You are on page 1of 6

Đề cương môn pháp luật đai cương

Câu 1 :
Pháp luật là hệ thống các quy phạm ( quy tắc hành vi quy tắc xử sự ) có tính bắt
buộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện
pháp tổ chức , giáo dục , thuyết phục cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước .
Thuộc tính của pháp luật :
- Tính quy phạm phổ biến :
+ tính quy phạm : pháp luật đưa ra giới hạn sử dụng chung
+ tính phổ biến : pháp luật phải được biết đến số đông
- Tính xác định chạt chẽ nội dung và hình thức
+ nội dung của pháp luật được quy định cụ thể rõ ràng trong từng chương
điều khoản điểm
- Tính cưỡng chế :
+ sự cưỡng chế là đặc trưng cơ bản của pháp luật
Câu 2 :
Pháp luật là hệ thống các quy phạm ( quy tắc hành vi quy tắc xử sự ) có tính bắt
buộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện
pháp tổ chức , giáo dục , thuyết phục cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước

Ưu điểm Nhược điểm


Tập quán pháp +Tập quán pháp xuất + Tập quán pháp tồn tại
phát từ những thói quen, dưới dạng bất thành văn
những quy tắcứng xử từ nên thường được hiếu
lâu đời nên đã ngấm sâu một cách ước lệ, nó
vào tiềm thức của nhân thường có tính tản mạn,
dân và được nhân dân tự địa phương, khó bảo đảm
giác tuân thủ góp phần có thể được hiểu và thực
tạo nên pháp luật và nâng hiện thống nhất
cao hiệu quả của pháp trongphạm vi rộng
luật.
+Góp phần khắc phục
tình trạng thiếu pháp luật,
khắc phục các lỗ hổng
của pháp luật thành văn.
Tiền lệ pháp +Án lệ được hình thành +Án lệ được hình thành
từ hoạt động thực tiễn trong quá trình áp dụng
của các chủ thể có thẩm pháp luật, là sản phẩm,
quyền khi giải quyết các kết quả của hoạt động áp
vụ việc cụ thể trên cơ sở dụng pháp luật nên tính
khách quan, công bằng, khoa học không cao bằng
tôn trọng lẽ phải… nên văn bản quy phạm pháp
nó dễ dàng được xã hội luật.
chấp nhận. +Thủ tục áp dụng án lệ
+Án lệ có tính linh hoạt, phức tạp, đòi hỏi người
hợp lý, phù hợp với thực áp dụng phải có hiểu biết
tiễn cuộc sống. pháp luậtmột cách thực
+Án lệ góp phần khắc sự sâu, rộng.
phục những lỗ hổng, +Thừa nhận án lệ có thể
những điểm thiếu sót của dẫn tới tình trạng toà án
văn bản quy phạmpháp tiếm quyền của nghị viện
luật. và Chính phủ.
Văn bản quy phạm pháp +Văn bản quy phạm pháp + Các quy định của văn
luật luật được hình thành do bản quy phạm pháp luật
kết quả của hoạt động thường mang tính khái
xây dựng pháp luật, quát nên khó dự kiến
thường thể hiện trí tuệ được hết các tình huống,
của một tập thể và tính trường hợp xảy ra trong
khoa học tương đối cao. thực tế vì thế có thể dẫn
+Các quy định của nó đến tình trạng thiếu pháp
được thể hiện thành văn luật hay tạo ra nhữnglỗ
nên rõ ràng, cụ thể, dễ hổng, những khoảng
đảm bảo sự thống nhất, trống trong pháp luật
đồng bộ của hệ thống +Những quy định trong
pháp luật,dễ phổ biến, dễ văn bản quy phạm pháp
áp dụng, có thể được hiểu luật thường có tính ổn
và thực hiện thống nhất định tương đối cao, chặt
trên phạm vi rộng. chẽ nên đôi khi có thể
+Nó có thể đáp ứng được dẫn đến sự cứng nhắc,
kịp thời những yêu cầu, thiếu linhhoạt.
đòi hỏi của cuộc sống vì +Quy trình xây dựng và
dễ sửa đối, bổ sung… ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật thường
lâu dài và tốn kém hơn sự
hình thành của tập quán
pháp và án lệ.
Câu 3 :
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Dấu hiệu vi phạm pháp luật :
- Là hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội:
Đây là dấu hiệu đầu tiên và tương đối quan trọng bởi ngoài pháp luật, các quan hệ
xã hội còn chịu sự điều chỉnh của đạo đức, phong tục, tập quán. Do vậy, vi phạm
pháp luật trước tiên phải là hành vi trái pháp luật để phân biệt với các hành vi trái
đạo đức, phong tục, tập quán…
Đồng thời, các hành vi của cá nhân, tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động
hoặc không hành động, đáng lưu ý, các hành vi này phải gây nguy hiểm cho xã hội
và xâm phạm tới các quan hệ được pháp luật bảo vệ.
- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện:
Điều này có nghĩa, nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không
có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Theo đó, năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ
thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo quy định, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất
định và trí tuệ phát triển bình thường.
- Là hành vi có lỗi của chủ thể:
Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi tức yếu tố
lỗi của người thực hiện hành vi. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể
đối với hành vi trái pháp luật.
Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện hoàn cảnh khách
quan, chủ thể thực hiện hành vi không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc
không nhận thức được hành vi của mình có thể để lại hậu quả gì thì chủ thể đó
không bị xem là có lỗi và hành vi đó không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
- Xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ:
Các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ gồm:
+ Quan hệ nhân thân: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chu cấp của cha mẹ với con cái; quan
hệ hôn nhân gia đình,…
+ Quan hệ tài sản: Khi thực hiện các giao dịch mua bán, vay mượn,…
Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật; Do người có
trách nhiệm pháp lý thực hiện; Vi phạm pháp luật phải có lỗi
Những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên hiện nay:
Nguyên nhân khách quan: đây là là những nguyên nhân bắt nguồn từ gia đình, nhà
trường và xã hội. Phần lớn thanh niên vi phạm pháp luật đều có hoàn cảnh gia đình
không tốt, thiếu sự quan tâm, các bậc phụ huynh thì buông lỏng con em khiến cho
chúng có cơ hội tiếp cận với văn hóa không tốt, hình thành trong suy nghĩ những
hành vi phạm pháp.
Nguyên nhân chủ quan: đây là nguyên nhân gây ra bởi chính bản thân mỗi người.
Sống trong một môi trường tốt, được tạo điều kiện hết sức để phát triển nhưng nếu
những thanh niên đó cố tình đi lệch lạc thì điều tất yếu không tránh khỏi là gây ra
tai họa cho mình và ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bị hại
Giải pháp hạn chế : Do nhận thức về pháp luật còn hạn chế, công tác giáo dục pháp
luật chưa thực sự hiệu quả nên mới dẫn tới việc thanh niên vi phạm pháp luật. Từ
điều đó, nhà trường và xã hội cấp thiết phải quan tâm tới việc giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên và trẻ em ngay từ lúc mới bắt đầu những bài học căn bản để ý
thức pháp luật có thời gian ngấm sâu vào nhận thức của giới trẻ. Để làm tốt công
tác này ngoài việc giáo dục ở nhà trường thì cần phải có sự kết hợp hài hòa trong
giáo dục gia đình và cộng đồng.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của nước nhà cũng cần phải mạnh mẽ hơn nữa
trong việc sử phạt các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời cũng cần phát triển hệ
thống pháp luật nột cách chặt chẽ, hoàn thiện để không có những lỗ hổng khiến cho
thanh niên bám vào đó mà ngang nhiên thực hiện hành vi vi phạm của mình.
Điều quan trọng là việc mỗi thanh niên phải tự ý thức được hành vi của bản thân,
học tập và rèn luyện để nhân cách phát triển một cách lành mạnh và toàn diện.
Câu 4 :
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về
việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì
được coi là hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động gồm 2 loại sau đây:
(1) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên
không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
(2) Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36
tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Câu 5 :
Quyền của người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động
2019 như sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao
trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình
dục tại nơi làm việc.
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người
sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an
toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được
hưởng phúc lợi tập thể.
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức
nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối
thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động
và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
trong quá trình thực hiện công việc.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đình công.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động
2019 như sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp
khác.
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành,
giám sát của người sử dụng lao động.
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 6 :
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường
hợp:
Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của người lao động như sau:
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải
báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời
hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn
có thời hạn dưới 12 tháng;
+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực
hiện theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần
báo trước trong trường hợp sau đây:
+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo
đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của
Bộ luật này;
+ Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp
quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
+ Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ,
hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
+ Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ
luật này;
+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác;
+ Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại
khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao
động.
Như vậy, nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc một trong những
trường hợp nêu trên thì sẽ thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái với quy định pháp luật. Theo đó, bạn phải có nghĩa vụ đền bù khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

You might also like