You are on page 1of 3

1.

Khái niệm, đặc điểm


a. Khái niệm:
QPPL là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội, tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển xã hội.
b. Đặc điểm:
- Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, nên nó có tất cả các đặc điểm của một
quy phạm xã hội. Đó là:
+ Quy phạm pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cách xử sự cho mọi người
trong xã hội. Căn cứ vào quy phạm pháp luật, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không
được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
(Ví dụ: căn cứ vào các quy tắc của Luật giao thông đường bộ, người tham gia giao thông sẽ
biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như nào khi tham gia giao
thông trên đường bộ.)
+ Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người.
(Căn cứ vào quy phạm pháp luật có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào
là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp
lý.)
+ Quy phạm pháp luật được đặt ra cho tất cả các Tổ chức và cá nhân tham gia vào quan hệ xã
hội do nó điều chỉnh. (Ví dụ: Các quy phạm trong Luật giao thông đường bộ được đặt ra cho
tất cả các chủ thể tham gia giao thông trên đường bộ.)
+ Quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống cho đến khi nó bị
sửa đổi, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ, bởi vì nó được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ
xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi
trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do nó dự kiến xảy ra.
- Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước. Chúng do các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều
biện pháp.    
- Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước.
- Quy phạm pháp luật là công cụ để điều chỉnh quan hệ xã hội. Nên nội dung của quy
phạm pháp luật thường thể hiện hai mặt: Cho phép và bắt buộc. Tức là nó quy định quyền
và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do nó điều chỉnh.
- Là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật. Nên quy phạm pháp luật có thể phản ánh
tính giai cấp, tỉnh xã hội, tính hệ thống của pháp luật và ở Việt Nam hiện tại, nó chủ yếu
là những quy phạm thành văn.
2. Cơ cấu
a. Giả định
Là bộ phận xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, những giả thiết những trường hợp,
điều kiện mà chủ thể có thể gặp trong thực tế. Giả định càng cụ thể rõ ràng càng thuận lợi
cho việc áp dụng QPPL.
b. Quy định
Là phần là phần nội dung trong một QPPL, nêu lên những hành vi xử sự tiêu chuẩn, “mẫu”
mà Nhà nước đặt ra đối với các chủ thể. Theo tính chất, các quy định được chia thành:
- Quy định mệnh lệnh: nêu lên dứt khoát, rõ ràng điều không được làm hoặc điều bắt buộc
phải làm. Gồm quy định ngăn cấm và quy định bắt buộc.
- Quy định tùy nghi: để cho các chủ thể được tự quyết định, thỏa thuận trong phạm vi nhất
định. Thường gặp trong PL dân sự và kinh doanh.
- Quy định giao quyền: trực tiếp xác định quyền hạn của một chức vụ, cơ quan nào đó
trong bộ máy Nhà nước, hoặc xác nhận các quyền nào đó của công dân, tổ chức.
c. Chế tài
Phần này nêu ra các biện pháp xử lý của nhà nước đối với chủ thể không thực hiện đúng với
quy định của quy phạm pháp luật, đảm bảo tính cưỡng chế của PL. Được chia thành:
- Chế tài hành chính: là các hình thức xử lý hành chính, trách nhiệm kỷ luật. Gồm các hình
thức xử phạt và các biện pháp ngăn chặn.
- Chế tài dân sự: là các biện pháp tác động đến tài sản, hoặc nhân thân của bên gây ra thiệt
hại cho bên khác. Ví dụ: bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản đã bị xâm phạm.
- Chế tài hình sự: áp dụng đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
- Chế tài kỷ luật: được người sử dụng lao động áp dụng với lao động họ thuê, thể theo hợp
đồng lao động, khi người lao động vi phạm kỷ luật hoặc nội quy lao động.
3. QPPL đặc biệt
Là các QP không gồm các bộ phận giả định, quy định, chế tài. Thường gặp là:
- QP nguyên tắc: được dùng làm cơ sở xuất phát và tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng và
thi hành các QPPL khác
- QP định nghĩa: xác định những đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng, khái niệm, phạm
trù sử dụng trong văn bản đó.
4. Các loại QPPL
a. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
- Quy phạm pháp luật dân sự.
- Quy phạm pháp luật hành chính.
b. Căn cứ vào nội dung
- Quy phạm pháp luật định nghĩa.
- Quy phạm pháp luật điều chỉnh: các quy phạm này quy định quyền và nghĩa vụ của
những chủ thể tham gia trong các quan hệ xã hội. Gồm ba nhóm Quy phạm bắt buộc, quy
phạm cấm đoán, quy phạm cho phép.
- Quy phạm pháp luật bảo vệ: đây là loại quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế
mang tính nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.
c. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh
- Quy phạm pháp luật dứt khoát.
- Quy phạm pháp luật không dứt khoát.
- Quy phạm pháp luật tùy nghi.
- Quy phạm pháp luật hướng dẫn.
d. Căn cứ vào cách thức trình bày
- Quy phạm pháp luật bắt buộc.
- Quy phạm pháp luật cấm đoán.
- Quy phạm pháp luật cho phép.

You might also like