You are on page 1of 6

LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP THI HÀNH MỆNH

LỆNH CỦA NGƯỜI CHỈ HUY HOẶC CỦA CẤP TRÊN

GIỚI THIỆU

1. Giới thiệu ngắn gọn về chủ đề nghiên cứu

Điều 26 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổ̉i, bổ̉ sung năm 2017) quy định về trường hợp
thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên như sau: “Người thực hiện hành vi
gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực
lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ
quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh
lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh
phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Vì vậy theo như quy định trên thì việc người thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc
của cấp trên gây thiệt hại cho xã hội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng trong
các trường hợp này cần thỏa mãn đủ các điều kiện như sau:

- Người thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên phải là người làm
trong lực lượng vũ trang nhân dân;
- Người thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên để thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh;
- Người thi hành mệnh lệnh đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo cho người chỉ huy
hoặc cấp trên ra mệnh lệnh nhưng vẫn bị yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó.

Thực tiễ̃n cho thấy rằng trong các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà
nước nói chung và cũng như trong tổ̉ chức và hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân
nói riêng, quan hệ phục tùng - mệnh lệnh mang yếu tố đặc thù nó xuất phát từ yêu cầu tính
chất kỷ luật tuyệt đối, thi hành mệnh lệnh của cấp trên là những người chỉ huy hoặc là yêu cầu
bắt buộc đối với cấp dưới trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện những nhiệm vụ
liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Nhưng dù có như vậy thì
những người cấp dưới thuộc biên chế của lực lượng vũ trang nhân dân vẫn là những người am
hiểu về lĩnh vực công tác của mình vì thế họ có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất của
mệnh lệnh mà cấp trên ban hành là hợp pháp hay bất hợp pháp.

Nhưng việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên không phải lúc nào
cũng loại trừ trách nhiệm hình sự của người thi hành mệnh lệnh. Theo đó, trong trường hợp
nếu người thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên không biết hoặc không có

1
nghĩa vụ phải biết rõ mệnh lệnh là bất hợp pháp thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Và ngược lại, trường hợp người thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên có
yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho xã hội đáng kể, có tính trái pháp luật được xem là bất hợp
pháp nếu người thi hành mệnh lệnh này nhận thức được và buộc phải nhận thức được tính bất
hợp pháp của mệnh lệnh được cấp trên đề ra mà không thực hiện quy trình báo cáo đầy đủ cho
người chỉ huy hoặc cấp trên đã ra mệnh lệnh thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Mục đích và nội dung chính của báo cáo

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nằm một trong những chế định cơ bản thể
hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư
pháp ở Việt Nam, việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến các trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có tầm quan trọng trên một số bình diện sau:

Thứ nhất, vấn đề về khái niệm, hệ thống, bản chất pháp luật của chế định này trong
khoa học luật hình sự vẫn còn đọng lại nhiều quan điểm trái chiều nên cần phải khẳng định
một cách dứt khoát về mặt lập pháp. Do đó, có cách hiểu thống nhất giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng giúp cho việc áp dụng chế định này trở nên chính xác và đúng pháp luật.

Thứ hai, việc nghiên cứu về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự giúp cho
mọi người, vững tin hơn khi hành động, chủ động đấu tranh chống lại những hành vi có tính
nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật cũng như trái với đạo đức xã hội, nâng cao nhận thức
pháp luật, làm chủ bản thân và xã hội, hướng tới một xã hội công bằng, văn minh.

Thứ ba, việc nghiên cứu về vấn đề này còn góp phần phát huy hết ý nghĩa, hoàn thiện
những hạn chế của pháp luật nói chung và Bộ luật hình sự nói riêng, giúp pháp luật từng bước
đi sâu vào cuộc sống, đồng thời gạt bỏ những quy phạm không phù hợp với cuộc sống cũng
như kịp thời bổ sung những quy phạm để điều chỉnh các quan hệ xã hội cần có sự can thiệp
của pháp luật.

PHÁT HIỆN

Thi hành mệnh lệnh cấp trên là hành vi làm cho chủ trương, quyết định, chỉ thị, hoặc
mệnh lệnh do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân ban hành hoặc ra mệnh lệnh
thành hiện thực như: cấp dưới chấp hành chỉ thị cấp trên, địa phương chấp hành chỉ thị của
Trung ương…

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh, người thi hành mệnh lệnh có thể
gây ra những thiệt hại cho Nhà nước, cho các tổ chức xã hội hoặc cho cá nhân. Thực tiễn cho

2
thấy, quan hệ mệnh lệnh –phục tùng là quan hệ có yếu tố đặc thù, có tính kỷ luật tuyệt đối,
chính vì thế đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm túc và việc thi hành mệnh lệnh cấp trên đối
với cấp dưới là một yêu cầu mang tính bắt buộc. Trong khi người đưa ra mệnh lệnh không
phải là người trực tiếp gây nên thiệt hại cho xã hội mà người gây ra thiệt hại chính là người
thi hành mệnh lệnh, người bắt buộc phải tuân thủ mệnh lệnh. Tuy nhiên, với tính cách là một
cá nhân có ý thức trong xã hội, có kiến thức am hiểu về lĩnh vực công tác của mình, người
gây thiệt hại có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất của mệnh lệnh là đúng hay sai so
với quy định của pháp luật. Vì thế, trong một số trường hợp cụ thể, khi người thi hành mệnh
lệnh có lỗi thì vẫn phải đặt ra trách nhiệm hình sự cho hành vi đó. Để xem xét hành vi gây
thiệt hại của người thi hành mệnh lệnh của cấp trên trường hợp nào sẽ được loại trừ trách
nhiệm hình sự và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy cần đặt hành vi đó trong hai
trường hợp là chấp hành mệnh lệnh hoàn toàn hợp pháp và mệnh lệnh không hợp pháp.

THẢO LUẬN

Trường hợp thứ nhất – khi người thi hành gây thiệt hại trong quá trình chấp hành mệnh
lệnh do bắt buộc. Mệnh lệnh hợp pháp là mệnh lệnh được đưa ra bởi chủ thể mà theo pháp
luật là có thẩm quyền đưa ra mệnh lệnh đó, đồng thời mệnh lệnh đó phải tuân thủ đúng pháp
luật về nội dung lẫn hình thức. Với tính chất bắt buộc của quan hệ mệnh lệnh - phục tùng, đối
với những mệnh lệnh hợp pháp thì dù việc thi hành mệnh lệnh gây ra thiệt hại cho xã hội cũng
không đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự vì đó là hành vi hợp pháp.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp thi hành mệnh lệnh cấp trên hợp pháp đều
được loại trừ trách nhiệm hình sự mà có trường hợp mệnh lệnh là hợp pháp nhưng khi thi
hành, người thi hành đã có hành vi vượt quá nội dung mệnh lệnh thì người thi hành có thể
chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vượt quá đó đã cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, trong ví
dụ trên, nếu nhân viên chống buôn lậu sau khi đã hô đứng lại, bắn chỉ thiên nhưng người buôn
lậu vẫn không đứng lại đã không bắn gãy chân mà bắn vào lưng người đang chạy. Hành vi
này được xem là hành vi thi hành mệnh lệnh vượt quá so với nội dung mệnh lệnh. Tuỳ theo
từng trường hợp cụ thể, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tình tiết “thi hành công
vụ” (làm chết người; cố ý gây thương tích cho người khác trong thi hành công vụ; lạm quyền
trong khi thi hành công vụ…)

Trường hợp thứ hai – khi người thi hành gây thiệt hại do bắt buộc chấp hành mệnh lệnh
không hợp pháp. Mệnh lệnh không hợp pháp là mệnh lệnh vi phạm một trong các điều kiện
để trở thành mệnh lệnh hợp pháp. Có thể xem xét các trường hợp sau:

3
- Nếu mệnh lệnh là không hợp pháp nhưng người thi hành không thấy trước hoặc không
buộc phải thấy trước mệnh lệnh đó là trái pháp luật và buộc họ phải chấp hành, gây thiệt hại
cho xã hội thì hành vi chấp hành mệnh lệnh đó không bị coi là tội phạm mà người ra mệnh
lệnh đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì khi đưa ra mệnh lệnh của mình, nhất thiết người
ban hành phải thấy trước hoặc buộc phải thấy trước hậu quả của việc thực hiện mệnh lệnh đó
mà vẫn cố tình ban hành để buộc người thi hành phải thực hiện theo ý chí của mình – nhận
thức được tính chất trái pháp luật của mệnh lệnh mình đưa ra, nhưng đã cố ý sử dụng người
thi hành như một công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Nếu là mệnh lệnh
không hợp pháp mà người thi hành biết được hoặc buộc phải biết được đó là trái pháp luật,
nhưng do mối quan hệ lệ thuộc họ buộc phải chấp hành và không biết hậu quả có thể xảy ra
hoặc không buộc họ phải biết hậu quả có thể xảy ra thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm
hình sự.

- Nếu mệnh lệnh là không hợp pháp mà người thi hành đã nhận thức được mệnh lệnh đó
là trái pháp luật, đã nhận thức được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn chấp hành thì người đó và
người ra mệnh lệnh đều phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò là người thực hành còn
người ban hành với vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy hoặc xúi giục tuỳ
theo vai trò của môi người trong từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, trường hợp này có một ngoại lệ là nếu người thi hành mệnh lệnh đã phản
ánh việc đó với người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn giữ nguyên quyết định thì
khi đó có hậu quả xảy ra, người ra lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự cho riêng bản thân
mình. Vì thế, để xem xét hành vi gây thiệt hại có được loại trừ trách nhiệm hình sự do sự bắt
buộc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên thì ta phải căn cứ vào mệnh lệnh đó có hợp pháp hay
không hợp pháp.

Nếu mệnh lệnh hợp pháp thì cả người ra mệnh lệnh và người thi hành đều được loại trừ
trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp người thi hành vượt quá mệnh lệnh. Và ngược lại là mệnh
lệnh không hợp pháp thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà người thi hành và người ra mệnh
lệnh hoặc cả hai cùng chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại gây nên

KẾT LUẬN

Về nguyên tắc, hành vi là kết quả của sự lựa chọn của từng cá nhân. Vì thế, họ phải tự
chịu trách nhiệm đối với hành vi của bản thân gây ra. Nhìn chung đây đều là những trường
hợp bình thường. Còn ở trong thực tế, tồn tại nhiều trường hợp, cấp dưới buộc phải thi hành
mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên vì họ có nghĩa vụ phải thực hiện và không có sự lựa
chọn khác.

4
Từ đó, không thể chắc chắn rằng trong mọi trường hợp gây thiệt hại do thi hành mệnh
lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu không, chế định
này sẽ trở thành cơ sở để lợi dụng hợp thức hoá các hành vi phạm tội, để đùn đẩy, che giấu
trách nhiệm và kết quả trót lọt thì không ai phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, vấn đề
quan trọng là phải xác định rõ ràng cụ thể phạm vi lĩnh vực có tính đặc thù mà trong đó có thể
có tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự do thực hiện mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên.

Chính vì điều này, thiết nghĩ cần có quy định cụ thể về hình thức ra mệnh lệnh của
người chỉ huy hoặc cấp trên và quy trình báo cáo của người thi hành mệnh lệnh. Việc quy
định cụ thể như vậy sẽ đảm bảo được quyền cho người thi hành mệnh lệnh.

Vì vậy, pháp luật cần có những quy định cụ thể về hình thức mệnh lệnh gồm: Mệnh
lệnh bằng lời nói và mệnh lệnh bằng văn bản (quyết định, chỉ thị…). Riêng đối với mệnh lệnh
bằng lời nói thì đây là hình thức mệnh lệnh dễ dẫn đến những vấn đề mang tính bất cập, nên
cần phải có người chứng kiến, xác thực vì trong những trường hợp người chỉ huy hoặc cấp
trên ra mệnh lệnh, nhưng khi hậu quả xảy ra lại chối bỏ mệnh lệnh của mình, từ việc đó, dẫn
đến tình trạng oan sai cho người thi hành mệnh lệnh. Trong trường hợp lúc giao nhiệm vụ chỉ
có hai người, khi hậu quả xảy ra cần truy cứu trách nhiệm thì rất khó chứng minh việc có giao
mệnh lệnh hay không. Và đối với trường hợp trong quy trình báo cáo đầy đủ của cấp dưới
cũng cần có quy định giống với quá trình ra mệnh lệnh bằng lời nói là cần phải người chứng
kiến, xác thực.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.


2. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013.
3. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần
chung (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam.
4. Lô Văn Lâm (2017), Vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người thi hành lệnh
của người chỉ huy hoặc của cấp trên, Giảng viên Khoa pháp luật, Trường trung cấp
Biên Phòng 2.
5. Trần Thị Thanh Thủy (2015), Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình
sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Hồng Quang (2017), Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện
Khoa học xã hội.

5
7. TS. Trần Văn Biên - TS. Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh.
8. PGS. TS Nguyễ̃n Thị Phương Hoa - TS. Phan Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học
những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất
bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Hoàng Minh Đức (01/2018), Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong bộ
luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Tạp chí Khoa học giáo dục CSND, số 99,
84-95.

You might also like