You are on page 1of 10

2.1.

1 Khải quát về tầm ảnh hưởng về luật hình sự ở địa phương:


Luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung và người có
năng lực hành vi dân sự buộc phải biết về rõ về luật để không phạm phải những sai lầm
nghiêm trọng.
Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt nam, là một những vấn đề nóng bỏng và là một trong những vấn đề đang được
xã hội quan tâm. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam tình trạng tội phạm chưa
thành niên có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội.
Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng này không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy
nghĩ, mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành
các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao. Số lượng các vụ án tăng nhanh,
nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, cùng với tính chất phức tạp của từng vụ án
là những thủ đoạn tinh vi, do đó tính nguy hiểm ngày càng cao để lại những hậu quả
nghiêm trọng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm xôn xao dư luận xã hội.
Việc gia tăng các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội không chỉ tăng
về số lượng các bị cáo, mà tuổi đời phạm tội của các bị cáo là người chưa thành niên
cũng trẻ hoá, có nhiều vụ án các bị cáo là người chưa thành niên phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình như tội: “Cố ý
gây thương tích”, “Giết người”, “Cướp tài sản”, “Trộm cắp tài sản”.
Đặc biệt, vụ thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang mà kẻ tội đồ Lê Văn
Luyện thì chưa đến 18 tuổi, hay mới đây nhất là vụ nữ sinh Nguyễn Thị Giang giết
bạn học ở Hưng Yên mới 15 tuổi đã một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về sự
gia tăng tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi này.
Theo báo cáo về công tác phòng chống tội phạm của Chính phủ trình Quốc hội khóa
XIII tại kỳ họp thứ 2 cho thấy, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, chiếm 15-
18%. Hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt giữ, truy tố hơn 115 nghìn người,
trong đó có 16-18 nghìn trẻ vị thành niên... Với diễn biến như vậy, như phát biểu của
ông Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an thành phố Hà Nội thì “theo phép tính
nhân thì chỉ sau 5-10 năm nữa đất nước chúng ta sẽ có gần 1 triệu người có tiền
án tiền sự, trong đó có 200 nghìn người dưới 30 tuổi”. Đây chính là con số đáng
báo động, buộc các cấp, các ngành phải có những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm
phòng ngừa sự gia tăng của tình trạng phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên.
Đánh giá về thực tiễn công tác phòng chống tội phạm của các cơ quan chức năng,
Viện Khoa học xét xử (TANDTC) nhận định, tội phạm do người thành niên thực hiện
vẫn có chiều hướng gia tăng, cơ cấu, tổ chức, tính chất tội phạm ngày càng phức tạp
và nghiêm trọng. Có không ít trường hợp đã bị Tòa án xét xử, áp dụng mức phạt
nghiêm khắc nhưng tác dụng phòng ngừa, cảnh báo chưa cao, tỷ lệ người chưa thành
niên tái phạm còn nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để có những giải pháp hữu
hiệu phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên thông qua hoạt động xét xử của
Tòa án là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

Vừa qua, để hiểu rõ hơn về mức độ tác động và độ nhận biết của luật hình sự,
nhóm 9 đã tạo ra một cuộc khảo sát, không chỉ ở phương diện lớp học mà còn bao gồm
các học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và cả ở những địa điểm khác
ở khắp các tỉnh, thành, với mục đích là có thể thu được những câu trả lời đa dạng và
khách quan nhất.
Các câu hỏi được tạo ra dựa trên 4 tiêu chỉ: Độ phổ biến, độ nhận dạng, độ hứng
thú và độ chấp hành. Kết quả thu được có thể được tóm gọn như sau:

Biểu đồ về tầm ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần của Luật
Hình Sự Việt Nam
Độ phổ biến
5
4
3
2
1
Độ chấp hành0Độ nhận dạng

Độ hứng thú

Biểu đồ 1: Biểu đồ về tầm ảnh hường đối với đời sống tinh thần của LHS Việt Nam
Theo biểu đồ trên ta có thể thấy được mặc dù có độ chấp hành cao, gần như là
tuyệt đối nhưng độ phổ biến, nhận dạng và mức độ hứng thú chỉ ở mức độ trung bình.
Đáng nói là chúng tôi tiến hành giới hạn phạm vi trong môi trường giáo dục nhằm khảo
sát nhận thức của HSSV tức là nhóm người tri thức về các nhận thức của họ đối với luật
hình sự (khối
lượng sinh viên chuyên ngành chiếm một phần ba (1/3), vì thế kết quả thu được so với giả
thuyết ban đầu đặt ra là khá thấp.
2.1.2 Những vấn đề ảnh hưởng đến tác động của Luật hình sự đối với đời sống
tinh thần:
*Phạm vi: Học đường.
Theo quan sát, tìm hiểu về phương pháp giảng dạy ở môi trường học đường, không
chỉ ở Đại học Nguyễn Tất Thành mà còn ở những trường khác, chúng tôi thu được kết
quả như sau:
- Nhà trường có sự chú trọng khi giảng dạy luật hình sự trong mối tương quan với
các luật khác. Vì trước hết luật hình sự là một ngành luật quan trọng bảo đảm an ninh
ninh quốc gia, trật tự xã hội. Nếu so sánh số tiết với luật hôn nhân gia đình thì luật hình sự
có số tiết gấp 2 đến 3 lần môn học này.
- Chúng tôi cũng đã khảo sát về mức độ hứng thú đối với môn Luật hình sự:

Biểu đồ 3: Biểu đồ về mức độ hứng thú Biểu đồ 2: Biểu đồ về mức độ hứng thú
đối với môn LHS của sinh viên ngành luật đối với môn LHS của HSSV

Biểu đồ 2 và 3 cho thấy đa số sinh viên cả chuyên ngành và không chuyên hứng
thú về việc tìm hiểu và học tập môn Luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có một bộ
phận sinh viên học trong tâm thế miễn cưỡng, chiếm 12,5% và đến 15,6% không có hứng
thú với việc tìm hiểu luật hình sự (18,3% đối với sinh viên ngành luật). Theo chúng tôi,
đây là con số trung bình, cần cố gắng nâng cao hứng thú của sinh viên.
- Tuy nhiên, theo biểu đồ 4 khảo sát về độ nhận biết:

Biểu đồ 4: Biểu đồ khảo sát mức độ nhận biết về Luật hình sự


Ta thấy được là có đến 76,6% là chỉ biết sơ qua, nghĩa là cao hơn mức trung bình, trong
khi chỉ có 12,5% là biết rõ, và 9,4% là không biết gì cả.
Từ đó, có thể đặt ra giả thuyết rằng: một trong những khó khăn ảnh hưởng đến
hiệu quả tác động của LHS đối với HSSV chính là phương pháp giảng dạy.
Theo kết quả thu được từ khảo sát, khó khăn khi học tập, tiếp thu môn LHS là:
- Các kiến thức chuyên ngành rất nhiều gây khó khăn trong việc ghi nhớ trong
khoảng thời gian ngắn.
- Cách giảng dạy của giảng viên được nhiều sinh viên nhận xét là hơi khô khan và
nặng về lý thuyết.
- Việc tự học gây ra nhiều bất lợi vì nguồn thông tin lớn, không biết bắt đầu từ đâu.
Ngoài ra, một số sinh viên cho rằng môn LHS không có ích đối với công việc
tương lai của họ, thêm nữa việc học về các hành vi phạm tội có thể không phù hợp với
một số đối tượng.
*Phạm vi: Xã hội.
Ý thức pháp luật ở các vùng nông thôn, vùng núi thường thấp hơn ở thành thị vì
việc giáo dục và tuyên truyền ở các vùng thành thị được thúc đẩy nhiều hơn. Hơn thế nữa,
việc phổ biến pháp luật ở vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn về nhân lực, phương tiện
và cơ sở vật chất. Có lẽ vì thế mà tác động của Luật hình sự ở thành thị có hiệu quả hơn.
Khu vực địa lý nào cũng có thể có tội phạm. Tuy nhiên, ở những khu vực địa lý
khác nhau thì mật độ tội phạm về các hành vi là khác nhau. Ví dụ như riêng với tội tham
nhũng thì mức độ phạm tội ở thành phố chiếm đa số, trong khi một số vấn đề liên quan
đến văn hóa, truyền thống như tảo hôn thì có mật độ cao ở các vùng núi nơi sinh sống của
các dân tộc thiểu số. Sự khác biệt này đến từ nguyên nhân điều kiện sống, ý thức và điều
kiện để phạm tội1,...

Hình 1: Hủ tục tảo hôn tại vùng cao


Nhận xét chung: Hiệu quả tác động của LHS sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ vi phạm pháp
luật của xã hội. Càng hiểu biết về pháp luật, mật độ tội phạm và tệ nạn xã hội sẽ giảm đi
đáng kể.

Ám chỉ tác động của Pháp luật đối với ý thức người dân. Tảo hôn là một phong tục lâu đời nên dù
11

BLHS hiện hành quy định về tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn tại Điều 148, thì thực tế rất ít vụ bị xử lý hình
sự. Vì thế đến nay, tục tảo hôn vẫn khá phổ biến và chưa ai bị “bỏ tù” vì vi phạm điều luật này..
2.1.3 Ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành luật hình sự.

Hình 2: Thống kê về tình hình phạm tội về trật tự xã hội năm 2021
Theo Bộ công an, tội phạm ma túy có chiều hướng tăng trong khi tội phạm kinh tế
giảm
.
Các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có giảm, nhưng còn diễn biến phức tạp Tội
phạm giết người, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 1.000 vụ. Mặc dù số vụ án giết người
đã được kiềm chế và có xu hướng giảm, nhưng tính chất ngày càng nghiêm trọng, thủ
đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần
chúng nhân dân.
Hiện trạng này có thể được lý giải bằng sự phát triển kinh tế thế dẫn đến các thủ
đoạn tinh vi hơn của tội phạm vì ý thức phòng ngừa tội phạm nâng cao thì tội phạm cũng
theo đó phát triển các thủ đoạn xảo quyệt hơn.
Về pháp luật hình sự hiện tại bộ luật hình sự vẫn còn rất nhiều điểm hạn chế bất
cập, dẫn đến một số vấn đề đề về áp dụng pháp luật trong thực tiễn đó cũng là một nguyên
nhân dẫn đến đến tình hình tội phạm như hiện nay.
*Tình trạng phạm tội của người chưa thành niên

Hình 3: Thống kê về tình hình phạm tội của NCTN


Theo thống kê hình 2 có thể thấy, số vụ vi phạm pháp luật hình sự của trẻ vị
thành niên có xu hướng giảm trong suốt nhiều năm từ 2006 đến 2018. Tuy nhiên,
không thể đánh giá thấp các tác động của sự phát triển nhanh chóng vượt bậc về kinh tế
xã hội đến tình trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc
gây ra các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Pháp luật hình sự nói chung đã có ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần của người dân, vì việc ngày
càng hoàn thiện pháp luật hình sự là một tín hiệu đáng mừng để giúp cho cuộc sống tinh thần của người
dân ngày càng ổn định hơn, và người dân có thể để giảm bớt sự đề phòng đối với các hành vi phạm tội để
tận hưởng cuộc sống một cách an bình

Kết Luận
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiện để
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo
vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự
quản lí kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường
xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng
thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản
trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Bộ luật Hình sự Việt Nam- nguồn cơ bản của pháp luật hình sự-
không những thể hiện được tinh thần chủ động trong đấu tranh chống tội
phạm mà còn hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng ngừa tội phạm. Thông
qua biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt, luật
hình sự đặt mục tiêu răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo người phạm tội
trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh
thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham
gia phòng ngừa và chống tội phạm.
Bộ luật Hình sự Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
sự tồn tại, phát triển ổn định của các quan hệ xã hội trước sự xâm hại
của tội phạm. Trong lời nói đầu của Bộ luật Hình sự năm 1999 đã chỉ rõ
ngành luật hình sự là công cụ pháp lí “góp phần đắc lực vào việc bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,…” Như vậy, các
quy định trong Bộ luật hình sự là công cụ pháp lí để bảo vệ các quan hệ
xã hội phát sinh, phát triển trong xã hội. Việc xác định đúng, xác định đủ
và kịp thời những hành vi có thể gây nguy hiểm cho các đối tượng được
bảo vệ để quy định là tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
các quan hệ xã hội, duy trì sự ổn định, trật tự chung của đời sống xã hội.
Bộ luật hình sự Việt Nam cũng thể hiện vai trò giáo dục. Mục đích
cuối cùng của việc sử dụng luật hình sự với tư cách là công cụ pháp lí
hữu hiệu trong đấu tranh chống tội phạm không phải là nhằm trừng trị
người phạm tội mà là giáo dục họ, thay đổi ý thức pháp luật của bản
thân người phạm tội, giúp họ nhận thức sai lầm và hướng thiện. Bên
cạnh đó, ngành luật hình sự còn là công cụ để răn đe những người khác
trong xã hội, giáo dục ý thức pháp luật của người dân trong việc tham
gia đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Lời nói đầu của Bộ luật
hình sự có nhắc đến chức năng này “răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo
người phạm tội trở thành người lương thiện; qua đó, bồi dưỡng ý thức
cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp
luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm”.

You might also like