You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC


HỌC PHẦN
MÔN TƯ PHÁP ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Đề bài: Phân tích các mô hình tư pháp đối với người


chưa thành niên và kinh nghiệm cho Việt Nam

HỌ VÀ TÊN : Trần Hà Anh


MSSV : 441940
LỚP : N02 – TL2
NHÓM : 06
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

NỘI DUNG ............................................................................................................................ 1

I. Mô hình tư pháp đối với người chưa thành niên trên thế giới và một số đánh giá .... 1

1. Một số mô hình tư pháp đối với người chưa thành niên điển hình .................................... 1

1.1. Mô hình phúc lợi ............................................................................................................. 1

1.2. Mô hình công lý ............................................................................................................... 2

1.3. Mô hình tư pháp phục hồi ............................................................................................... 2

2. Đánh giá các mô hình tư pháp đối với người chưa thành niên ........................................... 3

II. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện mô hình tư pháp đối với
người chưa thành niên ......................................................................................................... 4

KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 6

PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 7


MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế ngày càng phát triển của xã hội, việc nghiên cứu các mô hình tư pháp
đối với người chưa thành niên (NCTN) của các quốc gia trên thế giới là một nhu cầu bức
thiết nhằm quan sát, học hỏi sự thay đổi và phát triển của các mô hình, từ đó nhìn nhận và
tiếp thu những kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện mô hình tư pháp đối với NCTN tại
Việt Nam. Điều này còn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả xử lý NCTN, đảm bảo lợi ích tốt
nhất cho các em nhưng cũng đồng thời giữ vững an toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề, em xin phép lựa chọn đề tài “Phân tích các mô hình tư pháp đối với NCTN
và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm bài thi kết thúc học phần môn Tư pháp đối với NCTN.

NỘI DUNG
I. Mô hình tư pháp đối với người chưa thành niên trên thế giới và một số đánh giá
1. Một số mô hình tư pháp đối với người chưa thành niên điển hình
Trên thế giới, nhìn chung, các mô hình tư pháp đối với NCTN đã được hình thành, phát
triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn lịch sử, các hệ thống tư pháp để lại dấu ấn đậm nét nhất
về mô hình tư pháp NCTN là hệ thống của Hoa Kỳ, Anh, Cộng hoà Pháp, Canada, Australia
và New Zealand. Trong phạm vi nghiên cứu, sau đây em sẽ trình bày khái quát các mô hình
tư pháp NCTN điển hình đã hình thành, phát triển và thay đổi bao gồm 3 mô hình chính là
mô hình phúc lợi, mô hình công lý và mô hình tư pháp phục hồi.
1.1. Mô hình phúc lợi
Mô hình thứ nhất là mô hình phúc lợi hay còn gọi là mô hình cải tạo, với tinh thần xử
lý dựa trên đặc điểm của cá nhân và sự chăm lo của nhà nước. Mô hình này là mô hình đầu
tiên về tư pháp NCTN, được hình thành ở Anh theo Luật về trẻ em năm 1908 và phát triển ở
các nước theo truyền thống thông luật (common law) như Anh, Hoa Kỳ vào những năm đầu
của thế kỉ XX. Triết lý nền tảng cho mô hình này là học thuyết parens patriae, một học thuyết
có nguồn gốc từ thời trung cổ trong đó nêu lên rằng Hoàng gia Anh có thể can thiệp vào các
vấn đề gia đình nếu cha mẹ không thể hoặc không muốn chăm sóc cho lợi ích (an sinh) của
đứa trẻ1. Theo đó, mục tiêu chính của hệ thống tư pháp NCTN là cung cấp sự giúp đỡ hoặc
điều trị thích hợp cho người phạm tội thay vì trừng phạt họ. Tiến trình tư pháp theo đó cũng
được chuyển từ việc xem xét lỗi của NCTN phạm tội sang tìm phương hướng giáo dục thông
qua việc xử lý cải tạo thay thế cho trường phạt. Trọng tâm của mô hình này chính là “nhu
cầu” và “lợi ích tốt nhất” của trẻ, cùng với đó, một hệ thống riêng các “toà án phúc lợi xã hội
hoá” được thành lập thay thế cho các toà hình sự thông thường, và nhà nước đảm nhận vai

1
Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp đối với NCTN, Nxb Tư pháp, tr.47
1
trò và trách nhiệm của cha mẹ đối với những đứa trẻ. Như vậy, mô hình này coi trọng việc
đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em bằng việc thay đổi năng lực điều chỉnh, dẫn dắt cuộc sống
theo đúng pháp luật của NCTN.
Nhìn chung, cách tiếp cận phúc lợi đã được áp dụng ở dạng thuần tuý nhất ở phần lớn
Hoa Kỳ trong suốt đầu thế kỉ XX và sau đó là các nước Scandinavia2 (đặc biệt là Thuỵ Điển)
và cả Nhật Bản. Các yếu tố chính của cách tiếp cận phúc lợi cũng đã ảnh hưởng đến sự phát
triển của hệ thống tư pháp NCTN ở Đức, Ý, Pháp và gần đây là Hà Lan, các quốc gia thông
luật khác nhận ít sự tác động hơn. Tuy nhiên, mô hình này đã giảm đi đáng kể kể từ thời kỳ
hoàng kim của nó trong suốt nửa đầu thế kỷ XX.3
1.2. Mô hình công lý
Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ 2, đã có sự chuyển hướng từ mô hình phúc lợi
sang mô hình công lý với việc bảo đảm xử lý thích đáng và đúng thủ tục pháp luật. Trong
mô hình mới này, hệ thống tư pháp NCTN có nghĩa vụ bảo đảm những quyền hợp pháp của
NCTN, hệ thống ấy cũng phải chắc chắn rằng NCTN phạm tội được xử lý một cách công
minh trong suốt tiến trình tư pháp hình sự và các quyền hợp pháp của họ được bảo vệ. Mô
hình công lý thể hiện trọng tâm chính là hành vi phạm tội của đứa trẻ thay vì những nhu cầu
phúc lợi của chúng. Sự gia tăng của tội phạm cùng với những kết quả nghèo nàn của những
nỗ lực cải tạo đã dẫn tới sự cấp thiết của việc trừng phạt, xem như là mục đích chính của tư
pháp NCTN. Hệ quả của điều này là sự thay đổi toàn diện trong thái độ của người làm công
tác tư pháp hình sự, trong luật pháp và trong chính sách. Tất cả đều đề cao an toàn chung của
xã hội hơn là phúc lợi của NCTN, nguy cơ tội phạm và bảo vệ nạn nhân cũng trở nên quan
trọng hơn bất kỳ vấn đề nào mà NCTN phạm tội có thể gặp phải. Mô hình này được duy trì
trong suốt những năm 1950 đến những năm 1970.
Ảnh hưởng của mô hình tư pháp công lý có thể được nhìn thấy trong sự phát triển của
hệ thống tư pháp NCTN ở các quốc gia thông luật, đặc biệt là Hoa Kỳ. Sau một loạt các quyết
định mang tính bước ngoặt của Toà án Tối cao trong những năm 1960, toà án NCTN tại Hoa
Kỳ đã chịu sự thay đổi rõ rệt nhất khi các “toà án hình sự cấp cơ sở” thay thế các “toà án
phúc lợi xã hội hoá”. Hệ thống tư pháp NCTN ở các quốc gia như Đức, Pháp và các quốc gia
Scandivania cũng chịu sự ảnh hưởng tuy nhiên không rõ rệt.
1.3. Mô hình tư pháp phục hồi
Mô hình tư pháp phục hồi hiện đang nổi lên như một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới các
nhà làm luật. Trong khi các nhà lý luận tư pháp hình sự truyền thống miêu tả tội phạm trước
hết là hành vi phạm tội chống lại nhà nước, thì mô hình công lý phục hồi đặc biệt nhấn mạnh

2
Tên chung cho toàn bộ khu vực Bắc Âu gồm 3 đất nước: Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển
3
Jame Dignan, Juvenile Justice Systems: A Comparative Analysis, https://www.oijj.org/sites/default/files/documentos/documental_1263_en.pdf, p.4
2
vào tác hại của hành vi gây ra cho nạn nhân – người mà lợi ích của họ đã bị các cơ quan tư
pháp bỏ qua trong nhiều năm. Thay vì xác định người phạm tội “mắc nợ xã hội” và phải chịu
sự trừng phạt bằng việc chấp hành một số hình phạt thì người phạm tội bị xem là “mắc nợ
nạn nhân” và mối nợ đó chỉ có thể được trả bằng việc làm những điều tốt đẹp để có thể khôi
phục những thiệt hại gây ra cho cá nhân nạn nhân. Vì vậy, mục đích của tư pháp phục hồi là
hoà giải chứ không phải là trừng phạt. Mô hình này cũng không hề coi nhẹ việc cải tạo và xử
phạt nhưng đặt chúng trong bối cảnh NCTN chịu trách nhiệm cho hành vi phạm tội của mình.
Trọng tâm của mô hình là ủng hộ một chính sách dựa trên việc liên kết những người bị ảnh
hưởng trực tiếp nhất bởi một hành vi phạm tội cụ thể - nạn nhân, người phạm tội và cộng
đồng của họ nhằm đưa ra chính sách giải quyết phù hợp. Theo đó, mô hình tư pháp phục hồi
hết sức cần thiết để có thể đưa NCTN phạm tội xử lý bên ngoài hệ thống tư pháp chính thống.
Mô hình tư pháp phục hồi có sự tác động ở các mức độ đối với các khu vực khác nhau.
Ở Bắc Mỹ, mô hình này không phát triển khi các chương trình hoà giải không được tích hợp
vào hệ thống pháp lý mà chỉ được vận hành trên cơ sở độc lập. Ở Pháp và Đức, việc sử dụng
biện pháp hoà giải mặc dù đã được kết hợp với hệ thống tư pháp hình sự thông thường, tuy
nhiên trên thực tế mức độ sử dụng vẫn còn chắp vá. New Zealand là quốc gia đầu tiên đi tiên
phong với mô hình Hội nghị nhóm gia đình – một phiên bản thuần tuý của mô hình công lý
phục hồi, đây cũng là nền tảng của hệ thống tư pháp NCTN khi mô hình này được quy định
là quy trình bắt buộc4. Một số bang của Australia như Victoria cũng đã xuất hiện biến thể
của hội nghị này dưới tên Hội nghị nhóm tư pháp thanh thiếu niên5, đồng thời mô hình cũng
được giới thiệu trên cơ sở thử nghiệm độc lập ở một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Anh, xứ
Wales và Nam Phi
2. Đánh giá các mô hình tư pháp đối với người chưa thành niên
Nếu mô hình phúc lợi chú trọng vào nhu cầu cải tạo của NCTN phạm tội, thì mô hình
công lý lại nhấn mạnh quy trình tố tụng thích đáng, công minh và tính trách nhiệm của các
cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, mô hình công lý quá chú trọng vào sự cần thiết của các hình
phạt mà bỏ qua những nhu cầu, lợi ích của NCTN và những người bị ảnh hưởng bởi hành vi
vi phạm cũng như thiếu sự cá nhân hoá trong việc đưa ra hình phạt. Trong khi đó, ở mô hình
phúc lợi, nhà nước đóng vai trò như cha mẹ của NCTN cũng nảy sinh hệ luỵ can thiệp quá
mức vào việc xử lý NCTN, đồng thời đôi khi không tuân thủ chính xác thủ tục tố tụng. Một
điểm chung đáng chú ý của cả hai mô hình này là có xu hướng đặt trách nhiệm xử lý tội
phạm hoàn toàn vào các cơ quan nhà nước và kỳ vọng rằng nhà nước sẽ xử lý người phạm

4
Xem: Alison Cleland and Khylee Quince, Youth Justice in Aotearoa New Zealand: Law, Policy and Critique, LexisNexis, Wellington 2014, p.140
5
Xem: Sentencing Advisory Council, Probation Order (17 January 2017), https://www.sentencingcouncil.vic.gov.au/about-sentencing/sentencing-young-
people/probation-order, truy cập lần cuối ngày 15/07/2021
3
tội phù hợp với lợi ích công cộng, trong khi đó vai trò của người phạm tội cũng như các bên
liên quan khác và của cộng đồng đều khá mờ nhạt.
Mô hình tư pháp phục hồi là một trong những mô hình chuyển hướng NCTN ra khỏi
hệ thống tư pháp, điều này giúp giảm thiểu những tổn thương có thể xảy ra đối với NCTN
như tổn thương về mặt tâm lý, bị cộng đồng xa lánh,…Việc quy định cả NCTN, nạn nhân và
cộng đồng cùng tham gia quá trình đưa ra phương án xử lý cũng tập trung đáp ứng những
nhu cầu cụ thể của những đối tượng bị ảnh hưởng từ hành vi vi phạm này. Cùng với đó, vai
trò và sự can thiệp của nhà nước trong quá trình xử lý cũng trở nên mờ nhạt hơn, chức năng
chính của các cơ quan tư pháp lúc này sẽ chỉ là điều phối, giám sát, cung cấp thông tin và
nguồn lực cũng như các dịch vụ. Chỉ trong trường hợp không thể được giải quyết thoả đáng
bởi các đối tượng trên, nhà nước mới đóng vai trò là trọng tài cuối cùng đưa ra những phán
quyết để đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, mô hình này cũng
đảm bảo được sự cá nhân hoá đối với NCTN, linh hoạt, cơ động, phù hợp với từng địa phương
với những nền văn hoá khác nhau, việc giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước còn giảm gánh
nặng cho hệ thống tư pháp cả về tài chính và nhân lực. Tuy nhiên, để mô hình này hoạt động
hiệu quả, cũng đòi hỏi những chuẩn mực quốc gia về tư pháp NCTN phải bảo đảm sự cân
bằng giữa việc cải tạo người phạm tội với việc phục hồi thiệt hại cho nạn nhân và cho cộng
đồng.
II. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện mô hình tư pháp đối với
người chưa thành niên
Trong những năm gần đây, theo xu thế phát triển của thế giới, mô hình tư pháp NCTN
ở Việt Nam đã có những sự thay đổi, bên cạnh việc vẫn tuân thủ thủ tục tố tụng cũng như
chú trọng cải tạo NCTN phạm tội, hệ thống tư pháp NCTN đang có xu hướng chịu ảnh hưởng
của mô hình tư pháp phục hồi. BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) bước đầu đã ghi nhận
các biện pháp áp dụng với NCTN phạm tội được miễn TNHS như hoà giải tại cộng đồng,
giáo dục tại xã phường thị trấn – có sự tham gia của nạn nhân, gia đình, các thành viên trong
cộng đồng. Về thực tiễn thi hành biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với NCTN phạm tội,
theo thống kê của Bộ Tư pháp, trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước tiếp nhận 61.040 vụ
việc hoà giải (giảm 5,86% so với cùng kỳ năm 2019). Trung bình tỷ lệ hoà giải thành đạt
79,36%6.
Tuy nhiên, việc triển khai mô hình tư pháp phục hồi ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một
số hạn chế, chưa phát huy hết được bản chất của mô hình này là tập trung vào khắc phục
những hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra với những người trong cộng đồng. Mặc dù tính

6
Nguồn: baophapluat.vn, Áp dụng biện pháp tư pháp phục hồi phù hợp với người chưa thành niên, Bộ tư pháp: trang thông tin về phổ biến giáo dục pháp
luật, https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/pages/hoat-dong-pgbdpltw.aspx?ItemID=1135, truy cập lần cuối ngày 14/07/2021
4
phục hồi đã bước đầu xuất hiện thông qua một số biện pháp xử lý chuyển hướng, việc đáp
ứng nhu cầu của nạn nhân và cộng đồng phần nào được hoàn thiện, mối quan hệ giữa NCTN
và cộng đồng cũng phần nào được gắn kết, nhưng việc xử lý NCTN bằng các biện pháp mang
tính phục hồi vẫn chưa được triển khai rộng rãi, các vụ việc hoà giải năm 2020 có xu hướng
giảm, sự tham gia của cộng đồng vẫn chưa rõ ràng.
Từ thực trạng trên cũng như học hỏi mô hình tư pháp phục hồi trên thế giới, em xin
phép đưa ra một số kiến nghị sau nhằm xây dựng và hoàn thiện mô hình tư pháp đối với
NCTN tại Việt Nam7:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật liên quan đến tư pháp phục hồi. Tổng thể các quy định
của pháp luật về hệ thống tư pháp đối với NCTN của Việt Nam cần hoàn thiện sao cho phù
hợp với chuẩn mực quốc tế về tư pháp phục hồi8. Đồng thời, các văn bản liên quan cũng cần
cụ thể hoá hơn vai trò của nạn nhân và cộng đồng đối với các biện pháp có tính phục hồi như
hoà giải tại cộng đồng; từng bước nghiên cứu, đánh giá và đề xuất xây dựng một đạo luật về
tư pháp NCTN toàn diện.
Thứ hai, nâng cao năng lực và từng bước chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ trong lĩnh
vực tư pháp NCTN. Đội ngũ cán bộ cần phải được tập huấn, hướng dẫn việc áp dụng các
biện pháp phục hồi, không can thiệp quá sâu vào quá trình xử lý NCTN nhưng vẫn giữ vai
trò điều phối và giám sát hiệu quả. Thiết kế và tổ chức chương trình tập huấn cho các hòa
giải viên về những kỹ năng đặc biệt, thủ tục và phương pháp để hòa giải liên quan đến NCTN.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về tư
pháp NCTN. Cần xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông có hiệu quả nhằm thúc
đẩy sự ủng hộ, tham gia và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong
xử lý NCTN, đồng thời huy động sự tham gia của các phương tiện truyền thông đại chúng
để công tác tuyên truyền diễn ra hiệu quả.

KẾT LUẬN
Việc xây dựng và hoàn thiện mô hình tư pháp NCTN tại Việt Nam cần sự chung tay,
đóng góp và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân
cần có trách nhiệm trong việc nhận thức, thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và
các quy định về tư pháp NCTN nói riêng để quá trình xử lý NCTN diễn ra hiệu quả.
Bài làm của em tuy đã hoàn thành nhưng do hạn chế về mặt kiến thức nên vẫn còn
nhiều thiếu sót, em kính mong thầy cô góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn!

7
Xem thêm tại: Bộ Tư pháp, Báo cáo nghiên cứu Pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi
phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam, 2019, tr.102
8
Xem thêm chuẩn mực quốc tế về tư pháp phục hồi tại: Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp đối với NCTN, Nxb Tư pháp, tr.265-269.
5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Văn bản pháp luật
1. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
• Tài liệu tiếng Việt
2. Bộ Tư pháp, Báo cáo nghiên cứu Pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa
nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình người
chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam, 2019.
3. Nguồn: baophapluat.vn, Áp dụng biện pháp tư pháp phục hồi phù hợp với người chưa
thành niên, Bộ tư pháp: trang thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật,
https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/pages/hoat-dong-pgbdpltw.aspx?ItemID=1135,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2021.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp đối với NCTN, Nxb Tư pháp
• Tài liệu tiếng Anh
5. Alison Cleland and Khylee Quince, Youth Justice in Aotearoa New Zealand: Law,
Policy and Critique, LexisNexis, Wellington 2014.
6. Jame Dignan, Juvenile Justice Systems: A Comparative Analysis,
https://www.oijj.org/sites/default/files/documentos/documental_1263_en.pdf, truy
cập lần cuối ngày 15/07/2021.
7. Sentencing Advisory Council, Probation Order (17 January 2017),
https://www.sentencingcouncil.vic.gov.au/about-sentencing/sentencing-young-
people/probation-order, truy cập lần cuối ngày 15/07/2021.

6
PHỤ LỤC
Bảng tổng hợp các mô hình tư pháp NCTN trên thế giới
Các mô hình Các giả định triết học Thể chế Chính sách và quy
trình

Mô hình phúc lợi Tội ác là do “bị gây “Tòa án phúc lợi xã Các biện pháp can
ra” hội hóa” dựa trên thiệp trước quá hạn
Theo chủ nghĩa gia "parens patriae" Thủ tục không chính
đình và bảo vệ Chăm sóc thống nhất / thức
Tập trung vào "nhu thẩm quyền hình sự 'Tuyên án một hướng'
cầu" chứ không phải Quyết định không
"hành vi" giới hạn
Trẻ em bị phụ thuộc Chuyên môn khoa
Giúp đỡ / điều trị hoặc học xã hội
giáo dục, không phải Sử dụng quyền giám
trừng phạt sát chẩn đoán
Lệnh linh hoạt, không
xác định
Mô hình công lý "Ý chí tự do" và 'Tòa án hình sự sửa 'Tuyên án hai hướng'
"trách nhiệm giải đổi' Các biện pháp bảo vệ
trình" Chăm sóc riêng biệt / theo thủ tục trước tòa
Trẻ em là đại diện có tài phán hình sự Thủ tục tố tụng
trách nhiệm Kết án xác định
Tập trung vào "hành Sự cân đối trong hình
vi" chứ không phải phạt
"nhu cầu" Đối xử với các trường
NCTN phạm tội với hợp như nhau
tư cách là “người có
quyền”
Tập trung vào "hình
phạt"
Mô hình can thiệp “Thuyết gắn nhãn” “Cơ chế kiểm soát” Hợp pháp hoá hóa
tối thiểu Nguy cơ lệch lạc thứ Các lựa chọn thay thế Chuyển hướng khỏi bị
cấp cho quyền giám hộ truy tố
Tha tù
7
Tránh 'mở rộng mạng Phương pháp quản lý
lưới' hệ thống
Nhắm mục tiêu, giám
sát
Mô hình công lý Tập trung vào việc “Hội nghị nhóm gia Chuyển hướng khỏi
phục hồi phục hồi cho nạn đình” tòa án kết hợp với bồi
nhân Hòa giải nạn nhân / kẻ thường
Tập trung vào việc tái phạm tội Tha tù
hòa nhập (và trách Những thay đổi về vai Đầu ra linh hoạt / sáng
nhiệm giải trình) của trò của tòa án thanh tạo
người phạm tội Trao thiếu niên Cần nhạy cảm với văn
quyền cho các bên Chăm sóc thống nhất / hóa
Vai trò mới đối với thẩm quyền hình sự
nhà nước: “hỗ trợ”
Mô hình cải huấn Ưu điểm của việc Cải cách thủ tục tòa Chủ nghĩa can thiệp
kiểu mới ngăn chặn vi phạm án sớm
Hệ tư tưởng “Luật Liên kết chặt chẽ hơn Các biện pháp can
pháp và mệnh lệnh” với các tòa án dành thiệp trước quá hạn
“Trách nhiệm” của cho người thành niên Giảm độ tuổi giới hạn
người phạm tội và cha Các hình thức trừng Không khoan nhượng
mẹ của họ phạt “dân sự” mới Sự sửa chữa của
NCTN phạm tội với người phạm tội
tư cách là người chịu Tập trung vào sự bền
trách nhiệm và nghĩa bỉ
vụ Kết án “cấp tiến”
Thực hiện trách Gần như bắt buộc kết
nhiệm giải trình đối án
với nạn nhân và cộng “Theo dõi nhanh”
đồng Phương pháp quản lý
Hiệu quả hệ thống
Tập trung vào an toàn
cộng đồng
Bản dịch của tác giả tiểu luận. Nguồn: Jame Dignan, Juvenile Justice Systems: A
Comparative Analysis, p.23

You might also like