You are on page 1of 65

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Th.S. Phạm Hải Sơn


phamhaisontks@gmail.com
ĐT: 0934330777
Chương 3: Chứng cứ trong tố tụng hình sự
NỘI DUNG

3.1. Khái niệm, phân loại chứng cứ


3.2. Nguồn chứng cứ
3.3. Đối tượng chứng minh
3.4. Phạm vi, giới hạn c ứng minh
3.5. Trách nhiệm chứng minh
3.6. Quá trình chứng minh
3.1 . Khái niệm, phân loại chứng cứ

3.1.1 . Khái niệm chứng cứ


3.1.2 . Phân loại chứng cứ
3.1.1 . Khái niệm chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này
quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án.
Thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng hình sự

- Tính khách quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự;


- Tính liên quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự;
- Tính hợp pháp của chứng cứ trong tố tụng hình sự.
3.1.2 . Phân loại chứng cứ

- Dựa vào mối quan hệ giữa chứng cứ và đối tượng chứng minh có thể phân
chứng cứ thành hai loại: Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.
- Căn cứ vào xuất xứ của chứng cứ có thể phân loại chứng cứ thành: Chứng
cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại.
- Căn cứ vào quyền lợi của bị can, bị cáo, chứng cứ được phân loại thành:
Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội.
- Căn cứ vào hình thức tồn tại của chứng cứ có thể phân chia thành: Chứng
cứ vật thể và chứng cứ phi vật thể.
Ý nghĩa của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án

- Chứng cứ là cơ sở duy nhất, là phương tiện duy nhất để chứng minh


trong vụ án hình sự.Khi giải quyết vụ án hình sự,
- Việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành
trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới
làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự.
- Thông qua việc phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về
mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá chứng cứ, cơ
quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình
tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra
chân lý khách quan.
- Quá trình chứng minh thực chất và nói chung là quá trình giải quyết
chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng hình sự đều được mở ra và kết thúc
từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ.
3.2. Nguồn chứng cứ
. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
Lưu ý: Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn
cứ để giải quyết vụ án hình sự.
3.3. Đối tượng chứng minh

Chứng minh là quá trình tư duy logic và thực tiễn của cơ quan và người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự để thu thập, kiểm tra, đánh giá chửng cứ nhằm giải quyết vụ án vụ án.
Đặc điểm của chứng minh

- Là hoạt động tư duy logic và thực tiễn của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng có quyền chứng minh
- Nội dung của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự là thu thập, kiểm tra
và đánh giá các thông tin, tư liệu liên quan và có ý nghĩa đối với việc giải quyết
vụ án hình sự (chứng cứ).
- Đối tượng chứng minh (nhận thức) liên quan chặt chẽ, phụ thuộc vào các quy
định của các quy phạm luật nội dung, tức các quy định của BLHS.
- Trong quá trình chứng minh có sự tham gia của nhiều chủ thể chứng minh khác
nhau.
- Mục đích của chứng minh là để giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự.
Khái niệm đối tượng chứng minh

Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là hệ thống các tình tiết thống nhất,
liên quan chặt chẽ và có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Để giải quyết đúng
đắn, khách quan vụ án hình sự cần phải xác định đầy đủ các tình tiết thuộc đối
tượng chứng minh, không được coi trọng hay xem nhẹ đối tượng nào.
Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình
tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý
hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ
phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị
cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự,
miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi (Điều 416 BLTTHS) cần phải xác định:
- Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi
phạm tội của người dưới 18 tuổi;
- Điều kiện sinh sống và giáo dục;
- Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục;
- Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.
Phân loại đổi tượng chứng minh
Căn cứ vào ý nghĩa pháp lí hình sự của các tình tiết cần chứng minh đối với việc
giải quyết vụ án hình sự, có thể phân đối tượng chứng minh thành các nhóm sau:
- Nhóm các tình tiết có ý nghĩa định tội, bao gồm các tình tiết thuộc yếu tố cấu
thành cơ bản tội phạm (khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của
tội phạm), các tình tiết định khung tăng nặng, định khung giảm nhẹ;
- Nhóm các tình tiết có ý nghĩa quyết định trách nhiệm hình sự và hình phạt, bao
gồm có các tình tiết là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29 BLHS năm
2015), miễn hình phạt (Điều 59 BLHS năm 2015); các tình tiết xác định tính chất,
mức độ nguy hiểm của tội phạm, người phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự; các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội; các tình
tiết về mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên phạm
tội, về điều kiện sống và làm việc, về nguyên nhân và điều kiện phạm tội...;
- Nhóm các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết các vấn đề khác của vụ án
như các tình tiết có ý nghĩa áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục khiển trách,
hoà giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp tư pháp hình
sự đưa vào trường giáo dưỡng; giải quyết việc tịch thu, bồi thường, xử lí vật
chứng...
Phương tiện chứng minh
– Vật chứng.
– Lời khai.
– Kết luận giám định.
– Biên bản và các tài liệu khác.
3.4. Phạm vi, giới hạn chứng minh, trách nhiệm chứng minh
Quá trình chứng minh
. – Thu thập chứng cứ : là tổng hợp các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ và
bảo quản chứng cứ.
+ Tuân theo một trình tự, thủ tục theo quy định của PL
+ Những người có thẩm quyền tố tụng mới được thu thập chứng cứ.
+ Bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra tài liệu,
đồ vật, yêu cầu và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án nhưng họ
không có nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ. Khi thu thập chứng cứ, những
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản tố tụng để ghi nhận
những chứng cứ đó
– Đánh giá chứng cứ: là việc xác định một cách thận trọng, toàn diện, khách
quan mức độ tin cậy của những tình tiết thực tế đã thu thập được cũng như
nguồn của nó để xác lập đúng đắn những những tình tiết của vụ án.
+ Nhằm xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như
toàn bộ chứng cứ đã thu thập được.
+ Chủ thể của đánh giá chứng cứ là những người tham gia vào quá trình tố
tụng.
Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án
một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có
tội và những chứng cứ vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết
giảm nhẹ TNHS của bị can, bị cáo…”
a) Nghĩa vụ chứng minh của Cơ quan điều tra
Điều 34 BLTTHS
Trong quý trình giải quyết vụ án, cơ quan điều tra thực hiện nghĩa vụ
chứng minh trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự.
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bắt đầu từ khi cơ quan điều tra nhận
được thông tin về tội phạm, cơ quan điều tra phải xác định có sự việc xảy
ra hay không, nếu có sự việc xảy ra phải xem xét sự việc đó có hay không
có dấu hiệu tôi phạm. Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều
tra phải ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định không có dấu hiệu tội
phạm thì không khởi tố vụ án mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác.
Giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Sauk hi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ để
xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là cơ sở cho việc
giải quyết vụ án. Kết thúc điều tra, nếu có căn cứ xác định tội phạm, cơ
quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố.
Ở giai đoạn khởi tố vụ án: cơ quan điều tra có nhiệm vụ xác định có
hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố.
Ở giai đoạn điều tra vụ án: trên cơ cở quyết định khởi tố vụ án, cơ quan
điều tra phải làm rõ những vấn đề được quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng
hình sự
Ngoài các vấn đề được quy định tại điều 63, tùy từng vụ án có thể phải
chứng minh thêm các tình tiết khác được quy định trong Điều 302, 312 Bộ
luật tố tụng hình sự.
b) Nghĩa vụ chứng minh của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát thực hiện nghĩa vụ điều tra ở các giai đoạn khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Giai đoạn khởi tố: Viện kiểm sát đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện
phải bị khởi tố, đảm bảo việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp.
Giai đoạn điều tra: Viện kiểm sát yêu cầu điều tra, tham gia hoạt động
điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định
của pháp luật.

Trong giai đoạn điều tra, phạm vi những vấn đề mà Viện kiểm sát phải
chứng minh cũng là những vấn đề mà cơ quan điều tra phải chứng
minh, Viện kiểm sát cũng có thể mở rộng phạm vi nếu thấy có căn cứ
xác định, Viện kiểm sát có quyền ra quyết định bổ sung quyết đinh khởi
tố vụ án bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Giai đoạn truy tố: sau khi xem xét các tài liệu mà cơ quan điều tra chuyển sang, Viện kiểm
sát ra các quyết định cần thiết (quyết định truy tố bị can, quyết định trả hồ sơ yêu cầu
điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án)

Trong giai đoạn truy tố, phạm vi của Viện kiểm sát chủ yếu căn cứ vào bản kết luận điều
tra đề nghị truy tố của cơ quan điểu tra, Viện kiểm sát phải chứng minh làm rõ đề nghị
truy tố của cơ quan điều tra là có căn cứ hay không. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát
có quyền xem xét đối với những bị can cơ quan điều tra đã đình chỉ.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm: Viện kiểm sát đọc cáo trạng, tham gia xét hỏi,
tranh luận và thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Giai đoạn xét xử phúc thẩm: trong giai đoạn này, Tòa án phúc thẩm sẽ xét
xử lại vụ án về mặt nội dung cũng như xét lại tính hợp pháp và tính có căn
cứ của bản án sơ thẩm.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phạm vi của Viện kiểm sát là những vấn
đề mà Viện kiểm sát đã quyết định truy tố. Thông qua cáo trạng, bằng
việc viện dẫn chứng cứ, căn cứ pháp luật, bảo vệ cáo trạng của mình.
Viện kiểm sát cũng có thể thay đổi hoặc hạn chế phạm vi (rút một phần
quyết định tố tụng, kết luận về tội nhẹ hơn…)
Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, phạm vi của Viện kiểm sát chủ yếu
căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị. Ngoài ra, Viện kiểm sát có thể thay
đổi, bổ sung phạm vi những vấn đề mà Viện kiểm sát phải chứng minh
thông qua việc thay đổi, bổ sung kháng nghị hoặc rút khỏi kháng nghị
trước hoặc tại phiên tòa.
Cách thức Viện kiểm sát thực hiện nghĩa vụ chứng minh:
Viện kiểm sát thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình có điểm khác so
với cơ quan điều tra và Tòa án: Viện kiểm sát có thể tự mình thực hiện
các hoạt động điều tra trong những trường hợp cần thiết (hỏi cung bị
can, lấy lời khai, đối chất, thực nghiệm điều tra khi thấy cần phải thu
thập thêm chứng cứ); Có các hoạt động có tính chất chỉ đạo điều tra, thì
các hoạt động khám xét, tạm giữ, thu giữ, kê biên tài sản của Cơ quan
điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành);
c) Nghĩa vụ chứng minh của Tòa án

Chủ thể thực hiện: Hội đồng xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm
Các giai đoạn tố tụng mà Tòa án thực hiện nghĩa vụ chứng minh:

- Giai đoạn xét xử sơ thẩm: được tiến hành bắt đầu từ khi tòa án thụ lý vụ
án và kết thúc khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm.
- Giai đoạn xét xử phúc thẩm: khi Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã
xét xử sơ thẩm nhận hồ sơ vụ án cùng kháng cáo, kháng nghị sẽ tiến hành
mở phiên tòa phúc thẩm để xét xử lại vụ án về mặt nội dung cũng như về
tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án
cấp phúc thẩm sẽ ra bán án hoặc những quyết định cần thiết khác để giải
quyết những vấn đề của vụ án.
Phạm vi những vấn đề Tòa án có nghĩa vụ chứng minh:
“Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án phải chứng minh: “1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay
không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm
tội; 2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi,
do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục
đích, động cơ phạm tội; 3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân
thân của bị can, bị cáo; 4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi
phạm tội gây ra”.
Cách thức Tòa án thực hiện nghĩa vụ chứng minh:
Thứ nhất, nghĩa vụ chứng minh của Tòa án có tính dân chủ: theo quy định
tại thì Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người
đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có
quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu
cầu và tranh luận dân chủ trước tòa án.
Thứ hai, nghĩa vụ chứng minh của Tòa án có tính công khai: việc xét xử của
Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự Trong
trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân
tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì
Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Thứ ba, Tòa án trực tiếp chứng minh, phải xác định những tình tiết của
vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc
người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định,
xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi cho đương. Còn cơ quan điều tra có thể thực
hiện nghĩa vụ chứng minh một cách gián tiếp thông quy ủy thác điều tra.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Xét về bản chất, hoạt động chứng minh trong
giai đoạn này chỉ là hoạt động chuẩn bị cho hoạt động thực hiện nghĩa vụ
chứng minh của các chủ thể tại phiên tòa. Trong giai đoạn này, Thẩm phán
và Hội thẩm đều tiến hành nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhưng chủ
yếu do thẩm phán chủ toạ phiên tòa tiến hành và ra quyết định giải quyết.
Nghĩa vụ của thẩm phán trong giai đoạn này là kiểm tra xem đã đầy đủ về
thủ tục pháp lý chưa, xem xét, đánh giá các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ
vụ án đã đủ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án chưa, có cần thiết phải
trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ những vấn đề hoặc tình tiết nào của
vụ án, nếu chưa đủ chứng cứ để chứng minh thì cần bổ sung thêm.
Sau khi đã kiểm tra và đánh giá, Thẩm phán phải ra một trong các quyết
định
Giai đoạn xét xử vụ án: nghĩa vụ chứng minh của Tòa án được thực hiện
thông qua các hoạt động sau:
+ Hoạt động xét hỏi tại phiên tòa: Mục đích của việc xét hỏi tại phiên tòa
của Hội đồng xét xử là thông qua kiểm tra chứng cứ trong vụ án một cách
toàn diện , khách quan, kể cả những chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án
cũng như những chứng cứ tại phiên tòa để làm sáng tỏ sự thật vụ án.
+ Xem xét vật chứng: việc đưa vật chứng ra xem xét nhằm làm rõ tính
khách quan, liên quan và hợp pháp của vật chứng để xác định được giá trị
chứng minh trong vụ án.
+ Xem xét tại chỗ: thông qua hoạt động này, Hội đồng xét xử thực hiện
nghĩa vụ chứng minh cũng nhắm kiểm tra chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật
vụ án. Đồng thời, nếu qua tranh luận mà Hội đồng xét xử thấy có chứng cứ
mới xuất hiện thì ra quyết định trở lại xét hỏi nhằm làm rõ các nội dung cần
thiết.
Nghị án và tuyên án: nghĩa vụ chứng minh của Tòa án thể hiện rõ nhất qua
hoạt động này. Khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào các chứng
cứ, tài liệu đã được thẩm tra lại tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ và toàn
diện. bản án là kêt quả của hoạt động xét xử công khai, trực tiếp nên được
công bố một cách công khai và trực tiếp tại phiên tòa thông qua việc tuyên
án của Hội đồng xét xử (kết tội hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội).
Nghe các bên tranh luận và nghe bị cáo nói lời sau cùng: trong hoạt động
này, Hội đồng xét xử thực hiện nghĩa vụ chứng minh thông qua việc lắng
nghe các bên tranh luận, đối đáp. Qua đó giúp cho Hội đồng xét xử có
những nhận định xác thực về vụ án, làm cơ sở cho việc nghị án và đưa ra
phán quyết phù hợp, đúng đắn.
3.5. Quá trình chứng minh
3.5.1. Thu thập chứng cứ
3.5.2. Kiểm tra , đánh giá chứng cứ
3.5.1. Thu thập chứng cứ

Điều 105 BLTTHS


Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và
đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp
ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản
theo quy định của pháp luật.
Điều 88 BLTTHS

1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật
này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ
vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình
bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để
hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan
đến việc bào chữa.
3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá
nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và
trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
(Điều 88 BLTTHS)
4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến
vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung
cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao
nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của BLTTHS
5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra,
thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không
trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách
nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc
lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có
thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm
sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và
bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc giao,
nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của
BLTTHS
Điều 107. Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử
1. Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và
niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo
quy định của pháp luật.
Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản
như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ,
bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã
sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính,
mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến
hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ
liệu điện tử.
4. Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao; kết
quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn
được.
5. Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy định của
Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ
dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.
Vật chứng Điều 89 BLTTHS
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội
phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm
và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Lời khai của người làm chứng (Điều 91 BLTTHS)
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội
phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa
họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những
câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm
chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời khai của bị hại (Điều 92 BLTTHS)

1. Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan
hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu
họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự (Điều 93 BLTTHS)

1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường
thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình
bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 91
BLTTHS)

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày những tình
tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết
được tình tiết đó.
Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác,
người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt,
bị tạm giữ (Điều 95 BLTTHS)

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến
nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình
bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.
Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm (Điều 96 BLTTHS)

Người tố giác, báo tin về tội phạm trình bày những tình tiết liên quan
đến việc họ tố giác, báo tin về tội phạm.
Lời khai của người chứng kiến (Điều 97 BLTTHS)

Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt
động tố tụng.
Lời khai của bị can, bị cáo (Điều 98 BLTTHS)

1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.


2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù
hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để
buộc tội, kết tội.
Dữ liệu điện tử (Điều 99 BLTTHS)
1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc
dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi
phương tiện điện tử.
2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy
tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách
thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo
đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định
người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Kết luận giám định (Điều 100 BLTTHS)
1. Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ
quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn
về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám
định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề
được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu
trách nhiệm về kết luận đó.
Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành
thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường
hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết
luận của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải
nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ
thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại
theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận giám định của người được trưng cầu
giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay
đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng
làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Kết luận định giá tài sản (Điều 101 BLTTHS)

1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng
định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản
được yêu cầu.
Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và
phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
2. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả
thành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp
không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết
định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận
của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng không đồng ý với kết luận định giá tài sản thì
phải nêu rõ lý do; nếu kết luận chưa rõ thì quyết
định định giá lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ
luật này.
4. Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi
phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của
pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lý và
không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử (Điều 102 BLTTHS)
Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh
nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy
định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù
hợp với chứng cứ khác của vụ án (Điều 103 BLTTHS)
Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án
Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ
chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật
này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng.
(Điều 104 BLTTHS)
3.5.2. Kiểm tra , đánh giá chứng cứ
Điều 108 BLTTHS
1. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp,
xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập
được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi
chứng cứ đã thu thập được về vụ án.
PHẠM HẢI SƠN
ĐT: 0934330777

You might also like