You are on page 1of 13

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT MÔN TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1. Nêu 04 điểm khác biệt của thủ tục rút gọn so với thủ tục tố tụng hình sự thông thường.
(Phòng Vy)

Thủ tục tố tụng hình sự thông


Thủ tục rút gọn
thường
Được áp dụng trong giai đoạn điều tra, Tất cả các vụ án hình sự đều có thể
truy tố, xét xử sơ thẩm khi đáp ứng đủ giải quyết theo thủ tục thông thường
Về điều
các điều kiện tại Khoản 1 Điều 456 sau khi có Quyết định khởi tố vụ án
kiện áp
BLTTHS 2015 và trong giai đoạn XXPT hình sự của Cơ quan điều tra.
dụng
thì phải có một trong các điều kiện tại
Khoản 2 Điều 456 BLTTHS 2015.
Thủ tục rút gọn được xem như một ngoại Không có ngoại lệ, điều kiện tiết
lệ, cơ quan tiến hành tố tụng được rút kiệm thời gian như vậy mà Cơ quan
ngắn thời gian tố tụng, đơn giản hoá một tiến hành tố tụng phải thực hiện đầy
Về bản
số thủ tục để giải quyết vụ án một cách đủ các giai đoạn tố tụng để giải quyết
chất
nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn đảm 1 vụ án hình sự.
bảo chính xác, không đổ oan cho người
vô tội, bảo vệ quyền con người
Thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tục rút gọn ngắn hơn so với thủ tục thông
thường
Thời gian điều tra là 20 ngày (Khoản 1 Thời hạn điều tra vụ án không quá 02
Điều 460), thời hạn truy tố là 05 ngày tháng kể từ khi khởi tố vụ án đến khi
Về thời
(Khoản 1 Điều 461), thời hạn xét xử sơ kết thúc điều tra và có thể gia hạn một
gian
thẩm không quá 17 ngày (Khoản 1, 2 lần không quá 02 tháng đối với tội ít
Điều 462), thời hạn xét xử phúc thẩm nghiêm trọng.
không quá 22 ngày (Khoản 2, 3 Điều (Điều 172)
464)
Về thành Được giải quyết bởi HĐXX chỉ có 1 Được giải quyết bởi HĐXX gồm 3
phần thành viên là 1 thẩm phán (khoản 1 Điều thành viên hoặc 5 thành viên (Điều
HĐXX 463, 465 BLTTHS 2015) 254 BLTTHS 2015)

1
2. Phân biệt bảo lĩnh với đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự. (Thảo Ly)
Điểm giống nhau: Biện pháp bảo lĩnh (Điều 121 BLTTHS 2015) và biện pháp đặt tiền để bảo
đảm (Điều 122 BLTTHS ) đều là các biện pháp ngăn chặn. Biện pháp này để thay thế biện pháp
tạm giam do cơ quan có thẩm quyền áp dụng để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy
triệu tập, đúng thời gian quy định và không thực hiện các hành vi cản trở đến hoạt động tố tụng
của vụ án.
Điểm khác nhau:

Biện pháp bảo lĩnh Biện pháp đặt tiền

là biện pháp do cá nhân, cơ quan, tổ Là để bảo đảm (đặt tiền) do chính bị


chức khác sử dụng uy tín, nhân thân can, bị cáo đó bỏ tiền ra để đặt hoặc
của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó để người thân thích của bị can, bị cáo
Bản chất thực hiện việc bảo lĩnh cho bị can, bị bỏ tiền ra để đặt nhằm bảo đảm cho
cáo được tại ngoại. việc tại ngoại của bị can, bị cáo

căn cứ vào tính chất, mức độ nguy căn cứ vào tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hiểm cho xã hội của hành vi phạm
và nhân thân của bị can bị cáo, Cơ tội, nhân thân và tình trạng tài sản
Điều kiện áp quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án của bị can bị cáo mà Cơ quan điều
dụng có thể quyết định cho họ được áp tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể
dụng biện pháp bảo lĩnh. quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài
sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt
của họ theo giấy triệu tập.

Chủ thể Trong quan hệ bảo lĩnh bao giờ cũng Quan hệ đặt tiền để bảo đảm có thể
có 03 chủ thể: có 02 hoặc 03 chủ thể: có thể chỉ có
người được bảo lĩnh (bị can, bị cáo); bị can, bị cáo với cơ quan tiến hành
tố tụng hoặc có thể có thêm người
người nhận bảo lĩnh (02 người thân
thân thích của bị can, bị cáo trong
của bị can, bị cáo hoặc cơ quan, tổ
trường hợp người thân thích nhận đặt
chức nơi bị can, bị cáo công tác)
tiền hoặc tài sản thay cho bị cáo.

2
và cơ quan tiến hành tố tụng.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm Bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan
nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam; sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo Số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân
Hậu quả
lĩnh để bị can bị cáo vi phạm nghĩa vụ sách nhà nước.
pháp lý
đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ
vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định
của pháp luật.

3. Phân biệt cấm đi khỏi nơi cư trú với tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự. (Diệu
Linh)
Cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh đều là những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng
hình sự. Tuy nhiên hai biện pháp ngăn chặn này cũng có những sự khác biệt nhất định, cụ thể
chúng ta có thể phân biệt hai biện pháp trên thông qua một số tiêu chí tiêu biểu như sau:
Một là, về khái niệm. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do
những người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm
bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập. Còn tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn
trong tố tụng hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người chưa bị khởi tố hình
sự, bị can, bị cáo khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn.
Hai là, về điều kiện áp dụng và đối tượng áp dụng. Theo tinh thần của Điều 123 BLTTHS năm
2015, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú chỉ áp dụng đối với những đối tượng đáp ứng đủ hai điều
kiện đó là: phải là bị can, bị cáo; phải có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. Bên cạnh đó, điều kiện và
đối tượng để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đó là khi có đủ căn cứ xác định việc xuất
cảnh của bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn hoặc khi có đủ căn cứ xác định những người bị tố
giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh người đó bị nghi thực hiện tội phạm
và nếu không áp dụng biện pháp này thì họ sẽ bỏ trốn hoặc có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây
cản trở cho hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Ba là, về thẩm quyền áp dụng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 123 BLTTHS năm 2015 thì
những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Song theo quy
định tại khoản 2 Điều 124 BLTTHS năm 2015 thì những người có thẩm quyền ra lệnh, quyết

3
định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn
xuất cảnh.
Bốn là, về thời hạn áp dụng. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố
hoặc xét xử theo quy định của BLTTHS năm 2015. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với
người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi
chấp hành án phạt tù. Mặt khác, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của BLTTHS năm
2015. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi
tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
4. Phân biệt giữ người trong trường hợp khẩn cấp với bắt người phạm tội quả tang trong
tố tụng hình sự. (Đỗ Vân)
-
5. Phân biệt người làm chứng với người chứng kiến trong tố tụng hình sự. (Hà Trang)
-Khác nhau
Thứ nhất, về khái niệm Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn
tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm
chứng. Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng
kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thứ hai, về Đối tượng không được làm người làm chứng/ người chứng kiến. Những người
không được làm người làm chứng bao gồm: Người bào chữa của người bị buộc tội; Người do
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết
liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn. Những
người không được làm người chứng kiến bao gồm: Người thân thích của người bị buộc tội,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà
không có khả năng nhận thức đúng sự việc; Người dưới 18 tuổi; Có lý do khác cho thấy người
đó không khách quan.
Thứ ba, về quyền. Cơ bản quyền của người làm chứng và người chứng kiến có sự tương đồng.
Tuy nhiên ở người chứng kiến có một quyền mà người làm chứng không có là Xem biên bản tố
tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến.

4
Thứ tư, về nghĩa vụ. Người làm chứng có các nghĩa vụ bao gồm: Có mặt theo giấy triệu tập của
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả
kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; Trình bày
trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do
biết được những tình tiết đó. Còn người chứng kiến có các nghĩa vụ như sau: Có mặt theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được
yêu cầu; Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến; Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà
mình chứng kiến; Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nhìn chung nghĩa vụ của người chứng kiến nhiều hơn
người làm chứng bởi vì là chủ thể chịu trách nhiệm về việc chứng kiến việc tiến hành tố tụng
của cơ quan có thẩm quyền.
6. Nêu những điểm khác nhau giữa vật chứng với lời khai trong tố tụng hình sự. (An
Khánh)
-
7. Phân biệt người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong tố
tụng hình sự. (Vân Anh)
-
8. Phân biệt bị hại với nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự. (Lê Hiền)
-
9. Phân biệt giám định với định giá tài sản trong tố tụng hình sự. (Huệ Minh)
● Giong nhau: giám định và định giá tài sản là hai hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm
quyền được tiến hành theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định.
● Khác nhau:
- Thứ nhất, về khái niệm, giám định là việc sử dụng các kiến thức, phương pháp,
phương tiện khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận những vấn đề
liên quan đến vụ án theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
yêu cầu của người tham gia tố tụng. Định giá tài sản là hoạt động điều tra được
tiến hành khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự trên cơ sở
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

5
- Thứ hai, về yêu cầu giám định và yêu cầu định giá tài sản. Căn cứ theo khoản 1
Điều 207 BLTTHS 2015 thì đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề
nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành trưng cầu giám định những vấn đề liên quan
1đến quyền và lợi ích của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc
xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Người yêu cầu giám định có
các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Giam định tư pháp. Bên cạnh đó,
căn cứ theo khoản 1 Điều 215 thì khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ
án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá
tài sản. Việc yêu cầu định giá tài sản để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình
sự được thực hiện theo quy định pháp luật về TTDS
- Thứ ba, về thời hạn. Căn cứ theo Điều 208 thì thời hạn đối với trường hợp bắt hợp
bắt buộc được quy định tại Điều 206 là khác nhau tùy vào trường hợp cụ thể:
không quá 3 tháng đối với các trường hợp tại K1 Đ206 , không quá 01 tháng đối
với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 BLTTHS 2015, không
quá 09 ngày đối với trường quy định tại khoản 2,4 và 5 Điều 206 BLTTHS 2015.
Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng
cầu giám định.
10. Phân biệt nhận dạng với nhận biết giọng nói trong tố tụng hình sự. (Trúc Nữ)

Giống nhau:

- Đều là hoạt động được thực hiện trong giai đoạn điều tra

- Trước khi tiến hành, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát
viên kiểm sát. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát và nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ
vào biên bản.

- Đều phải được phản ánh trung thực trong biên bản được lập theo Điều 178 BLTTHS

Khác nhau: So sánh hoạt động nhận dạng và nhận biết giọng nói có một số điểm khác biệt cơ
bản sau:

- Về cơ sở pháp lý:

+ Nhận dạng: Điều 190 BLTTHS

6
+ Nhận biết giọng nói: Điều 191 BLTTHS

- Về khái niệm:

+ Nhận dạng: là hoạt động điều tra do Điều tra viên thực hiện bằng cách tổ chức cho một người
tri giác, so sánh, nhận lại đối tượng hiện tại với đối tượng mà họ đã biết trước đó trong mối quan
hệ với sự kiện đang điều tra nhằm xác định xem có phải là đồng nhất hay còn nghi ngờ hoặc
khác biệt

+ Nhận biết giọng nói: là hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành khi cần thiết bằng cách
cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can xác nhận giọng nói của người
mà họ đã nghe trước đó

- Về đối tượng áp dụng/người được yêu cầu nhận biết:

+ Nhận dạng: người làm chứng, bị hại hoặc bị can

+ Nhận biết giọng nói: bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can

- Về đối tượng hoạt động điều tra:

+ Nhận dạng: có thể đưa người, ảnh hoặc vật và những gì có thể quan sát được bằng mắt.

Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau,
trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

+ Nhận biết giọng nói: giọng nói của người nào đó có liên quan đến vụ án mà trước đây những
người tham gia tố tụng đã từng nghe trong một hoàn cảnh nhất định nào đó.

Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự
nhau.

- Về người tham gia:

+ Nhận dạng:

– Những người sau đây phải tham gia việc nhận dạng:

a) Người làm chứng, bị hại hoặc bị can;

7
b) Người chứng kiến.

– Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên
phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo
gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

+ Nhận biết giọng nói:

– Những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọng nói:

a) Giám định viên về âm thanh;

b) Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;

c) Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực
hiện qua phương tiện ghi âm;

d) Người chứng kiến.

– Nếu người làm chứng, bị hại được yêu cầu nhận biết giọng nói thì trước khi tiến hành, Điều tra
viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai
báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

- Về trình tự, thủ tục

+ Nhận dạng: Kiểm tra căn cước của người tham gia nhận dạng, giải thích quyền và nghĩa vụ
của họ. Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà
nhờ đó họ có thể nhận dạng được. Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không
được đặt câu hỏi gợi ý để đảm bảo khách quan. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một
người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải
thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

+ Nhận biết giọng nói: Điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về
những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói. Trong quá trình tiến hành nhận
biết giọng nói, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người được yêu cầu nhận
biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viên yêu
cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.

8
11. Nêu 04 điểm khác biệt giữa khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can. (Phan Vy)
-
12. Nêu những điểm khác nhau giữa vật chứng với dữ liệu điện tử trong tố tụng hình sự.
(Thái Hiếu)
- Có một số điểm khác nhau quan trọng giữa vật chứng và dữ liệu điện tử trong tố tụng
hình sự. Dưới đây là một số điểm khác nhau chính:
- Khái niệm: Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu
vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội
phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Còn đối với dữ liệu
điện tử, đây là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo
ra lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử được thu
thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các
nguồn điện tử khác. Từ khái niệm cho thấy rằng vật chứng có nội hàm rộng hơn dữ liệu
điện tử, vật chứng chứa cả dữ liệu điện tử, còn dữ liệu điện tử chỉ là một phần của vật
chứng.
- Tính hữu công: Vật chứng thường có tính biện minh cao hơn dữ liệu điện tử. Vật chứng
thực tế có thể được mang ra tòa án và trình diễn trực tiếp cho ban hội thẩm, trong khi dữ
liệu điện tử thường phụ thuộc vào các phương tiện công nghệ và không thể trình diễn trực
tiếp.
- Bảo mật: Dữ liệu điện tử thường có khả năng dễ dàng bị sửa đổi, xóa hoặc tạo giả, trong
khi vật chứng có thể được bảo quản và bảo mật một cách an toàn hơn.
- Độ tin cậy: Vật chứng thường có độ tin cậy cao hơn trong tố tụng hình sự. Dữ liệu điện tử
có thể bị xóa, mất mát hoặc hỏng trong quá trình truyền tải hoặc lưu trữ, trong khi vật
chứng thường có thể duy trì trạng thái ban đầu của nó trong một thời gian dài.
- Khả năng phục hồi: Dữ liệu điện tử có thể được dễ dàng sao lưu và phục hồi trong trường
hợp bị mất, trong khi vật chứng có thể khó khăn hơn để tái tạo hoặc phục hồi khi bị hỏng.
- Độ ổn định: Vật chứng thường ít phụ thuộc vào các yếu tố công nghệ và có thể tồn tại
trong một khoảng thời gian dài. Trong khi đó, dữ liệu điện tử thường có thể trở nên
không tương thích và không thể mở được sau một khoảng thời gian do tiến bộ công nghệ.
- Quy trình và thu thập: Thu thập và xử lý vật chứng và dữ liệu điện tử yêu cầu các quy
trình khác nhau. Vật chứng thường được thu thập, đóng gói, đánh số và bảo quản theo

9
các quy tắc khoa học. Trong khi đó, dữ liệu điện tử thường cần sự liên quan đến việc trích
xuất, phân tích và khôi phục thông tin từ các thiết bị và hệ thống điện tử.
- Điều kiện lưu trữ và tiếp cận: Vật chứng có thể lưu trữ trong các kho lưu trữ vật chứng và
được bảo quản theo yêu cầu pháp luật. Tuy nhiên, dữ liệu điện tử cần sự lưu trữ và quản
lý dựa trên công nghệ thông tin. Điều này yêu cầu sự chú ý đến việc lưu trữ dữ liệu, sao
lưu, phục hồi và bảo vệ khỏi mất mát hoặc hư hỏng.
- Điểm khác biệt này yêu cầu hệ thống tư pháp phải có những quy định và tiêu chuẩn riêng
để xử lý và chấp nhận dữ liệu điện tử trong tố tụng hình sự.

13. Phân biệt điều tra thực nghiệm với khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự.
(Thanh Phương)
--Điểm giống:
+Đều là các phương pháp điều tra được thực hiện theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy
định.
+Đều phải thông báo cho VKS cùng cấp biết trước khi tiến hành 2 hđ này
+Đều phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi kết quả vào biên bản.
-Điểm khác:
+Cách thức thực hiện: Đối với khám nghiệm hiện trường, ĐTV sẽ khám nghiệm hiện trường,
thu giữ vật chứng, đồ vật liên quan và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa với việc giải quyết vụ
án. Đồi với thực nghiệm điều tra có cách thực thực hiện là dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi,
tình huống và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết như đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ
sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản
+Chủ thể thực hiện: đối với khám nghiệm hiện trường thì chủ thể thực hiện là điều tra viên (cá
nhân), còn với thực nghiệm điều tra thì chủ thể thực hiện là Cơ quan điều tra (tập thể) hoặc VKS
+Người chứng kiến: ở khám nghiệm hiện trường thì bắt buộc phải có người chứng kiến gồm ng
có chuyên môn và một trong những ng như bị can, người bào chữa, bị hại ng làm chứng. Đối với
thực nghiệm điều tra thì k bắt buộc phải có ng chứng kiến mà chỉ khuyến khích mời thêm
chuyên gia + ng tạm giữ , bị can, ng bào chữa, bị hại, ng làm chứng tham gia trong trường hợp
cần thiết.
+Cách thức lưu trữ: Đối với khám nghiệm hiện trường trong trg hợp k thể xem xét ngay được thỉ
tài liệu, đồ vật thu giữ được bảo quản, giữ nguyên hiện trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến
hành điều tra. Đối với thực nghiệm diêu tra k quy định về ách thức lưu trữ vì phương thức hoạt

10
động của biện pháp này là dựng lại hiện trường, diễn lại tình huống chứ k có thu thập tài liệu, đồ
vật.
14. Phân biệt biện pháp ngăn chặn tạm giam với hình phạt tù giam. (Ngọc Nhung)
- Đối tượng áp dụng: BPNCTG là đối với người bị buộc tội; HPTG là đối với người hoặc
pháp nhân thương mại phạm tội
- Căn cứ tiến hành: đối với BPNCTG là Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây
khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm
thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền
của mình; đối với HPTG thì Khi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội mà Nhà
nước nhận thấy cần phải có biện pháp cưỡng chế ước nhằm nhằm trừng trị mà còn
giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy
tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới đồng thời giáo dục người khác
tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
- Thời điểm tiến hành: BPNCTG là sau khi có lệnh hoặc quyết định áp dụng biện pháp
ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền; HPTG là sau khi Tòa án có quyết định áp dụng
hình phạt đối với với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.
- Hình thức: đối với BPNCTG thì tạm giam người bị buộc tội kịp thời ngăn chặn tội phạm
hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy
tố, xét xử; đối với HPTG thì có hình phạt tù có thời hạn hoặc chung thân.

15. Phân biệt hỏi cung bị can với lấy lời khai người làm chứng. (Huyền My)
- Về khái niệm
+ Hỏi cung bị can: là biện pháp điều tra do điều tra viên tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp người đã
bị khởi tố về hình sự với tư cách là bị can.
+ Lấy lời khai người làm chứng: là biện pháp điều ra do Điều tra viên tiến hành bằng cách triệu
tập và hỏi những người có hiểu biết về vụ án.
- Về đối tượng áp dụng:
+ Đối tượng của hỏi cung bị can là người đã bị khởi tố về hình sự: Bị can, bị cáo.
+ Đối tượng của biện pháp lấy lời khai của người làm chứng là những người biết các tình tiết của
vụ án được cơ quan có thẩm quyền triệu tập để lấy lời khai
- Về thời điểm:
+ Sau khi có quyết định khởi tố bị can thì Điều tra viên phải tiến hành hỏi cung bị can ngay.
+ Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể được thực hiện ở giai đoạn trước khởi tố vụ án
(giải quyết nguồn tin về tội phạm) và sau khi khởi tố vụ án hình sự.
- Về triệu tập

11
+ Nếu bị can đang bị tạm giam thì việc triệu tập được thực hiện thông qua Ban giám thị trại tạm
giam, nhà tạm giữ. Nếu bị can đang tại ngoại thì Điều tra viên, Kiểm sát viên phải gửi giấy triệu
tập cho bị can
+ Điều tra viên, Kiểm sát viên phải gửi giấy mời, triệu tập cho người làm chứng. Trường hợp
người làm chứng không đến làm việc, tùy vụ việc có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải,
dẫn giải theo quy định tại Điều 127 BLTTHS 2015.
- Về phương pháp
+ Bị can có quyền im lặng nên phải có chiến thuật (hòi dò, hỏi vòng,...)
+ Khai trung thực là nghĩa vụ của người làm chứng nên phải hỏi thêm để tự khai rõ hơn
- Về nguyên tắc
+ Không được dùng nhục hình, ép cung
+ Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý

16. Nêu 04 điểm khác biệt giữa xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. (Hồng
Phúc)
- Về cơ sở pháp lý:
+ Xét xử sơ thẩm VAHS: Chương XXI BLTTHS
+ Xét xử phúc thẩm VAHS: Chương XXII BLTTHS
- Về tính chất:
+ Xét xử sơ thẩm VAHS: Tòa án có thẩm quyền xét xử lần đầu vụ án hình sự.
+ Xét xử phúc thẩm VAHS: Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại
quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp dưới.
- Về thẩm quyết xét xử:
+ Xét xử sơ thẩm VAHS: Tòa án các cấp theo quy định tại Mục I Chương XXI
BLTTHS
+ Xét xử phúc thẩm VAHS: Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra bản án, quyết
định sơ thẩm
- Về phạm vi xét xử:
+ Xét xử sơ thẩm VAHS:
● Xét xử những bị cáo và hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và
Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử;
● Xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong
cùng điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm
sát đã truy tố.

12
+ Xét xử phúc thẩm VAHS:
● Phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị;
● Nếu thấy cần thiết có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định
không bị kháng cáo, kháng nghị.

17. Phân biệt tạm giữ với tạm giam trong tố tụng hình sự. (Hoàng Nam)

13

You might also like