You are on page 1of 3

Pháp Luật Đại Cương

Nhóm 2 : Phân tích các yếu tố cấu thành


của quy phạm pháp luật , mỗi yếu tố cấu
thành cho 1-2 ví dụ minh họa ?
a) Giả định.
*Giả định là gì?

+ Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều
kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều
kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
+ Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện,
hoàn cảnh đó.
+ Có 2 loại giả định :
- Giả định đơn giản:chỉ nêu lên một hoàn cảnh,điều kiện; hoặc nêu lên nhiều hoàn cảnh,điều
kiên nhưng giữa chúng không có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
· Ví dụ: công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích, Điều 29 Hiến pháp 2013 quy định
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân”. -> Giả định chỉ nêu lên chủ thể 'Công dân đủ mười tám tuổi trở lên'.
- Giả định phức tạp:nêu lên nhiều hoàn cảnh,điều kiện và giữa chúng có mối liên hệ ràng buộc
lẫn nhau.
· Ví dụ: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có
điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm(Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật
hình sự 1999)->Giả định nêu chủ thể”người nào” và hoàn cảnh “thấy người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”

*Vai trò của giả định: Giả định xác định phạm vi tác động của pháp luật tới các quan hệ xã
hội. Phạm vi tác động được xác định dựa trên một trong hai yếu tố là điều kiện,hoàn cảnh,tình
huống,…và chủ thể hoặc trong nhiều trường hợp phải xác định dựa trên cả hai yếu tố này.
b) Quy định.
*Quy định là gì?
+ Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá
nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được
phép hoặc buộc phải thực hiện.
+Có 2 loại quy định:
- Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử xự và các chủ thể buộc phải xử xử theo mà không có
lựa chọn.
- Quy định không dứt khoát: nêu ra hai hoặc nhiều cách xử xự và các tổ chức hoặc cá nhân có
thể lựa chọn cách xử xự.
+ Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không
được làm gì? Làm như thế nào?
- Ví dụ về quy định : Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Khi việc kết hôn trái pháp
luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

*Vai trò của quy định:Quy định của quy phạm pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của Nhà
nước,là sự mô hình hoá ý chí của Nhà nước,cụ thể hoá cách thức xử sự của các chủ thể khi
tham gia vào quan hệ pháp luật.

c) Chế tài.
*Chế tài là gì?

+ Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà
nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
+ Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp
dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà
nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
+ Các loại chế tài:

 Căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức độ nặng nhẹ của các hậu quả bất
lợi cần áp dụng, chế tài được chia thành 2 loại:
1. Chế tài cố định
2. Chế tài không cố định
- Chế tài cố định: quy định chính xác, cụ thể biện pháp tác động cần phải áp dụng đối với chủ
thể.
·Ví dụ Chế tài cố định: Chẳng hạn “Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của
tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận. Trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không
đúng mục đích, không đúng công dụng, thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường .Chế tài ở đây quy định một cách dứt khoát là: “Bên cho
thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
- Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp cưỡng chế hoặc một biện pháp nhưng nhiều
mức để chủ thể có thể lựa chọn.
· Ví dụ Chế tài không cố định: Điều 151. Tộ i ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Bộ luật hình sự 1999) Người nào ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 Căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm và thẩm quyền áp dụng biện pháp trừng phạt,
chế tài được chia thành 4 loại:
1. Chế tài hình sự: là các loại hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung do Toà án
nhân dân hoặc Toà án quân sự các cấp áp dụng đối với người phạm tội là cá
nhân
2. Chế tài hành chính: là các biện pháp xử lí do cơ quan quản lí nhà nước áp dụng
đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật hành chính.
3. Chế tài dân sự: là các biện pháp xử lí do Toà án nhân dân hoặc trọng tài kinh tế
áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật dân sự.
4. Chế tài kỉ luật: là biện pháp xử lí do thủ trưởng cơ quan nhà nước hoặc thủ
trưởng cơ quan các cấp trên nơi có cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên vi
phạm kỉ luật lao động học tập, công tác

*Vai trò của chế tài:Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo cho các
quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế đời sống.

You might also like