You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


BÀI TIỂU LUẬN
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH NÊN ĐƯỢC BÃI BỎ
NHÓM: THÁNG 1 (II)

THÀNH VIÊN NHÓM:


STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 NGUYỄN TRỌNG THUẬN 22132162

2 NGUYỄN HOÀNG DANH 22132022

3 LÂM THÁI BỬU 22132018

4 NGUYỄN PHA LÊ 22132065

5 NGUYỄN HẢI AN 22132004

NĂM HỌC 2022-2023


MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU
Hình phạt tử hình là gì?
NỘI DUNG
I Tại sao nên bãi bỏ hình phạt tử hình?
II Một số quan điểm về hình phạt tử hình.
KẾT LUẬN
Mở Đầu
 Một vấn đề đã từng gây xôn xao với rất nhiều những ý kiến khác nhau và đến
thời điểm bây giờ vẫn chưa tìm được sự thống nhất về ý kiến với vấn đề bỏ hay
không bỏ hình phạt tử hình trong quy định về hình phạt của Bộ luật hình sự.
I/ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH LÀ GÌ ?
 Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của
pháp luật hình sự Việt Nam, được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nguy
hiểm. Trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, hình phạt từ hình cùng với các
hình phạt khác trong pháp luật hình sự đã góp phần quan trọng trong công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội
của đất nước qua các thời kỳ.
 Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập với cộng đồng quốc tế, nhất là
khi chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thì việc nghiên cứu về mặt lý
luận và thực tiễn của việc loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt của
pháp luật hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong lịch sử lập pháp hình sự của
nước ta từ trước tới nay, khái niệm hình phạt lần đầu tiên được quy định tại Điều
26 Bộ luật Hình sự (BLHS). Theo đó: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm
tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định”.

NỘI DUNG
I Tại sao nên bãi bỏ hình phạt tử hình ?

1.1 Bảo đảm tính nhân đạo.


- Một là, hành vi nguy hiểm của cá nhân có thể cải tạo được bởi: Khi một cá nhân
sinh ra, cá nhân đó chỉ có các hành vi bản năng tự nhiên không nguy hại. Chỉ khi
cá nhân tham gia vào cộng đồng, cá nhân đó mới từng bước hình thành các hành vi
có ý thức. Hành vi phạm tội của cá nhân cũng là một trong những hành vi có ý
thức.
- Hai là, cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội còn nhiều cách khác “êm ái”
hơn. Hiện nay, bất cứ cộng đồng nào trên thế giới cũng có đủ điều kiện và khả
năng để cách ly một cá nhân nguy hiểm khỏi đời sống của nó mà vẫn đảm bảo
được các quyền con người tối thiểu.
1.2 Không trái với quy luật tự nhiên.
- Một quy luật bất biến: Sinh – lão – bệnh – tử.
- Chính vì xã hội không phải là “đấng quyền lực tối cao sinh ra con người, và
chẳng có giây phút nào nuôi dưỡng con người” nên không thể có quyền từ bỏ
mạng sống ấy. Hay nói một cách chuẩn xác nhất là không ai có quyền lấy đi mạng
sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới
có quyền tước bỏ. Nếu chúng ta làm trái quy luật ấy sẽ là mâu thuẫn với đời sống
tự nhiên, vi phạm quyền cơ bản của con người.

1.3 Ngăn ngừa tội phạm.


Những tội phạm nghiêm trọng xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới; và không phụ
thuộc vào việc quốc gia đó có duy trì án tử hình hay không. Nhiều kẻ tội phạm biết
chắc là cái gì sẽ chờ mình nếu bị bắt và kết án; nhưng không vì thế mà “rút tay”
khi hành động. Cần phải có một tư duy mới trong thời đại hiện nay; tử hình không
phải là biện pháp ngăn chặn tội phạm; mà cũng chẳng phải là biện pháp hữu hiệu
nhất thể hiện mục đích của hình phạt.

1.4 Phù hợp với pháp luật quốc tế.


- Hiện nay có tới 135 nước đã bãi bỏ án tử hình, 62 nước vẫn còn duy trì án tử
hình; thường là để trừng trị những kẻ sát nhân. Tuy nhiên, không thể tìm ra bất kỳ
tiêu chí nào về địa lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo … để phân biệt 135 nước
bãi bỏ và 62 nước duy trì án tử hình. Vì sớm hay muộn thì các quốc gia còn lại
cũng phải bỏ án tử hình; để phù hợp với đại đa số những nước đã bỏ nó. Bởi án tử
không còn chỗ đứng trong thời điểm hiện nay; cũng như mai sau bởi vai trò của nó
không còn.

1.5 Hình phạt tương đương tử hình.


-Trong thời phong kiến, pháp luật quy định hình phạt lưu đày biệt xứ; cũng là một
kiểu cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng. Ý nói vậy, không phải
trong hiện tại chúng ta phải thay hình thức tử hình; bằng hình thức lưu đày mà thay
nó bằng án chung thân không được khoan hồng; như một số nước đã làm chẳng
hạn. Nếu làm được như vậy, thì tuyên án tử sai vẫn có cơ hội khắc phục; được hậu
quả đồng thời bảo đảm được quyền sống thiêng liêng của con người.
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong
BLHS và do Tòa án quyết định.
- Trong Luật Hình sự Việt Nam, tử hình là loại hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc
nhất trong hệ thống hình phạt, tước đi quyền sống của người bị kết án và chỉ được
áp dụng đối với người phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội.
1.6 Những đặc điểm nổi bật của hình phạt tử hình.
- Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất - tước đoạt mạng sống của
người phạm tội, không một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt có khả năng
này
- Tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định
trong BLHS và do Tòa án có thẩm quyền quyết định. Chỉ khi hành vi phạm tội gây
nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, người phạm tội ở vào các trường hợp được BLHS
dự liệu trước, cùng với bản án có hiệu lực của Tòa án, việc áp dụng tử hình mới có
giá trị pháp lý thực tế.
- Hình phạt tử hình không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án. Tuy
nhiên, tử hình vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi loại bỏ khả
năng phạm tội mới của người bị kết án
- Quy định về hình phạt tử hình trong BLHS vẫn phù hợp với nguyên tắc nhân đạo
vì hình phạt này tuy tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng để bảo vệ lợi
ích của cả cộng đồng, loại trừ nguy cơ đe dọa cộng đồng
1.7 Mục đích của hình phạt tử hình.
- Sự nghiêm khắc và triệt để của hình phạt tử hình cho thấy mục đích phòng ngừa
riêng, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới
- Mục đích phòng ngừa chung khi có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa những
cá nhân không vững vàng trong xã hội đi vào con đường phạm tội.
1.8 Thực trạng về sự tồn tại của bản án tử hình trên thế giới.
- Kể từ năm 1999, Nhà nước Việt Nam đã liên tục giảm số lượng tội phạm có thể
bị trừng phạt. Có tổng cộng bảy tội danh đã được bỏ hình phạt tử hình trong Bộ
luật Hình sự năm 2015. Trong thời gian gần đây tại Việt Nam, các tòa án chủ yếu
áp dụng hình phạt này đối với tội giết người và tội tàng trữ, vận chuyển, không có
điều khoản nào trong ICPPR buộc các quốc gia thành viên phải bãi bỏ hình phạt tử
hình hoặc xem việc áp dụng hình phạt này là vi phạm quyền được sống. Tuy nhiên,
luật nhân quyền quốc tế quy định các Quốc gia có nghĩa vụ hạn chế việc áp dụng
Hình phạt tử hình. Việt Nam nên: Tăng cường nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm
quốc tế. Yêu cầu Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các quốc gia
đã bãi bỏ hình phạt này tư vấn và hỗ trợ sửa đổi luật. biểu hiện của niềm tin hoặc ý
kiến. Hình phạt tối đa cho các loại tội phạm này là tù chung thân. Tử hình là hình
phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trên
thực tế, xu hướng chung trên thế giới trong những thập kỷ gần đây là giảm và tiến
tới bãi bỏ hình phạt tử hình. Cần mạnh dạn bỏ hình phạt tử hình đối với các nhóm
tội xâm phạm quyền sở hữu, khủng bố và hầu hết các tội trong nhóm. Trong các
điều ước của luật hình sự quốc tế (Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế
1998) cũng không quy định Hình phạt tử hình đối với những tội danh này, không
áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai,
phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hoặc người từ đủ 75 tuổi trở lên. Đối
tượng áp dụng và thi hành hình phạt này là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36
tháng tuổi phạm tội hoặc bị xét xử, Việt Nam vẫn duy trì hình phạt tử hình trong
BLHS. Hình phạt tử hình đã được áp dụng từ thời phong kiến ở nước ta. Gần đây,
luật hình sự cũng đã được sửa đổi, cho phép thân nhân tử tù được mang xác đi
chôn, đồng thời thay đổi hình thức xử tử từ bắn sang tiêm thuốc độc. Theo thống
kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam thuộc 55 quốc gia trên thế giới mà vẫn
tuyên án hình phạt này, và thuộc về một quốc gia vẫn thi hành nhiều án tử hình. Sở
dĩ như vậy là do việc áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm ma túy bị cộng
đồng quốc tế phản đối gay gắt, vì nhiều người phạm tội là người nghèo. Theo quan
điểm về quyền được sống của con người trong đặc trưng về pháp luật của các nước
không áp dụng bản án thử hình thì quá trình xem xét để đưa ra bản án cần phải bao
gồm các khía cạnh như áp dụng không truy tố, xét xử công khai, giả định vô tội,
đảm bảo các quyền bào chữa, kháng cáo và ân xá.
II/ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
 Có quan điểm cho rằng, hình phạt tử hình là biện pháp có hiệu quả răn đe đặc
biệt so với các hình phạt khác, vì thế nó là hình phạt không thể thay thế trong việc
ngăn ngừa loại tội phạm nghiêm trọng, ví dụ như tội giết người. Hiện hầu hết các
quốc gia trên thế giới còn duy trì hình phạt tử hình đều viện dẫn điều đó như là một
lý do chính để tiếp tục áp dụng hình phạt này.
 Trong khi đó, quan điểm khác cho rằng, hình phạt tử hình không có tác dụng
ngăn chặn tội phạm hơn so với các loại hình phạt khác, không góp phần vào việc
làm giảm các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê tội phạm ở
một số quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình, cho thấy, việc xóa bỏ hình phạt tử
hình không gây ra những tác động tiêu cực với việc phòng ngừa tội phạm. Điểm
khác biệt có chăng chỉ là tính tàn khốc và không thể khắc phục được lại (khi sai
sót) của hình phạt tử hình. Việc áp dụng hình phạt tử hình không góp phần vào
việc làm giảm các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê tội phạm
ở một số quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình, cho thấy, việc xóa bỏ hình phạt tử
hình không gây ra những tác động tiêu cực với việc phòng ngừa tội phạm.

KẾT LUẬN

You might also like