You are on page 1of 2

* Quy phạm pháp luật (tiếng Pháp: Règle de droit, tiếng Đức: Rechtsnorm, tiếng

Anh: Legal norms) là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi
hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành
hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật
là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp
luật, ngành luật và hệ thống pháp luật). Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba
thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy
đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.
* Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế
tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp
luật
+ Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh,
tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì
các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần
nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.
+ Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể
thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những
điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.
+ Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp
dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã
được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà
chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
* Ví dụ 1: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả
tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định” (Điều 20, Hiến pháp 1992, sửa đổi
2013).
- QPPL trên gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
+ Giả định: “Không ai”; “Việc bắt, giam, giữ người”.
+ Quy định: “nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”; “do
luật định”.
+ Chế tài: “bị bắt”.
* Ví dụ 2: “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về hộ tịch”. (Điều 65 Bộ luật Dân sự).
- QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.
+ Giả định: “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch”.
+ Quy định: “phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ
tịch”.
* Ví dụ 3: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng, thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ
ba tháng đến ba năm” (Điều 102 Bộ luật Hình sự 1992).
- QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.
+ Giả định: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng”
+ Chế tài: “thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt
tù từ ba tháng đến ba năm”.

You might also like