You are on page 1of 2

ASS1

1. Quy phạm pháp luật là gì?


Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắc buộc chung phải
thực hiện đối với tất cả mọi tổ chức, cá nhân và được thừa nhận bởi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành.
Cấu tạo của một quy phạm pháp luật bao gồm ba thành phần là giả định, quy định
và chế tài.
Trong đó:
- Giả định là bộ phân quy định về địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh và
tính huống xảy ra vụ việc. Nghĩa là nói về trường hợp áp dụng quy phạm
pháp luật đó.
- Quy định là bộ phận quan trọng quy định về những điều mà chủ thể cần thực
hiện khi có những điều kiện của giả định đã đặt ra.
- Chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp mà cơ quan nhà nước áp dụng với
chủ thể có hành vi trái với quy định và giả định đã nêu ra. Đây là hậu quả
pháp lý bất lợi của chủ thế thực hiện hành vi đó phải gánh chịu khi không
thực hiện đúng quy định.
Tuy nhiên cả ba bộ phận này không nhất thiết có trong một quy phạm pháp luật.
2. Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật
- Giả định là: "Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây
thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích
của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức."
- Quy định là: "mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ
hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
không phải là tội phạm."
- Chế tài là: Tuy nhiên nếu người đó có hành vi gây thiệt hại vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Ví dụ cụ thể về cấu trúc của quy phạm pháp luật
Ví dụ về giả định:
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Ví dụ về quy định:
- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý
thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
Ví dụ về chế tài:
- Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ
chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ
đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02
năm.

You might also like