You are on page 1of 8

Bài 5: ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT

01. Khái niệm, đối tượng, phương pháp, phạm vi điều chỉnh pháp luật
1. Khái niệm:
Điều chỉnh pháp luật là quá trình tác động có định hướng, có mục đích của pháp luật
(với tư cách là công cụ điều chỉnh) lên các quan hệ xã hội nhằm sắp xếp chúng cho có
trật tự, bảo vệ chúng và hướng chúng phát triển theo những định hướng nhất định để
đạt được những mục đích đề ra.
2. Đối tượng điều chỉnh:
- Các quan hệ xã hội cơ bản, điển hình, phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật;
- Các quan hệ xã hội phát sinh, nghĩa là chúng chỉ tồn tại khi có quy phạm pháp luật.
3. Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật là cách thức tác động pháp luật lên các quan hệ
xã hội để đạt được mục đích đề ra.
=> Phương pháp điều chỉnh của pháp luật phụ thuộc vào đối tượng điều chỉnh pháp
luật (nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội) và ý muốn chủ quan của những người
trực tiếp ban hành pháp luật thông qua sự nhận thức, ý thức của họ về lợi ích giai cấp,
lợi ích xã hội và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong mỗi giai đoạn lịch sử.
- Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của pháp luật là:
+ Do nhà nước quyết định;
+ Được ghi nhận trong quy phạm pháp luật;
+ Được nhà nước bảo đảm thực hiện trên cơ sở có thể áp dụng các biện pháp cưỡng
chế nhà nước trong những trường hợp cần thiết.
- Cách thức tác động lên các quan hệ xã hội có thể là:
+ Cấm;
+ Bắt buộc;
+ Cho phép.
4. Phạm vi điều chỉnh:
- Về mặt số lượng;
- Về mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
02. Cơ chế điều chỉnh pháp luật
Cơ chế điều chỉnh pháp luật là sự tác động cơ bản mang tính quy phạm bắt buộc, có
chủ ý nhà nước của pháp luật đối với quan hệ xã hội và hành vi của chủ thể quan hệ
pháp luật nhằm thiết lập và bảo đảm trật tự pháp luật của đời sống xã hội.
2.1. Các yếu tố chủ yếu cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật
- Quy phạm pháp luật
- Quyết định áp dụng pháp luật
- Quan hệ pháp luật
- Ý thức pháp luật
- Trách nhiệm pháp lý
- Pháp chế
- Chủ thể điều chỉnh pháp luật
- Vai trò của Nhà Nước:
+ Nhà nước và chỉ có nhà nước mới nắm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền
tư pháp, đặt ra pháp luật và tổ chức thực hiện việc điều chỉnh pháp luật
+ Chỉ có nhà nước sử dụng sức mạnh hợp pháp để thực hiện điều chỉnh pháp luật một
cách tập trung và theo mục đích
=> Tất cả các yếu tố đó liên quan chặt chẽ với nhau và xét cho cùng, liên quan đến
hoạt động của con người, hình thành nên một cơ chế điều chỉnh pháp luật.
2.2. Sự tác động cơ bản mang tính điều chỉnh pháp luật
- Pháp luật tác động vào ý chí của các chủ thể, thông qua đó chủ thể nhận thức và giác
ngộ phải xử sự như thế nào theo quy định pháp luật
- Nhà nước (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) Cưỡng chế chủ thể quan hệ pháp luật
trong trường hợp cụ thể.
03. Thực hiện pháp luật
3.1. Quan niệm về thực hiện pháp luật
- Thực hiện pháp luật chỉ việc chủ thể chủ động, trực tiếp và thường xuyên sống, làm
việc theo hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm chỉnh
- Thực hiện pháp luật thể hiện:
+ Sự tôn trọng pháp luật
+ Làm theo pháp luật
+ Xử sự và và quan hệ của chủ thể pháp luật nằm trong phạm vi của quy định pháp
luật
+ Hành vi chấp hành pháp luật là hợp pháp.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến pháp luật không được thực hiện:
+ Có thể do pháp luật quá khắt khe, rối rắm, gây ra phiền toái, khiến người ta phải quá
tốn kém trong việc thực hiện
+ Có thể do pháp luật không phù hợp, không sát với thực tiễn, do đó không có tác
dụng khuyến khích người ta chấp hành
+ Có thể do luật điều chỉnh không đầy đủ một cách chính tắc vấn đề liên quan
+ Pháp luật có thể bị “đứt gãy” vì không có hướng dẫn thi hành thực hiện trong khi
luật lại quy định cần được hướng dẫn thi hành
+ Pháp luật còn bị vi phạm một cách cố tình cố ý
3.2. Lợi ích của việc chấp hành pháp luật
- Chấp hành pháp luật là nghĩa vụ của người này, để cho quyền của người khác và dân
chủ trong xã hội bảo đảm được tôn trọng
- Mọi người đều chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thì đời sống của cá nhân và cộng
đồng trở nên văn minh, con người lịch sự, trật tự xã hội được bảo đảm an toàn
3.3. Giám sát thực hiện pháp luật
- Việc giám sát chấp hành pháp luật :
+ Là nhiệm vụ của bản thân mỗi cơ quan nhà nước
+ Được phân công nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho những cơ quan chuyên trách
giám sát việc chấp hành pháp luật trong hệ thống các cơ quan nhà nước
- Phải quy định trách nhiệm giám sát một cách rõ ràng
- Việc giám sát phải được thực hiện cả về pháp lý, về chuyên môn, giám sát về công
vụ
- Có thể giám sát bằng các cách sau:
+ Quy định đăng kí kinh doanh
+ Cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp
+ Thực hiện chế độ kiểm toán theo quy định của pháp luật kiểm toán
+ Thanh tra
+ Buộc phải báo cáo
+ Thực hiện kiểm tra chéo
04. Thi hành pháp luật
- Thi hành pháp luật gồm một chuỗi hoạt động hợp pháp của các cơ quan nhà nước,
được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc về tổ chức, nội dung và thủ tục thực hiện
các quy định pháp luật có hiệu lực, trong một thời hiệu nhất định cho đến khi pháp luật
được thực hiện xong hoặc được đình chỉ thi hành hay được miễn thi hành
- Pháp luật mang tính quyền uy chính trị và bắt buộc thi hành của Nhà nước.
- Năng lực thi hành pháp luật nhà nước là rất mạnh, thể hiện ở nhiều khâu gắn kết
chặt chẽ với nhau:
+ Năng lực xây dựng và ban hành pháp luật
+ Khả năng quản lý hành chính hiệu quả
+ Khả năng ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật và trấn áp tội phạm
+ Năng lực thi hành pháp luật
+ Thẩm quyền của người thi hành pháp luật được xác định theo luật
+ Nhiều người, nhiều cơ quan khác nhau có thể cùng làm nhiệm vụ thi hành pháp luật
+ Người hay cơ quan thi hành pháp luật cũng có thể là người hoặc cơ quan được ủy
quyền
+ Cũng có thể thành lập một cơ quan đặc trách chỉ để thi hành pháp luật theo một
nhiệm vụ riêng, Đặc nhiệm nhất thời
+ Nhiệm vụ thi hành pháp luật cũng có thể được giao cho các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác
- Đòi hỏi chung nhất là việc thi hành phải:
+ Nghiêm chỉnh
+ Đúng thẩm quyền
+ Đúng thủ tục
+ Đúng thời hiệu
05. Những trở ngại khách quan trong việc thực hiện, thi hành pháp luật
- Một số quy định của pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp chưa rõ ràng, thiếu nhất
quán, hướng dẫn thi hành thiếu cụ thể
- Sự tương thích giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp chưa hoàn hảo,
còn có những khiếm khuyết làm phát sinh những vướng mắc trong việc áp dụng luật
- Thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư và kinh doanh, các quy định về điều kiện
kinh doanh, giấy phép kinh doanh mà nhà đầu tư, nhà kinh doanh phải thực hiện rất
phức tạp, gây phiền hà, tốn kém cho nhà đầu tư và doanh nhân, do đó hạn chế khả
năng hoạt động đầu tư và kinh doanh
- Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa ngang tầm với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã
hội
- Khả năng đầu tư nguồn lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn
thấp và hạn chế trong hoạt động đầu tư kinh doanh
- Việc thi hành pháp luật về đất đai có nhiều tác động tiêu cực đến thi hành pháp luật
về đầu tư và kinh doanh trong nhiều trường hợp
06. Áp dụng pháp luật
- Người áp dụng luật phải là người, cơ quan có thẩm quyền
- Hoạt động của người áp dụng luật mang tính quyền lực nhà nước
- Không phải bất cứ ai, cơ quan nào cũng có quyền áp dụng luật hoặc can thiệp vào
việc áp dụng luật trong những trương hợp nhất định
- Đối tượng áp dụng pháp luật gồm:
+ Những người (chủ thể) tham gia quan hệ mà luật được áp dụng để điều chỉnh
+ Những đối tượng được chỉ định trong luật áp dụng
- Luật có hiệu lực áp dụng bắt buộc trực tiếp với những đối tượng chịu sự áp dụng
- Mục đích áp dụng nhằm:
+ Điều chỉnh quan hệ xã hội theo luật
+ Xác lập trật tự pháp luật
+ Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật
+ Bảo vệ công lý
+ Đảm bảo công bằng
07. Luật áp dụng
- Hiện nay, các hệ thống pháp luật khác nhau có thể được áp dụng gồm có :
+ Pháp luật Việt Nam
+ Pháp luật nước ngoài
+ Luật quốc tế
+ Tư pháp quốc tế
+ Tập quán pháp quốc tế
7.1. Ưu tiên áp dụng luật chuyên biệt
- Việc áp dụng pháp luật quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc được thừa nhận và
áp dụng rộng rãi là ưu tiên áp dụng luật chuyên biệt
- Là một trong những hệ thống pháp luật, có những quy định chung, phổ quát, bao
trùm hơn trong một lĩnh vực quan hệ xã hội và có những quy định riêng mang tính
chuyên biệt, chuyên ngành hẹp hơn cũng trong lĩnh vực quan hệ xã hội đó
7.2. Áp dụng pháp luật nước ngoài
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài do quy phạm xung đột phù hợp chỉ dẫn, hoặc
do các bên trong tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài thoả thuận lựa chọn
- Dẫn chiếu áp dụng luật nước ngoài: Được áp dụng ở Việt Nam nếu pháp luật
Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia dẫn chiếu đến luật
nước ngoài để áp dụng
- Dẫn chiếu ngược: Pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến luật nước ngoài để áp dụng,
nhưng khi sử dụng luật Việt Nam thì luật nước ngoài lại dẫn chiếu ngược lại, áp dụng
pháp luật Việt Nam
- Áp dụng luật nhà nước liên bang nước ngoài: Có nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau, việc áp dụng hệ thống pháp luật liên bang hay pháp luật bang thì theo kinh
nghiệm thực tiễn, chủ thể mong muốn áp dụng phải chứng minh được tính gắn bó nhất
của hệ thống pháp luật đó với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
7.3. Áp dụng pháp luật quốc tế
- Có pháp luật quốc tế phổ cập toàn cầu, có pháp luật quốc tế của các tổ chức quốc tế
khu vực
Các hệ thống pháp luật quốc tế khu vực và pháp luật quốc tế chung của toàn thế giới
đan xen nhau, giao thoa nhau, vừa có xu hướng pháp điển hoá một cách hệ thống, vừa
đặc biệt theo khu vực, vừa có xu hướng hài hoà nhau, lại vừa xung đột lẫn nhau
- Việc áp dụng pháp luật quốc tế là áp dụng những cam kết điều ước quốc tế của các
quốc gia, các cam kết ấy rất phong phú
Nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế của Việt Nam là:
- Một điều ước quốc tế không trái với HP thì có thể áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc
một phần điều ước mà không cần phải chuyển hoá thành luật quốc gia
- Nếu điều ước quốc tế tương thích với pháp luật trong nước thì không cần sửa đổi,
bổ sung pháp luật trong nước
Nguyên tắc áp dụng pháp chung của châu Âu (đối với các nước thành viên EU):
Trong trường hợp có sự xung đột giữa quy định của pháp luật quốc gia thành viên
Cộng đồng châu Âu thì sẽ áp dụng pháp luật của Cộng đồng châu Âu chứ không áp
dụng pháp luật quốc gia thành viên. Pháp luật của cộng đồng châu Âu có giá trị pháp
lý cao hơn pháp luật quốc gia thành viên cộng đồng châu Âu
08. Giải thích pháp luật
8.1. Giải thích chính thức pháp luật
- Là sự giải thích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định thực hiện và
việc giải thích đó có giá trị pháp luật
- Cần phải có sự giải thích chính thức về nội dung và tinh thần của những quy
định pháp luật nhất định nào đó, do chữ dùng và ngữ nghĩa của quy định pháp luật
không rõ ràng hoặc do các chủ thể quan hệ pháp luật hiểu không thống nhất
Phân biệt hai cách giải thích:
+ Giải thích lập pháp
+ Giải thích tư pháp
Giải thích chính thức pháp luật phải áp dụng một số nguyên tắc nhất định, những
phương pháp nhất định:
+ Giải thích một cách chính thức phù hợp với cách hiểu thông thường được nêu ra
đối với những thuật ngữ được sử dụng trong luật và dưới ánh sáng của đối tượng và
mục đích điều chỉnh của luật
+ Chú trọng toàn bộ văn bản pháp luật
+ Mọi nguyên tắc cơ bản của pháp luật hiện hành và thích hợp để áp dụng đều được
vận dụng để giải thích
+ Tôn trọng và hướng dẫn theo mục đích của luật
Các cơ quan nhà nước VN có thẩm quyền giải thích pháp luật và giải thích các
điều ước quốc tế được quy định như sau:
- UBTVQH có thẩm quyền giải thích chính thức luật, pháp lệnh
- UBTVQH giải thích điều ước quốc tế được QH phê chuẩn và điều ước quốc tế có
điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các VBQPPL do QH, UBTVQH ban
hành
- Chính phủ giải thích điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa nhà nước và
chính phủ
- TANDTC, VKSNDTC giải thích điều ước do các cơ quan đó kí kết
- Bộ, ngành giải thích điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa bộ, ngành
Nội dung chính:
+ Giải thích về nội dung của luật
+ Giải thích về hiệu lực của luật trước khi áp dụng
Mục đích:
- Đem giải thích đó đến những người quan tâm, mong muốn được giải thích
- Hiểu thống nhất về tư tưởng, nội dung, ý nghĩa quy định của luật
- Áp dụng thống nhất quy định của luật
- Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện, thi hành hoặc áp dụng
luật liên quan đến tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của quy định pháp luật

8.2. Giải thích điều ước quốc tế


- Bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến điều ước đó được xác lập giữa các bên có gắn
với điều ước cần được giải thích.
- Bất cứ văn bản nào do một bên hay nhiều bên đưa ra liên quan đến việc ký kết điều
ước và được các bên khác chấp thuận như là văn bản liên quan đến điều ước.
- Bất kỳ thỏa thuận nào sau đó giữa các bên liên quan đến việc giải thích điều ước
hoặc áp dụng điều ước.
- Bất cứ thực tiễn sau đó nào trong việc áp dụng điều ước tạo nên sự thỏa thuận giữa
các bên liên quan tới việc giải thích điều ước này.
- Bất cứ qui tắc liên quan nào của pháp luật quốc tế được quan hệ giữa các bên.
Khi giải thích các điều ước được xác thực bằng hai hoặc nhiều thứ tiếng thì phải
coi trọng một số nguyên tắc sau đây:
- Khi một điều ước được xác thực bằng hai hoặc nhiều thứ tiếng, văn bản của nó trong
mỗi thứ tiếng đều có giá trị như nhau, trừ khi điều ước quy định hoặc các bên đồng ý
rằng trong trường hợp có sự khác biệt thì chỉ một văn bản nhất định sẽ có giá trị.
- Bản dịch một điều ước ra một thứ tiếng khác với một trong những thứ tiếng khác mà
văn bản đã được xác thực sẽ được xem là văn bản xác thực chỉ khi điều ước đã quy
định điều đó hoặc khi các bên có thỏa thuận như vậy.
- Các thuật ngữ của điều ước được quy định là có cùng một ý nghĩa trong tất cả các
văn bản thực.
- Trừ trường hợp một văn bản duy nhất có giá trị hơn, khi việc so sánh các văn bản đã
được xác thực cho thấy có một sự khác biệt về ý nghĩa, thì người ta sẽ sử dụng nghĩa
nào phù hợp một cách tốt nhất với các văn bản đó, căn cứ vào đối tượng và mục đích
của điều ước.
- Bản dịch một điều ước ra một thứ tiếng khác với một trong những thứ tiếng khác với
một trong những thứ tiếng mà văn bản đã được xác thực sẽ được xem là văn bản xác
thực chỉ khi điều ước đã quy định điều đó hoặc khi các bên có thỏa thuận như vậy.
- Các thuật ngữ của điều ước được quy định là có cùng một ý nghĩa trong tất cả các
văn bản thực.
- Trừ trường hợp một văn bản duy nhất có giá trị hơn, khi việc so sánh các văn bản đã
được xác thực cho thấy có một sự khác biệt về ý nghĩa, thì người ta sẽ sử dụng nghĩa
nào phù hợp một cách tốt nhất với các văn bản đó căn cứ vào đối tượng và mục đích
của điều ước.

You might also like