You are on page 1of 5

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẦN MỞ ĐẦU
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (sau đây xin được gọi tắt là
BLTTHS).
Hôm nay, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án Nguyễn Hồng Ngọc bị xét xử về tội “Giết người” và tội “Mua bán trái
phép chất ma túy” theo quy định tại khoản 2 Điều 123 và điểm i khoản 2 Điều 251
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, sau đây xin gọi tắt là Bộ luật
Hình sự (BLHS).
Tôi tên là – Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên toà trình bày quan
điểm của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc xử lý đối với bị
cáo và giải quyết vụ án như sau:
PHẦN NỘI DUNG
1. Tóm tắt nội dung vụ án
Qua quá trình điều tra vụ án cũng như lắng nghe phần xét hỏi tại phiên tòa ngày
hôm nay, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Bị hại Trần Thị Tường Vi đã rủ rê rằng nếu bán ma tuý có thể vừa có tiền, vừa
có thể giúp bị cáo Nguyễn Hồng Ngọc trải được cuộc sống khó khăn hiện tại nên bị
cáo Ngọc đã đồng ý giúp Vi giấu việc sử dụng ma tuý với gia đình và đồng thời nhận
lời đi bán cùng Vi. Trong suốt quá trình này, Vi đã lôi kéo được Ngọc sử dụng ma tuý
và khiến Ngọc bị nghiện kể từ đó.
Vào ngày 12/03/2023 vào lúc 17 giờ 00 chiều sau khi cả hai tan học tại nhà của
Ngọc. Khi đó, Vi đã đem theo sẵn 08 lọ đựng ma túy và 08 thanh thuốc lá điện tử
trong người mà theo lời khai của bị cáo Ngọc là 02 lọ dùng để sử dụng nhằm thoả mãn
cơn nghiện của cả hai; 06 lọ còn lại Vi đưa cho bị cáo giữ để bị cáo đi bán sau đó cho
một đối tượng mà bị cáo không rõ lai lịch tuy nhiên bị cáo đã có hẹn trước vào ngày
hôm sau (tức ngày 13/03/2023) và trao đổi về giá cả ma tuý đối với người đó thông
qua tin nhắn điện thoại của bị cáo. Trong lần sử dụng thứ hai này, do liều lượng khá
cao so với lần trước nên bị cáo Ngọc lại lần nữa rơi vào ảo giác, bắt đầu mất kiểm soát
về hành vi của mình nên đã lao vào đánh chửi Vi, bị cáo vừa nắm đầu, chửi rủa Vi vừa
dùng tay không đập đầu Vi xuống nền nhà theo hướng từ trên xuống dưới liên tục cho
đến khi Vi dừng la hét từ từ im lặng, nằm xụi lơ cả người ra thì bị cáo Ngọc mới dừng
lại hành vi của mình. Theo lời khai của bị cáo, sau khi thực hiện hành vi đó xong thì
bị cáo đã nằm ngã ra sàn nhà ngủ một lúc. Vào lúc 22 giờ 00 tối cùng ngày, khi mẹ bị
cáo Ngọc đi làm về thấy cửa nhà chưa đóng, Ngọc thì nằm la liệt trên đất nên đã la
Ngọc, sau đó khi bà vào nhà thì phát hiện ra 06 gói chất bột màu Ngọc trên bàn cùng
bị hại Vi nằm trong vũng máu, có lại gần để kiểm tra và biết được Vi đã tắt thở. Mẹ
của Ngọc đã tiến hành gọi xe cứu thương đến nhà ngay sau đó. Biết rằng sự việc sẽ
không thể nào trốn tránh khỏi pháp luật được nên sau khi cùng mẹ đưa Vi đến bệnh
viện thì Ngọc đã đi đến cơ quan công an để đầu thú.
2. Phân tích, đánh giá chứng cứ
Tại phần xét hỏi của phiên tòa ngày hôm nay, bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành
vi phạm tội của mình, hoàn toàn trùng khớp với lời khai tại cơ quan điều tra cũng như
các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Vật chứng thu được gồm:
- 8 lọ thủy tinh chứa chất lỏng không màu, qua giám định là ma túy ở thể lỏng,
khối lượng gồm 15 ml loại Methamphetamine và 10 ml loại MDMA (thuốc lắc).
- 8 thanh thuốc lá điện tử.
Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 509/KL-KTHS ngày 16 tháng 3 năm
2023 của Trung tâm pháp y Công an Thành phố Hồ Chí Minh kết luận:
1. Dấu hiệu chính qua giám định: Bầm máu da rải rác trán, kích thước 4cm x
3cm. Bầm máu da đầu rải rác Đỉnh sau – Chẩm trái, kích thước 6cm x 3.5cm. Bầm
máu da đầu rải rác Chẩm phải, kích thước 4cm x 3cm. Tụ máu dưới da đầu Đỉnh sau:
Chẩm lệch trái, kích thước 13cm x 8 cm. Tụ máu dưới da đầu Chẩm phải, kích thước
5cm x 5cm. Màng cứng não xung huyết. Chảy máu lan tỏa dưới màng cứng tuỳ Đỉnh
sau – Chẩm hai bên. Não phù nặng. Tụt – kẹt hạch nhân tiểu não có ngấn.
2. Nguyên nhân chết: Bị hại chết do chấn thương sọ não, chảy máu não, phù não,
tụt – kẹt hạnh nhân tiểu não, mất máu nhiều.
3. Cơ chế hình thành thương tích: Vết thương dẫn đến tử vong trên người nạn
nhân có đặc điểm phù hợp với đặc điểm của vết thương bị gây ra do lực tác động
mạnh theo hướng từ trên xuống với lực độ mạnh, dồn dập, liên tục.
4. Kết luận khác: Trong máu tử thi của bị hại tìm thấy ma tuý nhóm
Methamphetamine.
Tại bản kết luận giám định pháp y số 180/PY-2023 của Trung tâm giám định
pháp y Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Phát hiện trong máu của bị cáo và bị hại có
chứa ma túy nhóm Methamphetamine.
Các vật chứng trên được thu thập theo đúng quy định của pháp luật, có thật,
không giả mạo, toàn diện và hoàn toàn phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
3. Phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội
Thứ nhất, về tội danh “Giết người”.
Bị cáo đã thực hiện hành vi giết người đối với bị hại Vi. Cụ thể, bị cáo đã thực
hiện việc bóp cổ, đập đầu nạn nhân một cách liên tục. Hậu quả xảy ra từ hành vi của
bị cáo đã làm cho nạn nhân bị thương tích nặng dẫn đến tử vong ngay sau đó.
Nguyên nhân thúc đẩy hành vi phạm tội của bị cáo Ngọc có xuất phát từ những
lời nói và cách cư xử không tôn trọng bị cáo của bị hại Vi trong thời gian trước đó. Do
dồn nén tâm lý bức xúc lâu ngày, cũng như dưới tác động mạnh mẽ vào hệ thần kinh
khi sử dụng chất ma túy nên bị cáo, đã rơi vào tình trạng loạn thần, mất kiểm soát
hành vi rồi gây ra cái chết cho bị hại.
Hành vi phạm tội của bị cáo là hết sức nguy hiểm cho xã hội, thể hiện thái độ
xem thường pháp luật, xem nhẹ tính mạng, sức khoẻ của người khác. Hành vi phạm
tội của bị cáo đã trực tiếp tước đoạt tính mạng và quyền được sống của bị hại Vi mà
tính mạng, sức khoẻ, quyền được sống của con người là những khách thể quan trọng
được nhà nước và pháp luật bảo vệ. Hành vi của bị cáo đã gây hoang mang, phá vỡ
bình yên và tạo bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình
an ninh trật tự trên địa bàn.
Hành vi của bị cáo được thực hiện với lỗi cố ý. Bản thân bị cáo nhận thức hành
vi sử dụng ma tuý của mình là trái pháp luật, bị cáo hiểu rõ tác hại của ma tuý có thể
gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mình rồi có thể từ đó gây thiệt hại cho
người khác nhưng bị cáo vẫn cố ý sử dụng và có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Do đó, đại diện Viện Kiểm sát xét thấy cần phải có một hình phạt thật nghiêm
khắc, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian đủ để cải tạo, giáo dục bị
cáo trở thành người lương thiện, sau khi chấp hành xong hình phạt có thể hòa nhập tốt
với cộng đồng.
Thứ hai, về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Ma túy là chất gây nghiện, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Hậu
quả, tác hại do tệ nạn ma túy gây ra ảnh hưởng to lớn đến phát triển kinh tế – xã hội
và an ninh trật tự. Do đó, nhà nước đặc biệt quản lý chặt chẽ trong việc quản lý, sử
dụng loại chất cấm này. Những hành vi mua bán, trao đổi, sản xuất, tàng trữ,... đối với
ma tuý mà không có sự cho phép của Nhà nước đều bị nghiêm cấm theo quy định của
pháp luật. Bên cạnh đó, loại ma túy mà bị cáo tiếp tay cho bị hại mua bán chính là loại
ma túy thể lỏng, thường được pha vào các loại tinh dầu thuốc lá điện tử. Đây hoàn
toàn với mục đích hướng tới đối tượng thanh thiếu niên thiếu kiến thức về phòng
chống ma túy, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ, dẫn đến nhiều hệ lụy không
lường trước.
Vì vậy, hành vi mua bán chất ma tuý của bị cáo đã xâm phạm đến chế độ quản lý
của nhà nước đối với ma tuý, đây cũng là một khách thể quan trọng được nhà nước và
pháp luật bảo vệ. Hành vi của bị cáo đặc biệt gây nguy hiểm cho xã hội bởi vì đã gián
tiếp làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, gia tăng các loại tội phạm.
Bị cáo thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Bị cáo nhận thức được ma túy là
chất gây nghiện; mọi hành vi mua, bán ma túy đều trái pháp luật nhưng bị cáo vẫn bất
chấp thực hiện vì khoản tiền bất chính mà ma túy đem đến. Điều này đã thể hiện thái
độ hết sức liều lĩnh, xem thường pháp luật của bị cáo, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự,
an toàn xã hội tại địa phương nên cần áp dụng mức án nghiêm khắc đối với bị cáo để
phòng ngừa và răn đe cho xã hội.
4. Nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án
- Về nhân thân, bị cáo Nguyễn Hồng Ngọc chưa có tiền án, tiền sự và mới lần
đầu phạm tội. Tại thời điểm thực hiện các tội phạm, bị cáo là người có đầy đủ năng
lực nhận thức và điều kiện hành vi, không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 21
BLHS; tính đến thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đã đủ 16 tuổi. Như vậy,
bị cáo Ngọc đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 12
BLHS.
- Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng.
- Về tình tiết giảm nhẹ:
+ Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đã ra đầu thú. Nên đề nghị HĐXX
xem đây cũng là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS.
+ Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo đã thành khẩn khai báo. Tại
phiên tòa, bị cáo đã nhận tội và ăn năn hối cải cho hành vi phạm tội của mình. Đây là
tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS.
Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ trên cho bị cáo Nguyễn
Hồng Ngọc.
5. Kết luận những nội dung sau:
- Trên cơ sở đánh giá toàn bộ chứng cứ của vụ án, một lần nữa khẳng định nội
dung truy tố của Bản cáo trạng 137/CT-VKS ngày 10/6/2023 của Viện kiểm sát nhân
dân TP. HCM đối với bị cáo Nguyễn Hồng Ngọc là đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật.
- Về phần hình sự: Bị cáo Nguyễn Hồng Ngọc đã phạm tội “Giết người” và tội
“Mua bán trái phép chất ma túy”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản
2 Điều 123 và điểm i khoản 2 Điều 251 BLHS.
- Về vật chứng:
+ 8 lọ thủy tinh chứa chất lỏng không màu, qua giám định là ma túy ở thể lỏng,
khối lượng gồm 15 ml loại Methamphetamine và 10 ml loại MDMA (thuốc lắc).
+ 8 thanh thuốc lá điện tử.
- Về phần dân sự: Buộc bà Trần Thị Hà, đại diện hợp pháp của bị cáo Nguyễn
Hồng Ngọc, phải bồi thường “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” được quy định tại
Điều 590 BLDS năm 2015 đối với gia đình của bị hại. Tuy nhiên, trước đó, gia đình bị
cáo đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại số tiền 60.000.000 đồng. Đại
diện gia đình người bị hại không yêu cầu bồi thường gì thêm nên đề nghị Hội đồng xét
xử ghi nhận sự tự nguyện của gia đình bị hại.
6. Đề nghị xử lý
a) Về trách nhiệm hình sự:
- Hình phạt chính: Trên cơ sở các tình tiết, chứng cứ đã phân tích nêu trên, đề
nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Trịnh Huyền Ngọc, phạm tội: “Giết người” và tội
“Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại khoản 2 Điều 123 và điểm i
khoản 2 Điều 251 BLHS.
Áp dụng khoản 2 Điều 123, điểm i khoản 2 Điều 251, Điều 90, Điều 91, khoản 1
Điều 101 và khoản 1 Điều 103 BLHS, đề nghị xử phạt bị cáo Trịnh Huyền Ngọc mức
hình phạt từ 7 đến 9 năm tù về tội giết người, từ 8 đến 9 năm tù về tội mua bán
trái phép chất ma tuý. Tổng hợp hình phạt mà buộc bị cáo Ngọc phải chấp hành là
từ 15 đến 18 năm tù.
b) Về xử lý vật chứng: Áp dụng điểm a, c khoản 1 Điều 47 BLHS và Điều 106
BLTTHS năm 2016:
+ Tịch thu tiêu hủy: đối với 8 lọ thủy tinh chứa chất lỏng không màu, qua giám
định là ma túy ở thể lỏng, khối lượng gồm 15 ml loại Methamphetamine và 10 ml loại
MDMA (thuốc lắc) và 8 thanh thuốc lá điện tử.
c) Về trách nhiệm dân sự: Gia đình bị cáo đã bồi thường thiệt hại cho gia đình
bị hại và đại diện gia đình bị hại không có yêu cầu gì thêm. Vì vậy, Đại diện Viện
kiểm sát không có ý kiến gì thêm.
Trên đây là toàn bộ quan điểm của Viện kiểm sát về vụ án, đề nghị Hội
đồng xét xử xem xét, cân nhắc khi nghị án để đưa ra đưa ra một bản án công
minh, thấu tình đạt lý.

KIỂM SÁT VIÊN

You might also like