You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
----------  ----------

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN CHUNG)

BÀI TẬP THẢO LUẬN THỨ BẢY


Lớp: 114-TM 45.1
Giảng viên: Trần Văn Thượng

DANH SÁCH NHÓM 06


STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Phan Thị Kỳ Duyên 2053801011063
2 Vi Thị Hạnh Duyên 2053801011064
3 Lê Thị Châu Giang 2053801011065
4 Ngô Thị Kim Giang 2053801011066
5 Nguyễn Quỳnh Giang 2053801011067
6 Trịnh Hoàng Phương Giang 2053801011068
7 Lê Khánh Hà 2053801011069
8 Lê Thị Ngọc Hà 2053801011070
9 Nguyễn Thị Thu Hà 2053801011071
10 Nguyễn Khánh Hạ 2053801011073
I. Trắc nghiệm tự luận: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

3. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong
hình phạt.
- Nhận định sai.
- Giải thích: Vì trách nhiệm hình sự (TNHS) phát sinh khi một tội phạm
được thực hiện và TNHS được thực hiện kể từ khi bản án kết tội có
hiệu lực và được đưa ra thi hành. Nếu TNHS chấm dứt thì không còn
những tác động pháp lý hình sự bất lợi đối với người phạm tội, mà sau
khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt (cả hình phạt chính và
hình phạt bổ sung nếu có), thì họ vẫn còn có thể bị tác động pháp lý bất
lợi là án tích. Do vậy, trong thực tế, TNHS chỉ thật sự chấm dứt khi
người phạm tội được miễn TNHS hoặc được xóa án tích chứ không
chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt.

7. Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 BLHS
thì có thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định.
- Nhận định sai.
- Giải thích: khoản 1 Điều 207 BLHS 2015 chỉ quy định hình phạt chính
là hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội làm tiền giả. Bên
cạnh đó khoản 5 Điều 207 BLHS 2015 quy định người phạm tội có thể
bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.00 đồng hoặc tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, pháp luật chỉ quy định có thể áp
dụng hình phạt bổ sung là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản chứ
không quy định có hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định.
11. Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt
chính.
- Nhận định sai.
- Giải thích: Hình phạt quản chế là hình phạt bổ sung được quy định tại
Điều 43 BLHS 2015. Theo đó, quản chế được áp dụng đối với người
phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc
trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định như tội giết
người ở Điều 123, tội cướp tài sản ở Điều 168. Tức là, những tội này sẽ
có những hình phạt chính riêng và đi kèm với nó là hình phạt bổ sung
quản chế, chứ không phải tất cả các loại hình phạt chính đều đi kèm với
hình phạt quản chế.

1
12. Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều
47 BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.
- Nhận định sai.
- Giải thích: Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
không chỉ áp dụng đối với người phạm tội mà còn được áp dụng với
những người không phạm tội. Căn cứ khoản 3 Điều 47 BLHS 2015 thì
đó là trường hợp vật, tiền là tài sản của người khác, nhưng người này
có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội
phạm thì có thể bị tịch thu.
13. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.
- Nhận định đúng.
- Giải thích: Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định
trong BLHS, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có ành vi
nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.
- Ví dụ: Có thể áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng thay thế cho hình phạt đối với người thành niên phạm tội.
- Cơ sở pháp lý: Điều 96 BLHS 2015.

16. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
- Nhận định sai.
- Phạm tội nhiều lần là thực hiện mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít
nhất là một lần và chưa bị xét xử. Còn phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp là cố ý phạm tội từ 5 lần trở lên về cùng một tội phạm, không
phân biệt đã truy cứu TNHS hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu
TNHS hoặc chưa hết án tích. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội
làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống
chính.
- Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu
thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm
vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ
năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt
"phạm tội có tính chất chuyên nghiệp"
- Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS 2015, được giải thích chi
tiết trong mục 5.1 Điều 5 Nghị định 01/2006/NQ-HĐTP và điểm g
khoản 1 Điều 52 BLHS 2015.

2
II. Bài tập
Bài tập 1:
A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều
188 BLHS. Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối
với A đúng hay sai trong các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188
BLHS với mức án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản.
Mức phạt toà áp dụng với A là đúng về phần hình phạt là 3 năm tù, theo
quy định tại khoản 1 Điều 188 BLHS 2015, “Người nào buôn bán qua biên
giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của
pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm”. Theo quy định trên thì mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nên Toà tuyên
A với mức án 3 năm tù là thuyết phục.
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188
BLHS với mức án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề
tiếp viên hàng không 2 năm.
Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A là đúng. Có thể áp dụng mức án
7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2
năm.
Thứ nhất, về mức án 7 năm tù. Theo khoản 2 Điều 188 BLHS 2015 có
quy định mức phạt cao nhất là 7 năm nên có thể áp dụng mức án 7 năm.
Thứ hai, đối với việc phạt tiền 20 triệu. Khoản 2 Điều 35 BLHS 2015 có
quy định: “Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người
phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này
quy định”, mà khoản 5 Điều 188 BLHS 2015 có quy định về hình phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nên có thể áp dụng mức phạt tiền 20
triệu đồng.
Thứ ba, đối với hình phạt cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2 năm.
Điều 41 BLHS 2015 quy định: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết
án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy
hại cho xã hội”. Nếu để A tiếp tục làm tiếp viên hàng không, A có thể sẽ tiếp
tục buôn lậu, gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nên có thể áp dụng hình phạt
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đối với
A. Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 188 BLHS 2015 quy định người phạm tội còn
có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

3
từ 01 năm đến 05 năm. Do đó, A có thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề
tiếp viên hàng không 2 năm.
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188
BLHS với mức án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
Hình phạt của Toà áp dụng với A là không đúng. Theo quy định tại
khoản 4 Điều 188 BLHS “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn khác”. Theo quy định trên thì mức phạt cao nhất của A là 20 năm mà
Toà tuyên A với mức án tù chung thân là trái với quy định của pháp luật.

Bài tập 5: H là thanh niên độc thân, đã có hành vi mua bán trái phép chất
ma túy trong một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng với 2kg heroine
được giấu trong cốp xe ô tô hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong quá
trình điều tra, cơ quan điều tra xác định tài sản của H gồm có:
- Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD;
- Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ;
- Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được
do buôn ma túy.
1. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào
để xử lý 2kg heroine?
Heroine là loại chất cấm được pháp luật quy định. Căn cứ vào điểm c
khoản 1 Điều 47 BLHS 2015 quy định về việc tịch thu tiêu hủy được áp dụng
đối với vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ. Theo đó, 2kg heroine sẽ bị tịch
thu và tiêu hủy.
2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào
liên quan đến tài sản của H?
- Đối với chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD do H đứng tên:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 47 BLHS 2015 thì chiếc xe ô tô của H
là phương tiện dùng vào việc phạm tội. Chính vì thế, chiếc ô tô này sẽ bị tịch
thu sung vào ngân sách Nhà nước.
- Đối với căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ:
Căn nhà này có thể bị tịch thu, bởi vì đây là tài sản được thừa kế, không
phải là tài sản dùng để phạm tội nên không áp dụng biện pháp tư pháp. Theo

4
đó, căn cứ vào khoản 5 Điều 251 quy định về tội mua bán trái phép chất ma
túy thì căn nhà này có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn phần.
- Đối với nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được
do buôn ma túy:
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 47 BLHS 2015, nhà hàng này được mở
ra từ khoản thu lợi bất chính, do buôn bán ma túy mà có. Chính vì thế, nhà
hàng này sẽ bị tịch thu và sung vào ngân sách Nhà nước.

Bài tập 9:
A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo Điều
171 BLHS. Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS thì có bao
nhiêu phương án quyết định hình phạt nhẹ hơn và hãy xác định mức hình
phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A trong mỗi phương án nếu:
1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS;
2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS;
3. A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS.
 Theo Điều 54 BLHS, có 2 phương án quyết định hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt:

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền
kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức
trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
 Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A nếu:

1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS


Theo Khoản 3 Điều 54 “Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định
tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình
phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể
quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc
giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”. Như vậy, mức hình phạt thấp nhất có
thể đối với A là phạt tiền.
2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS

5
Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng cho A trong trường hợp này là
mức nhẹ nhất của khung hình phạt tại khoản 1 Điều 171 BLHS – 1 năm tù.
3. A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS.
Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng cho A trong trường hợp này là
mức nhẹ nhất của khung hình phạt tại khoản 3 Điều 171 BLHS – 7 năm tù.

Bài tập 11:

A phạm tội trộm cắp tài sản và bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều
173 và Điều 65 BLHS xử phạt một năm tù và cho hưởng án treo với thời
gian thử thách là 2 năm. Sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong thời gian
thử thách, A phạm tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS.

Hãy cho biết A có tái phạm không? Tại sao? Nếu:

1. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128
BLHS;
Nếu hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128
BLHS thì A không tái phạm. Khoản 1 Điều 128 BLHS quy định: “Người nào
vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm”. Do đó, khung hình phạt cao nhất đối với A là 5
năm và theo điểm a khoản 2 Điều 70 BLHS quy định:

“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành
xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp
hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực
hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không
giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo”

Nhưng chỉ sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong thời gian thử thách A đã
phạm tội vô ý làm chết người nên A chưa được xóa án tích. Ngoài ra, dựa vào
khung hình phạt cao nhất đối với A thì A phạm tội về tội phạm nghiêm trọng
theo điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS 2015. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 53
BLHS 2015 quy định: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa
án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi
phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô
ý”. Vì vậy, A phạm tội về tội phạm nghiêm trọng do vô ý nên không thuộc
trường hợp khoản 1 Điều 53 nên không được xem là tái phạm.

6
2. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 128
BLHS;
Nếu hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 128
BLHS 2015 thì A có tái phạm. Khoản 2 Điều 128 quy định: “Phạm tội làm
chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm” Nên khung hình
phạt cao nhất đối với A là 10 năm và theo điểm a khoản 2 Điều 70 BLHS
2015 quy định:

“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành
xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp
hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực
hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không
giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo”
Nhưng chỉ sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong thời gian thử thách A đã
phạm tội vô ý làm chết người nên A chưa được xóa án tích. Bên cạnh đó, dựa
vào khung hình phạt cao nhất đối với A thì A phạm tội về tội phạm rất nghiêm
trọng theo điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS 2015. Và theo khoản 1 Điều 53
BLHS 2015 quy định: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa
án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi
phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô
ý”. Do vậy, A phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý nên thuộc trường
hợp khoản 1 Điều 53 BLHS 2015 nên được xem là tái phạm.

7
8

You might also like