You are on page 1of 32

Quy phạm

pháp luật
NỘI DUNG
01
Khái niệm và Đặc điểm

02 03

Cấu trúc Phương pháp


diễn đạt
01.
Khái niệm
& Đặc điểm
- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự
chung, có tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành và đảm bảo thực hiện
bằng các biện pháp giáo dục, thuyết
phục, cưỡng chế.

Khái Theo định nghĩa về Quy phạm pháp luật


tại Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật 2015 thì quy định
như sau:

niệm Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự


chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả
nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
quy định trong Luật này ban hành và được
Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Như vậy: Quy phạm pháp luật là
quy tắc xử sự chung do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận và đảm
bảo thực hiện nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội theo ý chí của
nhà nước.
Đặc
điểm
Đặc Quy phạm pháp luật được
hình thành bằng con đường
điểm nhà nước, do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành
01 hoặc thừa nhận.

Nhà nước ban hành các văn bản quy


phạm pháp luật hoặc thừa nhận những
phong tục, tập quán, những bản án của
Toà án, quyết định của cơ quan hành
chính phù hợp với ý chí của nhà nước
và nâng nó lên thành quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung.
Đặc điểm
02

Quy phạm pháp


Quy phạm pháp luật chứa các
luật chứa đựng khuôn mẫu, quy tắc và mô hình xử
các quy phạm sự chung cho các chủ thể khi tham
mang tính bắt gia vào quan hệ pháp luật cụ thể.
buộc chung.
Đặc điểm
03
Quy phạm pháp luật được
nhà nước đảm bảo thực hiện.

Các quy phạm pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước,
nghĩa là do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Vì vậy, nhà nước phải
có các biện pháp để đảm bảo cho những quy định của mình được thực
hiện trong thực tế. Các biện pháp bảo đảm đó là tuyên truyền, giáo dục,
thuyết phục, vận động,... và cưỡng chế cá nhân, tổ chức trong xã hội
chấp hành pháp luật. Việc sử dụng các biện pháp này hay biện pháp
khác hoặc kết hợp giữa các biện pháp tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không phát
huy tác dụng.
02.
Cấu
trúc
Giả định là bộ phận của

Giả định quy phạm pháp luật, trong


đó nêu lên điều kiện, hoàn
cảnh, tình huống có thể xảy
ra trong thực tế cuộc sống.
Cá nhân, tổ chức ở trong
những điều kiện, hoàn cảnh,
tình huống đó thì phải chịu
sự tác động của quy phạm
pháp luật.
Vai trò
Xác định phạm vi tác động của pháp luật vì nó sẽ trả lời cho câu hỏi
“Chủ thể nào? Trong điều kiện, hoàn cảnh gì sẽ chịu sự tác động của
quy phạm pháp luật?”.
Ví dụ: Trong Khoản 1, Điều 289 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Người nào cố ý
vượt quatrò
Với vai cảnh báo,định
là xác mã truy cập,phạm
cụ thể tường
vi lửa,
tác sử
độngdụng
củaquyền quản trị
quy phạm phápcủa
người khác
luật nên khihoặc
xây bằng
dựngphương
bộ phậnthức
giả khác
định xâm nhập bảo
cần đảm trái phép vào mạng
tính thực tiễn.
máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm
Nghĩa là, những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống phải sát với thực
quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện
tế và có thể áp dụng trực tiếp.
tử; lấy cắp, thay đổi, huỷ hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các
dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Hoặc theo Điều 667 Bộ luật Dân sự năm
2015: “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu
khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm
quyền tại nước đó".
Giả định giản đơn
Trong bộ phận giả định chỉ nêu lên một điều kiện, hoàn cảnh.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 280 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
"Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn,
đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận”; Khoản 1, Điều
416 Bộ luật Hình sự
năm 2015 quy định “1. Người nào
trong khi thực hiện nhiệm vụ mà
vượt quá phạm vi cần thiết của
nhu cầu quân sự gây thiệt hại về tài
sản từ 100 000 000 đồng đến
dưới 500 000 000 đóng của Nhà
nước, của tổ chức, cá nhân, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm”.
Giả định phức tạp
 Trong bộ phận giả định nêu lên nhiều điều kiện, hoàn cảnh
nhưng giữa chúng có mối liên hệ với nhau.
Ví dụ: Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào lợi
dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình
hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh
tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt
hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng
hoá được Nhà nước định giá nhằm bán lại để
thu lợi bất chính thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 000 000
đồng đến 300 000 000 đồng hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hoá trị giá từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng”.
Quy định  Là bộ phận của quy phạm
pháp luật trong đó nêu lên cách
thức xử sự của chủ thể trong bộ
phận giả định phải thực hiện để
phù hợp với ý chí của nhà nước.
Vai trò
- Mô hình hóa ý chí của nhà nước.
- Cụ thể hóa cách thức xử sự của cá nhân,  tổ chức thuộc sự điều chỉnh
của quy phạm pháp luật.
Cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng tác động của QPPL được làm gì,
không được làm gì, làm như thế nào.

Vớidụ:
Ví vaiĐiều
trò trên, khiluật
560 Bộ
564 xây Dân
dựngsựbộ phận
năm quyquy
2015 định của“1.
định: quy phạm
“Trường
Bên được
hợp pháp
uỷ
bên
luật đòi
giữ chậm
quyền hỏi
được
giaonhà lập
uỷtài
quyềnpháp
sản thì phải
lại cho
không thể
người hiện
đượckháccác quy
yêutrong
cầu bênđịnh
trường bằng
gửi trả ngôn
hợptiền ngữ
saucông
đây: và
pháp
thanh lý rõ
- Có toán ràng,
sự đồng chính
các chi
ý của xác,
phíbên cụ
về bảo thể.
quản, kể từ thời điểm chậm giao vàkhả
uỷ quyền Đảm bảo chủ thể pháp luật có phải
năng
chịu
- Dohiểu
rủisự và
rokiện thực
đối với hiện
bất tài
khảsảnđúng
kháng
trongtheo
nếuthờiyêu
khôngcầu của
gian chậm
áp dụngnhà
giao nước.
uỷtài
quyền
sản”.lại thì mục
đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người uỷ quyền
không thể thực hi hiện được”.
Quy định dứt khoát

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật quy định một
hành vi hoặc một mức độ thực hiện hành vi.

Ví dụ: Điều 222, Bộ luật Dân sự năm


2015 quy định: “Người lao động, người
tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối
với tài sản có được từ lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh hợp pháp,
kể từ thời điểm có được tài sản đó”.
Quy định không dứt khoát

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật quy định nhiều
loại hành vi hoặc nhiều mức độ thực hiện hành vi khác nhau
để chủ thể trong bộ phận giả định lựa chọn cách xử sự phù
hợp.

Ví dụ: Điều 170 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Bên
giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiện giao cho
bên đại lý”.
Chế tài Là bộ phận của quy phạm pháp
luật trong đó nêu lên một số biện
pháp tác động mà nhà nước dự
kiến sẽ áp dụng đối với những cá
nhân, tổ chức không xử sự đúng
mệnh lệnh của nhà nước được
nêu trong bộ phận quy định.
Vai trò
- Đảm bảo cho những quy định của nhà nước được chấm hành một
cách nghiêm minh.
- Giúp các chủ thể trong bộ phận giả định biết hậu quả pháp lý họ gánh
chịu nếu không xử sự đúng mệnh lệnh của nhà nước yêu cầu trong bộ
phận quy định.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào
thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 000 000
đồng đến 50 000 000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm
quyền”.
Trong quy phạm pháp luật này, chế tài có nội dung “phạt tiền từ 10 000
000 đồng đến 50 000 000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.
Phân loại
- Căn cứ vào tính linh hoạt trong việc lựa chọn biện pháp áp dụng , chế
tài phân thành hai loại : chế tài cố định và chế tài không cố định.
•Chế tài cố định : trong bộ phận chế tài chỉ nêu một biện pháp tác động
và một mức áp dụng
•Chế tài không cố định : trong bộ phận chế tài nêu lên nhiều biện pháp
tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng hoặc một biện pháp nhưng
nhiều mức để chủ thể có thẩm quyền lựa chọn.

-Căn cứ vào tính chất vi phạm và các quy định pháp luật bị xâm phạm,
chế tài được chia thành 4 loại :
•Chế tài hình sự
•Chế tài dân sự
•Chế tài hành chính 
•Chế tài kỷ luật
03.
Phương
pháp
diễn đạt
Khái niệm
Quy phạm pháp luật là thành tố
nhỏ nhất của pháp luật, là khuôn
mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự
của con người trong các trường
hợp cụ thể. Vì vậy, nội dung của
các quy phạm pháp luật phải rõ
ràng và chính xác.
Quy định trực tiếp
Là cách diễn đạt nội dung thông tin của quy phạm pháp luật trực tiếp
trong chính quy phạm đó.

Ví dụ: Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng uỷ
quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có
nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền
chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Cách quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định nội
dung của quy phạm.
Quy định viện dẫn
Là những quy phạm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có tính chất
giống nhau và hướng điều chỉnh của nhà lập pháp đối với quan hệ đó
cũng có nội dung tương đồng.

Ví dụ: Khoản 1, 2, Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:


“1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện
hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại
Điều 389 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ
hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy
định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm
an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều
389 của Bộ luật này.”
Quy định mẫu
Là cách diễn đạt trong trường hợp nội dung của quy định pháp luật
có liên quan đến nhiều quy phạm trong các văn bản khác.

Ví dụ: Điều 39 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật


viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức: “Viên
chức không thực hiện đúng thời hạn mức và phương thức bồi
thường, hoàn trả ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại hoặc
quyết định hoàn trả, đã được đơn vị sự nghiệp công lập có trách
nhiệm thông báo đến lần thứ ba về việc bồi thường, hoàn trả mà cố
ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì bị xử lý theo quy
định của pháp luật”.
Phương diện thể hiện theo cấu trúc

Lưu ý một số điểm sau:

- Thứ nhất: Quy phạm pháp luật được trình bày trong điều luật.
Nhưng quy phạm pháp luật và điều luật không đồng nghĩa với nhau,
mỗi điều luật có thể chứa một hay nhiều quy phạm pháp luật.
- Thứ hai: Một quy phạm pháp luật không bắt buộc phải có đầy đủ ba
bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
- Thứ ba: Thông thường các bộ phận của quy phạm pháp luật được
trình bày theo trật tự: giả định, quy định, chế tài nhưng có trường hợp
thứ tự có thể bị đảo ngược.
CỦNG CỐ

1. Quy phạm pháp luật là cách xử sự do


nhà nước quy định để
A.  Áp dụng trong một hoàn cảnh cụ thể
B.  Áp dụng trong nhiều hoàn cảnh
C.  Cả A và B đều đúng
D.  Cả A và B đều sai
CỦNG CỐ

Giả định 2. Xác định rõ các thành phần giả định, quy định trong
một quy phạm pháp luật cụ thể:
“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với
Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ
bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội;
bảo vệ an ninh nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ
XHCN; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện
nghĩa vụ quốc tế”.
(Điều 65 Hiến pháp 2013)
Quy định

29
CỦNG CỐ

3. Xác định rõ các thành phần giả định, quy định,


Giả định chế tài trong một quy phạm pháp luật cụ thể:

“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,


danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam dữ đến 03 năm.”
(Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015)
Chế tài
Quy định: Không được xúc phạm nghiêm
trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
(Không được nêu rõ ràng trong quy phạm
pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm)

30
CỦNG CỐ

4. Vai trò của bộ phận giả định là xác


định phạm vi tác động của pháp luật
vì nó trả lời cho câu hỏi nào?
“Chủ thể nào? Trong điều kiện,hoàn
cảnh gì sẽ chịu sự tác động của quy
phạm pháp luật?”

31

You might also like