You are on page 1of 5

Họ và tên: Đặng Việt Dũng

Lớp: Cao học Khóa 4 - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

BÀI KIỂM TRA MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề bài: “Anh/chị hãy chọn vấn đề nghiên cứu liên quan thuộc ngành HS &
TTHS. Viết tính cấp thiết và xây dựng tên các chương”.

BÀI LÀM

Tên đề tài: “Thực hành quyền công tố các vụ án cố ý gây thương tích do
người dưới 18 tuổi phạm tội ừ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng
cả về số vụ, số người phạm tội lẫn tính chất, mức độ phạm tội. Hành vi phạm tội
không chỉ xảy ra ở thành phố, các huyện phát triển mà còn xảy ra nhiều ở các
huyện miền núi, có trình độ phát triển thấp hơn so với toàn tỉnh. Không chỉ vậy,
loại tội phạm này cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ phạm tội xảy ra, làm
tổn hại đến sức khỏe, tinh thần và tính mạng của những người bị hại, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội cũng như tạo tâm lý bất
an của người dân, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, điều
đáng lo ngại là các vụ án cố ý gây thương tích là người dưới 18 tuổi phạm tội có
dấu hiệu gia tăng nhanh, xuất phát từ tác động của kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế với những ảnh hưởng trực tiếp của nhiều yếu tố tiêu cực như game
online, phim ảnh bạo lực, văn hoá phẩm không lành mạnh...làm cho tình hình tội
phạm cố ý gây thương tích ngày càng trẻ hóa, có xu hướng diễn biến manh
động, với những phương thức, thủ đoạn rất đa dạng và tinh vi. Người phạm tội
mặc dù độ tuổi chỉ đang ở mức học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường
nhưng lại rất liều lĩnh, táo bạo. Thậm chí, nhiều vụ án xuất phát từ những mâu
thuẫn nhỏ trong cuộc sống, các đối tượng không kiềm chế bản thân, chọn cách
giải quyết mẫu thuẫn bằng bạo lực nhằm dằn mặt đối phương, thể hiện cái " tôi"
mạnh mẽ, không lường hết hậu quả, có nhiều hành vi cố ý gây thương tích dẫn
đến hành vi giết người. Đây là hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng
của các vụ án cố ý gây thương tích với hình thức thanh toán lẫn nhau với sự
tham gia của một bộ phận thanh thiếu niên, phản ánh sự thiếu kiềm chế, lối hành
xử bạo lực khi giải quyết mâu thuẫn và xu hướng trẻ hóa của một nhóm tội
phạm. Nguy hiểm hơn là người phạm tội có xu hướngsử dụng ngày càng nhiều
hơn các loại hung khí, phương tiện nguy hiểm gây thiệt hại sức khoẻ cho nhiều
người, đặc biệt có cả trường hợp con cái gây thương tích cho bố mẹ, cháu gây
thương tích cho ông bà do mâu thuẫn gia đình…

Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan do Quốc hội thành lập, thừa hành
quyền lực từ Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, được giao chức năng
THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp, được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
cho trọng trách phối hợp với các cơ quan trực tiếp đấu tranh phòng, chống các
loại tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác nói riêng. Khi thực hành quyền công tố Viện kiểm sát
sử dụng quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm người bị buộc tội và được
thực hiện trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố đến
đến giai đoạn xét xử để bảo đảm cho các hành vi phạm tội đều phải được xử lý
một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt
tội phạm, không làm oan người vô tội.

Cùng với sự quyết tâm và thực hiện nghiêm chức năng của ngành Kiểm
sát, Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã có nhiều giải pháp đổi mới để thực hiện tốt
nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong các vụ án nói chung cũng như đối với
các vụ án cố ý gây thương tích nói riêng. Với mục đích tăng cường năng lực và
hiệu quả hoạt động của VKSND, Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức nghiên
cứu nhiều nội dung và vấn đề khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã
được đưa vào vận dụng trong thực tiễn và đã mang lại những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục có sự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm về mặt lý
luận, phương pháp thực hiện để có thể góp phần thực hiện tốt hơn công tác thực
hành quyền công tố đối với loại tội phạm này. Đặc biệt, đối với hoạt động thực
hành quyền công tố của Viện KSND trong các vụ án cố ý gây thương tích có đối
tượng phạm tội là người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tới nay vẫn
chưa có một nghiên cứu toàn diện và có hệ thống được thực hiện, chưa tạo ra
được cái nhìn tổng quan về cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng cũng như
xác định đầy đủ và chính xác những nguyên nhân, điều kiện của các ưu, nhược
điểm trong hoạt động của Viện KSND tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, để giải quyết
những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động thực hành quyền công tố đối với các vụ án trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, tác giả thấy rằng chủ đề “Thực hành quyền công tố các vụ án cố ý gây
thương tích do người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” có
tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn nên đã lựa chọn làm luận văn thạc sĩ luật
học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận, quy định của pháp luật
của Bộ luật tố tụng hình sự và thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố để
giải quyết các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn
đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thực
hành quyền công tố đối với các vụ án vụ án cố ý gây thương tích do người dưới
18 tuổi phạm tội trong thời gian tới.
Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ và xây dựng hệ thống khái niệm về “quyền công tố”,
“thực hành quyền công tố”, “vụ án hình sự”, “vụ án cố ý gây thương tích”,
“người dưới 18 tuổi”, “thực hành quyền công tố đối với vụ án cố ý gây thương
tích là người dưới 18 tuổi phạm tội”; nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hành
quyền công tố đối với các vụ án hình sự; đặc trưng của tội cố ý gây thương tích
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm
sát nhân dân.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực
hành quyền công tố đối với vụ án cố ý gây thương tích do người dưới 18 tuổi
phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của VKSND trong THQCT,
Khảo sát, đánh giá thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố đối với vụ án cố
ý gây thương tích của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó,
chỉ ra được những bất cập của quy định pháp luật hiện hành, những điểm tích
cực và khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố của Viện KSND trong công tác này.

4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các vấn đề lý luận về hoạt
động thực hành quyền công tố đối với vụ án cố ý gây thương tích do người dưới
18 tuổi phạm tội theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam và thực
tiễn tổ chức thực hiện của Viện KSND tỉnh Bắc Giang.

Về phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu
hoạt động thực hành quyền công tố đối với vụ án cố ý gây thương tích do người
dưới 18 tuổi phạm tội ở các giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố; giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử.

- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động thực hành quyền
công tố đối với vụ án cố ý gây thương tích do người dưới 18 tuổi phạm tội trong
phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện KSND tỉnh Bắc Giang.

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu được khảo sát, thu thập để nghiên cứu
đánh giá trong phạm vi 5 năm từ năm 2017 đến năm 2022.

5. Các phương pháp nghiên cứu


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của đề tài luận văn thạc sĩ gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về thực hành
quyền công tố đối với vụ án cố ý gây thương tích do người dưới 18 tuổi phạm
tội;

Chương 2: Thực tiễn thực hành quyền công tố đối với vụ án cố ý gây
thương tích có do người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố đối với vụ án cố ý gây thương tích do người dưới 18 tuổi phạm tội trong
thời gian tới.

You might also like