You are on page 1of 39

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – TUẦN 03

Hình thức: OFFLINE


NỘI DUNG BÀI HỌC – TUẦN 03
Hình thức: OFFLINE

1. Quy phạm pháp luật


1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
2. Quan hệ pháp luật
2.1. Khái niệm quan hệ pháp luật
2.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật
2.3. Thành phần của quan hệ pháp luật
2.4. Sự kiện pháp lý
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể

1. Giúp người học giải thích được các khái niệm, đặc điểm của
quy phạm pháp luật, có thể xác định được cấu trúc của các quy
phạm pháp luật và vị trí của quy phạm pháp luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, vận dụng tra cứu các quy định pháp luật để
giải quyết các tình huống thực tiễn.

2. Xác định được mối quan hệ giữa quy phạm pháp luật và quan
hệ pháp luật, các chủ thể và điều kiện để chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật, nội dung và khách thể của quan hệ pháp luật.

3. Có thể mô tả được một số sự kiện pháp lý và chỉ ra mối quan


hệ giữa sự kiện pháp lý và các quan hệ pháp luật.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Để học tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Đọc trước Bài giảng: Chương 2: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật.
2. Làm bài tập được giao trên LMS
3. Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên liên hệ với giảng viên qua địa chỉ email:
ttthang@uneti.edu.vn để được hỗ trợ.
CHƯƠNG 2: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Quy phạm pháp luật
1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là các quy tắc xứ sự chung do nhà nước ban hành và
đảm bảo thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng
và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Quy
phạm
pháp luật
1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật

QUY PHẠM XÃ HỘI

Không mang tính cưỡng Mang tính cưỡng chế nhà


chế nhà nước nước

- Quy phạm tập quán


- Quy phạm tôn giáo
Quy phạm
- Quy phạm đạo đức
Pháp luật
- Quy phạm của tổ chức XH
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật

Đặc điểm cơ bản của quy phạm pháp luật

Là quy tắc xử sự Do Nhà nước ban hành


chung mang tính và đảm bảo thực hiện
khuôn mẫu (gắn liền với Nhà nước)
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật

* Các quy phạm xã hội khác chỉ là những


quy tắc xử sự riêng biệt theo vùng (miền),
khu vực, tổ chức hoặc tổ chức xã hội; đôi khi
khó xác định chủ thể ban hành và không
mang tính cưỡng chế. Tuy nhiên, quy phạm
pháp luật và quy phạm xã hội đều là công cụ
điều chỉnh hành vi con người.

Mối quan hệ giữa hai nhân vật


trong ảnh trên do QPPL hay
QPXH khác điều chỉnh?
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Cấu trúc của quy phạm pháp luật là cơ cấu bên trong, là các bộ phận
hợp thành quy phạm pháp luật ở dạng chung nhất, cấu trúc của quy
phạm pháp luật có dạng “nếu - thì - khác”; tương ứng với ba yếu tố
này là ba bộ phận cấu thành: Giả định, Quy định, Chế tài tạo thành
cấu trúc của một quy phạm pháp luật.
Về mặt nội dung, một quy phạm pháp luật bao giờ cũng có đủ 3 bộ
phận GIẢ ĐỊNH – QUY ĐỊNH – CHẾ TÀI.
Về mặt hình thức, một quy phạm pháp luật thông thường chỉ có 2
dạng GIẢ ĐỊNH – QUY ĐỊNH hoặc GIẢ ĐỊNH – CHẾ TÀI.

3 BỘ PHẬN CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

GIẢ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHẾ TÀI


1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

3 BỘ PHẬN CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

GIẢ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHẾ TÀI

Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra
những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống
xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với chủ thể (cá nhân, tổ
chức) nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của
quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào, trong những
hoàn cảnh, điều kiện nào?
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Phần giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá
nhân nào, trong những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) nào? Thông
qua phần giả định chúng ta biết được tổ chức, cá nhân nào, khi ở vào
những điều kiện, hoàn cảnh nào thì chịu sự tác động của quy phạm
pháp luật đó? Việc xác định tổ chức, cá nhân và những điều kiện, hoàn
cảnh để tác động là phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.

Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả
người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” (Khoản 1 Điều 132 BLHS).
Cụm từ được gạch chân là bộ phận Giả định của QPPL này.
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

3 BỘ PHẬN CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

GIẢ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHẾ TÀI

Quy định là một phần của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử
sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải thực hiện gắn liền với những
tình huống đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật. Nói cách
khác, khi xảy ra những hoàn cảnh, điều kiện đã nêu ở phần giả định
của quy phạm pháp luật thì nhà nước đưa ra những chỉ dẫn có tính
chất mệnh lệnh (cách xử sự) để các chủ thể thực hiện.
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Bộ phận Quy định thường được nêu ở dạng mệnh lệnh như: cấm,
không được, phải, thì, được, có... thông qua phần quy định các chủ thể
sẽ biết được là nếu như họ ở vào những tình huống đã nêu trong phần
giả định của quy phạm pháp luật thì họ phải làm gì, được làm gì,
không được làm gì và làm như thế nào.
Ví dụ 1: “Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do
người quản lý tài sản chuyển giao, sau khi đã thanh toán chi phí quản
lý” (Điều 70, BLDS). Cụm từ được gạch chân là bộ phận Quy định
của QPPL này.
Ví dụ 2: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có
chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới” (Điều 26 Hiến
pháp 2013). Những cụm từ được gạch chân là bộ phận Quy định của
QPPL này.
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

3 BỘ PHẬN CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

GIẢ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHẾ TÀI

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp
tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực
hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã được nêu ra trong phần quy
định của quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác, chế tài là hậu quả
pháp lý bất lợi chủ thể sẽ phải gánh chịu nếu không thực hiện đúng
nội dung tại phần quy định.
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Ví dụ 1: Khoản 1 Điều 130 BLHS quy định: “Người nào đối xử tàn
ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc
mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”, thì bộ
phận Chế tài là “thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Ví dụ 2: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người
điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội
mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông
trên đường bộ” (Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung
Nghị định 34/2010/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ) ”. Bộ phận Chế tài là “Phạt tiền từ 100.000 đồng
đến 200.000 đồng”.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bộ phận nào của quy phạm pháp luật cho biết thông tin về cá
nhân, tổ chức chịu tác động của quy phạm pháp luật?
A. Bộ phận giả định
B. Bộ phận quy định
C. Bộ phận chế tài
D. Bộ phận quy định và Bộ phận chế tài

Câu 2: Xác định bộ phận giả định của quy phạm pháp luật sau: “Chủ sở
hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt
hại do cây cối gây ra” (Điều 604 Bộ luật dân sự 2015)?
A. Bộ phận giả định là “Chủ sở hữu”
B. Bộ phận giả định là “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao
quản lý”
C. Bộ phận giả định là “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao
quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”
D. Bộ phần giả định là “phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”
Câu 3. Sự khác nhau cơ bản giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội
khác thể hiện ở chỗ?
a. Quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi con người còn quy phạm xã hội
khác không điều chỉnh hành vi con người
b. Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành còn quy phạm xã hội khác
không phải do nhà nước ban hành
c. Quy phạm pháp luật luôn biểu hiện bằng văn bản còn quy phạm xã hội khác
thì luôn không thành văn
d. Quy phạm pháp luật mang tính khuôn mẫu còn quy phạm xã hội khác
không mang tính khuôn mẫu

Câu 4. Cho biết trong quy phạm pháp luật “Bên tặng cho có nghĩa vụ thông
báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho” – Điều 461 BLDS;
Phần “có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản
tặng cho” là?
a. Bộ phận quy định loại quy định hướng dẫn
b. Bộ phận quy định loại quy định cho phép
c. Bộ phận quy định loại quy định cấm đoán
d. Bộ phận chế tài
2. Quan hệ pháp luật

2.1. Khái niệm quan hệ pháp luật

* Khái niệm quan hệ xã hội Quan hệ bạn bè

Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người và


người trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu vật
chất và tinh thần.

* Khái niệm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với


người (quan hệ xã hội) do một quy phạm pháp
luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa
vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo
bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Quan hệ hôn nhân
2. Quan hệ pháp luật

2.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật


Mang tính ý chí (của các bên và của Nhà nước)
Xuất hiện trên cơ sở của các quy phạm pháp luật
Làm xuất hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
Mang tính cưỡng chế nhà nước

Được điều Được điều


chỉnh bằng các chỉnh bằng các
QPXH khác QPPL
Các bên không Các bên mang
mang quyền và quyền và nghĩa
nghĩa vụ Quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật vụ với nhau
2. Quan hệ pháp luật

2.3. Thành phần của quan hệ pháp luật

3 BỘ PHẬN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

CHỦ THỂ NỘI DUNG KHÁCH THỂ


2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật

* Khái niệm chủ thể: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do Nhà
nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp
luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ pháp luật.
* Các loại chủ thể:
Thành niên
Công dân
Việt Nam Chưa thành niên

2 CÁ NHÂN Người nước ngoài


LOẠI
CHỦ Người không quốc tịch
THỂ TỔ CHỨC
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn
vị, tổ chức khác…

NHÀ NƯỚC
2.3.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật
* Điều kiện trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật:
Những điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể
của quan hệ pháp luật được gọi là NĂNGLỰC CHỦ THỂ. Bao gồm:

- Năng lực pháp luật: là khả năng của các chủ thể được nhà nước thừa nhận
có đủ các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật.
- Năng lực hành vi: là khả năng của các chủ thể được nhà nước thừa nhận
bằng hành vi của mình thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa
vụ pháp lý.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ xuất hiện trên cơ sở pháp
luật, phụ thuộc vào ý chí nhà nước. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là
những thuộc tính pháp lý có liên hệ mật thiết với nhau. Chủ thể pháp luật chỉ
có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi thì không thể tham gia
trực tiếp vào các quan hệ pháp luật.
Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi
- Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá
nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
- Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi
hay bị Nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách
tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào
các quan hệ pháp luật thông qua hành vi của người thứ ba hoặc được Nhà
nước bảo vệ trong một số quan hệ pháp luật nhất định.
- Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể
không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi.
- Năng lực pháp luật của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ.
* Lưu ý: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự
nhiên mà là những thuộc tính pháp lý của chủ thể. Năng lực pháp luật và năng
lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với các quốc gia khác nhau, hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau ở
mỗi nhà nước, năng lực chủ thể của cá nhân, tổ chức được quy định khác
nhau.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân (công dân,
người nước ngoài, người không quốc tịch)
❖ Năng lực pháp luật của cá nhân: phát sinh từ khi người đó được sinh ra và chấm
dứt khi người đó chết.
❖Năng lực hành vi của cá nhân:
- Thời điểm phát sinh: năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện muộn hơn năng lực
pháp luật, phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con người và khi mà cá nhân
đáp ứng được những điều kiện cơ bản như sau:
+ Về độ tuổi: tùy từng QHPL sẽ quy định độ tuổi khác nhau, đa số là từ đủ 18 tuổi.
+ Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu
trách nhiệm pháp lý về hành vi.
Những điều kiện khác: tùy thuộc vào đặc điểm của từng lĩnh vực quan hệ pháp luật,
điều kiện cụ thể của năng lực hành vi cá nhân còn có thể là sức khỏe, trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tài sản…
- Thời điểm chấm dứt: Đó là khi cá nhân không còn tự mình xác lập và thực hiện các
quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của
mình được nữa.
+ Khi cá nhân chết thì năng lực hành vi cũng chấm dứt
+ Khi mất khả năng nhận thức
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức (cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác…)

❖ Năng lực pháp luật của tổ chức:


- Phát sinh: từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập,
cho phép thành lập. Đối với các tổ chức phải đăng ký hoạt động thì năng lực
pháp luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cấp giấy phép hoạt động.
- Chấm dứt: từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của tổ chức trong một số trường
hợp như giải thể, phá sản hoặc cải tổ (trừ trường hợp chia tách).

❖ Năng lực hành vi của tổ chức: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với
năng lực pháp luật.

❖Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật.
NĂNG LỰC HÀNH VI CỦA MỘT SỐ CÁC CHỦ THỂ

Cá nhân trên 18 tuổi Có năng lực hành vi đầy đủ


Được nhà nước thừa nhận có khả năng tham gia vào
đa số quan hệ pháp luật

Cá nhân từ 6 tuổi đến Có năng lực hành vi chưa đầy đủ


18 tuổi Được nhà nước thừa nhận có khả năng tham gia vào
một số quan hệ pháp luật nhất định do các quy phạm
pháp luật quy định điều kiện về độ tuổi

Cá nhân dưới 6 tuổi Chưa phát sinh năng lực hành vi

Người tâm thần Không có năng lực hành vi

Tổ chức và nhà nước Luôn được thừa nhận năng lực hành vi trong mọi quan
hệ pháp luật
TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA
MỘT SỐ CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Năng lực chủ
Năng lực
Loại chủ thể Năng lực hành vi thể khi tham gia
pháp luật
vào các QHPL

Công dân trên 18 Chủ thể đầy đủ


Đầy đủ Đầy đủ
tuổi của QHPL

Chủ thể chưa


Công dân dưới
Đầy đủ Chưa đầy đủ đầy đủ của
18 tuổi
QHPL
Phụ thuộc vào độ
Người nước
tuổi và khả năng Chủ thể hạn chế
ngoài, người Hạn chế
nhận thức điều khiển của QHPL
không quốc tịch
hành vi

Chủ thể đặc biệt


Nhà nước Đặc biệt Đầy đủ
của QHPL
VÍ DỤ

CHỦ THỂ A CHỦ THỂ B


(bên bán hàng) (bên mua hàng)
Đại diện cho DN A Đại diện cho DN B

Chủ thể của


QHPL mua bán
hàng hóa
Khi tham gia QHPL, hai chủ thể đại diện cho công ty A và B có đủ năng lực chủ thể:
- Về năng lực pháp luật: Chủ thể A, B là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp A, B, có
quyền và nghĩa vụ khi tham gia QHPL mua bán hàng hóa.
- Về năng lực hành vi: Doanh nghiệp A, B có năng lực chủ thể từ khi được thành lập hợp
pháp và chủ thể A, B đại diện cho doanh nghiệp A, B đủ điều kiện về độ tuổi và không mắc
các bệnh làm mất năng lực hành vi.
CÂU HỎI TRAO ĐỔI VỀ NĂNG LỰC CHỦ THỂ

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?


a, Người nước ngoài và người không quốc tịch là chủ thể hạn
chế của QHPL.
b, Người mắc bệnh tâm thần không thể tham gia quan hệ pháp
luật nào.
c, Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
có thể tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật.
d, Nhà nước là chủ thể đặt biệt của quan hệ pháp luật.
2.2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật
2.2.2.1. Quyền chủ thể

- Khái niệm quyền chủ thể là khả năng xử sự của các chủ thể khi tham gia
vào các quan hệ pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập trước và
được nhà nước bảo vệ.
- Đặc điểm của quyền chủ thể:
+ Là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật
cho phép;
+ Khả năng của chủ thể yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của họ hoặc yêu cầu họ chấm dứt những hành vi cản trở nhằm đảm
bảo việc thực hiện quyền chủ thể của mình;
+ Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo
vệ quyền, lợi ích của mình.
2.2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật
2.2.2.2. Nghĩa vụ pháp lý
- Khái niệm nghĩa vụ pháp lý: là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể
phải tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện
quyền của chủ thể khác.
- Đặc điểm của nghĩa vụ pháp lý:
+ Chủ thể phải thực hiện cách xử sự nhất định do pháp luật quy định (trong
đó bao gồm cả việc phải thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải kiềm
chế không thực hiện một số hành vi nhất định theo quy định pháp luật) nhằm
đáp ứng quyền của chủ thể kia;
+ Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện, thực hiện
không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.
VÍ DỤ

CHỦ THỂ A CHỦ THỂ B


(bên bán hàng) (bên mua hàng)
Đại diện cho DN A Đại diện cho DN B

Quyền Quyền

Nhận tiền Nhận hàng

Nghĩa vụ Nghĩa vụ

Giao hàng Trả tiền

Nội dung quan hệ pháp luật

Lưu ý: Trong quan hệ pháp luật thông thường quyền và nghĩa vụ mang
tính song hành, các bên chủ thể đều mang quyền và nghĩa vụ, quyền của
bên nọ là nghĩa vụ của bên kia.
2.2.3. Khách thể của quan hệ pháp luật

- Khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật: là những lợi ích mà các
bên mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

→ Khách thể là yếu tố thúc


đẩy chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật.
Lưu ý: Khách thể của quan hệ
pháp luật thông thường là một
việc nào đó chứ không là các
Bán hàng Mua hàng vật cụ thể.
VIỆC MUA BÁN
Khách thể
2.4. Sự kiện pháp lý

2.4.1. Khái niệm sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế
mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự
phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật.

2.4.2. Phân loại sự kiện pháp lý


- Căn cứ hậu quả do sự kiện pháp lý gây
ra: Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt.
Kết hôn – sự kiện phát sinh
- Căn cứ vào số lượng, điều kiện hoàn
cảnh làm nảy sinh hậu quả pháp lý: Sự
kiện pháp lý đơn giản và phức tạp.
- Căn cứ vào dấu hiệu ý chí: Sự biến và
hành vi
Ly hôn – sự kiện chấm dứt
CÂU HỎI TRAO ĐỔI VỀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ
Tình huống:
Khoảng 9 giờ 50 ngày 7/2/2019, bà T.T.B.L. (SN 1979, thôn Khánh Tân, xã Tam Dân)
ngồi uống nước tại một quán cà phê ở thôn Kỳ Tân (xã Tam Dân) thì bất ngờ bị đối
tượng Nguyễn C (SN 1990) xông vào dùng chai, ly đập vào đầu khiến bà bất tỉnh, có
nhiều thương tích. Bà L. được người dân điện báo xe cấp cứu đưa đi bệnh viện.
Đối tượng C khi đó có biểu hiện ngáo đá, sau khi gây thương tích cho bà L đã rời khỏi
hiện trường. Nhận tin báo, lực lượng Công an xã Tam Dân và huyện Phú Ninh nhanh
chóng có mặt tại hiện trường; đến 10 giờ 15, đối tượng này bị bắt giữ.
1. Căn cứ vào hậu quả do hành vi của C gây ra trong sự kiện pháp lý C gây thương
tích cho người khác làm xuất hiện quan hệ pháp luật nào?
2. Căn cứ vào dấu hiệu ý chí, việc C gây thương tích cho bà T.T.B.L là loại sự kiện
pháp lý nào?
Gợi ý:
1. Hành vi của C cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác nên sự kiện trên làm xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự, dân sự.
2. Là SKPL hành vi bởi vì đó là những sự kiện xuất hiện phụ thuộc vào ý chí của con
người và sự hiện diện của chúng đưa đến những hậu quả pháp lý nhất định theo quy
định của pháp luật. Hành vi phạm tội của C thể hiện dưới dạng hành động.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về hành vi vi phạm pháp luật, chúng ta nghiên cứu nội
dung Chương 3 ở tiết sau.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí? Đó là ý chí của
chủ thể nào?
A. Bên chủ thể mang quyền trong quan hệ pháp luật
B. Các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
C. Bên chủ thể mang quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật và nhà
nước
D. Các bên tham gia quan hệ pháp luật và Nhà nước

Câu 2: Năng lực pháp luật của chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp
luật được hiểu là?
A. Độ tuổi của chủ thể
B. Khả năng nhận thức của chủ thể
C. Có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy
định
D. Độ tuổi và khả năng nhận thức
Câu 3. Năng lực pháp luật của chủ thể cá nhân xuất hiện khi nào?
a. Hầu hết là ngay từ khi cá nhân sinh ra
b. Khi chủ thể đủ 16 tuổi và không mắc các bệnh dẫn đến mất khả
năng điều chỉnh hành vi
c. Khi chủ thể 18 tuổi, không mắc các bệnh dẫn đến mất khả năng
điều chỉnh hành vi
d. Khi chủ thể 18 tuổi, không mắc các bệnh dẫn đến mất khả năng
điều chỉnh hành vi và được thừa nhận bằng văn bản của nhà nước

Câu 4. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ các
bên phát sinh như thế nào?
a. Các bên không phát sinh quyền và nghĩa vụ
b. Một bên chỉ mang quyền, một bên chỉ mang nghĩa vụ
c. Các bên đều mang quyền và nghĩa vụ
d. Bên nào mang quyền thì không phát sinh nghĩa vụ và ngược lại
Câu 5: A đi ô tô khách của công ty vận tải Hoàng Hà từ Hà Nội về
Thái Bình. Việc vận chuyển hành khách trong quan hệ pháp luật nói
trên là?
A. Chủ thể của quan hệ pháp luật
B. Nội dung của quan hệ pháp luật
C. Khách thể của quan hệ pháp luật
D. Sự kiện pháp lý
CÁC NỘI DUNG CHUẨN BỊ TRƯỚC BUỔI HỌC TUẦN 3

1. Yêu cầu sinh viên nghiên cứu trước nội dung tuần 3: 1.1. Khái niệm quy phạm
pháp luật; 1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật; 1.3. Cấu trúc của quy phạm
pháp luật; 2.1. Khái niệm quan hệ pháp luật; 2.2. Đặc điểm của quan hệ pháp
luật; 2.3. Thành phần của quan hệ pháp luật; 2.4. Sự kiện pháp lý
2. Lớp chia làm 04 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị 01 nội dung sau đây:

❑ Nhóm 1: Phân biệt quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội? Điểm khác
biệt lớn nhất giữa hai quy phạm này là gì?
❑ Nhóm 2: Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật? Cho ví dụ?

❑ Nhóm 3: Trình bày điều kiện của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật? Cho
ví dụ?
❑ Nhóm 4: Nêu một sự kiện pháp lý và chỉ ra sự phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt của quan hệ pháp luật trong sự kiện đó?

You might also like