You are on page 1of 12

BÁO CÁO BÀI TẬP QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NHÓM 11

Phần trích dẫn trong mỗi điều luật dưới đây có bao nhiêu qui phạm  pháp luật? Xác định
các bộ phận của mỗi qui phạm pháp luật đó 

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa  vụ thì bên
bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. 
(Điều 335, Bộ luật Dân sự 2015) 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận 
+ Giả định : “Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo
lãnh”
+ Quy định : “phải thực hiện nghĩa vụ đó”
2. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật  mà cho
phép đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay rõ ràng không  bảo đảm tiêu
chuẩn an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 
(Điều 262, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận 
+Giả định : “Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật
mà cho phép đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay rõ ràng không bảo đảm
tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật “
+ Chế tài : “Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”

3. Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ hoàn thành tại
thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ theo quy định tại  khoản 2 Điều 355 của
Bộ luật này. 
(Điều 374,, Bộ luật Dân sự 2015) 
 Có 1 QPPL, QPPL gồm bộ phận 2 bộ phận:
+ Giả định  : “Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản “
+ Quy định : “nghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ
theo quy định tại  khoản 2 Điều 355 của Bộ luật này. 

4. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật  trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã  hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng. 
(Điều 14, Hiến pháp 2013) 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận 
+Giả định : “ Quyền con người, quyền công dân”, “ trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã  hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
+Quy định :chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật 
5. Có 5 QPPL
Quy phạm pháp luật 1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm
lôi kéo người  khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 
-QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+Giả định:  Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo
người  khác sử dụng trái phép chất ma túy
+Chế tài: bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Quy phạm pháp luật 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10  năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội 02 lần trở lên; 
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; 
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; 
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; 
e) Đối với 02 người trở lên; 
g) Đối với người đang cai nghiện; 
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến  60%; 
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; 
k) Tái phạm nguy hiểm. 
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+Giả định:Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội 02 lần trở lên; 
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; 
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; 
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; 
e) Đối với 02 người trở lên; 
g) Đối với người đang cai nghiện; 
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%; 
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; 
k) Tái phạm nguy hiểm. 
+ Chế tài: bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm

Quy phạm pháp luật 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 15  năm: 
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên  hoặc gây
chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; 
c) Đối với người dưới 13 tuổi. 
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: Phạm tội thuộc trong các trường hợp:
         a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
hoặc gây chết người;
          b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; 
          c) Đối với người dưới 13 tuổi. 
+ Chế tài :bị phạt tù từ 10 năm đến 15  năm

Quy phạm pháp luật 4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ
15 năm đến  20 năm hoặc tù chung thân. 
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+Giả định:  Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên
+Chế tài: phạt tù từ 15 năm đến  20 năm hoặc tù chung thân. 

Quy phạm pháp luật 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng. 
(Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, Bộ luật Hình sự 2015,
sửa đổi bổ sung 2017) 
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định:  Người phạm tội
+ Chế tài: còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

6. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì  có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.  
(Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015). 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định:  bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép 
+ Quy định: có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.   
7. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo,
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo  không giam giữ đến 03
năm. 
(Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017). 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận
+ Giả định:  Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
+ Chế tài:phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm. 

8. Có 8 QPPL
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: 
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm  hành chính
do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi  vi phạm hành chính. 
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì  bị xử lý
như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước  quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an
ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân  đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm
quyền xử lý; 
Quy phạm pháp luật 1: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính
về vi phạm  hành chính do cố ý”
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi” “về vi phạm hành chính do cố ý”
+ Chế tài: bị xử phạt vi phạm hành chính
Quy phạm pháp luật 2: “người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi  vi
phạm hành chính”
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: “Người đủ 16 tuổi trở lên” “về mọi vi phạm hành chính”
+ Chế tài: bị xử phạt vi phạm hành chính
Quy phạm pháp luật 3: “Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm
hành chính thì  bị xử lý như đối với công dân khác”
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính
+ Chế tài: bị xử lý như đối với công dân khác
Quy phạm pháp luật 4: “trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước  quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an
ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân  đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm
quyền xử lý”
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước   quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử
phạt
+ Quy định: đề nghị cơ quan, đơn vị Quân  đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử
lý”

b) Quy phạm pháp luật 5: Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính
do mình gây ra;
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: “Tổ chức”  “vi phạm hành chính do mình gây ra”
+ Chế tài: xử phạt vi phạm hành chính

c) Quy phạm pháp luật 6: Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh
thổ, vùng tiếp  giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch  Việt
Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam,  trừ trường hợp
điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là  thành viên có quy định khác. 
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: “Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng
tiếp   giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch  Việt Nam” “trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là  thành viên có quy
định khác”
+Chế tài: xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các  điều 90,
92, 94 và 96 của Luật này. 
Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài. 
(Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012,  sửa
đổi bổ sung 2020)
Quy phạm pháp luật 7: “Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy
định tại các điều 90, 92,94 và 96 của Luật này”
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: Đối tượng là cá nhân được quy định tại các điều điều 90,92,94 và 96 của Luật này”
+ Chế tài: bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Quy phạm pháp luật 8: “Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước
ngoài”
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: Người nước ngoài
+Quy định: Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng

9. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc  phê chuẩn
của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt,  giam, giữ người do
luật định 
(Điều 20, Hiến pháp 2013) 
 Có 2 QPPL
Quy phạm pháp luật 1: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết
định hoặc  phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: “Không ai” “Trừ trường hợp phạm tội quả tang”
+ Quy định: “bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc  phê chuẩn
của Viện kiểm soát nhân dân”
Quy phạm pháp luật 2: “Việc bắt,  giam, giữ người do luật định”
QPPL trên gồm 2 bộ phận: Giả định, quy định
+ Giả định: “Việc bắt, giam, giữ người”
+ Quy định:“ do luật định”
10. Việc cầm cố bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.  
(Điều 304 Bộ luật Dân sự 2015). 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận: Giả định và quy định
       +Giả định: “ Việc cầm cố” “nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”
       +Quy định: “bị hủy bỏ”
11.“Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có  thẩm quyền về
hộ tịch”. 
(Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015)
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận: Giả định và quy định
+ Giả định: “việc thay đổi họ, tên, quốc tịch”
+ Quy định: “phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch”
12. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi  đầu tư kinh
doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm  định chấp thuận sử dụng vốn
nhà nước để đầu tư. 
(Khoản 1, điều 23 Nghị định 53/2007/NĐ-CP). 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận: Giả định và chế tài
+ Giả định: “ đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ
quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư”
+ Chế tài: “ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000”

13. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi  trên xe
máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách  khi tham gia giao
thông trên đường bộ”  
(Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP về vi  phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ). 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm hai bộ phận: giả định và chế tài
+ Giả định: “đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội
mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”
+ chế tài: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng”

14.  
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. 
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
 (Điều 17, Bộ luật Dân sự 2015). 
 Có 1 QPPL, QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: 
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài
sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ
đó.
+ Quy định: Nội dung năng lực pháp luật dân sự cá nhân

Điều 20 : Có 5 QPPL


1. Quy phạm pháp luật 1: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về sức  khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay
bất kỳ
hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân  phẩm.
QPPL trên gồm 2 bộ phận: 
+ Giả định: Mọi người
+ Quy định : có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức  khoẻ, danh
dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân  phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê  chuẩn
của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam,  giữ người do luật
định. 
Quy phạm pháp luật 2: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết
định hoặc  phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: “Không ai” “Trừ trường hợp phạm tội quả tang”
+ Quy định: bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc  phê chuẩn
của Viện kiểm soát nhân dân
Quy phạm pháp luật 3: “Việc bắt,  giam, giữ người do luật định”
QPPL trên gồm 2 bộ phận: Giả định, quy định
+ Giả định: “Việc bắt, giam, giữ người”
+ Quy định:“ do luật định”

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của  luật. Việc
thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào  khác trên cơ thể
người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. 
(Hiến pháp 2013) 
Quy phạm pháp luật 4:“Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo
quy định của   luật”
QPPL trên gồm có 2 bộ phận
+  Giả định: “Mọi người”
+ Quy định: “có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của
luật”
Quy phạm pháp luật 5:“Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử
nghiệm nào  khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”
             QLLP trên gồm 2 bộ phận 
+ Giả định : , “Việc thử nghiệm y học , dược học , khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm
nào khác trên cơ thể người”
+ Quy định : “ phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”
Điều 2. Giải thích từ ngữ  Có 2 QPPL
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 
Quy phạm pháp luật 1: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và  theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 

QPPL trên gồm 3 bộ phận:


+ Giả định: hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi  phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
+ Quy định: Vi phạm hành chính
+ Chế tài: xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

Quy phạm pháp luật 2: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình  thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
(Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020) 
QPPL trên gồm 2 bộ phận
+ Giả định:  là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình  thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi  vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
+ Quy định: Xử phạt vi phạm hành chính
Điều 74. Pháp nhân 
Quy phạm pháp luật 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều
kiện sau đây: 
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; 
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản  của
mình; 
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. 
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
+ Giả định: Một tổ chức khi có đủ các điều kiện sau đây:
a. Thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan
b. Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này
c. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản  của
mình
d. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
+ Quy định: được công nhận là pháp nhân
Quy phạm pháp luật 2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ
trường hợp luật có  quy định khác. 
(Bộ luật Dân sự 2015) 
QPPL trên gồm 2 bộ phận:
 Giả định: “mọi cá nhân, pháp nhân””trừ trường hợp có quy định khác”
 Quy định: “đều có quyền thành lập pháp nhân”

Điều 141. Tội hiếp dâm  ( Có 3 QPPL)


Quy phạm pháp luật 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 
-QPPL trên gồm 2 bộ phận:
 Giả định:"Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân"
 Chế tài: " bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. "

Quy phạm pháp luật 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15  năm: 

a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều

người hiếp một người; 

d) Phạm tội 02 lần trở lên; 

đ) Đối với 02 người trở lên; 

e) Có tính chất loạn luân; 

g) Làm nạn nhân có thai; 

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi  của nạn
nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 

i) Tái phạm nguy hiểm. 

-QPPL trên có 2 bộ phận: 

+Giả định: "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữabệnh;

 c) Nhiều người hiếp một người; 


d) Phạm tội 02 lần trở lên; 

đ) Đối với 02 người trở lên; 

e) Có tính chất loạn luân; 

g) Làm nạn nhân có thai; 

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi
của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 

i) Tái phạm nguy hiểm. 

+Chế tài: "bị phạt tù từ 07 năm đến 15  năm"


Quy phạm pháp luật 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20  năm hoặc tù chung thân: 

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi  của nạn
nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; 

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”. 

-QPPL trên có 2 bộ phận: 

+Giả định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi
của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; 

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”. 

+Chế tài: "bị phạt tù từ 12 năm đến 20  năm hoặc tù chung thân"

Điều 21. Có 4 quy phạm pháp luật:


1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí  mật gia
đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. 
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo  đảm an toàn. 
Quy phạm pháp luật 1: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí  mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”
  QPPL trên gồm 2 bộ phận: 
+ Giả định: Mọi người
+ Quy định: có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí  mật gia
đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình
Quy phạm pháp luật 2: “Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được
pháp luật bảo  đảm an toàn”
-QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định
 Giả định: "Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình"
 Quy định: "được pháp luật bảo   đảm an toàn."
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi  thông tin
riêng tư khác. 
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các  hình thức
trao đổi thông tin riêng tư của người khác. 
(Hiến pháp 2013)
Quy phạm pháp luật 3: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình
thức trao đổi  thông tin riêng tư khác”
-QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định:
+Giả định: "Mọi người"
+Quy định: "có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi  thông tin
riêng tư khác. "
Quy phạm pháp luật 4: “Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại,
điện tín và các  hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”
-QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định:
+Giả định: “ Không ai”
+Quy định: “được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các  hình
thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”

You might also like