You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

HIỆU TRƯỞNG PHÊ DUYỆT

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TƯ PHÁP VỚI NGƯỜI


CHƯA THÀNH NIÊN
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

HÀ NỘI - 2023
BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BTCN Bài tập cá nhân


BTN Bài tập nhóm
CĐR Chuẩn đầu ra
CLO Chuẩn đầu ra của học phần
CTĐT Chương trình đào tạo
GV Giảng viên
GVC Giảng viên chính
KTĐG Kiểm tra đánh giá
LT Lí thuyết
LVN Làm việc nhóm
MT Mục tiêu
NC Nghiên cứu
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
SV Sinh viên
TC Tín chỉ
TNC Tự nghiên cứu
TS Tiến sĩ
VĐ Vấn đề

2
KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
BỘ MÔN TỘI PHẠM HỌC VÀ KHOA HỌC ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

Bậc đào tạo: Cử nhân ngành Luật


Tên học phần: Tư pháp đối với người chưa thành niên
Số tín chỉ: 02
Loại học phần: Tự chọn

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN


1. PGS. TS. Đỗ Thị Phượng - GVCC, Trưởng Bộ môn Tội phạm học và
Khoa học điều tra tội phạm, Khoa Pháp luật hình sự.
ĐT: 0936244379, Mail: phuonghlu@gmail.com
2. PGS.TS. Cao Thị Oanh - GVCC, Trưởng Khoa Pháp luật hình sự.
ĐT: 0969558998, Mail: caothioanh@gmail.com
3. TS. Trần Thị Hiền - GVC, Phó trưởng Khoa Pháp luật Hành chính -
Nhà nước.
ĐT: 0903472992, Mail: hiendhl@gmail.com.
4. TS. Phan Thị Lan Hương - GV, Phó trưởng Phòng hợp tác quốc tế.
ĐT: 01232751128, Mail: phanhuongdhl@gmail.com.
5.PGS.TS. Đặng Thanh Nga - GVCC, Khoa Pháp luật hình sự.
ĐT: 0912468846, Mail: ngadang1963@gmail.com.
6. TS. Đào Lệ Thu - GV, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu so sánh luật
công, Viện Luật so sánh.
ĐT: 0974593919, Mail: daolethuhlu@gmail.com.
7. TS. Nguyễn Thị Thủy - GV, Trưởng Bộ môn Luật hành chính, Khoa
Pháp luật Hành chính - Nhà nước.
ĐT: 0904004998, Mail: thuy.nguyen770@yahoo.com.vn.
8. 2. TS. Trần Thị Thu Hiền - GV, Bộ môn Tội phạm học và Khoa học
điều tra tội phạm, Khoa Pháp luật hình sự.
ĐT: 0982565250, Mail: thuhientran.hlu@gmail.com.
9. TS. Trần Thị Liên - GV, Bộ môn Luật tố tụng hình sự, Khoa Pháp luật
hình sự.
ĐT: 0982081685, Mail: tranthilien@hlu.edu.vn.
10. ThS Lê Thị Diễm Hằng - GV, Bộ môn Luật hình sự, Khoa Pháp luật
hình sự.
3
ĐTDĐ: 0988712492, Mail: hangle.hlu@gmail.com.
11. ThS. Hoàng Thái Duy - GV, Bộ môn Tội phạm học và Khoa học điều
tra tội phạm , Khoa Pháp luật hình sự.
ĐT: 0948461991. Mail: duyhoanghlu@gmail.com
(Ngoài ra còn các giảng viên nguồn khác tham gia giảng dạy)
Văn phòng: Phòng A309 tầng 3 nhà A - Trường Đại học Luật Hà Nội, Số
87, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

2. HỌC PHẦN TIÊN QUYẾT


Lí luận về nhà nước và pháp luật, Luật hành chính Việt Nam, Luật hình sự
1, Luật hình sự 2.

3. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN


Học phần “Tư pháp với người chưa thành niên” là học phần cung cấp cho
sinh viên kiến thức về pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật Việt Nam về
người chưa thành niên, với sự tham chiếu khung pháp lý quốc tế quan
trọng. Học phần gắn kết sinh viên vào việc đánh giá có hệ thống về các
nguyên tắc của tư pháp đối với người chưa thành niên và về cách các
nguyên tắc đó được áp dụng trong tất cả các hoạt động liên quan đến người
chưa thành niên, dù được thực hiện bởi tòa án, cơ quan hành chính hay các
cơ quan khác. Học phần đồng thời giới thiệu cho sinh viên các khía cạnh
cơ bản của sự phát triển của trẻ em, bao gồm cả hiểu biết về ảnh hưởng của
sự lạm dụng, sự bỏ bê và những trải nghiệm bất lợi khác tới sự phát triển
của trẻ em, cũng như sự cần thiết của những can thiệp nhạy cảm (thân
thiện) với trẻ em.

4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA HỌC PHẦN


Vấn đề 1. Khái quát về tư pháp đối với người chưa thành niên
1.1 Khái niệm người chưa thành niên trong pháp luật quốc tế và quốc gia
1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của tư pháp đối với người
chưa thành niên
1.2.1. Khái niệm tư pháp đối với người chưa thành niên
1.2.2. Đặc điểm của tư pháp đối với người chưa thành niên
1.2.3. Mục đích và ý nghĩa của tư pháp đối với người chưa thành niên
4
1.3. Những nguyên tắc định hướng tư pháp đối với người chưa thành niên
1.3.1. Các nguyên tắc chung của tư pháp đối với người chưa thành niên
1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù của tư pháp đối với người chưa thành niên
1.4. Các quy phạm, chuẩn mực quốc tế và các mô hình tư pháp đối với
người chưa thành niên
1.4.1. Các quy phạm và chuẩn mực quốc tế về tư pháp đối với người chưa
thành niên
1.4.2. Các mô hình tư pháp đối với người chưa thành niên điển hình
Vấn đề 2. Sự phát triển của người chưa thành niên và các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên
2.1. Khái niệm, đặc điểm về sự phát triển của người chưa thành niên
2.1.1. Khái niệm sự phát triển của người chưa thành niên
2.1.2. Đặc điểm về sự phát triển của người chưa thành niên
2.2. Các giai đoạn phát triển của người chưa thành niên
2.2.1. Giai đoạn sơ sinh (từ 0 đến 1 tuổi)
2.2.2. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi
2.2.3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
2.2.4. Giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi
2.2.5. Giai đoạn từ 12 đến dưới 18 tuổi
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên và những biện pháp xử lý hiệu quả đối với người chưa thành
niên vi phạm pháp luật
2.3.1. Thuyết hành vi của người sắp thành niên và sự phát triển não bộ
2.3.2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành
niên
2.3.3. Các giải pháp hiệu quả và không hiệu quả trong phòng ngừa, xử lý
người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Vấn đề 3. Hệ thống và các biện pháp bảo vệ người chưa thành niên tại
Việt Nam
3.1. Bảo vệ người chưa thành niên trước nguy cơ xâm hại
3.1.1. Khái niệm bảo vệ người chưa thành niên
3.1.2. Nguy cơ xâm hại người chưa thành niên
3.2. Hệ thống bảo vệ người chưa thành niên
3.2.1. Các tổ chức thực hiện bảo vệ người chưa thành niên
3.2.2. Các cấp độ bảo vệ người chưa thành niên
5
3.3. Các biện pháp bảo vệ người chưa thành niên trong quá trình tố tụng,
xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng
3.3.1. Các yêu cầu bảo vệ người chưa thành niên trong qua trình tố tụng,
xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng
3.3.2. Bảo vệ người chưa thành niên trong quá trình tố tụng
3.3.3. Bảo vệ người chưa thành niên trong quá trình xử lý vi phạm hành
chính
3.3.4. Phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng dành cho người chưa thành niên
vi phạm pháp luật
Vấn đề 4. Tư pháp đối với người chưa thành niên trong lĩnh vực xử lý
vi phạm hành chính
4.1. Các chuẩn mực quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên trong
lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính
4.1.1. Chuẩn mực quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên trong
lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, tương quan với pháp luật Việt Nam
4.1.2. Một số quy định đặc thù của chuẩn mực quốc tế về tư pháp đối với
người chưa thành niên trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính
4.2. Xử lý hành chính đối với người chưa thành niên theo pháp luật Việt
Nam
4.2.1. Vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính của người chưa thành
niên
4.2.2. Khái quát về xử lý hành chính và xử lý hành chính người chưa thành
niên vi phạm pháp luật
4.3. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về xử lý hành
chính người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Vấn đề 5. Xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và
người có hành vi xâm phạm người chưa thành niên
5.1. Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
5.1.1. Nguyên tắc thứ nhất
5.1.2. Nguyên tắc thứ hai
5.1.3. Nguyên tắc thứ ba
5.1.4. Nguyên tắc thứ tư
5.1.5. Nguyên tắc thứ năm
5.1.6. Nguyên tắc thứ sáu

6
5.2. Xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định
của Bộ luật hình sự năm 2015
5.2.1. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm
tội
5.2.2. Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp người
chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự
5.2.3. Biện pháp tư pháp, hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội
5.2.4. Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, giảm hình phạt, tha tù
trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích đối với người chưa thành niên
phạm tội
5.3. Xử lý hình sự đối với người có hành vi xâm phạm người chưa thành
niên theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
5.3.1. Quy định về tội danh
5.3.2. Quy định về tình tiết định khung tăng nặng
5.3.3. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Vấn đề 6. Tư pháp đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình
sự
6.1. Các chuẩn mực quốc tế và nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự đối với
người chưa thành niên tại Việt Nam
6.1.1. Bảo đảm thủ tục tố tụng hình sự thân thiện và bảo đảm lợi ích tốt
nhất cho người chưa thành niên
6.1.2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên
6.1.3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện Nhà trường,
Đoàn Thanh niên và các cá nhân, tổ chức khác
6.1.4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người chưa
thành niên
6.1.5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người
chưa thành niên
6.1.6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật Hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội
6.1.7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến
người chưa thành niên
6.2. Các chuẩn mực quốc tế và thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa
thành niên tại Việt Nam
7
6.2.1. Tiêu chuẩn về người tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các thủ tục
tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên
6.2.2. Quyền của người chưa thành niên
6.2.3. Việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và ngăn chặn đối với
người chưa thành niên
6.2.4. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng hình sự đối với
người chưa thành niên
6.2.5. Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên
Vấn đề 7. Các biện pháp thay thế quy trình tư pháp và tái hòa nhập
cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội
7.1. Các biện pháp thay thế quy trình tư pháp
7.1.1. Xử lý chuyển hướng
7.1.2. Tư pháp phục hồi
7.1.3. Pháp luật Việt Nam về xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi
7.2. Tái hòa nhập đối với phạm nhân chưa thành niên
7.2.1. Khái niệm và vao trò của tái hòa nhập đối với phạm nhân chưa thành
niên
7.2.2. Các chuẩn mực quốc tế
7.2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về tái hòa nhập cộng đồng
7.2.4. Pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân chưa thành
niên tại Việt Nam

5. CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CHUẨN


ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1. Các chuẩn đầu ra của học phần (CLO)
a ) Về kiến thức
K1. Hiểu những khái niệm và nguyên tắc cơ bản có liên quan đến tư pháp
đối với người chưa thành niên;
K2. Biết và hiểu những quy phạm và chuẩn mực quốc tế liên quan đến hệ
thống tư pháp đối với người chưa thành niên;
K3. Biết và hiểu các khía cạnh căn bản của sự phát triển của người chưa
thành niên và tác động tiêu cực của việc xâm hại đến sự phát triển đó;
K4. Hiểu lí do tại sao các can thiệp liên quan đến người chưa thành niên
phải tính đến mức độ phát triển của các em và phải có tính nhạy cảm với
người chưa thành niên;
8
K5. Biết và hiểu những khía cạnh của luật hành chính, luật hình sự và luật
tố tụng hình sự của quốc gia liên quan đến các em với tư cách là người
chưa thành niên vi phạm hành chính, người bị cáo buộc hoặc bị kết án về
tội phạm hoặc với tư cách là nạn nhân hay nhân chứng của tội phạm.
b ) Về kỹ năng
S6. Hình thành và phát triển năng lực tìm kiếm, thu thập thông tin,
phân tích, đánh giá các vấn đề pháp lý và văn bản pháp luật về tư pháp đối
với người chưa thành niên.
S7. Có khả năng so sánh các yếu tố cơ bản của pháp luật Việt Nam với các
quy phạm và chuẩn mực quốc tế cũng như với những thực tiễn tốt nổi bật
của các quốc gia khác trong lĩnh vực tư pháp đối với người chưa thành
niên;
S8. Có khả năng phân tích các tình huống thực tiễn trong vụ việc liên quan
đến người chưa thành niên và đưa ra các giải pháp để giải quyết các tình
huống đó
S9. Có khả năng tự cập nhật kiến thức mới về tư pháp người chưa thành
niên, ủng hộ và đẩy mạnh việc tiếp cận tư pháp cho người chưa thành niên;
S10. Có các kĩ năng cơ bản để cung cấp những tư vấn pháp lý và đại diện
cho người chưa thành niên trong tiếp xúc với hệ thống tư pháp.
c ) Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
T11. Tận tâm áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền và nguyên tắc vì lợi ích
tốt nhất của người chưa thành niên trong mọi hoàn cảnh có liên quan đến
người chưa thành niên;
T12. Tích cực khuyến khích, ủng hộ những cải cách đối với hệ thống tư
pháp người chưa thành niên để hệ thống này tương thích với các nguyên
tắc và chuẩn mực quốc tế và bảo vệ tốt hơn người chưa thành niên khỏi sự
xâm hại, lạm dụng, tắc trách, bóc lột và bạo lực
T13. Hình thành tính chủ động, tự tin, bản lĩnh cho sinh viên.
5.2. Ma trận các chuẩu đầu ra của học phần đáp ứng chuẩn đầu ra của
Chương trình đào tạo
CLO CHUẨN KIẾN THỨC CHUẨN KỸ NĂNG CỦA CHUẨN NĂNG
CỦA CTĐT CTĐT LỰC CỦA CTĐT
K K K S S S S S S S S T T T T T
K1 K3 K4 K7 K9 K12
10 11 13 16 17 18 19 22 23 24 25 29 30 31 32 33

9
K1   
K2   
K3 
K4  
K5 
S6 
S7  
S8  
S9   
S10       
T11    
T12  
T13   

6. MỤC TIÊU NHẬN THỨC


6.1. Mục tiêu nhận thức chi tiết
MT
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

1. 1A1. Nêu được 1B1. Phân biệt 1C1. Bình luận được
Khái khái niệm người được khái niệm sự khác biệt giữa
quát về chưa thành niên “người chưa thành khái niệm “người
tư pháp theo chuẩn mực niên” và “trẻ em” chưa thành niên” và
đối với pháp lý quốc tế và theo chuẩn mực “trẻ em” trong pháp
người pháp luật một số pháp lý quốc tế. luật quốc tế và pháp
chưa quốc gia. 1B2. Phân tích luật Việt Nam.
thành 1A2. Nêu được được nội dung 1C2. Bình luận được
niên khái niệm tư pháp nguyên tắc Tiếp nguyên tắc Bảo đảm
đối với người chưa cận nhạy cảm với những lợi ích tốt nhất
thành niên. trẻ em/người chưa của trẻ em/người
1A3. Nêu được đặc thành niên. chưa thành niên.
điểm, mục đích và 1B3. Phân tích 1C3. Bình luận được
ý nghĩa của tư pháp được nội dung nguyên tắc Phòng
đối với người chưa nguyên tắc Bảo ngừa vi phạm pháp
thành niên. đảm tính chuyên luật là yếu tố căn bản
10
1A4. Nêu được các biệt của hệ thống của chính sách tư
nguyên tắc chung tư pháp đối với pháp đối với người
của tư pháp đối với người chưa thành chưa thành niên.
người chưa thành niên.
niên. 1B4. Phân tích
1A5. Nêu được các được các mô hình
nguyên tắc đặc thù tư pháp đối với
của tư pháp đối với người chưa thành
người chưa thành niên điển hình.
niên.
1A6. Nêu được các
quy phạm, chuẩn
mực quốc tế về tư
pháp đối với người
chưa thành niên.
2. 2A1. Nêu được 2B1. Phân tích 2C1. Vận dụng được
Sự phát khái niệm, đặc được các đặc điểm hiểu biết về sự phát
triển điểm về sự phát về sự phát triển triển tâm sinh lý đặc
của triển của người của người chưa trưng của từng giai
người chưa thành niên. thành niên. đoạn phát triển của
chưa 2A2. Nêu đựợc các 2B2. Phân tích trẻ em từ đó đưa ra
thành mặt: sinh lý, thể được các giai đoạn cách thức chăm sóc,
niên và chất và tâm lý xã khác nhau trong sự giáo dục trẻ có hiệu
các yếu hội của 5 giai đoạn phát triển của quả, cũng như phòng
tố ảnh phát triển của người người chưa thành ngừa những hành vi
hưởng chưa thành niên. niên. vi phạm pháp luật
đến 2A3. Nêu được 2B3. Phân tích của các em.
hành vi thuyết hành vi của được các đặc điểm 2C2. Đánh giá được
vi phạm người sắp thành tâm lý đặc trưng các đặc điểm tâm lý
pháp niên và sự phát của người chưa đặc trưng của người
luật của triển của não bộ. thành niên và ảnh chưa thành niên và
người 2A4. Nhận diện hưởng của những ảnh hưởng của
chưa được 5 yếu tố nguy đặc điểm này đến những đặc điểm này
thành cơ dẫn đến vi phạm hành vi xã hội của đến hành vi xã hội
niên pháp luật của người người chưa thành của người chưa
11
chưa thành niên. niên. thành niên. Trên cơ
2A5. Trình bày 2B4. Phân tích sở đó giải quyết một
được các giải pháp được nội dung của số tình huống.
hiệu quả và không 5 yếu tố nguy cơ 2C3. Đánh giá được
hiệu quả trong về tình trạng vi các yếu tố nguy cơ
phòng ngừa, xử lý phạm pháp luật về mặt tâm lý – xã
người chưa thành của người chưa hội gắn với các hành
niên vi phạm pháp thành niên. vi vi phạm pháp luật
luật. 2B5. Phân tích của trẻ em và người
được các giải pháp chưa thành niên.
hiệu quả và không Trên cơ sở đó giải
hiệu quả trong quyết một số tình
phòng ngừa, xử lý huống.
người chưa thành
niên vi phạm pháp
luật.
3. 3A1. Nêu được 3B1. Phân tích 3C1. Hình thành
Hệ khái niệm bảo vệ được khái niệm quan điểm về bảo vệ
thống người chưa thành bảo vệ người chưa người chưa thành
và các niên. thành niên. niên trước nguy cơ bị
biện 3A2. Nêu được các 3B2. Phân tích xâm hại.
pháp nguy cơ xâm hại được các nguy cơ 3C2. Đánh giá được
bảo vệ người chưa thành xâm hại người thực trạng xâm hại
người niên. chưa thành niên. người chưa thành
chưa 3A3. Nêu được các 3B3. Phân tích niên .
thành tổ chức thực hiện được các tác động 3C3. Đánh giá được
niên tại bảo vệ người chưa tiêu cực của việc thực trạng các biện
Việt thành niên và các xâm hại người pháp bảo vệ người
Nam cấp độ bảo vệ chưa thành niên. chưa thành niên.
người chưa thành 3B4. Hiểu được 3C4. Hình thành quan
niên. các cấp độ và biện điểm về phòng
3A4. Nêu được các pháp bảo vệ người tránh, ứng phó với
biện pháp bảo vệ chưa thành niên. xâm hại người chưa
người chưa thành thành niên.
niên trong quá trình
12
tố tụng, xử lý vi
phạm hành chính,
phục hồi và tái hòa
nhập cộng đồng.
4. 4A1. Nêu được các 4B1. Phân tích 4C1. Đánh giá được
Tư chuẩn mực quốc tế được mối tương sự tương thích giữa
pháp trong mối tương quan giữa pháp pháp luật Việt Nam
đối với quan với pháp luật luật quốc tế với và pháp luật quốc tế
người Việt Nam về xử lý pháp luật Việt về xử lý hành chính
chưa hành chính người Nam về xử lý hành người chưa thành
thành chưa thành niên vi chính người chưa niên vi phạm pháp
niên phạm pháp luật. thành niên vi phạm luật.
trong 4A2. Nêu được pháp luật. 4C2. Đánh giá các
lĩnh vực khái niệm người 4B2. Phân tích quy định pháp luật
xử lý vi chưa thành niên vi được thực trạng về biện pháp xử phạt
phạm phạm pháp luật và người chưa thành hành chính đối với
hành vi phạm hành chính niên vi phạm pháp người chưa thành
chính ở Việt Nam. luật và vi phạm niên vi phạm pháp
4A3. Nêu được hành chính. luật.
khái niệm xử lý 4B3. Phân tích 4C3. Đánh giá các
hành chính người được các biện quy định của pháp
chưa thành niên vi pháp xử lý hành luật về biện pháp xử
phạm pháp luật. chính đối với lý hành chính đối với
4A4. Nêu được các người chưa thành người chưa thành
biện pháp xử lý niên vi phạm pháp niên vi phạm pháp
hành chính người luật. luật.
chưa thành niên vi 4B4. Phân tích 4C4. Đánh giá các
phạm pháp luật. được các quyết quy định của pháp
4A5. Nêu được định hành chính, luật về biện pháp
khái niệm khiếu nại hành vi hành chính cưỡng chế hành
và đối tượng khiếu áp dụng với người chính khác áp dụng
nại về xử lý hành chưa thành niên vi đối với người chưa
chính đối với người phạm pháp luật – thành niên vi phạm
chưa thành niên. Đối tượng của pháp luật.
Khiếu nại hành 4C5. Đánh giá được
13
chính. các quy định về
khiếu nại đối với
quyết định hành
chính, hành vi hành
chính về xử lý hành
chính người chưa
thành niên vi phạm
pháp luật.
5. 5A1. Trình bày 5B1. Phân tích 5C1. Đánh giá được
Xử lý được nội dung các được nội dung các các qui định của
hình sự nguyên tắc xử lí đối nguyên tắc xử lý pháp luật hình sự với
đối với với người chưa đối với người chưa người chưa thành
người thành niên phạm tội thành niên phạm niên trong sự tương
chưa 5A2. Nắm được các tội. Đồng thời chỉ thích với các chuẩn
thành qui định của BLHS ra sự tương thích mực quốc tế.
niên năm 2015 về xử lý giữa các chuẩn 5C2. Đánh giá được
phạm người chưa thành mực quốc tế và những vướng mắc,
tội và niên phạm tội pháp luật hình sự bất cập trong thực
người 5A3. Nắm được các Việt Nam về người tiễn áp dụng pháp
có hành qui định về xử lý chưa thành niên. luật hình sự đối với
vi xâm hình sự đối với 5B2. Giải thích người chưa thành
hại người có hành vi được nội dung các niên tại Việt Nam.
người xâm hại người chưa qui định của pháp 5C3. Đưa ra được
chưa thành niên luật hình sự đối những quan điểm cá
thành với người chưa nhân về việc hoàn
niên thành niên phạm thiện pháp luật hình
tội. sự đối với người
chưa thành niên Việt
Nam và các giải
pháp khác nhằm bảo
đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của người
chưa thành niên.
6. 6A1. Trình bày 6B1. Phân được 6C1. Đánh giá được
Tư được chuẩn mực nội dung của các các qui định của
14
pháp quốc tế và nguyên chuẩn mực quốc tế pháp luật tố tụng
đối với tắc tiến hành tố và nguyên tắc tố hình sự Việt Nam
người tụng hình sự đối với tụng hình sự Việt với người chưa thành
chưa người chưa thành Nam đối với người niên trong sự tương
thành niên ở Việt Nam. chưa thành niên thích với các chuẩn
niên 6A2. Nắm được các 6B2. Phân tích mực quốc tế.
trong tố chuẩn mực quốc tế được các chuẩn 6C2. Đánh giá được
tụng và thủ tục tố tụng mực quốc tế và thủ những vướng mắc,
hình sự hình sự đối với tục tố tụng hình sự bất cập trong thực
người chưa thành Việt Nam đối với tiễn áp dụng pháp
niên tại Việt Nam. người chưa thành luật tố tụng hình sự
6A3. Nắm được các niên đối với người chưa
quy định về quyền 6B3. Phân tích thành niên tại Việt
của người chưa được những quy Nam. Trên cơ sở đó,
thành niên. định về quyền của đưa ra những tư vấn
6A4. Nắm được người chưa thành pháp lý trong một số
những vấn đề cần niên. trường hợp cụ thể.
xác định khi tiến 6B4. Phân tích 6C3. Đưa ra được
hành thủ tục tố tụng được các quy định những quan điểm cá
hình sự. về chỉ áp dụng nhân về việc hoàn
6A5. Nắm được các biện pháp ngăn thiện pháp luật tố
qui định về chỉ áp chặn, biện pháp tụng hình sự đối với
dụng biện pháp cưỡng chế đối với người chưa thành
ngăn chặn, biện người chưa thành niên Việt Nam và
pháp cưỡng chế đối niên trong trường các giải pháp khác
với người chưa hợp cần thiết. nhằm bảo đảm quyền
thành niên trong và lợi ích hợp pháp
trường hợp cần của người chưa
thiết. thành niên.
7. 7A1. Nêu được 7B1. Phân tích 7C1. Đánh giá được
Các khái niệm xử lý được các chuẩn sự cần thiết áp dụng
biện chuyển hướng đối mực quốc tế về xử xử lý chuyển hướng
pháp với người chưa lý chuyển hướng. đối với người chưa
thay thế thành niên phạm 7B2. Phân tích thành niên phạm tội
quy tội. được các lợi ích và ở Việt Nam.
15
trình tư 7A2. Nêu được các khó khăn của xử lý 7C2. Đánh giá được
pháp và chuẩn mực quốc tế chuyển hướng. sự cần thiết áp dụng
tái hoà về xử lý chuyển 7B3. Phân tích tư pháp phục hồi ở
nhập hướng. được các chuẩn Việt Nam.
cộng 7A3. Nêu được các mực quốc tế về tư 7C3. Đánh giá được
đồng lợi ích và khó khăn pháp phục hồi. các biện pháp tái hòa
đối với của xử lý chuyển 7B4. Phân tích nhập cộng đồng của
người hướng. được các quy định phạm nhân chưa
chưa 7A4. Nêu được của pháp luật Việt thành niên ở Việt
thành khái niệm tư pháp Nam về tái hòa Nam.
niên phục hồi. nhập cộng đồng 7C4. Nêu được quan
phạm 7A5. Nêu được các của phạm nhan điểm cá nhân về giải
tội chuẩn mực quốc tế chưa thành niên. pháp tăng cường
về tư pháp phục 7B5. Phân tích hiệu quả tái hòa nhập
hồi. được nội dung các cộng đồng của phạm
7A6. Nêu được biện pháp hỗ trợ nhân chưa thành
thực tiễn áp dụng tư phạm nhân chưa niên.
pháp phục hồi ở các thành niên tái hòa
nước. nhập cộng đồng ở
7A7. Nêu được một số nước.
khái niệm tái hòa
nhập cộng đồng của
phạm nhân chưa
thành niên.
7A8. Nêu được các
quy định của pháp
luật Việt Nam về
tái hòa nhập cộng
đồng của phạm
nhân chưa thành
niên.
7A9. Nêu được
những hoạt động
chuẩn bị tái hòa
nhập cộng đồng cho
16
phạm nhân chưa
thành niên tại các
trại giam, trường
giáo dưỡng.
7A10. Nêu được
các biện pháp tái
hòa nhập của phạm
nhân chưa thành
niên được tiến hành
tại cộng đồng.
7A11. Nêu được
một số kinh nghiệm
quốc tế về tái hòa
nhập cộng đồng của
phạm nhân chưa
thành niên.
6.2. Tổng hợp mục tiêu nhận thức
Mục tiêu
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng
Vấn đề
Vấn đề 1 5 4 3 12
Vấn đề 2 5 5 3 13
Vấn đề 3 4 4 3 11
Vấn đề 4 5 4 5 14
Vấn đề 5 3 2 3 8
Vấn đề 6 5 4 3 12
Vấn đề 7 11 5 4 20
Tổng mục tiêu 38 28 24 90

7. MA TRẬN MỤC TIÊU NHẬN THỨC ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU


RA CỦA HỌC PHẦN
CHUẨN NĂNG
MỤC CHUẨN KIẾN THỨC CHUẨN KỸ NĂNG
LỰC
TIÊU
K1 K2 K3 K4 K5 S6 S7 S8 S9 S 10 T11 T12 T 13

17
1A1     
1A2    
1A3    
1A4    
1A5    
1A6     
1B1      
1B2     
1B3     
1B4      
1C1       
1C2      
1C3      
2A1  
2A2  
2A3  
2A4    
2A5    
2B1   
2B2   
2B3     
2B4     
2B5     
2C1   
2C2      
2C3      
3A1    
3A2    
3A3    
3A4     
3B1     
3B2     
3B3     
3B4     
18
3C1      
3C2     
3C3     
3C4      
4A1     
4A2    
4A3    
4A4    
4A5    
4B1      
4B2     
4B3     
4B4     
4C1      
4C2      
4C3     
4C4     
4C5     
5A1     
5A2    
5A3    
5B1       
5B2     
5C1      
5C2     
5C3      
6A1      
6A2      
6A3     
6A4     
6A5     
6B1      
6B2      
6B3     
19
6B4     
6C1      
6C2      
6C3      
7A1    
7A2     
7A3    
7A4    
7A5     
7A6    
7A7    
7A8    
7A9    
7A10    
7A11     
7B1      
7B2     
7B3      
7B4     
7B5      
7C1     
7C2     
7C3     
7C4      

8. HỌC LIỆU
8.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
* Giáo trình:
1. Giáo trình Tư pháp đối với người chưa thành niên (Trường Đại học Luật
Hà Nội), Nxb Tư pháp, 2020.
2. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội),
Nxb. Chính trị quốc gia, tái bản năm 2014.
3. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Trường Đại học Luật
Hà Nội, 2018, Nxb. CAND.
20
4. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2018, Nxb. CAND.
* Sách
5. Đặng Thanh Nga, Trương Quang Vinh, Người chưa thành niên phạm tội
– đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2011.
* Đề tài, đề án, văn bản pháp luật
6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Tư pháp với người chưa thành niên- kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2019.
7. Báo cáo nghiên cứu pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hoà
nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình
hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam, Bộ tư pháp,
2019.
8. Công ước về quyền trẻ em, Liên Hợp Quốc, 1989.
9. Các qui tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về thực hiện tư pháp
đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh), Nghị quyết 40/33 ngày
29/11/1985 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
10. Những Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị
tước quyền tự do, Nghị quyết 45/11 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc,
1990.
11. Các Nguyên tắc và Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về Tiếp cận Trợ
giúp Pháp lý trong các Hệ thống Tư pháp Hình sự, Nghị quyết 67/187 của
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.www.unodc.org/documents/justice-and-
prison-reform/UN_principles_and_guidlines_on_access_to_legal_aid.pdf.
12. Những chiến lược mẫu và những biện pháp thực tiễn về xóa bỏ bạo lực
đối với trẻ em trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự của
Liên Hợp Quốc (2014).
http://srsg.violenceagainstchildren.org/sites/default/files/documents/docs/
A_RES_69_194_EN.pdf.
13. Hướng dẫn về tư pháp trong các vấn đề liên quan đến nạn nhân và nhân
chứng của tội phạm là trẻ em, ban hành theo Nghị quyết của Hội đồng kinh
tế và xã hội của Liên Hợp quốc 2005/20.
14. Bộ luật tố tụng hình sự của nước CHXHCNVN (2015).
15. Bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN ( 2015).
16. Luật trẻ em 2016.
21
17. Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
18. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
19. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
20. Luật khiếu nại năm 2011.
8.2. Tài liệu tham khảo lựa chọn
* Sách
1. Trương Thị Khánh Hà (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2015.
2. Tường Duy Kiên, Quyền trẻ em và quyền của người chưa thành niên
trong tư pháp hình sự: Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức và Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, 2020.
3. Susan Reid, Rebecca Bromwich, Youth and The Law, Emond, Toronto,
Canada, 2019.
4. Nguyễn Hiền Phương, Đào Lệ Thu, Chống phân biệt đối xử từ góc độ
luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia, Nxb Lao Động, 2020.
* Bài viết tạp chí:
1.Dương Tuyết Miên, Quy định về hình phạt và tổng hợp hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự Việt Nam và một số
kiến nghị, Tạp chí luật học, 3/2014.
2. Dương Tuyết Miên, Một số ý kiến về tuổi chịu TNHS và biện pháp thay
thế hình sự trong Dự thảo BLHS sửa đổi, Tạp chí tòa án nhân dân, số 18,
9/2015.
3. Đỗ Thị Phượng (2009), Sự cần thiết phải thành lập Tòa án người chưa
thành niên ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án số 21 và 22 (tr 1-5).
4. Đỗ Thị Phượng (2014), Các qui định về thủ tục tố tụng đối với người
chưa thành niên trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam (sửa đổi),
Tạp chí luật học số 12 (tr. 38-45).
5. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Anh (2016), Một số điểm mới của
BLTTHS 2015 về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, Tạp chí Toà án
số 20 và 21.
6. Trần Thị Thu Hiền (2020), So sánh thủ tục tố tụng hình sự đối với người
chưa thành niên của Liên bang Nga và Việt Nam, Tạp chí Nội chính, số 4.

9. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY-HỌC


9.1. Lịch trình chung dành cho đào tạo VB thứ nhất chính quy
22
Tuần Vấn đề Hình thức tổ chức dạy-học
Tổng
Semina số
LT LVN TNC KTĐG
r
1 1+3 4 0 8 8 Nhận BT nhóm
2 4 2 4 8 8
3 5 2 4 8 8
4 6 2 4 8 8 Nộp BT nhóm
5 7 2 4 8 8 Thuyết trình BT nhóm

Tổng số tiết 12 16 40 40 108

9.2. Lịch trình chi tiết


Tuần 1: Vấn đề 1 +3
Hình thức
Số Yêu cầu
tổ chức Nội dung chính
tiết sinh viên chuẩn bị
dạy-học
Lí thuyết 2 - Giới thiệu đề cương học phần để * Đọc:
1 sinh viên chủ động chuẩn bị kế - Đề cương học
hoạch học tập. phần.
- Giới thiệu tổng quan về học phần: - Giáo trình Tư pháp
sự cần thiết của học phần, đối tượng đối với người chưa
của học phần, giới hạn phạm vi học thành niên (Chương
phần. 1), Trường Đại học
- Giới thiệu danh mục bài tập nhóm. Luật Hà Nội.
- Các khái niệm người chưa thành * Tóm tắt những nội
niên và tư pháp đối với người chưa dung chính của học
thành niên. liệu.
- Đặc điểm, mục đích và ý nghĩa
của tư pháp đối với người chưa
thành niên.
- Khung pháp lý quốc tế về công lý
cho trẻ em và tư pháp đối với
23
người chưa thành niên.
- Những nguyên tắc chung và đặc
thù của tư pháp đối với người chưa
thành niên.
- Nội dung chính của nguyên tắc
Bảo đảm những lợi ích tốt nhất cho
trẻ em, nguyên tắc Tiếp cận nhạy
cảm với trẻ em và người chưa
thành niên và nguyên tắc Bảo đảm
tính chuyên biệt của hệ thống tư
pháp đối với người chưa thành
niên.
- Các quy phạm, chuẩn mực quốc
tế và các mô hình tư pháp đối với
người chưa thành niên.
Lí thuyết 2 tiết - Khái niệm bảo vệ người chưa * Đọc:
2 thành niên và nguy cơ xâm hại - Giáo trình Tư pháp
người chưa thành niên. đối với người chưa
- Hệ thống bảo vệ người chưa thành niên (Chương
thành niên. 3), Trường Đại học
- Các biện pháp bảo vệ người chưa Luật Hà Nội.
thành niên trong quá trình tố tụng, * Tóm tắt những nội
xử lý vi phạm hành chính, phục dung chính trong tài
hồi và tái hoà nhập cộng đồng. liệu.
KTĐG Nhận BT nhóm
LVN 8 Thảo luận vấn đề theo nhóm
Tự NC 8 Nghiên cứu tài liệu và làm BT nhóm
Tư vấn - Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu
- Thời gian: từ 14h00 đến 16h30 Thứ 4
- Địa điểm: phòng 309 nhà A
- Hình thức tư vấn: trực tiếp
Tuần 2: Vấn đề 4
Hình thức Số Nội dung chính Yêu cầu
24
tổ chức
tiết sinh viên chuẩn bị
dạy-học
* Đọc:
- Giáo trình Tư pháp
đối với người chưa
thành niên (Chương 4),
Pháp luật hành chính Việt Nam về
Trường Đại học Luật
xử lý hành chính đối với người
Hà Nội.
2 chưa thành niên trong mối tương
Lí thuyết - Giáo trình Luật Hành
tiết quan với chuẩn mực quốc tế.
chính Việt Nam
Các biện pháp xử lý hành chính
(Chương 11), Nxb
người chưa thành niên vi phạm
Chính trị quốc gia, Tb
pháp luật.
năm 2015.
* Tóm tắt những nội
dung chính trong tài
liệu
LVN 8 Thảo luận vấn đề theo nhóm
Seminar 1 1 - Bình luận về nội hàm khái niệm - Chuẩn bị trả lời câu
tiết người chưa thành niên và tư pháp hỏi và tình huống thảo
đối với người chưa thành niên. luận giảng viên đã giao
- Phân tích đặc điểm, mục đích và và chuẩn bị những câu
ý nghĩa của tư pháp đối với người hỏi, tình huống khác.
chưa thành niên. - Tham gia tích cực vào
- Phân tích những nội dung và yêu quá trình thảo luận trên
cầu của một số nguyên tắc chủ lớp.
đạo của tư pháp đối với người
chưa thành niên.
- Vận dụng những nguyên tắc này
vào việc giải quyết những vấn đề
của thực tiễn tư pháp đối với
người chưa thành niên ở Việt
Nam.
- Thảo luận những khía cạnh căn
bản của tư pháp đối với người
chưa thành niên.
25
- Liên hệ với thực tiễn của Việt
Nam để vận dụng giải quyết vấn
đề.
- Nguy cơ xâm hại và các tác
động tiêu cực của việc xâm hại
người chưa thành niên.
- Hệ thống pháp luật, chính sách
và các cấp độ liên quan đến công
tác bảo vệ người chưa thành niên.
- Phòng ngừa và ứng phó với xâm
hại người chưa thành niên.
- Lý do có những quy định pháp - Chuẩn bị câu hỏi và
luật riêng về xử lý hành chính đối tình huống thảo luận
với người chưa thành niên vi giảng viên đã giao và
phạm pháp luật. những câu hỏi tình
- Chỉ ra những đặc thù của quy huống khác.
định về xử phạt hành chính đối - Tham gia tích cực vào
với người chưa thành niên so với quá trình thảo luận trên
1 người thành niên. lớp.
Seminar 2
tiế - Thực trạng áp dụng các biện pháp
t Xử lý hành chính đối với người
chưa thành niên.
Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp đối với người chưa
thành niên vi phạm pháp luật bị áp
dụng biện pháp xử phạt hành
chính và các biện pháp cưỡng chế
hành chính khác.
8 - Tác động từ xâm hại đến vi * Bộ LĐ-
phạm pháp luật ở người chưa TB&XH,Unicef, Tài
thành niên. liệu tập huấn tư pháp
- Nghĩa vụ của các quốc gia trong người chưa thành niên,
Tự NC việc bảo vệ người chưa thành niên Nxb. Lao Động, 2010.
trước tất cả mọi hình thức xâm * Vũ Ngọc Bình,
hại. Phòng chống buôn bán
26
và mại dâm trẻ em,
NXB Chính trị quốc
gia, 2002.
* Tổng cục Cảnh sát
- Các biện pháp bảo vệ người hình sự, Unicef , Bảo vệ
chưa thành niên theo Luật trẻ em trẻ em, chống tội phạm
nhằm tránh xâm hại trong quá bóc lột tình dục, 2010.
trình thực thi pháp luật tố tụng và * Bộ LĐ-TB&XH,
xử lí vi phạm hành chính. Xây dựng môi trường
bảo vệ trẻ em Việt
Nam, đánh giá pháp
luật và chính sách bảo
vệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, Nxb. Văn hóa
- Thông tin, 2009.
* Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp quốc, Tổng quan
về các nguyên nhân bạo
lực đối với trẻ em ở
Việt nam: Báo cáo
Quốc gia, Nghiên cứu
đa quốc gia về những
nguyên nhân dẫn đến
bạo lực ảnh hưởng đến
trẻ em, số X, UNICEF,
Việt Nam, 2015.
- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu
Tư vấn - Thời gian: từ 14h00 đến 16h30 Thứ 4
- Địa điểm: phòng 309 nhà A
- Hình thức tư vấn: trực tiếp
Tuần 3: Vấn đề 5
Hình thức Số Nội dung Yêu cầu
tổ chức tiết chính sinh viên chuẩn bị
27
dạy-học
Lí 2 - Phân tích nội * Đọc:
thuyết dung các - Các văn bản quốc tế: (Công ước về quyền
nguyên tắc của trẻ em, Liên Hợp Quốc, 1989; Các qui tắc
luật hình sự tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về
đối với người hoạt động tư pháp đối với người chưa thành
chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh); Nghị quyết 40/33
niên. ngày 29/11/1985 của Đại Hội đồng Liên Hợp
- Giới thiệu Quốc; Những nguyên tắc tối thiểu của Liên
các qui định Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên
của pháp luật bị tước quyền tự do, Nghị quyết 45/11 của
hình sự với Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, 1990).
việc xử lý - Bộ luật hình sự 1999 (Chương 10) và Bộ
người chưa luật hình sự 2015.
thành niên
phạm tội và
người có - Giáo trình Tư pháp đối với người chưa
hành vi xâm thành niên (Chương 5), Trường Đại học
hại người Luật Hà Nội.
chưa thành - Dương Tuyết Miên, Một số ý kiến về tuổi
niên. chịu TNHS và biện pháp thay thế hình sự
trong Dự thảo BLHS sửa đổi, Tạp chí tòa án
nhân dân, số 18, 9/2015.
* Tóm tắt những nội dung chính trong tài
liệu.
Tự NC 8 Nghiên cứu tài liệu và làm BT nhóm
LVN 8 Thảo luận vấn đề theo nhóm
Seminar 11 - Qui định của - Chuẩn bị câu hỏi và tình huống thảo luận
tiết BLHS năm giảng viên đã giao và những câu hỏi tình
2015 về việc huống khác.
xử lý người - Tham gia tích cực vào quá trình thảo luận
chưa thành trên lớp.
niên phạm
tội
Seminar 21 Qui định của - Chuẩn bị câu hỏi và tình huống thảo luận
tiết BLHS năm giảng viên đã giao và những câu hỏi tình
28
2015 về việc huống khác.
xử lý hành vi - Tham gia tích cực vào quá trình thảo luận
xâm hại người trên lớp.
chưa thành
niên.
Tư vấn - Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu
- Thời gian: từ 14h00 đến 16h30 Thứ 4
- Địa điểm: phòng 309 nhà A
- Hình thức tư vấn: trực tiếp
Tuần 4: Vấn đề 6
Hình thức
Số Yêu cầu
tổ chức Nội dung chính
tiết sinh viên chuẩn bị
dạy-học
Lí thuyết 2 - Giới thiệu các * Đọc:
tiết chuẩn mực quốc tế - Các văn bản quốc tế: (Công ước về
và qui định của quyền trẻ em, Liên Hợp Quốc, 1989;
pháp luật tố tụng Các qui tắc tiêu chuẩn tối thiểu của
hình sự Việt Nam Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp
về nguyên tắc tiến đối với người chưa thành niên (Quy
hành tố tụng hình tắc Bắc Kinh); Nghị quyết 40/33 ngày
sự và thủ tục tố 29/11/1985 của Đại Hội đồng Liên
tụng hình sự đối Hợp Quốc; Những nguyên tắc tối thiểu
với người chưa của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người
thành niên. chưa thành niên bị tước quyền tự do,
Nghị quyết 45/11 của Đại Hội đồng
Liên Hợp Quốc, 1990).
- Bộ luật tố tụng hình sự 2003
(Chương 32), Bộ luật tố tụng hình sự
2015 (Chương 34).
- Giáo trình Tư pháp đối với người
chưa thành niên (Chương 6), Trường
Đại học Luật Hà Nội.
- Đỗ Thị Phượng (2009), Sự cần thiết
29
phải thành lập Tòa án người chưa
thành niên ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án
số 21 và 22 (tr 1-5).
- Đỗ Thị Phượng (2014), Các qui định
về thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên trong dự thảo Bộ luật tố
tụng hình sự Việt Nam (sửa đổi), Tạp
chí luật học số 12 (tr. 38-45).
- Đỗ Thị Phượng (2008), Những vấn
đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên
trong luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
* Tóm tắt những nội dung chính trong
tài liệu.
8
Tự NC Nghiên cứu tài liệu và làm BT nhóm

Seminar 1 1 Chuẩn mực quốc tế - Chuẩn bị câu hỏi và tình huống thảo
tiết và nguyên tắc tiến luận giảng viên đã giao và những câu
hành tố tụng hình hỏi tình huống khác.
sự với người chưa - Tham gia tích cực vào quá trình thảo
thành niên luận trên lớp.
LVN 8 Các nhóm hoàn - Lập biên bản LVN.
thiện BT nhóm - Các thành viên của nhóm trao đổi để
cùng giải quyết vấn đề hoặc BT tình
huống được giao.
Seminar 2 1 Chuẩn mực quốc tế - Chuẩn bị câu hỏi và tình huống thảo
tiết và thủ tục tố tụng luận giảng viên đã giao và những câu
hình sự đối với hỏi tình huống khác.
người chưa thành - Tham gia tích cực vào quá trình thảo
niên. luận trên lớp.
KTĐG Nộp BT nhóm
Tư vấn - Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
30
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.
- Thời gian: từ 14 giờ đến 17 giờ chiều thứ 5
- Địa điểm: phòng 309 nhà A.
- Hình thức tư vấn: trực tiếp

Tuần 5: Vấn đề 7
Hình thức
Số Yêu cầu
tổ chức Nội dung chính
tiết sinh viên chuẩn bị
dạy-học
Lí thuyết 2 tiết Giới thiệu * Đọc:
những nội dung - Các văn bản quốc tế: (Công ước về
chính về cải quyền trẻ em, Liên Hợp Quốc, 1989; Các
thiện cách xử lý qui tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp
đối với người Quốc về hoạt động tư pháp đối với người
chưa thành niên chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh);
phạm tội gồm: Nghị quyết 40/33 ngày 29/11/1985 của
xử lý chuyển Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc; Những
hướng, tư pháp nguyên tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc
phục hồi và tái về bảo vệ người chưa thành niên bị tước
hòa nhập cộng quyền tự do, Nghị quyết 45/11 của Đại
đồng. Hội đồng Liên Hợp Quốc, 1990, Các quy
tắc chuẩn, tối thiểu của liên hợp quốc về
những biện pháp không giam giữ (Các
Quy tắc Tokyo).
- Các quy định của Bộ luật hình sự 2015
về xử lý chuyển hướng (Điều 106, 107).
- Các quy định của Luật trẻ em 2016
(Điều 71, 72, 73), Luật thi hành án hình
sự 2019 (Điều 45) về tái hòa nhập cộng
đồng.
* Tóm tắt những nội dung chính trong tài
liệu.
Tự NC 8 Nghiên cứu tài liệu.
LVN 8 Thảo luận vấn đề theo nhóm
31
Seminar 1 1 tiết Các nhóm thuyết Tất cả các thành viên của nhóm đều chuẩn
trình BT nhóm. bị để thuyết trình.
Seminar 2 1 tiết Các nhóm thuyết Tất cả các thành viên của nhóm đều chuẩn
trình BT nhóm. bị để thuyết trình.

Tư vấn - Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học
tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.
- Thời gian: từ 14 giờ đến 17 giờ chiều thứ 5
- Địa điểm: phòng 309 nhà A.
- Hình thức tư vấn: trực tiếp
KTĐG Thuyết trình BT nhóm

10. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN


- Theo quy định chung của trường.
- BT được nộp đúng thời hạn theo quy định.

11. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ


11.1. Đánh giá thường xuyên
- Kiểm diện: SV tham gia từ 75% số giờ quy định trở lên cho từng phần lý
thuyết hoặc thảo luận.
- Minh chứng tham gia LVN, hoặc tham gia đóng vai, thực hành giải quyết
các tình huống.
11.2. Đánh giá định kì
Hình thức Tỉ lệ
Đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận 10%
01 BT nhóm/BT cá nhân 30%
Thi kết thúc học phần 60%
11.3. Tiêu chí đánh giá
* Đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận
- Đánh giá nhận thức: Tự nghiên cứu và hiểu bài theo các bậc nhận thức (từ 1 đến
7 điểm).
- Thái độ tham gia thảo luận: Không tích cực / Tích cực (từ 1 đến 3 điểm).
* Yêu cầu chung đối với các bài tập
- Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4; cỡ chữ 14; font: Times New
32
Roman; kích thước các lề trên, dưới, trái, phải theo thứ tự 2 cm, 2 cm, 3 cm, 2
cm, gãn dòng 1.5 lines.
- Sinh viên phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến cá nhân hoặc nhóm
của mình (mã sinh viên, nhóm, lớp...) ở trang bìa của các loại bài tập.
* Yêu cầu đối với BT nhóm
- Hình thức: Bài luận 07 - 10 trang A4 (đánh máy). Số trang trên không
bao gồm các bản phụ lục kèm theo (nếu có).
- Nội dung: lựa chọn trong Danh mục Bài tập nhóm.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Biên bản làm việc nhóm hợp lệ: 1 điểm
+ Hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản đúng yêu cầu: 1 điểm
+ Tài liệu tham khảo phù hợp: 1 điểm
+ Xác định nội dung rõ ràng, cơ cấu hợp lí: 2 điểm
+ Phân tích, lập luận vấn đề logic, sâu sắc, có liên hệ thực tiễn hoặc nhằm
giải quyết vấn đề mà thực tế đặt ra: 2 điểm
+ Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả; thuyết trình sáng tạo: 3 điểm
Tổng: 10 điểm
* Yêu cầu đối với BT cá nhân
- Hình thức: Bài luận 01 - 02 trang (viết tay hoặc đánh máy).
- Nội dung và tiêu chí đánh giá: theo yêu cầu của Bộ môn.
* Thi kết thúc học phần
- Điều kiện dự thi:
+ Tham gia từ 75% số giờ quy định trở lên cho từng phần lý thuyết
hoặc thảo luận;
+ Điểm bài tập nhóm hoặc bài tập cá nhân lớn hơn 0 (không).
- Hình thức thi: thi tự luận (90 phút). Sinh viên được sử dụng tài liệu.
- Nội dung: các vấn đề trong Đề cương chi tiết học phần.
- Yêu cầu: đạt được các mục tiêu nhận thức được thể hiện trong Đề cương
chi tiết học phần.
- Tiêu chí đánh giá: theo đáp án chi tiết của Bộ môn.
TRƯỞNG BỘ MÔN

33
MỤC LỤC

Trang
1. Thông tin về GV 3
2. Học phần tiên quyết 4
3. Tóm tắt nội dung học phần 4
4. Nội dung chi tiết của học phần 4
5. Chuẩn đầu ra của học phần 8
6. Mục tiêu nhận thức 10
7. Ma trận mục tiêu nhận thức 17
8. Học liệu 20
9. Hình thức tổ chức dạy-học 22
10. Chính sách đối với học phần 34
11. Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá 34

34

You might also like