You are on page 1of 83

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

ĐOÀN HỒNG ÁNH

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ

TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2022
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

ĐOÀN HỒNG ÁNH

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ

TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã số: 8380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. MAI ĐẮC BIÊN

Hà Nội - 2022
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, em cũng đã hoàn
thành nội dung luận văn “Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh
Hà Nam”. Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác
giả mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.
Mai Đắc Biên, người trực tiếp hướng dẫn cho luận văn cho em. Thầy đã dành
cho em nhiều thời gian, tâm sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh
sửa cho em những chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của em được hoàn
thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Thầy cũng đã luôn quan tâm, động
viên, nhắc nhở kịp thời để em có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm học
cao học.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, các
anh/chị cùng lớp cao học khóa 2 vì đã luôn động viên, quan tâm giúp đỡ em
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện
nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được nhiều ý
kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để em có được cái nhìn sâu sắc hơn về
vấn đề này.
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập riêng
của tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính tính chính xác và trung thực của Luận
văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đoàn Hồng Ánh


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017);

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự;

CQĐT : Cơ quan điều tra;

TAND: Tòa án nhân dân;

VKS: Viện kiểm sát;

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân;

KSV: Kiểm sát viên;

ĐTV: Điều tra viên


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy với tình
hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn từ năm 2017 -
2021
Bảng 2.2. Bảng thống kê số vụ án, số bị cáo của tội phạm ma túy trong
năm 2021
Bảng 2.3: Bảng biểu diễn mức hình phạt áp dụng khi xét xử tội Mua
bán trái phép chất ma túy giai đoạn 2017 - 2021
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ma túy đang là hiểm họa chung của nhân loại, tác hại của ma túy không
thể lường hết được. Hơn nữa, ma túy còn gây tác hại trên lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội đồng thời nó cũng là một trong những nguyên nhân
làm phát sinh tội phạm và những tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Tệ nạn nghiện ma tuý gây thiệt hại
lớn về kinh tế cho các quốc gia. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra
ngoài vùng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện
hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực,
tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng phát
triển kinh tế xã hội. Hàng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho
việc xóa bỏ cây thuốc phiện, chi phí cho công tác cai nghiện ma tuý, chi phí
cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý...

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có tới 400.000
người chết vì ma túy trên toàn thế giới và 27 triệu người sống trong các cơn
nghiện ma túy. Những người sử dụng ma túy chiếm 30% các ca nhiễm mới
HIV/AIDS. Trong khi đó, những người nghiện ma túy cũng chính là nguồn lây
nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C… trên toàn cầu. Báo cáo về tình hình ma
túy trên thế giới cho thấy khoảng 264 triệu người, tương đương với hơn 5% dân
số thế giới, trong độ tuổi từ 15-64 từng sử dụng ma túy trái phép.

Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ
chức và toàn xã hội. Đảng và Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích, bảo
vệ cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ
chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện
2

pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động
nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy;

Thủ đô Hà Nội 56 km trên tuyến đường giao thông Bắc Nam. Phía Bắc
giáp Thủ đô Hà Nội, phía Ðông giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, phía Tây
giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình và Nam Định,có Quốc lộ
1A và đường sắt Bắc - Nam đi qua với chiều dài gần 50km và các tuyến
đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 38 nên
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, quân
sự và giao thông. Vị trí địa lý thuận lợi cho việc tỉnh Hà Nam phát triển kinh
tế - xã hội, tuy nhiên đây cũng là điểm thuận lợi cho việc mua bán trái phép
phép chất ma túy xảy ra trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây Hà Nam
thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn của cả trong và ngoài nước, thu hút được
nhiều lao động từ các tỉnh khác tới làm việc. Tất cả các điều đó tạo điều kiện
cho tệ nạn xã hội du nhập và phát triển do đó tội mua bán trái phép chất ma
túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam diễn biến rất phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày
càng tinh vi, chuyên nghiệp. Tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng
gây cho người dân tâm lý lo sợ hoang mang.

Theo thống kê của Công an tỉnh Hà Nam: Năm 2017 có 122/159 xã,
phường, thị trấn với 2.009 người liên quan đến ma túy, trong đó có 812 người
nghiện ma túy; đến năm 2021 có 131/159 xã, phường, thị trấn với 2.455
người liên quan ma túy, trong đó có 915 người nghiện ma túy. Trung bình
mỗi năm tỉnh Hà Nam tăng gần 02 xã và khoảng 90 người liên quan đến tội
phạm về ma túy. Trong đó, tội phạm mua bán trái phép chất ma túy có xu
hướng gia tăng, tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng, thủ
đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây nhiều khó khăn cho công tác
3

phát hiện, đấu tranh, xử lý. Đối tượng nghiện ma túy chủ yếu là những người
không có việc làm và lao động tự do. Địa điểm sử dụng, mua bán ma túy
không còn lén lút, bí mật như trước mà chuyển dần sang lợi dụng các cơ sở
kinh doanh dịch vụ, như quán bar, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn để thực hiện.
Độ tuổi giảm dần, ảnh hưởng mạnh trong lứa tuổi từ 16 đến 20 tuổi.

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma
túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên
chất lượng và hiệu quả chưa cao, vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng tới hiệu quả
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy; vẫn
còn những vướng mắc, bất cập cần cập nhật, sửa đổi, bổ sung; hoạt động áp
dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy của TAND hai
cấp vẫn còn lúng túng, thiếu sót cần được khắc phục.

Vì các lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Tội mua bán trái phép chất
ma túy từ thực tiễn tỉnh Hà Nam”làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật
hình sự và tố tụng hình sự là có tính cấp thiết, tính thời sự.

2. Tình hình nghiên cứu

Tội phạm về ma túy luôn là vấn đề nóng được cả nước quan tâm theo
dõi vì hậu quả nghiêm trọng mà nó đem lại, đồng thời được nghiên cứu khá
phong phú dưới nhiều góc độ khác nhau và được thể hiện qua các công trình
khoa học như sách, báo, các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu
như:

- Đinh Văn Quế, “Bình luận Bộ luật Hình sự 2015 - Phần tội phạm ma
túy”, Nhà xuất bản Truyền Thông và Thông tin, năm 2020;
4

- Trần Văn Luyện, “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa
đổi bổ sung năm 2017 - phần Các tội phạm”, Nhà xuất bản Công an nhân dân,
năm 2018;

- Phạm Minh Tuyên, “Các tội phạm về ma túy ở Việt Nam cơ sở lý


luận và thực tiễn xét xử (tài liệu tham khảo dùng cho các Thẩm phán, thư kí
Tòa án)”, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2013;

- Phạm Mạnh Hùng, “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Đại
học Kiểm sát Hà Nội, năm 2016;

- Võ Khánh Vinh, “Lý luận chung về định tội danh”, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, năm 2013;

- Võ Khánh Vinh, “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung”,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2014;

- Trần Công Phàn, “Điều tra và truy tố các tội phạm về ma túy theo pháp
luật mới”; sách chuyên khảo, NXB Công an nhân dân, năm 2019.

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác, các bài viết của nhiều
tác giả đã được đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành như:

- Đào Việt Yên “THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma
túy từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên”,Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa
học xã hội, 2017.

- Nguyễn Quang Duyệt “Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về
ma túy từ thực tiễn trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn
thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, 2018.
5

- Trần Công Phàn “Tiếp tục quan tâm làm tốt công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát giải quyết các vụ án ma túy trong tình hình
hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát số 20/2015.
- Mai Đắc Biên, “Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy”; Kỷ yếu Hội thảo khoa học Học
viện Công an nhân dân, Hà Nội, 2018;

- Lại Viết Quang, “Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong điều tra tội phạm
về ma túy”; Kỷ yếu Hội thảo khoa học Học viện Công an nhân dân, Hà Nội,
2018;

Ngoài ra còn có các bài báo khoa học khác về tội phạm ma túy đăng trên
các tạp chí Kiểm sát, tạp chí Khoa học Kiểm sát, Tòa án, Nhà nước và Pháp
luật qua các năm 2017,2018,2019,2020,2021, 2022; các báo cáo tổng kết công
tác, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các chuyên đề về ma túy, các đề tài
khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ ban ngành. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về tội mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh
Hà Nam, một số bài báo khoa học mới chỉ nghiên cứu đến một phần của tội
mua bán trái phép chất ma túy. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tội mua bán
trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Hà Nam” nhằm nghiên cứu chuyên sâu,
toàn diện và đầy đủ về lý luận cũng như thực tiễn giải quyết vụ án về tội mua
bán trái phép chất ma túy, chỉ ra những bất cập, hạn chế, trên cơ sở đó đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng giải
quyết vụ án về tội này trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu


6

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm
sáng tỏ các vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy, cũng như
đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ đó xác định những
hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự và những thiếu sót, vi
phạmtrong thực tiễn xét xử, đưa ra những yêu cầu, giải pháp nhằm giải quyết
những hạn chế, thiếu sót, vi phạm đểnâng cao chất lượng xét xử vụ án về tội
mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu về sự phát triển, nguồn gốc và sự hình thành của ma túy;

- Phân tích khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất
ma túy theo quy định của BLHS;

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án
mua bán trái phép chất ma túy tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Nam, từ đó
đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong thực
tiễn, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác để nâng cao
chất lượng xét xử các vụ án mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Hà Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận liên quan đến
tội mua bán trái phép chất ma túy; thực tiễn định tội danh, xét xử các vụ án về
tội mua bán trái phép chất ma túytrên địa bàn tỉnh Hà Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


7

Luận văn nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:

- Nội dung: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi chuyên ngành luật
hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, những quy định của pháp luật hình
sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Về thực tiễn, luận văn khảo sát, nghiên cứu kết quả xét xử của Tòa án
nhân dân hai cấp tỉnh Hà Nam đối với các vụ án về tội mua bán trái phép chất
ma túy, tập trung chủ yếu về kết quả định tội danh và áp dụng hình phạt của
Tòa án.

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn và lấy số liệu từ năm 2017
tới năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về cải cách tư pháp, về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma
túy. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên
cứu khoa học cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, thống kê, so sánh,
quy nạp, diễn dịch, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu bản án... và các phương
pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lý luận, làm giàu
thêm kho tàng lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của
Bộ luật hình sự Việt Nam.
8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sựđối với tội
mua bán trái phép chất ma túy, đồng thời chỉ ra những kết quả đã đạt được,
những hạn chế, thiếu sót và vi phạm; nguyên nhân của kết quả cũng như hạn
chế, thiếu sót và vi phạm trong xét xử các vụ án mua bán trái phép chất ma
túy tại TAND hai cấp tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn quy định của Bộ luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy
và nâng cao chất lượng xử lý loại tội phạm này. Kết quả nghiên cứu có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học
hay vận dụng vào thực tiễn giải quyết vụ án mua bán trái phép chất ma túy.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục từ viết tắt và danh
mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1:Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về tội mua
bán trái phép chất ma túy.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy tại tỉnh Hà Nam.

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
9

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

1.1.Một số vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy

1.1.1. Khái niệm, phân loạima túy

1.1.1.1. Khái niệm ma túy


Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy là “Các chất có nguồn gốc tự
nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm
sinh lý của người sử dụng”.
Cũng theo tổ chức y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi
thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái
được đòi hỏi, để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó
sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.
Tác hại nghiêm trọng nhất của ma túy là tạo ra sự lệ thuộc cả về tâm lý
và thể chất đối với người sử dụng. Như vậy, theo nghĩa chung nhất và thông
thường nhất, ma túy được hiểu là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp
(hóa học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây ức chế
hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Ở Việt Nam cụm từ “chất ma túy” chính thức quy định lần đầu tiên tại
Điều 203 BLHS 1985: “Tội tổ chức dùng chất ma túy”, Điều 185i: “Tội tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy” trong luật sửa đổi bổ sung một số điều
BLHS năm 1997. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989, Nghị định số
141/HĐBT năm 1991 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự
xong chưa đưa ra được định nghĩa về chất ma túy. Tiếp theo là BLHS 1999 đã
quy định chất ma túy, tội phạm ma túy. Theo đó, chất ma túy bao gồm: Nhựa
10

thuốc phiện,nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cần sa, lá cây coca, quả thuốc
phiện khô, thuốc phiện tươi, heroin, cocain, các chất ma túy khác ở thể lỏng,
các chất ma túy khác ở thể rắn. Các chất ma túy khác là những chất ma túy
không được nêu trong BLHS mà nằm trong các danh mục được quy định tại
Nghị định 67/NĐ-CP ngày 1-10-2001 của Chính phủ.
Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc
hội thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, cũng đưa khái
niệm về chất ma túy như sau: Chấy ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng
thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTCBTP
ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân
dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của Chương XVIII
“Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999 (gọi tắt là Thông tư 17), mục 1.1 phần
I định nghĩa về chất ma túy: “1.1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng
thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành” [5].
Như vậy, khái niệm về ma túy có thể được hiểu như sau:
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa
vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây kích thích mạnh hoặc
ức chế thần kinh và làm thay đổi trạng thái ý thức cũng như sinh lý của người
sử dụng. Nếu lạm dụng, con người sẽ bị lệ thuộc vào ma túy và dẫn đến tình
trạng nghiện đối với người sử dụng ma túy.
Ngoài ra, các chất ma túy được quy định trong các danh mục do Chính
phủ Việt Nam ban hành tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 nay
đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của
Chính Phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
1.1.1.2. Phân loại ma túy
11

Phânloạitheonguồngốc,cáchthứctạorachất matúy, ma túy đượcchia


thànhbanhóm:
-Cácchấtma túycónguồngốc tựnhiên:làcácchấtma túycósẵn trong
tựnhiênnhưcâythuốcphiện,câycôca,câycầnsa...Cácchấtmatúyloại
nàyđãxuấthiệnvàtồntạitừ hàngngànnăm trướccôngnguyênvàchođến bâygiờ
nóvẫncòntồntạinhư:nhựa thuốcphiện,tinhdầucầnsa,v.v...
+ Các chất ma túy có nguồn gốc bán tổng hợp: đây là các chất ma túy mà
một phần nguyên liệu dùng để sản xuất ra chúng được lấy từ tự nhiên. Từ
những nguyên liệu này, người ta cho phản ứng với các chất hóa học (tiền chất)
để tổng hợp ra chất ma túy mới. Những chất ma túy mới này được gọi là chất
ma túy bán tổng hợp, có độc tính cao hơn, có tác dụng tâm lý mạnh mẽ hơn so
với chất ma túy ban đầu. Ví dụ: người ta lấy morphine (là chất ma túy có nguồn
gốc tự nhiên) cho tác dụng với anhydric axêtic (là hóa chất đã được điều chế
trong phòng thí nghiệm) để có heroine là chất ma túy bán tổng hợp.
+ Các chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp toàn phần: đây là các chất ma
túy mà nguyên liệu dùng để điều chế và các sản phẩm tạo thành đều được
tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Ví dụ: người ta lấy ephedrine là tiền chất
được điều chế trong phòng thí nghiệm, cho tác dụng với một số hóa chất
khác, để tổng hợp ra amphetamine và methamphetamine, là một trong những
chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp.
Đểbiếtmộtchấtnàođócóphảilàma túy không thìchất đóphải
đápứngđượccácđặcđiểm là: Đượcquyđịnhtrongdanh mục doChínhphủ
banhành;làchấtđộcgâynghiện;cónguồngốctựnhiênhoặctổnghợp;khi
đượcđưavàocơthểconngười,nócótác dụnglàmthayđổitrạngtháiýthức và
sinhlýcủa người đó. Nếulạm dụngchấtma túy, con ngườisẽ bịlệ thuộc vàonó,
khiđógâynguyhạichochínhngười sửdụngvà cả cộngđồng.
12

Tuynhiên,trongthựctiễn,khicầnxácđịnhmộtchấtcóphảilàmatúyhay
khôngcầnphảitrưngcầugiámđịnhđểxácđịnhloại,hàmlượng,trọnglượng
chấtmatúy,tiềnchấtvàcăncứvàoDanhmụccácchấtmatúyquyđịnhtại Nghị
định73/NĐ-CPngày15/5/2018củaChínhphủ.
Một số chất ma túy thường gặp ở Việt Nam hiện nay là: Thuốc phiện,
Morphine, Hêrôin, Nhựa cần sa, Côcain,Amphetamine, Methamphetamine,
Methadone, Methoqualone, LSD,MDMA (estasy), Thuốc lắc, Lá khát, Nấm ảo
giác, Cỏ Mỹ.

1.1.2. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy

1.1.2.1.Khái niệm về tộiphạm


Khái niệm tội phạm đã được ghi nhận theo quy định tại Điều 8 BLHS
như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý
hìnhsự”[40].
Khoản 1 Điều 8 BLHS đã xác định khái niệm tội phạm một cách khoa
học, thể hiện tập trung quan điểm của Nhà nước về tội phạm. Nó không chỉ là
cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong
việc phân loại các tội phạm của Bộ luật hình sự mà còn là cơ sở cho việc nhận
thức và áp dụng đúng những điều luật quy định về từng loại tội phạm cụthể.
Khái niệm tội phạm luôn là vấn đề trung tâm của Luật hình sự, việc đưa
13

ra khái niệm này cho phép phân biệt được hành vi nào là tội phạm và hành vi
nào không phải là tội phạm để có chế tài xử lý chính xác. Các nhà làm luật
quốc tế nhấn mạnh tính hình thức của tội phạm. Cụ thể họ cho rằng: Tội phạm
là hành vi bị luật hình sự cấm, hoặc là: “Vi phạm pháp luật bị Luật hình sự
trừng trị” (BLHS Pháp năm 1980), hoặc là: “Hành vi do luật hình sự cấm
bằng nguy cơ xử phạt” (BLHS Thụy Sỹ năm 1937). Như vậy, yếu tố luật hình
sự quy định, luật hình sự cấm, luật hình sự trừng trị là đặc điểm quan trọng
của tội phạm.

Tội phạm còn được xác định thông qua dấu hiệu về mặt nội dung, đó
là: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Tuy nhiên để đánh giá như
thế nào là nguy hiểm cho xã hội, là vấn đề cần phải được làm sáng tỏ nếu
không dễ bị rơi vào chủ quan duy ý chí khi quy định tội phạm. Các tiêu chí để
xác định tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ tội phạm gồm: Tính chất của
các quan hệ xã hội bị xâm hại, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, tính chất
và mức độ lỗi (các hình thức lỗi, các dạng lỗi, động cơ, mục đích phạm tội),
các yếu tố đặc trưng cho hành vi phạm tội như: Thời gian, không gian, địa
điểm, hoàn cảnh, công cụ phạm tội, nhân thân người phạmtội.
Tội phạm còn được thể hiện thông qua dấu hiệu năng lực trách nhiệm
hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đây là đặc tính quan
trọng không thể bỏ qua khi quy định khái niệm tội phạm. Năng lực trách nhiệm
hình sự thể hiện ở khả năng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận
thức đầy đủ và hiểu được hành vi của mình. Điều đó cho thấy, cho dù gây thiệt
hại cho quan hệ xã hội nào đó nhưng nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm
không nhận thức được hành vi, không điều khiển được hành vi thì hành vi đó
không là hành vi tộiphạm. Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân người
phạm tội được hình thành đầy đủ khi người đó đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
và không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự.
14

Tính có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó. Người thực hiện hành
vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự
lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa
chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xãhội.

Năng lực trách nhiệm hình sự có mối liên hệ chặt chẽ trực tiếp với lỗi,
có năng lực trách nhiệm hình sự là cơ sở cần và đủ để có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm. Vì căn cứ để tính có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thì chủ
thể của hành vi đó nhất thiết phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Như vậy, căn cứ vào Điều 8 BLHS có thể đưa ra khái niệm tội phạm
một cách khái quát:Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách
có lỗi, được quy định trong Bộ luật hình sự và phải bị trừng phạt.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 9 BLHS, tội phạm được phân thành 4 loại:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật
này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt
tù đến 03năm;
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 nămtù;
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 nămtù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
15

Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình[40].
1.1.2.2.Khái niệm tội mua bán trái phép chất matúy
Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 BLHS,
là một trong các tội phạm về ma túy, có đầy đủ các dấu hiệu, đặc điểm của tội
phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng.Hiện nay, chưa có quy định
cụ thể nào định nghĩa về tội mua bán trái phép chất ma túy. Theo các bài
nghiên cứu, ghi nhận trong giáo trình của các trường đại học chuyên về pháp
luật thì các nhà nghiên cứu và các nhà làm luật đều có chung quan điểm:
“Mua bán trái phép chất ma túy là việc một người thực hiện hành vi bán trái
phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma
túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để
hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; Mua chất ma túy nhằm bán trái phép
cho người khác; Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Dùng
chất ma túy nhằm trao đổi, thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn
gốc chất ma túy); Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán…
lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; Tàng trữ chất ma túy
nhằm bán trái phép cho người khác; Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái
phép cho người khác”.

Tại mục 3.3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội Mua bán trái phép
chất ma túy như sau:
3.3. Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sauđây:

a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào
nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho
người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
16

c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ
thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán lấy chất ma
túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. Người
tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các
hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểmađếnđiểmgtiểu
mục 3.3nàyđềubịtruycứutráchnhiệmhình sự về tội mua bán trái phép chất ma
túy[5].
Thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng luôn xác định mục đích cuối
cùng của tội phạm là gì để định tội danh đối với hành vi phạm tội đó và chỉ ra
một tên gọi duy nhất đối với hành vi phạm tội. Theo TS. Phạm Minh Tuyên
có định nghĩa về Tội phạm ma túy như sau: “Các tội phạm ma túy là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện, có lỗi, xâm phạm đến chế độ quản
lý, sử dụng các chất ma túy của Nhà nước, từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của
Nhà nước, của xã hội và của công dân, gây mất trật tự an toàn xã hội.”[53;
tr.233]
Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 2) của Trường Đại học luật
Hà Nội thì “Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái
phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào”[50, tr.204].
Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 2) của Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội thì “Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi mua bán
chất ma túy trái với các quy định của pháp luật”[51, tr.448].
17

Nhìn chung các nhà khoa học, nhà làm luật đều có cùng quan điểm về tội
mua bán trái phép chất ma túy là một trong những hành vi bán trái phép; mua,
xin, vận chuyển, tàng trữ, sản xuất để bán hoặc dùng hàng hóa để trao đổi lấyma
túy hay lấy ma túy để thanh toán hàng hóa. Nói cách khác, tội mua bán trái phép
chất ma túy là hành vi mua, bán trái phép chất ma túy cho người khác (không
phụ thuộc nguồn gốc do đâu mà có) hoặc hành vi trao đổi ma túy như một hàng
hóa có giá trị. Bên cạnh đó, các hành vi đồng phạm với hành vi mua, bán trái
phép chất ma túy cũng bị
truycứutráchnhiệmhìnhsựvềtộimuabántráiphépchấtmatúy.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm tội mua bán trái
phép chất ma túy như sau: “Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi bằng hình thức mua, bán,
trao đổi trái phép chất ma túy hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma
túy nhằm mục đích bán trái phép chất ma túy và phải bị xử lý hình sự”.

1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý tội của tội mua bán trái phép chất ma túy

Để nhận thức đúng bản chất pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma
túy, cần đi nghiên cứu các yếu tố cấu thành tội phạmcủa tội mua bán trái phép
chất ma túy, gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ
quan của tội mua bán trái phép chất ma túy.
1.1.3.1.Khách thể của tội mua bán trái phép chất matúy

Việc nghiên cứu khách thể của tội phạm tội mua bán trái phép chất ma
túy có ý nghĩa lý luận quan trọng. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội
được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội
phạm là yếu tố không thể tách rời của tội phạm, tội phạm bao giờ cũng xâm
hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được Nhà nước xác định bảo vệ bằng
18

luật hình sự [10, tr.156]. Tội mua bán trái phép chất ma túy có khách thể trực
tiếp là chế độ độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy của Nhà nước.
Ngoài ra, khách thể của tội phạm này còn xâm hại đến trật tự an toàn xã hội,
sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ. Ma túy là loại độc dược gây
nghiện nguy hiểm, nên chỉ một số cơ quan Nhà nước mới được sản xuất ma
túy nhằm mục đích phục vụ cho y học và cho nghiên cứu khoa học. Sự thống
nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy nhằm ngăn chặn tình trạng lạm
dụng ma túy, bảo vệ sức khỏe người dân và ngăn ngừa các tội phạm về ma
túy. Bởi nếu như chất ma túy được con người sử dụng vào các mục đích như:
khoa học, công nghiệp hoặc y tế... thì nó lại trở thành hữu ích, có lợi cho con
người, xã hội. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng các chất ma túy vào mục đích
cánhânkhácnhư:Đểthỏamãncơnnghiện,nhữngthúvuisađọa,tiêucực....thì nó lại
trở thành vật gây nguy hại cho cộng đồng xã hội, bởi khi sử dụng những chất
đó cho mục đích thỏa mãn bản thân, nó khiến cho người sử dụng mất ý thức,
có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật, tội phạm ma túy cũng là mầm mống
gây ra nhiều loại tội phạm khác, xa hơn là hủy hoại nhiều thế hệ con người,
hủy hoại tương lai của đất nước.
Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma
túy (các chất ma túy thường gặp là thuốc phiện, cần sa, heroine, morphine, phổ
biến hơn tại thời điểm hiện tại là các loại ma túy tổng hợp, ma túy đá, hoặc các
loại ma túy dưới dạng thuốc tân dược khác) và các nguyên liệu thực vật có
chứa chất ma tuý, các chất ma túy (là các chất gây nghiện, chất hướng thần
đượcquyđịnhtrongcácdanhmụcchấtmatúydoChínhphủbanhành).
1.1.3.2. Mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất matúy

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên
ngoài thế giới khách quan, bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả
tác hại do hành vi đó gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả,
19

các dấu hiệu khác biểuhiện sự thực hiện hành vi phạm tội như: Công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội
[10, tr.165].
Hành vi trong tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái
phép chất ma túy dưới bất kì hình thức nào như mua để bán lại, bán ma túy
cho người khác, vận chuyển ma túy để bán cho người khác, tàng trữ ma túy để
bán dần, dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hoặc dùng hàng hóa để đổi lấy ma
túy, xin chất ma túy rồi mang bán lại cho ngườikhác.Hành vi khách quan của
tội Mua bán trái phép chất ma tuý thể hiện ở các dạng sau:

- Bán trái phép chất ma tuý. Hành vi này có thể là bán trực tiếp hoặc mua,
xin, trộm cắp, cướp giật, chiếm đoạt, nhặt được nhưng đều nhằm mục đích để
bán;
- Hành vi mua trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người
khác là dùng tiền để mua hoặc tài sản để đổi lấy chất ma túy và dùng chất ma
túy đó bán cho người khác lấy tiền hoặc lấy tài sản.
- Hành vi xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là bằng
lời nói hoặc hành động để người khác cho mình chất ma túy, rồi dùng chất ma
túy đó đem bán cho người khác lấy ít tiền hoặc tài sản. Việc xin chất ma túy
nhằm bán lại cho người khác trong thực tế rất ít xảy ra, nhưng trong một số
trường hợp vẫn có thể xảy ra.
- Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người
khác là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy sau đó đem bán chất ma túy cho
người khác. Hành vi tàng trữ chất ma túy hoàn toàn giống với hành vi tàng trữ
chất ma túy trái phép, chỉ khác ở chỗ nếu chỉ tàng trữ mà không đem bán hoặc
không chứng minh được mục đích nhằm bán trái phép chất ma túy đó thì
người tàng trữ chỉ phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
- Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy để bán trái phép cho người
20

khác cũng giống như hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, chỉ khác hành
vi vận chuyển trái phép chất ma túy ở chỗ người phạm tội không chỉ vận
chuyển mà còn bán chất ma túy mà mình vận chuyển cho người khác.
- Hành vi trao đổi, thanh toán trái phép chất ma túy là hành vi dùng
chất ma túy nhằm trao đổi, thanh toán trái phép không phụ thuộc vào nguồn
gốc chất ma túy do đâu mà có.

- Hành vi dùng tài sản trao đổi, thanh toán lấy chất ma túy là hành vi
dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy
nhằm bán lại trái phép cho người khác.

Hậu quả của tội phạm này gây thiệt hại cho sự quản lý thống nhất của
Nhà nước về các chất ma túy, gây mất an ninh trật tự cho xã hội, gây thiệt hại
đến sức khỏe của con người.Hậu quả của tội mua bán trái phép chất ma túy
không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Những thiệt hại do hành vi mua bán
trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất,
đó là chính sách thống nhất quản lýcủa Nhà nước đối với các chất ma túy.
1.1.3.3. Chủ thể của tội mua bán trái phép chất matúy

Theo quy định của luật hình sự Việt Nam hiện nay thì chủ thể của tội
phạm là con người cụ thểhoặc pháp nhân thương mại đã cố ý hoặc vô ý thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định là tội
phạm trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổinhất định
do luật quy định.
Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là người thực hiện hành
vi mua bán trái phép chất ma túy khi đạt độ tuổi do luật định và có năng lực
trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
21

phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy địnhkhác.


2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại
một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,
171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299,
303 và 304 của Bộ luật này[41].
Với quy định như trên thì chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy
là người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về các hành vi phạm tội tại khoản 2, 3, 4 Điều 251 BLHS. Bởi
lẽ, theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều luật đã được liệt kê, trong
đó có Điều 251 BLHS. Do đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội theo các khung tăng
nặng tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 251 BLHS 2015, vì các trường
hợp phạm tội này đều được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng [58, tr. 84].
Về năng lực trách nhiệm hình sự: Theo quy định của BLHS, người có
năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và
không thuộc các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định
tại Điều 21 BLHS: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự” [41]. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự trong tội mua bán
trái phép chất ma túy là người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy
trong khi không mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận
22

thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.


1.1.3.4. Mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất matúy

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái
tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó
thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, thể hiện ở
dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong mặt chủ quan của
tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, lỗi là yếu tố quan trọng trong việc
xác định tội phạm và trách nhiệm hìnhsự.

Lỗi của người phạm tội: Các hành vi phạm tội trong tội mua bán trái
phép chất ma túy được thể hiện do lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mìnhlà nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm, tuy thấy
trước được tác hại của hành vi mua bán trái phép chất ma túy gây ra cho xã
hội, có đủ điều kiện chủ quan và khách quan để lựa chọn xử sự khác, phù hợp
với đòi hỏi của xã hội nhưng họ vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy.
Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy này, không có trường hợp nào
phạm tội do lỗi cố ý giántiếp.

Trong dấu hiệu về mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất ma túy,
mục đích phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng lại là dấu hiệu
quyết định đến việc định tội danh. Yếu tố mục đích rất quan trọng, cụ thể, để áp
dụng tộimua bán trái phép chất ma túy đối với người phạm tội, CQĐT, VKS,
TANDcần chứng minh được mục đích của việc mua, tàng trữ, vận
chuyển...chất ma túynhằm mục đích bán chất ma túy.

1.2. Hình phạt của tội mua bán trái phép chất ma túy

Theo quy định tại Điều 30 BLHS:“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích
23

của người phạm tội ”[40]. Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy, BLHS
quy định hai loại hình phạt, đó là hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
1.2.1. Hình phạt chính
Hình phạt chính của tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251
BLHS quy định 4 khung hình phạt, bao gồm một khung cơ bản và ba khung
tăng nặng, cụ thể như sau:
- Khung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS, theo đó, người
nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ở
khung này, một người chỉ cần có hành vi mua bán trái phép chất ma túy là bị
truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt từ 02 năm đến 07 năm,
không phụ thuộc vào số lượng ma túy nhiều hay ít.
- Khung tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm: Có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; sử dụng
người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16
tuổi; qua biên giới; nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối
lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;Heroine, Cocaine, Methamphetamine,
Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30
gam; lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của
cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy
định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam; quả thuốc phiện khô
có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; quả thuốc phiện tươi có
khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; các chất ma túy khác ở thể
rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; các chất ma túy khác ở thể
lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít; có 02 chất ma túy trở lên
mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng
24

hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm
o khoản 2 Điều 251 BLHS;tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, ở khung tăng nặng này, ngoài việc quy định mức tối thiểu và
mức tối đa của khối lượng, thể tích chất ma túy, còn quy định một số trường
hợp phạm tội khác như: Có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người
trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người
dưới 16 tuổi; qua biên giới; tái phạm nguy hiểm.
- Khung tăng nặng thứ hai quy định tại khoản 3 Điều 251 BLHS: Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20
năm: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01
kilôgam đến dưới 05 kilôgam; Heroine, Cocaine, Methamphetamine,
Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100
gam; Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của
cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy
định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;quả thuốc phiện khô có
khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; quả thuốc phiện tươi có khối
lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam; các chất ma túy khác ở thể rắn có
khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; các chất ma túy khác ở thể lỏng có
thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít; có 02 chất ma túy trở lên mà tổng
khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể
tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3
Điều 251 BLHS.
Như vậy, ở khung tăng nặng này, BLHS chỉ quy định mức tối thiểu và
mức tối đa của khối lượng, thể tích chất ma túy mà người phạm tội mua bán.
- Khung tăng nặng thứ ba quy định tại khoản 4 Điều 251 BLHS: Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung
25

thân hoặc tử hình: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng
05 kilôgam trở lên; Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine,
MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;lá cây côca; lá khát (lá
cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của
cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam
trở lên; Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; các chất ma túy khác ở thể rắn có
khối lượng 300 gam trở lên; các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750
mililít trở lên; có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại
một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 251 BLHS.
Như vậy, ở khung tăng nặng này, BLHS chỉ quy định mức tối thiểu và
mức tối đa của khối lượng, thể tích chất ma túy mà người phạm tội Mua bán
trái phép chất ma túy.
1.2.2. Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung là một dạng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của
Nhà nước, làm tăng thêm tính nghiêm khắc của hình phạt và hỗ trợ cho hình
phạt chính. Ngoài các hình phạt chính nêu trên, tại khoản 5 Điều 251 BLHS
còn quy định về hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội, theo đó,
người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy còn có thể bị áp dụng hình phạt
bổ sung phạt tiền từ 5.000.000đ đến 500.000.000đ; cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, hình phạt bổ sung là không bắt buộc phải được áp dụng mà
tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án cân nhắc, xem xét có thể áp dụng đối với
người phạm tội hay không áp dụng. Những tình tiết Tòa án có thể cân nhắc,
26

xem xét như nhân thân người phạm tội, hoàn cảnh kinh tế, số lần tái phạm
hoặc tái phạm nguy hiểm, kết quả thu lợi bất chính của người phạm tội...

1.3. Lịch sử quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy trong
Luật Hình sự Việt Nam

1.3.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến Bộ luật hình sự năm 1985

Dưới thời pháp thuộc, thực dân Pháp sử dụng rượu cồn và thuốc phiện
là một trong những vũ khí để thực hiện chính sách ngu dân và vơ vét của cải.
Vì vậy, việc trồng, buôn bán và sử dụng thuốc phiện phát triển rất nhanh và
rộng. Tội phạm ma túy từ khi xuất hiện đã gây tác hại nhiều mặt cho đời sống
xã hội. Do vậy ngay từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(ngày 02/9/1945), Nhà nước ta đã chú trọng đến việc cấm các tội phạm về ma
túy, chủ yếu là tội mua bán trái phép chất ma túy.
Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 47/SL tạm
thời giữ lại một số luật cũ quy định về các tội phạm ma túy không trái với nội
dung chính thế Cộng hòa. Do điều kiện lịch sử khi đó cả dân tộc đang dồn sức
chống lại thực dân Pháp xâm lược nên việc xóa bỏ cây thuốc phiện và quản lý
cây thuốc phiện vẫn chưa được thực hiện triệt để, đầy đủ. Đến ngày 05/3/1952
Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 150/TTg quy định việc xử lý đối
với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện. Tiếp theo đó, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 255/TTg ngày 22/12/1952 quy định
những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý. Tuy
nhiên, Nghị định số 150/TTg và Nghị định số 225/TTg chỉ đề cập đến hành vi
tàng trữ và vận chuyển trái phép mà không đề cập đến xử lý hành vi sản xuất
hoặc buôn bán trái phép chất ma túy. Ngày 15/9/1955 Thủ tướng Chính phủ
ban hành Nghị định số 580/TTg bổ sung Nghị định số 150/TTg, quy định
những trường hợp có thể bị đưa ra Tòa án xét xử về hình sự. Cùng với nghị
27

định này, theothẩmquyềnBộTưphápđãbanhànhThôngtưsố635/VHH-


HSngày29/3/1958 và Thông tư số 33/VHH-HS ngày 5/7/1958 để thống nhất
đường lối xét xử đối với những vụ án buôn lậu thuốcphiện.
Ngày 2/7/1976, sau ngày đất nước thống nhất, Quốc hội ban hành nghị
quyết về thống nhất pháp luật và xây dựng pháp luật mới, Đảng và Nhà nước ta
đã kiên quyết áp dụng nhiều biện pháp để bài trừ tệ nạn nghiện ma túy, do đó
chỉ trong vòng 7 năm (đến 1982) con số người nghiện giảm xuống chỉ con
40.000 người [15, tr.51]. Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị
định số 76/CP về chống buôn lậu thuốc phiện. Ngày 15/9/1955, Thủ tướng
chính phủ ban hành Nghị định số 580/TTg sửa đổi, bổ sung Nghị định số
150/TTg quy định những trường hợp có thể bị đưa ra Tòa án xét xử với mức
phạt 3 tháng đến 5 năm tù, bị tịch thu tang vật và bị phạt tiền từ một đến năm
lần giá trị thuốc phiện buôn lậu. Thông tư 635/VHH-HS và Thông tư 33/VHH-
HS của Bộ Tư pháp hướng dẫn: “Trường hợp buôn lậu thuốc phiện gây tác hại
lớn làm cản trở việc thực hiện chính sách và kế hoạch Nhà nước thì có thể áp
dụng Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1976 để xử phạt trên 5 năm tù. Đối với bọn
cầm đầu những tổ chức buôn lậu ma túy thì có thể bị phạt từ 5 năm đến 10 năm
tù. Bọn tay chân chuyên nghiệp phạt từ 03 đến 5 năm tù. Bọn cơ hội phạm tội
đã giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm phạt từ 1 đến 3 năm tù, trường hợp có
nhiều tình tiết giảm nhẹ thì vẫn có thể bị phạt 1 năm tù hoặc cho hưởng
ántreo”.
Đến năm 1982, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh trừng trị các tội
đầu cơ, buôn bán, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trong đó có ma túy
được coi là đối tượng của buôn lậu và mức hình phạt có thể lên tới tử hình.
Khi đó, do nhận thấy tình hình tội phạm về ma túy có xu hướng diễn biến
phức tạp, nên Đảng, Nhà nước ta đã có thái độ kiên quyết hơn trong đấu tranh
phòng chống ma túy, trước hết thể hiện trong BLHS năm 1985.
28

Vào những năm 1980, tình hình sản xuất, lưu thông và sử dụng ma túy
có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là buôn bán ma túy. Trước tình hình này,
BLHS đầu tiên được Nhà nước ta thông qua ngày 27/6/1985 đã quy định trách
nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy tại hai điều:
Điều 166: “Tội buôn bán hàng cấm”; và Điều 203: “Tội tổ chức dùng chất ma
túy”. Theo BLHS 1985, chỉ có Điều 203 quy định riêng về “Tổ chức dùng
chất ma túy”, còn các hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái
phép chất ma túy chưa được quy định thành tội riêng mà những hành vi mua
bán, vận chuyển ma túy qua biên giới thì bị truy cứu theo Điều 97: “Tội buôn
lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” và những
hành vi mua bán, vận chuyển trong nội địa thì bị truy tố theo Điều 166: “Tội
buôn bán hoặc tàng trữ hàngcấm”.
BLHS năm 1985 đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh
phòng, chống các tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, do việc quy định chưa cụ
thể, rõ ràng các tội phạm về ma túy nên làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng,
chống loại tội phạm này. Do đó, ngày 28/12/1989 Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều BLHS,
trong đó tách tội phạm ma túy thành một điều riêng nằm ở Mục B thuộc
chương “Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia”. Trong giai đoạn này, tội
phạm về ma túy được quy định thành hai tội là: “Tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy” (Điều 96a BLHS) với ba khung
hìnhphạtrất nghiêm khắc, với mức hình phạt cao nhất lên đến tử hình đối với
các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; “Tội tổ chức dùng chất ma túy” (Điều
203), với mức hình phạt cao nhất là mười năm tù. Ngày 10/5/1997 tại kì họp
thứ 11, Khóa IX, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều
BLHS 1985, theo đó, các tội phạm về ma túy được quy định thành một
chương riêng là chương VII: “Các tội phạm về ma túy”, gồm 14 điều từ Điều
29

185a đến Điều 185o quy định 13 tội danh. Trong đó “Tội mua bán trái phép
chất ma túy” quy định tại Điều 185đ. Lần này không chỉ tách các hành vi
phạm tội thành các tội độc lập mà chất ma túy được đề cập đến trong điều luật
không chỉ đơn thuần là thuốc phiện mà còn phong phú hơn đó là: Cây coca,
cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã phần nào đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn giai đoạn này. Mặt khác, trong lần sửa đổi này đã định
lượng các chất ma túy làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với những
mức phạt nghiêm khắc, cụ thể khối lượng các chất ma túy với bốn khung hình
phạt (Điều 96a chỉ có 3 khung hình phạt) và bổ sung thêm các tình tiết định
khung mới như “Phạm tội nhiều lần”, bỏ hình phạt bổ sung là quản chế hoặc
cấm cư trú đối với người phạm các tội này. Ngoài ra, để áp dụng thống nhất
các quy định của BLHS năm 1985 về các tội phạm về ma túy trong thời gian
từ năm 1990 đến năm 1998 đã có 09 Thông tư liên ngành, Thông tư liên tịch
như: Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/BNV-VKSNDTC-TANDTC ngày
02/01/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLHS năm 1985 và Thông tư liên tịch số 02/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 05/08/1998 hướng dẫn cụ thể về các hành
vi liên quan đến tội phạm này. Như vậy, có thể thấy qua nhiều lần sửa đổi bổ
sung, thì BLHS năm 1985 đã hoàn thiện hơn trong kĩ năng lập pháp
hìnhsự,quyđịnhtộiphạmvềmatúythànhmộtchươngriêng,thểhiệnchínhsách hình
sự của Nhà nước ta là xử lý nghiêm khắc tội phạm ma túy.

1.3.2. Thời kỳ ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 2015

Ngày 21/12/1999 Quốc hội nước ta đã thông qua BLHS năm 1999, theo
đó, tội phạm mua bán trái phép chất ma túyđược quy định tại Điều 194 với tên
gọi là “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma
túy”. BLHS năm 1999 đã gộp 4 hành viđộc lập được quy định tại 4 điều luật
30

khác nhau trong BLHS năm 1985 thành một tội danh chung. Bốn hành viđộc
lập đó là:Hành vitàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185 c); hành vivận
chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185 d); hành vimua bán trái phép chất ma
túy (Điều 185 đ) và hành vichiếm đoạt chất ma túy (Điều 185 e). Tại kì họp
thứ 8, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật phòng, chống ma túy, có hiệu lực
ngày 01/06/2001. Đây là đạo luật đầu tiên về phòng chống ma túy, làm cơ sở
pháp lý để đấu tranh với tệ nạn ma túy. Ngày 24/12/2007 Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định hướng dẫn cụ thể việc
áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của
BLHS năm 1999, và ngày 14/11/2015 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-
BCA-VKSNDTC-TANDTC sửa đổi bổsungmột số điểm của Thông tư
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định hướng dẫn cụ thể việc
áp dụng Điều 194 nói riêng và Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” nói
chung của BLHS năm 1999. Đây là văn bản hướng dẫn cụ thể một cách chi tiết
và toàn diện các quy định về tội phạm ma túy góp phần tháo gỡ nhiều vướng
mắc trong quá trình giải quyết vụ án ma túy.

1.3.3. Thời kỳ ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 đến nay

Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII biểu quyết
thông qua BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). BLHS năm 2015 có
ý nghĩa rất quan trọng bởi đã khắc phục được những hạn chế, bất cập trong
thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
nói chung, và các tội phạm về ma túy nói riêng. Ngoài ra, BLHS năm 2015
còn thể hiện tinh thần hội nhậpquốc tế sâu, rộng, qua việc đưa nhiều Công ước
quốc tế vào các chương quy định trong bộ luật, trong đó có chương “Tội phạm
về ma túy”, thể hiện nhiều nội dung của Công ước Quốc tế về phòng chống ma
túy. Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 260 BLHS với
31

05 khoản, trong đó, khoản 1 quy định cấu thành cơ bản, các khoản 02, 03, 04
quy định cấu thành tăng nặng, khoản 05 quy định về hình phạt bổ sung có thể
áp dụng. Một lần nữa có thể khẳng định BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017, có hiệu lực từ 01/01/2018 đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến
hành tố tụng, cơ quan bảo vệ pháp luật trấn áp tội phạm đồng thời tạo cơ sở
pháp lý để người dân tự bảo vệmìnhvà góp phần quan trọng vào công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm nói chung, và các tội phạm về ma túy nói riêng
trong giai đoạn mới.
Những điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 đối với
các tội phạm về ma túy có thể kể đến như:
- Thứ nhất: BLHS năm 2015 đã tách tội ghép quy định tại Điều 194
BLHS 1999 về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy thành 4 tội riêng biệt đó là: Tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
được quy định tại Điều 249; tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy
định tại Điều 250; tội “Mua bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều
251; tội “Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252. Thực tế, quá
trình điều tra, xét xử cho thấy việc gộp chung các tội danh trong cùng một điều
luật gặp không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong việc xác
định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất matúy.
- Thứ hai: Về định lượng các chất ma túy, BLHS năm 2015 đã quy định
cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để
truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng điềuluật.
- Thứ ba: BLHS năm 2015 quy định thêm một số chất ma túy nằm
trong danh mục các chất ma túy đã được Chính phủ quy định vào Điều luật cụ
thể như chất ma túy Methamphetamine, Amphetamine, MDMA,XLR-11.
- Thứ tư: BLHS năm 2015 đã có sự thay đổi về đơn vị tính, từ “trọng
32

lượng” thành “khối lượng” trong các điều luật, để đảm bảo tính chính xác của
đơn vịtính.
- Thứ năm: Bổ sung hành vi “c) Đối với 02 người trở lên;” là tình tiết
định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015.
Ngoài ra, BLHS năm 2015 còn quy định mức phạt tiền cao đến
500.000.000 đồng khi áp dụng hình phạt bổ sung.
33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật, các công trình khoa học
về ma túy và Điều 251 BLHS, học viên đưa ra quan điểm của mình về khái
niệm“ma túy”, “tội phạm về ma túy” và “tội mua bán trái phép chất ma túy”,
phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy. Đồng
thời, học viên đã khái quát lịch sử lập pháp đối với tội mua bán trái phép chất
ma túy để từ đó có một cách nhìn toàn diện về chính sách hình sự của nước ta
về loại tội này. Việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của tội
mua bán trái phép chất ma túy là cơ sở, là tiền đề để chúng ta tiến đến nghiên
cứu quy định của pháp luật hiện hành là BLHS về tội mua bán trái phép chất
ma túy (Điều 251) và phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử loại tội này trên địa
bàn tỉnh Hà Nam trong giai đoạn từ năm 2017 - 2021.
34

Chương 2
THỰC TIẾN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI
MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI TỈNH HÀ NAM

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn áp dụng pháp luậthình
sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Hà Nam

2.1.1. Yếu tố về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng
Thủ đô, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp Thủ đô Hà Nội, phía đông giáp
tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh
Bình, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, với diện tích tự nhiên 861,9 km2; dân số
theo thống kê đến tháng 12 năm 2020 là 973.927 người; là đơn vị hành
chính Việt Nam đông thứ 51 về số dân, xếp thứ 44 về tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP), xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ sáu về tốc
độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 44.613 tỉ đồng (tương ứng với 1,9376 tỉ
USD), GRDP bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng (tương ứng với 2.397
USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,02%.Đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh
gồm có 6 huyện, thị, thành phố. Hà Nam nằm trên trục đường quốc lộ 1 A nối
liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía nam đất nước, điểm trung chuyển của các
tỉnh Thái Bình, Hải Phòng với các tỉnh phía nam.

Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ chiếm 71,6%, nông nghiệp chiếm
28,4%. Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Nam đã thu hút đầu tư, xây dựng
thành công nhiều khu công nghiệp với hàng trăm nghìn người lao động, như:
Khu công nghiệp Đồng Văn I và khu công nghiệp Đồng Văn 2, khu công
nghiệp Châu Sơn, khu công nghiệp Hòa Mạc huyện Duy Tiên, khu công
nghiệp Thái Hà - huyện Lý Nhân, khu công nghiệp Liêm Cần huyện Thanh
Liêm, khu công nghiệp Liêm Phong, khu công nghiệp ITAHAN. Ngoài ra tỉnh
35

cũng xây dựng được nhiều cụm công nghiệp và đã cho các doanh nghiệp và tư
nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực địa phương.Với đặc điểm tự nhiên,
kinh tế xã hộinhư trên và sự phát triển công nghiệp dồn dập đã góp phần phát
triển kinh tế mạnh mẽ của tỉnh nhưng cũng ít nhiều mang lại các hậu quả về
môi trường, về an ninh trật tự, trong đó có phát sinh nhiều loại tội phạm về ma
túy, mua bán trái phép chất ma túy, làm tăng thêm gáng nặng cho các cơ quan
tư pháp địa phương, có phần ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giải quyết các
vụ án hình sự.

2.1.2. Yếu tố về đặc điểm tình hình tội phạm mua bán trái phép chất
ma túy tại tỉnh Hà Nam

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm nói chung và và tệ nạn ma tuý
trên địa bàn tỉnh Hà Nam diễn biến phức tạp; số vụ án hình sự ngày càng tăng
cả về số lượng và quy mô; số địa bàn cấp xã, số người liên quan ma túy,
người nghiện ma túy gia tăng qua các năm. Theo thống kê của Công an tỉnh
Hà Nam: Năm 2017 có 122/159 xã, phường, thị trấn với 2.009 người liên
quan đến ma túy, trong đó có 812 người nghiện ma túy; đến năm 2021 có
131/159 xã, phường, thị trấn với 2.455 người liên quan ma túy, trong đó có
915 người nghiện ma túy. Trung bình mỗi năm tỉnh Hà Nam tăng gần 02 xã
và khoảng 90 người liên quan đến tội phạm về ma túy. Trong đó, tội phạm
mua bán trái phép chất ma túy có xu hướng gia tăng, tính chất, mức độ nguy
hiểm ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý. Đối tượng
nghiện ma túy chủ yếu là những người không có việc làm và lao động tự do.
Địa điểm sử dụng, mua bán ma túy không còn lén lút, bí mật như trước mà
chuyển dần sang lợi dụng các cơ sở kinh doanh dịch vụ, như quán bar,
karaoke, nhà nghỉ, khách sạn để thực hiện. Độ tuổi giảm dần, ảnh hưởng
36

mạnh trong lứa tuổi từ 16 đến 20 tuổi. Hiện nay, tình trạng sử dụng chất ma
túy tẩm vào các loại thảo mộc “cỏ Mỹ” trong lứa tuổi thanh thiếu niên, học
sinh có chiều hướng gia tăng, lan rộng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến một
bộ phận giới trẻ.
Theo số liệu thống kê được từ Văn phòng Tòa án nhân dân (TAND)
tỉnh Hà Nam trong 05 năm giai đoạn từ 01/01/2017 đến 30/12/2021, TAND
tỉnh Hà Nam đã đưa ra xét xử 5.196 vụ án, đối với 6.607 bị cáo trong đó tội
mua bán trái phép chất ma túy là 1.962 vụ án (chiếm tỷ lệ 37,76% trên tổng số
các vụ án hình sự đã xét xử) đối với 2.560 bị cáo (chiếm tỷ lệ 38,75% trên
tổng số các bị cáo đã xét xử). Cụ thể:
Bảng 2.1.: So sánh tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy với
tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Nam
giai đoạn từ năm 2017 – 2021.
Tội mua bán trái
Tội phạm hình sự Tỷ lệ %
Năm phép chất ma túy
Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo

2017 964 1156 301 412 31,22 35,64

2018 982 1236 315 526 32,08 42,56

2019 1023 1439 332 389 32,45 27,03

2020 1102 1354 426 512 38,66 37,81

2021 1125 1422 588 721 52,27 50,70

Tổng 5196 6607 1962 2560 37,76 38,75

(Nguồn: Thống kê các vụ án đã xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam các
năm 2017 - 2021)
37

Qua bảng thống kê số liệu nêu trên, tội phạm mua bán trái phép chất
ma túy là tội phạm chiếm số lượng lớn trong số các vụ án hình sự được
TAND tỉnh Hà Nam xét xử. Trong giai đoạn 2017 đến 2021 tội phạm mua
bán trái phép chất ma túy có chiều hướng gia tăng đỉnh điểm là năm 2021,
TAND tỉnh Hà Nam đã xét xử 588 vụ án, với 721 bị cáo chiếm 52,7% các vụ
án hình sự. Đây là con số cực kỳ lớn tăng đột biến trong năm 2021 cho thấy
diễn biến phức tạp khó dự đoán của loại tội phạm này.Đáng lưu ý có phụ nữ
còn cầm đầu đường dây mua bán ma túy từ tỉnh ngoài về Hà Nam tiêu thụ
như vụ Lê Thị Đức ở Thanh Châu - thành phố Phủ Lý hoặc kéo theo cả gia
đình phạm tội như vụ Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Thị Nương ở Hợp Lý - Lý
Nhân... Thủ đoạn gây án của đối tượng là phụ nữ cũng rất tinh vi, xảo quyệt,
biết triệt để lợi dụng hoàn cảnh, điều kiện lợi thế của mình như đang nuôi con
nhỏ hoặc có thai để phạm tội nhằm hưởng chính sách nhân đạo của pháp luật
hoặc tạo ra những điều kiện thuận lợi khác để phạm tội.

2.1.3. Yếu tố về cơ cấu tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân tỉnh Hà
Nam

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Nam gồm có 8
phòng, ban thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam và 6 Tòa án nhân dân huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là TAND cấp huyện). Tất cả các đơn vị
này đều thực hiện chức năng tư pháp, giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về
dân sự, hình sự, hành chính trên địa bàn tỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích Nhà nước và xã hội.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh bao gồm: Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân tỉnh; Các tòa chuyên trách bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân
sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa
thành niên; Bộ máy giúp việc: Văn phòng, phòng, ban và các đơn vị tương
đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định
38

nhiệm vụ, quyền hạn. Tòa án 2 cấp tỉnh Hà Nam bao gồm 32 thẩm phán trong
đó: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam có 11 thẩm phán, Tòa án nhân dân cấp
huyện có 21 Thẩm phán (Tòa án thành phố Phủ Lý có 06 Thẩm phán; Tòa án
huyện Kim Bảng có 03 Thẩm phán; Tòa án huyện Thanh Liêm có 03 thẩm
phán;Tòa án huyện Lý Nhân có 03 Thẩm phán; Tòa án huyện Bình Lục có 03
Thẩm phán; Tòa án thị xã Duy Tiên có 03 Thẩm phán).

Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự xảy ra
trên địa bàn tỉnh Hà Nam mà không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp
huyện; các vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản
có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử
của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh
giá, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán,
Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người
có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người thì Tòa án
nhân dân tỉnh Hà Nam sẽ lấy lên để xét xử. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét
xử theo thủ tục phúc thẩm các vụ án hình sự đã được giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm tại Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhưng bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành
chính, kinh doanh, thương mại, lao động theo thẩm quyền xét xử của Tòa án
nhân dân cấp huyện. Những vụ án mua bán trái phép chất ma túy bị truy tố
theo khoản 1, khoản 2 Điều 251 BLHS thuộc thẩm quyền xét xử của TAND
cấp huyện tỉnh Hà Nam.
Với cơ cấu tổ chức như trên, về cơ bản Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà
Nam đã đáp ứng yêu cầu về xét xử nói chung và xét xử các vụ án về tội mua
bán trái phép chất ma túy nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay do chính
39

sách tinh giản biên chế của Nhà nước nên các Tòa án đang có tình trạng thiếu
hụt nhân sự, nhất là đội ngũ Thẩm phán, điều này cũng gây ra áp lực và chất
lượng giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về các tội mua bán
trái phép chất ma túy nói riêng.

2.2. Thực tiễn xét xử các vụ án mua bán trái phép chất ma túy tại
tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2017 -2021

2.2.1. Những kết quả đạt được

Tội mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm chiếm số lượng lớn trong
số các vụ án hình sự được TANDtỉnh Hà Nam xét xử. Trong giai đoạn 2017-
2021 loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, đến năm 2021TAND tỉnh Hà
Namđã xét xử 588/1.125vụ án, chiếm 37.76% các vụ án hình sự và 721/1422 bị
cáo, chiếm 38.75% các bị cáo trong vụ án hình sự.Đến năm 2021loại tội phạm
này trên địa bàn tỉnh Hà Namvẫn không ngừng gia tăng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Bảng thống kê số vụ án, số bị cáo của tội phạm ma túy trong năm
2021.

Tội phạm ma túy


Tội tàng Tội vận Tội mua Tội phạm
trữ trái chuyển trái bán trái Tổng số hình sự Tỷ lệ %

Năm phép chất phép chất phép chất


matúy ma túy ma túy

Số Số Số Số Số Số Số
Số bị Số bị Số bị Số bị Số vụ
vụ bị vụ vụ vụ vụ bị
cáo cáo cáo cáo án
án cáo án án án án cáo

2021 112 133 69 75 588 721 769 929 1125 1422 52,27 50,70

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam)


40

Qua bảng số liệu này cho thấy, tổng số xét xử các vụ án hình sự là
1125vụ, 1.422 bị cáo, trong đó các tội phạm về ma túy là 769 vụ chiếm
68.35% và 929 bị cáo chiếm 65.33%. Trong các tội phạm về ma túy thì số
lượng vụ án về tội mua bán trái phép chất ma túy chiếm nhiều nhất, cụ thể đã
xét xử 588/769 vụ án chiếm tỷ lệ 76.46%; đã xét xử 721/929 bị cáo chiếm
77.61% trong tổng số tội phạm về ma túy. Đây là con số cho thấy sự diễn biến
phức tạp của loại tội này.

Bảng 2.3: Bảng thống kê mức hình phạt áp dụng khi xét xử tội mua bán
trái phép chất ma túy giai đoạn 2017 - 2021.

Đơn vị tính : bị cáo

Tù từ 03 Tù từ 07 Tù từ 15
Tù từ 03 Tù
năm đến năm đến năm đến
Năm năm trở chung Tử hình
dưới 07 dưới 15 dưới 20
xuống thân
năm năm năm

2017 16 38 44 286 17 11

2018 22 53 64 349 23 15

2019 31 62 98 140 37 21

2020 44 75 117 215 36 25

2021 58 96 135 340 54 38

Tổng 171 324 458 1330 167 110

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam)


41

Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là loại tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng với mức khung hình phạt cao nhất có thể áp dụng là tử hình. Từ
bảng số liệu nêu trên có thể mức hình phạt đối với loại tội phạm nguy hiểm
này là rất cao phổ biến ở mức tù 15 năm - 20 năm chiếm tỉ lệ lớn với 51.95%.
Đây cũng là loại tội phạm mà các bị cáo bị áp dụng mức án tử hình chiếm số
lượng bị cáo lớn so với các loại tội khác, tính từ năm 2017 - 2021, Tòa án
nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên tử hình 110 bị cáo phạm tội mua bán trái
phép chất ma túy.

2.2.2. Đánh giá những kết quả đạt được

2.2.2.1. Đánh giá kết quả về việc định tội danh của Tòa án tỉnh Hà
Nam
Định tội danh là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (CQĐT, VKS
và TAND) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
để xác định một người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo
điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho
hành vi nguy hiểm đã thực hiện[22].
Định tội danh tội mua bán trái phép chất mà túy là việc xác định và ghi
nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi
phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được
quy định tại Điều 251 BLHS về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Trong những năm qua, việc định tội danh đối với tội mua bán trái phép
chất ma túy của Tòa án hai cấp tỉnh Hà Nam đã cơ bản được thực hiện tốt,
đúng đắn, xác định được chính xác các hành vi thuộc về tội mua bán trái phép
chất ma túy, đồng thời phân biệt được tội mua bán trái phép chất ma túy với
các loại tội khác về ma túy như tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận
chuyển trái phép chất ma túy, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy... Việc
42

định tội danh của Tòa án được thực hiện chủ yếu trong hai giai đoạn: giai
đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn xét xử tại phiên tòa.

- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, các Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án do VKS truy tố, nghiên cứu kỹ Bản
kết luận điều tra của CQĐT, bản cáo trạng của VKS để nắm rõ quan điểm
truy cứu trách nhiệm hình sựcủa CQĐT, quan điểm truy tố của VKS. Các
Thẩm phán chú trọng nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm,
như hành vi phạm tội, đó phải là hành vi bán hoặc mua để bán trái phép chất
ma túy, hoặc hành vi tàng trữ, vận chuyển nhằm mục đích bán trái phép chất
ma túy. Đồng thời, nghiên cứu kỹ các kết luận giám định chất ma túy để xác
định khối lượng, thể chất chất ma túy, làm cơ sở để định khung hình phạt, bảo
đảm không chỉ xác định đúng đắn tội danh mà còn đúng khung hình phạt.
Trường hợp có từ hai chất ma túy trở lên thì các Thẩm phán đã vận dụng đúng
đắn hướng dẫn của Bộ Công an, Viện KSND tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư
pháp tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-
BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 và Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-
BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày14 tháng 11 năm 2015về sửa đổi, bổ
sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/TTLT-BCA-VKSNDTC-
TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy
định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm
1999 xác định tội danh và khung hình phạt áp dụng.Trong một số trường hợp
cần thiết, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 252 BLTTHS để tiến hành việc
xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động: Tiếp nhận chứng
cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp;
yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ
án; xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa; xem xét tại chỗ
43

nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; trưng cầu
giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng
cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của
BLTTHS; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; trường hợp Tòa án đã
yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ nhưng VKS không bổ sung được thì Tòa án
có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án.
Trên thực tiễn TAND hai cấp tỉnh Hà Nam trong khi giải quyết các vụ án mua
bán trái phép chất ma túy mới chỉ áp dụng các hoạt động tiếp nhận chứng cứ,
tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp;trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại các chất ma túy; trả hồ sơ yêu
cầu VKS điều tra bổ sung. Việc xác định tội danh và khung hình phạt áp dụng
không chỉ giúp cho Thẩm phán có quyết định đưa vụ án ra xét xử, ra phán
quyết đúng đắn trong giai đoạn xét xử tiếp theo mà còn là căn cứ để xác định
về thẩm quyền xét xử của TAND. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình
sự, TAND cấp huyện xét xử các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và
rất nghiêm trọng, tức là các tội phạm có khung hình phạt cao nhất là tù đến 15
năm. Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy, khoản 2 Điều 251 BLHS quy
định khung hình phạt cao nhất đến 15 năm tù. Như vậy, TAND cấp huyện có
thẩm quyền xét xử đối với các vụ án mua bán trái phép chất ma túy thuộc
khoản 1, khoản 2 Điều 251 BLHS. Đối với các vụ án mua bán trái phép chất
ma túy thuộc khoản 3, khoản 4 Điều 251 BLHS thì thuộc thẩm quyền xét xử
sơ thẩm của TAND tỉnh Hà Nam. Đồng thời, TAND tỉnh Hà Nam căn cứ theo
quy định của BLTTHS xét xử phúc thẩm các vụ án về tội mua bán trái phép
chất ma túy do TAND cấp huyện xét xử sơ thẩm mà bản án, quyết định chưa
có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo, kháng nghị. Từ thực tiễn xét xử cho
thấy, chưa có trường hợp nào Thẩm phán TAND hai cấp tỉnh Hà Nam trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử đánh giá sai về tội danh, khung hình phạt đối với
44

các vụ án về tội mua bán trái phép chất ma túy. Đồng thời, các Thẩm phán
TAND hai cấp tỉnh Hà Nam đã thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục tố tụng,
không để vụ án nào quá thời hạn xét xử hoặc không đúng thẩm quyền xét xử
hoặc những vi phạm pháp luật khác.

- Định tội danh và quyết định hình phạt trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa

Việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với vụ án hình sự nói
chung và đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy nói riêng được TAND
hai cấp tỉnh Hà Nam quyết định khi nghị án căn cứ trên kết quả xét hỏi, tranh
luận tại phiên tòa. Để xác định đúng đắn tội danh, điều, khoản, điểm trong vụ
án mua bán trái phép chất ma túy, các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, KSV
đã tiến hành xét hỏi bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ theo đúng quy định tại
các điều từ điều 307 đến điều 318 của BLTTHS. Việc xét hỏi của Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân và KSV tập trung làm rõ thời gian, địa điểm xảy ra hành
vi mua bán trái phép chất ma túy; hành vi mua bán trái phép chất ma túy cụ
thể, chủng loại ma túy, khối lượng, thể tích chất ma túy; số tiền mua, bán chất
ma túy, số tiền thu lợi bất chính từ việc mua bán chất ma túy; mục đích của
việc mua, bán chất ma túy, thủ đoạn phạm tội, công cụ, phương tiện phạm tội;
vai trò của từng bị cáo trong vụ án có đồng phạm; làm rõ nhân thân của bị cáo
như tái phạm, tái phạm nguy hiểm để định khung hình phạt một cách chính
xác; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các tình tiết khác
có liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Trong quá trình xét hỏi, Hội
đồng xét xử kết hợp xem xét vật chứng (nếu có); trường hợp cần thiết, Hội
đồng xét xử quyết định xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm, hỏi người giám
định, công bố lời khai tại CQĐT; nghe, xem nội dung được ghi âm, ghi hình
có âm thanh. Việc xét hỏi tại phiên tòa không chỉ nhằm kiểm tra các chứng
cứ, tài liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố mà còn làm rõ,
45

giải quyết những mâu thuẫn, tồn tại trong vụ án, thu thập thêm những chứng
cứ, tài liệu mới để bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ án.Không chỉ trực tiếp xét
hỏi mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa còn thực hiện tốt việc điều hành xét hỏi,
đề nghị Hội thẩm nhân dân, KSV, người bào chữa, những người tham gia tố
tụng khác tham gia xét hỏi để làm rõ nội dung vụ án cùng các tình tiết có liên
quan. Việc xét hỏi chỉ đượcThẩm phán chủ tọa phiên tòa kết thúc sau khi xét
thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ, KSV, bị cáo, người
bào chữa, người khác tham gia phiên tòa không có yêu cầu xét hỏi thêm.
Trong một số trường hợp cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định xem xét tại
chỗ nơi xảy ra tội mua bán trái phép chất ma túy.

Để xác định đúng đắn tội danh, quyết định hình phạt một cách đúng
đắn, phù hợp với tính chất mức độ phạm tội của tội phạm mua bán trái phép
chất ma túy thì kết quả tranh tụng tại phiên tòa góp phần quan trọng.Do vậy,
tại phiên tòa, Thẩm phán chú trọng điều hành việc tranh luận giữa KSV và
người tham gia tố tụng để bảo đảm cho các bên được đưa ra và bảo vệ quan
điểm buộc tội, bào chữa của mình một cách công khai, dân chủ, công bằng,
khách quan. Thẩm phán đề nghị KSV tranh luận, đối đáp đến cùng từng ý
kiến của người tham gia tố tụng. Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan,
toàn diện và đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết phạm tội cũng như các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án hình sự; nhân thân của bị cáo; căn cứ vào quy
định của BLHS, vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,TAND
trong quá trình nghị án đã thận trọng định tội danh và quyết định hình phạt
đối với hành vi phạm tội của bị cáo.

Ví dụ: Khoảng 20 giờ 50 phút ngày 12/01/2022, Nguyễn Văn Hiếu trú
tại Thôn An Thái, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam mang theo
01 túi nilon bên trong có chứa 20 viên ma túy “Hồng phiến” và ma túy “Đá”
đi bộ từ nhà ra đầu ngõ với mục đích để bán, khi Hiếu đi cách nhà được
46

khoảng 10m thì bị tổ công tác Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với Công an huyện Bình Lục kiểm tra và bắt
quả tang. Vật chứng và đồ vật thu giữ gồm: Thu trong lòng bàn tay trái
Nguyễn Văn Hiếu 1 túi nilon trong suốt có kẹp nhựa viền màu đỏ kích thước
(04x08)cm, bên trong có 02 túi nilon trong suốt có kẹp nhựa viền màu xanh,
bên trong mỗi túi đều có chất tinh thể màu trắng và 20 viên nén hình trụ tròn
màu đỏ được niêm phong trong phong bì ký hiệu QT01.Khám xét nơi ở của
Nguyễn Văn Hiếu thu:45 viên nén hình trụ tròn màu đỏ và 03 túi nilon trong
suốt có kẹp nhựa viền màu đỏ, bên trong mỗi túi đều chứa chất tinh thể màu
trắng, được niêm phong trong phong bì ký kiệu KX01; 02 viên nén hình trụ
tròn màu đỏ và chất tinh thể màu trắng được niêm phong trong phong bì ký
hiệu KX02.

Tại bản kết luận giám định số 18/PC09-MT ngày 17/01/2022 của
Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Hà Nam kết luận:

Mẫu viên nén trong phong bì kí hiệu QT01 gửi giám định là ma túy có
khối lượng 2,041 gam loại Methamphetamine. Mẫu tinh thể màu trắng trong
phong bì ký hiệu KX01 gửi giám định là ma túy có khối lượng 5,644 gam loại
Methamphetamine.

Mẫu viên nén trong phong bì ký hiệu KX02 gửi giám định là ma túy có
khối lượng 0,207 gam loại Methamphetamine. Mẫu tinh thể màu trắng trong
phong bì ký hiệu KX02 gửi giám định là ma túy có khối lượng 0,269 gam loại
Methamphetamine.

Tại bản cáo trạng số 25/Ct-P1 ngày 12/4/2022 của VKS nhân dân tỉnh
Hà Nam truy tố bị cáo Nguyễn Văn Hiếu về tội “ Mua bán trái phép chất ma
túy” theo điểm i khoản 2 điều 251 BLHS.
47

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án
đã được xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

- Tại phiên tòa, các bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như nội
dung của bản kết luận điều tra và cáo trạng đã truy tố. Lời khai của bị cáo phù
hợp với biên bản phạm tội quả tang, biên bản khám xét, kết luận giám định, lời
khai của người làm chứng cùng các loại tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, có
đủ cơ sở kết luận: với mục đích mua bán ma túy để kiếm lời, khoảng 20 giờ 50
phút ngày 12/01/2022, Nguyễn Văn Hiến mang theo 01 túi nilon bên trong có
chứa 20 viên ma túy “Hồng phiến” và ma túy “Đá” đi bộ từ nhà ra đầu ngõ với
mục đích để bán. Khi Hiếu đi cách nhà được khoảng 10m thì bị Công an kiểm
tra và bắt quả tang. Quá trình khám xét chỗ ở của Nguyễn Văn Hiếu, Cơ quan
cảnh sát điều tra về ma túy Công an tỉnh Hà Nam còn thu giữ 10,727 gam ma
túy loại Methamphetamine. Tổng trọng lượng ma túy thu giữ của Nguyễn Văn
Hiếu là 13,246 gam loại Methamphetamine. Hành vi nêu trên của bị cáo
Nguyễn Văn Hiếu bị truy tố tại Cáo trạng số 25/CT-P1 ngày 12/4/2022 của
VKS nhân dân tỉnh Hà Nam về tội “ Mua bán trái phép chất ma túy” được quy
định tại điểm i khoản 2 điều 251 BLHS là đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật. Hành vi phạm tội của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm
đến chính sách thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy, ảnh
hưởng xấu đến trật tự trị an địa phương. Vì vậy cần xử lý nghiêm đối với bị cáo
với có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung cho xã hội.

- Xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình
sự đối với bị cáo thấy rằng: Bị cáo là đối tượng nghiện ma túy, có nhân thân
rất xấu, đã bị xử lý hành chính về hành vi “Sử dụng trái phép chất ma túy” và
bị xét xử về tội “ Tàng trữ trái phép chất ma túy” nhưng tiếp tục lao sâu vào
con đường phạm tội. Ngày 31/01/2018 bị cáo Nguyễn Văn Hiếu bị
48

TANDquận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội xử phạt 34 tháng tù vì tội “ Tàng
trữ trái phép chất ma túy”, vừa chấp hành xong hình phạt tù ngày 09/02/2020
thì ngày 12/01/2022 bị cáo lại phạm tội mới, do chưa được xóa án tích nên bị
cáo phải chịu tình tiết tăng nặng “Tái phạm” theo điểm h khoản 1 Điều 52
BLHS. Tuy nhiên, tại giai đoạn điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo đã
thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình và có mẹ đẻ là bà Phạm
Thị Kim Liên được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng
nhất nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm s
khoản 1, khoản 2 điều 51 BLHS.

Căn cứ điểm I khoản 2, khoản 5 Điều 251; điều 35; điều 38; điều 47; điểm
s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS. Điều 106; Điều 135
BLTTHS. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án
phí và lệ phí Tòa án:

Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiếu 13 năm tù; Thời hạn tù tính từ ngày
12/01/2022 về tội “ Mua bán trái phép chất ma túy”. Hình phạt bổ sung: Phạt
tiền bị cáo Nguyễn Văn Hiếu 15.000.000đ sung quỹ Nhà nước. Ngoài ra, Tòa
án còn quyết định về xử lý vật chứng, án phí hình sự sơ thẩm.

2.2.2.2. Áp dụng hình phạt bổ sung tội mua bán trái phép chất ma túy
tại tỉnh Hà Nam

Khoảng 06 giờ 30 phút ngày 27/6/2022, tại nhà ở của mình thuộc tổ
dân phố Nam Cao, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà 6 Nam; Trần
Minh T đang bán trái phép 01 gói Heroine có khối lượng 0,040 gam cho
Nguyễn Tuấn Kh với số tiền 300.000 đồng, thì bị lực lượng Công an phát
hiện bắt quả tang, thu giữ của Trần Minh T 03 gói Heroine khối lượng 0,093
49

gam; khám xét khẩn cấp nơi ở của Trần Minh T thu giữ 13 gói Heroine có
tổng khối lượng 1,26 gam. Tổng khối lượng ma tuý Trần Minh T đang bán
cho Nguyễn Tuấn Kh và cất giữ để bán kiếm lời là 1,393g (Một phẩy ba trăm
chín mươi ba gam) ma tuý, loại Heroin, mục đích để sử dụng và bán kiếm lời.

Quá trình điều tra vụ án còn xác định: Khoảng 12 giờ ngày
26/6/2022,Nguyễn Tuấn Kh gặp bạn nghiện tên H (Kh không biết họ tên đầy
đủ, địa chỉ của H) ở gầm cầu vượt Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam và nhờ H mua hộ được 01 gói Heroine với số tiền 200.000 đồng, Kh cất
giữ trong người để sử dụng. Đến khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngày, Kh đi về
đến khu vực chợ cóc thuộc xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam thì
gặp bạn nghiện là Lê Văn H sinh năm 1976, trú tại: thôn 4 Cát Lại, xã Bình
Nghĩa, huyện Bình Lục. Kh hỏi H có biết chỗ nào bán ma túy không thì mua
về cùng sử dụng. H đồng ý và dẫn Kh đến nhà Trần Minh T để hỏi mua ma
túy. Đến nơi H giới thiệu Kh với T và bảo T có ma túy thì bán cho Kh. Nghe
H nói vậy, Kh lấy trong người ra 300.000đ đưa cho T, nhưng T không cầm và
nói “Không có, để sáng mai”, thấy T nói vậy, Kh xin số điện thoại của T để
tiện liên hệ mua ma túy và để lại số tiền 300.000 đồng trên giường ngủ của T
nhưng T không biết. Sau đó H và Kh đi về đến khu vực cống xi phông giáp
ranh giữa thị trấn Vĩnh Trụ với xã Nhân Khang, huyện Lý Nhân để sử dụng
ma túy. Tại đây H và Kh cùng nhau sử dụng hết gói ma túy mà Kh đã nhờ H
mua được trước đó.

Về nguồn gốc chất ma túy đã thu giữ, theo Trần Minh T khai mua của
một người đàn ông tên H ở khu vực cống xi phông thuộc xã Bình Nghĩa,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam với số tiền 800.000 đồng vào khoảng 22 giờ
ngày 26/6/2022, sau đó mang về nhà chia ra thành nhiều gói nhỏ khác nhau
mục đích để sử dụng và bán cho các con nghiện.
50

Tại bản cáo trạng số 65/CT-VKSLN ngày 21/11/2022 của VKSND


huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã truy tố Trần Minh T về tội “Mua bán trái
phép chất ma tuý” theo khoản 1 Điều 251 BLHS. Tại phiên tòa: Đại diện
VKSND huyện Lý Nhân giữ nguyên quan điểm truy tố, đề nghị Hội đồng xét
xử áp dụng khoản 1 Điều 251; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38
BLHS; xử phạt bị cáo Trần Minh T từ 36 đến 42 tháng tù, đề nghị phạt bổ
sung bị cáo từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nộp ngân sách nhà nước;
đồng thời đề nghị xử lý vật chứng và án phí vụ án. Bị cáo Trần Minh T khai
nhận hành vi của mình đúng như cáo trạng của VKSND huyện Lý nhân đã
truy tố; không có ý kiến tranh luận, bào chữa hay khiếu nại gì và đề nghị Hội
đồng xét xử giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã
được tranh tụng tại phiên toà, Hội đồng xét xử như sau:

- Về tố tụng: Hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát
viên, cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện
đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS. Quá trình
điều tra và tại phiên tòa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không
có ý kiến hoặc khiếu nại gì về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp,
khách quan.

- Về tội danh: Lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên toà là phù hợp với
biên bản bắt người có hành vi phạm tội quả tang, phù hợp với vật chứng thu
được, kết luận giám định về ma tuý và các tài liệu, chứng cứ khác lưu trong
hồ sơ vụ án. Do đó đủ cơ sở kết luận hành của Trần Minh T đã phạm vào tội
51

“Mua bán ttrái phép chất ma tuý” tội phạm và hình phạt được quy định tại
khoản 1 Điều 251 BLHS. Quan điểm kết tội của VKSND huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam đối với bị cáo đảm bảo đúng pháp luật.

- Về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Về nhân thân: Bị cáo có nhân thân xấu, có tiền án về tội “Chứa chấp tài sản
do người khác phạm tội mà có” và nhiều lần bị đưa đi cai nghiện nhưng đã
được xóa.

- Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự.

- Về tình tiết giảm nhẹ: Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Trần
Minh T đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của bản thân và tỏ rõ sự
ăn năn hối cải; ngoài ra bị cáo có bố đẻ là ông Trần Văn V được Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Nam tặng Bằng khen do có thành tích tham gia trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, có ông bà ngoại là Trần Văn Th và Vũ Thị Th
được Chính Phủ tặng Bảng vàng danh dự vì có 02 con tòng quân chống Mỹ
cứu nước, trong đó có liệt sĩ Trần Đình Tr; bản thân bị cáo bố mẹ mất sớm,
sống một mình chưa có vợ con và đang mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C có
khối u trong gan, nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự được quy định tại điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS.

- Về hình phạt:

+ Về hình phạt chính: Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã
hội, xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý các chất ma tuý của nhà nước,
ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, gây bức xúc trong
quần chúng nhân dân. Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý của bị cáo còn
52

làm gia tăng số người nghiện, gây nên các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm
khác. Vì vậy, cần phải áp dụng mức hình phạt nghiêm, tương xứng với tính
chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã
hội một thời gian mới có thể cải tạo được bị cáo, đồng thời có tác dụng phòng
ngừa tội phạm chung. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử
cũng xem xét bị cáo được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ và có hoàn cảnh
như đã phân tích để giảm nhẹ 7 một phần hình phạt để bị cáo sớm hoà nhập
cộng đồng xã hội, đồng thời cũng thấy được tính nhân đạo của pháp luật đối
với người phạm tội.

+ Về hình phạt bổ sung: Bị cáo phạm tội nhằm mục đích thu lời bất chính
nên cần áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo mới đảm bảo tính
nghiêm minh đối với loại tội phạm này. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng xem
xét điều kiện, hoàn cảnh của bị cáo để áp dụng mức phạt cho phù hợp.

2.3. Những hạn chế, thiếu sót, vi phạm và nguyên nhân làm giảm
hiệu quả việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép
chất ma túytại tỉnh Hà Nam

2.3.1. Hạn chế, thiếu sót, vi phạm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong những năm qua công tác xét
xử tội phạm mua bán trái phép chất ma túy của TAND tỉnh Hà Nam vẫn còn
tồn tại một số hạn chế, thiếu sótnhư sau:
- Định sai tội danh: Thực tiễn loại vi phạm này không nhiều, trong 05
năm qua mới xảy ra 01 trường hợp Tòa án định sai tội danh trong trường
hợp chứng cứ có tranh chấp giữa tội mua bán trái phép chất ma túy và tội
tàng trữ trái phép chất ma túy.Trong quá trình điều tra, truy tố bị can khai
nhận tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục đích ai mua thì bán, nhưng Tòa
án đánh giá chứng cứ cho rằng: Ngoài lời khai của bị can không xác định
53

được người mua cụ thể nên không đủ căn cứ xác định bị can phạm tội mua
bán mà bị can chỉ phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Việc định tội như
vậy không đúng với quy định tại Điều 251 BLHS và Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLTnêu trên, theo đó, một người có hành vi tàng trữ trái phép chất
ma túy nhằm mục đích để bán trái phép là phạm tội mua bán trái phép chất
ma túy.
- Hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong việc áp dụng tình tiết định khung
tăng nặng “Phạm tội hai lần trở lên” và “Đối với hai người trở lên”. Ví dụ:
Ngày 15/8/2018, Nguyễn Văn A bán cho Triệu Thanh B số tiền 02 triệu đồng
ma túy tổng hợp. Ngày 16/8/2018, A tiếp tục bán cho Trần Văn C, 03 triệu đồng
ma túy. Đến ngày 17/8/2018, A mang 01 gam Methamphetamine vừa bán cho
Trịnh Văn D và nhận 05 triệu đồng thì bị bắt quả tang.Với hành vi phạm tội
nêu trên, A bị khởi tố điều tra về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo
quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS. Đối với vụ án này, khi định tội danh,
Hội đồng xét xử có 02 quan điểm giải quyết khácnhau.
Quan điểm thứ nhất: Do A ba lần bán ma túy cho ba người khác nhau, vì
vậy A “phạm tội 02 lần trở lên” và “đối với 02 người trở lên”. Vì vậy, phải truy
tố A theo hai tình tiết định khung là điểm b và c khoản 2 Điều 251 BLHS.
Quan điểm thứ hai: Dù A nhiều lần bán ma túy cho nhiều người
khácnhau, nhưng một lúc A chỉ bán ma túy cho một người vànhững lần bán đều
cách nhau về mặt thời gian. Do đó chỉ truy tố, xét xử A vềtội “Mua bán trái
phép chất ma túy” theo điểm b Khoản 2 Điều 251 BLHS với tình tiết định khung
là “Phạm tội02lầntrởlên”làthỏađángvàđúngvớibảnchấtcủasựviệc.
Bản án đã tuyên phạt A về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy
định tại điểm a, b khoản 2 Điều 251 BLHS với các tình tiết định khung: “Phạm
tội 02 lần trở lên” và “Đối với 02 người trở lên”.
Theo giải thích của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, tình tiết “Phạm
54

tội từ 02 lần trở lên” là: Người phạm tội 02 lần trởlên thực hiện hành vi phạm
tội mà mỗi lần thực hiện hành vi phạm tội đó đều cấu thành một tội phạm
độc lập, được quy định trong một điều luật cụ thể và tội phạm đó chưa hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan tiến hành tố tụng
xử lý và phải được đưa ra xét xử, quyết định trong cùng một Bảnán.
Tình tiết phạm tội “Đối với 02 người trở lên” là: Cùng một thời điểm
mà đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người trở lên (có thể hai
hay nhiều người cùng mua ma túy một lúc hay mỗi người có giao dịch trước
nhưng việc giao nhận ma túy tiến hành cùng một thời gian, cùng thời điểm
hoặc hai hay nhiều người cùng góp tiền và trực tiếp đến mua ma túy…).
- Hạn chế thiếu sót trong việc áp dụng hình phạt:Trong ít vụ án, Thẩm
phan và Hội thẩm nhân dân khi xét xử còn áp dụng không đúng hình phạt,
dẫn đến việc Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, giảm hình phạt.
Ví dụ:Khoảng 20 giờ 45 phút ngày 26/4/2021, Trần Gia Long đang
đứng chơi ở khu vực Khách sạn 2/9 thuộc tổ 1, phường Hai Bà Trưng, thành
phố Phủ Lý thì Trần Trường Giang gọi điện hỏi Long mua 03 viên ma túy
Kẹo, 02 chỉ ma túy Ke đồng thời nhờ Long thuê một phòng tại Khách sạn
Inco 515.9, Long đồng ý. Sau đó, Long điện thoại liên lạc và mua 03 viên
ma túy Kẹo, 02 chỉ ma túy Ke của 1 đối tượng tên Hải (hiện chưa xác định
được lai lịch) với giá 7.200.000 đồng. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, Long
mang theo ma túy đi vào quầy lễ tân Khách sạn Inco 515.9 gặp Trịnh Thị
Hiền là lễ tân khách sạn Inco 515.9 nói “Cho anh thuê 1 phòng nghỉ” , Hiền
nói “Cho em mượn chứng minh thư nhân dân của anh”, Long đưa cho Hiền
thẻ căn cước mang tên Trần Gia Long. Hiền cầm thẻ căn cước của Long và
nói “ Anh đặt cọc cho em 1 triệu đồng” thì Long đưa cho Hiền số tiền
1.000.000 đồng, Hiền cầm tiền và đưa cho Long thẻ Phòng 809. Long cầm
thẻ rồi đi lên Phòng 809 và nhắn tin cho Giang “809 a ơi”. Nhận được tin
55

nhắn của Long, nhóm Giang đi lên phòng 809 thì thấy Long đang ở trên
phòng. Long đưa cho Giang 03 viên ma túy Kẹo, 02 chỉ ma túy Ke nói “Hết
tám triệu hai”. Ngọc Anh bảo Giang chuyển qua tài khoản cho Long
4.000.000 đồng, Giang đồng ý và chuyển số tiền 4.000.000 đồng thông qua
ứng dụng trên điện thoại di động từ số tài khoản 228675881 của Giang mở
tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhanh Hà Nam vào số tài
khoản 48120000367425 của Long mở tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam. Tiếp theo, Ngọc Anh bảo Nam góp
1.000.000 đồng, còn Ngọc Anh góp 3.200.000 đồng và Ngọc Anh cầm trực
tiếp đưa cho Long số tiền 4.200.000 đồng, Long cầm tiền rồi đi ra khỏi
phòng và về nhà đi ngủ. Sau đó Trần Trường Giang và nhóm bạn sử dụng
trái phép chất ma túy đến khoảng 4 giờ sáng ngày 27/4/2021 thì bị Công an
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam kiểm tra, phát hiện bắt giữ xử lý theo quy
định của pháp luật.
Tại bản Kết luận giám định số 87/PC09-MT ngày 02/5/2021 của Phòng
Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Hà Nam, kết luận:

“- 01 đĩa sứ màu trắng hình tròn; 01 thẻ VietinBank màu xanh trong
hộp ký hiệu QT01 gửi giám định có bám dính ma túy loại Ketamine”.

“- 02 túi nilon màu trắng trong phong bì ký hiệu QT02 gửi giám định
có bám dính ma túy loại Ketamine”.

Quá trình điều tra: Trần Gia Long đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội.

Tại phiên tòa: Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị
Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 1, khoản 5 Điều 251; điểm s khoản 1, khoản
2 Điều 51; 38; 47; 50 BLHSxử phạt bị cáo Trần Gia Long từ 05 đến 6 năm tù
về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
56

Tòa án nhận định: Hành vi của bị cáo đã phạm vào tội “ Mua bán trái
phép chất ma túy” theo quy định tương ứng tại khoản 1 Điều 251 BLHS.Bị
cáo Trần Gia Long phạm tội độc lập, không có đồng phạm trong việc thực
hiện hành vi phạm tội. Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 52 BLHS. Bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải; quá trình điều tra ngày 22 tháng 10 năm 2021 bị cáo đã đầu thú,
đây là các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo được hưởng theo quy định tại điểm s
khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS.

Về nhân thân: ngày 25/9/2006, Trần Gia Long bị TAND tỉnh Hà Nam
xử phạt 15 tháng tù vì tội “Cướp tài sản”; ngày 26/6/2015, TAND thành phố
Phủ Lý xử phạt 4 tháng tù về tội “Đánh bạc”, bị cáo có nhân thân xấu, đã được
xóa án tích nhưng không lấy đó làm bài học tu dưỡng, rèn luyện bản thân, vì lợi
nhuận bất chấp pháp luật bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, cần áp
dụng mức hình phạt nghiêm khắc, tương xứng tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội bị cáo đã thực hiện mới có tác dụng răn đe giáo dục,
phòng ngừa tội phạm nói chung và đối với bị cáo nói riêng. Về hình phạt bổ
sung: Hành vi phạm tội của bị cáo nhằm mục đích vụ lợi nên cần áp dụng phạt
tiền theo quy định tại khoản 5 Điều 251 BLHS.

Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 251; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51;
Điều 38; Điều 50 BLHS . Căn cứ Điều 47 BLHS; Điều 106, khoản 2 Điều 136
BLTTHS; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử
sụng án phí, lệ phí Tòa án.

Xử phạt bị cáo Trần Gia Long 7 năm tù về tội “Mua bán trái phép chất
ma túy”. Về hình phạt bổ sung: Phạt tiền bị cáo Trần Gia Long số tiền
57

10.000.000đ nộp ngân sách Nhà nước. Hội đồng xét xử còn quyết định về xử
lý vật chứng, án phí.

Xét thấy mức án quá nặng, bị cáo Long kháng cáo và được Tòa phúc
thẩm tỉnh Hà Nam sửa bản án, giảm hình phạt 01 năm tù cho bị cáo.

2.3.2. Nguyên nhân.

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ pháp luật cũng như kỹ năng nghiệp vụ của một số Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân còn hạn chế nên chưa nhận thức và áp dụng pháp
luật một cách đúng đắn, chưa có sự thống nhất cao khi nghiên cứu hồ sơ
cũng như khi nghị án.
- Còn tình trạng một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không có trách
nhiệm cao khi được phân công giải quyết vụ án về ma túy; còn chủ quan, tin
tưởng vào các quyết định khởi tố, điều tra, truy tố cũng như Kết luận điều tra
hoặc Cáo trạng của VKS. Do vậy không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để phát
hiện những mâu thuẫn, thiếu sót, những vi phạm pháp luật trong quá trình
điều tra, truy tố để trả hồ sơ yêu cầu khắc phục. Quá trình xét hỏi tại phiên tòa
còn có trường hợp không tiến hành xét hỏi một cách toàn diện, hỏi không
đúng trọng tâm nên không xác định chính xác tội danh cũng như tính chất
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
- Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của một số Thẩm phán còn
hạn chế, nên ảnh hưởng nhất định đối với việc tìm các văn bản mới ban hành
để vận dụng trong quá trình giải quyết vụ án hoặc thực hiện việc nghe, xem
dữ liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố hoặc
nghiên cứu các tài liệu được số hóa trong hồ sơ.
- Hội thẩm nhân dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, kỹ
58

năng nghiên cứu hồ sơ, chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu hồ sơ
trước khi phiên tòa diễn ra. Trong quá trình tham gia phiên tòa, còn có tâm lý
thụ động, tùy thuộc phán quyết của Thẩm phán. Vì vậy, cũng ảnh hưởng một
phần đến chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về mua
bán trái phép chất ma túy nói riêng.
- Thẩm phán chưa thực hiện tốt quan hệ phối hợp hoạt động giữa
TAND và VKS. Thực tiễn việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các
loại án về ma túy nói riêng cho thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng đôi
khi còn chưa thống nhất, đồng bộ, thiếu chặt chẽ, đặc biệt trong quá trình áp
dụng các quy định của pháp luật hình sự. Trong một số vụ án cụ thể, mối
quan hệ phối hợp giữa Thẩm phán và Kiểm sát viên chưa được chặt chẽ, dẫn
đến những khó khăn, phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án về sau. Đặc
biệt có những vụ án Tòa phải trả hồ sơ nhiều lần để VKS điều tra bổ sung.
Như vậy, sẽ mất nhiều thời gian, làm giảm quá trình đẩy nhanh việc giải
quyết các vụ án đúng thờihạn.
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

Ngày 01/01/2018, các Bộ luật quan trọng nhưBLHS năm 2015,


BLTTHS năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành,
tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều nội dung chưa có văn bản hướng dẫn của
cơ quan có thẩm quyền dẫn đến việc áp dụng pháp luật ở một số nội dung
như đã nêu trên còn chưa thống nhất, ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng
pháp luật. Do đó quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án còn gặp
nhiều khó khăn, hiệu quả của hoạt động xét xử chưa có tính thuyết phục
cao. Một số văn bản hướng dẫn áp dụng để giải quyết các vụ án ma túy còn
bất cập, dẫn đến việc có nhiều quan điểm khác nhau khi giải quyết vụ án.
Chẳng hạn như trong giai đoạn điều tra, truy tố có nhiều trường hợp CQĐT,
VKS không thống nhất được việc có khởi tố hay không khởi tố vụ án, hoặc
59

có những quan điểm khác nhau khi điều tra, truy tố. Đến giai đoạn xét xửlại
có những bất cập như việc yêu cầu giám định hàm lượng chất ma túy.
2.3.2.3. Nguyên nhân khác

- Số lượng các vụ án về tội phạm ma túy tăng mạnh trong những năm
qua, nhiều vụ án lớn tính chất phức tạp mà biên chế Thẩm phán vẫn còn thiếu,
do vậy, thời gian nghiên cứu chuyên sâu cho các loại án trong đó có vụ án
mua bán trái phép chất matúy là chưa nhiều. Một số Thẩm phán còn kiêm
nhiệm công tác bên Đảng, đoàn thể nên đôi khi phải tham gia họp theo giấy
mời của cấp ủy, chính quyền địa phương. Có Thẩm phán không chịu được áp
lực công việc đã xin chuyển ngành khác khiến các Thẩm phán khác phải làm
thay, đây cũng là nguyên nhân dân đến việc xét xử còn chưa thực sự đạt yêu
cầu. Những yếu tố trên cũng phần nào cũng ảnh hưởng không tốt đến chất
lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung, vụ án mua bán trái phép chất ma
túy nói riêng.

- Công tác đào tạo cán bộ của ngành Tòa án còn hạn chế. Công tác tổ
chức đào tạo dài hạn, ngắn hạn, chuyên sâu, tập huấn nghiệp vụ hoặc rút kinh
nghiệm xét xử chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Khi tổ chức được thì
thời lượng để giải đáp những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử là còn
hạn chế. Việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm trong những năm gần đây
tuy đã được thực hiện nhưng số lượng còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của TAND hai cấp tỉnh Hà
Nam tuy đã được ngành quan tâm nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Đây cùng là một nguyên nhân làm cho hoạt động xét xử các vụ án về ma túy
của TAND hai cấp tỉnh Hà Nam gặp không ít khó khăn. Có Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân trực tiếp xét xử nhưng chưa được đào tạo kiến thức về công
60

nghệ thông tin, chưa được trang bị và sử dụng thành thạo phương tiện, thiết bị
hiện đại.
- Chính sách đãi ngộ cán bộ công chức ngành Tòa án vẫn chưa thực sự
được quan tâm, chưa tương xứng với tính chất công việc, chưa có các cơ chế
để thu hút các cán bộ có năng lực, trình độ vào ngành công tác. Điều này dẫn
đến tình trạng một bộ phận Thẩm phán chưa thực sự yên tâm công tác, chưa
dành hết thời gian, công sức và trách nhiệm cho công việc xét xử, đôi khi còn
có động cơ vụ lợi trong khi thi hành công vụ.
- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tracủa ngành
Tòa án tỉnh Hà Nam đối với công tác xét xử vụ án về ma túy còn chưa quyết
liệt, đồng bộ, chưa kịp thời đưa ra các giải pháp, thông báo rút kinh nghiệm
hoặc các biện pháp xử lý nghiêm khắc nhằm khắc phục ngay những hạn chế,
thiếu sót, vi phạm trong công tác xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ
án mua bán trái phép chất ma túy.
61

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ những nghiên cứu quy định của Điều 251 đã chỉ ra những điểm
mới, dấu hiệu đặc trưng trong tội mua bán trái phép chất ma túy, thực tiễn xét
xử về các vụ án nói chung và về tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng
trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Theo đó, việc định tội danh và quyết định hình phạt
đối với người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy cơ bản đúng quy định
của pháp luật, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Việc xét xử của TAND hai cấp tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều thành quả
đáng khích lệ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo
đảm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên qua thực
tiễn xét xử cũng thấy bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót, vi phạm của Tòa án, cụ
thể là của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, làm giảm chất lượng xét xử các
vụ án mua bán trái phép chất ma túy. Chương 2 cũng chỉ ra được nguyên
nhân của những hạn chế, thiếu sót, vi phạm, trong đó có nguyên nhân chủ
quan, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân khác. Việc chỉ ra những hạn
chế nguyên nhân trong công tác xét xử vụ án về tội mua bán trái phép chất ma
túy tạo tiền đề quan trọng cho học viên triển khai đề xuất những giải pháp
thiết thực tại chương 3.
62

Chương 3

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG


PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VÓI VỤ ÁN MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

3.1.Yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy

3.1.1. Yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương,
đường lối, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trước những diễn biến phức tạp của tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước
ta, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều văn bản chỉ đạo đôn đốc các cấp, các
ngành triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh...
Triển khai đồng bộ, quyết liệt Chỉ thị số 21-CT/TW và các kế hoạch, giải
pháp đấu tranh phòng, chống ma túy (PCMT) để đạt được nhiều kết quả quan
trọng trên nhiều mặt...
Quán triệt Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về
tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy,
theo đó, nội dung Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị và kế hoạch thực hiện của
Chính phủ là sự kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm chỉ đạo công
tác phòng chống ma túy trong các giai đoạn trước đây cho phù hợp với tình
hình hiện nay. Chỉ thị đã xác định mục tiêu tổng quát của công tác phòng,
chống ma túy trong thời gian tới là phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị và toàn dân nhằm từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma
túy, xóa bỏ triệt để các tổ chức, đường dây, tụ điểm, sản xuất, mua bán, vận
chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy trong nước; ngăn chặn có
hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu ở trong nước, không để Việt Nam trở thành
địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế.
63

3.1.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự về tội
mua bán trái phép chất ma túy đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai
đoạn mới

Được đặt trong bối cảnh của cải cách tư pháp, việc đảm bảo hiệu quả
ADPL hình sự của TAND nói chung, của TAND tỉnh Hà Nam nói riêng về
nguyên tắc cũng phải được thực hiện trên cơ sở những quan điểm và định
hướng của cải cách tư pháp. Các nội dung này được xác định rõ trong Nghị
quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” [12] và Nghị quyết 49-
NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, với mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân
chủ,nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,
phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt
động xét xử được tiến hành có hiệu hiệu quả và hiệu lực cao” [14]. Nhiệm vụ
này là đáp ứng yêu cầu đổi mới nền tư pháp công minh, liêm chính, vững
mạnh phục vụ xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế đồng thời nâng cao vị
thế Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân. Áp dụng triệt để các nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự
như nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, nguyên tắc suy đoán
vô tội...; lấy Tòa án làm trung tâm và xét xử làm trọng tâm, tranh tụng là khâu
đột phá để nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự.

3.1.3. Yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố
tụng hình sự

Một trong những yêu cầu không thể thiếu trong việc cải cách tư pháp
hình sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN cụ thể là phải bảo đảm
quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự, đặc biệt là quyền của
bị cáo. Để đạt được yêu cầu trên, phải tiếp tục xây dựng một đội ngũ cán bộ
64

ĐTV, KSV và Thẩm phán phải có trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ
và đạo đức trong sáng, chí công vô tư. Bởi vì, trong việc cải cách đổi mới các
cơ quan tư pháp hình sự theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân và vì dân đòi hỏi các ĐTV, KSV, Thẩm phán và cả Hội thẩm
nhân dân phải nâng cao năng lực pháp luật và đề xuất, kiến nghị sáng kiến
phát huy tính hiệu quả của việc điều tra, truy tố và xét xử vì con người, lấy
con người là trung tâm phụng sự, đúng theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.
Một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không bảo giờ chấp nhận sự tồn
tại của bất kỳ bản án hay quyết định trái pháp luật nào, bởi hiệu lực của bản
án, quyết định do TAND ban hành có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích
hợp pháp của bị cáo hoặc người tham gia tố tụng, không để xảy ra oan, sai
hoặc bỏ lọt tội phạm. Do đó, phán quyết của Tòa án luôn phải đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.Trong giai đoạn xét xử, trên cơ sở các quy định của
pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự Tòa án cần xác định tội danh
phù hợp với quy định của BLHS, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, với nhân thân của bị cáo cũng như các tình
tiết khác có liên quan, từ đó, quyết định tội danh và hình phạt tương xứng,
không quá nặng cũng không quá nhẹ nhưng vẫn đảm bảo khoan hồng, nhân
đạo đối với bị cáo.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật đối
với tội mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Hà Nam

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy

Qua thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ án mua bán trái phép chất ma
túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ những hạn chế, thiếu sót và vi phạm
trong thực tiễn, học viên xin được đưa ra những ý kiến cá nhân của mình
về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, thể hiện ở những khía
65

cạnhsau:

- Về định tộidanh

+ Thứ nhất: Tại mục 1.4 Phần I Thông tư 17 quy định:Nếu chất được
giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức
rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách
nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật
tương ứng đối với các tội phạm về ma túy [5].

Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy, nhưng đối tượng
tưởng rằng đó là ma túy nên mang đi bán thì vẫn phạm vào khoản 1, Điều
251 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), của tội mua bán trái phép
chất ma túy. Nói cách khác, về chủ quan, người phạm tội lầm tưởng đó là
ma túy nên đã mang đi bán cho người khác. Tuy nhiên, mặc dù bị nhầm lẫn
về khách thể, nhưng do người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện việc bán
chất ma túy đó nên vẫn phải chịu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất
ma túy. Điều này sẽ xảy ra sự bất cập là: Một người “nhầm” mang 2 bánh
heroin (tương đương 750gam) đi bán và một người “nhầm” mang 6 gam
heroin đi bán đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 251
BLHS2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là không hợp lý vì số lượng bị
“nhầm” ở đây là chênh lệch nhau rất lớn. Nếu đối tượng phạm tội khai thác
vào lỗ hổng này thì sẽ là rất nguy hiểm cho công tác đấu tranh phòng ngừa
tội phạm về mua bán ma túy.

3.2.2. Giải pháp khác

3.2.2.1. Nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, trách nhiệm và
66

đạo đức cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo
đức cho đội ngũ công chức TAND hai cấp tỉnh Hà Nam điều kiện tiên quyết,
quan trọng để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự và các vụ án về
tội mua bán trái phép chất ma túy. Các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cần
nắm vững, nắm chắc các quy định của BLHS, BLTTHS, các nghị định của
Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, các Thông tư
liên tịch quy định, hướng dẫn về ma túy, giải quyết vụ án mua bán trái phép
chất ma túy.Để đáp ứng được yêu cầu nêu trên, ngành Tòa án hai cấp tỉnh Hà
Nam trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình phải có kế hoạch định
kỳ đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cho Thẩm phán, thường xuyên cử cán bộ
Thẩm phán đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tại Học viện Tòa
án và các trung tâm đào tạo khác. Học Viện Tòa án cần phải đổi mới nội
dung, chương trình theo hướng tập trung đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng như
kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, kỹ năng xét hỏi... Nâng cao ý thức trách
nhiệm, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Thẩm
phán cần thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục và đa dạng loại hình đào
tạo, bồi dưỡng.
Ngành Tòa án cần nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và trách nhiệm
của đội ngũ Thẩm phán, có thái độ và tinh thần đấu tranh chống tội phạm, tổ
chức, xây dựng đội ngũ Thẩm phán có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với
công việc, vì lợi ích chung, không vụ lợi khi thi hành công vụ, đề cao kỷ
cương, kỷ luật trong công tác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu bảo
đảm quyền con người, quyền công dân trong xét xử các vụ án mua bán trái
phép chất ma túy.
Bản thân mỗi cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án tỉnh Hà Nam cần tự học
tập nâng cao trình độ pháp luật, tự trau dồi đạo đức cách mạng, rèn luyện phẩm
67

chất, lối sống, luôn học tập làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, thực hiện nghiêm lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ ngành Tòa án.
Đối với những vụ án ma túy có tính chất phức tạp, được coi là vụ án
điểm thì mỗi Tòa án của tỉnh Hà Nam cần chọn những Thẩm phán có kinh
nghiệm lâu năm trực tiếp làm chủ tọa phiên tòa. Các cơ quan tố tụng cũng
cần phải cử những người tiến hành tố tụng đến theo dõi, để sau khi kết thúc
phiên tòa cần có cuộc họp rút kinh nghiệm. Mỗi Thẩm phán được phân công
làm chủ tọa phiên tòa giải quyết các vụ án cần phải lập kế hoạch xét hỏi cụ
thể, rõ ràng, dự đoán được các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa để chủ
động, linh hoạt trong mọi tình huống có thể xảy ra tại phiêntòa.
Trong hoạt động xét xử, không thể thiếu vai trò của Hội thẩm nhân
dân. Chính vì vậy, cần có những lớp tập huấn để nâng cao trình độ pháp luật,
kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, xét hỏi cho các Hội thẩm nhân dân. Đây là việc
làm cần thiết để tránh sự lúng túng của các Hội thẩm trong quá trình tham gia
giải quyết vụ án. Để nâng cao chất lượng của Hội thẩm nhân dân cần có
những tiêu chuẩn cơ chế lựa chọn Hội thẩm. Đồng thời, Nhà nước cũng cần
quan tâm chế độ cho Hội thẩm. Ngoài ra cũng nên quy định trách nhiệm của
Hội thẩm đối với những bản án mà mình tham gia xét xử để nâng cao trách
nhiệm của mỗi Hội thẩm trong hoạt động xét xử.
3.2.2.2.Tăng cường công tác quản lý cán bộ, thanh tra, kiểm tra công
tác xét xử

Lãnh đạo ngành Tòa án tỉnh cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác
quản lý cán bộ, thanh tra, kiểm tra công tác xét xử của Thẩm phán, của
TAND cấp huyện để kịp thời phát hiện yếu kém, vi phạm có biện pháp khắc
phục, xử lý kịp thời. Đối với những vụ án mua bán trái phép chất ma túy có
nhiều bị cáo tham gia số lượng ma túy lớn, dư luận xã hội quan tâm thì cần tổ
chức chặt chẽ, kiểm tra chi tiết công tác chuẩn bị xét xử, công tác xét xử.
68

TAND tỉnh luôn thường xuyên kiểm tra, nghiên cứu các bản án, quyết định
của cấp huyện để xem xét tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án, quyết
định, hạn chế tối đa việc xét xử oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

3.2.2.3. Giải pháp về công tác tổ chức


Để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung, các vụ án
về ma túy nói riêng, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Các công chức
thuộc Hệ thống TAND gồm Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án phải
được làm việc trong một cơ cấu tổ chức được sắp xếp khoa học thì mới hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, xuất hiện tình trạng thiếu Thẩm phán đang là vấn đề đáng
quan tâm của TAND hai cấp tỉnh Hà Nam. Một số đơn vị, nhất là đối với
TAND cấp huyện, có những Thẩm phán kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể,
vì vậy, khi số lượng án gia tăng xuất hiện tình trạng quá tải đối với Thẩm
phán. Do đó, chất lượng xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy cũng bị
ảnh hưởng tiêu cực, có phần không đảm bảo. Để đáp ứng yêu cầu về công
việc và nhiệm vụ chính trị địa phương đề ra cần phải bổ sung thêm chỉ tiêu
Thẩm phán sơ cấp, trung cấp để tránh tình trạng quá tải như hiện nay. Đảm
bảo thời gian nghiên cứu hồ sơ các văn bản pháp luật hiện hành, đầy đủ, toàn
diện thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử của TAND.
3.2.2.4. Tăng cườngquanhệphốihợphoạtđộnggiữacáccơquantốtụng

Sựphốihợpgiữacác cơquan tiến hành tốtụngcóvai trò rấtquantrọng


trongcông tácđấutranhphòng,chốngtội phạm và trong xét xử vụ án hình
sự.Đểcuộcđấutranhchốngtội phạmmua bán trái phép chất
matúyđạthiệuquảcao, đòihỏiTAND hai cấp tỉnh Hà Namtiếp
tụcphốihợpchặtchẽ,liêntục, thườngxuyênvớicác cơ quan tiến hành tố tụng
khác, đặc biệt đối với VKSND cùng cấp. Đồng thời, quan hệ phối hợp tốt với
69

cáccấpchính quyền,cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội có liên quan để tạo
điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực hơn vào quá trình thực hiện các biện
pháp đấu tranh, bảo đảm cơ chế nhân dân kiểm tra được tính đúng đắn, hiệu
quả đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước có chức năng trực tiếp đấu
tranh chống tội phạm.

Đốivớinhữngvụáncótínhchấtnghiêmtrọngvàđặcbiệtnghiêm trọng, còn


có sự mâu thuẫn trong đánh giá xác định tội danh, TAND cần phối
hợpthảoluậnvới CQĐT, VKS để đi đến thống nhất trên cơ sở quy định của
pháp luật, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác xét xử, đảm bảochoviệcđưa ra
phánquyếthiệuquả,chínhxác,đúngngườiđúng tộivà đúngphápluật.

3.2.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, chế độ tiền lương đối với cán bộ,
Thẩm phán
Ngành Tòa án tỉnh Hà Nam cần tiếp tục đề nghị ngành Tòa án trang bị
đầy đủ và tốt nhất cơ sở vật chất, hạ tầng cho TAND hai cấp tỉnh Hà Nam
nhằm đáp ứng theo yêu cầu của cải cách tư pháp và thực tiễn. Đặc biệt là đối
với các TAND cấp huyện, cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, thiếu trang thiết bị,
phương tiện đi lại làm việc, bởi vậy, việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc một mặt góp phần thể hiện sự trang nghiêm của Tòa án,
mặt khác khi đội ngũ công chức Tòa án có đủ trang thiết bị làm việc thì việc
giải quyết, xét xử các vụ án sẽ thuận lợi và đảm bảo chất lượng hơn. Chế độ
lương cũng cần được đề nghị Nhà nước quan tâm, thay đổi để bảo đảm đời
sống cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Tòa án giúp họ có mức sống ổn định,
yên tâm công tác, cống hiến.
70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích nghiên cứu lý luận về tội mua bán trái phép chất
ma túy từ các quy định của pháp luật hình sự nước ta và thực tiễn xét xử loại
tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 5 năm từ 2017-2021, tại
chương 3, học viên đề xuất các giải pháp cơ bản thiết thực góp phần hoàn
thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy
và giải pháp nâng cao chất lượng xét xử đối với loại tội phạm này của hệ
thống TAND cấp tỉnh Hà Nam. Các giải pháp cơ bản và cụ thể bao gồm:Nâng
cao trình độ pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, trách nhiệm và đạo đức cho đội
ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; Tăng cường công tác quản lý cán bộ,
thanh tra, kiểm tra công tác xét xử; Đổi mới, hoàn thiện công tác tổ chức;
Tăng cườngquan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tố tụng; Tăng cường
cơ sở vật chất, chế độ tiền lương đối với cán bộ, Thẩm phán. Những giải pháp
trên có tính thiết thực và khả thi cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
71

KẾT LUẬN

Ma túy đã và đang từng ngày hủy hoại cuộc sống của tất cả mọi người.
Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì ma túy sẽ vẫn là hiểm họa
lớn của toàn nhân loại. Cùng với sự phát triển của xã hội thì tội phạm ma túy
nói chung và tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng những năm gần đây
ngày càng tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn hoạt động ngày
càng tinh vi, với các ổ nhóm chuyên nghiệp nhiều đối tượng tham gia, mua
bán với số lượng ma túy lớn. Để ngăn chặn thảm họa ma túy, Đảng và Nhà
nước ta đã đầu tư nhiều công sức, tiền của xây dựng lực lượng chuyên trách
phòng chống các tội phạm về ma túy và vận động nhân dân tham gia vào việc
đấu tranh, phát hiện phòng chống các tội phạm về ma túy. Luận văn đã đưa ra
quan điểm về khái niệm “chất ma túy” và “tội mua bán trái phép chất ma
túy”, lịch sử hình thành và phát triển của tội mua bán trái phép chất ma túy,
xác định rõ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội mua bán trái phép chất ma
túy, hình phạt áp dụng. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử tội
mua bán trái phép chất ma túy của TAND hai cấp tỉnh Hà Nam trong 5 năm
qua, từ năm 2017 đến năm 2022. Xác định những hạn chế, thiếu sót, vi phạm
trong công tác xét xử các vụ án mua bán trái phép chất ma túy và nguyên
nhân của chúng, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp khắc phục để nâng
cao hiệu quả, chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về
tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Các giải pháp trên có tính thiết
thực và khả thi cao.
72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng (chủ biên) (2017), Bình luận khoa
học BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Thếgiới.
2. Hồ Văn Bình (2017), Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An, Luận văn thạc sỹ
Luật học, Học viện khoa học xãhội.
3. Bộ Chính trị (1996), Chỉ thị số 06/CT/TW ngày 30/11/1996 về tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm
soát ma túy, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2008), Chỉ thị số 21/CT-TW ngày 26/03/2008 về tiếp
tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm
soát ma túy trong tình hình mới, HàNội.
5. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối
cao và Bộ tư pháp (2007), Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT
ngày 24/12/2007 quy định về việc hướng áp dụng một số quy định
tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự
năm 1999, HàNội.
6. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối
cao và Bộ tư pháp (2015), Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLN
ngày 14/11/2015 sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư liên
tịch số 17/2007/TTLN ngày 24/12/2007 quy định về việc hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về
ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, HàNội.
7. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, HàNội.
8. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
73

(Phần các tội phạm), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, HàNội.

9. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Một
số vấn đề chung về định tội danh), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: lý luận hướng
dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb HàNội.
11. Chính phủ (2013), Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy
định về việc Ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất, HàNội.
12. Chính phủ (2018), Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại
một số Điều của Bộ luật hình sự 2015, HàNội.
13. Chính phủ (2018), Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018
Nghị định quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, HàNội.
14. Mai Ngọc Chính (2017), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện
Khoa học xãhội.
15. Lê Hồng Chương (1998), “Sau một năm thực hiện kế hoạch liên
ngành 1413 về phòng chống nghiện ma túy trong học sinh, sinh
viên, thanh thiếu niên”, Tạp chí CAND,(3).
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6 của bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, HàNội.
17. Lê Văn Đệ (2010), Định tội danh và quyết định hình phạt trong
luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, HàNội.
18. Nguyễn Minh Đức (2015), “Những khó khăn, vướng mắc trong
việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các vụ án
ma túy”, Tạp chí kiểm sát, (20),tr.7-13.
74

19. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2007), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, HàNội.
20. Nguyễn Huy Hoàng (2013), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý từ thực tiễn tỉnh Lai Châu,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xãhội.

21. Trần Minh Hưởng (2013), Bình luận khoa học luật hình sự Việt
Nam (có sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Hồng Đức, HàNội.
22. Dương Tuyết Miên (2007) Định tội danh và quyết định hình phạt
(Sách chuyên khảo - in lần hai, có sửa chữa bổ sung), Nxb Lao động
– Xã hội, Hà Nội.

23. Liên Hợp Quốc (1971), Công ước về các chất hướngthần.

24. Liên Hợp Quốc (1988), Công ước về chống buôn bán bất hợp
pháp các chất ma túy và chất hướngthần.
25. Trần Văn Luyện (chủ biên) (2017), Bình luận khoa học bộ luật hình sự
năm 2015(SửađổiBổsung2017)-Phần các
tộiphạm,NxbCôngannhândân.
26. Nguyễn Giang Nam (2017), Tội mua bán trái phép chất ma túy
theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Nam Định, Luận
văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xãhội.
27. Cao Thị Oanh (2012), Một số vấn đề liên quan đến hướng dẫn áp
dụng Điều 194 Bộ luật hình sự, Luậthọc.
28. Cao Thị Oanh (2013), “Kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hình sự Việt
Nam một số hạn chế và kiến nghị”, Nghề luật, Học viện Tưpháp.
29. Trương Văn Phong (2000), Cuộc chiến chống ma túy của thế giới
đương đại, NxbTrẻ.
30. Đinh Văn Quế (2001), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt
75

trong pháp luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.
31. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần
các tội phạm(tậpIV)Cáctộiphạmvềmatúy,NxbThànhphốHồChíMinh.
32. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, HàNội

33. Quốc hội (1992), Hiến pháp, HàNội.

34. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, HàNội.

35. Quốc hội (2000), Luật phòng, chống ma túy, HàNội.

36. Quốc hội (2001), Hiến pháp, HàNội.

37. Quốc hội (2008), Luật phòng, chống ma túy (sửa đổi, bổ sung), HàNội.

38. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), HàNội.

39. Quốc hội (2013), Hiến pháp, HàNội.

40. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, HàNội.

41. Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung), HàNội

42. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 41/2017/QH14 Về việc thi hành Bộ
luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố
tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự
số 99/2015/QH13,
Luậtthihànhtạmgiữ,tạmgiamsố94/2015/QH13,HàNội.
43. Hồ Sỹ Sơn (2008), Hoàn thiện một số quy định về hình phạt và
quyết định hình phạt của BLHS năm 1999 nhằm đảm bảo hơn nữa
nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, Luậthọc.
44. Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, HàNội.
76

45. Nguyễn Thành Tất (2018), Tội mua bán trái phép chất ma túy theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn
thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xãhội.
46. Phan Thị Hồng Thắng (2015), Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn
tỉnh ĐắkLắk,LuậnvănthạcsĩLuậthọc,Khoaluật,ĐạihọcQuốcgiaHàNội.
47. Nguyễn Thủy Thanh (2012), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Khoa luật, Đại học quốc gia HàNội.
48. Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết số 04/HĐTP ngày
29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của
bộ luật hình sự, HàNội.

49. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP
ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự, Hà Nội.
50. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam, tập II, Nxb CAND, HàNội.
51. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016) Giáo trình luật hình sự
Việt Nam, tập II, Nxb Quốc gia HàNội.
52. Từ điển Bách khoa Công an nhân dân (1996), Nxb Đà Nẵng và
Trung tâm từ điểnhọc.
53. Phạm Minh Tuyên (2013), Các tội phạm về ma túy ở Việt Nam cơ
sở lý luận và thực tiễn xét xử (tài liệu tham khảo dùng cho các
Thẩm phán, thư kí Tòa án), Nxb HồngĐức.
54. Viện chiến lược và khoa học Bộ Công an (2005), Từ điển Bách
77

khoa Công an nhân dân, Nxb Công an nhândân.


55. Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa
học xã hội, HàNội.
56. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2014), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam phần chung, Nxb Khoa học xã hội, HàNội.
57. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2014), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam phần các tội phạm, Nxb Khoa học xã hội, HàNội.
58. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy và
cuộc chiến mới, Nxb Công an nhândân.
59. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (phần
các tội phạm, tập IV), Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội.
60. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb
Chính trị Quốc gia - Sự thật, HàNội.
61. Nguyễn Xuân Yêm (2004), Luật phòng chống ma túy và phòng
chống ma túy trong nhà trường, Nxb Công an nhân dân, HàNội.

You might also like