You are on page 1of 2

Câu 2: Hình phạt là một trong những hình thức của TNHS.

Nhận định đúng. Vì trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện
tội phạm, thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước, phải chịu những
tác động bất lợi được quy định trong Luật Hình sự do Tòa án áp dụng theo một trình
tự tố tụng nhất định, bao gồm: bị kết án bằng một bản án, hình phạt (chính và bổ
sung), các biện pháp tư pháp và án tích.
Câu 5: Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình
phạt.
Nhận định sai. TNHS chỉ chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong các hình thức
của trách nhiệm hình sự, hay không còn phải chịu những tác động bất lợi về hình sự
như được miễn trách nhiệm hình sự, được xóa án tích và chấp hành xong bản án khi
được miễn hình phạt.
Câu 8: TNHS chỉ áp dụng đối với người phạm tội.
Nhận định sai. CSPL: khoản 2 Điều 2 BLHS 2015 thì pháp nhân thương mại phạm tội
đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này cũng phải chịu TNHS.
Câu 13: Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
- Nhận định trên là sai, hình phạt quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú,
làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục
của chính quyền và nhân dân địa phương. Do đó thể hiện quản chế là một hình phạt bổ
sung nghiêm khắc nên chỉ được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh
quốc gia, người tái phạm nguy hiểm và mội số trường hợp khác do BLHS quy định
như Tội giết người; tội cưới tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản...
- CSPL: Điều 43 BLHS 2015.
Câu 14: Biện pháp “tịch thu tang vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm”
(Điều 47 BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.
- Nhận định trên là sai, vì biện pháp “tịch thu tang vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm” không chỉ áp dụng đối với người phạm tội. Mà vật, tiền là tài sản của người
khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực
hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu. Tuy nhiên cần phân biệt trường hợp lỗi cố ý hay
vô ý. Nếu chủ sở hữu cố ý để cho người phạm tội sử dụng tài sản của mình để phạm
tội thì ngoài việc tài sản đó bị tịch thu thì người đó có thể bị truy cứu TNHS với vai
trò là người giúp sức. Nếu chủ sở hữu vô ý để người phạm tội sử dụng tài sản của
mình thực hiện tội phạm thì tài sản đó có thể bị tịch thu hay không sẽ tùy theo trách
nhiệm quản lý tài sản được quy định đối với chủ sở hữu.
- CSPL: khoản 3 Điều 47 BLHS 2015
Câu 15: Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.
- Nhận định trên là đúng, biện pháp tư pháp là biện pháp hình sự được quy định trong
bộ luật hình sự, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm
cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.
Câu 20: Mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích.
- Nhận định trên là sai, vì có những trường hợp được coi là không có án tích khi bị kết
án theo quy định của BLHS:
 Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng và người được miễn hình phạt thì không bị coi là có án tích.
 Người dưới 18 tuổi được coi là không có án tích nếu thuộc các trường hợp:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng,
tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý.
+ Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương XII BLHS
2015.
- CSPL: khoản 2 Điều 69, khoản 1 Điều 107 BLHS 2015.

You might also like