản
- Nhân lực y tế
- Tài chính y tế
- Hệ thống thông tin y tế
- Thuốc, vắc-xin, máu, trang thiết bị và công trình y tế
- Quản lý y tế tại địa phương
- Tóm tắt những tồn tại, khó khăn và những vấn đề cần ưu tiên giải quyết
PHẦN 2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH Y TẾ
1. Dự báo tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
- Dự báo tình hình
- Dự báo tình hình bệnh tật
- Dự báo mô hình bệnh tật
- Cơ hội và thách thức
2. Mục tiêu
- Mục tiêu chung
- Mục tiêu cụ thể
- Chỉ tiêu y tế cơ bản
3. Nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm
- Củng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới ngành y tế địa phương
- Tăng cường y tế dự phòng, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế
- Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
- Nâng cao công tác Dân số-KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Xây dựng hệ thống thông tin y tế
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế
- Thuốc, vắc-xin và sinh phẩm y tế
- Trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng y tế
- Tăng cường năng lực quản lý của ngành Y tế
4. Theo dõi, giám sát, đánh giá
- Các chỉ số theo dõi giám sát thực hiện kế hoạch: nguồn số liệu
- Cơ chế theo dõi giám sát hoạt động y tế tại địa phương
5. Phân tích nguy cơ, khó khăn trong thực hiện kế hoạch
- Một số nguy cơ
- Giải pháp hạn chế nguy cơ
6. Tổ chức thực hiện: càng cụ thể càng tốt vai trò của Sở, Ban Ngành, tổ
chức xã hội tại địa phương
- Sở Y tế
- Các Sở Ban ngành
- Chính quyền các cấp
- Đoàn thể, quần chúng
- Dự kiến ngân sách
- Các phụ lục chi tiết
2.4. Bộ công cụ dánh giá kế hoạch y tế tuyến tỉnh
Hiện ngành y tế đang nỗ lực xây dựng kế hoạch theo kết quả đầu ra, song các
chỉ số còn nặng về số lượng thay vì chất lượng. Có những hạn chế trong cụ thể hóa
Quy hoạch tổng thể ngành y tế và Kế hoạch 5 năm ngành y tế thành các kế hoạch
hành động với các mục tiêu và hoạt động cụ thể và kinh phí khả thi. Vấn đề giám
sát thực hiện các kế hoạch còn chưa tốt, phương pháp chưa đồng bộ. Mặt khác, còn
có sự hạn chế về năng lực phân tích, đánh giá và điều chỉnh kịp thời các chính sách,
chiến lược và kế hoạch. Vấn đề đặt ra là phải có các giải pháp để nâng cao năng lực
lập kế hoạch, không chỉ đối với tuyến trung ương, mà cả ở tuyến tỉnh và ở tất cả
các cấp trong hệ thống thông qua việc chia sẻ thông tin, hệ thống lập kế hoạch phối
hợp và có phản hồi.
Bộ công cụ đánh giá kế hoạch y tế tuyến tỉnh đưa ra một số yêu cầu cơ bản
đối với một bản kế hoạch. Bộ công cụ giúp các cán bộ xây dựng kế hoạch có thể tự
đánh giá và nâng cao chất lượng kế hoạch, tập trung vào các nội dung qui trình lập
kế hoạch, phân tích thực trạng, xác định vấn đề ưu tiên, xây dựng hoạt động, huy
động và phân bổ nguồn lực, kế hoạch tuyến tỉnh gắn với các chính sách và chiến
lược quốc gia. Bộ công cụ không đưa các tiêu chí đánh giá một cách cứng nhắc, có
tính bắt buộc mà mục đích chính là để hướng dẫn, khuyến khích các cán bộ làm
công tác kế hoạch tự hoàn chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch có chất lượng, khả thi
và được sự đồng thuận, ủng hộ rộng rãi của các ban ngành liên quan khi phê duyệt
và triển khai thực hiện.
Các tiêu chí được chia làm 2 phần: (1) Nội dung bản kế hoạch và (2) Quá
trình xây dựng kế hoạch.
NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH
I - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN Bảng
kiểm
Yêu cầu chung: Kế hoạch được xây dựng dựa trên việc phân tích
thực trạng một cách đầy đủ trong bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã
hội cụ thể của địa phương, xác định rõ những khó khăn, tồn tại,
nguyên nhân và những vấn đề ưu tiên cần giải quyết
1. Đánh giá thực trạng được thực hiện một cách toàn diện các hoạt
động của hệ thống y tế địa phương theo 6 cấu phần chức năng của hệ
thống y tế: Nhân lực, tài chính, thông tin y tế, thuốc/trang thiết bị/cơ
sở hạ tầng, quản lý/điều hành và cung ứng dịch vụ y tế (YTDP, KCB,
ATVSTP, DS-KHHGĐ…).
2. Phân tích thực trạng được xem xét trong bối cảnh dịch tễ, chính trị,
kinh tế xã hội và các đặc thù của địa phương; đồng thời có đề cập cả
các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe (ví dụ: tăng dân số, biến đổi khí
hậu, công nghiệp hóa, các yếu tố lối sống…).
3. Có đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu y tế được giao (tỉnh ủy,
thành ủy, HĐND, UBND tỉnh, chỉ tiêu trong kế hoạch ngành y tế địa
phương…).
4. Phân tích có sử dụng bằng chứng và các nguồn số liệu đáng tin cậy
(ví dụ: số liệu thống kê y tế, báo cáo điều tra, nghiên cứu…). Nếu
cần, có thể tiến hành những khảo sát, điều tra cụ thể để có thông tin
thêm cho việc xây dựng kế hoạch. Có so sánh theo thời gian, theo khu
vực để mô tả nhu cầu CSSK; khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người
dân; khả năng cung ứng dịch vụ y tế của địa phương.
5. Việc phân tích thực trạng có tiến hành rà soát quá trình triển khai
và kết quả thực hiện của một số chính sách như chính sách về KCB
người nghèo, chính sách về BHYT, chính sách về đầu tư CSVC, TTB
của chính phủ… để xác định các khoảng trống của chính sách đã ban
hành cũng như của các chương trình y tế.
6. Nội dung đánh giá thực trạng trong bản kế hoạch có xác định rõ
những khó khăn, tồn tại; xác định được nguyên nhân của những khó
khăn, tồn tại.
7. Phần đánh giá thực trạng nêu rõ các vấn đề ưu tiên cần giải quyết
của ngành y tế và cách lựa chọn các vấn đề ưu tiên.
8. Đánh giá thực trạng xác định rõ các cơ hội và thách thức đối với
ngành y tế ở địa phương.
II-XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT
Yêu cầu chung: Kế hoạch xác định rõ mục tiêu chung cần đạt
được, xác định rõ các mục tiêu cụ thể của kế hoạch và các chỉ tiêu
cần đạt được mà sẽ góp phần cải thiện các chỉ số sức khỏe nhân
dân ở địa phương và đáp ứng được các mục tiêu đề ra của ngành
y tế.
9. Kế hoạch xác định rõ được mục tiêu chung cần đạt được và các
mục tiêu cụ thể của kế hoạch.
10. Các mục tiêu đề ra trong bản kế hoạch có thể đo lường được, có
tính thực tế và xác định được mốc thời gian cụ thể.
11. Bản kế hoạch xác định được một cách rõ ràng các chỉ tiêu cần đạt
được đối với từng mục tiêu cụ thể.
12. Các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với các ưu tiên chung của ngành Y
tế, phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.
III- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Yêu cầu: Các giải pháp nêu trong kế hoạch có tính khả thi, phù
hợp với địa phương, đảm bảo được tính công bằng và được xác
định dựa trên bằng chứng hoặc dựa trên các bài học kinh nghiệm
rút ra được từ quá trình triển khai thực hiện, trong đó bao gồm
cả việc xem xét đến khía cạnh hiệu quả và bền vững.
13. Các giải pháp đề ra trong bản kế hoạch phải phù hợp với mục tiêu
và đáp ứng được các vấn đề ưu tiên cần giải quyết của ngành y tế.
14. Các giải pháp và can thiệp đề ra trong bản kế hoạch được xác
định dựa trên bằng chứng hoặc dựa trên các bài học kinh nghiệm rút
ra được từ quá trình triển khai thực hiện, trong đó bao gồm cả việc
xem xét đến khía cạnh hiệu quả và bền vững.
15. Các giải pháp và can thiệp phải cụ thể, có tính khả thi, phù hợp
với địa phương và đảm bảo được tính công bằng.
16. Kế hoạch có đề cập tới nhóm giải pháp làm nâng cao hiệu quả
triển khai của chính sách như chính sách về KCBNN, chính sách
BHYT, chính sách đầu tư CSVC và TTB…
17. Các giải pháp/can thiệp đề ra trong bản kế hoạch được mô tả một
cách rõ ràng là nó góp phần đạt được kết quả đầu ra mong muốn như
thế nào.
18. Kế hoạch đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng
được những yêu cầu hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho việc triển khai kế
hoạch.
19. Kế hoạch phòng bị cho các nhu cầu y tế khẩn cấp được đề cập
đến trong quá trình xây dựng kế hoạch ở tất cả cơ sở y tế các tuyến ở
địa phương.
20. Trong bản kế hoạch có nội dung đánh giá các yếu tố nguy cơ gây
ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai kế hoạch.
21. Các biện pháp hạn chế nguy cơ cho từng yếu tố nguy cơ đã xác
định được mô tả chi tiết trong bản kế hoạch.
IV- DỰ TOÁN KINH PHÍ
Yêu cầu: Bản kế hoạch phải xây dựng được khung chi tiêu với
nội dung dự toán kinh phí tổng thể trong đó bao trùm cả dự toán
kinh phí của các chương trình y tế đồng thời nêu rõ được các lĩnh
vực thiếu hụt kinh phí.
22. Phần dự toán kinh phí được xây dựng theo đúng quy định
23.Việc tính toán ước tính nguồn thu trong bản kế hoạch phải dựa
trên các giả định rõ ràng, bao gồm toàn bộ tất cả các nguồn tài chính
(cả nguồn địa phương và nguồn từ bên ngoài) và có tính đến kinh phí
dự phòng cho bất kể các các vấn đề hoặc các nguy cơ có thể xảy ra.
24. Dự toán kinh phí có tính toán đến kinh phí đảm bảo cho việc triển
khai BHYT cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi trên 85 tuổi, các đối tượng
chính sách khác và người cận nghèo.
25. Dự toán kinh phí tổng thể phải bao gồm cả dự toán kinh phí của
các chương trình y tế.
26. Dự toán kinh phí trong bản kế hoạch cần bao gồm cả việc phân
tích sự thiếu hụt về kinh phí cho từng lĩnh vực cụ thể.
PHẦN V: TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Yêu cầu: Kế hoạch hoạt động phải mô tả rõ vai trò, trách nhiệm
của các đơn vị tham gia triển khai kế hoạch và mô tả rõ việc phân
bổ các nguồn lực trong triển khai kế hoạch để đạt được các chỉ
tiêu đã đặt ra.
27. Vai trò và trách nhiệm của các đơn vị triển khai được mô tả một
cách rõ ràng trong bản kế hoạch.
28. Bản kế hoạch mô tả rõ việc phân bổ các nguồn lực trong triển
khai kế hoạch để đạt được các chỉ tiêu đã đặt ra.
29. Bản kế hoạch xác định rõ cơ chế quản lý, giám sát, điều phối và
báo cáo việc triển khai kế hoạch giữa các đơn vị tham gia triển khai
kế hoạch.
PHẦN VI: THEO DÕI, KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH
Yêu cầu: Kế hoạch giám sát và đánh giá phải mô tả một cách rõ
ràng các chỉ số kết quả, chỉ số đầu ra hoặc chỉ số tác động để đo
lường tiến độ và đưa ra quyết định dựa vào năng lực hoạt động.
30. Có xây dựng khung giám sát và đánh giá dựa trên các hoạt động
chi tiết, trong đó xác định rõ các chỉ số kết quả, chỉ số đầu ra và chỉ
số tác động phù hợp và có thể thu thập được.
31. Trong hợp phần giám sát và đánh giá của bản kế hoạch cần phải
mô tả rõ quy trình thu thập thông tin và những thông tin thiếu hụt cần
được thu thập, nguồn thông tin cần thu thập, phương pháp thu thập
thông tin và các bước thu thập thông tin.
32. Kế hoạch phải chỉ ra được vai trò và trách nhiệm của tất cả các
tuyến đối với từng khâu trong cung cấp số liệu và quản lý số liệu.
33. Hợp phần giám sát và đánh giá của bản kế hoạch cần mô tả chi
tiết kết quả từ phân tích hoạt động sẽ được sử dụng như thế nào trong
quá trình ra quyết định, trong đó bao gồm cả việc phân bổ nguồn lực
và chi tiêu tài chính cho các chương trình cũng như đơn vị y tế tuyến
dưới.

2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH


Tiêu chí Bảng
kiểm
Yêu cầu: Có sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng kế
hoạch và có sự ủng hộ tuyệt đối của các bên liên quan đối với bản
kế hoạch.
34. Kế hoạch y tế được xây dựng với sự tham gia của các bên liên
quan (các sở, ngành liên quan, người dân và các đối tượng thụ hưởng
dịch vụ).
35. Có cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan dưới sự lãnh đạo của
chính quyền địa phương và sự tham gia của tất cả các bên liên quan
trong việc cung cấp thông tin một cách có hệ thống và thường quy cho
tất cả các giai đoạn của quá trình xây dựng kế hoạch.
36. Tất cả các văn bản chính sách của các ngành và liên ngành có liên
quan đều xem xét tới lĩnh vực y tế để đảm bảo cho việc thực hiện kế
hoạch thành công.
37. Có sự cam kết cao về mặt chính trị từ các nhà lãnh đạo chính
quyền đối với bản kế hoạch (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân)
được thể hiện qua chỉ số tỷ lệ phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách
nhà nước tăng so với những năm trước.
38. Kế hoạch tuyến tỉnh nhất quán với kế hoạch 5 năm của ngành y tế,
với kế hoạch của các lĩnh vực cụ thể, nhất quán với các chương trình y
tế và bao quát toàn bộ các mục tiêu phát triển của quốc gia.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1- Trình bày được khái niệm và sự cần thiết của lập kê hoạch
2- Trình bày được các yêu cầu và các bước xây dựng kế hoạch công tác dược
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2016), Thông tư 22/2011/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành
Quy định Tổ chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện.
2. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền Bộ Y Tế, Tài liệu bài giảng về Xây dựng kế
hoạch y tế
CHUYÊN ĐỀ 4
ĐẢM BẢO CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 32 tiết
Lý thuyết: 16
Thảo luận/thực hành: 16
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên có khả năng:
1- Nắm được những nội dung của việc lập dự trù mua thuốc
2- Trình bày được quy trình mua thuốc
3- Biết cách bảo quản, cấp phát thuốc
4- Tuân thủ và nhận biết được những điểm bất cập trong việc thực hiện các quy
trình thao tác chuẩn tại khoa Dược
NỘI DUNG
1. Lập dự trù mua thuốc
Theo Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định tổ chức và hoạt động của Khoa Dược.
Điều 14. Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc
1. Lập kế hoạch
Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu
điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn
cứ vào:
- Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng
năm;
- Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện;
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán
và điều trị hiện có của bệnh viện;
- Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế, khả
năng kinh tế của địa phương;
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do
Bộ Y tế ban hành.
- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu
chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm
sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ
điều trị của khoa và trình Giám đốc phê duyệt.
Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm
bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội
trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự trù bổ
sung khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia,
không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòng
khác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh viện quy
định).
2. Mua thuốc
a. Xác định nhu cầu mua thuốc
Xác định số lượng thuốc trong danh mục chính là xác định được nhu cầu để
chuẩn bị cho quá trình mua thuốc được chủ động và đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp
thời. Bình thường trong hệ thống cung ứng thuốc cho bệnh viện, điều mang tính
quyết định về nhu cầu thuốc thường là lượng thuốc tồn trữ và thuốc luân chuyển
qua kho. Khi có thay đổi cơ chế cung ứng, thay đổi cách điều trị thì việc xác định
nhu cầu thuốc là sự cần thiết và phải dựa vào một số yếu tố khác ngoài yếu tố
lượng thuốc tồn trữ và luân chuyển.
Do nhu cầu thuốc được quyết định và chi phối bởi rất nhiều yếu tố, có ba
phương pháp tính toán và ước tính nhu cầu thuốc.
- Thống kê dựa trên mức sử dụng thực tế,
- Dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế,
- Dựa trên mô hình bệnh tật và hướng dẫn thực hành điều trị.
Trong thực tế để xác định nhu cầu thuốc cần kết hợp các phương pháp trên và
xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc như: bệnh tật, thời tiết,
điều kiện kinh tế, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, phác đồ điều trị, những tiến bộ
trong y học và kỹ thuật điều trị mới, giá cả, sự xuất hiện các thuốc mới…
Mặt khác phải chú ý phân tích và loại bỏ sai số do nhu cầu thuốc bất hợp lý.
Nhu cầu thuốc bất hợp lý là nhu cầu thuốc không phù hợp với kỹ thuật và phương
pháp điều trị. Nguyên nhân gây ra có thể do thầy thuốc chẩn đoán sai, do trình độ
yếu kém, do chiều lòng bệnh nhân.
b. Chọn phương thức mua thuốc
Các phương thức mua thuốc hiện nay tại các cơ sở y tế gồm có: đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, từ
sản xuất pha chế.
Theo thông tư số 15/2019/TT-BYT của Bộ y tế về việc quy định việc đấu thầu
thuốc tại các cơ sở y tế công lập, thủ trưởng của các cơ sở y tế tổ chức xây dựng kế
hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định:
- Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh
mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập
căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của
Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa
là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm.
- Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương:
Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng
thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Đơn vị mua sắm thuốc tập
trung cấp địa phương. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân
chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm.
- Đối với các thuốc do cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu: Cơ sở y tế chịu
trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được
lập định kỳ hoặc đột xuất khi có nhu cầu. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa 12
tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc.
Theo quy định, trong quá trình lập kế hoạch và đấu thầu, thuốc được phân chia
thành các gói (Gói thầu thuốc Generic, Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương
đương điều trị, Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền,…). Gói thầu thuốc
generic chia thành 5 nhóm, gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phân thành 2
nhóm.
Gói thầu thuốc Generic: Gói thầu thuốc generic có thể có một hoặc nhiều
thuốc generic, mỗi danh mục thuốc generic phải được phân chia thành các nhóm,
mỗi thuốc generic trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc
generic được phân chia thành 05 (năm) nhóm theo tiêu chí kỹ thuật, cụ thể như sau:
Nhóm 1 bao gồm các thuốc đáp ứng 01 (một) trong 03 (ba) tiêu chí sau đây:
- Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu
chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương
đương EU-GMP tại nước thuộc danh sách SRA;
- Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu do
Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình
thức đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành và đã được công bố kết quả đàm phán giá;
- Được sản xuất toàn bộ các công đoạn tại Việt Nam và phải đáp ứng đồng
thời các tiêu chí: Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc,
tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-
GMP; được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA cấp phép lưu
hành theo hướng dẫn; Thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được nước thuộc danh
sách SRA cấp phép lưu hành phải có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất,
tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có cùng
tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất theo hướng dẫn.
Nhóm 2 bao gồm các thuốc đáp ứng 01 (một) trong 02 (hai) tiêu chí sau đây:
- Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu
chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương
đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc,
tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU- GMP;
- Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại nước là thành viên
PIC/s đồng thời là thành viên ICH, được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước
này cấp chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP và được cơ quan quản
lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP.
Nhóm 3 bao gồm các thuốc được sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc
được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và
có nghiên cứu tương đương sinh học được cơ quan quản lý dược Việt Nam công
bố.
Nhóm 4 bao gồm các thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất
tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu
chuẩn WHO-GMP.
Nhóm 5 bao gồm các thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc được cơ
quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP và
không thuộc các trường hợp trên.
Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị: có thể có một hoặc
nhiều thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc
sinh phẩm tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu. Các thuốc dự thầu vào
gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị gồm các thuốc đáp ứng
đồng thời 02 (hai) tiêu chí sau:
- Thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, thuốc tương đương điều trị với thuốc
biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược
gốc thuộc danh mục thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành và
đã được công bố kết quả đàm phán giá;
- Được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA, trừ trường hợp cơ
sở đề nghị công bố chứng minh thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu lưu
hành lần đầu tại nước không thuộc danh sách SRA hoặc sản xuất một hoặc nhiều
công đoạn tại Việt Nam.
Thuốc được mua theo kết quả trúng thầu áp dụng cho đơn vị. Khoa dược lập
dự trù thuốc, trình giám đốc phê duyệt. Bộ phận nghiệp vụ dược tại khoa dược đạt
hàng và quản lý việc thực hiện đơn hàng theo hợp đồng thầu. Tổ kiểm nhập tiến
hành kiểm nhập theo dự trù, hoá đơn, số lô. Hàng hoá được giao phải được kiểm tra
về tên thuốc, nồng độ hàm lượng, đơn vị tính, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, hạn
dùng tối thiểu 1 năm. Lập biên bản kiểm nhập có đầy đủ chữ ký các thành viên.
Hoá đơn và phiếu nhập hàn được chuyển đến phòng tài chính kế toán theo hợp
đồng thầu. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tuỳ theo nội
dung hợp đồng, theo giá trị hoá đơn mua hàng.

3. Bảo quản thuốc


Tồn trữ bảo quản bao gồm cả quá trình xuất nhập kho, quá trình kiểm tra,kiểm
kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá. Thực hiện nghiêm túc quy
chế dược về quản lý, bảo quản, kiểm nhập thuốc, theo dõi hạn dùng của thuốc. Tất
cả các khoa trong bệnh viện có sử dụng thuốc đều phải thực hiện các quy chế dược.
Trách nhiệm của khoa dược là hướng dẫn bác sĩ, y tá thực hiện nghiêm túc các quy
chế này và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy chế dược tại bệnh viện.
Để đảm bảo chất lượng thuốc trong quy trình tồn trữ đòi hỏi các khoa Dược
phải có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc điều trị có quy trình
thực hành bảo quản thuốc tốt trong khoa Dược.
Kho thuốc phải được thiết kế đúng quy định.
Đảm bảo thực hiện 5 chống.
Đảm bảo thực hiện các quy chế quản lý đối với thuốc gây nghiện, hướng
tâmthần, thuốc độc A - B theo đúng quy chế do Bộ Y Tế ban hành. Các loại thuốc
đều phải đảm bảo được quản lý giám sát đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ, số đăng ký
lưu hành, lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, chất lượng cảm quan.
Công tác tồn trữ thuốc là khâu quan trọng để cung cấp thuốc đến tay người sử
dụng với chất lượng tốt. Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành
tốt bảo quản thuốc.
- Yêu cầu về vị trí thiết kế
Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập,
vận chuyển và bảo vệ;
Đảm báo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
Diện tích kho cần đủ rộng để đảm bảo việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu
cầu của từng mặt hàng thuốc;
Kho hoá chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng.
- Yêu cầu về trang thiết bị
Trang thiết bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp;
Kho có quạt thông gió, điều hoà nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định
kỳ;
Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc, khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ
sinh và xếp dỡ hàng;
Đủ trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hoả, thùng cát, vòi nước).
- Hoạt động quản lý nghiệp vụ kho
Trước khi thuốc nhập vào kho, Hội đồng kiểm nhập có nhiệm vụ kiểm tra,
kiểm soát và tiếp nhận thuốc – hoá chất vào kho theo đúng quy định. Phải kiểm ra
lô sản xuất, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm của thuốc – hoá chất, đảm bảo thuốc –
hoá chất nhập kho đúng chủng loại, quy cách, số lượng, chất lượng.
Thuốc trong kho được sắp xếp như sau:
Sắp xếp theo độc tính: gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc thường;
Sắp xếp theo tá dụng dược lý: thuốc gây tê, mê, thuốc chống dị ứng, thuốc
chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hoá,…
Sắp xếp theo dạng bào chế: thuốc viên, thuốc tiêm,…
Sắp xếp theo đường dùng: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài,…
- Quản lý hàng tồn kho
Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý là bài toán đảm bảo cung ứng kịp thời cho nhu
cầu điều trị, đồng thời đảm bảo tính kinh tế. Không để thuốc tồn đọng quá nhiều,
quá lâu, ảnh hưởng đến công tác bảo quản và tồn đọng một lượng tiền lớn trong
điều kiện kinh phí còn hạn hẹp. Theo một số tài liệu, lượng thuốc tồn kho tại khoa
Dược phải đảm bảo sử dụng khoảng 2 – 3 tháng tại bệnh viện.
Công thức ước tính lượng thuốc tồn kho theo hướng dẫn của WHO:
Smin =(LTxCA)+SS
Smax = Smin + (PP x CA)
CA : Lượng thuốc tiêu thụ hàng tháng( Average Consumtion).
LT: Thời gian thuốc từ nhà cung cấp đến kho thuốc( Supplier Lead Time).
PP: Khoảng thời gian giữa hai lần nhập hàng( Procurement Period).
SS: Lượng tồn kho an toàn.

4. Cấp phát thuốc


Bệnh viện sử dụng các công cụ quản lý tồn trữ, thống kê để kiểm soát việc cấp
phát thuốc. Các BV tuyến trung ương và một số BV tỉnh đã áp dụng phần mềm vào
quản lý kho, tạo thuận lợi cho các hoạt động khác. Phần lớn các bệnh viện tuyến
tỉnh, tuyến huyện vẫn áp dụng phương pháp thủ công gây ảnh hưởng xấu đến các
hoạt động khác của hoạt động cung ứng thuốc.
Xuất thuốc theo phiếu lĩnh thuốc của các khoa phòng đã được duyệt, chọn
thuốc xuất ra theo nguyên tắc FIFO, FEFO. Thuốc trước khi ra khỏi kho phải qua 1
hoặc 2 lần kiểm soát, tuỳ tình hình bố trí của khoa Dược. Thông thường các bệnh
viện xây dựng quy trình cấp phát thuốc từ khoa dược đến khoa lâm sàng, đến bệnh
nhân. Tuỳ thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa thuốc đến các
khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại Khoa Dược theo quy định của
giám đốc bệnh viện. Một số bệnh viện đã cấp phát thuốc đến khoa lâm sàng, thậm
chí đến tay bệnh nhân điều trị nội trú.
Quá trình cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú cần được thực hiện: ba kiểm tra,
ba đối chiếu để tránh nhầm lẫn, sai sót:
Ba kiểm tra:
Một là thể thức phiếu xuất kho (đơn thuốc), liều dùng, cách dùng;
Hai là bao bì, nhãn thuốc;
Ba là chất lượng thuốc.
Ba đối chiếu:
Một là tên thuốc (Trong phiếu xuất, đơn thuốc);
Hai là nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc và thực tế;
Ba là số khoản thuốc.
5. Phân tích thực trạng tuân thủ và những điểm bất cập trong việc thực hiện
các quy trình thao tác chuẩn (SOP) tại khoa Dược
5.1. Khái niệm
Quy trình thao tác chuẩn SOP (Standard Operating Procedures) “là trình tự các
bước phải thực hiện khi tiến hành một công việc. Trong SOP quy định rõ ràng thứ tự,
cách thức, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi thành viên trong một dây chuyền công
nghệ”.
Để có một quy trình thao tác chuẩn cần phải thực hiện nhiều bước: biên soạn,
sau đó phải rà soát, chỉnh sửa, tiếp theo là phê duyệt và đưa vào thực hiện, trong
quá trình thực hiện nếu có phát sinh sai sót lại phải chỉnh sửa cho đến khi có một
SOP tối ưu. Khi đã có một SOP tối ưu thì vấn đề còn lại là cần phải thực hiện đúng
quy trình đã viết và cũng là cơ sở thuận lợi để người quản lý kiểm tra nhân viên.
Tính chất công việc thay đổi thì SOP cũng thay đổi để phù hợp với yêu cầu mới.
Nói cách khác, SOP là một quy trình bằng văn bản và đã được phê duyệt, đưa
ra các chỉ dẫn cho việc thực hiện các thao tác, không nhất thiết phải cụ thể cho từng
sản phẩm hoặc nguyên liệu.
Trước khi lập SOP điều quan trọng là phải lập kế hoạch cẩn thận để xác định
quy trình sẽ được trình bày và soạn thảo như thế nào. Khi những vấn đề này này đã
được giải quyết và thống nhất, việc soạn thảo, rà soát và phê duyệt sẽ nhanh hơn.
Để thực hiện tốt SOP cần hai yếu tố quan trọng là nhân sự và phạm vi, SOP không
cố định mà thay đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể. Nhà quản lý sau khi soạn thảo, phê
duyệt SOP sẽ phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện, mới đi tới mục đích cuối cùng
là hiệu quả công việc tốt hơn.
Quy trình thao tác chuẩn là kết quả của quá trình bao gồm: biên soạn, rà soát,
phê duyệt, phổ biến, thực hiện, duy trì, kiểm soát.
5.2. Những yếu tố cần cân nhắc khi chuẩn bị lập quy trình
Trước khi lập SOP chúng ta cần cân nhắc quy trình nào cần thiết, quy trình
nào đã có, kinh nghiệm và đặc điểm người sử dụng, loại hình và thời lượng đào tạo
dự kiến và cách thức SOP được dùng
a. Lựa chọn quy trình
SOP có 3 loại chính:
Các nhiệm vụ quản trị (nhiệm vụ dựa trên quy tắc)
Các nhiệm vụ liên quan đến nhận thức (ví dụ: quyết định vấn đề nào đó)
Các nhiệm vụ có liên quan đến động cơ (ví dụ: vận hành máy móc)
Ba loại quy trình này có một số điểm trùng nhau.
b. Xác định nơi cần có quy trình
Ta cần lập một biểu đồ của tiến trình cho một lĩnh vực hoạt động và xác định
các quá trình liên quan cùng các nhiệm vụ trong từng quá trình. Những nhiệm vụ
này sẽ trở thành mục khởi đầu cho các tiêu đề trong các quy trình. SOP được lập sẽ
xác định cách thức thực hiện những nhiệm vụ nói trên. So sánh biểu đồ tiến trình
hoặc tiêu đề cho các lĩnh vực khác nhau có thể chỉ ra những lĩnh vực sử dụng quy
trình để hỗ trợ việc chuẩn hóa.
Để biết SOP có cần thiết không, ta trả lời một số câu hỏi sau đây:
Nhiệm vụ hoặc hoạt động đó có quan trọng không?
Nhiệm vụ đó có nhiều người tham gia không?
Nhiệm vụ đó có cần thực hiện nhất quán không?
Chỉ cần một câu hỏi trong số trên được trả lời là “có” thì việc lập quy trình là
việc cần làm.
c. Xác định phạm vi của quy trình thao tác chuẩn (SOP)
Điều này phần nào phụ thuộc vào việc quy trình có mô tả một quá trình gồm
nhiều nhiệm vụ hay không hoặc chỉ quy định và các bước cần thiết để hoàn thành
nhiệm vụ.
Một số tổ chức phân biệt giữa SOP và hướng dẫn công việc (sử dụng nhiều
loại tài liệu chức năng cụ thể hơn), số khác không phân biệt. Tuy nhiên, dù tên gọi
có như thế nào thì các tài liệu chức năng này vẫn phải có cấu trúc hợp lý để hỗ trợ
hoạt động thực tế. Các tổ chức lớn thường có hệ thống cấp bậc các quy trình tuân
theo các chính sách đã xây dựng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, khi các
quy trình này được khoanh vùng phạm vi áp dụng, chúng sẽ tập trung hơn vào cách
thức vận hành của một phòng ban cụ thể. Nói chung, điều quan trọng là phải quyết
định có nên lập SOP riêng cho từng nhiệm vụ hay không hay chỉ lập SOP chung
cho tất cả mọi nhiệm vụ.
d. Xác định người sử dụng quy trình
Người sử dụng cấp 1: là người thực sự thực hiện những nhiệm vụ được xác
định trong quy trình thường là nhân viên trực tiếp thực hiện công việc.
Người sử dụng cấp 2: là người có thể cần biết một điều gì đó trong về quy
trình nhưng không trực tiếp sử dụng quy trình
đ. Quyết định mức độ chi tiết của quá trình
Ta phải cân đối mức độ chi tiết với mức độ kĩ năng thích hợp của người sử
dụng, quá nhiều chi tiết sẽ gây nhầm lẫn, quá ít chi tiết thì không đủ thông tin, do
đó nên đảm bảo “mức độ chi tiết” thích hợp để quy trình đủ thông tin và người sử
dụng có thể tuân thủ mà không bị nhầm lẫn.
e. Tính chất quan trọng
Là những điều cần thiết để người thực hiện hoàn thành thành công mục đích
của quy trình. Ở mức độ nào đó, tính chất quan trọng phụ thuộc vào những gì mà
người thực hiện được đào tạo, cũng như kinh nghiệm và trình độ.
f. Đánh giá khả năng đọc của người sử dụng
Một số tổ chức đã tiến hành kiểm tra khả năng đọc của nhân viên, nhưng có
nhiều tổ chức hoàn toàn không có ý niệm này. Câu văn ngắn gọn, từ ngữ ít âm tiết
và các đoạn ngắn, tất cả đều giúp cho quy trình trở nên dễ đọc. Khi người dùng đọc
hiểu sẽ sẽ làm đúng quy trình và mục đích của nhà quản lý đã thành công.
g. Căn cứ pháp lý
Đối với các quy trình chuyên ngành y tế, khoa học, giáo dục, trước khi soạn
thảo cần căn cứ vào tài liệu pháp lý đặc trưng của chuyên ngành đó.
h. Soạn thảo quy trình
Sau khi hoàn thành phần mở đầu, người soạn cần tranh thủ sự trợ giúp của
người có kiến thức liên quan đến nhiệm vụ hoặc quá trình công việc được quy định
trong SOP, xác định quy trình soạn cho ai, mức độ chi tiết và cách trình bày nhu
thế nào
5.3. Hướng dẫn chung khi viết SOP
a. Phác thảo quy trình
Một bản phác thảo gồm: một biểu đồ tiến trình đơn giản, một bản mô tả vắng
tắt các vấn đề cần làm trong từng bước, các câu hỏi “như thế nào” có ý nghĩa then
chốt, thời điểm tiến hành và bất kỳ thông số nào cần đáp ứng, cần lưu ý hoặc ghi
chú khác. Từ bản thảo này, việc viết quy trình bằng bố cục sẽ dễ dàng hơn.
b. Sử dụng từ ngữ có ý chủ động, rõ ràng dễ hiểu
Cách tốt nhất là cách viết rõ ràng ở thế chủ động, cấu trúc vắn tắt. Quy trình
thường đặt những thông tin quan trọng ở đầu hoặc cuối câu
Điều quan trọng là các quy trình sử dụng các từ ngữ dễ hiểu và truyền đạt
đúng nghĩa và các từ được sử dụng nhất quán. Sử dụng từ ngữ thống nhất trong một
quy trình và giữa các quy trình khác nhau. Sử dụng từ đơn giản, ngắn gọn, phổ
thông tránh dùng từ viết tắt, chữ có thể gây hiểu nhầm.
c. Sử dụng đề mục có ích
Bảo đảm các đề mục tóm tắt được những thông tin chứa trong mỗi chương. Sử
dụng quy tắc ngữ pháp tương tự nhau nếu các đề mục cùng cấp độ. Tránh bắt đầu
đề mục bằng mạo từ hoặc thuật ngữ bắt đầu bằng chữ viết thường. Để viết một quy
trình thao tác hay, thường là các cấp lãnh đạo trực tiếp soạn thảo cho nhân viên của
mình, nhưng nếu viết theo đơn đặt hàng người viết cần có thời gian thực tế tiếp xúc
với công việc mình sẽ soạn thảo.
d. Đem đến cho người sử dụng sự linh hoạt trong trình tự các bước
Sử dụng các gạch đầu dòng thay cho số và chữ cái, nếu thích hợp. Các số và
chữ cái xác định một chuỗi hoạt động trong đó các bước phải được thực hiện theo
đúng trình tự đó. Các gạch đầu dòng không thể hiện thứ bậc hay trình tự.
e. Kiểm tra và phê duyệt
Trước tiên là kiểm tra chung (không nhất thiết là một chuyên gia về nội dung)
sẽ xem tài liệu dự thảo để đảm bảo rằng tài liệu được trình bày đúng, nghĩa là chỉ
có duy nhất một đầu đề và số hiệu, đầy đủ các trang và phụ lục.
Tiếp theo kiểm tra nội dung (nhất thiết phải có chuyên môn hoặc cơ sở kiến thức).
f. Thực hiện
Trước khi có hiệu lực, những người sẽ sử dụng quy trình này cần được phổ
biến và đào tạo về quy trình. Quy trình sau khi được trình ký, người quản lý phải
phổ biến cho toàn bộ nhân viên có liên quan đến công việc cụ thể mà quy trình đã
viết, nhà quản lý phải theo dõi việc thực hiện quy trình của nhân viên.
5.4. Những nội dung của quy trình thao tác chuẩn trong Khoa dược bệnh viện
a. Cấu trúc
Một quy trình thao tác chuẩn sử dụng trong khoa Dược bệnh viện cần đảm bảo
các nội dung sau đây:
Mục đích: quy định cách thức thực hiện các thao tác chuẩn trong hoạt động tại
cơ sở
Phạm vi áp dụng: cho một hoạt động cụ thể - Nhiệm vụ: đối tượng phải thực hiện
Nội dung: các bước tiến hành cụ thể.
Tài liệu đính kèm
Hình thức lưu trữ
Sửa đổi và bổ sung
c. Một số yêu cầu cơ bản
Trang 1 (phần mở đầu): tên cơ sở, tên quy trình, số trang, ngày ban hành, tên
bộ phận, họ tên người soạn thảo/người kiểm tra/người phê duyệt
Trang 2 trở đi là nội dung chính của quy trình.
Các quy trình phải được kiểm tra và phê duyệt bởi người quản lý chuyên môn
và người đứng đầu cơ sở. Bản gốc phải được lưu trữ, bản sao được gửi cho các bộ
phận có liên quan
c. Một số quy trình chủ yếu trong quản lý dược bệnh viện
* Quy trình kiểm nhập, kiểm kê, cấp phát, dự trù mua thuốc, cấp phát thuốc
tại khoa điều trị
Một số căn cứ để xây dựng: Thông tư 22/2010/TT-BYT, Thông tư
23/2011/TT- BYT, Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện,…
Các Quy trình:
Quy trình dự trù, mua thuốc/ mua hóa chất-vật tư y tế: quy định thời gian dự
trù (của các kho với công ty cung ứng); các bước trước khi đặt dự trù: số lượng
tồn/đã sử dụng, duyệt, đặt hàng; thời gian kiểm nhập khi về; quy định xử lý khi
không đảm bảo chất lượng như dự trù.
Quy trình cấp phát thuốc, hóa chất-vật tư y tế ,tiêu hao tại Kho: quy định trình
tự từ nhận phiếu; kiểm tra phiếu lĩnh về hình thức và nội dung; trình duyệt; kho
kiểm tra lại thực tế và chương trình; cấp phát; lưu phiếu. Quy trình quy định cụ thể:
thời gian cho các quá trình nhận phiếu, trình ký duyệt và cấp phát; người được
quyền ký duyệt; nguyên tắc kiểm tra, đối chiếu khi giao, nhận của các bộ phận; các
thuốc có điều kiện bảo quản đặc biệt.
Quy trình cấp phát thuốc tại khoa điều trị: quy định trình tự cấp thuốc tới tay
bệnh nhân, bao gồm các thao tác: nhận phiếu, duyệt phiếu, lĩnh thuốc và tời khoa
điều trị. Tại khoa điều trị nhân viên Khoa Dược sẽ phối hợp với điều dưỡng khoa
cấp thuốc cho bệnh nhân, trước khi cấp phát phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu.
Trong mỗi thao tác đều có những quy định chi tiết các công việc phải thực hiện,
một số thao tác có quy định thời gian cụ thể để hoàn thành.
Quy trình kiểm kê cuối tháng: bao gồm chuẩn bị kiểm kê; lên lịch thời gian cụ
thể; tự kiểm tra, sắp xếp, phân loại hàng hóa ở kho cho thích hợp với nội dung sẽ
kiểm và Kiểm kê: số lượng, chất lượng và cách xử lý nếu có sai lệch.
Quy trình kiểm nhập thuốc: bao gồm các quy định về thời gian kiểm nhập, nội
dung kiểm nhập, cách xử lý nếu hàng hóa về không đúng quy định. Thời gian:
thuốc thường <24 giờ sau khi về kho, thuốc cấp cứu trình và kiểm nhập ngay; Nội
dung: cảm quan, chi tiết, hạn dùng.
* Quy trình thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, theo dõi ADR
Một số căn cứ để xây dựng: Thông tư 21/2013/TT-BYT, Bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng bệnh viện
Các quy trình:
Quy trình theo dõi ADR: bao gồm những công việc và trình tự khoa điều trị và
Khoa Dược phải thực hiệc trước và sau khi có ADR xãy ra.
Quy trình tư vấn sử dụng thuốc: chia thành 02 nhóm đối tượng: bệnh nhân và
nhân viên y tế. Quy trình quy định trình tự các công việc cần làm khi tiếp nhận
thông tin: lặp lại thông tin, kiểm tra đơn thuốc (nếu thông đơn thuốc), phân tích,
giải thích và hướng dẫn cho bệnh nhân,.. Đối với nhân viên y tế: tiếp nhận thông
tin, kiểm tra lại nội dung, chọn lọc để trả lời. Lưu thông tin.
Quy trình thao tác thông tin thuốc tại bệnh viện: gồm các thao tác: Triển khai
các nguồn thông tin thu thập, cập nhật mới; thu thập, cập nhật từ Bộ Y tế/Sở Y tế;
thu thập, cập nhật từ Hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo; từ khoa điều trị; nguồn
thông tin cập nhật thông tin từ Khoa Dược
* Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú
Căn cứ xây dựng: Thông tư 52/2017/TT-BYT,
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú: gồm các quá trình xuất
thuốc trên hệ thống mạng (nhận đơn, kiểm tra đơn, xử lý nếu có sai sót, xuất đơn);
soạn thuốc; kiểm tra (giữa đơn thuốc và thuốc đã soạn); giao thuốc (gọi tên bệnh
nhân, kiểm tra nội dung đơn thuốc và thẻ bảo hiểm, hướng dẫn bệnh nhân ký
tên/mẫu 02, giao thuốc). Mỗi quy trình chi tiết sẽ có 1-2 nhân viên khác nhau phụ
trách, các thành viên trong kho sẽ luân phiên thay đổi vị trí phụ trách một lần/tuần.
* Quy trình dự trù mua, cấp phát, báo cáo sử dụng thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần
Căn cứ xây dựng: Thông tư 20/2017/TT-BYT
Các quy trình
Quy trình dự trù, mua thuốc GN, thuốc HTT: quy định thời gian lập dự trù là
đầu tháng, dự trù lập thành 04 bản, số lượng dự trù không vượt quá 50% so với số
lượng sử dụng lần trước,…
Quy trình Cấp phát thuốc GN, thuốc HTT: quy định trình tự từ nhận phiếu;
kiểm tra phiếu lĩnh về hình thức và nội dung; trình duyệt; kho kiểm tra lại thực tế
và chương trình; cấp phát; lưu phiếu. Quy trình quy định cụ thể: thời gian cho các
quá trình nhận phiếu, trình ký duyệt và cấp phát; người được quyền ký duyệt;
nguyên tắc kiểm tra, đối chiếu khi giao, nhận của các bộ phận; các thuốc có điều
kiện bảo quản đặc biệt.
Quy trình báo cáo tồn kho thuốc gây nghiện, hướng tâm thần: quy trình quy
định thời gian báo cáo; trình Ban giám đốc ký và trình duyệt Phòng Nghiệp vụ
dược; cách xử lý các thuốc hỏng, vỡ.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1- Trình bày những nội dung của việc lập dự trù mua thuốc
2- Trình bày quy trình mua thuốc
3- Trình bày những lưu ý trong việc bảo quản, cấp phát thuốc
4- Trình bày việc tuân thủ và nhận biết được những điểm bất cập trong việc thực
hiện các quy trình thao tác chuẩn tại khoa Dược
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2001), Quy chế bệnh viện, nhà xuết bản Y học, Hà Nội
2. Bộ y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường
bệnh, Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011
3. Bộ y tế (2011), Ban hành Hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán,
Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011
4. Bộ Y tế (2013), Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và
điều trị trong bệnh viện, Thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 8 tháng 8 năm
2013
5. Bộ y tế (2019), Quy định việc đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập, Thông
tư số 15/2019/TT-BYT, năm 2019
6. Chính phủ (2004), Quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người, nghị định
số 120/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014
7. Nguyễn Thị Thái Hằng (2007), Quản lý và kinh tế dược (giáo trình đào tạo
dược sĩ đại học), NXB Y học
8. Thủ tướng chính phủ (2014), phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành
dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số
68/QĐ-TTg ban hành ngày 10 tháng 1 năm 2014
CHUYÊN ĐỀ 5
GIÁM SÁT KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 38 tiết
Lý thuyết: 16
Thảo luận/thực hành: 12
MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc khóa học, học viên có khả năng:
1-Trình bày được định nghĩa cảnh giác Dược, Tầm quan trọng của việc báo cáo
phản ứng có hại của thuốc và các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
2-Phân tích được các quy trình giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các
sai sót trong điều trị
3-Triển khai thực hiện được hệ thống báo cáo ADR trong cơ sở y tế
NỘI DUNG
1. Giám sát kê đơn và tuân thủ điều trị
1.1. Phân tích đơn thuốc
Thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc
hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
Điều 4. Nguyên tắc kê đơn thuốc
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu
tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ
chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường
hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
- Dược thư quốc gia của Việt Nam;
5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa
không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông
tư này.
6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì
người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm
sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi
xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công
bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh,
chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục
kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt).
8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2
Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh.
10. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều
6 Luật dược, cụ thể:
Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
Thực phẩm chức năng;
Mỹ phẩm.
Điều 6. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc
Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám
bệnh của người bệnh.
Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ
dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc
tỉnh, tỉnh/thành phố.
Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng
minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của
trẻ.
Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc
như sau: Paracetamol 500mg.
- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại
là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.
Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng,
thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc
trước khi ghi các thuốc khác.
Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung
sữa.
Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên
chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên,
ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
Điều 7. Kê đơn thuốc gây nghiện
Đơn thuốc “N” được sử dụng kê đơn thuốc gây nghiện tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có giường bệnh và được làm thành 03 bản: 01 Đơn thuốc “N” lưu tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu trong sổ khám bệnh của người
bệnh; 01 Đơn thuốc “N” (có đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) lưu tại
cơ sở cấp, bán thuốc. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính số lượng thuốc sử dụng
không vượt quá 07 (bảy) ngày.
Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh
hoặc người đại diện của người bệnh (trong trường hợp người bệnh không thể đến
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người bệnh không có đủ năng lực hành vi dân
sự) viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy
định tại Phụ lục V ban hành kèm theo thông tư này, được lập thành 02 bản như
nhau, trong đó: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 01 bản giao cho người
bệnh hoặc người đại diện của người bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập danh sách chữ ký mẫu của người kê
đơn thuốc gây nghiện của cơ sở mình gửi cho các bộ phận có liên quan trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh được biết.
Điều 8. Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc
người bệnh AIDS
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chẩn đoán xác định người bệnh ung thư
hoặc người bệnh AIDS thì làm Bệnh án điều trị ngoại trú cho người bệnh. Người kê
đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh viết cam kết về sử
dụng thuốc gây nghiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Mỗi lần kê
đơn thuốc tối đa 30 (ba mươi) ngày, phải ghi đồng thời 03 đơn cho 03 đợt điều trị
liên tiếp, mỗi đơn không vượt quá 10 (mười) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc
của đợt điều trị).
Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư
hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà không thể đến khám tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh: Người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y
tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú xác định người bệnh cần tiếp tục điều
trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm
theo Thông tư này, kèm theo bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Điểm c
Khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cuối
cùng điều trị để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường
bệnh điều trị nội trú kê đơn thuốc; mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không
vượt quá 10 (mười) ngày.
Điều 9. Kê đơn thuốc hướng thần, thuốc tiền chất
Đơn thuốc “H” được sử dụng để kê thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và
được làm thành 03 bản, trong đó: 01 Đơn thuốc “H” lưu cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu trong sổ khám bệnh của người bệnh; 01 Đơn thuốc
“H” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường
hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì
không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Đối với bệnh cấp tính: Kê đơn với số lượng thuốc sử dụng không vượt quá
10 (mười) ngày.
Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày (bệnh mạn tính): Kê đơn thuốc theo
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc kê đơn với số lượng thuốc sử
dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày.
Đối với người bệnh tâm thần, động kinh:
Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa;
Người đại diện người bệnh hoặc nhân viên trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi
người bệnh cư trú chịu trách nhiệm lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc
của trạm y tế xã (mẫu sổ theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho từng chuyên khoa);
Người kê đơn thuốc quyết định đối với từng trường hợp người bệnh tâm thần
có được tự lĩnh thuốc hay không.
Thông tư số 44/2018/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc
dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược
Điều 5. Nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
1. Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh,
chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.
3. Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh
mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.
4. Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên
ngay bên cạnh nội dung sửa.
5. Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược liệu
độc làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư số ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2017/TT-BYT) thì phải ghi rõ số
lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng dưới 10 (mười) thì phải ghi số 0
(không) ở phía trước.
6. Không được ghi vào đơn thuốc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn,
tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh,
chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể
người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.
Điều 9. Hướng dẫn cách ghi đơn thuốc
1. Quy định chung về cách ghi đơn thuốc
a) Chữ viết tên thuốc theo ngôn ngữ tiếng Việt, chính xác, rõ ràng, ghi đủ
theo các mục in trong đơn thuốc, sổ khám bệnh của người bệnh, tờ phơi điều trị
trong hồ sơ bệnh án;
b) Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang cư trú hoặc tạm trú;
c) Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi thêm
tên bố hoặc tên mẹ của trẻ;
d) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên
chữ ký của người kê đơn; ký, ghi rõ họ tên người kê đơn.
2. Cách ghi đơn thuốc đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu.
a) Khi kê đơn thuốc thang ghi tên thường dùng, ghi rõ liều lượng, đơn vị
tính, không viết tắt tên thuốc đối với các vị thuốc y học cổ truyền; Hướng dẫn cụ
thể cách sắc thuốc, cách uống thuốc, thời gian uống thuốc;
b) Chỉ định rõ liều dùng, cách dùng và đường dùng:
c) Đối với thuốc thành phẩm do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự sản xuất thì
ghi theo tên đã được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt lưu hành nội bộ (trừ đơn vị do
Bộ Quốc phòng quản lý); Đối với thuốc được lưu hành toàn quốc thì ghi tên thuốc
theo tên đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành;
d) Trường hợp người kê đơn cho người bệnh dùng quá liều thông thường so
với quy trình chuyên môn của Bộ Y tế hoặc phác đồ hướng dẫn điều trị thì phải ký
xác nhận bên cạnh.
3. Thứ tự kê đơn thuốc trong đơn thuốc và hồ sơ bệnh án
a) Thứ tự kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu: Thuốc thang, thuốc thành
phẩm.
Đối với thuốc thành phẩm, kê theo thứ tự: Thuốc dạng viên, thuốc dạng
nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác;
b) Thứ tự kê đơn thuốc kết hợp: Kê thuốc hóa dược trước, thuốc cổ truyền và
thuốc dược liệu sau.
Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn sử
dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh (Chương II: HƯỚNG DẪN SỬ
DỤNG THUỐC)
Điều 3. Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc
1. Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị
ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và
ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo
quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
2. Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
c) Phù hợp với tuổi và cân nặng;
d) Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
đ) Không lạm dụng thuốc.
3. Cách ghi chỉ định thuốc
a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh
án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội
dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều
dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng
thuốc.
c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các
đường dùng khác.
4. Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc
cần thận trọng khi sử dụng
a) Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm:
– Thuốc phóng xạ;
– Thuốc gây nghiện;
– Thuốc hướng tâm thần;
– Thuốc kháng sinh;
– Thuốc điều trị lao;
– Thuốc corticoid.
b) Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thư dài ngày thì đánh
số thứ tự ngày dựng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ
ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc.
5. Chỉ định thời gian dùng thuốc
a) Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến
của bệnh.
b) Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều
thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày.
c) Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời
gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3
ngày (đối với ngày nghỉ).
6. Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh
a) Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc
để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
b) Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử
dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc
chỉ dùng đường tiêm.
7. Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều
dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người bệnh). Theo dõi đáp
ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc.
Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa Dược ngay khi xảy ra (theo mẫu Phụ
lục 5).
Một đơn thuốc tốt phải thể hiện được các yêu cầu: Hiệu quả chữa bệnh cao,
an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm. Muốn kê đơn thuốc tốt phải tuân theo quy
trình sau đây:
- Chẩn đoán, xác định đúng bệnh
- Lựa chọn thuốc phù hợp với người bệnh
- Kê đơn thuốc khi đã có chỉ định rõ ràng
- Hướng dẫn dùng thuốc cho người bệnh
- Thông tin về phản ứng không mong muốn của thuốc
- Theo dõi hiệu quả điều trị
Về quản lý kê đơn
- Kê đơn hợp lý là trách nhiệm của mỗi bác sĩ điều trị, quản lý kê đơn là
trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện. Bệnh viện phổ biến và triển khai đến từng bác
sĩ thực hiện những qui định của ngành về sử dụng thuốc và kê đơn, xây dựng kế
hoạch và thường xuyên triển khai hoạt động giám sát kê đơn, định kỳ có sơ kết và
rút kinh nghiệm.
- Xây dựng phác đồ điều trị ngoại trú đảm bảo có độ bao phủ trên 80% mô
hình bệnh tật tại khoa khám bệnh của bệnh viện. Phác đồ điều trị ngoại trú là cơ sở
pháp lý và khoa học cho mọi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú của bệnh
viện.
- Xây dựng danh mục thuốc ngoại trú cho nhà thuốc bệnh viện: Hội đồng
thuốc và điều trị chịu trách nhiệm xây dựng danh mục thuốc trên cơ sở phác đồ
điều trị ngoại trú của bệnh viện; danh mục thuốc trình bày dưới dạng hoạt chất và
được giám đốc bệnh viện ban hành, là cơ sở để nhà thuốc bệnh viện cung ứng
thuốc cho hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú.
- Chọn lựa thuốc theo tên thương mại cung ứng cho nhà thuốc bệnh viện là
trách nhiệm của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện; hạn chế quá nhiều loại
có cùng hoạt chất nhưng đảm bảo đủ các mức giá phù hợp nhu cầu khác nhau của
người bệnh, ưu tiên chọn thuốc đơn chất. Cập nhật qui chế hoạt động của Nhà
thuốc bệnh viện đảm bảo đúng các qui định hiện hành.
- Tùy theo nhu cầu hỗ trợ điều trị của bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị
quyết định nhà thuốc bệnh viện có bán thực phẩm chức năng hay không và loại
thực phẩm chức năng nào; danh mục thực phẩm chức năng của nhà thuốc bệnh viện
được giám đốc bệnh viện phê duyệt.
- Triển khai kê đơn bằng máy vi tính tại 100% các bàn khám, đảm bảo 24/7.
Xây dựng phần mềm kê đơn có hệ thống nhắc tránh sai sót trong kê đơn, nhắc chi
phí đơn thuốc, nhắc thuốc được kê đơn trùng trong một lần khám.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kê đơn, khuyến khích triển
khai giám sát “thực” (real time) hoạt động kê đơn nhằm kịp thời phát hiện và phản
hồi sai sót trong kê đơn đến các bác sĩ tại phòng khám. Hội đồng thuốc và điều trị
định kỳ đánh giá những thuốc chiếm 80% tổng kinh phí thuốc bán ra tại nhà thuốc
bệnh viện (theo phương pháp ABC), tổ chức bình toa thuốc trong nhóm này.
- Tăng cường giám sát và cải tiến qui trình cấp phát thuốc bảo hiểm y tế
tránh gây phiền hà cho người bệnh nhưng đảm bảo đúng theo qui định là trách
nhiệm phối hợp của phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính kế toán và khoa
Dược của bệnh viện.
- Xây dựng, triển khai và giám sát qui trình tiếp “người giới thiệu thuốc”
công khai, minh bạch đúng qui định, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh của các bác sĩ.
- Tổ chức quầy hướng dẫn sử dụng thuốc do dược sĩ bệnh viện phụ trách chủ
động hỗ trợ và tư vấn cho người bệnh khi cần sự trợ giúp.
1.2. Giám sát tuân thủ phác đồ điều trị
Tuân thủ phác đồ điều trị là trách nhiệm của mỗi bác sĩ điều trị. Quản lý sự
tuân thủ phác đồ điều trị là trách nhiệm của lãnh đạo khoa, của lãnh đạo bệnh viện.
Bệnh viện phổ biến và triển khai đến từng bác sĩ thực hiện những qui định của
ngành liên quan đến phác đồ điều trị. Bệnh viện xây dựng và triển khai kế hoạch
quản lý tuân thủ phác đồ điều trị, định kỳ có sơ kết rút kinh nghiệm.
Tổ chức huấn luyện phác đồ, đa dạng hóa hình thức huấn luyện phác đồ.
Huấn luyện phác đồ là một trong những nội dung chính của kế hoạch đào tạo liên
tục hàng năm của bệnh viện.
Xây dựng hệ thống nhắc phác đồ giúp bác sĩ dễ dàng tra cứu khi cần, nghiên
cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống nhắc phác đồ
cho từng khoa trong bệnh viện.
Giám sát tuân thủ phác đồ tại các khoa cần lưu ý việc ghi chép hồ sơ bệnh án
đầy đủ theo qui định và có sự phù hợp giữa chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, chỉ
định thuốc và chỉ định theo dõi người bệnh. Trưởng khoa chủ động lập kế hoạch
giám sát, phản hồi kết quả giám sát cho các bác sĩ trong giao ban khoa và báo cáo
định kỳ hoặc đột xuất cho Hội đồng thuốc và điều trị.
Thực hiện giám sát hồ sơ bệnh án thuộc nhóm có nguy cơ cao: hồ sơ tử
vong, hồ sơ chuyển viện, tái nhập viện trong thời gian ngắn (dưới 1 tháng), hồ sơ
người bệnh có thắc mắc thưa kiện, hồ sơ có thời gian điều trị kéo dài hoặc chi phí
điều trị cao. Phòng Kế hoạch tổng hợp định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả giám
sát cho Hội đồng thuốc và điều trị, tổ chức phản hồi kết quả giám sát bằng hình
thức bình bệnh án trong toàn bệnh viện.
Xây dựng danh mục thuốc điều trị nội trú phải trên cơ sở của phác đồ điều trị
của bệnh viện, danh mục thuốc trình bày dưới dạng hoạt chất, việc chọn lựa thuốc
biệt dược phải do Hội đồng thuốc và điều trị thực hiện. Bệnh viện chủ động mời
Bảo hiểm xã hội cùng tham gia khi xây dựng danh mục thuốc đấu thầu tập trung.
Xây dựng và quản lý tuân thủ qui trình sử dụng thuốc và chỉ định xét nghiệm
có chi phí cao phù hợp phác đồ điều trị và phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của
bệnh viện. Giám đốc bệnh viện phân công và phân quyền hợp lý người chịu trách
nhiệm duyệt theo từng mức chi phí.
Triển khai chương trình nhập dữ liệu điều trị (chẩn đoán, thuốc, xét nghiệm,
thời gian điều tri, chi phí điều trị…) cho tất cả bệnh nhân nội trú. Trên cơ sở dữ
liệu, bệnh viện chủ động nắm bắt thông tin về sự phù hợp giữa chẩn đoán và chỉ
định xét nghiệm, chỉ định thuốc, chi phí điều trị, Hội đồng thuốc và điều trị chọn
chuyên đề giám sát, tổ chức thực hiện giám sát hồi cứu và phản hồi kết quả.
Chủ động rà soát, cập nhật và bổ sung phác đồ điều trị đảm bảo đáp ứng mô
hình bệnh tật và phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện. Những thuốc và
xét nghiệm mới phát sinh theo đề xuất của khoa phải được thông qua Hội đồng
thuốc và điều trị và được giám đốc bệnh viện ban hành bằng văn bản mới được áp
dụng.
Khuyến khích bệnh viện xây dựng đề án và triển khai thực hiện có lộ trình
tiến đến hồ sơ bệnh án điện tử.
2. Cảnh giác dược và theo dõi ADR
2.1. Đại cương về cảnh giác dược và theo dõi ADR
a. Định nghĩa cảnh giác dược
Cảnh giác dược (Pharmacovigilance), theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
được định nghĩa là: “Môn khoa học và những hoạt động liên quan đến việc phát
hiện, đánh giá, hiểu và phòng tránh tác dụng có hại hoặc bất kỳ một vấn đề nào
khác liên quan đến thuốc”, là thành phần chủ đạo của hệ thống theo dõi hiệu quả
của thuốc, thực hành lâm sàng và các chương trình y tế công cộng”
b. Mục tiêu của cảnh giác Dược
Cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và tính an toàn trong mối liên quan giữa
sử dụng thuốc và sự can thiệp của điều trị và hỗ trợ điều trị.
Cải thiện sức khỏe cộng đồng và tính an toàn trong sử dụng thuốc.
Góp phần đánh giá lợi ích, thiệt hại, hiệu lực và nguy cơ của thuốc, khuyến
khích sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả hơn (bao gồm lợi nhuận).
Thúc đẩy sự hiểu biết, giáo dục và đào tạo trên lâm sàng trong cảnh giác
dược và hiệu quả tuyên truyền tới cộng đồng.
c. Định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến Cảnh giác Dược
- Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR)
Chương trình giám sát thuốc của tổ chức y tế thế giới đưa ra một định nghĩa
về phản ứng có hại của thuốc như sau (WHO, 1972):
“ Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không được định trước,
xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh
hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm các
trường hợp thất bại trị liệu, quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót
trong trị liệu”
Phản ứng có hại của thuốc có thể dự đoán được (nghĩa là có thể kiểm soát, có
thể tránh được hoặc không) hoặc không thể dự đoán được; nó có thể xảy ra thường
xuyên hoặc không thường xuyên đối với một thuốc hay nhiều thuốc mà hậu quả của
nó có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Việc phát hiện nhanh những phản
ứng có hại phụ thuộc vào thời gian xử trí và công tác tổ chức hệ thống Cảnh giác
Dược.
- Biến cố bất lợi (Adverse Event - AE)
AE là bất kỳ một biến cố nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc nhưng
không nhất thiết do phác đồ điều trị bằng thuốc gây ra, đồng nghĩa có thể không có
mối liên hệ nhân quả giữa thuốc và biến cố. Như vậy biến cố bất lợi bao gồm
những ảnh hưởng do thuốc gây ra (ADR) và do cách dùng thuốc (giảm liều, quá
liều, ngừng điều trị ... )
- Tác dụng phụ (TDP)
Là tác dụng không định trước của một chế phẩm thuốc xảy ra ở liều thường
dùng ở người và liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc. Như đã biết, tác dụng
kháng cholinergic của các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây ra các tác
dụng phụ như khô miệng, táo bón, bí tiểu tiện. Tuy nhiên, tác dụng phụ không hoàn
toàn có hại mà trong một số trường hợp có thể có lợi và trở thành tác dụng điều trị
chính. Giả sử một bệnh nhân bị trầm cảm và hội chứng ruột kích thích gây tiêu
chảy. Lúc này, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng sẽ có lợi ích với tác
dụng kháng cholinergic của thuốc ngoài tác dụng chống trầm cảm.
2.2. Nội dung cảnh giác Dược
a. Hệ thống Cảnh giác dược tại Việt Nam
- Nhiệm vụ của hệ thống Cảnh giác dược Việt Nam
Thu thập và quản lý các báo cáo về các vấn đề liên quan đến tính an toàn của
thuốc bao gồm: báo cáo phản ứng có hại của thuốc, báo cáo về sai sót liên quan đến
thuốc và báo cáo nghi ngờ thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Phối hợp các hoạt động khác liên quan đến thu thập báo cáo về các biến cố bất
lợi của thuốc (từ chương trình tiêm chủng và các chương trình y tế quốc gia khác,
các thử nghiệm lâm sàng) và các hoạt động giám sát chủ động về biến cố bất lợi của
thuốc.
Phát hiện, thông báo kịp thời và xử lý tín hiệu về tính an toàn của thuốc
(những biến cố bất lợi chưa biết hoặc chưa được mô tả đầy đủ liên quan đến một
thuốc hoặc nhiều thuốc phối hợp).
Cung cấp thông tin về các biến cố bất lợi xảy ra liên quan tới chất lượng
thuốc và hỗ trợ công tác quản lý chất lượng thuốc.
Phát hiện và góp phần giảm thiểu các sai sót trong kê đơn, sao chép y lệnh,
cấp phát và sử dụng thuốc.
Đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ liên quan đến thuốc.
Truyền thông có hiệu quả các vấn đề an toàn thuốc bao gồm cả việc bác bỏ
những thông tin sai lệch về độc tính của thuốc.
Củng cố và phát triển hoạt động thông tin thuốc. Cập nhật thông tin có được từ
hệ thống Cảnh giác dược vào các chính sách thuốc quốc gia, dược thư quốc gia và các
hướng dẫn điều trị để mang lại lợi ích cho người bệnh và cộng đồng.
Hoạt động Đơn vị Cá nhân

-Cơ sở khám bệnh, chữa


bệnh -Người bệnh,
BÁO CÁO Phát hiện, theo dõi và báo cáo các cộng đồng
-Đơn vị kinh doanh thuốc
vấn đề liên quan đến tính an toàn -Nhân viên y tế
-Chương trình tiêm chủng
của thuốc -Cán bộ CGD
và các Chương trình y tế
QG khác

-Thu thập, đánh giá quan hệ nhân Cấp độ cơ sở


quả giữa biến cố bất lợi và thuốc -Khoa Dược, Đơn vị
nghi ngờ Thông tin thuốc, Hội đồng
-Cập NGUY
PHÁT HIỆN TÍN HIỆU, ĐÁNH GIÁ nhật thông
CƠtin an toàn thuốc thuốc và điều trị của cơ sở
trên thế giới và tại Việt Nam khám bệnh, chữa bệnh
-Phát hiện tín hiệu về tính an toàn -Bộ phận CGD của đơn vị - Nhân viên y
của thuốc. Đánh giá tín hiệu và kinh doanh thuốc tế (nhiều lĩnh
đưa ra cảnh báo Cấp độ quốc gia vực)
-Đánh giá nguy cơ/lợi ích của -Trung tâm DI & ADR -Cán bộ CGD
thuốc Quốc gia và khu vực
-Tư vấn cho lãnh đạo đơn vị, cơ -Cơ quan kiểm định chất
quan quản lý lượng thuốc
-Hội đồng tư vấn cấp SĐK
lưu hành thuốc-Bộ Y tế

Ở cấp độ cơ sở hoặc quốc gia:


-Cảnh báo về tính an toàn của -Cơ sở khám bệnh, chữa
thuốc bệnh
RA QUYẾT ĐỊNH CAN -Yêu
THIỆP cầu sửa đổi nhãn thuốc; -Nhân viên y tế
-Đơn vị kinh doanh thuốc
triển khai các đánh giá, nghiên (nhiều lĩnh
-Chương trình tiêm chủng
cứu đặc thù; triển khai kế hoạch vực)
và các Chương trình y tế
quản lý nguy cơ -Lãnh đạo đơn
QG khác
-Thu hồi lô thuốc vị, nhà quản lý
-Bộ Y tế; các Vụ, Cục
-Ngừng cấp mới, cấp lại SĐK của chức năng của Bộ Y tế; Sở
thuốc Y tế
-Rút SĐK, thu hồi sản phẩm

-Cơ sở khám bệnh, chữa


bệnh
-Đơn vị kinh doanh thuốc -Nhà quản lý,
-Phản hồi thông tin cho nhân viên -Chương trình tiêm chủng lãnh đạo đơn
TRUYỀN THÔNGy tế (quyết định quản lý, văn bản và các Chương trình y tế vị; Đơn vị
thông báo, bản tin và các phương QG khác thông tin thuốc
tiện truyền thông khác) -Bộ Y tế và các Vụ, Cục và truyền thông
-Đánh giá hiệu quả của can thiệp chức năng; Sở Y tế
trong trường hợp cần thiết -Phương tiện thông tin đại
chúng

Hình 1: Quy trình hoạt động của hệ thống Cảnh giác dược
b. Hoạt động cảnh giác dược tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Trong thực hành lâm sàng, phản ứng có hại của thuốc và các vấn đề khác
như thuốc giả, thuốc kém chất lượng, sai sót liên quan đến thuốc có tác động tiêu
cực tới sức khỏe người bệnh, làm tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng lớn đến chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm
đảm bảo tất cả các loại thuốc được kê đơn và sử dụng cho người bệnh là những
thuốc có lợi ích vượt trội nguy cơ và có chất lượng tốt. Hoạt động Cảnh giác dược
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm giám sát (phát hiện, xử trí, báo cáo,
đánh giá và dự phòng) các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các vấn đề liên
quan đến thuốc trong tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý sử dụng thuốc.
Những nhiệm vụ này bao gồm:
- Giám sát các phản ứng có hại liên quan đến thuốc hoặc chất lượng thuốc.
- Giám sát các sai sót liên quan đến thuốc.
- Bảo đảm chất lượng thuốc thông qua việc thực hiện tốt các quy định về mua
sắm, bảo quản và cấp phát, đồng thời giám sát và giải quyết các vấn đề về chất lượng
thuốc.
Đây là trách nhiệm chung của các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ
thuật viên, hộ sinh viên. Với các cơ sở có các nhân viên y tế khác tham gia công
việc liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh, việc thực hiện các hoạt động này cần
phù hợp chức trách, nhiệm vụ được phân công.
c. Hoạt động cảnh giác dược trong sử dụng thuốc y học cổ truyền tại các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn tồn tại song
hành hai hình thức chữa bệnh bằng y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền
(YHCT). Thuốc YHCT được sử dụng lâu đời trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh
và được xem là ít tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng,
các hiện tượng dị ứng, ngộ độc có liên quan đến thuốc YHCT cũng đã được ghi
nhận. Hiện tại có rất ít báo cáo chính thức hay nghiên cứu cụ thể về phản ứng có
hại liên quan đến sử dụng thuốc YHCT. Do vậy, việc triển khai các hoạt động Cảnh
giác dược đối với thuốc YHCT cũng như tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về dược
liệu cổ truyền có nguy cơ gây hại là rất cần thiết. Những thông tin, dữ liệu thu được
từ các hoạt động này sẽ là cơ sở để đưa ra cảnh báo, khuyến cáo sử dụng thuốc
YHCT an toàn, hợp lý, tạo được niềm tin cho người dân và phát huy thế mạnh của
YHCT trong phòng và chữa bệnh.
Thuốc YHCT bao gồm dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu, trong đó:
Dược liệu là nguyên liệu đạt tiêu chuẩn làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật,
động vật hay khoáng vật.
Vị thuốc y học cổ truyền là dược liệu được chế biến, bào chế theo lý luận của
y học cổ truyền.
Thuốc từ dược liệu là thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự
nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất.
Thuốc đông y là thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý luận và phương
pháp y học cổ truyền của các nước phương Đông.
Thuốc YHCT thường được sử dụng dưới nhiều dạng: thuốc sắc uống, thuốc
ngâm rượu (uống, dùng ngoài), cồn thuốc, thuốc bột, cao thuốc (cao đặc, cao lỏng,
cao xoa, cao dán), chè thuốc, thuốc cốm, thuốc viên (viên nang, viên nén, viên
hoàn,…). Thuốc YHCT có thể là một vị thuốc (dược liệu sơ chế hoặc đã chế biến)
hoặc một chế phẩm thuốc được phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp
YHCT để điều trị bệnh theo lý luận của YHCT.
Hoạt động Cảnh giác dược trong các cơ sở có sử dụng thuốc YHCT tuân thủ
theo hướng dẫn chung trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng thời cần tính
đến đặc thù của thuốc YHCT. Những hoạt động này bao gồm:
Giám sát các phản ứng có hại, có thể do hoạt chất thuốc hoặc có thể do sai
sót liên quan đến thuốc hoặc chất lượng thuốc kém.
Giám sát các sai sót liên quan đến thuốc.
Bảo đảm chất lượng thuốc thông qua việc thực hành tốt về mua sắm, bảo
quản và cấp phát, đồng thời giám sát và giải quyết các vấn đề về chất lượng thuốc.
d. Hoạt động cảnh giác dược trong chương trình tiêm chủng
Trong chương trình tiêm chủng, hoạt động Cảnh giác dược chủ yếu đang
được triển khai là giám sát phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC). Giám sát PƯSTC
bao gồm theo dõi, phát hiện sớm, xử trí và báo cáo các PƯSTC để giảm bớt tác
động không tốt đến sức khỏe của người được tiêm chủng và cung cấp số liệu thực
tế về tính an toàn của vắc xin và thực hành tiêm chủng. Chương này sẽ tổng hợp
các nội dung cần lưu ý đối với nhân viên y tế tại các cơ sở có hoạt động tiêm chủng
trong công tác giám sát PƯSTC được Bộ Y tế quy định, hướng dẫn theo Thông tư
số 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 03 năm 2014 về việc hướng dẫn việc quản lý sử
dụng vắc xin trong tiêm chủng và Quyết định số 1830/QĐ-BYT ban hành ngày 26
tháng 05 năm 2014 về việc hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá
nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng.
e. Hoạt động cảnh giác dược trong các chương trình y tế quốc gia
Các chương trình y tế quốc gia tại Việt Nam được triển khai trong bối cảnh
tỷ lệ mắc các bệnh HIV/AIDS, lao, sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác còn ở
mức khá cao và chưa được khống chế đầy đủ hoặc thanh toán hoàn toàn. Các thuốc
được sử dụng trong các chương trình y tế quốc gia có những đặc điểm riêng biệt về
tác dụng phụ, độc tính nên cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và
hiệu quả của chương trình. Khi sử dụng thuốc trên số lượng lớn người bệnh với các
đối tượng khác nhau như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm
miễn dịch, việc sử dụng thuốc cần được điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo an
toàn. Mặt khác, do yêu cầu cấp thiết trong kiểm soát dịch bệnh và tình trạng tăng
kháng thuốc của vi sinh vật, các chương trình y tế quốc gia có thể phải sử dụng
nhiều thuốc mới chưa được đánh giá đầy đủ và toàn diện về tính an toàn, đặc biệt
trên quần thể người bệnh Việt Nam. Những tác động bất lợi đến hiệu quả của
chương trình cũng có thể xảy ra nếu không giám sát một cách toàn diện để phát
hiện, xử trí, đánh giá sớm các vấn đề liên quan đến an toàn thuốc sử dụng trong các
chương trình y tế.
Vì vậy, việc triển khai các hoạt động Cảnh giác dược trong các chương trình
y tế quốc gia là rất cần thiết để có những biện pháp dự phòng các phản ứng có hại
có thể xảy ra đối với người bệnh, đặc biệt là các phản ứng có hại nghiêm trọng,
ngoài dự kiến, góp phần đánh giá nguy cơ/lợi ích của thuốc và giúp cơ quan quản
lý đưa ra các quyết định phù hợp.
HIV/AIDS
Lao

Sốt rét Trung tâm theo dõi


ỦY BAN TƯ VẤN thuốc toàn cầu của
CỦA WHO WHO -UMC
Các chương trình y tế
Quốc tế của WHO

CƠ QUAN QUẢN LÝ –
Quốc gia BỘ Y TẾ

HIV/AIDS

Lao Trung tâm DI&ADR


Quốc gia
Sốt rét

Chương trình y tế
quốc gia

CÁC TRUNG TÂM KHU


VỰC, ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI
TỈNH/THÀNH PHỐ

Người bệnh Người bệnh

Nhân viên y tế

Hình 2. Mối quan hệ giữa Cảnh giác dược và các chương trình y tế quốc gia
2.3. Quy định về theo dõi và báo cáo ADR
2.3.1. Phân loại ADR
a. Phân loại theo mức độ nặng
Mức độ nặng để lượng giá các triệu chứng và có tính chủ quan, thay đổi tuỳ
đối tượng. Theo Tangrea et al (1991), có 3 loại:
- Nhẹ: Gây ảnh hưởng ít, giảm khi điều trị triệu chứng.
- Trung bình: Gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chỉ thuyên giảm một
phần khi điều trị triệu chứng.
- Nặng: Ngăn cản sinh hoạt, không giảm khi điều trị triệu chứng.
Hoặc một cách phân loại khác theo ECDEU (The Early Clinical Drug
Evaluation Program):
- Nhẹ: Triệu chứng xảy ra không làm thay đổi chức năng sống bình thường
của bệnh nhân.
- Trung bình:Triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng sống nhưng không nguy
hiểm.
- Nặng: Triệu chứng gây nguy hiểm đến tính mạng, làm ảnh hưởng nghiêm
trọng chức năng sống hoặc làm mất hết năng lực. (Assenzo and Sho, 1982).
Nhìn chung, cách phân loại theo mức độ nặng thường dựa vào khả năng cần
phải có sự thay đổi trong dùng thuốc và mức độ ADR cần phải xử trí.
Bảng 1. Phân loại ADR theo mức độ

Mức độ Mô tả Ví dụ

Không cần xử trí hoặc dùng Kháng histamin Gây buồn ngủ
Nhẹ thuốc giải độc; không kéo dài
thời gian nằm viện Opioid Táo bón

Cần thay đổi điều trị hiện


thời (điều chỉnh liều, thêm Thuốc tránh thai Thuyên tắc tĩnh
Trung thuốc), nhưng không cần mạch
bình ngừng thuốc; có thể kéo dài Tăng huyết áp và
thời gian nằm viện, hoặc điều NSAID phù 
trị đặc hiệu

Nặng ADR có thể đe dọa tính mạng Thuốc ức chế Phù mạch
và cần ngừng thuốc, kèm men chuyển Bất thường nhịp
điều trị đặc hiệu.
Phenothiazin tim 

Paracetamol
ADR trực tiếp hoặc gián tiếp Hoại tử gan
Tử vong Thuốc chống
làm bệnh nhân tử vong Xuất huyết
đông

Biến cố bất lợi nghiêm trọng của thuốc [serious adverse event - SAE]: là các
biến cố có hại dẫn đến một trong những hậu quả
- Tử vong.
- Đe dọa tính mạng.
- Phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện.
- Để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn.
- Gây dị tật bấm sinh ở thai nhi.
- Các hậuquả tương tự khác.
b. Phân loại theo thời gian khởi phát
Thời gian khởi phát được tính từ khi dùng thuốc lần cuối cho đến khi xuất
hiện triệu chứng đầu tiên (Hoigne et al, 1990)
- Cấp: 0-60 phút (chiếm 4,3%).
- Bán cấp: 1- 24 giờ (86,5%).
- Muộn: 1 ngày - nhiều tuần (3,5%).
c. Phân loại theo tần suất xảy ra ADR
Bảng 2. Phân loại theo tần suất xảy ra ADR

Rất thường gặp ≥ 1/10

Thường gặp < 1/10 nhưng ≥ 1/100

Ít gặp < 1/100 nhưng ≥ 1/1000


Hiếm gặp < 1/1000 nhưng ≥ 1/10 000

Rất hiếm gặp < 1/10 000

d. Phân loại ADR theo tác dụng dược lý (Rawlins & Thompson 1977)
Năm 1977, Rawlins và Thompson đề nghị cách phân loại ADR thành loại A
và loại B, và sau đó để dễ nhớ hơn, xếp thành loại A (Augmented – Quá mức) và
loại B (Bizarre – Lạ thường) (1981)
- Loại A (augmented – Quá mức)
Các phản ứng loại A bao gồm những đáp ứng bình thường và gia tăng phản
ứng không mong muốn với thuốc, chiếm khoảng 75% các phản ứng có hại. Ví dụ,
digoxin làm chậm nhịp tim phụ thuộc liều, nhưng tác dụng này trở thành một phản
ứng có hại nếu nhịp tim quá chậm.
Các phản ứng loại A bao gồm đáp ứng dược lý tăng thêm quá mức tại vị trí
tác dụng (như tác dụng hạ đường huyết quá mức của sulfonylurea), tác dụng dược
lý mong muốn xảy ra tại một vị trí tác động khác (như đau đầu do giãn mạch não
khi dùng nitroglycerin), và tác dụng dược lý thứ phát (như tác dụng hạ huyết áp tư
thế đứng do phenothiazin).
Các phản ứng này thường phụ thuộc liều, dự đoán được và thường phát hiện
được trước khi thuốc ra thị trường. Tuy nhiên, có một số tác dụng xảy ra muộn như
tác dụng gây ung thư hoặc tác dụng có hại trên hệ sinh sản. Ví dụ ung thư âm đạo ở
con gái có mẹ dùng diethylstilbestrol (DES) trong thai kỳ.
- Loại B (bizzare – Lạ thường)
Các phản ứng loại B không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc,
thường do cơ chế miễn dịch hoặc di truyền. Phản ứng loại B thường không liên
quan đến liều, có thể xảy ra ở liều rất thấp. Mặc dù hiếm, nhưng khi xảy ra thường
đột ngột, gây bệnh nặng hoặc tử vong. Ví dụ, phản ứng miễn dịch như shock phản
vệ với penicilin, thiếu máu bất sản với cloramphenicol hay tăng thân nhiệt ác tính
với thuốc gây mê. Với tính chất như vậy, các phản ứng loại B thường dẫn đến việc
thuốc bị rút khỏi thị trường.
Bảng 3. Điểm khác biệt chính giữa phản ứng loại A và loại B

Tiêu chuẩn so sánh A B


Tác dụng dược lý có thể dự đoán được Có Không

Phụ thuộc liều sử dụng Có Không

Tỷ suất bệnh Cao Thấp

Tỷ lệ tử vong Thấp Cao

Điều trị Điều chỉnh liều Ngừng thuốc

 
Mặc dù cách phân loại như trên đơn giản, một số phản ứng có hại không thể
xếp vào một trong hai loại vừa nêu. Các phân loại khác sau đó được đề nghị thêm,
gồm loại C (chronic – mạn tính), là phản ứng chỉ xảy ra sau một thời gian điều trị
lâu dài, liên quan đến liều lượng và thời gian và loại D (delayed – chậm), là phản
ứng xuất hiện sau khi đã ngừng điều trị trong một thời gian. Loại cuối là loại E (end
of use – ngừng sử dụng), liên quan đến việc ngừng thuốc đột ngột (Aronson 1992).
Mặc dù cách phân loại này mở rộng hơn, nhưng lại phụ thuộc vào các đặc điểm về
cơ chế và thời gian. Trong một số tài liệu khác, người ta thêm vào loại F (Failure of
efficacy) – Mất hiệu lực. Đây là phản ứng xảy ra do hiệu lực của thuốc, hoặc có thể
do thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng. Ví dụ như: sự đề kháng kháng sinh; thuốc
điều trị hạ áp không kiểm soát được huyết áp… Các phân loại này được đề cập
trong bảng 4.
Bảng 4. Phân loại theo tính chất dược lý mở rộng

Loại Định nghĩa Thí dụ Xử trí

A - Có thể dự đoán được - Hạ đường huyết do - Giảm liều hoặc


(Augmented) - Liên quan tác dụng tiêm insulin tạm ngừng thuốc
dược lý - Nhịp chậm do thuốc - Cân nhắc tác
Gia tăng - Phụ thuộc liều dùng chẹn badrenergic dụng của các
- chảy máu do thuốc thuốc dùng kèm,
- Thường gặp tương tác thuốc
kháng đông
- Hiếm khi gây tử vong

B - Không dự đoán dược - Phản ứng dị ứng với Ngừng ngay


(Bizarre) - Không liên quan tác penicilin thuốc và tránh sử
dụng dược lý - Hoại tử tế bào gan cấp dụng trong
do halothan tương lai
Lạ thường - Không liên quan đến
liều dùng - Suy tủy do
- Không thường gặp cloramphenicol

- Tỷ lệ mắc bệnh và tử


vong cao

C - Liên quan đến tích luỹ - Ức chế trục hạ đồi - - Giảm liều hoặc
(Chronic/ liều tuyến yên - tuyến tạm ngừng thuốc
Continuous) - Không thường gặp thượng thận do corticoid - Để ngừng
- Rối loạn chức năng đại thuốc hẳn có thể
Mạn tính tràng do dùng thuốc xổ cần thời gian dài

D - Thường liên quan - Ung thư do tác nhân Thường khó điều
(Delayed) đến liều dùng alkyl hóa trong điều trị trị
- Không thường gặp Hodgkin.

Chậm - Xảy ra hoặc trở nên - Dị dạng xương mặt ở


rõ sau khi đã ngừng trẻ em có mẹ dùng
điều trị một thời gian isotretinoin

E - Không thường gặp - Hội chứng cai opioid Ngừng thuốc từ


(Ending of - Xảy ra sau khi ngừng - Co giật khi ngừng từ
use) dùng thuốc, đặc biệt khi dùng thuốc chống co
Hội chứng ngừng đột ngột. giật (phenobarbital,
ngừng thuốc phenytoin)

F - Thường gặp Dùng không đủ liều - Tăng liều


(Failure of - Liên quan đến liều thuốc tránh thai, đặc biệt - Cân nhắc tác
therapy) dùng khi dùng đồng thời với dụng của các
Thuốc mất - Có thể do tương tác các thuốc gây cảm ứng thuốc dùng đồng
hiệu lực thuốc enzym chuyển hóa thuốc thời, tương tác
ở gan thuốc

Hiện nay, còn thêm một loại thứ 7 là loại G (genetic/genomic) liên quan đến
di truyền (Aronson, 2002).
2.3.2. Tại sao phải báo cáo ADR
Tầm quan trọng của việc báo cáo phản ứng có hại của thuốc và các vấn đề
liên quan đến sử dụng thuốc
Thử nghiệm lâm sàng với một thuốc trước khi đưa ra thị trường chỉ được tiến
hành trên một số lượng bệnh nhân rất ít so với lượng bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc
đó trong thực tế. Mặt khác các thử nghiệm lâm sàng thường không đánh giá trên
các đối tượng bệnh nhân đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân
suy gan, suy thận…Điều đó cho thấy những thông tin về độ an toàn của một thuốc
thu được từ các thử nghiệm lâm sàng là rất hạn chế, đặc biệt là thông tin về các
phản ứng nghiêm trọng nhưng tần suất xảy ra thấp. Do vậy, thông tin do các cán bộ
y tế cung cấp về các phản ứng có hại của thuốc sẽ vô cùng hữu ích để tiếp tục đánh
giá một cách toàn diện hơn về các nguy cơ tiềm ẩn của thuốc khi lưu hành trên thị
trường.
2.3.3. Hướng dẫn báo cáo ADR
a. Cách phát hiện phản ứng có hại của thuốc
Một biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình điều trị có thể xuất phát từ tiến
triển bệnh lý của bệnh nhân hoặc do thuốc gây ra và việc phân định rõ do nguyên
nhân nào nhiều khi rất khó khăn. Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc thì bất kỳ biến cố
nào xảy ra cũng nên được xem xét đến khả năng có phải là do thuốc gây ra hay
không. Các cán bộ y tế có thể xem xét những nội dung sau khi nghi ngờ một biến
cố là phản ứng có hại của thuốc:
- Mô tả lại phản ứng một cách rõ ràng
- Tìm hiểu tiền sử bệnh nhân để loại trừ tất cả những nguyên nhân có thể giải
thích cho biến cố đó như các bệnh mắc kèm, thức ăn và các thuốc dùng đồng thời
có khả năng gây ra tương tác thuốc
- Chú ý đến mối quan hệ thời gian giữa thời điểm xảy ra biến cố với thời điểm
sử dụng thuốc. Một số phản ứng có thể xảy ra ngay lập tức sau khi sử dụng thuốc,
trong khi cũng có những phản ứng diễn biến chậm hơn và sau một thời gian mới xuất
hiện
- Thăm khám bệnh nhân thường xuyên và tiến hành các xét nghiệm liên
quan. Kết quả xét nghiệm rất hữu ích trong việc phát hiện sớm các phản ứng cận
lâm sàng và có thể được sử dụng để đo lường mức độ nghiêm trọng cũng như theo
dõi giám sát bệnh nhân
- Ngừng thuốc và sử dụng lại thuốc
- Tình trạng bệnh nhân được cải thiện khi ngừng thuốc là một dấu hiệu có
tính gợi cao cho việc quy kết tác ADR có phải do thuốc hay không. Tương tự như
vậy, phản ứng xuất hiện trở lại khi dùng lại thuốc cũng là một tiêu chí đánh giá
quan trọng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng lại thuốc khi không có thuốc thay thế hoặc
khi lợi ích của thuốc vượt trội hơn so với nguy cơ mà thuốc mang lại
- Xem lại tác dụng dược lý của thuốc và kiểm tra xem liệu phản ứng xảy ra
đã được liệt kê ở các tài liệu tra cứu về thuốc hay chưa (tờ hướng dẫn sử dụng
thuốc, bản tóm tắt đặc tính sản phẩm trong hồ sơ đăng ký thuốc, các tài liệu tham
khảo tin cậy khác). Nếu phản ứng chưa được biết đến và không giải thích được
bằng cơ chế tác dụng dược lý thì nên lưu ý trong quá trình theo dõi, xử lý và báo
cáo
b. Cách báo cáo một trường hợp nghi ngờ là phản ứng có hại của thuốc
Đảm bảo việc phân phối mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc kèm theo
bản hướng dẫn báo cáo trong các khoa phòng của cơ sở điều trị
Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp với Trung tâm DI & ADR Quốc gia
và Hội đồng thuốc và điều trị của các bệnh viện trong việc phân phối mẫu báo cáo
này tới các khoa phòng của các cơ sở điều trị
Khi cần, cán bộ y tế có thể liên hệ với khoa Dược, phòng kế hoạch tổng hợp
của bệnh viện, hoặc trực tiếp gửi yêu cầu tới Trung tâm DI & ADR Quốc gia để lấy
mẫu báo cáo. Các cán bộ y tế cũng có thể tham gia báo cáo trực tuyến bằng cách
truy cập vào cổng thông tin điện tử của trung tâm tại địa
chỉ http://canhgiacduoc.org.vn
- Ai là người nên báo cáo về phản ứng có hại của thuốc?
+ Tất cả các cán bộ y tế, bao gồm: Bác sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ, Y tá, điều dưỡng,
nữ hộ sinh
+ Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác
+ Mọi thông tin về bệnh nhân và người báo cáo đều được bảo mật
- Báo cáo những gì?
Nên báo cáo tất cả các biến cố nghi ngờ là phản ứng có hại gây ra bởi:
+ Thuốc và các chế phẩm sinh học
+ Vắc xin
+ Thuốc cổ truyền và thuốc có nguồn gốc dược liệu
+ Thực phẩm chức năng (có thuộc quyền quản lý của bệnh viện?)
+ Đặc biệt nên chú trọng báo cáo các phản ứng có hại: Của thuốc mới;
Nghiêm trọng; Chưa từng được biết đến với thuốc đó
Ngoài ra, khuyến khích các cán bộ y tế báo cáo các vấn đề về chất lượng
thuốc và những sai sót trong sử dụng thuốc.
- Khi nào nên báo cáo?
Nên báo cáo sớm nhất có thể sau khi xảy ra phản ứng và ngay cả khi thông
tin thu được chưa đầy đủ. Báo cáo trong khi bệnh nhân vẫn còn nằm viện sẽ tạo
điều kiện thuận lợi hơn để khai thác đủ thông tin và tiến hành các xét nghiệm cận
lâm sàng nếu cần thiết
Trường hợp yêu cầu báo cáo khẩn (có nên yêu cầu báo cáo khẩn đối với bệnh
viện, hiện tại mới chỉ có yêu cầu báo cáo khẩn đối với các công ty dược như sau:
- Phạm vi:
Các phản ứng có hại nghiêm trọng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Các phản ứng có hại không định trước xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Thời hạn báo cáo khẩn: Đơn vị phải báo cáo trong vòng 15 ngày làm việc kể
từ khi đơn vị nhận được thông tin về phản ứng có hại.)
Hoàn thành mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc như thế nào?
Nguyên tắc chung
Các cán bộ y tế nên hoàn thành mẫu báo cáo với tối đa thông tin có được
Mỗi bệnh nhân cần được báo cáo bằng một bản báo cáo riêng
Hạn chế sử dụng các từ viết tắt
Xin hãy điền tối đa thông tin có được trên mẫu báo cáo ADR (phụ lục….)
theo những nội dung cơ bản sau
- Nơi báo cáo
Ghi tên cơ sở điều trị hay nơi phát hiện phản ứng
Gửi báo cáo ADR đến đâu? Xin hãy gửi báo cáo về Trung tâm Quốc gia về
Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo các địa chỉ sau
Thư: Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của
thuốc Trường Đại học Dược Hà Nội: 13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội:
Fax:04.3.9335642
Điện thoại: 04.3.9335618
Website: http://canhgiacduoc.org.vn
Email: di.pvcenter@gmail.com
Anh/chị có thể lấy mẫu báo cáo này tại khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng
hợp của bệnh viện hoặc tải từ trang web http://canhgiacduoc.org.vn. Nếu có bất kỳ
thắc mắc nào, anh/chị có thể liên hệ với Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo số điện thoại 043 933 5618 hoặc theo địa
chỉ email di.pvcenter@gmai.com.
2.3.4. Các nguồn tài liệu cung cấp thông tin về phản ứng có hại của thuốc
a. Sách tra cứu thông tin chung và sách chuyên khảo về phản ứng có hại của
thuốc.
Sách/phần mềm tra cứu thông tin chung và chuyên khảo là nguồn tài liệu
quan trọng tra cứu thông tin về phản ứng có hại của thuốc. Các sách và phần mềm
trong bảng 5 là các cơ sở dữ liệu để tra cứu và tham khảo, đã được đề cập trong
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm
2012 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.
Cách thức trình bày thông tin về phản ứng có hại của thuốc trong mỗi sách/phần
mềm được nêu cụ thể trong bảng 5.
Bảng 5. Địa chỉ và cách thức truy cập một số cơ sở dữ liệu về phản ứng
có hại trên thế giới
STT Tên tài liệu Lưu ý
Sách tra cứu thông tin chung có chuyên luận về phản ứng có hại của
thuốc
1 Dược thư Quốc Trong mỗi chuyên luận thuốc:
gia Việt Nam - Liệt kê ngắn gọn các ADR trong mục “Tác dụng
không mong muốn (ADR)”.
- Các ADR được sắp xếp theo tần suất xảy ra (với
3 mức độ: thường gặp ADR > 1/100, ít gặp 1/1000
< ADR < 1/100 và hiếm gặp ADR < 1/1000) và
theo từng hệ cơ quan.
- Hướng dẫn ngắn gọn biện pháp xử trí trong mục
“Hướng dẫn cách xử trí ADR”.
2 Dược thư Quốc Trong mỗi chuyên luận thuốc, liệt kê ngắn gọn, súc
gia Việt Nam tích các ADR trong phần “Tác dụng không mong
dùng cho tuyến cơ muốn”.
sở
3 Micromedex Trong mỗi chuyên luận thuốc:
- DrugPoint: liệt kê ngắn gọn các ADR theo 2 mức
độ “thường gặp” (common) và “nghiêm trọng”
(serious) trong phần “Adverse Effects”.
- DrugDex: trình bày thông tin chi tiết liên quan
đến ADR được tổng hợp từ các thử nghiệm lâm
sàng và tờ thông tin sản phẩm được phê duyệt tại
Hoa Kỳ trong phần “Adverse Effects”.
4 AHFS Drug Trong mỗi chuyên luận thuốc: trình bày thông tin
Information chi tiết về ADR trong phần “Cautions” (Ngoài
thông tin về ADR, trong phần “Cautions” này còn
có thông tin về thận trọng và chống chỉ định, thận
trọng trên đối tượng người bệnh nhi và người cao
tuổi, độc tính trên di truyền và độc tính trên tế bào,
việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai/cho con bú và
độc tính trên thai nhi). Các ADR được sắp xếp theo
hệ cơ quan chịu ảnh hưởng hoặc theo loại phản
ứng. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này chỉ bao gồm các
thuốc được lưu hành tại Hoa Kỳ.
5 Martindale. The Trong mỗi chuyên luận thuốc: trình bày một số
Complete Drug thông tin về ADR (mức độ chi tiết phụ thuộc từng
Reference chuyên luận thuốc) trong phần “Adverse Effects”.
Cơ sở dữ liệu này bao gồm tương đối đầy đủ các
loại thuốc/sản phẩm y tế lưu hành trên toàn thế
giới.
6 British National Trong mỗi chuyên luận thuốc: liệt kê ngắn gọn các
Formulary ADR có ý nghĩa trên lâm sàng trong phần “Side-
effects”. Các phản ứng quá mẫn đều được bỏ qua
trong phần này do có thể xảy ra với mọi thuốc. Các
ADR được sắp xếp theo tần suất gặp và theo từng
hệ cơ quan. Đôi khi các ADR hiếm gặp lại được
sắp xếp trước do mức độ nghiêm trọng của phản
ứng này trên lâm sàng. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu
này chỉ bao gồm các thuốc được lưu hành tại Anh.
7 Drug Information Trong mỗi chuyên luận thuốc: liệt kê ngắn gọn các
Handbook ADR trong phần “Adverse Reactions”. Các ADR
được sắp xếp theo tần suất xảy ra (nếu có thông
tin) và theo từng hệ cơ quan. Để tiết kiệm dung
lượng, các ADR có tần suất <1% chỉ được nhóm
lại theo tỷ lệ phần trăm.
8 Handbook on Trong mỗi chuyên luận thuốc: liệt kê ngắn gọn các
Clinical Drug ADR. Các ADR liên quan đến liều dùng được trình
Data bày trước, sau đó là các ADR khác được trình bày
theo thứ tự tần suất gặp giảm dần.
Sách chuyên khảo về phản ứng có hại
9 Meyler’s Side Trong mỗi chuyên luận thuốc: trình bày chi tiết về
Effects of Drugs các ADR được tổng hợp từ các nghiên cứu và báo
cáo ca. Các ADR được sắp xếp theo từng hệ cơ
quan. Bên cạnh các chuyên luận thuốc cụ thể, còn
có các chuyên luận chung của một nhóm thuốc.
Ngoài ra, trong mỗi chuyên luận thuốc còn có các
phần: độc tính dài hạn, độc tính thứ cấp, các tương
tác thuốc có khả năng gây hại cho người bệnh và
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện ADR
(tuỳ theo từng chuyên luận). Bộ sách còn gồm các
tập riêng lẻ cho một số nhóm thuốc: thuốc tim
mạch; thuốc gây mê, thuốc tê; thuốc có nguồn gốc
dược liệu… Ấn bản Side Effects of Drugs được
xuất bản hàng năm và bổ sung các thông tin về
ADR giữa các ấn bản chính của Meyler’s Side
Effects of Drugs.
b. Tờ thông tin sản phẩm được các cơ quan quản lý dược phẩm trên thế giới
phê duyệt
Tờ thông tin sản phẩm cũng là một nguồn cung cấp thông tin thuốc được cơ
quan quản lý dược phẩm của quốc gia cấp phép phê duyệt. Thông tin về phản ứng
có hại trong tờ thông tin sản phẩm thường bắt nguồn từ dữ liệu thu được qua các
thử nghiệm lâm sàng trong quá trình phát triển thuốc mới và có thể cung cấp thêm
thông tin bổ sung thu được từ quá trình giám sát hậu mãi. Cơ quan quản lý dược
phẩm của một số quốc gia cho phép truy cập miễn phí dữ liệu tờ thông tin sản
phẩm này. Địa chỉ và cách thức truy cập một số cơ sở dữ liệu về tờ thông tin sản
phẩm được trình bày trong bảng 6.
Bảng 6. Địa chỉ truy cập một số cơ sở dữ liệu tờ thông tin sản phẩm
được các cơ quan quản lý dược phẩm trên thế giới phê duyệt
TT Nước/cơ quan Địa chỉ truy cập
quản lý tờ hướng
dẫn sử dụng
1 Châu Âu http://www.ema.europa.eu, vào mục Find medicines
2 Anh http://www.medicines.org.uk/emc/
3 Hoa Kỳ http://www.fda.gov, vào mục Drugs → Drug
Approvals and Databases → Drugs@FDA Search
4 Pháp http://ansm.sante.fr/, vào mục Base de données
publique des médicaments
5 Canada http://hc-sc.gc.ca/, vào mục Drug Product Database
6 Úc https://www.ebs.tga.gov.au/
7 Singapore http://www.hsa.gov.sg/, vào mục e-Services
→ Health Products Regulation →Pharmaceutical
Regulatory Information System (PRISM) → Drugs
and Biologics → Online Information Search
Lưu ý: đối với các thuốc mới, thông tin về phản ứng có hại trong tờ Tóm tắt
đặc tính sản phẩm chủ yếu lấy được ghi nhận từ các thử nghiệm lâm sàng với dữ
liệu hạn chế và không bao gồm những phản ứng có hại hiếm gặp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1-Trình bày những nội dung cơ bản về cảnh giác Dược. Tầm quan trọng của việc
báo cáo phản ứng có hại của thuốc và các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
2-Phân tích quy trình giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót
trong điều trị
3- Trình bày những nội dung cơ bản trong báo cáo ADR cơ sở y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.ema.europa.eu, vào mục Find medicines
2. http://www.medicines.org.uk/emc/
3. http://www.hsa.gov.sg/, vào mục e-Services
4. Thông tư Số: 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc
hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
5. Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y
tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện
trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế

You might also like