You are on page 1of 60

CHƯƠNG 3

QUẢN LÝ VÀ KẾ HOẠCH
HOÁ ĐẦU TƯ
I. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý
đầu tư
1. Khái niệm quản lý đầu tư
Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ
chức, có định hướng của chủ thể quản lý vào quá
trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện
pháp kinh tế - xã hội và tổ chức kỹ thuật cùng các
biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả KT-XH cao
nhất trong điều kiện cụ thể xác định, trên cơ sở vận
dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan.
I. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý
đầu tư
1. Khái niệm quản lý đầu tư

Chủ thể quản Đối tượng


Mục tiêu
lý quản lý
• Quốc hội • Hoạt động • Kinh tế
• TTCP đầu tư theo • Xã hôi
• Bộ giai đoạn • …
• Cơ quan • Hoạt động
quản lý địa đầu tư theo
phương phạm vi
• DN
• Chủ đầu tư
2. Mục tiêu của quản lý hoạt động đầu tư

2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư của nhà nước


• Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của
chiến lược phát triển KT-XH
• Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng và
khai thác tốt nhất các nguồn tiềm năng
2. Mục tiêu của quản lý hoạt động đầu tư

2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư của nhà nước

• Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư XD công trình


theo đúng quy hoạch, kiến trúc và thiết kế kỹ thuật
được duyệt, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây
dựng với chi phí hợp lý.

 Tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB


2. Mục tiêu của quản lý hoạt động đầu tư

2.2. Mục tiêu quản lý đầu tư của doanh nghiệp

Thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của
đơn vị.

2.3. Mục tiêu quản lý đầu tư của từng dự án

• Hiệu quả tài chính

• Hiệu quả kinh tế xã hội


3. Nguyên tắc quản lý đầu tư

3.1 Thống nhất giữa chính trị và kinh tế,


kết hợp hài hoà giữa kinh tế và xã hội

3.2 Tập trung dân chủ

3.3 Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý


theo địa phương và vùng lãnh thổ

3.4 Kết hợp hài hoà giữa các lợi ích


trong đầu tư

3.5 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả


3.1. Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết
hợp hài hoà giữa kinh tế và xã hội
• Thống nhất giữa chính trị và kinh tế:

Nguyên tắc này xuất phát từ đòi hỏi khách quan:

Kinh tế quyết định chính trị. Chính trị là sự biểu hiện tập
trung của kinh tế, tác động tích cực hay tiêu cực đến sự
phát triển kinh tế.
3.1. Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết
hợp hài hoà giữa kinh tế và xã hội
• Thống nhất giữa chính trị và kinh tế:

Tại Việt Nam:

- Chính sách của Đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh
tế, hướng dẫn sự phát triển của nền kinh tế.
3.1. Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết
hợp hài hoà giữa kinh tế và xã hội
• Thống nhất giữa chính trị và kinh tế:
Cụ thể:
- Đảng vạch ra đường lối, chủ trương phát triển kinh tế
Đảng động viên đông đảo quần chúng đoàn kết thực hiện
đường lối, chủ trương của mình.
- Nhà nước: biến đường lối, chủ trương của Đảng thành kế hoạch,
thực hiện và kiểm tra việc thưc hiện kế hoạch đó.
3.1. Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết
hợp hài hoà giữa kinh tế và xã hội
• Kết hợp hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
Tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời đó cũng là một
mặt của sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế
Tại Việt Nam
Phát triển kinh tế (không bằng mọi giá) mà phải kèm theo ổn định
về chính trị, đảm bảo đời sống của người dân (đưa ổn định
cuộc sống người dân lên hàng đầu)
Nguyên tắc này được thể hiện:
- Trong cơ chế quản lý hoạt động đầu tư, cơ cấu đầu tư (đặc
biệt là có cấu đầu tư theo vùng, theo thành phần kinh tế)
đều phải phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu của chiến
lược phát triển KT-XH trong từng thời kỳ.
- Thể hiện ở vai trò quản lý nhà nước trong đầu tư
- Thể hiện ở chính sách đối với người lao động trong đầu tư
 Nguyên tắc này được thể hiện:
- Thể hiện ở chính sách bảo vệ môi trường
- Thể hiện ở chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng
- Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng KT và công
bằng XH, giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh
QP, giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp
tác quốc tế trong đầu tư.
3.2. Tập trung dân chủ

 Yêu cầu nguyên tắc:

– Công tác quản lý đầu tư cần phải theo sự lãnh đạo


thống nhất từ 1 trung tâm

– Phát huy được tính sáng tạo của các đơn vị thực hiện
đầu tư.
3.2. Tập trung dân chủ

Biểu hiện của tập trung:


• Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư, việc
thực thi các chính sách và hệ thống luật pháp có liên quan
đến đầu tư đều nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
• Thực hiện chế độ một thủ trưởng và quy định rõ trách
nhiệm của từng cấp trong quản lý hoạt động đầu tư.
3.2. Tập trung dân chủ

Biểu hiện của dân chủ

• Phân cấp trong thực hiện đầu tư, xác định rõ vị trí, trách
nhiệm, quyền hạn của các cấp, của chủ thể tham gia quá
trình đầu tư.

• Chấp nhận cạnh tranh trong đầu tư

• Thực hiện hạch toán kinh tế đối với các công cuộc đầu tư
3.2. Tập trung dân chủ

Chú ý:
• Nếu tập trung quá sẽ dẫn tới quan liêu, độc đoán, bộ
máy hành chính cồng kềnh
• Nếu dân chủ quá sẽ dẫn đến phân tán, cục bộ, tình
trạng vô chủ trong quản lý
3.3. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý
theo địa phương và vùng lãnh thổ
• Xuất phát từ sự kết hợp khách quan 2 xu hướng của sự
phát triển kinh tế: chuyên môn hoá theo ngành và phân bố
sản xuất theo vùng lãnh thổ.
- Cơ quan Bộ, ngành quản lý các vấn đề kỹ thuật của
ngành mình đối với mọi hoạt động đầu tư thuộc ngành
- - Địa phương quản lý về mặt hành chính, xã hội đối với
mọi dự án đặt tại địa phương
3.3. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý
theo địa phương và vùng lãnh thổ
• Biểu hiện của nguyên tắc: việc xây dựng các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch cần có sự kết hợp giữa cơ quan quản
lý ngành với cơ quan quản lý trên vùng lãnh thổ

• Các hình thức kết hợp

- Tham quản

- Hiệp quản

- Đồng quản
3.4. Kết hợp hài hoà giữa các lợi ích
trong đầu tư

Biểu hiện của nguyên tắc

- Kết hợp hài hoà giữa lợi ích của xã hội, của người lao
động, chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, cơ quan thiết
kế, tư vấn, cung cấp dịch vụ trong đầu tư.

- Kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lâu dài


3.4. Kết hợp hài hoà giữa các lợi ích
trong đầu tư
• Sự kết hợp này được đảm bảo bằng:
– Các chính sách của nhà nước: chính sách thuế, giá
cả, tín dụng...
– Hợp đồng thoả thuận giữa các đối tượng tham gia quá
trình đầu tư.
– Thực hiện luật đấu thầu trong đầu tư xây dựng
3.5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

• Tiết kiệm trong đầu tư: Tiết kiệm chi phí đầu vào,
tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết
kiệm thời gian, lao động và đảm bảo đầu tư có trọng
điểm, đầu tư đồng bộ.
• Hiệu quả: với số vốn đầu tư nhất định phải đem lại
hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất hay đạt được hiệu
quả kinh tế xã hội đã dự kiến.
3.5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Biểu hiện của nguyên tắc này:


• Đối với nhà đầu tư: đạt lợi nhuận cao nhất
• Đối với nhà nước: mức đóng góp ngân sách, mức
tăng thu nhập người lao động, tạo việc làm người lao
động, bảo vệ môi trường, tăng trưởng, phát triển văn
hoá, giáo dục và phúc lợi công cộng
II. Nội dung quản lý hoạt động đầu tư

1. Quản lý đầu tư của nhà nước


1.1 Chức năng của nhà nước trong quản lý hoạt
động đầu tư
- Định hướng
- Đảm bảo
- Phối hợp
- Kiểm tra và điều chỉnh
II. Nội dung, phương pháp và công cụ
quản lý đầu tư.
1. Nội dung quản lý hoạt động đầu tư
1.2 Nội dung quản lý hoạt động đầu tư của nhà
nước
Theo Điều 67- Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014, bao gồm:
1. Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về đầu tư.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam
và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
1.2 Nội dung quản lý hoạt động đầu tư của
nhà nước
3. Tổng hợp tình hình đầu tư, đánh giá tác động và hiệu quả
kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư.
4. Xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin quốc
gia về hoạt động đầu tư.
5. Cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, quyết
định chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư ra
nước ngoài theo quy định tại Luật này.
6. Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao và khu kinh tế.
1.2 Nội dung quản lý hoạt động đầu tư
của nhà nước
7. Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.
8. Kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; quản lý
và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư.
9. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, yêu cầu của
nhà đầu tư trong thực hiện hoạt động đầu tư; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong
hoạt động đầu tư.
10. Đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến
hoạt động đầu tư.
1.3 Quản lý hoạt động đầu tư
ở cấp cơ sở (Doanh nghiệp)

Bao gồm 4 nội dung cơ bản:


1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư
( dựa trên chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp)
2. Lập dự án đầu tư (nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên
cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi)
1.3 Quản lý hoạt động đầu tư
ở cấp cơ sở (Doanh nghiệp)

3. Quản lý quá trình thực hiện đầu tư và phát huy tác


dụng của kết quả đầu tư
- Giai đoạn TH đầu tư: tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà
thầu, ký kết hợp đồng, quản lý dự án
- Giai đoạn VH: quản lý MMTB, nhà xưởng, thực hiện
duy tu bảo dưỡng
4. Điều phối, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp nói chung và của từng dự án nói riêng.
2. Phương pháp quản lý

2.1. Phương pháp giáo dục


- Do quản lý đầu tư là quản lý con người hoạt động
trong lĩnh vực đầu tư
- Hoạt động đầu tư sử dụng vốn lớn, yêu cầu phức
tạp luôn đòi hỏi tính tự giác cao trong quá trình
thực hiện
2. Phương pháp quản lý

2.1. Phương pháp giáo dục


Khái niệm
PP giáo dục được tiến hành thông qua việc tác động vào
nhận thức và tình cảm của người trực tiếp tham gia vào
quá trình đầu tư nhằm nâng cao tính tự giác, trách nhiệm,
hiểu biết của họ trong quá trình thực hiện đầu tư.
2.1. Phương pháp giáo dục
Đặc trưng:
Mang tính thuyết phục (đối tượng quản lý nhận thức
được và tự quyết định những hành động của mình).
2.1. Phương pháp giáo dục
Ưu điểm
+ Tác dụng lâu bền khi khơi dậy tính tự giác của đối
tượng quản lý
+ Dễ thực hiện
Nhược điểm:
+ Hiệu quả thấp
+ Ít được sử dụng riêng lẻ.
2.2. Phương pháp hành chính

Khái niệm:

Là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý bằng văn bản, chỉ thị, những quy
định về mặt tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.2. Phương pháp hành chính
Đặc điểm:
– Tính bắt buộc: đối tượng quản lý phải chấp hành
nghiêm chỉnh các tác động hành chính. Nếu vi
phạm bị xử lý thích đáng
– Tính quyền lực: cơ quan quản lý chỉ được phép
đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm
quyền của mình.
Yêu cầu đối với quá trình ra quyết định hành chính
– Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết
định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ
về mặt kinh tế.
– Sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền
hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định
2.2. Phương pháp hành chính

Ưu điểm
+ Quyết định nhanh chóng được thi hành
+ Xác lập trật tự, kỷ cương làm việc trong hệ thống
+ Giải quyết vấn đề trong quản lý nhanh
+ Có thể giấu được ý đồ hoạt động
Nhược điểm:
+ Có thể dẫn tới độc đoán, quan liêu, cửa quyền.
2.3. Phương pháp kinh tế

Khái niệm
Là sự tác động chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý thông
qua các lợi ích kinh tế nhằm đảm bảo đúng các mục tiêu
đã xác định trong từng giai đoạn của nền kinh tế xã hội.
Ví dụ: ưu đãi thuế, ưu đãi tiền thuê đất, cho vay lãi suất
thấp....
2.3. Phương pháp kinh tế

Đặc trưng
- Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt được và
những điều kiện khuyến khích về kinh tế để nhà đầu tư tự
thực hiện.
- Khi sử dụng phương pháp, nhà nước tạo ra những điều
kiện để hài hòa lợi ích của cả chủ đầu tư và nhà nước.
2.3. Phương pháp kinh tế

• Ưu điểm
- Tạo sự động viên từ lợi ích thiết thân của chủ đầu tư
phát huy tính sáng tạo của họ chủ đầu tư có LN đồng
thời nhiệm vụ của nền kinh tế được giải quyết
- Là phương pháp tiết kiệm do mở rộng quyền cho chủ đầu
tư nhà nước giảm hoạt động điều hành, kiểm tra mang
tính hành chính
2.3. Phương pháp kinh tế

• Nhược điểm
- Tốn kém nguồn lực
- Nếu áp dụng không tốt nhà đầu tư được lợi còn nhà
nước thì không.
2.4. Áp dụng phương pháp toán và thống kê trong
quản lý hoạt động đầu tư
Các phương pháp thường gặp: Phương pháp thống kê, mô
hình toán kinh tế…
- Ưu điểm: đảm bảo tính chính xác khi tiến hành dự báo
trong đầu tư, lượng hóa các yếu tố đầu vào, đầu ra để lựa
chọn được các phương án đầu tư tối ưu, xem xét ảnh
hưởng của các nhân tố đến kết quả, hiệu quả đầu tư…
- Nhược điểm: cần có cơ chế quản lý phù hợp, áp dụng tốt
hơn ở tầm vi mô
2.5. Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản
lý trong quản lý hoạt động đầu tư

Câu hỏi: Vì sao phải vận dụng tổng hợp các phương pháp
quản lý trong quản lý hoạt động đầu tư?
3. Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư

• Các quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành, địa
phương về đầu tư và xây dựng
• Các kế hoạch: KH định hướng, KH trực tiếp về đầu

• Hệ thống luật và các VB dưới luật có liên quan đến
hoạt động đầu tư
• Các định mức, tiêu chuẩn có liên quan đến quản lý
đầu tư và lợi ích của xã hội.
3. Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư

• Danh mục các dự án


• Chính sách và các đòn bẩy kinh tế: chính sách
khuyến khích đầu tư, chính sách giá, thuế ...
• Những thông tin cần thiết: về tình hình cung cầu,
kinh nghiệm quản lý, giá cả, luật pháp và các vấn đề
có liên quan đầu tư
• Tài liệu phân tích, đánh giá kết quả và HQ hoạt
động đầu tư.
4. Phân biệt sự khác nhau giữa quản lý hoạt động
đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp

NHÀ NƯỚC DOANH NGHIỆP

Phạm vi quản lý Quốc gia (vĩ mô) Cơ sở (vi mô)

Vai trò Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn Đảm bảo hoạt động đầu
cho nhà đầu tư tư của DN hiệu quả trong
Định hướng, điều phối, kiểm tra, môi trường và khuôn khổ
giám sát PL

Mục tiêu quản lý Bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dài Lợi ích trực tiếp của DN
hạn
Phương pháp Phương pháp gián tiếp, định Phương pháp trực tiếp
quản lý hướng
III . Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư
1. Khái niệm và tác dụng của kế hoạch hóa
đầu tư
1.1 Khái niệm
KHH hoạt động đầu tư phát triển là một nội dung của
công tác KHH, là quá trình xác định muc tiêu của
hoạt động đầu tư và đề xuất các giải pháp tốt nhất
để đạt được mục tiêu đó với hiệu quả cao.
• Cơ chế kế hoạch hoá tại VN hiện đã được thay
đổi theo 3 hướng :
– Chuyển từ cơ chế KHH phân bổ nguồn lực phát
triển sang cơ chế KHH khai thác nguồn lực phát
triển và định hướng sử dụng các nguồn lực đó theo
các mục tiêu đối với các thành phần kinh tế.
– Chuyển từ cơ chế KHH tập trung theo phương thức
giao nhận với một hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh
sang cơ chế KHH gián tiếp
• Cơ chế kế hoạch hoá hiện đã được thay đổi theo 3
hướng (tiếp):
– Chuyển từ KHH mang tính khép kín trong từng
ngành, vùng lãnh thổ sang KHH theo chương trình
mục tiêu phát triển của từng ngành, vùng lãnh thổ
với sự kết hợp hài hoà các khả năng phát triển liên
ngành, liên vùng theo hướng tối ưu hoá và hiệu quả
các hoạt động kinh tế xã hội.
1.2. Tác dụng của công tác kế hoạch hoá
đầu tư

• Kế hoạch hoá đầu tư cho biết mục tiêu và phương tiện


đạt được mục tiêu đầu tư

• Kế hoạch hóa đầu tư phản ánh khả năng huy động và


sử dụng nguồn vốn của nền kinh tế, ngành, địa
phương, cơ sở, dự án.
1.2. Tác dụng của công tác kế hoạch hoá đầu

• KHH đầu tư cho phép phối hợp hoạt động giữa các
bộ phận, ngành, lĩnh vực ,vùng của nền kinh tế.
• KHH đầu tư góp phần điều chỉnh và hạn chế những
khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
• KH đầu tư là cơ sở để các nhà quản lý tìm ra những
phương sách quản lý thích hợp.
2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

1. Kế hoạch đầu tư phải dựa vào chiến lược phát triển


kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương, cơ sở.
2. Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ cung cầu của thị
trường và khả năng huy động nguồn lực trong và
ngoài nước.
2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

3. KH đầu tư phải có mục tiêu rõ ràng (đạt được cái gì,


đáp ứng nhu cầu nào của nền KT…, tránh đa mục
tiêu)

4. Coi trọng công tác dự báo trong lâp kế hoạch đầu tư

5. Đẩy mạnh KHH đầu tư theo các chương trình, dự án


(để có sự phối hợp của nhiều ngành)
2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

6. Phải đảm bảo được tính khoa học, tính đồng bộ và


tính linh hoạt kịp thời.
- Tính khoa học: mang tính khách quan, dựa vào thực
tiễn cuộc sống và xu hướng PT, áp dụng phương pháp
nghiên cứu tiên tiến.
• Tính đồng bộ: đồng bộ giữa mục tiêu- nguồn lực,
đồng bộ trong nội dung đầu tư...
• Tính linh hoạt kịp thời: điều chỉnh KH khi nhu cầu và
nguồn lực cho việc thực hiện KH thay đổi
2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

7. KH đầu tư phải đảm bảo những cân đối của nền kinh
tế, kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hoà
giữa lợi ích hiện tại với lợi ích lâu dài, lợi ích tổng
thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế xã hội
làm tiêu chuẩn đánh giá
2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

8. KH đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng
theo nguyên tắc từ dưới lên, trong đó dự án là đơn vị
KH nhỏ nhất.
• Cơ sở lập KH đầu tư  Bộ, ngành, địa phương Bộ
KH đầu tư Bộ KH đầu tư tổng hợp, phân tích, lựa
chọn phương án tối ưu, hình thành kế hoạch chung
của cả nước.
2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

9. KH đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường cần


coi trọng cả KH định hướng và KH trực tiếp
- KH trực tiếp: các ngành đột phá, tạo đà cho các
ngành khác PT, các ngành có tính liên kết vùng, quốc
gia, các ngành ảnh hưởng quan trọng tới văn hóa,
ANQP
- KH định hướng: các ngành mang tính chất kinh
doanh
Minh họa Lập kế hoạch 5 năm

KH trung hạn (5 năm) liên quan tới quyền lợi của nhiều
ngành, địa phương, tầng lớp xã hội.
 KH phải được lập công khai, dân chủ, là sản phẩm trí
tuệ của toàn xã hội
Minh họa Lập kế hoạch 5 năm

Thành lập 4 nhóm nghiên cứu:


Nhóm Nhiệm vụ Nhân lực

Nhóm về các Dự báo, phân tích bối cảnh Các nhà kinh tế,
dự báo phát kinh tế xã hội trong và ngoài chuyên gia đầu ngành
triển nước
Nhóm về các Đánh giá và tính toán khả Tổng cục Thống kê,
cân đối vĩ mô năng nguồn lực Bộ tài chính
Nhóm các giải Nghiên cứu cơ chế, HT luật Các nhà kinh tế, luật
pháp pháp về KT- XN gia
Nhóm phát Các chuyên gia của
triển các ngành
ngành cụ thể
Minh họa Lập kế hoạch 5 năm
Bộ Kế hoạch và 1. Xây dựng mục tiêu
đầu tư - Nghiên cứu mục tiêu, định hướng PT
- Tổ chức công luận, thống nhất trình CP, QH
thống qua

Các Bộ, ngành với


2. Các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch đâu tư dự
sự phối hợp của
kiến của từng đơn vị
các Viện NC và DN
chủ chốt

Bộ Kế hoạch và 3. Phối hợp điều chỉnh kế hoạch


đầu tư và các Bộ -Xây dựng một số kịch bản khả thi
ngành -Điều chỉnh, cắt bỏ các dự án không cần thiết

Bộ Kế hoạch và 4. Trình CP và QH thông qua kịch bản


đầu tư

You might also like