You are on page 1of 17

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI




QUY PHẠM PHÁP LUẬT

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SỐ VÍ DỤ QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Pháp luật đại cương

1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG..................................................................................5

1. Cơ sở lý luận về quy phạm pháp luật................................................5

1.1. Định nghĩa quy phạm pháp luật.....................................................5

1.2. Đặc điểm quy phạm pháp luật........................................................5

1.3. Cấu trúc quy phạm pháp luật.........................................................7

2. Phân tích cấu trúc của một số ví dụ về quy phạm pháp luật..........9

PHẦN KẾT LUẬN................................................................................16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................17

2
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Để tồn tại và phát triển, những cá nhân riêng lẻ đã tập hợp, liên kết với
nhau tạo thành những cộng đồng. Các cá nhân trong cộng đồng luôn có sự
trao đổi, tác động và ảnh hưởng đến nhau. Mỗi người lại có những suy nghĩ,
nhận thức khác nhau và đặt ra mục tiêu, lý tưởng để bản thân hướng đến. Tuy
nhiên, để cộng đồng hay rộng hơn là xã hội phát triển đòi hỏi cần có sự phối
hợp, thúc đẩy lẫn nhau để hướng tới mục tiêu chung của tập thể. Từ đó, quy
phạm pháp luật xuất hiện được coi là những chuẩn mực, tiêu chí để làm thước
đo, đánh giá và điều chỉnh các hành động, các mối quan hệ giữa các cá nhân
với nhau tạo nên một xã hội ổn định và phát triển. Để hình thành tư duy và lối
sống tuân thủ pháp luật thì mỗi cá nhân cần có sự nghiên cứu, hiểu biết về
quy phạm pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu về “Quy phạm pháp luật-
phân tích cấu trúc một số ví dụ về quy phạm pháp luật” đều là việc cần
thiết, có ý nghĩa trong quá trình tiếp thu và nâng cao nhận thức về pháp luật.

Vì thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, bài tập lớn của em chắc chắn
còn nhiều thiếu sót, cần được bổ sung và hoàn thiện. Em rất mong nhận được
sự phản hồi và đóng góp ý kiến của thầy cô để bài nghiên cứu này của em có
thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy phạm pháp luật cụ thể là khái niệm, đặc
điểm và cấu trúc của quy phạm pháp luật.

- Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: 9-16/3/2022

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

3
- Đưa ra được cái nhìn tổng quát về quy phạm pháp luật bao gồm: khái
niệm, đặc điểm và cấu trúc của quy phạm pháp luật.

- Từ đó, lấy một ví dụ về quy phạm pháp luật và phân tích cấu trúc
những quy phạm pháp luật đó.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, lập luận.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

5. Cấu trúc của bài tập lớn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập lớn
bao gồm:

1. Cơ sở lý thuyết về quy phạm pháp luật

2. Phân tích cấu trúc một số ví dụ về quy phạm pháp luật

4
PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận về quy phạm pháp luật

1.1. Định nghĩa quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự bắt buộc chung đối với các
cá nhân và tổ chức trong mối quan hệ mà pháp luật điều chỉnh. Quy phạm
pháp luật được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, có tính
khuôn mẫu do Nhà nước đặt ra và đảm bảo được thực hiện bằng nhiều biện
pháp, đồng thời thể hiện ý chí của giai cấp thống trị với mục đích điều chỉnh
các quan hệ trong xã hội nhằm đảm bảo, giữ gìn an ninh, trật tự và ổn định
cho sự phát triển của xã hội. Hành vi của con người được đánh giá dựa trên sự
đánh giá của Nhà nước.

1.2. Đặc điểm quy phạm pháp luật

- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, có hiệu lực bắt buộc chung. Quy
phạm pháp luật được lập ra không chỉ cho một hay một số đối tượng cụ thể
mà cho tất cả các chủ thể trong mối quan hệ xã hội được nó điều chỉnh. Bất
cứ chủ thể nào có trong nội dung mà quy phạm pháp luật dự liệu đều phải
chịu sự ràng buộc và điều chỉnh. Tùy vào quy phạm pháp luật khác nhau mà
chủ thể chịu sự điều chỉnh ở mức độ rộng hẹp khác nhau, nhưng nếu đã được
xác định trong quy phạm pháp luật thì chủ thể cần tuân thủ theo pháp luật.

Ví dụ: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý
do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền
nhân thân và tài sản” (Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015)

- Quy phạm pháp luật được áp dụng lặp đi lặp lại trong đời sống đối với
cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước. Khi quy phạm pháp luật vẫn

5
còn giá trị hiệu lực thì các chủ thể cần tuân thủ theo quy định, việc thực hiện
được đảm bảo bằng quyền lực của Nhà nước.

Ví dụ: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái
môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy
định của pháp luật.” (Khoản 8 Điều 4 Luật bảo vệ Môi trường 2014). Mọi
người đều phải chấp hành và thực hiện theo quy định pháp luật cho tới khi
văn bản quy phạm pháp luật mới có sự điều chỉnh, được làm mới hoặc hủy bỏ
văn bản quy phạm pháp luật cũ.

- Quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền,
người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước ban hành.

Ví dụ: Tại điều 29, Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân ở đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác có liên quan.”

- Quy phạm pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Trong quy
phạm pháp luật quy định rõ hoàn cảnh dự liệu và những hành động cụ thể,
đồng thời có những biện pháp cưỡng chế nhằm răn đe, nếu chủ thể không tôn
trọng hoặc có hành vi vi phạm sẽ được Nhà nước sẽ dùng quyền lực để truy
cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể đó.

Ví dụ: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người
phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm” (Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự

6
2015). Trong trường hợp này, Nhà nước xử lý chủ thể vi phạm pháp luật bằng
cách tác động đến kinh tế và phạt tù.

1.3. Cấu trúc quy phạm pháp luật

Cấu trúc của quy phạm pháp luật gồm có 3 phần: giả định, quy định và
chế tài.

- Giả định:

Khái Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những
niệm điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống
mà cá nhân hay tổ chức vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải
chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.

Cách xác Bộ phận giả định trả lời câu hỏi chủ thể nào? Trong hoàn cảnh,
định điều kiện nào?

Mục đích Xác định phạm vi tác động của quy phạm pháp luật.

Phân loại Dựa vào số lượng điều kiện, hoàn cảnh được chỉ ra có thể chia
giả định thành 2 loại:

- Giả định đơn giản (chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện).

- Giả định phức tạp (chỉ ra nhiều hoàn cảnh, điều kiện).

- Quy định:

Khái Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật, chỉ ra các cách xử
niệm sự (cấm, bắt buộc, cho phép) sao cho phù hợp với những điều
kiện, hoàn cảnh được nêu ở bộ phận giả định của quy phạm pháp
7
luật.

Cách xác Bộ phận quy định trả lời cho câu hỏi: Các chủ thể cần làm gì,
định được làm gì, không được làm gì hay phải xử sự như thế nào?

Mục đích Mô hình hóa ý chí của nhà nước, từ đó đưa ra cách thức xử sự để
các chủ thể trong quan hệ pháp luật thực hiện sao cho phù hợp
với ý chí của nhà nước.

Phân loại Dựa vào số cách xử sự và quyền lựa chọn của chủ thể phân chia
thành 2 loại:

- Quy định dứt khoát (chỉ nêu lên một cách xử sự mà chủ thể phải
làm theo và không có lựa chọn nào khác).

- Quy định không dứt khoát (chỉ ra nhiều cách xử sự mà chủ thể
được quyền lựa chọn cách xử sự cho phù hợp với hoàn cảnh).

- Chế tài:

Khái Chế tài là phần chỉ rõ những cách thức, biện pháp dự kiến của
niệm Nhà nước có thể áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện
đúng cách xử sự đã được chỉ ra ở bộ phận quy định của quy phạm
pháp luật.

Cách xác Bộ phận chế tài trà lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu
định không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật?

Mục đích Bảo đảm cho quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.

Phân loại Căn cứ vào khả năng các biện pháp được dự kiến áp dụng có thể

8
chia thành 2 loại:

- Chế tài cố định (đưa ra các biện pháp có thể áp dụng mà không
xét đến mức độ áp dụng).

- Chế tài không cố định (đưa ra nhiều loại biện pháp dự kiến áp
dụng và các biện pháp đó được áp dụng ở các mức độ khác nhau
tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà chủ thể gây ra).

- Một quy phạm pháp luật không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận. Nhưng bắt
buộc phải có phần giả định, bởi vì đây là phần Nhà nước dự liệu các tình
huống cũng như chủ thể chịu tác động của quy phạm pháp luật.

2. Phân tích cấu trúc của một số ví dụ về quy phạm pháp luật

Dưới đây là một số ví dụ về quy phạm pháp luật và phân tích cấu trúc
của những quy phạm pháp luật đó:

Ví dụ 1: “Trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền sử
dụng tài sản thuộc sở hữu của mình, thì chủ sở hữu được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình, nhưng không được gây
thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” (Điều 199 Bộ luật Dân sự 2015)

- Giả định: “Trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền sử
dụng tài sản thuộc sở hữu của mình”

- Quy định: “thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản theo ý chí của mình, nhưng không được gây thiệt hại và làm ảnh
hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác.”

9
- Chế tài: không có.

Ví dụ 2: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” (Điều 155 Bộ luật Hình
sự 2015).

- Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác”.

- Quy định: không có.

- Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Ví dụ 3: “Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều
khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi
bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển
phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật
đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn
của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.” (Khoản 4 Điều 11 Bộ luật
giao thông đường bộ 2008).

- Giả định: “Tại nơi có vạch kẻ dành cho người đi bộ, người điều khiển
phương tiện”; “Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người
điều khiển phương tiện nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang
qua đường”

- Quy định: “phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi
bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường”; “phải giảm tốc độ, nhường

10
đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an
toàn”.

- Chế tài: không có.

Ví dụ 4: “Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây
nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình.” (Khoản 1 Điều 108 Bộ luật hình sự 2017).

- Giả định: “Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây
nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh”.

- Quy định: không có.

- Chế tài: “bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

Ví dụ 5: “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động
khác tác động đến môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học liên
quan đến rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đa
dạng sinh học, về bảo vệ và phát triển rừng và quy định của pháp luật có liên
quan.” (Điều 36 Bộ luật bảo vệ môi trường 2014)

- Giả định: “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt
động khác tác động đến môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học
liên quan đến rừng”

- Quy định: “phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về
đa dạng sinh học, về bảo vệ và phát triển rừng và quy định của pháp luật có

11
liên quan.”

- Chế tài: không có.

Ví dụ 6: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị
đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” (Khoản 1 Điều
133 Bộ luật Hình sự năm 2015)

- Giả định: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người
bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện”

- Quy định: không có.

- Chế tài: “thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm”.

Ví dụ 7:

“1. Người không được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ
hoặc là con của người đó theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình, pháp luật về hộ tịch.

2. Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ
hoặc là con của người đó theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình, pháp luật về hộ tịch.” (Điều 39, Luật Dân sự 2015)

- Giả định: “Người không được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người
khác”, “Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác”

12
- Quy định: “có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định mình là cha, mẹ hoặc là con của người đó theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch”, “có quyền yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của
người đó theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về
hộ tịch.”

- Chế tài: không có.

Ví dụ 8: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án
không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng
có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. (Khoản 1 Điều
56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Giả định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án
không thành; nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
của hôn nhân không đạt được”

- Quy định: “thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”

- Chế tài: không có.

Ví dụ 9: “Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà
biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên, thì phải thông báo hoặc trả
lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên,
thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

13
hoặc Công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà
nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ
người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Uỷ ban nhân dân hoặc Công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người
đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.” (Khoản 1 Điều 429 Bộ luật dân
sự 2015)

- Giả định: “Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên
mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên”, “nếu không biết địa
chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên”

- Quy định: “thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó”, “thì phải
thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Công
an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ người
giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Uỷ
ban nhân dân hoặc Công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã
giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.”

- Chế tài: Không có.

Ví dụ 10: “Khi có sự thay đổi chủ sở hữu đối với nhà đang cho thuê mà
vẫn còn thời hạn thuê hoặc trong thời hạn lưu cư, thì bên thuê có quyền tiếp
tục thuê nhà với những điều kiện như đã thoả thuận với bên cho thuê trước;
chủ sở hữu mới có các quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê đối với bên thuê.”
(Điều 501 Luật dân sự 2015)

- Giả định: “Khi có sự thay đổi chủ sở hữu đối với nhà đang cho thuê mà
vẫn còn thời hạn thuê hoặc trong thời hạn lưu cư”

14
- Quy định: “thì bên thuê có quyền tiếp tục thuê nhà với những điều kiện
như đã thoả thuận với bên cho thuê trước; chủ sở hữu mới có các quyền và
nghĩa vụ của bên cho thuê đối với bên thuê.”

- Chế tài: Không có.

15
PHẦN KẾT LUẬN

Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất trong pháp luật. Thông qua các
quy phạm pháp luật để đánh giá hành động của con người là đúng đắn, phù
hợp với pháp luật hoặc trái pháp luật. Từ đó, Nhà nước có sự điều chỉnh, đảm
bảo quy phạm pháp luật được tuân theo và thực hiện trong thực tế. Nhận thức
của người dân về pháp luật càng được nâng cao dẫn đến việc pháp luật được
thực hiện nghiêm chỉnh và thể hiện được vai trò tác động, điều chỉnh của các
quan hệ pháp luật, đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Vậy nên, việc
tìm hiểu, tuân theo các nội đưa các quy phạm pháp luật là việc cần thiết và
quan trọng. Qua việc nghiên cứu, giúp em thấy được tầm quan trọng của quy
phạm trong hệ thống pháp luật, sự cần thiết của việc tạo cho mình lối sống
chấp hành theo các quy phạm pháp luật và áp dụng vào thực tế đời sống.

16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quốc hội (2013). Hiến pháp 2013

[2]. Luật số 23/2008/QH12 của Quốc hội. Luật giao thông đường bộ năm
2008

[3]. Luật số 91/2015/QH13 của Quốc hội. Bộ luật dân sự năm 2015

[4]. Luật số 100/2015/QH13 của Quốc hội. Bộ Luật Hình Sự năm 2015

[5]. Luật số 52/2014/QH13 của Quốc Hội. Bộ luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014

[6]. Trần Quang Huy (2018). Giáo trình pháp luật đại cương, NXB Lao
động

17

You might also like