You are on page 1of 30

HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM
NHÓM 7:
BÙI TẤN PHÁT PHẠM THỊ NGỌC HOA
NGUYỄN HỒNG PHÚC UYÊN VY LÊ THỊ THU THỦY
VŨ VIẾT CHIẾN TRẦN ĐÌNH TOÀN
HUỲNH THANH DANH
01 02 03
CÁC HÌNH PHẠT TRONG
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
ĐIỂM HÌNH PHẠT HÌNH PHẠT NAM

04 05
CÁC BIỆN PHÁP TƯ NHỮNG QUI ĐỊNH CHO
PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH PHẠT

KHÁI NIỆM:

“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy
định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định đối với người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp
nhân thương mại đó.” ( Điều 30 Bộ Luật Hình sự 2015)

Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân
nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân
người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH PHẠT

ĐẶC ĐIỂM:

+ Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước bởi vì chỉ
có hình phạt của Luật Hình sự mới tước bỏ các quyền và lợi ích quan trọng
nhất của con người, kể cả mạng sống.

+ Vì tính nghiêm khắc của hình phạt cho nên nó phải được quy định trong Bộ
Luật Hình sự, tức là Tòa án chỉ được phép áp dụng các hình phạt mà Bộ Luật
Hình sự đã nêu.

+ Hình phạt chỉ do tòa án quyết định đối với cá nhân người phạm tội, nghĩa là
chỉ có một cơ quan duy nhất áp dụng hình phạt hình sự là Tòa án.
MỤC ĐÍCH CỦA HÌNH PHẠT

ĐỐI VỚI NGƯỜI


ĐỐI VỚI TỘI PHẠM
KHÁC

hình phạt vừa trừng trị vừa cải hình phạt giáo dục mọi người, pháp nhân
tạo, giáo dục người phạm tội pháp thương mại tôn trọng pháp luật, tích cực
nhân thương mại phạm tội trở tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tội
thành người tốt, được gọi là phạm đồng thời răn đe mọi người bởi tính
phòng ngừa riêng. nghiêm khắc của hình phạt, gọi là phòng
ngừa chung.
CÁC HÌNH PHẠT CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

HÌNH PHẠT CHÍNH

HÌNH PHẠT BỔ SUNG


HÌNH PHẠT CHÍNH
• CẢNH CÁO

• PHẠT TIỀN

• CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

• TRỤC XUẤT

• TÙ CÓ THỜI HẠN

• TÙ CHUNG THÂN

• TỬ HÌNH
HÌNH PHẠT CHÍNH

CẢNH CÁO:

+ Áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến
mức miễn hình phạt.

PHẠT TIỀN:

+ Áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công
cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.

+ Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc
những tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.
HÌNH PHẠT CHÍNH

● CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ:

+ Áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm
tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng, nếu
xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

● TRỤC XUẤT:

+ là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
HÌNH PHẠT CHÍNH
● TÙ CÓ THỜI HẠN:

+ Là hình phạt hạn chế tự do, cách ly người kết án ra khỏi xã hội, buộc người kết án phải chấp hành
hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định.

+ Mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm cho một tội phạm và ba mươi năm trong trường
hợp tổng hợp hình phạt.

● TÙ CHUNG THÂN:

+ Là hình phạt tù không giới hạn (tước tự do suôt đời ) được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

● TỬ HÌNH:

+ Là hình phạt đặc biệt, tước bỏ quyền sống của người phạm tội, áp dụng đối với người phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng. Vì vậy hình phạt này chỉ áp dụng đối với tội phạm xét thấy không còn khả năng
để cải tạo giáo dục.
VỤ ÁN ĐINH LA THĂNG

● Theo bản án phúc thẩm ngày 14-5-2018, ông Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, và buộc phải bồi thường
30 tỉ đồng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng".

● Tại vụ án thứ hai, tháng 6-2018, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên ông Đinh La Thăng y án 18 năm
tù, buộc phải bồi thường 600 tỉ đồng. Sai phạm của ông Thăng được xác định trong vụ án PVN mất
800 tỉ đồng khi góp vốn vào Oceanbank.

● Vụ án thứ ba, ngày 22-12-2020, TAND TPHCM đã tuyên phạt ông Đinh La Thăng 10 năm tù về tội
"Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".

ĐINH LA THĂNG NHẬN ÁN PHẠT: 30 NĂM TÙ THEO ĐIỀU 38 VÀ ĐIỀU 56 BỘ LUẬT HÌNH
SỰ NĂM 2015
HÌNH PHẠT BỔ SUNG
● CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ, CẤM HÀNH NGHỀ HOẶC
LÀM CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH

● CẤM CƯ TRÚ

● QUẢN CHẾ

● TƯỚC MỘT SỐ QUYỀN CÔNG DÂN

● TỊCH THU TÀI SẢN


HÌNH PHẠT BỔ SUNG

● CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ, CẤM HÀNH NGHỀ HOẶC LÀM CÔNG VIỆC NHẤT
ĐỊNH:

+ Được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công
việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

+ Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.

CẤM CƯ TRÚ:

+ Là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.

+ Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.
HÌNH PHẠT BỔ SUNG

● QUẢN CHẾ:

+ Là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất
định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.

+ Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số
quyền công dân theo quy định của Bộ Luật Hình sự và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định.

+ Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
HÌNH PHẠT BỔ SUNG

● TƯỚC MỘT SỐ QUYỀN CÔNG DÂN

+ Đối với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội
phạm khác trong những trường hợp do Bộ Luật Hình sự quy định, thì bị tước một
hoặc một số quyền công dân

+ Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp
hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp
người bị kết án được hưởng án treo.

● TỊCH THU TÀI SẢN

+ Là tước môt phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà
nước.
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT

● Hình phạt chính được tuyên độc lập, mỗi tội phạm chỉ có thể bị tuyên một hình phạt chính mà
thôi.

● Hình phạt bổ sung không thể tuyên độc lập mà phải tuên kèm với hình phạt chính, có thể áp dụng
nhiều hình phạt bổ sung cho một tội phạm và chỉ áp dụng nhiều hình phạt bổ sung cho một tội
phạm và chỉ áp dụng đối với một số tội phạm. Ví dụ chỉ áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức
vụ quyền hạn cho tội phạm đã từng là cán bộ, công chức trước khi bị truy tố.

● Phạt tiền, trục xuất vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.
CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

● TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với công cụ, phương tiện
dùng vào việc phạm tội;

+ Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có và vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

● TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI; BUỘC CÔNG KHAI XIN LỖI

+ Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc
bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

+ Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công
khai xin lỗi người bị hại.
CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
● BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

+ Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ
vào kết luận của giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều
trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

+ Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới
mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định
pháp y, giám định pháp y tâm.

+ Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có
thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

+ Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
NHỮNG QUY ĐỊNH ÁP
DỤNG CHO NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI
NHỮNG QUY ĐỊNH ÁP DỤNG CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI
- Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít
nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình
hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường
hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và
yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

- Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội,
thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định của Bộ luật này:

+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

+ Đưa vào trường giáo dưỡng.


NHỮNG QUY ĐỊNH ÁP DỤNG CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI

- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức
án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

- Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính
để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
NHỮNG QUY ĐỊNH ÁP DỤNG CHO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI

- Mức phạt tù có thời hạn được quy định tại Điều 101, áp dụng với người chưa 18 tuổi như sau:

+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định
hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám
năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức
phạt tù mà điều luật quy định;

+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định
hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai
năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức
phạt tù mà điều luật quy định”.
VỤ ÁN LÊ VĂN LUYỆN

● Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích
(Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án này, Lê Văn Luyện đã
sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị
chém mất tay.

LÊ VĂN LUYỆN CHỊU ÁN SƠ THẨM 18 NĂM TÙ. KHI ĐƯA RA XÉT XỬ


PHÚC THẨM THÌ ÁN VẪN GIỮ NGUYÊN (18 NĂM TÙ TỘI GIẾT NGƯỜI, 18
NĂM TÙ TỘI CƯỚP TÀI SẢN, 9 THÁNG TÙ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN. TUY NHIÊN, DO BỊ CÁO GÂY ÁN KHI CHƯA ĐẾN
TUỔI THÀNH NIÊN (17 TUỔI, 10 THÁNG 6 NGÀY) NÊN TỔNG HỢP CÁC
HÌNH PHẠT KHÔNG QUÁ 18 NĂM TÙ).
CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 1. Bị cáo A bị tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người và 20 năm
tù về tội cướp tài sản. Hỏi hình phạt chung đối với bị cáo A là bao nhiêu
năm tù?

A. 20 năm tù

B. 30 năm tù

C. 40 năm tù

CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 2. Bị cáo B bị tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội cướp tài sản và chung
thân về tội hiếp dâm. Hỏi hình phạt chung đối với bị cáo B là như thế nào?

A. 30 năm tù

B. Chung thân

C. Tử hình

CÂU HỎI BÀI TẬP

Hình phạt nào là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính:

a. Trục xuất

b. Phạt tiền

c. Quản chế

d. Phạt tiền và trục xuất



CÂU HỎI BÀI TẬP

Hình phạt nào là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội:

a. Cấm cư trú

b. Cảnh cáo

c. Quản chế

d. Tịch thu tài sản


CÂU HỎI BÀI TẬP

● Bộ luật hình sự không có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng
nào?

a. Người nước ngoài không cư trú ở Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ lãnh
thổ Việt Nam;

b. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam;

c. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam;

d. Cả a, b, c sai
CẢM ƠN THẦY VÀ
CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE !!!

THANKS

You might also like