You are on page 1of 4

@Ban quyen thuoc Onthisinhvien.

com

DẠNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:


PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT

 Lý thuyết vận dụng: Cơ cấu của quy phạm pháp luật (Mục 2.2.2 – Giáo trình trang 94 đến
99)

Ví dụ: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật và giải thích?
Khoản 2, Điều 2, Hiến pháp 2013 quy định:
“Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê
chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ
người do luật định.”
Lời giải mẫu
Quy phạm pháp luật trên gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
- Giả định:
“Không ai”;
“nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát
nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”;
“Việc bắt, giam, giữ người”.
- Quy định: “do luật định”.
- Chế tài: “bị bắt”.
Xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật như trên là vì: (giải thích theo định nghĩa từng bộ phận)
+ Giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống (hoàn
cảnh, điều kiện) hoặc những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm
pháp luật đó.
+ Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá
nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật
được phép, không đuợc phép hoặc buộc phải thực hiện.
+ Chế tài là bộ phận nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ
thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận
quy định của quy phạm pháp luật

@Ban quyen thuoc Onthisinhvien.com


@Ban quyen thuoc Onthisinhvien.com

Bài tập: Phân tích cơ cấu của các quy phạm pháp luật sau và giải thích?
1. “Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ
chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này theo đề
nghị của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ
đó.” (Điều 11, Luật tổ chức quốc hội 2015)
Đáp án:
Giả định: “Quốc hội”, “theo…..đó”
Quy định: “miễn nhiệm, bãi nhiệm…Luật này”

2. “Văn bản quy pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay.
Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn
kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể
giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được
quy định nội dung được giao và không được lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi
tiết.” (Khoản 2, Điều 11, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
Đáp án:
Giả định: “Văn bản pháp luật”, “Khi có hiệu lực”, “Trong trường hợp….ngay tại điều, khoản,
điểm đó”, “Văn bản quy định chi tiết”
Quy định: “Phải được quy định cụ thể”, “Thi hành được ngay”, “Có thể giao cho…quy định chi
tiết”, “Chỉ được…. văn bản quy định chi tiết”

3. “Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong số các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.”
(Điều 79, Luật cán bộ, công chức 2008)
Đáp án:
Giả định: “Công chức vi phạm…tùy theo tính chất mức độ vi phạm”

@Ban quyen thuoc Onthisinhvien.com


@Ban quyen thuoc Onthisinhvien.com

Chế tài: “Phải chịu một trong số các hình thức….buộc thôi việc”.

4. “Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:


a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do
cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý
như đối với công dân khác, trừ trường hợp cần áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng,
an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm
quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị
xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
(Điều 5, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
Đáp án:
Giả định: “Các đối tượng”, “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi”, “Về vi phạm hành chính do
cố ý”, “Người từ đủ 16 tuổi trở lên”, “Về mọi vi phạm hành chính”, “Người thuộc lực lượng…vi
phạm hành chính”, “Trừ trường hợp…quốc phòng, an ninh”, “Tổ chức”, “Về mọi vi phạm hành
chính do mình gây ra”, “Cá nhân, tổ chức nước ngoài…. Việt Nam”, “Trừ trường hợp…quy định
khác”
Quy định: “Người xử phạt đề nghị….xử lý”, “Như đối với công dân khác”, “Theo quy định của
pháp luật Việt Nam”
Chế tài: “bị xử phạt vi phạm hành chính”, “bị xử lý”

5. “Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được
giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có
quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tóa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.” (Điều
42, Luật khiếu nại 2011)
Đáp án:
Giả định: “Hết thời hạn…lần hai”,

@Ban quyen thuoc Onthisinhvien.com


@Ban quyen thuoc Onthisinhvien.com

Quy định: “Có quyền khởi kiện… luật tố tụng hành chính”

6. “Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người
khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích trái pháp luật.” (Khoản 1, Điều 10,
Bộ luật dân sự 2015).
Đáp án:
Giả định: “Cá nhân, pháp nhân”
Quy định: “Không được…trái pháp luật”

@Ban quyen thuoc Onthisinhvien.com

You might also like